Chuyên đề Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty công trình giao thông 134

Có hai quy trình công nghệ chính đó là quy trình công nghệ làm cầu và quy trình công nghệ làm đường, mức độ trung bình tiên tiến so với công ty khác. Quy trình công nghệ làm đường: Gồm ô tô, thiết bị đầm, lu, máy ủi, máy xúc, máy đào, máy dải bê tông và máy dải xi măng, một trạm trộn bê tông tươi

Quy trình công nghệ làm cầu: Khoan nhồi, căng kéo đầm, bê tông dưỡng lực, bộ ván khuân đào ngầm, tời trục.

Về tổ chức nghiên cứu và phát triển: do trực thuộc tổng công ty giao thông 1 nên công tác nghiên cứu và phát triển đều dưới sự điều hành và chỉ đạo của tổng công ty, công ty chỉ áp dụng. Gần đây các công trình công ty tự tìm kiếm là chủ yếu, chiếm phần lớn nên cần đòi hỏi nhiều máy móc và thiết bị do vậy do vậy công ty phải đầu tư nhiều loại máy móc thiết bị với giá trị lớn, được thể hiện rõ ở biểu 2.3. Đội ngũ lao động cũng được đào tạo và tổ chức phù hợp công nghệ mới. Về vật liệu được sử dụng phù hợp với từng loại công trình, đã được tiêu chuẩn hoá nhất định. Công tác nghiên cứu đa số tập trung ở phòng kế hoạch, phòng thiết bị vật tư, phòng kỹ thuật. Phòng máy có kế hoạch nghiên cứu để sử dụng máy móc với nhân công hợp lý.

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty công trình giao thông 134, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất hợp lý, khai thác hết công suất thiết kế và nâng cao được hiệu suất công tác của mấy, thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất, giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm. - Xử lý dứt điểm những tài sản không cần dùng, hư hỏng chờ thanh lý nhằm thu hồi vốn cố định chưa sử dụng vào luân chuyển, bổ sung thêm cho sản xuất kinh doanh. - Doanh nghiệp thường xuyên quan tâm tới việc bảo toàn vốn cố định, quản lý chặt chẽ TSCĐ về mặt hiện vật, tránh làm mất mát hư hỏng TSCĐ trước thời hạn khấu hao. Quản lý TSLĐ, vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sư dụng vốn lưu động nói riêng phụ thuộc vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Do vậy các doanh nghiệp cần phải tăng cường các biện pháp quản lý TSLĐ và vốn lưu động. Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng kỳ sản xuất kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung. Nếu tính toán không đúng nhu cầu vốn lưu động dẫn đến tình trạng thiếu vốn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về khả năng thanh toán, sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ hoặc là huy động thừa vốn sẽ lãng phí và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn. Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư nhằm đảm bảo hạ giá thành thu mua vật tư, hạn chế tình trạng ứ đọng vật tư dự trữ, dẫn đến kém hoặc mất phẩm chất vật tư, gây ứ đọng vốn lưu động 5.4. Mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh Trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ, việc mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh là một trong điều kiện quyết định lợi thế và khả năng phát triển của doanh nghiệp. Kỹ thuật tiến bộ và công nghệ hiện đại là điều kiện vật chất để doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mới, hợp thị hiếu, chất lượng cao, nhờ đó doanh nghiệp có thể tăng khối lượng tiêu thụ, tăng giá bán, tăng lợi nhuận. Đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hoặc sử dụng các vật tư thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm vật tư, hạ giá thành sản phẩm. Sự đầu tư đổi mới công nghệ, kỹ thuật có thể làm cho tỷ trọng vốn cố định trên tổng vốn sản xuất kinh doanh tăng lên, tổng chi phí về khấu hao TSCĐ trong giá thành sản phẩm tăng lên. Nhưng nhờ tăng năng suất máy móc, thiết bị dẫn đến tăng khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, giảm tiêu hao các chi phí về nguyên vật liệu, tiền lương... tăng giá bán, tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. 5.5.Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh Qua số liệu, tài liệu kế toán doanh nghiệp thường xuyên phải nắm được số vốn cả về mặt giá trị và mặt hiện vật, nguồn hình thành và các biến động tăng giảm vốn trong thời kỳ đảm bảo vốn lưu động, tình hình và khả năng thanh toán...nhờ đó doanh nghiệp đề ra các giải pháp đúng đắn để xử lý kịp thời các vấn đề tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được thực hiện thuận lợi... Vì vậy tổ chức tốt công tác kế toán ở doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh doanh sử dụng các loại vốn nhằm đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên kế toán là hệ thống thông tin thực hiện, số liệu, tài liệu kế toán tự nó chưa chỉ ra được các biện pháp cần thiết để tăng cường quản lý vốn sản xuất kinh doanh, trong đó có phân tích tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua đó, đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ, tìm ra nguyên nhân dẫn đến thành tích, tiến bộ so với kỳ trước có biện pháp huy và nguyên nhân gây ra tồn tại, sút kém có biện pháp khắc phục. Chương II. Thực trạng về sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty công trình giao thông 134 I.Khái quát về công ty 1.Quá trình hình thành và phát triển 1.1.Sự ra đời của công ty Tên công ty: công ty công trình giao thông 134 Địa chỉ trụ sở chính: V10D – Trạm 10 Phường ngọc Khánh _ Quận Đống Đa Hà Nội -Việt Nam Điện thoại (844)8317606 – 8317604 – 8317607 Fax: 8448317658 – 8317606 Số đăng ký kinh doanh 108722 do trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp ngày 19/07/1993 Là doanh nghiệp Nhà nước loại 1 với tổng nguồn vốn do Nhà Nước cấp là 3,908,935,355 đồng (số liệu năm 2002), là công ty thuộc tổng công ty giao thông 1.2 Các giai đoạn phát triển của công ty Tiền thân là sát nhập từ xí nghiệp: Dịch vụ và phát triển đời sống (theo quyết định 76 ngày 30/07/1979) và xí nghiệp kiến trúc giao thông 1. Hai xí nghiệp này chỉ cung cấp dịch vụ: khảo sát thiết kế công trình, cung cấp dịch vụ đời sống. Năm 1990 theo quyết định 588 của chính phủ xí nghiệp kiến trúc giao thông1 thành công ty khảo sát thiết kế công trình giao thông 1, công ty khảo sát thiết kế và xây dựng công trình 1 vừa và nhỏ. Theo quyết định 1353 của chính phủ năm 1991 thành công ty xây dựng 134 ngày nay ngày 05/071993 công ty xây dựng các công trình cơ bản trong ngành giao thông loại vừa và nhỏ Một số lĩnh vực hoạt động chính: - Xây dựng đường ô tô: từ năm 1980 đến nay - Xây dựng cầu cống: từ năm 1980 đến nay - Xây dựng cảng, sân bay: từ năm 1985 đến nay - Xây dựng sân bãi: từ năm 1980 đến nay - Xây dựng dân dụng: từ năm 1973 đến nay - Sử lý đất yếu: từ năm 1985 đến nay - Khảo sát thiết kế công trình cầu đường: từ năm 1980 đến nay 2. Cơ cấu tổ chức của công ty Là doanh nghiệp nhà nước loại 1, lực lượng lao động trong doanh nghiệp vào biên chế 350 đến 400 người, nếu cộng cả lao động ngoài biên chế có lúc lên tới 1000 người. Tổ chức quản lý: Trực thuộc Đảng bộ công ty giao thông, dưới là công đoàn thuộc quận Đống Đa. Là doanh nghiệp thành viên tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, có 6 phòng ban chính: Phòng tổ chức (nguyễn Thị Ngọc làm trưởng phòng), phòng kế hoạch (Trần Tuyết Thu làm trưởng phòng), phòng kỹ thuật (Lâm Thu Thuỷ làm trưởng phòng), phòng máy vật tư (Đào Văn Sơn làm trưởng phòng), phòng tài chính kế toán (Lưu Đình Tuyến làm trưởng phòng), văn phòng(Đinh Thị Hải Lý làm trưởng phòng) Dưới 6 phòng ban là các đội sản xuất và các công trường: Đội cầu 1: Đào Danh Mạnh là đội trưởng - Đội cầu 2: Phan Anh Tuấn làm đội trưởng - Đội cầu 3, Đội cầu 4 - Đội cầu 5: Cao Viết Cường làm đội trưởng - Đội công trình 5, Đội công trình 6, Đội cơ giới sửa chữa Ngoài các đội trên còn thành lập các mũi thi công như công trường cầu văn phú. Đội thi công cơ giới đang làm ở An Giang 2 ... Giám đốc điều hành là ông Phạm Tiến Lực và năm phó giám đốc: Phạm Văn Duyên, Nguyễn Trường Sơn, Lương Minh Tuấn, Trịnh Xuân Huân, Đoàn Văn Trình Hình2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Giám đốc PGĐ 1 Phòng Kỹ thuật Phòng Máy vật tư Phòng Kế hoạch Phòng tài chính Phòng tổ chức Văn phòng Đội cầu 1 Đội cầu 2 Đội cầu 3 Đội cầu 4 Đội cầu 5 Đội công trình 6 Đội công trình 5 Đội sửa chữa cơ giới PGĐ2 PGĐ3 PGĐ4 PGĐ5 Sau đây là chức năng hoạt động của các phòng ban Chức năng phòng tổ chức lao động: Tham mưu cho giám đốc phân bổ cán bộ sắp xếp lại cán bộ, đào tạo lại cán bộ Tham mưu cho giám đốc tổ chức lao động với dây truyền công nghệ hợp lý với năng suất cao Ngoài hai chức năng trên còn tham mưu cho giám đốc giám sát chính sách người lao động theo cơ chế hiện hành, chính sách bảo hộ và an toàn cho người lao động, chính sách nâng bậc và đề bạt. Chức năng phòng kế hoạch Tham mưu về công tác tham gia đấu thầu, dự thầu các công trình xây dựng cơ bản, tìm kiếm các công trình cho công ty(tiếp cận thị trường và thanh toán quyết toán, nghiệm thu) Tham mưu cho giám đốc xây dựng các chỉ tiêu giao khoán nội bộ giữa công ty và công trường với hiệu quả kinh tế cao nhất Làm công tác tiếp thị nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thị trường cho công ty, phân bổ nguồn vốn cho các công trình. Xây dựng kế hoạch kinh doanh, chính sách kinh doanh hợp lý, phù hợp với năng lực của công ty và nhu cầu của thị trường... Phòng kỹ thuật thi công Tham mưu cho giám đốc giám sát thi công các công trình Tham mưu cho giám đốc các giải pháp thiết kế thi công, giải pháp kỹ thuật thi công, xây dựng kỹ thuật các công trình thi công khi đã thắng thầu (làm cả hai quá trình đó là trước và sau khi thắng thầu). Trực tiếp nghiệm thu, tổng hợp khối lượng thi công, bàn giao để chuyển sang phòng kế hoạch để lên công tác báo giá... Đảm bảo công tác an toàn cho người lao động. Tham mưu cho giám đốc sáng kiến, hợp lý hoá sản xuất. Phòng máy và vật tư Về thiết bị: Tham mưu cho giám đốc về quản lý, khai thác sử dụng một các hợp lý dàn tài sản cố định hiện có nhằm đem lại hiệu quả cao Tham mưu về đổi mới kỹ thuật, thanh lý máy móc thiết bị Tham mưu để xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu phù hợp với chỉ tiêu giao khoán, kế hoạch di tu, bảo dưỡng các thiết bị Về vật liệu: Tham mưu cho giám đốc khai thác cung ứng nguyên vật liệu chính theo yêu cầu của sản xuất với các công trình không khoán. Phòng tài chính kế toán Tham mưu cho giám đốc khai thác hiệu quả các nguồn vốn hiện có và tiềm tàng. Cung cấp thông tin kinh tế về hạch toán kế toán, tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành các công trình để nằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Văn phòng Đảm bảo thông tin liên lạc giữa các đối tượng liên quan một cách kịp thời chính xác. 3.Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty công trình giao thông 134 3.1.Đặc điểm về sản phẩm Xuất phát từ mô hình kinh doanh đa ngành nên sản phẩm của công ty rất đa dạng như đã nói ở trên. Vì vậy, quá trình sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu chịu tác động lớn của đặc điểm sản phẩm xây dựng. Các sản phẩm xây dựng có những đặc điểm: - Là những công trình, hạng mục công trình mang tính cố định tại địa điểm xây dựng công trình. - Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tạo kiều kiện của từng địa phương xây dựng công trình - Rất đa dạng về kiểu dáng, kiểu cách, chủng loại, phức tạp, khó chế tạo, khó sửa chữa và có yêu cầu cao về mặt chất lượng. - Thường mang tính đơn chiếc và thường sản xuất theo đơn đặt hàng. - Thường không phục vụ cho người sử dụng cuối cùng (trừ trường hợp dân dụng), do đó việc xác định và nghiên cứu nhu cầu sản phẩm xây dựng có những đặc điểm khác với các hàng hoá và dịch vụ thông thường. - Từ những đặc điểm trên của sản phẩm xây dựng dẫn tới chu kỳ sản xuất xây dựng kéo dài, dẫn tới giá trị khối lượng sản phẩm dở dang và hàng hoá tồn kho lớn trong thời gian dài, điều này đồng nghĩa với việc ứ đọng vốn lưu động trong quá trình kinh doanh của công ty rất lớn và triền miên, từ đó công ty phải chịu chi phí về lượng vốn ứ đọng. Do đặc điểm xây dựng các công trình vừa và nhỏ, tính lặp lại là thường nhiều. Không như các công trình lớn, quá trình lặp lại là không có (ví dụ như hầm qua đèo, đường hầm qua vịnh...) do vậy các công trình do công ty xây dựng có tính lặp lại cao, các số liệu và dữ liệu của các công trình trước có thể sử dụng cho các công trình sau, ví dụ chi phí sản xuất có thể tính theo mét vuông của các công trình tương tự nhau do vậy quản trị sản xuất thường theo kinh nghiệm là chủ yếu, giá trị hạng mục công trình trước có thể tính tương tự cho công trình sau. Thực tế tai công ty thì quy trình sản xuất được lập ra tại phòng kỹ thuật thi công, thường là tiến độ thi công các công trình, tiến độ thi công của các công trình thường lập ra với các giai đoạn khác nhau với nhu cầu về nhân công, nhu cầu về máy móc thiết bị, cần bao nhiêu về nguyên vật liệu cho mỗi giai đoạn, cần thời gian bao nhiêu ngày thì hoàn thành các bước công việc với bao nhiêu nhân lực, tính toán sao cho chi phí di chuyển máy móc thiết bị, dự trữ nguồn nguyên vật liệu với chi phí thấp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. Tiến độ thi công được lập ra điều chỉnh về thời gian sao cho tổng chi phí kinh doanh là tối thiểu. Ưu tiên các công việc thực tế phải làm trước, các công việc có dự trữ nhỏ nhất, các công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất, ưu tiên các công việc có đường găng nhỏ nhất...Xác định chính xác các nhiệm vụ, người phụ trách, người điều hành, những người có liên quan, phân tích các nhiệm vụ thành các công việc cụ thể, tiến trình thực hiện các công việc, thời gian thực hiện các công việc, chi phí kinh doanh cần thiết, kiểm tra và điều chỉnh các công việc cần thiết. Ví dụ nhu cầu về nhân lực, máy chính cần cho quốc lộ 21 Đoạn KM0 – KM11 như sau: Tháng thứ nhất cần 170 người, 7 ô tô, 2 đầm. Tháng thứ hai cần 200 người, 13 ô tô, 2 máy rải, 2 máy san, 9 máy đầm, 3 máy lu, nhu cầu của tháng thứ ba và tháng thứ tư như tháng thứ hai... cứ như thế cho đến tháng thứ bảy. Ta sẽ thấy rõ qua biểu 2.2 3.2. Đặc điểm về thị trường Công ty công trình giao thông 134 là công ty xây dựng các công trình vừa và nhỏ, thuộc nhóm B, thị trường công ty hoạt động từ Nam ra Bắc. Sản phẩm là các công trình như cầu, cống, đường,… nhóm khác hàng chủ yếu của công ty là các tổ chức, các cơ quan, các cá nhân. 3.3. Đặc điểm về tình hình cạnh tranh Trong tình hình hiện nay, khi nền kinh tế chuyển hướng theo nền kinh tế thị trường, công ty luôn đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Mặc dù là một trong những nhà thầu có uy tín trong lĩnh vực xây lắp, nhưng trong điều kiện các dự án đầu tư lớn ngày càng giảm, tốc độ xây dựng không còn nhanh như trước, các công ty xây dựng trong và ngoài nước ngày càng phát triển, nên để dành được phần thắng trong các cuộc đấu thầu các công trình lớn, ngoài việc cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng Việt Nam như tổng công ty Vinaconex, tổng công ty xây dựng Sông Đà. Công ty còn đối mặt với các hãng đầu tư nước ngoài có nhiều vốn, nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật cao, máy móc hiện đại Biểu 2.2: Tổng tiến độ thi công đường QL 21B Đoạn KM0-KM11 STT Hạng mục Đơn vị Khối Lượng Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3 Tháng thứ 4 Tháng thứ 5 Tháng thứ 6 Tháng thứ 7 I Chuẩn bị thi công II Thi công nền đường 1 Vét bùn, đào hữu cơ, đắp đất M3 15731 2 Đắp đất nền đường K=0,95 M3 36261 3 Bù phụ nền đường M3 3952 III Thi công mặt đường 1 Đào khuân đường, cày sới M2 5054,3 2 Mặt đường cấp phối đá dăm 1 M2 31640 3 Mặt đường cấp phối đá dăm 2 M2 41389 4 Bê tông nhựa mặt đường M2 57299 5 Thi công lề đường TB 6 Trồng cỏ, cọc tiêu, Biển báo TB IV Thi công cống ngang TB V Thi công cống dọc TB VI Thi công vỉa hè TB VII Thu dọn bàn giao TB 3.4. Đặc điểm về kỹ thuật công nghệ của công ty Có hai quy trình công nghệ chính đó là quy trình công nghệ làm cầu và quy trình công nghệ làm đường, mức độ trung bình tiên tiến so với công ty khác. Quy trình công nghệ làm đường: Gồm ô tô, thiết bị đầm, lu, máy ủi, máy xúc, máy đào, máy dải bê tông và máy dải xi măng, một trạm trộn bê tông tươi Quy trình công nghệ làm cầu: Khoan nhồi, căng kéo đầm, bê tông dưỡng lực, bộ ván khuân đào ngầm, tời trục. Về tổ chức nghiên cứu và phát triển: do trực thuộc tổng công ty giao thông 1 nên công tác nghiên cứu và phát triển đều dưới sự điều hành và chỉ đạo của tổng công ty, công ty chỉ áp dụng. Gần đây các công trình công ty tự tìm kiếm là chủ yếu, chiếm phần lớn nên cần đòi hỏi nhiều máy móc và thiết bị do vậy do vậy công ty phải đầu tư nhiều loại máy móc thiết bị với giá trị lớn, được thể hiện rõ ở biểu 2.3. Đội ngũ lao động cũng được đào tạo và tổ chức phù hợp công nghệ mới. Về vật liệu được sử dụng phù hợp với từng loại công trình, đã được tiêu chuẩn hoá nhất định. Công tác nghiên cứu đa số tập trung ở phòng kế hoạch, phòng thiết bị vật tư, phòng kỹ thuật. Phòng máy có kế hoạch nghiên cứu để sử dụng máy móc với nhân công hợp lý... Trong việc tính đơn giá tổng hợp và chi tiết sản phẩm, công ty phải dựa vào tiêu chuẩn hoá do Nhà Nước quy định, quy trình các công việc phải tiến hành các hạng mục công trình phải đảm bảo kỹ thuật nhất định. Luôn cập nhật các văn bản pháp quy của bộ chủ quản về việc áp dụng các quy phạm và quy trình kỹ thuật đang ban hành: soát xét, bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng các quy trình kỹ thuật mới, đúc rút các kinh nghiệm đã làm và cập nhật các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến. Về sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Vì là công ty xây dựng lên tài sản đa số là máy móc thiết bị với giá trị lớn, công nghệ phức tạp do đó công ty có một đội sửa chữa di động, làm nhiệm vụ sửa chữa khi cần thiết, bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên. Đội ngũ sử dụng máy móc thiết bị này lớn bao gồm 119 người. Các đối tượng này được bồi dưỡng và đào tạo thường xuyên để kịp thời sử dụng, sửa chữa các máy móc hiện đại. Năm 2002 công ty đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị: Ô tô Misubishi, bộ căng kéo cầu dự ứng học, cần trục B.Lop Nissan, cẩu ADX 125-3, máy khon đập cáp, máy kính kỹ quay cơ, máy ủi KMATSU, máy toán đạc điện tử, máy xúc, trạm trộn bê tông nhựa nóng. Đa số sản xuất từ các nước Trung Quốc, Liên Xô, Đức, Nhật và liên doanh, các thiết bị này đều mới và mua từ quý hai năm 2002. Các thiết bị cũ đang được sử dụng đa số được sử dụng gần 10 năm lại đây, nguyên giá là 34.899.552.176 đã khấu hao 14.718.814.915 giá trị còn lại 20.180.737.261. Số liệu này được tính tới ngày 31/12/2002 Biểu 2.3: Bảng kê khai thiết bị cũ năm 2002. Đơn vị: 1.000.000 đồng Stt Tên thiết bị Số lượng Nguyên giá Khấu hao Giá trị còn lại Tình trạng Hoạt động A Máy làm đất (ủi,xúc,san, lu, đầm) 80 11.842 4.948 6.894 35%hỏng, 60%ĐHĐ, 5%sửa B Máy xây dung (trộnBT,ép các loại,biến thế,hàn) 28 2.012 1.441 571 53,57%hỏng, 46,43%đang hoạt động C Máy vận chuyển ngang(ô tô tải du lịch) 46 13.225 4.331 8.983 8,7%hỏng, 80,5%ĐHĐ, 10,8%sửa D Máy vận chuyển Cao 5 612.772 428 184 100%đang hoạt động E Máy phát điện 9 171 85 85 33%hỏng, 67%đang hoạt động F Các máy khác 347 6.970 2.458 4.511 100%đang hoạt động G Thiết bị khảo Sát 13 64 1 52 100%đang hoạt động Tổng 528 34.899 14.718 20.180 Về trang thiết bị thì đa số là đủ thi công cho các công trình, các thiết bị có thể lưu chuyển giữa các công trình với nhau để giảm thiểu chi phí luân chuyển và cất giữ. Chỉ có các công trình ở xa và có thời gian thi công ngắn thì mới vận động máy móc tại chỗ trên cơ sở áp dụng bài toán kinh tế tối ưu nhất. Sử dụng máy móc tại chỗ chủ yếu là lợi dụng hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp xây dựng khác về máy móc thiết bị và có thể sử dụng của nhau trên cùng địa bàn hoạt động. Đối với các máy móc thiết bị hỏng thì đội sửa chữa huy động thợ sửa chữa đến có máy hỏng sửa chửa kịp thời để đưa vào sử dụng. 3.5.Tình hình quản trị nhân sự tại công ty Quản trị nhân lực tập trung chủ yếu ở phòng tổ chức lao động, có chức năng chủ yếu tuyển dụng lao động, sử dụng đội ngũ lao động và phát triển đội ngũ lao động. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hàng năm có chính sách tuyển dụng thêm đội ngũ người lao động. Cơ cấu lao động cần tuyển dụng còn dựa vào phân tích và thiết kế công việc, xác định nguồn nhân lực, tổ chức kiểm tra và tuyển chọn theo đúng yêu cầu của công việc, bồi dưỡng hoặc tổ chức kiến thức tối tiểu cần thiết cho người lao động để họ đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Kế hoạch năm 2003 sẽ tuyển thêm 79 lao động trong đó có 20 kỹ sư, 05 thợ điện, 03 thợ sửa chữa, 15 lái xe, còn lại là các công nhân xây dựng. Việc phân tích công việc đa số là dựa vào công việc của những người làm trước đó. Dựa vào tình hình công việc mà tuyển số lao động thêm vào vị trí người đó đang làm hoặc giảm bớt số lao động ở nơi làm việc đó sang nơi làm việc khác. Tình hình lao động tiền lương năm 2002 như sau: Công nhân trực tiếp: Tổng 346 người, trong đó cấp bậc thợ >=4 là 147 người + Công nhân lái xe, lái máy: 119 người + Thợ cầu: 168 người + Các loại thợ khác: 59 người Cán bộ nhân viên gián tiếp: 303 người + Khối cơ quan :71 người + Ban điều hành: 11 người + Đội: 54 người + Tổng số kỹ sư, cử nhân: 91 người trong đó có một bác sĩ + Kỹ sư cầu đường: 45 người + Kỹ sư kinh tế xây dựng: 15 người + Kế toán: 07 người + Kỹ sư cơ khí: 11 người Thu nhập bình quân 1.386.000 đồng/ tháng (tính số lao động thực tế trong biên chế) Căn cứ thông tư số 13/LĐTBXH – TT ngày 10/04/1997 của BLĐTBXH hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà Nước như sau: 1. Hệ số điều chỉnh theo vùng: 0,17 (K1) 2. Hệ số điều chỉnh theo ngành K2 = 1,2 ngành xây dựng cơ bản Như vậy K điều chỉnh K = K1+ K2 = 0,17+1,2 – 1,37 Tmindn = 210.000đ(1+K1+K2) = 479.000 đồng Mức lương tối thiểu mà công ty áp dụng là 360.000 đồng Vậy quỹ lương theo kế hoạch là: 1028 người x 360.000 x(2,13+0,6)x12 = 12.212.640.000 đồng (kèm theo giải trình xây dựng đơn giá tiền lương năm 2002 ở bản sau) Biểu 2.4: Giải trình đơn giá tiền lương năm 2002 STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Kế hoạch 2002 I Đơn giá tiền lương 1 Định mức lao động Người 920 1.028 2 Hệ số lương cấp bậc công việc 2,22 2,13 3 Hệ số các khoản phụ cấp 0,42 0,62 4 Đơn giá tiền lương tối thiểu(doanh nghiệp áp dụng) 330.000 360.000 5 Quỹ lương tính theo đơn giá Tr.đồng 8.880 12.212 6 Đơn gí tiền lương đ/1000đsp 120 143 II Tổng quỹ tiền lương 8.880 12.212 III Quỹ lương bổ sung (đã tính trong đơn giá) 0 0 IV Quỹ phụ cấp các chế độ khác 0 0 V Quỹ lương làm thêm giờ 0 0 VI Tổng quỹ tiền lương Tr.đồng 8.880 12.212 VII Năng suất lao động bình quân đ/tháng 6.702.898 6.932.217 VIII Thu nhập bình quân đ/người tháng 804.347 900.000 3. Hệ số phụ cấp trong đơn giá: Các hệ số phụ cấp theo quyết định tại thông tư số 86/LĐTBXH, bao gồm phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp độc hại . 4. Các tỉ lệ hao phí lao động phục vụ phụ trợ và hao phí lao động quản lý 4.1.Hao phí động phục vụ, phụ trợ Số lao động phục vụ 64 người Số công nhân 425 người Kpv = 64/425 = 0,15 4.2. Hao phí lao động quản lý Số người gián tiếp là 106 người Số người trực tiếp là 489 người (Tcn +Tpv) Kql = 106/489 = 0,22 Tlvkh = T theo lịch – (nghỉ phép + lễ + CN + gián tiếp khác) = 365 ngày – (12+8 +52 +6) 287 ngày Tngừng việc quá quy định + Tngừng việc chờ đợi = 40 ngày K1 = 287/(287-40) = 1,162 K3 = 1 (hệ số kể đến hao phí lao động làm ra một sản phẩm hỏng cho phép) K2 = 1,1 (hệ số chuyển đổi từ chi tiết sang tổng hợp) Kdi =1 ( hệ số chất lượng mức, tính đến mức độ thực hiện mức lao động chi tiết) Tcn = K1xK2xK3xồPcti x Tcti x Kdi Tsp = Tcn + Tpv = Tql - Lao động công nghệ ( ta có bậc 4/7tương ứng với hệ số lương 2,04) Đơn giá ngày công = (2,04x360.000đ)/26 28.246 đồng - Lao động phụ trợ ( hệ số 2,24) Đơn giá ngày công = (2,24x360.000)/26 = 31.015 đồng - Lao động quản lý (Hệ số 2,54) Đơn giá ngày công = (2,54x360.000)/26 =35.165 đồng Vậy đơn giá tiền lương ngày công = Đơn giá tiền lương cơ bản + phụ cấp 3.6. Đặc điểm công tác kế hoạch chiến lược của công ty Trên cơ sở phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của công ty, những nguy cơ và cơ hội của môi trường bên trong và bên ngoài, công ty đã tổng kết và phân tích được từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn hợp lý. Dựa trên lợi thế về máy móc thiết bị, đội ngũ lao động đầy đủ năng lực, những kinh nghiệm trong việc xây dựng các công trình vừa và nhỏ, tận dụng cơ hội trong khi Nhà Nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất Nước, xây dựng cơ bản phát triển mạnh. Công ty có chiến lược mở rộng sang các đối tượng xây dựng khác ngoài hai đối tượng cầu và đường, dần dần có chiến lược sản xuất nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất như khai thác đá, cát... Đây là chính sách tận dụng máy móc thiết bị, nhân lực, khả năng tài chính từ đó dẫn đến chủ động về nguyên vật liệu, tránh phụ thuộc vào người cung ứng. Công ty có chiến lược hợp tác, liên doanh, liên kết đối với các đơn vị xây dựng khác, nâng cao khả năng thắng thầu cho công ty. Hàng năm công ty tổng kết những mặt làm được, những hạn chế, những khó khăn để đưa ra kế hoạch cho năm sau. Công ty có sáu phòng ban, các phòng ban quản lý có trách nhiệm, thực hiện chức năng của mình, mọi kiến nghị và sáng kiến đều phải tham mưu với lãnh đạo cấp trên, từ đó lãnh đạo cấp trên đưa ra chính sách kinh doanh hợp lý, mọi kế hoạch các phòng ban phải thực hiện. 3.7. Đặc điểm các yếu tố đầu vào Công ty chưa có khả năng sản xuất ra nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất ra các sản phẩm xây dựng như các công ty xây dựng lớn khác, mặt khác nguyên vật liệu cần nhu cầu rất lớn cho quá trình sản xuất, ta có thể xem ở bảng sau: Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các yếu tố chi phí Đơn vị : đồng Yếu tố chi phí Năm 1999 Năm 2000 Năm2001 Nguyên vật liệu 32.4457.752 58.095.767.856 20.837.739.040 Tiền lường và các khoản phụ cấp 5.353.649.130 10.543.347.382 4.889.931.557 Khấu hoa tài sản cố định + CPSDM 8.506.567.782 16.041.020.417 9.218.287.736 Chi phí dịch vụ mua ngoài + CPC 16.388.665.541 8.219.112.638 10.451.851.559 Chi phí chung 0 5.986.629.365 Tổng 62.724.699.205 98.885.897.658 45.397.816.892 Qua bảng trên ta thấy năm 1999 nguyên vật liệu chiếm 46% trong tổng yếu tố chi phí, năm 2000 là 51,78% trong tổng yếu tố chi phí, năm 2001 là 58,75% trong tổng yếu tố chi phí, như vậy yếu tố chi phí nguyên vật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100664.doc
Tài liệu liên quan