Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy - Công ty Vận tải - Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN 1: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM VĨNH TUY - CÔNG TY VẬN TẢI - XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ. 3

1.1. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty Vận tải - Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3

1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 8

1.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 11

1.1.3.1. Đặc điểm về lao động 12

1.1.3.2. Đặc điểm về sản phẩm: 13

1.1.3.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu 14

1.1.3.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh . 15

1.1.3.5. Đặc điểm về tiêu thụ sản phẩm. 15

1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 16

1.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty. 19

1.1.5.1. Chứng từ kế toán 20

1.1.5.2. Hệ thống tài khoản kế toán. 20

1.1.5.3. Hệ thống sổ kế toán. 21

1.1.5.4. Hệ thống báo cáo tài chính. 22

1.2. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy - Công ty Vận tải - Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà. 23

1.2.1. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp. 23

1.2.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 23

1.2.1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 24

1.2.2. Hạch toán chi phí sản xuất tại xí nghiệp. 25

1.2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 25

1.2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 32

1.2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung. 40

1.2.2.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất. 51

1.2.3. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. 53

1.2.3.1. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 53

1.2.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. 54

PHẦN 2: HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM VĨNH TUY - CÔNG TY VẬN TẢI - XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ 56

2.1. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy-Công ty Vận tải - Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà. 56

2.2. Đánh giá hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy - Công ty Vận tải-Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà. 57

2.2.1. Những ưu điểm. 57

2.2.2. Những tồn tại. 59

2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy- Công ty Vận tải - Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà. 60

KẾT LUẬN 71

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy - Công ty Vận tải - Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất sản phẩm sữa đậu nành là sản phẩm của ngành nông nghiệp nên chịu ảnh hưởng của mùa vụ và thời tiết. Vì vậy giá cả không ổn định dẫn đến chi phí nguyên vật liệu thay đổi và khó ổn định. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm hai loại đó là vật liệu chính và vật liệu phụ. Trong đó vật liệu chính gồm đỗ tương và đường, đây là hai vật liệu chính cấu thành nên thực thể sản phẩm. Vật liệu phụ gồm có nút, chai và nhãn. Do vật liệu chính ở đây là khó bảo quản nên xí nghiệp thường dự trữ ít, điều này dẫn đến chi phí nguyên vật liệu dễ biến động bởi nhiều yếu tố khách quan như cung cầu trên thị trường và đặc tính mùa vụ của các sản phẩm nông nghiệp. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính chỉ phát sinh ngay trong giai đoạn đầu khi bắt đầu sản xuất một mẻ sữa. Do xí nghiệp đã có một định mức chi phí chặt chẽ nên việc kiểm soát các chi phí này không có gì khó khăn. Sữa Sản lượng (chai) Đỗ tương (Kg) Đường (Kg) Nút (Cái) Nhãn (Cái) 1000 20 25 1015 1000 Bảng số 1.2: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu 1 mẻ sữa Đỗ tương là loại nguyên vật liệu có nguồn gốc từ nông nghiệp, chứa nhiều đạm, là thành phần chính tạo nên chất bổ dưỡng, mùi thơm. Đường có vai trò quan trọng tạo lên độ ngọt của sữa, loại bỏ vị ngái của đỗ tương. Chi phí nguyên vật phụ gồm có nút, nhãn thường phát sinh ở giai đoạn cuối của quá trình sản xuất. Về hạch toán Công ty sử dụng giá thực tế theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Mặc dù đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm nhưng chi phí nguyên vật liệu lại được quản lý chặt chẽ dựa trên hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu được quy định cho từng giai đoạn sản xuất sản phẩm. Tại xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy, bộ phận kế toán tiến hành mở sổ theo dõi tình hình nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp sản xuất. Cuối các quý, xí nghiệp tiến hành kiểm kê số lượng tồn và xem việc chấp hành định mức tiêu hao nguyên vật liệu, làm cơ sở xác định trách nhiệm vật chất của từng công nhân trong xí nghiệp. Việc thanh toán dựa trên khối lượng nguyên vật liệu thực lĩnh với khối lượng nguyên vật liệu thực tế để xác định chênh lệch. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong quý và định mức tiêu hao nguyên vật liệu do bộ phận kỹ thuật quy định, nhân viên kỹ thuật viết giấy đề nghị xin lĩnh vật tư, căn cứ vào kế hoạch và định mức tiêu hao nguyên vật liệu để kiểm tra về số liệu và lập phiếu xin lĩnh vật tư. Sau khi có chữ ký của trưởng bộ phận kỹ thuật, giám đốc xí nghiệp, phiếu này được đưa xuống bộ phận kế toán để kế toán xí nghiệp lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành hai liên, dùng giấy than để viết một lần, sau đó nhân viên kỹ thuật lấy một liên đem xuống kho. Căn cứ vào phiếu xuất kho, thủ kho căn cứ vào số lượng yêu cầu và khối lượng nguyên vật liệu thực tế còn trong kho để tiến hành xuất giao nguyên vật liệu và ghi số thực xuất vào phiếu xuất kho và giữ lại phiếu này làm căn cứ để ghi thẻ kho. Xí nghiệp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Ví dụ: Trong quý 4/2004, xí nghiệp xuất vật tư cho sản xuất, bộ phận kế toán lập phiếu xuất kho như sau: Biểu số 1.1: Xí nghiệp Chế biến Số 50 nông sản thực phẩm Nợ 9A – Vĩnh Tuy Có Phiếu Xuất Kho Ngày 14 tháng 11 năm 2004 Họ tên người nhận hàng : Nguyễn Thị Hằng Địa chỉ (bộ phận) : Kỹ thuật Lý do xuất : NVL phục vụ sản xuất Xuất tại kho : Kho NVL 01 Tên hàng ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Đỗ tương Kg 96 96 Đường Kg 120 120 Nút Cái 4872 4872 Nhãn Cái 4800 4800 Người lĩnh Kế toán Thủ kho Thủ trưởng đơn vị Do khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sữa đậu nành là khá lớn và số lần mua nguyên vật liệu cũng khá lớn nên xí nghiệp sử dụng đơn giá bình quân gia quyền để tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho. Đơn giá bình quân gia quyền được xác định như sau: Đơn giá Trị giá NVL tồn đầu quý + Trị giá NVL nhập trong quý bình quân = gia quyền Khối lượng NVL tồn đầu quý + Khối lượng NVL nhập trong quý Phiếu xuất kho cũng như phiếu nhập kho được lưu tại bộ phận kế toán. Cứ 10 ngày thủ kho lại chuyển phiếu xuất kho và phiếu nhập kho lên bộ phận kế toán một lần (sau khi thủ kho vào thẻ kho). Thủ kho cùng với kế toán vật tư kiểm tra đối chiếu, ký tên vào phiếu giao nhận chứng từ. Biểu số 1.2: Sổ chi tiết Vật liệu chính Đỗ tương Kho NVL 01 Quý 4/2004 ĐVT: đồng CT Diễn giải TK ĐƯ ĐG Nhập Xuất Tồn SH NT SL TT SL TT SL TT SD đầu quý 5.905 538 3.176.890 … … … … … … … … … … … 50 14/11 Xuất để SX 621 6.009 96 576.864 51 15/11 Xuất để SX 621 6.009 98 588.882 … … … … … … … … … … … 50 16/11 Nhập kho 111 6.052 1300 7.867.600 … … … … … … … … … … … Cộng 9532 57.334.980 9424 56.628.816 646 3.883.054 3.176.890 + 57.334.980 Đơn giá xuất = = 6.009 (đồng) 538 + 9532 Trị giá xuất của đỗ tương = 9424 x 6.009 = 56.628.816 (đồng) Tương tự ta cũng có: Trị giá xuất của đường = 11780 x 4694,1 = 55.296.498 (đồng) Trị giá xuất của nút = 478268 x 60 = 2.869.080 (đồng) Trị giá xuất của nhãn = 471200 x 28 =13.193.600 (đồng) Sau khi nhận được chứng từ, kế toán vật tư căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập để vào sổ chi tiết xuất, nhập vật liệu riêng cho từng loại. Cuối quý, căn cứ vào dòng cộng cuối quý của cột nhập và dòng số dư đầu quý của cột tồn ta tính được giá xuất của từng loại, điền đơn giá xuất và hoàn thành sổ chi tiết nguyên vật liệu từng loại. Dựa trên số liệu cộng cuối quý của sổ chi tiết để vào báo cáo nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, mỗi loại được ghi một dòng. Vật liệu dùng cho sản xuất sữa đậu nành của xí nghiệp được mua ngoài, vì vậy xí nghiệp áp dụng việc tính toán, kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Do đó giá thực tế nhập kho là giá chưa có thuế. Để tính được trị giá vật liệu xuất ta chỉ cần lấy số lượng xuất của từng loại nhân với giá xuất của nó. Tại xí nghiệp chi phí nguyên vật liệu không được theo dõi trên sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà lại dựa vào sổ chi tiết nguyên vật liệu. Do vậy, căn cứ ghi sổ là Bảng tổng hợp Nhập - Xuất – Tồn kho nguyên vật liệu. Cuối quý 4, kế toán lập Bảng tổng hợp Nhập –Xuất – Tồn kho nguyên vật liệu, sau đó đối chiếu: - Đối chiếu sổ kế toán chi tiết với thẻ kho của thủ kho. - Đối chiếu số liệu dòng tổng cộng trên bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn kho nguyên vật liệu với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp. - Đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết với số liệu kiểm kê thực tế. Biểu số 1.3: Công ty VT-XDCBLTVH Xí Nghiệp CBNSTP 9A-Vĩnh Tuy Bảng tổng hợp (Nhập – Xuất – Tồn) kho NVL Quý 4/2004 ĐVT: Đồng STT Tên NVL Đơn vị tính Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 1 Đỗ tương Kg 538 3.176.890 9532 57.334.980 9424 56.628.816 646 3.883.054 2 Đường Kg 620 2.898.500 12780 60.002.100 11780 55.296.498 1620 7.604.102 3 Nút Cái 70000 4.200.000 480000 28.800.000 478268 28.696.080 71732 4.303.920 4 Nhãn Cái 77290 2.164.120 505000 14.140.000 471200 13.193.600 111090 3.110.520 Cộng 12.439.510 160.277.080 127.987.994 18.901.596 Người lập Phụ trách kế toán Cuối quý, kế toán vật tư căn cứ vào Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn kho nguyên vật liệu để lập chứng từ ghi sổ. Với chứng từ ghi sổ phản ánh tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán phản ánh bên nợ TK 611 và bên có TK 152, 111. Biểu số 1.4: Chứng từ - ghi sổ Số 47 Ngày 31 tháng 12 năm 2004 ĐVT: Đồng Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Kết chuyển vật liệu đầu kỳ 611 152 12.439.510 Nhập mua trong kỳ 611 111 160.277.080 Cộng 172.716.590 Người lập Phụ trách kế toán Với chứng từ ghi sổ phản ánh tồn cuối kỳ và xuất trong kỳ, kế toán phản ánh bên nợ TK 152, 621 và bên có TK 611. Biểu sô 1.5: Chứng từ - ghi sổ Số 48 Ngày 31 tháng 12 năm 2004 ĐVT: Đồng Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Kết chuyển nguyên vật liệu tồn cuối kỳ 152 611 18.901.596 Xuất NVL trực tiếp cho sản xuất 621 611 127.987.994 Cộng 146.889.590 Người lập Phụ trách kế toán Các chứng từ này được chuyển cho kế toán tổng hợp đánh số thứ tự và cuối quý vào sổ cái TK 621 (chi phí NVL trực tiếp) và các tài khoản có liên quan. Biểu số 1.6: Sổ cái TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Quý 4/2004 ĐVT: Đồng CTGS Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 48 31/12 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 611 127.987.994 75 6/1 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp sang tài khoản 631 631 127.987.994 Cộng phát sinh 127.987.994 127.987.994 Người lập Phụ trách kế toán 1.2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm, bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như: BHXH, BHYT, KPCĐ. Hiện nay xí nghiệp áp dụng hai hình thức trả lương đó là hình thức trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. - Hình thức trả lương theo thời gian: Được áp dụng để trả cho lao động gián tiếp như: Nhân viên quản lý phân xưởng, tổ trưởng,… Theo hình thức này, tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên được xác định như sau: Tiền lương thực tế Số công hưởng Mức lương tối thiểu Hệ số phải trả cho công = lương thời x x cấp nhân viên gian 22 bậc - Hình thức trả lương theo sản phẩm: Được áp dụng để trả cho lao động trực tiếp như công nhân sản xuất. Xí nghiệp phải dựa vào bảng chấm công và phiếu xác nhận sản phẩm, phiếu báo ca từng tháng cùng một số chứng từ khác để tính lương theo sản phẩm. VD: Đơn giá ở công đoạn nhãn 23 đồng/chai, công nghệ: 70 đồng/chai, rửa chai: 51 đồng/chai, căn cứ là các bảng tính lương theo sản phẩm. Ngoài lương theo sản phẩm công nhân trực tiếp sản xuất cũng được hưởng lương theo thời gian (hội họp, nghỉ lễ, nghỉ tết), tiền ăn ca và các khoản phụ cấp. * Tiền phụ cấp: Theo chế độ quy định của Công ty, tiền phụ cấp bao gồm: Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại,… Phụ cấp độc hại được trang bị bằng hiện vật, phụ cấp trách nhiệm áp dụng đối tổ trưởng sản xuất tại các tổ, quản đốc, phó giám đốc. * Lương phép: Đối với xí nghiệp, khi cán bộ công nhân viên nghỉ phép trong mức quy định thì vẫn được tính phép bằng 100% đơn giá ngày công theo lương thời gian. * Lương làm thêm giờ: Đơn giá lương cấp bậc Lương làm thêm giờ = Số giờ làm thêm x 8 Hình thức trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho từng tổ. Nhưng có trường hợp một người vừa được hưởng lương theo thời gian vừa được hưởng lương theo sản phẩm, đó là tuỳ thuộc vào công việc của mỗi người mà trả lương theo hình thức nào cho phù hợp. * Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ): Đối với các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ bao gồm BHXH 15%, BHYT 2%, KPCĐ 2% trên tiền lương cơ bản của công nhân viên. Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy có toàn bộ 52 lao động trong đó lao động trực tiếp so với lao động gián tiếp là tương đối lớn, việc quản lý được theo dõi đối với từng tổ sản xuất rồi sau đó tập hợp cho toàn xí nghiệp tại bộ phận kế toán của xí nghiệp. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại, làm thêm giờ). Và chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo lương công nhân trực tiếp sản xuất theo tỉ lệ quy định. Hàng tháng, tổ trưởng theo dõi số công nhân, số làm thêm giờ, số sản phẩm của tổ mình trên bảng chấm công. Bảng này được lập nhằm theo dõi thời gian làm việc của công nhân trong tháng. Việc tính ra lương của công nhân trực tiếp dựa vào phiếu báo ca (Biểu số 1.7). Phiếu này được lập từng tháng cho từng công nhân theo từng tổ. Trên phiếu ghi số lượng chi tiết từng công nhân sản xuất và đơn giá từng công đoạn, từ đó tính ra tổng số lương sản phẩm phải trả cho từng công nhân. Ngoài lương sản phẩm, công nhân trực tiếp còn có thể được tính lương thời gian, lương này được tính trên hệ số lương và mức lương tối thiểu khi họ thực hiện công việc ngoài việc sản xuất như nghỉ bảo dưỡng máy, học an toàn lao động, họp,… VD: Tính lương của chị Hằng tháng 11 với hệ số lương là 2,55 2,55 x 290.000 Đơn giá 1 giờ = = 4.202 (đồng) 22 x 8 Lương cơ bản của chị Hằng = 2,55 x 290.000 = 739.500 (đồng) Các khoản trích theo lương: - BHXH trích theo tỉ lệ 20% lương cơ bản, trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ, 5% trừ vào lương công nhân viên trong tháng. BHXH tính vào chi phí sản xuất (15%) = 739.500 x 15% = 110.925 (đồng)/tháng Trích BHXH trừ vào lương = 739.500 x 5% = 36.975 (đồng)/tháng - BHYT trích theo tỉ lệ 3% trên lương cơ bản của công nhân viên, trong đó trích 2% tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, còn 1% trừ vào lương công nhân viên trong tháng. BHYT tính vào chi phí sản xuất trong tháng = 739.500 x 2% = 14.790 (đồng)/tháng Trích BHYT trừ vào lương = 739.500 x 1% = 7.395 (đồng)/tháng - KPCĐ trích theo tỉ lệ 2% trên lương cơ bản của công nhân viên nhưng toàn bộ trích 2% đó được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. KPCĐ tính vào chi phí sản xuất trong tháng = 739.500 x 2% = 14.790 (đồng)/tháng Ngoài ra chị Hằng được hưởng phụ cấp 50.000 đồng/tháng (tổ trưởng tổ công nghệ) Tổng lương trong tháng của chị Hằng sau khi trừ các khoản khấu trừ: 834.698 + 50.000 – (36.975 + 7.395) = 840.328 (đồng)/tháng Kỳ I chị Hằng đã lĩnh 350.000 đồng. Vậy kỳ II còn được lĩnh: 840.508 - 350.000 = 490.328 (đồng)/tháng Biểu số 1.7: Phiếu báo ca Tháng 11/2004 Họ tên công nhân viên: Lê Minh Hằng ĐVT: Đồng STT Tên công việc Số lượng (chai) Thời gian (giờ) Đơn giá Thành tiền Ký 1 Rửa chai 5632 23 129.536 2 Đứng công nghệ 6765 70 473.550 3 Dán nhãn 2564 51 130.764 4 Họp 8 4.202 33.616 5 Bảo dưỡng máy 8 4.202 33.616 6 Đại hội công nhân viên chức 8 4.202 33.616 Cộng 834.698 Công nhân Phụ trách bộ phận Các số liệu này được thể hiện trên bảng thanh toán tiền lương Biểu số 1.8: Bảng thanh toán tiền lương Tổ công nghệ Tháng 11/2004 ĐVT: Đồng Họ và tên Hệ số lương Lương sản phẩm Lương thời gian Nghỉ việc hưởng lương 100% Phụ cấp Tổng Thuế TN Tạm ứng kỳ I Các khoản khấu trừ Kỳ II thực lĩnh Số sản phẩm Số tiền Số công Số tiền Số tiền Ký BHXH BHYT Số tiền Ký Lê Minh Hằng 2,55 733.850 100.848 50.000 884.698 350.000 36.975 7.395 490.328 Trần Tuấn 1,65 529.200 87.000 50.000 666.200 200.000 23.925 4.785 466.200 Lê Thuý 2,55 725.216 108.216 50.000 883.432 300.000 36.975 7.395 539.242 … … … … … … … … Cộng 14.345.275 205.000 1.302.000 206.130 16.872.645 Biểu số 1.9: Xí Nghiệp CBNSTP 9A-Vĩnh Tuy Bảng Tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương Quý 4/2004 ĐVT: Đồng STT Tên bộ phận Lương cơ bản Lương sản phẩm Lương thời gian Phụ cấp và lương khác Cộng lương Các khoản trích theo lương TK 335 Cộng các khoản phải trả BHXH BHYT KPCĐ 1 Tổ công nghệ 28.035.140 48.500.335 1.656.315 527.000 50.683.650 4.207.971 561.062,8 561.062,8 5.330.096,6 2 Rửa chai 17.356.875 35.245.475 1.015.185 507.970 36.768.630 2.603.531,2 347.137,5 347.137,5 3.297.806,2 3 Dán nhãn 9.324.575 15.165.783 9.056.365 203.815 24.425.963 1.398.686,2 186.491,5 186.491,5 1.771.669,2 4 Thu mua, quản lý 5.737.242 6.256.075 916.765 7.172.840 860.586,3 114.744,8 114.744,8 1.090.075,9 5 Bán hàng, tiếp thị 7.153.655 10.345.675 2.510.568 536.756 13.392.999 1.073.048,2 143.073,1 143.073,1 1.359.194,4 Cộng 109.257.268 20.494.508 2.692.306 132.444.082 10.143.822,9 1.352.509,7 1.352.509,7 12.848.842,3 Biểu số 1.10: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Quý 4/2004 ĐVT: Đồng STT TK Có TK Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên TK 338 – Phải trả, phải nộp khác TK 335 Tổng cộng Lương sản phẩm Lương thời gian Phụ cấp Cộng TK 334 BHXH BHYT KPCĐ Cộng TK 338 1 TK 622 98.911.593 11.727.865 1.238.785 111.878.243 8.210.188,4 1.094.691,8 1.094.691,8 10.399.572 122.277.815 2 TK 627 6.256.075 916.765 7.172.840 860.586,3 114.744,8 114.744,8 1.090.076 8.262.916 3 TK 641 10.345.675 2.510.568 536.756 13.392.999 1.073.048,2 143.073,1 143.073,1 1.359.194,4 14.752.193,4 Cộng 109.257.268 20.494.508 2.692.306 132.444.082 10.143.822,9 1.352.508,9 1.352.508,9 12.848.842,3 145.392.924,4 Người lập Phụ trách kế toán Từ bảng thanh toán tiền lương các tháng trong quý, kế toán vào sổ chi tiết tiền lương và các khoản phải trả khác. Cuối quý, kế toán tổng hợp các sổ chi tiết này để lập bảng tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương cùng với bảng phân bổ tiền lương. Từ bảng tổng hợp, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán lương căn cứ vào số tiền bên Nợ TK 622 và bên Có TK 334, 338 để lập chứng từ ghi sổ. Biểu số 1.11: Chứng từ – ghi sổ Số 49 Ngày 31 tháng 12 năm 2004 ĐVT: Đồng Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Lương CNV sản xuất quý 4 622 334 111.878.243 Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ 622 338 10.399.572 Cộng 122.277.815 Người lập Phụ trách kế toán Căn cứ vào chứng từ ghi sổ này kế toán vào sổ cái TK 622 Biểu số 1.12: Sổ cái TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp Quý 4/2004 ĐVT: Đồng CTGS Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 49 31/12 - Tiền lương công nhân sản xuất quý 4 - BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương quý 4 334 338 111.878.243 10.399.572 75 31/12 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sang TK 631 631 122.277.815 Cộng phát sinh 122.277.815 122.277.815 1.2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí này phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất. Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung của xí nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”. Chi phí sản xuất chung bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm các khoản tiền lương của tổ văn phòng, thu mua và các khoản trích theo lương, phụ cấp thuộc lương. Lương của bộ phận này chủ yếu là tính theo lương thời gian. - Chi phí vật liệu: Bao gồm các khoản chi phí về vật liệu sản xuất chung cho phân xưởng như sản xuất sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà cửa kho tàng, các chi phí vật liệu cho quản lý phân xưởng. - Chi phí dụng cụ sản xuất: Là những chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng trong phân xưởng. - Chi phí khấu hao TSCĐ: TSCĐ ở xí nghiệp do Công ty tiến hành tính khấu hao rồi sau đó chuyển cho xí nghiệp bảng tính khấu hao. Việc phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng bộ phận, từng sản phẩm do xí nghiệp quy định. TSCĐ ở xí nghiệp chủ yếu là dây chuyền sản xuất sữa đậu nành, nhà xưởng, văn phòng, phương tiện vận chuyển, dây chuyền sản xuất sữa ca cao, dây chuyền sản xuất nước tinh lọc. TSCĐ ở Công ty được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng với công thức: Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao năm = Số năm sử dụng Nhưng tại xí nghiệp thì lại tiến hành trích khấu hao theo sản lượng (Phương pháp tính khấu hao theo số lượng sản phẩm). - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chủ yếu là điện, nước, tiền điện thoại và các khoản thuê ngoài sửa chữa máy móc. - Các chi phí bằng tiền khác: Tiền ăn ca, bảo hộ, chi phí sửa chữa thường xuyên, thiệt hại do sản phẩm hỏng,… Để tiến hành hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán tại xí nghiệp mở TK 627 “chi phí sản xuất chung” chi tiết thành 6 tài khoản cấp hai: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền khác * Chi phí nhân viên phân xưởng (TK 6271). Chi phí nhân viên phân xưởng gồm các khoản tiền lương của nhân viên thu mua, quản lý xưởng, nhân viên kỹ thuật và các khoản trích theo lương. Những nhân viên này ngoài tiền lương cơ bản còn được hưởng thêm các phụ cấp trách nhiệm như: Quản đốc: 80.000 đồng/ tháng Phó giám đốc: 80.000 đồng/ tháng Tổ trưởng: 50.000 đồng/ tháng Do xí nghiệp không hạch toán riêng cho từng tổ nên tất cả các chi phí nhân viên phân xưởng đều được tập hợp vào TK 6271. Chi phí nhân viên phân xưởng gồm có lương và các khoản trích theo lương được tính giống như công nhân trực tiếp sản xuất. Căn cứ để tính lương cho bộ phận gián tiếp là bảng chấm công hàng tháng của xí nghiệp. Tiền lương và tình hình thanh toán lương cho nhân viên phân xưởng được thể hiện trên bảng thanh toán tiền lương của xí nghiệp từng tháng. Các bảng thanh toán lương chính là căn cứ để kế toán vào sổ chi tiết TK 334 và TK 338. Cuối quý kế toán tập hợp tất cả bảng thanh toán và các khoản trích theo lương để lập bảng phân bổ tiền lương của xí nghiệp và lập bảng tổng hợp tiền lương của xí nghiệp. Định kỳ, kế toán căn cứ vào số liệu bên Nợ TK 627 và bên Có TK 334, 338 trên bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương để lập chứng từ ghi sổ. Biểu số 1.13: Chứng từ – ghi sổ Số50 Ngày 31 tháng 12 năm 2004 ĐVT: Đồng Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Tiền lương, phụ cấp của nhân viên quản lý phân xưởng quý 4/2004 6271 334 7.172.840 BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng quý 4/2004 6271 338 1.090.076 Cộng 8.262.916 Người lập Phụ trách kế toán * Chi phí vật liệu (TK 6272). Vật liệu phục vụ sản xuất sản phẩm ở xí nghiệp bao gồm: Than đốt thành hơi, giấy dùng để ghi chép, mô tơ, vòng bi, máy bơm, đồng hồ, mỡ dầu nhớt, nước rửa men, dây đai, đá mài các loại và vật rẻ tiền khác,.. Các vật này thường mua về dùng ngay mà không nhập qua kho và cuối quý không còn tồn hoặc tồn nhưng giá trị nhỏ, không đáng kể nên xí nghiệp không qua tâm đến phế liệu thu hồi. Dựa vào các hoá đơn của người bán, phiếu chi làm căn cứ để hàng ngày kế toán vào bảng tổng hợp chứng từ gốc. Biểu số 1.14: Bảng tổng hợp chứng từ gốc Ngày 31 tháng 12 năm 2004 ĐVT: Đồng Chứng từ gốc Nội dung Số hiệu TK Số tiền SH NT Nợ Có Nợ Có … … … … … 120 14/11 Hùng mua than đốt để phục vụ cho sản xuất 6272 111 50.000 50.000 100 14/11 Ly mua giấy phục vụ cho sản xuất 6272 111 50.000 50.000 … … … … … Cộng 30.506.330 30.506.330 Cuối quý kế toán lập chứng từ ghi sổ. Biểu số 1.15: Chứng từ – ghi sổ Số 51 Ngày 31 tháng 12 năm 2004 ĐVT: Đồng Trích yếu SHTK Số tiền Nợ Có Hùng mua than đốt 6272 111 50.000 Ly mua giấy phục vụ 6272 111 50.000 … … … … Cộng 30.506.330 Người lập Phụ trách kế toán * Chi phí dụng cụ sản xuất (TK 6273). Chi phí dụng cụ sản xuất cho xí nghiệp được dùng chủ yếu như: Quần áo, mũ, găng tay, ủng, chai,.. Giá xuất công cụ sản xuất cho tổ sản xuất cũng tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Sau đó giá trị dụng cụ sản xuất xuất kho được dùng tại xí nghiệp được phân bổ cho sản xuất và bán hàng theo tỷ lệ 4:1 (đối với công cụ kết chuyển toàn bộ trong kỳ). Dụng cụ sản xuất được hạch toán như đối với vật liệu. Hàng ngày kế toán theo dõi tình hình nhập, xuất kho công cụ, dụng cụ trên sổ chi tiết. Cuối quý căn cứ vào tổng giá trị nhập và giá trị tồn đầu quý để tính giá trị xuất của công cụ, dụng cụ trong quý và tính được trị giá xuất kho của từng loại. Đối với dụng cụ sản xuất có giá trị nhỏ thường xuất dùng một lần. Còn đối với vỏ chai là công cụ có giá trị lớn thì được phân bổ 60% cho kỳ đầu và 40% cho kỳ tiếp theo (theo dõi trên TK 142 “chi phí trả trước”). Công cụ dụng cụ tại xí nghiệp được theo dõi trên tài khoản 611 và chi tiết theo từng loại. Quý 4 theo kết quả tính toán giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng 1 lần trị giá 6.640.656,3 đồng. Còn công cụ dụng cụ xuất dùng phân bổ nhiều kỳ là: 50.770.171,7 đồng trong đó 60% phân bổ cho sản xuất của quý 4 là 30.462.103 đồng (50.770.717,7 x 60%). Biểu số 1.16: Bảng phân bổ công cụ dụng cụ Quý 4/2004 ĐVT: Đồng STT Ghi có TK Đối tượng sử dụng 611 1 TK 627 “chi phí sản xuất chung” 5.312.525 2 TK 641 “chi phí bán hàng” 1.328.131,3 3 TK 142 “chi phí trả trước” 50.770.717,7 Cộng 57.411.374 Cuối quý, căn cứ vào bảng tổng hợp tồn kho công cụ dụng cụ và bảng phân bổ công cụ dụng cụ, kế toán lập chứng từ ghi sổ Biểu sô 1.17: Chứng từ – ghi sổ Số 52 Ngày 31 tháng 12 năm 2004 ĐVT: Đồng Trích yếu SHTK Số tiền Nợ Có Kết chuyển CCDC tồn kho cuối quý 4 153 611 10.356.120 Chi phí CCDC phục vụ sản xuất 627 611 5.312.525 Chi phí CCDC bán hàng 641 611 1.328.131,3 CCDC xuất dùng phân bổ nhiều kỳ 142 611 50.770.717,7 Cộng 67.767.494 Người lập Phụ trách kế toán * Chi phí khấu hao TSCĐ (TK 6274). Nhìn chung máy móc, thiết bị, nhà xưởng của xí nghiệp đều mới và có giá trị lớn. Bên cạnh đó nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm sữa đậu nành của xí nghiệp ngày càng lớn, đặc bịêt là vào mùa hè. Nên việc hạch toán chi phí và tính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34166.doc
Tài liệu liên quan