Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại công ty cổ phần May 10

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Chương I: Nội dung của TCTL trong Doanh nghiệp 3

I/ Khái niệm và vai trò của tiền lương 3

1. Khái niệm tiền lương 3

2. Vai trò của tiền lương 3

II/ Khái niệm, yêu cầu và nguyên tắc của TCTL 4

1. Khái niệm TCTL 4

2. Yêu cầu của TCTL 4

3. Nguyên tắc của TCTL 5

III/ Nội dung của TCTL trong dn 5

1. Xây dựng tiền lương tối thiểu của DN (TLmindn) 5

2. Xây dựng đơn giá tiền lương 6

3. Xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch 8

4. Các hình thức trả lương chủ yếu 9

4.1. Hình thức trả lương theo thời gian 9

4.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 10

IV/ Các yếu tố tác động đến tctl trong DN 12

1. Các qui định của Nhà nước 12

2. Các yếu tố thuộc về thị trường 13

3. Các yếu tố thuộc về DN 14

V/ Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác TCTL trong DN 14

1. Đối với doanh nghiệp 14

2. Đối với người lao động 15

Chương II: Phân tích thực trạng TCTL tại Công ty cổ phần May 10 16

I/ Những đặc điểm của Công ty có ảnh hưởng đến Tctl 16

1. Đặc điểm ngành nghề SXKD 16

2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban 16

2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty 16

2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 18

3. Đặc điểm về sản phẩm và công nghệ 22

4. Trình độ trang bị kỹ thuật của Công ty 24

5. Đặc điểm về nguồn nhân lực 24

6. Kết quả SXKD của doanh nghiệp 27

II/ Thực trạng tctl tại Công ty cổ phần May 10 28

1. Xây dựng tiền lương tối thiểu của DN (TLmindn) 28

1.1. Xem xét mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước qui định 28

1.2. Xem xét các điều kiện áp dụng hệ số điều chỉnh 28

1.3. Xác định hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung 29

1.4. Xác định mức lương tối thiểu của Công ty 30

2. Xây dựng đơn giá tiền lương 30

3. Xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch 33

4. Các hình thức trả lương của Công ty cổ phần May 10 34

4.1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp 34

4.2. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp 43

5. Phương pháp phân phối tiền lương 46

III/ Đánh giá chung tình hình TCTL tại Công ty 50

1. Những mặt đã đạt được 50

2. Những mặt còn tồn tại 51

3.Nguyên nhân 52

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác TCTL tại Công ty May 10 54

I/ Mục tiêu, chiến lược phát triển và quan điểm về TCTL của Công ty 54

1. Mục tiêu phát triển 54

2. Chiến lược phát triển SXKD 54

3. Quan điểm về TCTL tại Công ty May 10 55

II/ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện TCTL tại Công ty 56

1. Tiến hành phân tích công việc và xây dựng bảng tiêu chuẩn cấp bậc công việc đảm bảo trả lương theo đúng chất lượng của NLĐ khi họ làm việc trong cùng một nghề hoặc giữa các nghề khác nhau. 56

1.1, Xây dựng bản phân tích công việc 56

1.2, Xây dựng bảng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật 60

2. Xây dựng hệ thống đánh giá THCV để làm cơ sở trả lương công bằng, chính xác 60

3. Hoàn thiện phương pháp chia lương 62

4. Hoàn thiện công tác định mức lao động 64

5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm: 65

6. Bố trí lao động làm công việc phù hợp với cấp bậc của họ 67

7. Tuyển dụng và đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng 67

8. Một số giải pháp khác 68

III/ Một số kiến nghị 69

1. Với Nhà nước 69

2. Với Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam 70

Kết luận 71

Tài liệu tham khảo 72

 

T

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại công ty cổ phần May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 6 NSLĐBQ sp/người 1892 1981 2087 2268 2190 2345 7 Tốc độ tăng NSLĐBQ % 4,7 5,35 8,67 - 3,44 7,08 Nguồn: Báo cáo tài chính, lao động tiền lương hàng năm của Công ty May 10. Căn cứ kết quả SXKD của Công ty May 10 từ năm 2000 đến 2005 cho thấy: + Công ty có lợi nhuận, lợi nhuận năm sau không thấp hơn so với năm trước liền kề. Năm 2000 đạt 4,7 tỷ đồng và tăng dần qua các năm, đến năm 2005 đạt 13,8 tỷ đồng, gần gấp 3 lần. + Công ty đã thực hiện nghĩa vụ nộp ngân cách Nhà nước theo đúng Luật định. + Đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân. Chẳng hạn năm 2001 tốc độ tăng TLBQ là 4,7% thì tốc độ tăng NSLĐ là 4,09%. Riêng có năm 2004 do NSLĐ giảm dẫn tới TLBQ của NLĐ giảm, tuy nhiên tốc độ giảm NSLĐ vẫn thấp hơn tốc độ giảm TLBQ. Do đó vẫn bảm bảo được nguyên tắc này. Vậy, Công ty May 10 có đủ điều kiện để áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm. Tuy nhiên Công ty May 10 chỉ coi việc được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm là điều kiện để xác định khung tiền lương tối thiểu của DN, còn việc xác định mức tiền lương tối thiểu của Công ty không căn cứ trên hệ số điều chỉnh. Hơn nữa, tiền lương tối thiểu của Công ty không phục vụ trực tiếp cho việc trả lương CBCNV mà Công ty chỉ xác định mức tiền lương tối thiểu để tính ĐGTL. Vì vậy, chuyên đề không phân tích sâu cách xác định mức lương tối thiểu của Công ty, chỉ giới thiệu sơ qua để có thể thấy đầy đủ hơn phương pháp xây dựng ĐGTL tại May 10. 1.3. Xác định hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung Hệ số điều chỉnh tăng thêm được xác định như sau: Kđc = K1 + K2 - Cách xác định K1: Hệ số điều chỉnh theo vùng: K1 = (LHN x 0,3 + LHP,NĐ x 0,2 + LKhác x 0,1) / L Trong đó: LHN, LHP,NĐ, LKhác: Tổng số CBCNV tại Hà Nội; Hải phòng, Nam Định; các tỉnh khác. L: Tổng số CBCNV thực tế của Công ty. Ví dụ, hệ số điều chỉnh theo vùng của Công ty May 10 năm 2005 là: K1 = (3823 x 0,3 + 371 x 0,2 + 2957 x 0,1) / 7151 = 0,21 - Cách xác định K2: Hệ số điều chỉnh theo ngành: Căn cứ vào vai trò, vị trí, ý nghĩa của ngành trong phát triển nền kinh tế và mức độ hấp dẫn của ngành trong thu hút lao động, hệ số điều chỉnh của ngành may thuộc nhóm 2 có hệ số là 1,0. Vậy: Kđc = 0,21 + 1 = 1,21 1.4. Xác định mức lương tối thiểu của Công ty TLmindn = TLmin x (1 +Kđc) = 350.000 x (1 + 1,21) = 773.500 đồng. Như vậy mức lương tối thiểu của Công ty được xác định trong giới hạn từ 350.000 đồng đến 773.500 đồng. Căn cứ nguồn tài chính năm 2005 và mức chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm, Công ty May 10 chọn mức tiền lương tối thiểu ở mức tối đa là 505.447 đồng. Như vậy, Công ty May 10 xây dựng tiền lương tối thiểu không trên cơ sở khoa học của tiền lương mà dựa trên ý muốn chủ quan của lãnh đạo Công ty. 2. Xây dựng đơn giá tiền lương Công ty May 10 xây dựng ĐGTL theo phương pháp ĐGTL tính trên tổng doanh thu: TLmindn x Lđb x (Hcb + Hpc) x 12 Vđg = ──────────────────── ∑TKH Trong đó: + Vđg: Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu + ∑TKH: Tổng doanh thu kế hoạch + TLmindn: Tiền lương tối thiểu của Công ty được xác định ở trên (505.447 đồng) + Lđb: Lao động định biên của Công ty Lđb = ∑(L1ca x số ca + Lbs) Với: L1ca: là số lao động theo 1 ca làm việc được tính cho từng phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất trong từng đơn vị thành viên của Công ty. Lao động định biên của từng bộ phận được xác định trên cơ sở nhu cầu, khối lượng công việc và tổ chức lao động. Số ca làm việc: tuỳ khối lượng và tính chất công việc mà các bộ phận có số ca làm việc khác nhau, thường là làm 2 ca/ ngày. Lbs: là số lao động bổ sung. + Hcb: Hệ số CBCV bình quân ∑Hcbi x Lđbi Hcb = ──────── ∑Lđbi Lđbi, Hcbi: lao động định biên và hệ số CBCV bình quân của bộ phận i. Ví dụ lao động định biên và hệ số CBCV bình quân của Công ty May 10 năm 2005: Bảng 4: Biểu tính hệ số CBCV bình quân TT Chức danh nghề Lao động có đến 31/12/04 Số ca làm việc Lao động định biên (người) CBCVBQ tính đơn giá (hệ số) LĐ tính 1 ca LĐ tính 2-3 ca LĐ bổ sung Tổng số LĐB 1 2 3 4 5 6=4+5 7 I Các công đoạn sx chính 5.163 1 Trải vải, cắt 435 2 218 435 106 541 2,49 2 May, thùa khuy và KTCLSP 3.942 2 1.971 3.942 985 4927 2,49 3 Là, gấp, bao gói, đóng thùng 540 2 270 540 175 715 2,48 4 Công nhân phục vụ 205 2 103 205 66 271 2,45 5 Quản lý phân xưởng 41 2 21 41 19 60 3,16 II các đơn vị phụ trợ 269 255 1 Phục vụ NVL, vận chuyển 137 1 137 137 58 195 2,46 2 Phục vụ cơ điện 38 2 19 38 38 2,54 3 PX thêu giặt 43 2 22 43 43 2,45 4 PX bao bì 27 1 27 27 27 2,45 5 Kiến thiết 24 1 24 24 24 2,4 III Khối phòng, ban, Đảng, đoàn thể 428 1 428 428 30 458 3,2 V Giáo dục đào tạo 74 1 74 5 79 2,64 Cộng 5934 5934 1444 7378 2,54 (Nguồn: Biểu tính định mức lao động định biên – ban TCLĐ) + Hpc: Hệ số phụ cấp bình quân ∑Hpc Hpc = ──── ∑Lđb ∑Hpc = ∑Mpcj x Npcj - Mpcj: Mức phụ cấp j - Npcj: Số người nhận phụ cấp j. Cách tính hệ số phụ cấp bình quân được minh hoạ qua bảng sau: Bảng 5: Biểu tính hệ số các khoản phụ cấp – năm 2005 tt Loại phụ cấp Phụ cấp chức vụ Phụ cấp trách nhiệm Phụ cấp CBCNV giỏi Tổng cộng Trong đó chia ra Tổng hệ số phụ cấp chức vụ 1 2 3 4 5 6=1+2+3+4+5 7 8 9=6+7+8 1 Mức phụ cấp 0,6 0,4 0,3 0,2 0,15 0,1 0,4 2 Số người được phụ cấp 1 21 35 8 4 349 2.807 2.836,00 3 Tổng hệ số phụ cấp (3=2 x 1) 0,6 8,4 9,9 1,6 0,6 21,1 34,9 1.122,8 1.178,8 4 Tổng số lao động định biên 7378 5 Hệ số phụ cấp bình quân (5=3/4) 0,16 (Nguồn: Giải trình ĐGTL của Công ty cổ phần May 10) Như vậy ta có đơn giá tiền lương năm 2005 của Công ty May 10 là: 505.447 x 7378 x (2,54 + 0,16) x 12 Vđg = ───────────────────── = 241,651 đồng/1000 đồng DT 500.000.000.000 So với năm 2004, ĐGTL năm 2005 giảm, chỉ bằng 93% so với thực hiện năm 2004. Hàng năm căn cứ vào báo cáo kinh doanh tổng hợp (với các số liệu về sốđơn đặt hàng, số sản phẩm cần sản xuất, số máy móc,..) và kế hoạch phát triển SXKD (đã được Công ty duyệt) do các Xí nghiệp, các đơn vị thành viên gửi lên, Công ty xác định được khối lượng công việc trong năm kế hoạch, từ đó xác định được Lđb. Như vậy, độ chính xác của Lđb phụ thuộc vào số liệu do các đơn vị cung cấp. Tại các đơn vị có chuyên viên phụ trách công việc này nhưng không phải ai cũng đủ năng lực và kinh nghiệm mà có thể có người mới phụ trách chưa quen công việc, kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ chưa nhiều,… Đồng thời, giữa các đơn vị thành viên còn có sự chuyển giao máy móc, hợp đồng sản xuất do đơn đặt hàng quá nhiều,… Hơn nữa Công ty không thể kiểm tra chính xác 100% khối lượng thiết bị các đơn vị thành viên đang quản lý. Nếu đơn vị nào thực hiện nghiêm túc, báo cáo sát với thực tế thì Lđb phản ánh đúng ngày công định mức nhưng nếu báo cáo không nghiêm túc, khai tăng khối lượng thiết bị quản lý, khối lượng công việc mà không bị phát hiện thì Lđb của đơn vị đó cao hơn so với thực tế. Từ đó sẽ ảnh hưởng tới ĐGTL tạo nên sự sai lệch quỹ tiền lương của các đơn vị thành viên, làm giảm sự công bằng trong trả lương giữa các đơn vị. Công ty xây dựng ĐGTL nhưng không sử dụng để tính lương sản phẩm cho NLĐ mà giải trình ĐGTL chỉ để Tổng Công ty xét duyệt quỹ lương cho Công ty. Trên cơ sở ĐGTL đã được xác định, Công ty sẽ tính quỹ lương kế hoạch dựa vào doanh thu kế hoạch. 3. Xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch Quỹ tiền lương kế hoạch của Công ty May 10 được xác định theo công thức sau: Vkh = Vđg x ∑TKH Trong đó: Vkh: Tổng QTL kế hoạch năm của Công ty May 10 Để có được quỹ lương đầy đủ và hợp lý Công ty cần xây dựng được ĐGTL một cách chính xác. Mấy năm trở lại đây, có nhiều thay đổi về KHKT áp dụng trong công việc, trong quản lý, vận hành máy móc thiết bị, mặt hàng SXKD cũng được thay đổi, đa dạng hoá rất nhiều nhưng tập định mức lao động, tiêu chuẩn cấp bậc công việc không được sửa đổi cho phù hợp với thực tế nên việc xây dựng ĐGTL là thiếu chính xác làm ảnh hưởng tới QTL. 4. Các hình thức trả lương của Công ty cổ phần May 10 Hiện tại, Công ty May 10 đang trả lương cho CBCNV của Công ty theo một hình thức duy nhất là trả lương theo sản phẩm. Trong đó, Công ty áp dụng 2 chế độ trả lương là: Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp và Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp. 4.1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp 4.1.1. Đối tượng áp dụng: Công ty áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp đối với khu vực trực tiếp sản xuất. ở đó, tiền lương của công nhân sản xuất được tính dựa vào số lượng và chất lượng sản phẩm mình làm ra, vào thời gian tiêu hao để hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương của một đơn vị thời gian chuẩn. Đối với công nhân cắt, là, hộp con, giao nhận, định mức lao động và đơn giá sản phẩm được khoán cho từng bộ phận căn cứ vào lao động định biên cho bộ phận này và tiền lương thực tế bình quân của công nhân may trong tháng. Công nhân phục vụ của XN nào thì tiền lương được tính căn cứ theo tiền lương bình quân của công nhân may XN đó. Lương phép, con bú và BHXH được tính theo lương cấp bậc bản thân. 4.1.2. Cách tính lương sản phẩm trực tiếp: Tiền lương thực lĩnh của công nhân trực tiếp sản xuất được xác định theo công thức sau: LTL = LSP + LCĐ + LCV + Lk + Lpc + Bù lương + Ăn ca - KT Lương sản phẩm LSP : Cách tính lương sản phẩm cho từng người được căn cứ vào thời gian quy chuẩn cho từng chủng loại sản phẩm và số lượng sản phẩm làm ra trong kỳ. LSP = Tiền lương 1 giờ x 8(giờ) x NCĐ + Tiền lương 1 giờ: đây là khái niệm hoàn toàn mới đối với khối hưởng lương sản phẩm trực tiếp. TG x Tiền 1 giây x 1,2 (nếu là thợ điều động) Tiền lương 1 giờ = ─────────────────────────── NCĐ x 8 + GTT + GTCa3 + GCN Trong đó: TG: Tổng giây là tổng thời gian quy chuẩn để tính lương TG = tcđ x q * tcđ: Thời gian quy chuẩn để hoàn thành một bước công việc, được xác định dựa vào định mức tiêu hao của từng công đoạn, mức phụ cấp của từng sản phẩm và hệ số quy chuẩn. * q: Số lượng sản phẩm làm ra trong kỳ - Tiền 1 giây = 80 đồng, là đơn giá của một giây sản phẩm chuẩn. Quy đổi thời gian chế tạo của từng bước công việc may sang thời gian chuẩn để tính lương theo hệ số sau: * Thợ bậc 2: Thời gian quy chuẩn = Thời gian chế tạo x 0,89 * Thợ bậc 3: Thời gian quy chuẩn = Thời gian chế tạo x 1,00 * Thợ bậc 4: Thời gian quy chuẩn = Thời gian chế tạo x 1,13 * Thợ bậc 5: Thời gian quy chuẩn = Thời gian chế tạo x 1,43 Công ty May 10 có bản định mức thời gian cho từng công đoạn. Trên cơ sở đó, phòng Kỹ thuật sẽ tính toán và có sự điều chỉnh về định mức sao cho phù hợp với điều kiện thực tế như về chất liệu vải, tình hình máy móc của Công ty,... Dưới đây ví dụ minh hoạ bản định mức thời gian chế tạo chi tiết một sản phẩm tính cho công đoạn may áo sơ mi do phòng kỹ thuật thiết kế: Bảng 6: Bảng định mức thời gian chế tạo chi tiết 1 SP tính cho công đoạn may Nội dung bước công việc CBCV Thời gian chế tạo Thời gian quy chuẩn May lộn bản cổ ĐM dao xén 4 50 57 May diễu bản cổ 3 36 36 Ghim mo bản cổ 3 10 10 Đặt mẫu sửa chân cổ, vào 3 lá 4 56 63 May nẹp cúc, cữ 3 25 25 May dán túi HC 4 52 59 LD cắt, may nhãn cầu vai sau 3 36 36 May thép tay to HC 3 90 90 Tra tay áo máy 2 kim 3 73 73 May diễu vòng nách 3 60 60 Sườn cuốn ống 3 85 85 May bọc chân bác tay 3 18 18 Sửa, may gấu 0,5 cm HC 3 66 66 Đặt mẫu sửa chân bản cổ 2 20 17,8 Sửa lộn bản cổ 3 40 40 Là bẻ miệng túi 2 12 10,68 Là sửa cầu vai sau bằng nhau 2 27 24,03 Là bẻ thép tay to HC 2 52 46,28 ... … … … Việc dùng thời gian quy chuẩn với từng CBCV để tính lương như trên có tác dụng khuyến khích NLĐ tích cực làm việc, hăng say học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ tay nghề, nâng cao NSLĐ cũng như hiệu quả công việc từ đó nâng cao tiền lương sản phẩm. - Công chế độ thực hiện (NCĐ): Là công chế độ trừ đi các ngày nghỉ của NLĐ. - GTT: Giờ làm thêm thường: là giờ làm thêm kéo dài vào ban ngày, ngày sau 8 giờ bình thường. - GTCa3: Giờ làm thêm thường ca ba: Là giờ làm thêm kéo dài vào ban đêm, ngay sau 8 giờ bình thường. - GCN: Giờ làm thêm chủ nhật: là giờ làm thêm vào ngày chủ nhật, không có nghỉ bù. Lương chế độ LCĐ: LCĐ = LP + LL + LĐH + LCN + Lương phép (LP): Được tính theo công thức: HCBBT x 350.000 LP = x Công nghỉ phép 26 HCBBT: Hệ số cấp bậc bản thân dùng làm căn cứ tính lương những ngày công học, họp, nghỉ hưởng nguyên lương (phép, lễ, tết) và là căn cứ trích nộp BHXH và BHYT cho NLĐ. Trong phương pháp tính lương của mình, Công ty May 10 không sử dụng tiền lương tối thiểu của Công ty (505.447 đồng) để tính lương cho NLĐ mà Công ty áp dụng mức lương tối thiểu chung của Nhà nước (350.000) để trả lương và tính bù lương cho CBCNV. + Lương lễ, tết (LL): Được tính theo công thức: HCBBT x 350.000 LL = x Công lễ tết 26 + Lương đi học (LĐH): Được tính theo công thức: HCBBT x 350.000 LĐH = x Công đi học x HĐH 26 HĐH: Hệ số đi học, ví dụ: 100%, 70% hoặc 50%... + Lương chăm sóc con nhỏ hay giờ con bú (LCN): Được tính theo công thức: HCBBT x 350.000 LCN = x Số giờ con bú 26 x 8 + Lương chờ việc (LCV): Được tính theo 2 công thức, phụ thuộc vào nguyên nhân: Do lỗi của NSDLĐ: HCBBT x 350.000 LCV = x Giờ chờ việc x 100% 26 x 8 Do nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai địch họa, chiến tranh,…) HCBBT x 350.000 LCV = x Giờ chờ việc x 70% 26 x 8 + Lương khác (LK): LK = HCBBT x 350.000 x 17% Đây chính là 17% BHXH và BHYT trả cho lao động thực tập nghề và thử việc. Lương khác còn bao gồm các khoản thu nhập của những ngày đi công tác đoàn thể do Công ty huy động, đi huấn luyện quân sự, nghỉ 3 tháng chế độ hưu; bổ sung thu nhập của tháng trước do làm thiếu,… Lương phụ cấp LPC: LPC = TG + TC3 + TN + PN,ĐH + Lương thêm giờ (TG) : Được tính theo 2 công thức: Lương giờ làm thêm thường = Tiền lương một giờ x Giờ thêm thường x 150% Lương giờ làm thêm thường ca ba = Tiền lương một giờ x Giờ thêm thường ca ba x 195%. Nếu lương giờ thực tế < lương giờ tối thiểu thì tính lương giờ làm thêm theo lương giờ tối thiểu. + Lương ca ba (TC3): Được tính theo công thức: Lương ca ba = Tiền lương 1 giờ x Số giờ ca ba x 30% Nếu lương giờ thực tế < lương giờ tối thiểu thì tính lương ca ba theo lương giờ tối thiểu. + Lương làm thêm ngày (TN) : tính theo 2 công thức: Lương thêm ngày (có nghỉ bù) = Tiền lương 1 giờ x Giờ làm thêm ngày x 100% Lương thêm ngày (không nghỉ bù) = Tiền lương 1 giờ x Giờ làm thêm ngày x 200% Nếu lương giờ thực tế < lương giờ tối thiểu thì tính lương giờ làm thêm theo lương giờ tối thiểu. + Phụ cấp nóng, độc hại PN,ĐH: Được tính theo công thức: Lương phụ cấp nóng, độc hại = TG x 80 đồng x Hpc Hpc: hệ số phụ cấp độc hại (5%, 3%,…) Bù lương (bù đủ lương sản phẩm so với lương tối thiểu): Nếu (lương sản phẩm + lương khác) < 350.000/26 x công chế độ thực hiện thì phần bù là phần chênh lệch của hai bên dấu bất đẳng thức. Ăn ca: Được tính theo công thức: Tiền ăn ca = Công ăn ca x tiền ăn ca 1 ngày (4.000 đồng) Khấu trừ BHXH và BHYT: gồm 2 khoản chính BHXH = HCBBT x 350.000 x 5% BHYT = HCBBT x 350.000 x 1% Ngoài ra còn có các khoản khấu trừ khác như: khấu trừ vay qua lương, trừ do tính thừa thu nhập của tháng trước … Để hiểu rõ cách tính lương ở trên, ta nghiên cứu 2 ví dụ minh hoạ cho 2 trường hợp sau: a) Trường hợp bù lương Chị Đặng Thị Hiếu (Tổ 1, Xí nghiệp may 1) là công nhân đã ký hợp đồng lao động (mã số 04754), hệ số cấp bậc bản thân là 1,67. Trong tháng 12/2005, chị Hiếu làm được tổng giây sản phẩm là 3.030 giây và các tiêu thức ngày công cụ thể là: Công chế độ thực hiện: 26 Công được tính ăn ca: 29 Giờ làm thêm thường: 9 Giờ làm thêm thường ca ba: 22,5 Giờ làm ca ba: 17,5 Giờ làm thêm chủ nhật (không nghỉ bù): 24 Sau đây là cách tính lương của chị Hiếu: - Lương sản phẩm = Tiền lương 1 giờ x NCĐ x 8 3.030 x 80 242.400 Tiền lương 1 giờ = = 26 x 8 + 9 + 22,5 + 24 263,5 = 919,9 (đồng) (đã làm tròn số) Như vậy: Lsp = 919,9 x 26 x 8 = 191.300 (đồng) ở đây, lương tối thiểu = 350.000/26/8 = 1.682,7 lớn hơn lương giờ thực hiện (919,9) nên ta phải tính lương thêm giờ và ca ba theo lương giờ tối thiểu như sau: - Lương giờ làm thêm thường = Tiền lương 1 giờ tối thiểu x Giờ làm thêm thường x 150% = 1.682,7 x 9 x 1,5 = 22.716,45 - Lương giờ làm thêm thường ca ba = Tiền lương 1 giờ tối thiểu x Giờ làm thêm thường ca ba x 195% = 1.682,7 x 22,5 x 1,95 = 73.828,45 Tổng cộng lương thêm giờ = 22.716,45 + 73.828,45 = 96.544,9 (đồng) - Lương ca ba = Tiền lương 1 giờ tối thiểu x Giờ ca ba x 30% = 1.682,7 x 17,5 x 0,3 = 8.834,18 (đồng) - Giờ làm thêm chủ nhật (không nghỉ bù) = Tiền lương 1 giờ tối thiểu x Giờ làm thêm chủ nhật x 200% = 1.682,7 x 24 x 2 = 80.769,6 (đồng) - Bù lương = 350.000/26 x 26 – 191.300 = 158.700 (đồng) - Tiền ăn ca = Công ăn ca x Tiền ăn ca 1 ngày = 29 x 4.000 = 116.000 (đồng) - Các khoản khấu trừ: + Khấu trừ 5% BHXH = (HCBBT + Hpc) x 350.000 x 5% = 1,67 x 350.000 x 5% = 29.225 (đồng) + Khấu trừ 1% BHYT = (HCBBT + Hpc) x 350.000 x 1% = 1,67 x 350.000 x 1% = 5.845 (đồng) Tổng khấu trừ = 29.225 + 5.845 = 35.070 (đồng) LTL = 191.300 + 96.544,9 + 8.834,18 + 80.769,6 + 158.700 + 116.000 – 35.070 = 617.078,68 (đồng) Kết quả, chị Hiếu lĩnh được 617.078,68 đồng. Trường hợp không bù lương: Chị Đào Thị Hồng (Tổ 5, XN may 1) là công nhân đã ký hợp đồng lao động (mã số 03657), hệ số cấp bậc bản thân là 1,67. Trong tháng 12/2005, chị Hồng làm được tổng giây sản phẩm là 9.705 giây và các tiêu thức ngày công cụ thể là: Công chế độ thực hiện: 26 Công được tính ăn ca: 29 Giờ làm thêm thường: 13,5 Giờ làm thêm thường ca ba: 23 Giờ làm ca ba: 15 Giờ làm thêm chủ nhật (không nghỉ bù): 21 Ngoài ra, chị Hồng còn là thợ điều động của tổ. Sau đây là cách tính lương cho chị Hồng: - Lương sản phẩm = Tiền lương 1 giờ x NCĐ x 8 Tổng giây x 80 đồng x 1,2 Tiền lương 1 giờ = ─────────────────────────── NCĐ x 8 + GTT + GTCa3 + GCN (không nghỉ bù) 9.705 x 80 x 1,2 931.680 = = 26 x 8 + 13,5 + 23 + 21 265,5 = 3.509,2 (đồng) (đã làm tròn số) Như vậy: Lsp = 3.509,2 x 26 x 8 = 729.900 (đồng) ở đây, lương tối thiểu = 1.682,7 nhỏ hơn lương giờ thực hiện (3.509,2) nên ta không quan tâm đến bù lương nữa. Lương thêm giờ, tính theo 2 loại khác nhau: + Lương giờ làm thêm thường = Tiền lương 1 giờ x Giờ làm thêm thường x 150% = 3.509,2 x 13,5 x 1,5 = 71.100 + Lương giờ làm thêm thường ca ba = Tiền lương 1 giờ x Giờ làm thêm thường ca ba x 195% = 3.509,2 x 23 x 1,95 = 157.400 Tổng cộng lương thêm giờ = 71.100 + 157.400 = 228.500(đồng) - Lương ca ba = Tiền lương 1 giờ x Giờ ca ba x 130% = 3.509,2 x 15 x 1,3 = 68.429,4 (đồng) - Lương giờ làm thêm chủ nhật (không nghỉ bù) = Tiền lương 1 giờ x Giờ làm thêm chủ nhật x 200% = 3.509,2 x 21 x 2 = 147.400 (đồng) - Tiền ăn ca = Công ăn ca x Tiền ăn ca 1 ngày = 29 x 4.000 = 116.000 (đồng) - Các khoản khấu trừ: + Khấu trừ 5% BHXH = (HCBBT + Hpc) x 350.000 x 5% = 1,67 x 350.000 x 5% = 29.225 (đồng) + Khấu trừ 1% BHYT = (HCBBT + Hpc) x 350.000 x 1% = 1,67 x 350.000 x 1% = 5.845 (đồng) Tổng khấu trừ = 29.225 + 5.845 = 35.070 (đồng) LTL = 729.900 + 228.500 + 68.429,4 + 147.400 + 116.000 – 35.070 = 1.255.159,4 (đồng) Kết quả, chị Hồng lĩnh được 1.255.159,4 (đồng). 4.1.3. Đánh giá việc áp dụng chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp Về cơ bản việc Công ty áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân cho công nhân may là hợp lý. Bởi vì, tuy dây chuyền sản xuất là liên tục và cần sự phối hợp nhịp nhàng nhưng các hoạt động của mỗi cá nhân là tương đối độc lập, kết quả lao động của mỗi người dễ dàng xác định một cách chính xác. Do đó, Cty đã quán triệt được nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Ngoài ra, tiền lương căn cứ trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm, gắn chặt với kết quả lao động của mỗi người, nên thúc đẩy công nhân nâng cao NSLĐ. Tuy nhiên, chế độ trả lương này mới chỉ căn cứ vào mức và số lượng sản phẩm sản xuất ra mà chưa tính đến thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm, ý thức bảo vệ máy móc, thiết bị, tiết kiệm nguyên vật liệu,… nên vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong việc thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Mặt khác, cách tính lương sản phẩm mà Công ty đang áp dụng quá phức tạp và khó hiểu đối với NLĐ, đi ngược lại nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu của TCTL. 4.2. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp được áp dụng để trả lương cho khu vực quản lý và phục vụ ở Công ty cũng như ở các xí nghiệp thành viên. 4.2.1. Đối tượng áp dụng: Tiền lương thanh toán cho cá nhân được tính theo hệ số cấp bậc công việc (HCBCV) của từng n+gười. Lương phép, thêm giờ, ca ba, con bú và BHXH được tính theo lương cấp bậc bản thân đang giữ. Tiền lương cấp bậc công việc được tính căn cứ vào mức độ hoàn thành kế hoạch trong tháng. - Đối với các Xí nghiệp thì hưởng theo tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch của đơn vị. - Đối với các phòng, ban, phân xưởng phục vụ thì tính theo tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch của Công ty. Nguồn tiền lương được phép chi cho khối phòng ban, phân xưởng, phục vụ là 20% trong tổng quỹ lương của Công ty. 4.2.2. Cách tính lương sản phẩm gián tiếp Tiền lương của NLĐ quản lý được tính như sau: LTL = LCBCV + LCĐ + LCV + Lk + Lpc - KTBH Lương cấp bậc (LCBCV) : Được tính theo công thức: LCBCV = HCBCV x Tiền cho một hệ số x Công chế độ thực hiện + HCBCV: Hệ số CBCV được qui định cho từng nhóm công việc và được xây dựng dựa trên thang lương của Nhà nước, có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của DN. Để xây dựng hệ số CBCV cho một người cụ thể phải căn cứ vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm và công việc được giao. + Tiền cho một hệ số được xác định như sau: Tổng quỹ lương khối quản lý Tiền một hệ số = Tổng hệ số CBCV - Quỹ lương đối với cán bộ quản lý cấp Công ty là VQL = Quỹ lương công ty x 20% Quỹ lương công ty = Tổng doanh thu Công ty x 52% x 98% 52% trong tổng doanh thu 98% bao gồm 90% lương kỳ I, 8% quỹ tiền thưởng còn lại 2% quỹ dự phòng. 20% lượng lương cho khối quản lý phục vụ. - Quỹ lương đối với cán bộ quản lý cấp xí nghiệp thành viên: Quỹ lương = Tổng doanh thu XN x 52% x 98% x 20% x 10% 10% tương ứng tỷ lệ XN, phụ thuộc vào quy mô, lượng lao động XN. + Công chế độ thực hiện: là ngày công làm việc của lao động dưới sự giám sát của Giám đốc điều hành. Lương chế độ (LCĐ), Lương chờ việc (LCV), Lương khác (Lk) và Lương phụ cấp (LPC): được tính tương tự như đối với lao động hưởng lương sản phẩm trực tiếp đã trình bày ở phần trên. Ví dụ minh hoạ cách tính lương sản phẩm gián tiếp: Tính lương tháng 12/2005 cho chị Nguyễn Thị Thắm - Nhân viên ban Marketing: Cấp bậc bản thân: 2,34 Công chế độ: 23 ngày Ngày phép: 1 ngày Nghỉ lễ: 1 ngày Công đi học: 1 ngày Tiền lương lĩnh là: LTL = LCBCV + LCĐ + LPC Lương cấp bậc công việc: LCBCV = HCBCV x Tiền cho một hệ số x Công chế độ thực hiện Xác định quỹ lương khối quản lý cấp Công ty: Tháng trước doanh nghiệp đạt doanh thu: 439.560.440 đồng. Quỹ lương = 439.560.440 x 52% x 98% x 20% = 44.800.000 đồng Quỹ lương 44.800.000 Tiền cho một hệ số = ─────── = ─────── Tổng hệ số 1328,2 = 33.729,86 đồng/ 1 hệ số LCBCV = 2,34 x 33.729,86 x 23 = 1.815.341,065 đồng Lương chế độ là: LCĐ = LP + LL + LĐH Lương phép: 2,34 x 350.000 LP = x 1 = 31.500 đồng 26 Lương lễ tết: 2,34 x 350.000 LL = x 1 = 31.500 đồng 26 Lương đi học: 2,34 x 350.000 LĐH = x 1 x 75% = 23.625 đồng 26 LCĐ = 31.500 + 31.500 +23.625 = 86.625 đồng Vậy tiền lương thực lĩnh là: VTL= 1.815.341,065 + 86.625 = 1.901.966,065 đồng 4.2.3. Đánh giá việc áp dụng chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp Do hoạt động của lao động quản lý, phục vụ trong Công ty rất khó xác định, thường không thể hiện được chất lượng công việc và nhiều khi cả số lượng công việc hoàn thành cũng không xác định một cách chính xác nên dù muốn hay không việc trả lương cho khu vực này cũng có phần thiếu chính xác. Tuy nhiên, việc trả lương cho cán bộ quản lý, tại các Xí nghiệp được căn cứ vào kết quả hoạt động SXKD của từng Xí nghiệp đã phần nào khắc phục được điều này làm cho NLĐ quan tâm đến kết quả hoạt động sản xuất của mình hơn. Mặt khác, lương CBCV của nhân viên quản lý, phục vụ được xác định căn cứ vào thang, bảng lương theo qui định và số ngày công làm việc thực tế của NLĐ. Vì vậy đã thúc đẩy NLĐ tích cực làm việc, đảm bảo số ngày công qui định và không ngừng học hỏi nâng cao trình độ tay nghề, nâng cao bậc lương để có thể nhận được mức tiền lương cao hơn. Tuy nhiên, theo chế độ trả lương này, tiền lương nhận được của NLĐ do bậc lương cao hay thấp quyết định. Mức lương cấp bậc lại phụ thuộc vào hệ số lương trong hệ thống thang bảng lương Nhà nước quy định. Do đó, tiền lương NLĐ nhận được vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thâm niên công tác và trình độ đào tạo chứ không hoàn toàn là kết quả THCV. 5. Phương pháp phân phối tiền lương Hàng tháng, Công ty tiến hành trả lương cho NLĐ theo hai kỳ. Kỳ I: là kỳ tiền lương chính. Số lương phát kỳ này chiếm 90% quỹ lươn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36299.doc
Tài liệu liên quan