Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Đầu tư xây dựng và phát triển kỹ thuật hạ tầng Sơn Vũ

 Hệ thống tài khoản sử dụng cho nhiệm vụ hạch toán kế toán tại công ty được xây dựng trên nguyên tắc nhất quán và hiệu quả. Theo đó, các tài khoản được lựa chọn, sử dụng đơn giản nhưng hữu hiệu, đảm bảo quản lý được đầy đủ các đối tượng hạch toán. Công ty đã đăng ký hệ thống tài khoản cấp 2 và cấp 3 và tuỳ theo từng đối tượng hạch toán mà có ký hiệu riêng bằng chữ. Về cơ bản nội dung ghi chép, phản ánh trên các tài khoản theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành.

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Đầu tư xây dựng và phát triển kỹ thuật hạ tầng Sơn Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mặt, vắng mặt đầu ngày làm việc ở đơn vị mình. “Bảng chấm công” phải để tại một địa điểm công khai để người lao động giám sát thời gian lao động của mỗi người. “Bảng chấm công “ là căn cứ để tính lương, tính thưởng cho từng người lao động và để tổng hợp thời gian lao động trong doanh nghiệp. Đối với các trường hợp ngừng việc xảy ra trong ngày do bất cứ nguyên nhân gì, đều phải lập “Biên bản ngừng việc”, trong đó ghi rõ nguyên nhân xảy ra ngừng việc, thời gian ngừng việc và người chịu trách nhiệm. “Biên bản ngừng việc” là cơ sở để tính lương và xử lý thiệt hại xảy ra. Đối với các trường hợp nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản,…đều phải có chứng từ nghỉ việc do cơ quan có thẩm quyền cấp và được ghi vào “Bảng chấm công” theo những ký hiệu quy định. Đi đôi với việc hạch toán số lượng và thời gian lao động, việc hạch toán kết quả lao động là một nội dung quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý và hạch toán lao động-tiền lương ở các doanh nghiệp. Hạch toán kết quả lao động phải đảm bảo phản ánh chính xác số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từng người, từng bộ phận làm căn cứ tính lương, tính thưởng và kiểm tra sự phù hợp của tiền lương phải trả với kết quả lao động thực tế, tính toán, xác định năng suất lao động, kiểm tra tình hình thực hiện định mức lao động của từng người, từng bộ phận và cả doanh nghiệp. Để hạch toán kết quả lao động trong các doanh nghiệp, kế toán sử dụng các chứng từ ban đầu khác nhau tuỳ thuộc vào loại hình và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp. Chứng từ ban đầu được sử dụng phổ biến để hạch toán kết quả lao động là “Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành”, “Hợp đồng giao khoán”… “Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành” là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của từng đơn vị hoặc cá nhân người lao động. Phiếu này do người giao việc lập và phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng sản phẩm và người duyệt. Phiếu được chuyển cho phòng kế toán để tính lương, tính thưởng (hình thức trả lương theo sản phẩm) Trong trường hợp giao khoán công việc thì chứng từ ban đầu là “Hợp đồng giao khoán”. Hợp đồng này là biên bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán về khối lượng công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Chứng từ này là cơ sở để thanh toán tiền công lao động cho từng người nhận khoán. Trường hợp khi kiểm tra, nghiệm thu phát hiện sản phẩm hỏng thì cán bộ kiểm tra chất lượng phải cùng với người phụ trách bộ phận lập “Phiếu báo hỏng” để làm căn cứ lập biên bản xử lý. 2. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương Chứng từ, thủ tục kế toán tiền lương trong doanh nghiệp xây lắp Để theo dõi tình hình sử dụng thời gian lao động và các khoản thanh toán cho người lao động: Tiền lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm, tiền thưởng…kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau, tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất ở từng doanh nghiệp. Các loại chứng từ: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu nghỉ hưởng BHXH, danh sách người lao động hưởng BHXH, bảng thanh toán tiền thưởng, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, phiếu báo làm thêm giờ, hợp đồng giao khoán, biên bản điều tra tai nạn lao động: Bảng thanh toán tiền lương: Là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp tự cấp cho người lao động đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương. Bàn thanh toán tiền lương được lập hàng tháng theo từng bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm…) tương ứng với bảng chấm công. Cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ về lao động như: Bảng chấm công, bảng tính phụ cấp, trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động hoặc công việc hoàn thành… Căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương (Mẫu số 02). Bảng chấm công: Theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, … để có căn cứ tính trả lương, BHXH trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị. Mỗi bộ phận phải lập bảng châm công hàng tháng. Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công và các chứng từ liên quan về cho kế toán kiểm tra đối chiếu, quy ra công để tính lương và BHXH. Ngày công quy định là 8 giờ (Mẫu số 01). Hợp đồng giao khoán: Là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhậ khoánvề khối lượng công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó, đồng thời là cơ sở để thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán (Mẫu số 08). Phiếu báo làm thêm giờ: Là chứng từ xác nhận số giờ công, đơn giá và số tiền làm thêm được hưởng của từng công việc là cơ sở để tính trả lương cho người lao động. Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành: Là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thànhcủa đơn vị hoặc cá nhận người lao động. Bảng thanh toán tiền thưởng: Là chứng từ xác nhận số tiền thưởng cho từng người lao động, làm cơ sở để tính thu nhập của mỗi người lao động và ghi sổ kế toán. Bảng thanh toán tiền thưởng chủ yếu dùng trong các trường hợp thưởng theo lương không dùng trong các trường hợp thưởng đột xuất, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu…(Mẫu số 05) Sau đây là một số bảng biểu mẫu kèm theo 2.1. Tài khoản sử dụng Phương pháp hạch toán 2.1. Tài khoản sử dụng Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp xây lắp về tiền lương, phụ cấp lưu động, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên (thuộc biên chế của doanh nghiệp) và tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài Tính chất tài khoản là tài khoản nguồn vốn Bên nợ: Các khoản tiền lương, phụ cấp lưu động, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã ứng, đã trả trước cho công nhân viên Các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương của công nhân viên. Các khoản tiền công đã ứng trước hoặc đã trả với lao động thuê ngoài Bên có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác phải trả khác cho công nhân viên Các khoản tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài Dư có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên Các khoản tiền công còn phải trả cho lao động thuê ngoài Dư nợ: Số tiền đã trả thừa cho công nhân viên Tài khoản 334 có hai tài khoản cấp 2: Tài khoản 3341 – Phải trả công nhân viên: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viêncủa doanh nghiệp xây lắp về tiền lương, lương phụ, phụ cấp lưu động, tiền chi cho lao động nữ , tiền công, các khoản mang tính chất lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên (thuộc biên chế của doanh nghiệp). Tài khoản 3342 – Phải trả lao động thuê ngoài: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho các lao động thuê ngoài không thuộc biên chế của doanh nghiệp xây lắp. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan trong quá trình hạch toán như 111, 112, 138, 338, 622, 627(6271), 641(6411), 642(6421) ... Tài khoản 141 – Tạm ứng: Phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp cho công nhân viên chức, người lao động, cho các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp xây lắp khong có tổ chức kế toán riêng và tình hình thanh toán các khảon tạm ứng đó; tạm ứng và thanh toán về giá trị khối lượng xây lắp khoán nội bộ (đơn vị nhận khoán nội bộ không mở hệ thống sổ kế toán riêng biệt để theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng khoán xây lắp nội bộ) Bên nợ: Các khoản tiền đã tạm ứng cho công nhân, người lao động của doanh nghiệp xây lắp Các khoản tạm ứng thực hiện giá trị khối lượng xây lắp nội bộ. Bên có: Các khoản tạm ứng đã thanh toán theo số chi tiêu thực tế đã được duyệt, hoặc theo quyết toán giá trị xây lắp nhận khoán đã hoàn thành được duyệt Số tạm ứng chi không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương. Số dư bên nợ: Số tiền tạm ứng chưa thanh toán Tài khoản 141 có 4 tài khoản cấp hai: Tài khoản 1411 – Tạm ứng lương và các khoản phụ cấp theo lương: Phản ánh các khoản tạm ứng và quyết toán các khoản tạm ứng về lương và các khoản phụ cấp theo lương. Tài khoản 1412 – Tạm ứng mua vật tư hàng hoá: Phản ánh các khoản tạm ứng và quyết toán các khoản tạm ứng về mua vật tư, hàng hoá. Tài khoản 1413 – Tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ: Phản ánh các khoản tạm ứng để thực hiện giá trị khối lượng khoán xây lắp nội bộ trong trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán kế toán riêng và giá trị quyết toán tạm ứng được phê duyệt. Các khoản tạm ứng cho thực hiện khối lượng khoán xây lắp, bao gồm: vốn bằng tiền, vật tư, công cụ… Tài khoản 1414 – Tạm ứng khác: Phản ánh các khoản tạm ứng khác cho công nhân, người lao động thuê ngoài các khoản tạm ứng nêu trên. TK 334 – “Phải trả công nhân viên” Nợ Có - Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả, đã ứng trước cho người lao động - Các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động Dư Nợ: Số tiền đã trả quá số tiền phải trả cho người lao động - Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác thực tế phải trả cho người lao động. Dư Có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng còn phải trả cho người lao động Tài khoản 141–“Tạm ứng” Nợ Có - Các khoản tiền đã tạm ứng cho công nhân, người lao động của doanh nghiệp. Dư Nợ: Số tiền tạm ứng chưa thanh toán - Các khoản tạm ứng dã thanh toán cho công nhân, người lao động của doanh nghiệp. - Số tạm ứng chi không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương. TK 3382-“Kinh phí công đoàn”Nợ Có - Chi tiêu KPCĐ tại đơn vị hoặc nộp KPCĐ cho công đoàn cấp trên. Dư Nợ: KPCĐ vượt chi. - Trích KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Dư Có: KPCĐ chưa nộp, chưa chi. TK 3383-“Bảo hiểm xã hội” Nợ Có - BHXH phải trả cho người lao động hoặc nộp cho cơ quan quản lý quỹ. Dư Nợ: BHXH chưa được cấp bù. - Trích BHXH váo chi phí kinh doanh hoặc trừ vào thu nhập của người lao động. Dư Có: BHXH chưa nộp. TK 3384-“Bảo hiểm y tế” Nợ Có - Nộp BHYT. - Trích BHYT tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc trừ vào thu nhập của người lao động. Dư Có: BHYT chưa nộp. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan trong quá trình hạch toán như TK 111, 112, 138, 622, 627, 641, 642 ... 2.2. Nội dung và phương pháp hạch toán 2.2.1. Thanh toán với nhân công trong doanh nghiệp - Căn cứ vào bảng Thanh toán tiền lương, bảng Thanh toán tiền thưởng có tính chất lương, kế toán phân loại tiền lương và lập chứng từ phân bổ tiền lương, tiền thưởng vào chi phí sản xuất kinh doanh. Khi phân bổ tiền lương và các khoản có tính chất lương vào cho phí sản xuất kinh doanh kế toán ghi: Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6231) Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271) Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (6411) Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421) Có TK 334 – Phải trả công nhân viên (3341) - Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên ghi: Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng phúc lợi Có TK 334 – Phải trả công nhân viên (3341) - Tính khoản BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn…) phải trả cho công nhân viên ghi: Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Có TK 334 – Phải trả công nhân viên (3341) Nếu trong năm doanh nghiệp không bố trí cho công nhân nghỉ phép ổn định đều đặn giữa các kỳ hạch toán hoặc có tính thời vụ thì kế toán phải dự toán tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất theo kế hoạch để tiến hành trích trước tính vào chi phí các kỳ hạch toán theo số dự toán. - Khi trích trước tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất có kế hoạch của lao động trực tiếp ghi: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 – Chi phí phải trả - Khi có lao động trực tiếp nghỉ phép hoặc do ngừng sản xuất có kế hoạch phản ánh tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho họ ghi: Nợ các TK 623, 627, 641, 622, Nợ TK 335 – Chi phí phải trả Có TK 334 – Phải trả công nhân viên (3341) - Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên như tiền tạm ứng, bảo hiểm y tế, tiền bồi thường … ghi: Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên (3341) Có TK 141 – Tạm ứng Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Có TK 138 – Phải thu khác - Tính thuế thu nhập của công nhân viên, người lao động phải nộp Nhà nước ghi: Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên (3341) Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3338) - Khi thực thanh toán các khoản tiền lương, các khoản mang tính chất lương, tiền thưởng và các khoản phải trả khác cho công nhân viên ghi: Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên (3341) Có TK 111 – Tiền mặt Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng 2.2.2. Thanh toán với nhân công thuê ngoài - Xác định tiền công phải trả đối với nhân công thuê ngoài ghi: Nợ TK 622, 623, 627 Có TK 334 – Phải trả công nhân viên (3342) - Khi ứng trước hoặc thực thanh toán tiền công phải trả cho nhân công thuê ngoài ghi: Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên (3342) Có TK 111, 112 2.2.3. Hạch toán theo phương thức khoán gọn trong các doanh nghiệp xây lắp Phương thức khoán gọn được thực hiện giữa doanh nghiệp và các đơn vị nội bộ của doanh nghiệp như đội xây dựng, xí nghiệp xây dựng trong doanh nghiệp đó. Giữa doanh nghiệp và các đơn vị nhận khoán phải ký hợp đồng khoán gọn và khi thực hiện xong phải thanh lý hợp đồng khoán gọn làm căn cứ ghi sổ kế toán. - Khi tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khối lượng giao khoán xây lắp nội bộ (đơn vị nhận khoán không có tổ chức kế toán riêng) ghi: Nợ TK 141 – Tạm ứng (1413) Có TK 111 – Tiền mặt Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng Có TK 152 – Nguyên vật liệu Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ. - Khi nhận bản quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp đã hoàn thành bàn giao được duyệt, căn cứ vào số thực chi ghi: Nợ TK 621, 622, 623, 627 Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 141 – Tạm ứng (1413) Sơ đồ hạch toán Hạch toán tổng hợp thanh toán với công nhân viên TK 111, 112 Thanh toán lương, thưởng và các khoản phải trả khác cho CNV TK 141, 338, 138 Các khoản khấu trừ vào thu nhập của CNV (tạm ứng, bồi thường…) TK 333 Thuế thu nhập CN V phải nộp Nhà nước Tiền lương, tiền thưởng phải trả cho NCTT TK 334 TL NP thực tế phải trả CNV BHXH phải trả cho CNV Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng phúc lợi phải trả cho CNV TL, tiền thưởng phải trả cho NVPX, NVBH, NVQLDN, NC TK 335 Trích trướcTL NP của CNV TK 622 TK 627, 641, 642, 623 TK 431 TK 338 Phần II Tình hình thực tế về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty đầu tư xây dựng và phát triển kỹ thuật hạ tầng sơn vũ I. Đặc điểm kinh tế và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty Đầu tư xây dựng và phát triển kỹ thuật hạ tầng Sơn Vũ 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển kỹ thuật Hạ tầng Sơn Vũ là công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Công ty được thành lập theo quyết định số 1379/ QĐ- UB/KTTH ngày 8/9/1998 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang. Hiện nay trụ sở chính của công ty đặt tại Thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Văn phòng giao dịch đặt tại số 55, tổ 37, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển kỹ thuật Hạ tầng Sơn Vũ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và hoạt động theo phương thức tự hạch toán kinh doanh với các ngành nghề sau : - Xây dựng công trình dân dụng, nhà ở, giao thông, thuỷ lợi. - Đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng đô thị và kinh doanh nhà. - Kinh doanh, khai thác vật liệu xây dựng. - Dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị thi công công trình. Những năm đầu mới thành lập là những năm tháng rất khó khăn của công ty với sự thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu trang thiết bị máy móc, nhà xưởng...Công ty đã gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm, đảm bảo đời sống công nhân viên. Công ty đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, tăng cường liên kết, mở rộng và đa dạng hoá các sản phẩm xây dựng, các công trình kỹ thuật hạ tầng với yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Đến nay địa bàn hoạt động của công ty đã mở rộng sang nhiều tỉnh bạn và trong tương lai sẽ mở rộng trong phạm vi cả nước. Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển kỹ thuật hạ tầng Sơn Vũ hoạt động sản xuất kinh doanh theo các nguyên tắc sau: - Sản xuất kinh doanh theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa, thực hiện đường lối của Đảng và pháp lệnh mà Nhà nước ban hành. - Tôn trọng quyền lợi của người lao động trên nguyên tắc bình đẳng, công bằng, hợp lý. - Thực hiện đúng các quy định về quản lý doanh nghiệp trong công tác thống kê, kế toán. - Chủ động trong công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình đảm bảo có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được vốn và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong những năm qua, kinh nghiệm quản lý từ các phòng ban và các đội sản xuất thi công đã không ngừng được tích luỹ, nâng cao. Vì vậy, mọi hoạt động của công ty đã đi vào kỷ cương nề nếp, tất cả các công trình xây dựng đều được nghiệm thu đưa vào sử dụng với chất lượng tốt. Đặc biệt năm 2004 là năm tăng trưởng khá về mọi mặt. Công ty đã có nhiều tiến bộ trong công tác chỉ đạo, điều hành, chủ động sáng tạo và linh hoạt trong mọi hoàn cảnh, tạo ra những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy tốc độ phát triển còn chậm, chưa thật ổn định song đã đóng góp vào sự tăng trưởng trong toàn doanh nghiệp. Có thể nói, sự tăng trưởng trong năm 2004 là tiền đề, là nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo cũng như tạo ra nhiều công ăn việc làm ổn định đời sống công nhân viên của công ty. Đây là kết quả của tính chủ động sáng tạo, tinh thần đoàn kết nhất trí cao từ lãnh đạo công ty đến các đơn vị sản xuất dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc công ty, là sự năng động sáng tạo của các phòng ban chức năng đã có nhiều cố gắng trong việc bám sát thị trường, phát huy hết năng lực, trí tuệ để công ty có thể tham gia đấu thầu và thắng thầu một số công trình giao thông có giá trị lớn như: - Đường vào ba xã bờ Nam sông Chảy thuộc huyện Hoàng Su Phì trị giá 19 tỷ đồng. - Nền đường Vinh Quang - Tụ Nhân - Chiến Phố - Bản Máy trị giá 14,5 tỷ đồng. - Đường tuần tra đồn 215 - 219 thuộc hai huyện Hoàng Su Phì - Mèo Vạc trị giá 21 tỷ đồng... Việc tham gia thi công trên 30 hạng mục công trình đánh dấu bước trưởng thành đáng phấn khởi và hứa hẹn nhiều triển vọng tốt đẹp cho công tác thi công trong những năm tới. Với xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, để có thể đứng vững và cạnh tranh với các công ty khác công ty Đầu tư xây dựng và phát triển kỹ thuật hạ tầng Sơn Vũ luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên để tự phát triển mình và góp phần phát triển đất nước. Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2003-2004 Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 1, Doanh thu bán hàng 2, Các khoản giảm trừ 3, Doanh thu thuần 4, Tổng chi phí 5, Lợi nhuận từ bán hàng 6, Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 7, Tổng lợi nhuận trước thuế 8, Thuế TNDN phải nộp 9, Lợi nhuận sau thuế 74.181.055.417 0 74.181.055.417 72.613.326.447 1.567.728.970 2.599.778 1.570.328.748 502.505.199 1.067.823.549 84.076.437.955 0 84.076.437.955 81.920.556.635 2.155.881.320 1.911.682 2.157.793.002 604.182.041 1.553.000.000 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đầu tư xây dựng và phát triển kỹ thuật hạ tầng Sơn Vũ Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận được thể hiện như sau: 1. Ban Giám đốc Ban Giám đốc bao gồm Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn giúp việc Giám đốc. Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất, điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, về công ăn việc làm, về đời sống vật chất và tinh thần cũng như mọi quyền lợi khác của công nhân viên và chịu sự giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Phó Giám đốc công ty giúp việc Giám đốc, điều hành doanh nghiệp theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao. 2. Phòng Kế hoạch Phòng Kế hoạch có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Giám đốc công ty về công tác quản lý kế hoạch, tìm kiếm bạn hàng, lập hồ sơ thầu, thu thập và phân tích các thông tin phản hồi từ khách hàng, công tác dự án và quản lý kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phân tích hiệu quả kinh tế của công ty. 3. Phòng Kỹ thuật Phòng Kỹ thuật có nhiệm vụ tham mưu giúp việc Giám đốc về công tác kỹ thuật, chất lượng của các công trình, phụ trách công tác đấu thầu, dự án, kế hoạch kinh tế của công ty, giúp Giám đốc công ty xét duyệt các biện pháp kỹ thuật trong tổ chức thi công, biện pháp an toàn lao động cho các đơn vị thi công, thực hiện công tác nghiệm thu, bàn giao đưa các công trình vào sử dụng... 4. Phòng Tài vụ Phòng Tài vụ có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc về tài chính cho Giám đốc, thực hiện trích lập và sử dụng các quỹ của công ty theo quy định của nhà nước đồng thời thực hiện công tác kế toán thống kê và tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh của công ty, phản ánh trung thực, kịp thời tình hình tài chính của công ty. 5. Phòng Tổ chức lao động Phòng Tổ chức lao động có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc công ty về công tác lao động và thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của công ty. Mối quan hệ giữa các phòng ban là bình đẳng, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt chức năng, hoàn thành nhiệm vụ được giao. 6. Các đội sản xuất Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong công ty, Giám đốc công ty thành lập các đội sản xuất. Đây là các đơn vị được giao hạch toán nội bộ trong công ty, do vậy các đội trưởng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc công ty về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế trên các mặt công tác. Trên cơ sở các hợp đồng kinh tế giữa công ty với các đội sản xuất, các đội cùng các phòng Kế hoạch, Tài vụ, Kỹ thuật,Tổ chức lao động triển khai và thực hiện nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng, thực hiện quyết toán và thanh lý hợp đồng công trình xây dựng với chủ đầu tư và tổ chức cung cấp sản phẩm đúng tiến độ. Hàng tháng, quý, năm các đội phải quyết toán với phòng Tài vụ, thực hiện chế độ trích nộp theo quy chế của công ty. Thu và chuyển kinh phí BHXH, BHYT của người lao động thuộc đơn vị mình quản lý về công ty theo quy định của điều lệ BHXH, BHYT. Các đội cũng chịu trách nhiệm trước công ty về quản lý công nhân viên theo quy chế của công ty, lập danh sách cán bộ công nhân viên theo sự hướng dẫn của phòng Tổ chức lao động. Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Đầu tư xây dựng và phát triển kỹ thuật hạ tầng Sơn Vũ Ban Giám đốc Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật Phòng tài vụ Phòng tổ chức lao động Các đội sản xuất II. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty Đầu tư xây dựng và phát triển kỹ thuật hạ tầng Sơn Vũ 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Phòng Tài vụ của công ty Đầu tư xây dựng và phát triển kỹ thuật hạ tầng Sơn Vũ thực hiện chức năng thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho các đối tượng có liên quan. Ngoài ra, do đặc điểm riêng của ngành xây dựng, phòng Tài vụ còn có chức năng quản lý, theo dõi thu chi công trình. Chức năng và nhiệm vụ của nhân sự trong phòng Tài vụ như sau: Kế toán trưởng là người được đào tạo về chuyên ngành kế toán tài chính, có thâm niên công tác và được bồi dưỡng chương trình kế toán trưởng. Kế toán trưởng có nhiệm vụ điều hành và tổ chức công việc trong phòng Tài vụ, hướng dẫn hạch toán, kiểm tra việc tính toán, ghi chép tình hình hoạt động kế toán tài chính theo pháp luật. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc và nhà nước về toàn bộ công tác tài chính của công ty. Kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm chính về công tác hạch toán kế toán tại công ty, trực tiếp kiểm tra và giám sát quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán tài chính, phụ trách điều hành kế toán viên liên quan đến việc đi sâu vào hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như nghiệp vụ kho, thanh toán, giá thành... và ghi chép vào sổ Chứng từ ghi sổ, tính các số dư tài khoản và vào sổ Cái, định kỳ lập bảng cân đối số phát sinh và các báo cáo kế toán. Kế toán tổng hợp còn chịu trách nhiệm quản lý, lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán, thực hiện các phần hành kế toán chưa phân công cho nhân viên khác. Kế toán vốn bằng tiền là người chịu trách nhiệm về các chứng từ có liên quan đến vốn bằng tiền, phản ánh đầy đủ các luồng tiền vào ra như theo dõi quỹ tiền mặt, các khoản tiền vay, tiền gửi của công ty tại ngân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32379.doc
Tài liệu liên quan