Chuyên đề Một số biện pháp hạ giá thành công trình cầu ở Chi nhánh Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 – Hà Nội

Trong quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội đã tham gia thực hiện nhiều công trình cầu lớn nhỏ khác nhau. Chi nhánh đã đề ra mục tiêu chiến lược phát triển là một mặt hạ giá thành xây dựng công trình, một mặt đảm bảo chất lượng công trình.

 Trong công tác hạ giá thành, Chi nhánh đã chủ trương cắt giảm chi phí nhân công và chi phí chung. Chi nhánh đã đưa ra các biện pháp thi công hợp lý đối với từng công trình cụ thể. Nhờ đó cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và giảm chi phí chung. Mặt khác Chi nhánh tận dụng số máy móc thiết bị hiện có để thay thế sức lao động con người nên giảm được chi phí nhân công.

 Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội đã và đang tham gia thi công xây dựng nhiều công trình có giá trị lớn, mang ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng đối với sự phát triển chung của đất nước. Đó là các công trình cầu như: cầu Vĩnh Tuy ( Hà Nội ), công trình cầu S2 – Nam Định, cầu vượt đầm Thị Nại ( Quy Nhơn – Bình Định ),.

 Vì vậy, để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này chúng ta xem xét công tác hạ giá thành một số công trình Chi nhánh đã thực hiện.

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp hạ giá thành công trình cầu ở Chi nhánh Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Gía thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Gía thành thực tế sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phân tích kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.2. Phương pháp xác định giá thành công trình cầu: Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội là đơn vị tham gia chủ yếu xây dựng các công trình cầu. Đây là một lĩnh vực sản xuất kinh doanh mang tính đặc thù và phức tạp. Vì vậy, để xác định giá thành kế hoạch công trình cầu chính xác và phù hợp với thực tế Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội đã dựa vào những căn cứ chủ yếu sau: - Bản vẽ thi công hoặc bản vẽ thiết kế kỹ thuật tùy theo loại công trình, - Hệ thống các định mức dự toán xây dựng cơ bản do Bộ xây dựng quy định và các văn bản của Nhà nước về hướng dẫn lập dự toán và quản lý chi phí xây dựng công trình. - Bảng giá các loại nguyên vật liệu, chi tiết, kết cấu, bảng giá ca máy, tiền lương công nhân. Như vậy, Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội tính giá thành công trình cầu dựa vào các loại định mức kinh tế kỹ thuật đã tương đối hợp lý và chế độ quản lý định mức đã kiện toàn và đi vào nề nếp thường xuyên. Đây là phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức. Đặc điểm nổi bật của phương pháp tính giá thành theo định mức là thực hiện được sự kiểm tra thường xuyên kịp thời tình hình và kết quả thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, phát hiện kịp thời, chuẩn xác những khoản chi phí vượt định mức ngay từ trước khi và trong khi xảy ra. Từ đó có thể đề ra biện pháp kịp thời động viên mọi khả năng tiềm tàng hiện có, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. 2.2.3. Nội dung của phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức: Trước hết phải căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm. Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức. Tập hợp riêng và thường xuyên phân tích những chếnh lệch đó, để đề ra kịp thời những biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Khi có thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật, cần kịp thời tính toán lại giá thành định mức và số chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức của số sản phẩm dở dang sản xuất dở dang nếu có. Trên cơ sở đã tính được giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức và tập họp riêng được số chi phí chênh lệch thoát ly định mức. Gía thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ sẽ tính được theo công thức dưới đây: Gía thành giá thành chênh lệch chênh lệch thực tế của = định mức của +(-) do thay đổi + (-) thoát ly sản phẩm sản phẩm định mức định mức Từ những căn cứ và công thức xác định giá thành sản phẩm ở trên, chúng ta có bảng tổng hợp cách tính các loại chi phí trong khoản mục tính giá thành công trình cầu như sau: Bảng 8: DỰ TOÁN GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH CẦU STT Khoản mục chi phí Cách tính Kết quả I Chi phí trực tiếp VL + NC + M T 1 Chi phí vật liệu SQi * DVLi VL 2 Chi phí nhân công SQi * DNci * HNC NC 3 Chi phí máy thi công SQi * DMi M 4 Chi phí trực tiếp khác 1,5% (VL+ NC + M) TT Cộng chi phí trực tiếp T=VL+NC+M+TT Z II Chi phí chung C = 5,3*T C Gía thành dự toán xây dựng Z = T + C Z Trong đó: Qi: Khối lượng công tác xây dựng thứ j Dvli, Dnci,Dmi : Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng cơ bản của công tác xây dựng thứ i. P: định mức chi phí chung. CL: Chênh lệch vật liệu ( nếu có ) K,K: Hệ số điều chỉnh nhân công và máy thi công ( nếu có ). Z: Gía thành xây dựng. Chủ đầu tư căn cứ vào giá thành dự toán xây dựng, các điều kiện cụ thể nơi xây dựng công trình về tổ chức cung ứng vật tư, vật liệu xây dựng, về giải pháp công nghệ thi công xây dựng hợp lý hơn,... để xây dựng giá thành công trình của Chủ đầu tư làm căn cứ lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình. Chủ đầu tư có thể thuê các tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ điều kiện và năng lực để xác định giá thành công trình theo nguyên tắc trên. Sau đây là một ví dụ: Bảng 9: Dự toán giá thành xây dựng công trình gói thầu số 9 thuộc dự án cầu Vĩnh Tuy – Hà Nội. Phần: Công trình phụ trợ. Đơn vị: Đồng STT Khoản mục chi phí Diễn giải Công trình phụ trợ I Chi phí trực tiếp 1 Chi phí vật liệu VL 1.038.643.069 2 Chi phí nhân công NC*1,066*3,36 72.168.983 3 Chi phí máy thi công MTC*1,4 481.398.039 4. Trực tiếp chi phí khác 1,5%*(VL+NC+M) 23.883.151 Cộng chi phí trực tiếp T=VL+NC+M+TT 1.616.093.243 II Chi phí chung C = 5,3*T 85.652.942 Gía thành dự toán Z = T + C 1.701.746.185 Nguồn: Ban Kỹ thuật 2.2.4. Vai trò của việc xác định giá thành công trình cầu: Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, những người quản lý doanh nghiệp nắm được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thực tế của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, để có các quyết định quản lý thích hợp. Đối với việc xác định giá thành công trình cầu cũng có vai trò như vậy. Xác định giá thành kế hoạch công trình cầu là cơ sở để các nhà quản lý đưa ra các giải pháp thi công, đưa ra các quyết định sử dụng con người, nguyên vật liệu,...một cách hợp lý nhất nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch đã đề ra của doanh nghiệp cũng như các mục tiêu chung của xã hội. Còn xác định giá thành thực tế là căn cứ để các nhà quản lý nhìn nhận, đánh giá quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh của mình. Từ đó đưa ra các kết luận về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những thành tựu đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại. Đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại đó. Hơn nữa, ngành xây dựng là một ngành mang tính đơn chiếc, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố của điều kiện tự nhiên và những biến động của thị trường các yếu tố đầu vào. Vì vậy, xác định giá thành công trình cầu có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết để doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh khoa học và hiệu quả nhất. Điều này không những chỉ mang lại hiệu quả riêng cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho cả xã hội. Bởi thi công xây dựng các công trình cầu đều nhằm mục đích đưa vào sử dụng rộng rãi cho giao thông đi lại của xã hội. 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác hạ giá thành công trình cầu. 3.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác hạ giá thành công trình cầu: 3.1.1. Ảnh hưởng của yếu tố nguyên vật liệu: Như chúng ta đã biết, nội dung cơ bản nhất của quá trình sản xuất đó là quá trình lao động. Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trực tiếp cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được. Chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, đến hiệu quả của việc sử dụng vốn. Vấn đề đặt ra đối với yếu tố này trong công tác quản lý là phải cung ứng đúng tiến độ, số lượng, chủng loại và quy cách. Chỉ trên cơ sở đó mới bảo đảm nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, sản xuất kinh doanh có lãi, chu kỳ sống sản phẩm được kéo dài. Việc phân chia nguyên vật liệu chính hay phụ không phải dựa vào đặc tính vật lý, hóa học, khối lượng tiêu hao mà căn cứ vào sự tham gia của chúng vào cấu thành sản phẩm. Vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất còn thể hiện ở chỗ: Xét về mặt vật chất thì nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành thực thể của sản phẩm, chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Do đó cũng có thể nói, bảo đảm chất lượng của nguyên vật liệu cho sản xuất còn là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Xét về mặt tài chính ta còn thấy, vốn bỏ ra mua nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ lệ lớn trong vốn lưu động ( khoảng từ 40% đến 60% trong tổng số vốn lưu động ). Về mặt kinh doanh, trong cơ cấu giá thành yếu tố nguyên vật liệu cũng chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành ( thường chiếm tỷ trọng từ 60% đến 80% ). Đứng trên các góc độ này ta có thể rút ra kết luận: Nguyên vật liệu không những giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất mà nó còn giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý giá thành và tài chính trong các doanh nghiệp. Mặc dù, chi phí nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nhưng chịu ảnh hưởng lớn nhất từ hai nhân tố: mức tiêu hao nguyên vật liệu trong thi công và đơn giá nguyên vật liệu. Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trong giá thành thực tế, Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội sử dụng phương pháp sau: Số tuyệt đối: DVL = Chi phi vật liệu thực tế - Chi phí vật liệu dự toán. Số tương đối: %VL = Chi phí vật liệu thực tế x 100% Chi phí vật liệu dự toán - Nếu %VL > 100% và DVL >0 : chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm nguyên vật liệu. - Nếu %VL < 100% và DVL < 0 : chứng tỏ doanh nghiệp đã lãng phí nguyên vật liệu. 3.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố nhân công: Nhân công hay còn gọi là yếu tố lao động, là một trong ba yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất. Nếu không có lao động thì mọi hoạt động sản xuất bị ngừng trệ. Vì vậy, để quá trình sản xuất được thực hiện thì doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng chi phí để trả cho người lao động. Mặc dù chi phí này không chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành công trình cầu như chi phí nguyên vật liệu, nhưng những ảnh hưởng của nó đến giá thành công trình cầu thì không nhỏ. Chi phí nhân công của một công trình cầu chịu tác động của hai nhân tố chính là số lượng nhân công và giá thuê nhân công. Số lượng nhân công thay đổi theo sự thay đổi của khối lượng công việc cần làm đối với công trình đó. Do đó làm cho chi phí nhân công của công trình cũng thay đổi theo. Số lượng nhân công cũng phụ thuộc vào tiến độ thực hiện dự án xây dựng công trình. Từ đó, giá thành xây dựng công trình cầu cũng thay đổi theo. Giá thuê nhân công thì phụ thuộc vào cơ chế chính sách tiền lương của Nhà nước ( tiền lương cơ bản và hệ số lương, hệ số phụ cấp ). Khi đó thì giá thành xây dựng công trình cầu cũng thay đổi theo. Sau đây là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của chi phí nhân công ở Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội: - Số tuyệt đối: DNC = Chi phí nhân công thực tế - Chi phí nhân công dự toán. - Số tương đối: Chi phí nhân công thực tế %NC = x 100% Chi phí nhân công dự toán - Nếu % NC > 100% và DNC > 0: doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí nhân công. - Nếu % NC < 100% và DNC < 0: doanh nghiệp đã lãng phí chi phí nhân công. 3.1.3. Ảnh hưởng của yếu tố máy thi công: Đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói riêng thì máy móc thiết bị đóng một vai trò hết sức quan trọng đến quá trình tạo ra sản phẩm và hiệu quả của quá trình đó. Máy móc thiết bị thể hiện năng lực sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thị trường. Nó thể hiện ở chỗ doanh nghiệp đó có khả năng đảm nhận xây dựng các công trình phức tạp, có quy mô lớn và bảo đảm các chỉ số kinh tế - kỹ thuật của nhà đầu tư đưa ra hay không. Mặt khác, trong lĩnh vực xây dựng chi phí mua sắm máy móc thiết bị rất tốn kém. Bởi vì, ngành xây dựng mang tính đặc thù và đơn chiếc cho nên máy móc sử dụng thường có giá trị lớn và việc vận hành cũng phức tạp, đòi hỏi phát sinh nhiều chi phí khác như chi phí nhiên liệu, năng lượng. Do vậy, chi phí máy móc thiết bị cũng có ảnh hưởng khá lớn đến giá thành xây dựng công trình cầu. Sau đây là cách xác định mức độ ảnh hưởng của chi phí máy thi công: - Số tuyệt đối: DMTC = Chi phí MTC thực tế - Chi phí MTC dự toán. - Số tương đối: Chi phí MTC thực tế % DMTC = x 100% Chi phí MTC dự toán - Nếu %MTC > 100% và DMTC > 0: doanh nghiệp đẫ tiết kiệm chi phí máy thi công. - Nếu % MTC < 100% và DMTC < 0: doanh nghiệp đã lãng phí chi phí máy thi công. 3.1.4. Ảnh hưởng của chi phí chung: Chi phí chung là một khoản mục của giá thành xây dựng công trình cầu. Chi phí chung là chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình thi công xây dựng công trình, nhưng cần thiết để phục vụ công tác thi công, tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo sản xuất xây dựng công trình. Chi phí chung bao gồm: Chi phí quản lý hành chính, chi phí phục vụ nhân công trực tiếp thi công, chi phí phục vụ thi công và chi phí gián tiếp khác. Các chi phí này luôn biến động và liên quan đến toàn bộ sản phẩm xây dựng chứ không liên quan đến từng bộ phận kết cấu hay công tác riêng biệt. Để đánh giá tình hình thực hiện chi phí chung, Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội cũng đã dựa vào 2 chỉ số: số tuyệt đối và số tương đối. - Số tuyệt đối: DCPC = Chi phí chung thực tế - Chi phí chung dự toán. - Số tương đối: Chi phí chung thực tế %CPC = x 100% Chi phí chung dự toán - Nếu %CPC > 100% và DCPC > 0: doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí chung - Nếu % CPC < 100% và DCPC < 0: doanh nghiệp đã lãng phí chi phí chung 3.2. Thực trạng công tác hạ giá thành ở Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội. 3.2.1. Tình hình thực hiện công tác kế hoạch giá thành và hạ giá thành qua các năm. Trong quá trình hình thành và phát triển, Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội luôn đặt ra mục tiêu thực hiện các công trình tham gia xây dựng đạt chất lượng và tiết kiệm các chi phí. Để đánh giá tình hình này chúng ta hãy xem xét các kết quả hạch toán các chi phí trong khoản mục giá thành của Chi nhánh trong những năm qua thông qua 2 chỉ tiêu: - Mức hạ giá thành thực tế (DZ ) =Gía thành thực tế - Gía thành kế hoạch. - Tỷ lệ hạ giá thành thực tế (T ) = Gía thành thực tế x 100% / Gía thành kế hoạch. Chúng ta hãy xem xét bảng tổng hợp sau: Bảng 10: Tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành qua các năm. TT Năm Gía thành kế hoạch (đồng ) Gía thành thực tế (đồng ) DZ (đồng ) T ( % ) 1 2003 28.763.987.495 28.495.356.981 - 287.630.514 99,06 2 2004 10.109.388.967 11.840.111.226 1.730.722.259 117,12 3 2005 27.867.748.987 27.783.560.785 - 84.188.202 99,70 4 2006 38.398.873.655 38.187.475.235 - 211.398.420 99,45 Nguồn: Ban Tài vụ. Dựa vào bảng trên chúng ta thấy rằng tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội trong những ănm qua có những biến động, không ổn định. Điều này là do Chi nhánh trong những năm qua đang trong quá trình hình thành và phát triển. Mặt khác, những năm qua giá cả các yếu tố đầu vào luôn biến động, đặc biệt là giá cả các loại nguyên vật liệu trong thi công xây dựng công trình cầu như sắt, thép, cát sỏi. Nhìn chung, tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội thay đổi theo xu hướng tương đối khá tốt. Năm 2003 giá thành thực tế chỉ bằng 99,06% giá thành kế hoạch, tương đương với chênh lệch là 287.630.514 đồng. Tính đến thời điểm này Chi nhánh đã đi vào hoạt động được hơn 2 năm trong lĩnh vực xây dựng công trình cầu. Do vậy Chi nhánh đã có những kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức thi công nên đã đạt được thành tựu này. Nhưng sang năm 2004 sự chênh lệch giữa giá thành thực tế nhiều hơn giá thành kế hoạch là 1.730.722.259 đồng, tương đương với giá thành thực tế bằng 117,12% giá thành kế hoạch. Điều này là do năm 2004 Chi nhánh có sự chuyển giao công việc giữa 2 giám đốc Chi nhánh nên công tác quản lý lỏng lẻo, nội bộ Chi nhánh có dự xáo trộn làm cho cán bộ công nhân viên Chi nhánh làm việc mất tập trung, không hiệu quả. Dẫn đến tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Chi nhánh không hiệu quả, các chi phí xây dựng công trình tăng hơn nhiều so với mức dự toán ban đầu. Năm 2005 và năm 2006 tình hình thực hiện kế hoạh giá thành của Chi nhánh đã lấy lại được sự ổn định và có hiệu quả hơn. Nhưng trong 2 năm này thị trường nguyên vật liệu nước ta có những biến động lớn về giá cả nên đã ảnh hưởng lớn đến công tác hạ giá thành ở Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội. Bảng tổng hợp sau ( bảng 13 ) sẽ chi tiết và cụ thể hơn sự biến động tình hình công tác hạ giá thành trong những năm qua của Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội. Năm 2003, các khoản mục chi phí trong giá thành xây dựng công trình đã được Chi nhánh sử dụng tiết kiệm. Do vậy giá thành thực tế đã thấp hơn giá thành kế hoạch như đã phân tích ở trên. Đây là một thành tựu lớn của Chi nhánh trong việc thực hiện chiến lược hạ giá thành. Năm 2004, tất cả các chi phí trong giá thành xây dựng đều tăng so với kế hoạch ban đầu. Trước hết là chi phí nguyên vật liệu tăng 567.961.937 đồng. Nguyên nhân là do công tác quản lý lỏng lẻo dẫn đến thất thoát trong quá trình thi công xây dựng công trình. Chi phí nhân công thực tế cũng tăng khá lớn so với dự toán ban đầu. Nguyên nhân là do Chi nhánh đã không xây dựng chiến lược thuê mướn và sử dụng nhân công hợp lý và khoa học. Dẫn đến số lượng nhân công thuê ngoài lớn và với chi phí cao. Từ việc không có chính sách lao động hợp lý nên làm cho chi phí sử dụng máy thi công và chi phí chung thực tế cũng tăng lên. Năm 2005, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công thực tế đã giảm hơn so với kế hoạch. Nhưng chi phí nguyên vật liệu và chi phí chung thực tế vẫn còn tăng so với kế hoạch. Nguyên nhân là do trong năm này thị trường nguyên vật liệu nước ta có những biến động về giá cả, nên khi lập dự toán Chi nhánh đã không tính hết được sự biến động này. Do có sự xáo trộn, thay đổi về cán bộ quản lý nên chi phí chung cũng tăng lên. Năm 2006, Chi nhánh đã cắt giảm được hầu hết các chi phí trong giá thành xây dựng công trình. Với sự ổn định hơn về mặt nhân sự và sự quản lý có khoa học hơn, Chi nhánh đã có những chính sách hợp lý trong việc sử dụng nguyên vật liệu, sử dụng nhân công và sử dụng máy thi công nên đã tiết kiệm được những chi phí này. Tuy vậy, chi phí chung vẫn chưa tiếi kiệm được. Nhìn chung tình hình công tác hạ giá thành qua các năm ở Chi nhánh Tổng công ty 4- Hà Nội đã đạt được một số thành tựu nhất định. Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại như chi phí chung hầu hết các năm đều tăng, trừ năm 2003. Chi nhánh cần phải xem xét tìm ra nguyên nhân để cắt giảm những chi phí không cần thiết để không ảnh hưởng đến chiến lược chung của Chi nhánh là cắt giảm chi phí đồng thời đảm bảo chất lượng công trình. Bảng 11: Tình hình thực hiện kế hoạch các khoản mục chi phí trong giá thành công trình cầu qua các năm. Đơn vị: Đồng TT Năm NVL NC MTC CPC 1 2003 KH 18.125.645.480 3.270.535.632 6.354.915.918 1.012.890.465 TT 18.063.758.201 3.256.986.481 6.228.745.510 945.866.789 DZ - 61.887.279 - 13.549.151 -126.170.408 - 67.023.676 T(%) 99,66 99,58 98,01 93,38 2 2004 KH 6.015.463.380 1.143.824.357 2.035.245.137 914.856.093 TT 7.147.315.624 1.438.496.285 2.145.573.637 1.108.725.680 DZ 1.131.852.244 294.671.928 110.328.500 193.869.587 T(%) 118,81 125,76 105,42 121,19 3 2005 KH 17.837.862.425 3.058.641.752 5.985.279.257 987.965.553 TT 18.089.468.651 2.792.615.487 5.807.562.118 1.093.014.529 DZ 251.606.226 - 266.026.265 - 177.717.139 105.048.976 T(%) 101,41 91,30 97,03 110,63 4 2006 KH 24.735.581.572 4.469.325.771 8.093.785.638 1.100.180.674 TT 24.561.988.952 4.384.857.649 7.847.925.695 1.392.702.939 DZ -173.592.620 -84.468.122 - 245.859.943 292.522.265 T(%) 99,29 98,04 96,96 126,59 Nguồn: Phòng Tài vụ Sau đây là bảng tổng hợp tính toán tỷ lệ các khoản mục chi phí trong cơ cấu giá thành thực tế qua các năm của Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội. Bảng 12: Tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành thực tế qua các năm. Đơn vị: % TT Khoản mục chi phí Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Chi phí nguyên vật liệu 63,40 60,36 65,11 64,32 2 Chi phí nhân công 11,43 12,15 10,05 11,48 3 Chi phí máy thi công 21,85 18,13 20,90 20,55 4 Chi phí chung 3,32 9,36 3,94 3,65 5 Gía thành 100 100 100 100 Nguồn: Ban Tài vụ Dựa vào bảng trên chúng ta có thể thấy được rằng: Chi phí nguyên vật liệu và chi phí máy thi công trong cơ cấu giá thành thực tế chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng. Chi phí nguyên vật liệu tăng từ 63,4% năm 2003 lên 64,32% năm 2006. Chi phí nhân công và chi phí máy thi công tăng giảm không ổn định. Còn chi phí chung có xu hướng giảm dần. Chúng ta cũng đã biết rằng cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật – công nghệ thì xu hướng biến đổi tiến bộ của cơ cấu giá thành xây dựng là giảm tỷ trọng các khoản chi phí chung và chi phí nhân công , còn tăng tỷ trọng các chi phí nguyên vật liệu và chi phí máy thi công. Như vậy, nhìn chung sự biến động tỷ trọng các khoản mục chi phí trong cơ cấu giá thành của Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội là theo xu hướng tốt, phù hợp với quy luật phát triển của quá trình sản xuất hiện đại. 3.2. Phân tích tình hình hạ giá thành một số công trình cầu Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội đã thực hiện: Trong quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội đã tham gia thực hiện nhiều công trình cầu lớn nhỏ khác nhau. Chi nhánh đã đề ra mục tiêu chiến lược phát triển là một mặt hạ giá thành xây dựng công trình, một mặt đảm bảo chất lượng công trình. Trong công tác hạ giá thành, Chi nhánh đã chủ trương cắt giảm chi phí nhân công và chi phí chung. Chi nhánh đã đưa ra các biện pháp thi công hợp lý đối với từng công trình cụ thể. Nhờ đó cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và giảm chi phí chung. Mặt khác Chi nhánh tận dụng số máy móc thiết bị hiện có để thay thế sức lao động con người nên giảm được chi phí nhân công. Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội đã và đang tham gia thi công xây dựng nhiều công trình có giá trị lớn, mang ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng đối với sự phát triển chung của đất nước. Đó là các công trình cầu như: cầu Vĩnh Tuy ( Hà Nội ), công trình cầu S2 – Nam Định, cầu vượt đầm Thị Nại ( Quy Nhơn – Bình Định ),... Vì vậy, để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này chúng ta xem xét công tác hạ giá thành một số công trình Chi nhánh đã thực hiện. Bảng 13: Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của một số công trình cầu Đơn vị: Đồng TT Tên công trình Gía thành Chênh lệch T ( % ) Kế hoạch Thực tế 1 Dự án S2 – Nam Định 18.256.978.455 18.678.676.284 421.697.829 102,31 2 Cầu Đà Rằng – Phú Yên 5.437.278.645 5.056.453.742 - 380.824.903 92,99 3 Cầu Vĩnh Tuy( CTPT) 1.701.746.085 1.879.638.806 177.892.721 110,45 Nguồn: Ban Tài vụ Qua đây cho thấy thực tế thi công xây dựng các công trình luôn phát sinh những chi phí và làm cho giá thành thực tế thường cao hơn giá thành kế hoạch. Điều này là do sự tác động của các yếu tố: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí chung. Cụ thể: 3.2.1. Ảnh hưởng của chi phí nguyên vật liệu: Như đã phân tích ở mục trước, nguyên vật liệu là một trong 3 yếu tố đầu vào quan trọng không thể thiếu của quá trình sản xuất. Đặc biệt đối với công trình cầu, nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn cấu thành nên sản phẩm. Do vậy, nguyên vật liệu là yếu tố tác động lớn nhất đến giá thành của công trình cầu. Bảng tổng hợp sau sẽ làm rõ hơn sự tác động của chi phí nguyên vật liệu đến công tác hạ giá thành công trình cầu. Bảng 14: Tình hình biến động chi phí nguyên vật liệu của một số công trình. Đơn vị: Đồng TT Tên công trình Kế hoạch Thực tế Chênh lệch T ( % ) 1 Dự án S2 – Nam Định 11.467.838.398 11.958.796.529 490.958.131 104,28 2 Cầu Đà Rằng – Phú Yên 2.968.584.265 2.758.197.336 - 210.386.929 92,91 3 Cầu Vĩnh Tuy ( CTPT ) 1.062.526.220 1.235.087.264 172.561.044 116,24 Nguồn: Ban Tài vụ Từ bảng trên cho thấy chi phí nguyên vật liệu thực tế hầu như đều tăng so với dự toán ban đầu. Chi phí nguyên vật liệu công trình cầu S2 – Nam Định và công trình phụ trợ công trình cầu Vĩnh Tuy đều tăng. Công trình cầu Đà Rằng đã tiết kiệm được chi phí này so với mức dự toán ban đầu là 210.386.929 đồng. Những biến động này đều do tác động của nhiều nhân tố khác nhau, nhưng chịu tác động mạnh nhất của 2 nhân tố: Sự biến động giá cả nguyên vật liệu và mức tiêu hao nguyên vật liệu thực tế so với kế hoạch. Thật đúng vậy, trong những năm qua thị trường nguyên vật liệu luôn biến động về giá cả với chu kỳ thời gian ngắn. Trong khi đó thời gian thi công xây dựng công trình cầu luôn dài và phụ thuộc nhiều vào điều kện tự nhiên. Khi có những sự thay đổi trong thi công phải mất khoảng thời gian để đội thi công báo cáo và nhận được sự chấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31913.doc
Tài liệu liên quan