Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng, tái định cư

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH BAN HÀNH TỪ SAU 1993 CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỀN BÙ TĐC 4

I. Cơ sở lý luận chính sách TĐC bắt buộc 4

II. Khuôn khổ pháp luật đất đai hiện hành về đền bù TĐC 6

1. Về đối tượng được đền bù 6

2. Chính sách về giá đền bù 8

3. Đề bù về tài sản 11

4. Chính sách hỗ trợ và lập khu TĐC 12

5. Công tác tổ chức thực hiện đền bù GPMB và TĐC 14

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỀN BÙ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ 18

I. Thực trạng công tác đền bù về đất đai và TS theo NĐ 22/CP 18

1. Thực trạng xác định giá đất hiện nay 18

2. Thực trạng đền bù về đất đai và các tài sản gắn liền với đất 19

3. Thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ, TĐC khi thu hồi đất GPMB 24

3.1. Về chính sách TĐC 24

3.2. Về chính sách hỗ trợ 25

II. Phân tích kết quả điều tra 26

1. Phương pháp điều tra 26

2. Kết quả sóo liệu điều tra 26

2.1. Mục đích thu hồi hồi đất và phương án đền bù 26

2.2. Chính sách - chế dodọ hỗ trợ 27

2.3. Giá đất đền bù: một số vướng mắc 28

2.4. Đền bù về tài sản, cây cối, hoa màu gắn liền với đất bị thu hồi 30

2.5. Cơ sở hạ tầng khu TĐC 30

2.6. Trình độ hiểu biết pháp luật đất đai về đền bù thiệt hại 31

III. Các yếu tố cơ bản tác động đến công tác đền bù, TĐC trong quá trình áp dụng, thực hiện NĐ 22/CP 32

1. Tác động của nhiệm vụ điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất và lập bản đồ địa chính 34

2. Tác động của công tác quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất đến công tác đền bù GPMB và TĐC 36

3. Nhiệm vụ ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất tác động đến công tác đền bù TĐC. 38

4. Nhiệm vụ giao đất, cho thuê đất tác động đến đền bù GPMB và TĐC 39

5. Đang ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 40

6. Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý và sử dụng đất đai 43

7. Giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai tác động đến công tác đền bù TĐC 44

IV. Tính pháp chế 45

1. Xây dựng văn bản pháp luật 45

2. Tính pháp chế trong công tác đền bù GPMB và TĐC 45

2.1. Cơ chế, chính sách được ban hành 46

2.2. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 48

2.3. Nghĩa vụ của người bị ảnh hưởng 49

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI GPMB, TĐC 51

1. Về phương pháp xác định giá đất để tính đền bù thiệt hại 51

2. Vấn đề xác định hạn mức đất ở của mỗi hộ gia đình 52

3. Về điều kiện để được đền bù thiệt hại 53

4. Miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất cho các trường hợp phải chi phí đền bù thiệt hại 53

5. Về xây dựng đồng bộ khu tái định cư 54

* KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55

1. Kết luận 55

2. Kiến nghị 57

2.1. Hoàn thiện chính sách pháp luật 57

2.2. Mục tiêu và tổ chức thực hiện 59

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng, tái định cư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t TĐC không thống nhất với mức đất ở giao đất giãn dân nông thông. Khu vực nội thành nhiều trường hợp khi mở đường chỉ bị thu hồi một phần, diện tích đất còn lại vãn đủ để ở và ở vị trí mặt đường nhưng vẫn được xét giao đất TĐC. Công trình Cầu Cứng Hoà Bình thi công đúng vào thời điểm Chính phủ ra văn bản miễn giảm 60.000 tiền sử dụng đất cho công nhân Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, với diện tích TĐC là 60m2 nên công tác thực hiện TĐC rất thuận lợi. Tỉnh Hải Dương không có chính sách TĐC cho người dân, riêng trường hợp khi xây dựng Nhà máy nhiệt điện Phả Lại có tới 140 hộ ảnh hưởng, dự án có chính sách TĐC cho 140 hộ công nhân Nhà máy, trong đó chỉ có 40 khu TĐC. Khu TĐC không mang tính chất ổn định vì huyện chưa có quy hoạch sử dụng đất. Khu TĐC Dung Quất - quảng Ngãi cơ sở hạ tầng không đảm bảo, chưa có hệ thống thoát nước chưa đổ nền để xây dựng khôi phục nguồn thu nhập rất chật vật do không được sự hỗ trợ nào từ phía chính quyền địa phương. Khu vực Phả Tâm Giang (Thừa Thiên Huế) sau khi bị lũ lụt 1999, tỉnh đã đầu tư kinh phí thiết lập khu vực TĐC nhưng thực tế, những khu nhà được dùng cho người bị ảnh hưởng chỉ được gọi là khu nhà tạm làm bằng nguyên vật liệu đơn giản. Phương án đền bù, thực hiện TĐC của các công trình xây dựng các khu công nghiệp, khu chế suất do chủ đầu tư lập. Hội đồng đền bù GPMB tham gia với tư cách tư vấn, nên trách nhiệm của chính quyền địa phương thường không cao như các dự án phục vụ cho lợi ích an ninh quốc phòng, lợi ích công cộng. 3.2. Về chính sách hỗ trợ Trên địa các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Vinh (Nghệ An), Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh các chính sách hỗ trợ được áp dụng và thực hiện tương đối đầy đủ. Hỗ trợ di chuyển, trợ cấp nhân khẩu, trợ cấp gia đình chính sách, trợ cấp di chuyển điện thoại, công tơ điện, lắp đường ống nước, hỗ trợ công tôn tạo... Chính sách hỗ trợ của Tỉnh Hải Dương không thực hiện theo quy định Nghị định 22/CP, của hộ di chuyển, trợ cấp nhân khẩu, trợ cấp gia đình chính sách, trợ cấp di chuyển điện thoại, công tơ điện, lắp đường ống nước, hỗ trợ công tôn tạo... Chính sách hỗ trợ của Tỉnh Hải Dương không thực hiện theo quy định của Nghị định 22/CP các hộ di chuyển nhanh chấp hành đúng chính sách không được thưởng tiến độ, còn các hộ chây lỳ được hỗ trợ 3.000.000đ/hộ (công trình kênh thải mà máy nhiệt điện Phả Lại). Một số gia đình sống dựa vào vườn cây, ao cá nguồn thu nhập bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thời gian đền bù kéo dài suốt ai năm không giải quyết dứt điểm (dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 18). Nhìn chung việc đền bù chưa hoàn toàn trả giá trị thiệt hại thực tế của người có đất bị thu hồi). II. Phân tích kết quả điều tra 1. Phương pháp điều tra Để triển khai thực hiện có kết quả công tác điều tra bằng phiếu, các đoàn công tác đã được phân công trực tiếp đến liên hệ công tác với các cơ quan có thẩm quyền ở các khu vực điều tra. Đoàn đã phối hợp với các Sở địa chính, Sở địa chính nhà đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc TW tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra xã hội học về công tác đền bù GPMB và TĐC cho cán bộ từ cấp xã, phối hợp lựa chọn khu vực điều tra phiếu. Cơ sở tài liệu hỗ trợ cho công tác điều tra bao gồm trích lục bản đồ khu vực điều tra, bảng giá đất kèm theo phương án đền bù của các dự án, báo cáo tổng kết công tác đền bù TĐC của một số thành phố có đặc thù. Kết hợp phổ biến, tuyên truyền chính sách pháp luật cho nhân dân các khu vực điều tra, động viên nhân dân kê khai, phản ánh trung thực về quyền lợi được hưởng do các dự án thực hiện, tiếp thu ý kiến của nhân dân để phản ánh kịp thời cho các Sở địa chính có biện pháp phúc tra, kiểm tra và khắc phục những tồn tại trong quá trình đền bù TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. 2. Kết quả sóo liệu điều tra Khu vực điều tra; 10 tỉnh, thành phố trực thuộc TW: Hoà Bình, Thành phố Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Thuận, Đồng Nai, Gia Lai, Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng hợp số liệu và nhận xét kết quả điều tra như sau: 2.1. Mục đích thu hồi hồi đất và phương án đền bù Trong tổng số 6.134 hộ, có tới 4.929 hộ gia đình bị thu hồi đất sử dụng vào mục đích xây dựng phát triển hệ thống, giao thông thuỷ lợi, 709 hộ phạm vi thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, 205 hộ thuộc phạm vi giải toả xây dựng công trình công cộng và 291 hộ bị thu hồi đất xây dựng các khu dân cư. Trong đó đền bù bằng tiền là phương án chiếm ưu thế chủ yếu được áp dụng ở thành phố Hồ Chí Minh (99,9%). Đồng Nai (99,96%), Đà Nẵng (99,22%), Hải Dương (99,81%), Bình Thuận, Gia Lai chiếm 100%, Hà Nội chiếm 89,11%. Quỹ đất địa phương phục vụ cho công tác đền bù TĐC tại các đô thị loại I, loại II, không đáp ứng được yêu cầu TĐC của các hộ bị ảnh hưởng. Thực tế, với số tiền được đền bù, người dân không đủ khả năng để tìm mua một mảnh đất có diện tích, giá trị tương đương, đặc biệt là đối với những hộ sống chủ yếu bằng nghề kinh doanh, buôn bán. ở thành phố Hồ Chí Minh công tác xây dựng giá đất nói chung và giá đất đền bù tương đối sát với giá thị trường, đây được coi là địa điểm thử nghiệm các mô hình định giá đất, việc xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất được cập nhật thường xuyên, trong khi ở các tỉnh, thành phố khác chưa đưa thành các chương trình nghiên cứu cụ thể. Trong nhiều năm nay, không có cơ quan trực tiếp làm nhiệm vụ khảo sát, thu thập tổng hợp, phân tích biến động giá đất, để xây dựng, trình duyệt giá đền bù sát với thời điểm bắt đầu dự án. Với tổng số 3.999.822m2 đất bị thu hồi, trong phương án đền bù bằng đất, chỉ có 22,52% được lựa chọn nhưng phần lớn, các dự án, phương án đền bù đều vi phạm quy định của NĐ 22/CP. - Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu TĐC ở các địa phương hầu hết, đều không hoàn chỉnh, thời gian kéo dài, chậm tiến độ, địa điểm TĐC chưa đáp ứng mục tiêu khôi phục cuộc sống của dân. - Tiến độ thực hiện công tác đền bù trì trệ, một số khu vực đô thị, dân nộp tiền đất từ năm 1998, đến năm 2001 vẫn chưa được nhận đất TĐC. Dân ký nhận phương án đền bù từ năm 1997 đến cuối năm 2000 chưa được trả tiền đền bù (quốc lộ 1A Huyện Thanh Trì - Hà Nội). - Chính sách đền bù bằng đất, bằng tiền chưa công bằng giữa các loại đất với nhau, giữa hộ gia đình với hộ gia đình, giữa hai địa phương liền kề, phân biệt giữa hai đối tượng sử dụng đất có ngành nghề khác nhau (Chí Linh - HD). 2.2. Chính sách - chế độ hỗ trợ Chính sách, chế độ hỗ trợ trong quá trình GPMB, đền bù TĐC, các chính sách hỗ trợ thực tế thực hiện sai so với quy định của NĐ 22/CP hoặc thực hiện chưa đầy đủ. Trong khi một số tỉnh, thành phố lớn, chính sách này được thực hiện khá tốt như Thành phố Hồ Chí Minh (95,63%). Đà Nãng 62,6%, Hà Nội 99,96%. Hoà Bình 53,7% thì Bình Thuận, Thừa Thiên Huế khong có chính sách hỗ trợ bằng tiền cũng như đào tạo, tuyển dụng. Đối với dự án thu hồi đất để làm đường, xây dựng hệ thống đê điều thuỷ lợi chủ yếu được hỗ trợ bằng tiền, dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, thực hiện đào tạo chuyển nghề dựa trên căn cứ diện tích đất nông nghiệp bị mất là bao nhiêu sẽ được cử một người đi đào tạo, thực tế lực lượng lao động này không đáp ứng được yêu cầu về trình độ kỹ thuật của các nhà máy, xí nghiệp, có trường hợp chỉ làm được một thời gian ngắn lại bị đào thải. Tình trạng không có việc làm ngày càng gia tăng đối với các dự án chiếm dụng diện tích đất nông nghiệp lớn, sự chuyển dần tự do vào các thành phố lớn là không tránh khỏi gây nên khó khăn trong công tác quản lý xã hội. 2.3. Giá đất đền bù: một số vướng mắc Diện tích đất được đền bù: Cách xác định hạn mức đất được đền bù còn tuỳ tiện. Mỗi tỉnh có cách xác định khác nhau như ở Hải Dương, hạn mức đất áp dụng không giống nhau giữa các đối tượng sử dụng, dao động từ 150 đến 400m2 (dự án quốc lộ 18), có dự án tính theo cách phân chia tỷ lệ giữa hạn mức theo quy định và hiện trạng sử dụng đất. Hà Nội có sự chênh lệch về diện tích thực đang sử dụng và diện tích tính theo bản đồ 299. Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, hạn mức đất đền bù giao động từ 200 - 300m2, phần còn lại đền bù theo đất vườn liền kề hoặc đất trồng cây lâu năm mặc dù, trước khi thu hồi đất, người bị ảnh hưởng đã phải đóng thuế theo cùng một loại đất thổ cư. - Loại, hạng đất. Đền bù đất nông nghiệp theo hạng đất đã quá lạc hậu vì việc phân hạng đất đai ở thời điểm từ năm 1993 đến nay không còn phù hợp. Quản lý Nhà nước về đất đai của các cấp chính quyền cơ sở chưa chặt chẽ gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước, Sóc Sơn (Hà Nội) khai giảm hạng đất để giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp nhưng khi đền bù đất hạng 3,4 được hỗ trợ thêm cho ngang bằng với giá đất hạng 1,2 không có hỗ trợ. Hoà Bình đất nông nghiệp được đền bù có tính đến hệ số K trong khi đất ở không có hệ số K và còn tồn tại rất lớn về giá đất ở những vùng giáp ranh. Thực tế hiện nay, khu vực đồng bằng và vùng núi, trung du được quy thành cùng một loại đất, hạng đất, vấn đề này liên quan đến năng suất cây trồng, khâu tiêu thụ sản phẩm là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá đất, đặc biệt là đất đền bù. - Điều kiện được đền bù về đất Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ vào giấy tờ hợp pháp đã hoàn tất thủ tục và nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Thực tế đối với đất thổ cư chỉ 3,4% là đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 62,62% đất có giấy tờ hợp lệ, 19,15% chưa có giấy tờ Đất nông nghiệp đã có GCN - QSDĐ là 0,2%, 10,8% có giấy tờ hợp lệ, hợp pháp, 0,97% có giấy tờ hợp pháp nhưng không hợp lệ. Đà Nẵng căn cứ vào hai mốc thời gian từ trước 8/1/1988 và sau 8/1/1988 đến trước ngày 15/10/1993 để xác định giá trị đền bù thiệt hại về đất là 100% hay 80%. Theo điều tra chỉ có 6,3% đất có GCN - QSDĐ 59,24% có giấy tờ hợp lệ. Trong 10 Tỉnh điều tra chỉ có Tỉnh Hải Dương có tỷ lệ cấp GCN - QSDĐ đất cao nhất chiếm 72,3% thực tế công tác cấp GCN - QSDĐ mang tính chất hình thức, chạy theo tiến độ, có hộ được cấp đến 4 lần giấy chứng nhận mà sử dụng đất vẫn không ổn định. - Giá đất đền bù Hầu hết các dự án chưa công bố cụ thể đơn giá, cách áp dụng hệ số của từng loại đất. Người nông dân mới chỉ biết tổng giá trị đền bù. Phương thức trả tiền một số địa phương chưa đảm bảo tính công khai dân chủ. Đối với đất nông nghiệp: đơn giá đền bù hiện nay của các địa phương nhìn chung là thoả đáng. Song để lại hậu quả rất lớn cho xã hội là giải quyết việc làm cho các đối tượng này. Đối với đất khu dân cư nông thôn, đất ở đô thị đơn giá đền bù và giá chuyển nhượng chênh lệch lớn, Hà Nội từ 2 - 7 lần, thành phố Hồ Chí Minh 3 - 5 lần, Hoà Bình 1 - 2 lần, Đà Nẵng chênh lệch thấp nhất là 3 lần... Giá đất đền bù giữa các vùng giáp ranh chênh lệch lớn, ở Đồng Nai (hai xã liền kề) đền bù một bên là 9.600 đồng/m2 và một bên đền bù là 15.000 đồng/m2, sự chênh lệch giá đền bù giữa Sóc Sơn - Hà Nội và Yên Phong - Bắc Ninh khá lớn , vùng giáp ranh giữa thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương chênh lệch nhau 3 - 4 lần. - Đặt hạng 1: 33.600đ/m2 - Đất hạng 1: 40.000đ/m2 - Đặt hạng 2: 12.300đ/m2 - Đất hạng 2: 36.000đ/m2 - Hệ số K : 1.00 - Hệ số K: 1.50 QL 18 X. Kim Lũ (Sóc Sơn) Hà Nội O X. Hoà Tiến (Yên phong Bắc Ninh O Điểm tiếp giáp 2 xã 2.4. Đền bù về tài sản, cây cối, hoa màu gắn liền với đất bị thu hồi - Đơn giá đền bù nhà cấp IV phần lớn được nhân dân chấp nhận, vướng mắc tồn tại chủ yếu với loại nhà cấp II trở lên do chưa có quy định về tính khấu hao giá trị công trình. Thành phố Hồ Chí Minh công tác xác định giá trị thiệt hại thực tế công trình thực hiện tốt. Hà Nội tính khấu hao 20% đối với tất cả các loại nhà từ cấp II trở lên không xét đến công trình đó xây dựng từ năm nào; Hoà Bình tính khấu hao 10% cho các công trình sau đó cộng 10% hỗ trợ để đảm bảo theo giá xây dựng mới: Đồng Nai chủ yếu dựa vào tính hợp pháp, hợp lệ của đất đai mà không tính đến các yếu tố khác như: cấp giấy phép trong đô thị, quản lý môi trường. 2.5. Cơ sở hạ tầng khu TĐC Cơ sở hạ tầng khu TĐC đạt ở mức trung bình; Hoà Bình 29,06%, Hà Nội 65,71%, Bình Thuận 12,84%, Đồng Nai cơ sở hạ tầng đạt ở mức tốt là 25,59%. Việc xây dựng khu TĐC còn nhiều địa phương chưa thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai, không chuẩn bị quỹ đất, quỹ nhà ở trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm - 10 năm. Mặt khác, nhiều dự án có diện tích Ê 1ha không lập phương án GPMB, chuẩn bị trước khu TĐC. Xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực TĐC ở 10 tỉnh, thành phố thuộc địa bàn điều tra chưa tính hết đầy đủ các yếu tố khôi phục nguồn thu nhập, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với người bị ảnh hưởng. 2.6. Trình độ hiểu biết pháp luật đất đai về đền bù thiệt hại Tổng hợp số liệu điều tra cho thấy, việc phổ biến pháp luật đất đai, chính sách GPMB và TĐC của Hội đồng đền bù cho người bị thu hồi đất ở một số địa phương khá cao: Hà Nội được phổ biến 99,87%, Hoà Bình 99,26%, Hải Dương 63%, Nghệ An 99,67%, Bình Thuận 90,95%, Thừa Thiên Huế 74,4%, Đà Nẵng 91,34%, Đồng Nai 100%, Gia Lai 100%, Thành phố Hồ Chí Minh 100%. Tuy nhiên, trừ những khu dân cư đô thị của các thành phố, dân cư khu vực nông thôn, do trình độ dân trí còn thấp, người bị ảnh hưởng không tiếp thu một cách có hệ thống nội dung của NĐ 22/CP mà mới chỉ quan tâm đến số điện tích đất bị thu hồi, đơn giản nhất, đền bù đất được bao nhiêu? nhà cửa, cây cối, hoa màu được hưởng không đưa ra những thắc mắc, kiến nghị để giải thích, giải quyết kịp thời, dẫn đến tình trạng khiếu kiện về đền bù TĐC chiếm tỷ lệ 50% tổng đơn thư khiếu kiện về đất đai trong cả nước. * Tổng hợp số liệu điều tra ở 10 tỉnh, thành phố: (có phụ lục kèm theo) * Tổng diện tích đất thu hồi: 3.999.821,78m2 - trong đó + Đất thổ cư: 1.179.475,74m2 + Đất nông nghiệp: 2.820.346,04m2 * Cơ sở pháp lý của đất trước khi đền bù TĐC - Đất đô thị: + Đất đã có GCN QSDĐ: 18,43% + Đất có giấy tờ hợp lệ: 36,69% + Đất chưa có giấy tờ: 18,77% + Nhà ở thuê: 0,87% + Nhà ở đã thanh lý: 0,14% + Nhà dân tự xây dựng hoặc mua: 19,43% - Đất NN, LN, đất ở nông thôn: + Đất đã có GCN QSDĐ: 17,01% + Đất được cấp có thẩm quyền giao cho thuê nhưng chưa được cấp GCN QSDĐ: 13,46% + Đất có giấy tờ hợp lệ, hợp pháp: 1,63% + Đất có giấy tờ hợp pháp nhưng chưa hợp lệ: 0,22% + Đất chưa có giấy tờ: 0,95% + Đất công ích: 0,68% * Các hình thức đền bù: - Đền bù về đất: + Đền bù bằng đất: 426.655,8m2 + Đền bù bằng tiền: 830.932 tỷ đồng + TĐC: 465 hộ 5.669,0 m2 - Đền bù tài sản, cây cối hoa màu: 141,180 tỷ đồng * Trình độ hiểu biết pháp luật và nguyên nhân khiếu kiện (bình quân) - Về NĐ 22/CP và Luật đất đai: + Đã được đọc: 53,60% + Đã được phổ biến: 39,12% + Chưa biết NĐ 22/CP: 7,00% - Nguyên nhân vướng mắc: + Do chủ trương chính sách: 0,16% + Do chỉ đạo thực hiện của địa phương: 6,86% + Do Hội đồng đền bù: 32,98% III. Các yếu tố cơ bản tác động đến công tác đền bù, TĐC trong quá trình áp dụng, thực hiệnNĐ 22/CP * Quản lý Nhà nước về đất đai tác động đến công tác đền bù TĐC Hiện nay, nhu cầu về đất đai để phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ngày càng tăng. Trong điều kiện quỹ đất không thay đổi thì việc thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ mục tiêu đã được quy hoạch là một biện pháp duy nhất. Việc thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải dựa vào quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Khi đó, tổ chức, cá nhân được giao đất, thuê đất có nghĩa vụ phải đền bù thiệt hại về quyền sử dụng đất (QSDĐ) và các tài sản trên đất cho người bị ảnh hưởng. Trong những năm gần đây, việc thu hồi đất GPMB là điều kiện tiên quyết để triển khai các dự án, nhưng đây lại là khâu gặp nhiều ách tắc nhất do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là do công tác quản lý Nhà nước về đất đai trước đây còn yếu kém, không chặt chẽ, nhiều vướng mắc trong quan hệ quản lý và sử dụng đất đai để tồn đọng khá dài không giải quyết được. Nhiều trường hợp, Nhà nước phải được nhiều công nhân QSDĐ của các chủ sử dụng vi phạm pháp luật đất đai không có chứng thư pháp lý hoặc để xảy ra các tranh chấp kéo dài không giải quyết được do không có giấy tờ hay vì một quyết định vội vàng của cấp có thẩm quyền. Trong quá trình triển khai công tác đền bù GPMB và TĐC, ngoài giá trị QSDĐ, việc xác định giá trị đền bù, bồi thường thiệt hại thoả đáng cho người bị ảnh hưởng phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở pháp lý của thửa đất và chế độ chính sách đất đai. Đây chính là sự phản ánh triệt để của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Để đánh giá một cách chính xác tương đối, toàn diện sự tác động của công tác quản lý Nhà nước về đất đai đến việc đền bù GPMB và TĐC cần thiết phải phân tích sự tác động này thông qua 7 nhiệm vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó, mỗi nhiệm vụ đều có các khía cạnh tác động trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình triển khai dự án đền bù và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các lợi ích công cộng. 1. Tác động của nhiệm vụ điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất và lập bản đồ địa chính Việc điều tra khảo sát, đo đạc thành lập Bản đồ địa chính (BĐĐC) và đánh giá phân hạng đất được thực hiện thống nhất trong cả nước do Chính phủ chỉ đạo các tỉnh thực hiện. Nội dung này có tác động rất lớn đối với công tác đền bù GPMB và TĐC, là tiêu chí phản ánh tác động trực tiếp của công tác quản lý Nhà nước về đất đai khi bắt đầu triển khai dự án. Bản đồ địa chính là căn cứ để xác lập phương án đền bù cho người bị ảnh hưởng. Thông qua BĐĐC, ban GPMB có cơ sở để xác định các thông tin ban đầu về thửa đất như: hình thể, loại đất, hạng đất, vị trí thửa đất, diện tích, mục đích sử dụng và chủ sử dụng... Những thông tin này được cập nhật và chỉnh sửa thường xuyên theo biến động của đất đai, phản ánh chính xác hiện trạng sử dụng đất khu vực dự án. Nhà nước ta đã có sự quan tâm, đầu tư rất lớn trong việc điều tra, khảo sát, thành lập BĐĐC trên phạm vi toàn quốc và đặt nhiệm vụ này lên hàng đầu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, qua điều tra thực tế, các địa phương thực hiện triển khai công tác này còn chậm so với yêu cầu do các cấp chính quyền, các ngành chưa quan tâm đúng mức và chủ động đề xuất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất còn hạn hẹp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác đền bù GPMB và TĐC nói riêng. Về công tác phân loại, phân hạng đất: Đây là sự đánh giá có tính chất so sánh về mặt chất lượng, độ màu mỡ và khả năng sinh lợi của thửa đất. Hạng đất là những khoảnh đất có cùng khả năng sinh sản ra một lượng sản phẩm trong những điều kiện và trình độ thâm canh như nhau. Công tác phân loại, phân hạng đất sẽ xác định đúng giá trị thu lợi từ thửa đất đó và định ra được giá trị quyền sử dụng đất để tính thuế đất hoặc lập bảng giá đất khi tiến hành đền bù thu hồi đất. Về xác định loại đất: Nội dung này đã được các cấp có thẩm quyền quan tâm đúng mức trong quá trình khảo sát lập phương án đền bù, hầu hết các địa phương đã xác định, quy định chi tiết về loại đất đối với đất thổ cư và hạng đất đối với đất nông nghiệp. Căn cứ vào việc phân hạng, phân loại đất của địa phương, Nhà nước quy định bảng giá đất với định mức chung nhất trong toàn quốc thông qua NĐ 87/CP ngày 17/8/1994 về quy định khung gia các loại đất. Quyết định 302/TTg ngày 13/5/1996 về việc điều chỉnh hệ số K trong khung được chỉnh sửa, cập nhật thường xuyên nên hiện nay không còn phù hợp với tất cả các loại đất đang được sử dụng ở địa phương. Bảng giá đất này áp dụng để tính thuế thì dễ dàng được các chủ sử dụng đất chấp nhận, nếu áp dụng để tính giá trị quyền sử dụng đất trong công tác đền bù GPMB thì chỉ còn phù hợp với đất nông nghiệp do lợi dụng để sản xuất nông nghiệp thuần tuý gần như không thay đổi theo theo sự biến động của xã hội. Khi áp dụng bảng giá này để tính giá trị quyền sử dụng đất thổ cư, đất ao, vườn có lợi nhuận cao cho công tác đền bù GPMB thì hầu như không hợp lý. Trong khi đó, bảng giá đất của các địa phương sử dụng để tính đền bù hầu hết được xây dựng từ năm 1994 - 1996 và không được điều chỉnh nên không thể phản ánh được thực tế giá trị lợi nhuận các loại, hạng đất mang lại, các chủ sử dụng đất bị thiệt thòi nhiều khi bị giải toả. Trong thực tế, ở một số địa phương, người bị ảnh hưởng khi nhận tiền đền bù phải mua "nhiều cửa", thời gian kéo dài từ 6 tháng 10 tháng đến 20 tháng, thậm chí đền bù dự án kéo dài 30 tháng, nên khi người bị ảnh hưởng được nhận tiền đền bù thì giá đất khu vực đã có nhiều thay đổi (theo xu hướng ngày càng tăng cao), họ không thể tự lo TĐC tái tạo lại cuộc sống, đây chính là nguyên nhân gay ra nhiều thắc mắc, khiếu kiện trong quần chúng nhân dân khi áp giá đền bù. Ví dụ tại thị trấn Phả Lại, Huyện Chí Linh (Hải Dương), khi triển khai dự án thi công quốc lộ 18 (Hà Nội - Quảng Ninh), Ban GPMB huyện Chí Linh đã tiến hành điều tra, khảo sát lập phương án đền bù cho những người bị ảnh hưởng nằm trong ranh giới phải giải toả vào thời điểm đầu năm 1999. Nhưng đến đầu năm 2001 mới duyệt xong các phương án và chi trả tiền đền bù. Mặt khác, khi lập phương án, ban GPMB không xây dựng chính sách hỗ trợ theo chính sách hiện hành. Hậu quả là sau hai năm, giá đất tăng đột biến, người bị ảnh hưởng không thể tự tái lập cuộc sống đời sống hết sức khó khăn. Đây chính là vấn đề tồn tại, đến nay, huyện Chí Linh đặc biệt là thị trấn Phả Lại vướng mắc chưa tìm ra biện pháp giải quyết. Nhiệm vụ điều tra, khảo sát đánh giá, phân hạng đất, thành lập BĐĐC là nhiệm vụ quan trọng trong hàng đầu, giải quyết tốt nhiệm vụ này sẽ giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai đi vào nề nếp, đối với việc đền bù GPMB sẽ có cơ sở pháp lý đầu tiên xác định các thông tin về thửa đất, giá đất và giúp GPMB xây dựng được phương án đền bù chính xác, đảm bảo công bằng, giảm được khiếu nại, khiếu kiện không đáng có từ phía những người bị ảnh hưởng. 2. Tác động của công tác quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất đến công tác đền bù GPMB và TĐC Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp và cơ sở khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội để phân chia đất đai theo loại sử dụng chính đã được Luật đất đai quy định và chia làm 6 loại nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai. Điều 18 Hiến pháp 1992 có nêu: "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả". Tại các Điều 16, 17, 18 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai cũng nêu rõ thẩm quyền lập quy hoạch, nội dung quy hoạch đất đai và thẩm quyền xét duyệt quy hoạch đối với từng cấp, từng ngành và địa phương trên toàn quốc. Đối với công tác đền bù GPMB và TĐC, nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động mang tính chất định hướng từ khâu đầu hình thành dự án đến khâu cuối giải GPMB và lập khu TĐC (nếu có), thực hiện tốt nhiệm vụ này vừa góp phần quản lý, sử dụng hợp lý quỹ đất đai vừa nâng cao hiệu quả của dự án đầu tư. Theo số liệu điều tra, hiện nay, các địa phương trong cả nước mới lập được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đối với cấp huyện, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến nay mới đạt trên 60%, cấp phường, xã, thị trấn đạt gần 50%. Trong 10 tỉnh điều tra xã hội học, có số liệu sau: - Cấp tỉnh có 10 tỉnh và thành phố trực thuộc TW lập xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 2000 - 2010 (có 6/10 tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) đạt 60%. - Cấp huyện: 71/114 huyện đang lập hoặc lập xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 2000 - 2010, đạt tỷ lệ 62,2%. - Cấp xã: 1007/2120 xã phường lập xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 2000 - 2010 - đạt tỷ lệ 47,5%. Thực trế cho thấy, ở các địa phương nếu công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không đi trước một bước thì công tác đền bù TĐC khi Nhà nước thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn, hơn nữa, công tác lập quy hoạch chưa đảm bảo chất lượng chuyên môn, chưa có tính khả thi, nhiều địa phương xây dựng số liệu không đảm bảo độ tin cậy, mang tính hình thức, không tổng hợp đánh giá đúng tình hình sử dụng quỹ đất của địa phương. Từ đó, việc khoanh định các loại đất, định hướng phát triển kinh tế của từng vùng không sát với thực tế biến động của xã hội hoặc triển khai không đúng với quy hoạch đã duyệt, dẫn đến tình trạng triển khai các dự án bị trồng chéo, các nhà đầu tư không tin tưởng, yên tâm vào chế độ chính sách của Nhà nước và người bị ảnh hưởng không dám đầu tư khai thác lợi ích kinh tế từ thửa đất của mình khi nghi tin khu vực đó sẽ nằm (có thể thửa đất đó không vi phạm quy hoạch) trong quy hoạch. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn, thời kỳ không chỉ giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai tốt hơn mà còn giúp cho các chủ sử dụng đất yên tâm đầu tư sản xuất, tạo ra định hướng phát triển kinh tế từ sự đầu tư trên đất có tính toàn diện theo vùng, địa phương có định hướng trước từ phía Nhà nước. Sau các dự án, việc thực hiện đền bù GPMB trong công tác quản lý Nhà nước phải quan tâm tới vấn đề TĐC của người bị ảnh hưởng khi họ bị thu hồi toàn bộ đất ở. Khi lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ngoài việc khoanh định đất thổ cư dãn dần do dân số tăng tự nhiên, tăng cơ học, các nhà làm quy hoạch phải có sự tính toán, hoạch định các khu TĐC (kể cả việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu tối thiểu của người dân) và tính toán đến các yếu tố tác động trực tiếp đến cuộc sống cho nhữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1383.doc
Tài liệu liên quan