Chuyên đề Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Yến Thanh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN, VẬT LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3

I. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán NVL tại doanh nghiệp sản xuất 3

1. Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu: 3

2. Phân loại nguyên vật liệu : 3

3. Đánh giá vật liệu 4

3.1 Đánh giá vật liệu theo giá trị thực tế. 5

3.1.1. Giá trị thực tế vật liệu nhập kho. 5

3.1.2. Giá thực tế vật liệu xuất kho. 6

3.2. Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán. 8

4. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu : 9

4.1 Yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu. 9

4.2 Nhiệm vụ của kế toán vật liệu. 10

II. Tổ chức công tác kế toán Nguyên vật liệu 11

1. Tổ chức chứng từ và hạch toán ban đầu 11

2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu: 13

2.1. Nội dung các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu: 13

2.1.1 Phương pháp thẻ song song 13

2.1.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. 15

2.1.3 Phương pháp ghi sổ số dư 17

2.2. Kế toán tổng hợp NVL 18

2.2.1. Thủ tục chứng từ 19

2.2.1.1. Thủ tục chứng từ cần thiết trong nghiệp vụ thu mua và nhập kho vật liệu. 19

2.2.1.2. Thủ tục chứng từ cần thiết trong nghiệp vụ xuất kho vật liệu. 20

2.2.2. Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 20

2.2.2.1. Tài khoản sử dụng 20

2.2.2.2. Trình tự hạch toán: 21

2.2.3. Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 23

2.2.3.1 Tài khoản sử dụng 23

2.2.3.2 Trình tự hạch toán 24

2.3 Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH YẾN THANH 31

I.Khái quát chung về công ty. 31

1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH YẾN THANH 31

2. Đặc điểm quy trình công nghệ. 32

3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 33

4.Tổ chức bộ máy kế toán. 37

5. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty TNHH Yến Thanh 39

II .Thực tế tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH YẾN THANH 42

1. Công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH YẾN THANH 43

1.1. Trình tự xuất_nhập nguyên vật liệu: 44

1.2. Nội dung hạch toán chi tiết vật liệu được tiến hành như sau: 49

2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 53

2.1. Tài khoản sử dụng 53

2.2. Kế toán tổng hợp nhập vật tư 53

CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH YẾN THANH 67

I.Những ưu điểm công tác kế toán ở công ty TNHH YẾN THANH 67

II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán của công ty. 68

1. Ý kiến về số điểm danh vật tư 68

2. Ý kiến về sử dụng giá hạch toán. 69

3. Ý kiến về đảm bảo vật liệu trong sản xuất 69

KẾT LUẬN 70

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Yến Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủng loại vật tư với quy cách mẫu mã rất khác nhau giá trị thấp và được xuất thường xuyên. 2.2.1 Thủ tục chứng từ 2.2.1.1. Thủ tục chứng từ cần thiết trong nghiệp vụ thu mua và nhập kho vật liệu. Trong nghiệp vụ thu mua và nhập kho vật liệu doanh nghiệp cần hai loại chứng từ bắt buộc là hoá đơn bán hàng (hoá đơn kiêm phiếu xuất kho) và phiếu nhập kho. Hoá đơn bán hàng (hoá đơn kiêm phiếu xuất kho) do người bán hàng lập, ghi rõ số lượng từng loại hàng hoá, đơn giá và số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người bán. Khi áp dụng thuế giá trị gia tăng thì trên hoá đơn do người bán lập vừa bao gồm phần mua vật liệu hàng hoá vừa bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. Trong trường hợp doanh nghiệp thu mua vật liệu từ thị trường tự do thì doanh nghiệp phải có phiêú mau hàng thay thế cho hoá đơn bán hàng. Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng lập và ghi số lượng theo hoá đơn hoặc phiếu mua hàng, thủ kho thực hiện nghiệp vụ nhập kho và ghi số thực nhập vào số nhập kho. Như vậy phiếu nhập kho là chứng từ phản ánh nghiệp vụ nhập kho đã hoàn thành. Ngoài ra trong trường hợp nhập kho với số lượng các loại vật tư có tính chất lý hoá phức tạp, các loại vật tư quý hiếm hay trong quá trình nhập kho phát hiện sự khác biệt về số lượng giữa hoá đơn và thực nhập thì doanh nghiệp thành lập ban kiểm nghiệm vật tư để kiểm nghiệp vật tư trước lúc nhập kho và lập biên bản kiểm nghiệm. 2.2.1.2. Thủ tục chứng từ cần thiết trong nghiệp vụ xuất kho vật liệu. Với doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê thường xuyên thì khi xuất kho vật liệu phải lập phiếu xuất kho hoặc phiếu xuất vật tư theo hạn mức... Sau khi xuất kho, thủ kho ghi số lượng thực nhập và cùng người ký nhận vào phiếu xuất kho. Phiếu xuất vật tư theo hạn mức được lập trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất ổn định và đã lập được định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm. Số lượng nhập xuất trong tháng do thủ kho căn cứ vào hạn mức. 2.2.2. Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 2.2.2.1 Tài khoản sử dụng Để hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên kế toán sử dụng các tài khoản 152, 154, 621, 627, 641, 642, 412... - Tài khoản 152: nguyên liệu, vật liệu. Tài khoản dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm của các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế có thể mở chi tiết cho từng loại từng nhóm, thứ vật liệu là theo yêu cầu quản lý và phương tiện tính toán. + Bên nợ: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng nguyên nhân vật liệu trong kỳ (mua ngoài, tự sản xuất, nhận vốn góp, phát hiện thừa, đánh giá tăng). Phản ánh giá trị thực tế vật liệu nhập kho trong kỳ. + Bên có: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm nguyên vật liệu trong kỳ (xuất dùng, xuất bán , xuất góp vốn liên doanh, thiếu hụt, giảm giá được hưởng) Phản ánh giá trị thực tế vật liệu xuất kho trong kỳ. + Dư nợ: giá thực tế của vật liệu tồn kho đầu kỳ hoặc cuối kỳ bên cạnh đó kế toán nguyên vật liệu còn sử dụng các tài khoản 151, 131, 112, 331. Trình tự hạch toán: Sơ đồ: KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU (Phương pháp kê khai thương xuyên) 621,623,627,641,642,241 Xuất dùng cho SXKD, XDCB Nếu được 133 Xuất góp vốn vào cty LD bằng NVL CL giá đánh giá lại nhỏ hơn CL giữa đánh giá lại lớn hơn GTGS của NVL tương ứng với phân lợi ích của mình trong LD 3387 khấu trừ thuế GTGT 811 154 Giá lại nhỏ hơn GTGS của NVL GL đánh giá lại lớn hơn GTGS của NVL 711 Tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong LD 223 Thuế NK hàng NK phải nộp Thuế tiêu thụ đặc biệt 3332 Xuất góp vốn vào công ty liên kết bằng NVL 411 nhận góp vốn bằng NVL trả lại hàng mua Thuế GTGT 621,627 NVL đã xuất sử dụng không 632 kết nhập lại kho NVL xuất bán 154 138 (1381) NVL phát hiện thiếu khi 338(3381) kiểm kê chờ xử lý 152 NLVL 111,112,141,331,151 Nhập kho 222 GTGS của NVL NVL gia công, chế biến Xong nhập kho 3333 CL đánh giá lại lớn hơn GTGS của NVL 154 Xuất NVL thuê ngoài gia công chế biến 111,112,331 NVL nhập khẩu (nếu có) Chiết khấu thương mại giảm giá hàng mua 133 Phế liệu nhập kho Khi kiểm kê chờ xử lý Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 2.2.3.1 Tài khoản sử dụng Để hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ kế toán sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 611 mua hàng. Bên nợ: - Giá trị thực tế hàng hoá, nguyên vật liệu, CCDC tồn đầu kỳ. Giá trị thực tế hàng hóa, nguyên vật liệu, CCDC ma vào đầu kỳ Bên Có: - Giá trị thuực tế hàng hóa, nguyên vật liệu, CCDC tồn kho cuối kỳ - Giá trị thực tế hàng hóa, nguyên vật liệu, CCDC trả lại cho người bán hoặc được giảm giá Giá trị thực tế nguyên vật liệu, CCDC sản xuất trong kỳ Tài khoản này cuối kỳ không có sổ dư và được mở chi tiết cho hai tài khoản cấp 2 sau: TK6111. Mua nguyên vật liệu TK 6112. Mua hàng hoá. 2.2.3.2 Trình tự hạch toán Sơ đồ kế toán vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 151, 152, 153 611 (mua hàng) 151, 152, 153 GT vật liệu, CCDC GT vật liệu, CCDC tồn đầu kỳ 111, 112, 113 chưa sử dụng tồn cuối kỳ 111, 112, 113 GT vật liệu, dụng cụ mua Giảm giá được hưởng và trong kỳ Giá trị hàng mua trả lại 133 138, 334, 821, 642 VAT khấu trừ Giá trị thiếu hụt mất mát 412 Vốn góp liên doanh 621, 627, 641, 642 1421 cấp phát, trọng thưởng G.trị dại Phân bổ dẫn 412 Xuất dùng lớn đánh giá tăng VL, DC Giá trị vật liệu CCDC Xuất dùng nhỏ 2.3 Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: 2.3.1. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tòn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên . - Khi mua nguyên vật liệu nhập kho đơn vị, căn cứ hóa đơn phiếu nhập kho và các chứng từ cơ bản liên quan phản ánh giá trị nguyên vật liệu nhập kho. + Đối với nguyên liệu, vật liệu mua vào dùng để sản xuất, khinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ, ghi: Nợ TK 152 . Nguyên liệu, vật liệu (giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133. Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 111,112,141,331…(Tổng giá thanh toán) + Đối với nguyên liệu, vật liệu mua vào dùng để sản xuất, kinh doanh hang hóa, dịch vụ chiu thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc phục vụ cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án ghi : Nợ TK 152_Nguyên liệu,vật liệu(Tổng giá thanh toán) Có TK 111,112,141,331,311 (Tổng giá thanh toán) 2.3.2 Trường hợp mua nguyên liệu,vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại thì phải giảm giá gốc ngyuên liệu, vật liệu đã mua đối với khoản chiêt khấu thương mại thực tế được hưởng,ghi: Nợ TK 111,112,331 Có TK 152_Nguyên liệu,vật liệu Có TK 133_Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có) 2.3.3. Trường hợp nguyên vật liệu mua về nhập kho nhưng đơn vị phát hiện không đúng quy cách ,phẩm chất theo hợp đồng ký kết phải trả lại người bán hoạc được giảm giá,,kế toán phản ánh giá trị mua xuất kho trả lại hoặc được giảm giá,ghi: Nợ TK 111,112,331 Có TK 152_Nguyên liệu,vật liệu Có TK 133_Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) 2.3.4 Trường hợp doanh nghiệp dã nhận đã nhận được hóa đơn mua hàng nhưng nguyên liệu, vật liệu chưa về nhập kho đơn vị thì kế toán lưu hóa đơn vào một tập hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi đường“ - Nếu trong tháng hàng về thì căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho để ghi vào TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu” - Nếu đến cuối tháng nguyên liệu, vật liệu vẫn chưa về dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vị chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ kế toán ghi : Nợ TK 151_Hàng mua đang đi đường Nợ TK 133_Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,141 Có TK 331_Phải trả người bán Sang tháng sau, khi nguyên vật liệu về nhập kho, căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhập kho,ghi: Nợ TK 152_Nguyên liệu vật liệu Có TK 151_Hàng mua đang đi đường 2.3.5. Khi trả tiền người bán, nếu được hưởng chiêt khấu thanh toán, thì khoản chiết khấu được hưởng ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi: Nợ TK 331_Phải trả người bán Có TK 515_Doanh thu hoạt động tài chính (chiết khấu thanh toán) 2.3.6. Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu: - Nếu nguyên liệu ,vật liệu nhập khẩu về dùng hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chiụ thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh vào giá gốc nguyên liệu ,vật liệu nhập khẩu theo giá co thuế nhập khẩu,ghi: Nợ TK152_Nguyên liệu ,vật liệu (giá chưa có thuế nhập khẩu) Có TK 331_Phải trả người bán Có TK 3333_Thuế GTGT phải nộp (thuế nhập khẩu) Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ kế toán ghi: Nợ TK 133_Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3333_Thuế GTGT phải nộp (333312_Thuế GTGT hàng nhập khẩu) Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu về để dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án (kế toán phản ánh giá gốc nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu theo hóa đơn giá có thuế nhập khẩu va thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi: Nợ TK 152_Nguyên liệu,vật liệu (giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu) Có TK 331_Phải trả cho người bán Có TK3333_Thuế xuất khẩu Có TK 3331_Thuế GTGT phải nộp - Nếu nguyên vật liệu nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp được phản ánh vào giá gốc nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu, ghi: Nợ TK152_Nguyên liệu, vật liệu (giá có thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu) Có TK 331_Phải trả người bán Có TK 3332_Thuế tiêu thụ đặc biệt 2.3.7. Chi phí thu mua, bốc xếp vận chuyển nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về kho doanh nghiệp, trường hợp nguyên liệu, vật liệu mau về dùng vòa hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi: Nợ TK 152_nguyên liệu ,vật liệu Nợ TK 133_Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,141,331… 2.3.8 Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài gia công chế biến: - Khi xuất nguyên liệu, vật liệu đưa đi gia công chế biến, ghi: Nợ TK 154_Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK152_Nguyên liệu.vật liệu - Khi phát sinh chi phí thuê ngoài gia công chế biến, ghi: Nợ TK154_Chi phí sản xuất ,kinh doanh dở dang Nợ TK 133_Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,131… - Khi nhập lại kho số nguyên liệu vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, ghi: Nợ TK152_Nguyên liệu, vật liệu Có TK 154_Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 2.3.9 Đối với nguyên liệu,vật liệu nhập kho do tự chế: Nợ TK 154_Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK152_Nguyên liệu, vật liệu -Khi nhập kho nguyên liệu,vật liệu đã tự chế, ghi: Nợ TK152_Nguyên liệu, vật liệu Có TK 154_Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 2.3.10 Đối với nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê dễ xác định được nguyên nhân thì căn cứ vào nguyên nhân thừa để ghi sổ, nếu chưa xác định được nguyên nhân thì căn cứ vào giá trị nguyên vật liệu thừa ghi: Nợ TK 152_Nguyên liệu, vật liệu Có TK 338_Phải trả phải nộp khác(3381) - Khi có quyết định xử lý lý nguyên vật liệu thừa phát hiện trong kiểm kê, căn cứ vào quyết định xử lý ghi: Nợ TK 338_phải trả phải nộp khác Có các TK có liên quan - Nếu xác định ngay khi kiểm kê nguyên liệu, vật liệu thừa là của các đơn vị khác khi nhập kho chưa ghi tăng vào TK 152 thì không ghi vào bên có TK 338 (3381) mà ghi vào tài khoản 002 ‘’vật tư nhận giữ hộ, nhận gia công”. Khi trả lại nguyên liệu, vật liệu cho đơn vị khác ghi vào bên có TK 002. 2.3.11 Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào sản xuất kinh doanh, ghi: Nợ TK 621_Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Nợ TK 627.641.642… Có TK 152_Nguyên liệu vật liệu. 2.3.12 Xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa lớn tài sản cố định, ghi : Nợ TK 241_Xây dựng cơ bản dở dang. Có TK 152_Nguyên liệu,vật liệu. 2.3.14 Đối với nguyên liệu, vật liệu đưa đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát: - Khi xuất nguyên liệu, vật liệu đưa đi góp vốn liên doanh, ghi: Nợ TK 222_vốn góp liên doanh (theo đánh giá lại). Nợ TK 811_chi phí khác (chênh lệch giữa đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi). Có 152_Nguyên liệu, vật liệu (theo giá trị ghi sổ). Có TK 711_Thu nhập khác (chênh lệch giữa đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi số của nguyên liệu, vật liệu tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh). Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của nguyên liệu, vật liệu, tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh). - Khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát đã bán thành phẩm sản xuất bằng nguyên liệu, vật liệu nhận góp vốn hoặc bán số nguyên liệu, vật liệu đó cho bên thứ ba độc lập, bên góp vốn liên doanh kết chuyển phần doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ, ghi: Nợ TK 3387_Doanh thu chưa thực hiện. Có Tk 711_Thu nhập khác. 2.3.14 Khi xuất nguyên liệu, vật liệu đưa đi góp vốn vào công ty liên kết, ghi: Nợ TK 223_Đầu tư vào công ty liên kết (theo đánh giá ghi lại). Nợ TK 811_Chi phí khác (chênh lệch giữa đánh giá nhỏ hơn giá trị ghi sổ). Có TK 152_Nguyên liệu,vật liệu. Có TK 711_Thu nhập khác (chênh lệch giữa đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ). 2.3.15 Đối với nguyên liệu, vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiêm kê : Mọi trường hợp thiếu hụt nguyên liệu, vật liệu trong kho hoặc tại nơi quản lý, bảo quản phát hiện khi kiểm kê phải lập biên bản và tìm nguyên nhân, xác định người nhận lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán. - Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán. - Nếu giá trị nguyên liệu, vật liệu hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép ( hao hụt trong định mức) ghi: Nợ TK 632_ Gía vốn hàng bán Có TK 152_Nguyên vật liệu. - Nếu số hao hụt, mất mát chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ xử lý, căn cứ vào giá trị hao hụt, ghi: Nợ TK 138_ Phai thu khác (1381_tài sản thiếu chờ xử lý). Có TK 152_ Nguyên liệu vật liệu. - Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định ghi: Nợ TK 111_Tiền mặt (người phạm lỗi nộp tiền bồi thường). Nợ TK 138_Phải thu khác(1388) (phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi). Nợ TK 334_Phải trả người lao động (nếu trừ vào lương của người phạm lỗi). Nợ TK 632_ Gía vốn hàng bán (phần giá trị hao hụt, mất mát nguyên vật liệu phải tính vào GVHB) Có tài khoản 138 phải thu khác (1381- Tài sản thiếu chờ xử lý) CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH YẾN THANH I.Khái quát chung về công ty. 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH YẾN THANH Năm 2001 thực hiện quyết định số 0102002440 ngày 20/04/2001 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội Công ty TNHH YẾN THANH được thành lập. Đăng ký lại lần thứ 10 ngày 20/07/2009. Tên công ty: Công ty TNHH YẾN THANH Địa điểm: Căn hộ 904 nhà 18T1 Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Điện thoại số: 04.62510159 Fax: 04.62510159 Ngành nghề kinh doanh: sản xuất vật liệu xây dựng ,Kinh doanh nhà hàng, kinh doanh vận tải…….. Vốn điều lệ: 48.050.000.000đ Vốn pháp định: 6.000.000.000đ Công ty TNHH YẾN THANH là một đơn vị sản xuất kinh doanh vốn nhiều chức năng.Trong đó chức năng chính là sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng sản phẩm mà công ty tạo ra nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác xây dựng đó là gạch…Những sản phẩm cuối cùng là hệ thống giao thông và các công trình xây dưng,sản phẩm mà cả xã hội tiêu dùng.Do đó nguồn vật liệu và công cụ chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất kinh doanh. Công ty cổ TNHH YẾN THANH có nhiều chi nhánh, một trong những chi nhánh của công ty đặt tại thôn Hà Liễu, xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế chi nhánh số : 0101138692-001, ngày 03 tháng 11 năm 2009. Tên chi nhánh: CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH YẾN THANH TẠI HẢI DƯƠNG Địa chỉ: Thôn Hà Liễu, xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Điện thoại: 0320.3795119 Fax: 0320.3795119 Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Sản xuất vật liệu xây dựng. Do mới được thành lập gặp không ít khó khăn nhưng được sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, cộng với lợi thế về địa điểm nên chi nhánh công ty vẫn làm ăn tốt và ngày càng phát triển hơn, tạo cơ hội việc làm cho hàng trăm công nhân tại địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế tại địa phương. 2. Đặc điểm quy trình công nghệ. Với chức năng trực tuyến trong mỗi một lĩnh vực, công ty đều có những kết quả sản phẩm khác nhau tao nên sự đa dang và phong phú của các loại sản phẩm. Tuy nhiên trong báo cáo này , em xin được đề cập đến lĩnh vực sản xuất gạch của công ty là một trong những lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.Quy trình sản xuất gạch của công ty có thể được khái quát như sau: Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất Đất Chế biến tạo hình mộc Phơi đảo vận chuyển mộc Xếp mộc lên xe gòong Sấy Bốc xếp, vận chuyển vào kho thành phẩm 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty tổ chức quản lý và tổ chức bộ máy quản lý trực tuyến chức năng là mô hình quản lý từ công ty đến các đơn vị trực thuộc đến người lao động theo tuyến trực tuyến kết hợp với các phòng ban chức năng thực hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2 : Sơ dồ bộ máy tổ chức của công ty ĐHĐ cổ đông HĐQT GĐ CTY PGĐ ĐH KD PGĐ ĐH SX Xí nghiệp VËn T¶i Phòng kế hoạch Phòng tài vụ Văn phòng đại diện Phòng kinh doanh Phòng tài vụ Phòng tổ chức hành chính Xí nghiệp gạch Xí nghiệp chÕ biÕn Than Xí nghiệp vật liệu tổng hợp Xí nghiệp xây lắp Phòng quản lý chất lượng Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận - Đại hội đồng cổ đông : gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty. Đại hội cổ đông quyết định những vấn đề được pháp luật và điều lệ của công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông thông báo tình hình tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo. - Hội đồng quản trị(HĐQT): là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám sát tổng giám đốc điều hành cà những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ củ HĐQT do luật pháp và điều lệ công ty, các chế nội bộ của công ty là nghị quyết của HĐQT quy định. - Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý , hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và ban tổng giám đốc. - Ban giám đốc : + Giám đốc công ty: là người có quyền lực cao nhất, phụ trác chung tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và chịu mọi trách nhiệ trước công ty và nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty. + Phó giám đốc: do giám đốc đề nghị và được cấp trên ra quyết định bổ nhiệm và những nhiệm. . Phó giám đốc kinh doanh(PGĐKD) là người được giám đốc ủy quyền chỉ đạo mọi hoạt động của các hoạt động phòng ban và các trung tâm kinh doanh đảm bảo cho quá trình kinh doanh được hiệu quả, tiến hành thông suốt liên tục, đồng thời là người được ủy quyền lúc giám đốc vắng mặt.PGĐKD cũng là người tham mưu cho giám đốc, giúp giám đốc các vấn đề nhân sự cũng như tổ chức, giải quyết các vấn đề nội bộ của công ty. . Phó giám đốc sản xuất(PGĐSX) là người quản lý chất lượng của sản phẩm , chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của công ty.Đồng thời cũng là người được ủy quyền khi giám đốc vắng mặt. - Các bộ phận chức năng: Bộ phận này phân công chuyên môn hóa các chức năng quản lý, có nhiệm vụ giúp ban giám đốc đề ra quyết định theo dõi, hướng bộ phận sản xuất và cấp dưới thực hiện các quyết định, nhiệm vụ đã được phân công đảm bảo cho hoạt động sản xuất của công ty được tiến hành thường xuyên liên tục. + Phòng kinh doanh: Làm nhiệm vụ tiếp nhận các hợp đồng tiếp nhận các hợp đồng sản xuất, định các kế hoạch về tiền vốn cũng như tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu môi giới đại lý. + Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra còn tham gia cho giám đốc theo dõi công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh các xí nghiệp. + Phòng tài vụ : Tham mưu cho giám đốc và giúp giám đốc quản lý về mặt kế toán, thống kê tài chính trong toàn công ty. + Phòng tổ chức hành chính : Tham mưu cho giám đốc và các mặt công tác tổ chức cán bộ và nhân sự, công tác lao động, tổ chức các hoạt động thi đua khen thưởng . +Phòng quản lý chất lượng:Có nhiệm vụ quản lý chất lượng của các sản phẩm. +Xí nghiệp xi măng: Có năng lực tơ chức điều hành mọi hoạt động của dây chuyền sản xuât xi măng. Sắp xếp nhân lực phù hợp để dảm bảo cho qua trính sản xuất. +Xí nghiệp khai thác đá: Có chức năng là kai thác đá, quản lý khu vực mỏ, tổ chức sử dụng bảo quản hệ thống thiết bị khoan bắn mìn, nghiên cứu đề xuất phương án sản xuất chhes biến đa xây dựng,cung ứng đá cho việc sản xuất xi măng. +Xí nghiệp gạch: Sản xuất và cung ứng cho người tiêu dùng phục vụ cho xây dựng. +Xí nghiệp xây lắp: Có nhiệm vụ phân khoán xây dựng các công trình nội bộ và các công trình phụ cận, tham gia đấu thầu công trình xây dựng. 4.Tổ chức bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán ở công ty được tổ chức công tác hạch toán kế toán tập trung, toàn bộ công việc kế toán từ khâu thu nhận, xử lý, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh được tập trung thực hiện tại phòng kế toán của công ty tại trụ sở chính Sỏ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP Thủ quỹ Kế toán thuế và công nợ Kế toán bán hàng Kế toán thanh toán Kế toán tiền lương BHXH KBCD Kế toán tài sản cố định Kế toán vật tư thành phẩm Ưu điểm của hình thức tố chức bộ máy kế toán tập trung: Đảm bảo sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán giúp cho doanh nghiệp chỉ đạo kiểm tra sản xuất kinh doanh được kịp thời, chuyên môn hóa cán bộ, giảm nhẹ biên chế, tạo điều kiện cho việc ứng dụng các phương tiện tính toán hiện đại có hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng có nhược điểm: Không cung cấp kịp thời các số liệu cần thiết cho các đơn vị trực thuộc trong một doanh nghiệp. Bộ phận kế toán của công ty. -Kế toán trưởng: Là một chức danh nghê nghiệp có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực tổ chức công tác kế toán trong phạm vi đơn vị do mình đảm nhiêm. Kế toán trưởng là người giúp việc cho thủ trưởng đơn vị, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo cơ chế quản lý mới, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế_tài chính của nhà nước tại đơn vị. -Kế toán tổng hợp: Dựa vào số liệu sổ sách kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp số liệu, lập các báo cáo tài chính của công ty theo quy định của nhà nước; làm công tác kế toán tổng hợp với kế toán trưởng.Lập báo cáo kế toán, cuối tháng lập bảng tình hình doanh thu, kê khai thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp cho cục thuế, lập chứng từ để ghi sổ tổng hợp. -kế toán vật tư thành phẩm: Theo dõi tình hình nhập_xuất_tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cu, hàng hóa, quản lý vật liệu, làm nhiệm vụ nhập_xuất nguyên vật liệu khi có chứng từ hợp lệ. -Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình biên động tăng giảm của tài sản cố định, hao mòn trong quá trình sản xuất. -Kế toán tiền lương bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn: Phản ánh chính xác, kịp thời đầy đủ số lương lao động, thời gian lao độn, chất lượng lao động. Trên cơ sở đó tính các khoản tiền lương , phụ cấp lương, tiền ăn ca, tiền thưởng phải trả cho người lao động. Đồng thời phân bổ chính xác chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất ,kinh doanh của các bộ phận sử dụng lao động. Cung cấp số liệu phân tích quỹ tiền lương và lập kế hoạch quỹ tiền lương kỳ sau được sát đúng. -Kế toán thanh toán: Thanh toán các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên. -Kế toán bán hàng: Hằng ngày theo dõi và viết hóa đơn, phiếu bán hàng và số doanh thu bán hàng. -Kế toán thuế và công nợ: Theo dõi các khoản phải trả , theo dõi thuế GTGT đầu vòa được khấu trừ. -Thủ quỹ: Là người quản lý số lượng tiền mặt tại công ty, chịu trách nhiệm thu tiền bán hàng, các khoản thu khác. chi tiền mặt. rút tiến gửu ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt. 5. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty TNHH Yến Thanh Hiên nay ở công ty TNHH Yến Thanh đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Sơ đồ 4: Sơ đồ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ. Hóa Đơn Bán Hàng,.Phiếu chi,Nhập,Xuất…… Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng kê 3,4,5.. Nhật ký chứng từ 1,2,5,6,7… Sổ cái 152, 153, 331 111,112,621,627,... Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Đặc điểm tổ chức hệ thống số kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ: Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31720.doc
Tài liệu liên quan