Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Quốc Tế- Chi nhánh VIB Chợ Mơ

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ- CHI NHÁNH VIB CHỢ MƠ. 3

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ- CHI NHÁNH VIB CHỢ MƠ. 3

1.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Quốc Tế (VIB Bank). 3

1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh VIB Chợ Mơ. 5

1.1.3 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Quốc Tế Chợ Mơ. 6

1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh VIB Chợ Mơ trong thời gian vừa qua. 7

1.2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VIB CHỢ MƠ. 11

1.2.1 Tình hình đầu tư theo dự án tại VIB Chợ Mơ. 11

1.2.2 Đặc điểm các dự án thẩm định tại VIB Chợ Mơ. 13

1.2.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng VIB. 14

1.2.3 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư. 17

1.2.3.1 Phương pháp so sánh các chỉ tiêu. 17

1.2.3.2 Phương pháp thẩm định theo trình tự. 18

1.2.2.3 Phương pháp đánh giá rủi ro. 18

1.2.3.4 Phương pháp phân tích độ nhạy. 19

1.2.4 Nội dung thẩm định dự án. 20

1.2.4.1 Thẩm định hồ sơ vay vốn. 20

1.2.4.2 Thẩm định khách hàng. 21

1.2.4.3 Thẩm định dự án đầu tư. 23

1.2.4.4 Thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay. 31

1.3 VÍ DỤ MINH HOẠ CHO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VIB CHỢ MƠ: “DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ỐNG ĐỒNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY VÀ ỐNG ĐỒNG TRẦN PHÚ” 32

1.3.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp. 32

1.3.2 Thẩm định khách hàng vay vốn. 33

1.3.3 Thẩm định dự án đầu tư. 50

1.3.3.1 Thẩm định khía cạnh thị trường. 50

1.3.3.2 Thẩm định kỹ thuật. 54

1.3.3.3 Thầm định tổ chức quản lý nhân sự. 57

1.3.3.4 Thẩm định tài chính của dự án. 59

1.3.3.5 Thẩm định phương án trả nợ. 65

1.3.3.6 Thấm định tài sản bảo đảm. 65

1.3.4 Đánh giá công tác thẩm định của VIB Chợ Mơ trong dự án “đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất ống đồng tại công ty CP dây và ống đồng Trần Phú” 68

1.3.4.1 Những mặt đạt được. 68

1.3.4.2 Những mặt còn hạn chế. 68

1.4 ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VIB CHỢ MƠ. 69

1.4.1 Kết quả đạt được. 69

1.4.2 Tồn tại và những nguyên nhân trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại VIB Chợ Mơ. 74

1.4.2.1 Tồn tại. 74

1.4.2.2 Nguyên nhân. 76

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG QUỐC TẾ-VIB CHỢ MƠ. 80

2.1. SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VIB CHỢ MƠ. 80

2.2 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI CHI NHÁNH VIB CHỢ MƠ. 81

2.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI VIB CHỢ MƠ. 83

2.3.1 Giải pháp tăng cường chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định. 83

2.3.2 Giải pháp về hoàn thiện nội dung thẩm định. 84

2.3.3 Giải pháp về đội ngũ cán bộ thẩm định. 87

2.3.4 Giải pháp về tổ chức và điều hành nhân sự. 87

2.3.5 Giải pháp về lựa chọn khách hàng- xây dựng chính sách khách hàng hợp lý. 88

2.3.6 Làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh. 89

2.3.7 Giải pháp về trang thiết bị. 89

2.4. KIẾN NGHỊ. 90

2.4.1 Kiến nghị đối với nhà nước và các bộ ngành có liên quan. 90

2.4.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. 90

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Quốc Tế- Chi nhánh VIB Chợ Mơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho cty TNHH Toàn Cầu 9,4 tỷ đ là tiền thanh toán nhập kẽm thỏi nguyên liệu để cty sản xuất đồng vàng. Cty đã tiến hành tạm ứng cho cty. Tuy nhiên, trong thời gian qua, cty Toàn Cầu bị phá sản nên khoản tạm ứng này trở thành nợ khó đòi. Trong thời gian chờ pháp luật xử lý, cty đã tiến hành thu hồi bồi thường từ phía cá nhân ông TGĐ Quản Ngọc Cường để bù đắp cho khoản nợ khó đòi này. Đến nay, số tiền cá nhân ông TGĐ đã nộp vào 6,6 tỷ đồng nên thực chất khoản phải thu này chỉ còn 2.805,42 triệu. Các khoản phải thu khác là các khoản tiền cty thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp nhưng hàng chưa về đến cảng vì vậy kế toán tạm hạch toán vào tài khoản trả trước cho người bán. Đây là phương thức thanh toán mà cty Trần Phú vẫn thường xuyên áp dụng từ trước đến nay và thực tế là Trần Phú luôn nhận được hàng sau một thời gian, chưa bao giờ phát sinh rủi ro liên quan đến việc đã thanh toán mà không nhận được hàng. Ngoài ra còn có một phần tiền mà cty đã trả trước cho cty CP công nghệ Thăng Long để mua các thiết bị chuyên dùng cho dây chuyền sản xuất. Nhìn chung là tính chất các khoản phải thu đảm bảo, tốt và có khả năng thu hồi, ít rủi ro. - Hàng tồn kho. Hàng tồn kho cuối 2008 tăng 131% so với 2007, có giá trị là 62,3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng chủ yếu 78% trong tổng tài sản lưu động gồm 48,8 tỷ là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang; 7,15 tỷ là nguyên vật liệu; 6,12tỷ là thành phẩm tồn kho và 196 tr là hàng hoá. Đây cũng là tỷ lệ tồn kho khá cao so với mọi năm của cty Trần Phú. Tuy nhiên, theo báo cáo của cty thì lượng tồn lớn năm nay là do cty có một số lượng lớn đơn đặt hàng và ngày càng gia tăng trong năm 2008 cuả các khách hàng lớn như cty cơ điện Trần Phú, cty cổ phần sx Thanh Vân thì việc cty cp dây đồng Trần Phú phải dự trữ lượng lớn hàng hoá là tất yếu. Tính chất của lượng hàng tồn kho này đã có địa chỉ tiêu thụ rõ ràng, đảm bảo. Toàn bộ lượng hàng tồn kho của cty luôn được để trong nhà máy sản xuất có mái tôn che, tường bao quanh rất đảm bảo, có lối đi duy nhất qua cổng bảo vệ, không bị hao mòn do thời tiết. Cty đang có hệ thống bảo vệ riêng, toàn bộ hàng hoá ra vào đều phải trình qua phòng bảo vệ với đầy đủ lệnh xuất hàng và giấy tờ kèm thao thì mới có thể qua cổng nhà máy, với tinh thần trách nhiệm cao và tuân thủ đúng các quy định về quản lý và bảo vệ tài sản của cty nên rủi ro về mất mát hàng hoá là hiếm khi xảy ra. Nói chung, lượng hàng hoá tồn kho đều là những mặt hàng có giá trị, luôn tồn ở mức cao phù hợp với quy mô hoạt động của cty bao gồm cả nguyên liệu vật tư, thành phẩm và bán thành phẩm song phần lớn vẫn là đồng nguyên liệu. Đây là hàng hoá có tính khả dụng và thương mại cao, thường xuyên được luân chuyển, điều kiện bảo quản tốt, hao mòn ít và không có rủi ro cháy nổ. • Tài sản cố định: năm 2008 giá trị TSCĐ đạt 67,1 tỷ tăng 2% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng 46% trong tổng tài sản của cty. Năm 2007, cty đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất dây đồng. Nếu như đầu năm khối lượng xây dựng cơ bản là 46,9 tỷ đồng thì đến cuối năm, dây chuyền sản xuất này được nhiệm thu dựa vào sử dụng và ghi vào TSCĐ để tính khấu hao, làm giá trị TSCĐ tăng thêm 260%. Các tài sản cố định chính của cty như sau: BẢNG 1.13: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CTY TRẦN PHÚ Đơn vị: triệu đồng TT Tên tài sản Năm sử dụng Số năm KH Số năm KH còn lại Xuất xứ Nguyên giá I THIẾT BỊ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 875,985,562 1 Máy móc thiết bị Máy điều hoà nhiệt độ 04/04/06 3 1 Nhật bản 19,178,182 Máy tính xách tay Sony N230 16/03/07 5 4 Nhật bản 18,930,000 Máy tính xách tay Acer S5570 30/11/07 5 4 Nhật bản 11,198,640 Ôto Hyundai Santafe 2008 13/05/08 6 6 Hàn Quốc 826,678,740 II TÀI SẢN CHUNG 7,588,400,548 1 Máy móc thiết bị Xe ô tô Mishubishi Jolie đã qua sử dụng 03/12/07 3 2 Nhật bản 247,619,048 Cẩu trục lăn dầm đơn tải trọng 05t- khẩu độ 17m 07/03/07 8 7 Hàn Quốc 289,523,810 Cẩu trục lăn dầm kép tải trọng 05t- khẩu độ 26m 07/03/07 8 7 Hàn Quốc 435,881,190 Máy biến áp dầu 3fa 2500KVA (số 1) 31/07/07 8 7 Việt Nam 513,000,000 Máy biến áp dầu 3fa 2500KVA (số 2) 31/07/07 8 7 Việt Nam 513,000,000 Cân điện tử 05 tấn 10/10/07 5 4 Nhật bản 26,000,000 Xe nâng Komatsu 5 tấn FD50AT-7 28/11/07 6 5 Nhật bản 518,479,600 Máy phát điện Cummins C275D5 .1 25/12/07 8 7 Singapore 9,290,109,562 Máy phát điện Cummins C275D5.2 25/12/07 8 7 Singapore 9,490,109,562 2 Nhà cửa Tháp làm mát khẩn cấp 19/10/07 8 7 Việt Nam 262,727,273 Hệ thống thoát nước mưa 24/10/07 8 7 Việt Nam 268,181,818 Trạm biến áp + tuyến cáp ngầm 22/12/07 8 7 Việt Nam 1,874,245,560 Hệ thống chiếu sáng phân xưởng + ngoài trời 25/12/07 5 4 Việt Nam 264,072,215 Hệ thống cấp nước cứu hoả 02/01/08 5 5 Việt Nam 282,050,000 Hệ thống điều khiển bơm tiết kiệm năng lượng 22/03/08 5 5 Việt Nam 40,920,000 Hệ thống nhà nghỉ, nhà ăn, cơ sở hạ tầng 26/03/08 8 8 Việt Nam 3,072,480,910 III DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT DÂY ĐỒNG 9/2007 8 7 Trung quốc 34,489,494,735 Tổng cộng: 52,975,079,159 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của cty Cp dây và ống đồng Trần Phú) • Về tổng nguồn vốn: cũng như tài sản năm 2007 tổng nguồn vốn là 112.725 tr tăng 71% so với năm 2006 và hết năm 2008 tổng nguồn vốn tăng 31% so với năm 2007 đạt 147.142 tr. Trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm khoảng 42% và vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 52% cụ thể như sau: * Nợ phải trả năm 2008 là 620.491 tr, tăng 117% so với năm 2007, toàn bộ nợ ngắn hạn và không phát sinh nợ dài hạn cụ thể bao gồm: - Vay ngắn hạn: là 250 triệu đồng thực chất là khoản vay huy động cán bộ công nhân viên trong cty. - Phải trả người bán: năm 2008 là 55.355 triệu, chiếm tỷ trọng 89% trong tổng nợ ngắn hạn. Cũng như danh sách và số lượng các bạn hàng đầu ra, cty Trần Phú đang có số lượng các bạn hàng đầu vào là khá lớn ( 50-70 khách hàng ) và giữa các bên thường xuyên phát sinh nhu cầu mua bán thực tế và rất uy tín nên Trần Phú đã được các bạn hàng tin tưởng và thường xuyên duy trì cho mức công nợ nhất định. Trong số các bạn hàng cung cấp đầu vào cho cty, các cty cho cty Trần Phú thanh toán chậm nhiều nhất gồm cty cơ điện Trần Phú (75%), cty Cp sx Thanh Vân (21%), cty Cp kim loại màu Bắc Hà (7%). Trong số nợ mà công ty đựoc chậm trả người cung cấp vào cuối năm 2008 thì cty mẹ là cty cơ điện Trần phú là khách hàng cho cty Trần Phú nợ nhiều nhất(~54 tỷ VNĐ). Bình quân, cty cơ điện Trần Phú thường xuyên dành cho cty CP dây đồng hạn mức thanh toán chậm trả từ 10-12 tỷ. - Các khoản phải trả, phải nộp khác: 6,6 tỷ đồng thực chất là khoản tiền thu hồi của cá nhân để bù đắp thiệt hại đối với khoản nợ của cty TNHH Toàn Cầu, đang trong thời gian chờ thu hồi nợ đối với cty này. * Vốn chủ sở hữu, mức độ ổn định, cam kết của chủ sở hữu: từ năm 2007 trở về trước do tình hình hoạt động kinh doanh diễn ra khá suôn sẻ và thuận lợi nên tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu là rất ổn định, liên tục ở mức trên 30% qua các năm, nguồn bổ sung chủ yếu từ lợi nhuận luỹ kế để lại. Tuy nhiên,” cơn bão” tài chính năm 2008 đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của cty và thực tế đến cuối 2008, tổng nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tăng 1% đang ở mức 84.651 tr đ. Hiện tại cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu chỉ bao gồm duy nhất vốn và quỹ, trong đó: Nguồn vốn kinh doanh vẫn duy trì ở mức cuối năm 2007 là 75 tỷ đồng. Quỹ đầu tư phát triển là 432 tr đồng không tăng so với 2007 Thặng dư vốn cổ phần là 6.437 tr đồng, tăng ít so với năm 2007. Lợi nhuận chưa phân phối là 2.035 trđồng và quỹ khen thưởng giảm còn 745 trđồng. Kết luận: công ty CP dây và ống đồng Trần Phú có cơ cấu tài sản hợp lý, tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng tự chủ về nguồn vốn do có hệ số nợ nhỏ hơn 1. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh. * Chi tiết doanh thu/sản lượng tiêu thụ của khách hàng năm 2008 như sau: BẢNG 1.14: DỰ KIẾN DOANH THU/SẢN LƯỢNG CỦA CTY TRẦN PHÚ Tiêu chí Năm 2008 DT (trđồng) SL (tấn) Nhóm sản phẩm dây đồng trần 89,930 1,252,242 Nhóm sản phẩm ống đồng 34,342 616,771 Nhóm sản phẩm gia công dây 1,340 Hàng hoá 3,888 Tổng cộng 129,732 ( Nguồn: Dự án đầu tư của cty CP dây và ống đồng Trần Phú) - Về tổng doanh thu: năm 2007 tổng doanh thu tăng 6% so với năm 2006, tuy nhiên năm 2008 tổng doanh thu của cty giảm 20% so với năm 2007. Sản lượng tiêu thụ trong năm 2008 tăng so với năm 2007 nhưng biến động giá đồng trong năm 2008 đã khiến doanh thu năm 2008 giảm. Thị trường nguyên vật liệu đồng có sự biến động mạnh năm 2008, giá đồng giảm khoảng 60%, do đó giá đồng của cty cũng giảm tương ứng. Do vậy mặc dù năng lực sản xuất và tiêu thụ của cty năm 2008 tăng 30% so với năm trước nhưng do biến động giảm của giá đầu vào nên doanh thu cuả cty giảm 20%. Song thị trường của cty ổn định vì vậy lượng hàng hoá tiêu thụ và doanh thu đạt được trong năm 2008 là rất đáng khích lệ. - Về giá vốn hàng bán: giá vốn hàng bán năm 2008 là 126.107 tr đồng, giảm 19% so với năm 2007 là tất yếu trong điều kiện doanh thu bán hàng giảm 20%. Tuy nhiên việc giảm tỷ trọng giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu từ 99% xuống còn 97% là điều đáng khích lệ, chứng tỏ cty đã quản lý và điều hành chi phí rất tốt đặc biệt trong điều kiện biến động giá mạnh năm 2008. - Cty luôn duy trì được một tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nhiệp nhất định qua các năm khoảng 1.2-1.6%. Điều đó rất tốt bởi 2 loại chi phí này không được tính trong giá vốn ( giá thành sản xuất ) vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của cty. Việc giá nguyên liệu trên thị trường ngày càng tăng làm áp lực về giá tăng khiến doanh nghiệp phải cố gắng hạn chế những chi phí không cần thiết, cty đã chủ động và quản lý rất tốt chi phí kinh doanh cũng như các chi phí khác. - Năm 2008, chi phí tài chính của cty chủ yếu là tiền lãi vay trong tín dụng thương mại. Cty trả lãi do sử dụng vốn chậm thanh toán cảu các đơn vị cung cấp khi bù trừ các khoản phải trả-phải thu. - Lợi nhuận: lợi nhuận sau thuế cuả cty đạt 687 tr đồng chiếm 0.55 doanh thu. Đây là mức lợi nhuận theo sổ sách kế toán, tuy nhiên theo cty cho biết mức lợi nhuận thực tế của cty trong năm 2008 đạt xấp xỉ 8 tỷ đồng. Phân tích chỉ số. BẢNG 1.15: PHÂN TÍCH CHỈ SỐ CỦA CTY CP TRẦN PHÚ. Chỉ tiêu 2006 2007 2008 I/ Khả năng thanh toán 1/Khả năng thanh toán hiện hành 21.54 1.64 1.28 2/Khả năng thanh toán nhanh 21.29 0.60 0.28 II/ Hệ số nợ 1/Hệ số đòn bẩy 0.0 0.3 0.7 2/Nợ phải trả/Tổng tài sản 0.04 0.26 0.42 III/Vòng quay vốn 1/Vòng quay các khoản phải thu 33.65 29.37 119.39 2/Số ngày phải thu bình quân 11 12 3 3/Vòng quay hàng tồn kho 1032 13 3 4/Số ngày dự trữ tồn kho bình quân 0 29 129 5/Vòng quay các khoản phải trả 3800 13 3 6/Số ngày phải trả bình quân 0 29 119 7/Vòng quay VLĐ 5.54 3.24 2.04 8/Số ngày hoàn thành 1 chu kỳ SXKD 66 113 179 II/ Khả năng sinh lời 1/Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 2.02% 0.69% 0.53% 2/Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản 5% 1% 1% 3/ Tỷ suất sinh lời/vốn CSH 4.97% 1.05% 0.47% ( Nguồn: Báo cáo tài chính của cty Cp Trần Phú) • Về khả năng sinh lời: Như đã nói ở trên, doanh thu và lợi nhuận của cty đều giảm, song về cơ bản thì cty vẫn đang hoạt dộng kinh doanh có lãi, là đơn vị sản xuát kinh doanh vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao hoạt động trên thị trường vào thời điểm hiện nay không thể tránh khỏi ảnh hưởng của nền kinh tế nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng nên khó khăn song hành là tất yếu. Tuy nhiên đây chỉ là khó khăn tạm thời, với kinh nghiệm và trình độ của ban lãnh đạo cty, cán bộ CNV, nền tảng thị trường và thương hiệu Trần Phú đang có chắc chắn cty sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện nay để tiếp tục phát triển trong thời gian tới. - Về khả năng thanh toán nhanh và thanh toán bằng tiền rất khó có thể đạt mức độ cao vì cty thường xuyên có nhu cầu sử dụng vốn. Tuy nhiên khả năng thanh toán ngắn hạn sẽ đánh giá thực tế được khả năng trả nợ nhà cung cấp trong thời gian ngằn hạn, trong suốt thời gian qua chỉ số này luôn>1 và hiện tại đang là 1.28 lần. Chỉ tiêu này cho thấy cty hoàn toàn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và là minh chứng cho thấy thực tế cty chưa bao giờ phát sinh vay vốn lưu động tại các tổ chức tín dụng. Các bạn hàng của cty đều là bạn hàng truyền thống và uy tín nên chất lượng các khoản phải thu theo đó là tốt, vòng quay nhanh và nguồn tiền ra vào cty luôn ổn định. Vì vậy, sự khó khăn về tài chính trong thời gian qua đã được hạn chế tối đa. Với lượng vốn chủ sở hữu hiện có cùng với phần vốn vay từ phía các bạn hàng, đặc biệt là cty mẹ cty cơ điện Trần Phú thì cty vẫn đảm bảo hoạt động ổn định và thông suốt. - Về mức độ độc lập tài chính: hệ số đòn bẩy và hệ số nợ có xu hướng tăng nhưng ở mức thấp nhỏ hơn 0. • Số vòng quay vốn lưu động trong những năm gần đây vào khoảng trên 3 vòng, thời gian/vòng quay hay món vay tương ứng khoảng trên dưới 4 tháng. Năm 2008, vòng quay vốn lưu động là 2.04 vòng. Tuy nhiên còn phụ thuộc rất nhiều vào tính thanh khoản của thị trường đặc biệt là vào thời điểm hiện nay hoặc khi tham gia vào các dự án thì nguồn tiền cũng dễ chậm hơn. Qua tìm hiểu thực tế từ phía cty và một số đơn vị cùng có hoạt động sản xuất và kinh doanh mặt hàng như cty Trần Phú: cadisun (8 tháng), Hanaka (9 tháng), Cadivi, Thiên Phú,Việt Á,… để đảm bảo chắc chắn trong việc thanh toán nợ đến hạn theo kế hoạch, tránh xảy ra tình trạng nợ quá hạn, chi nhánh xác định chu kỳ kinh doanh hợp lý cho cty vào khoảng 6 tháng. Kết luận: Quy mô hoạt động ở mức trên trung bình so với các dơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh trong cùng ngành nghề và bắt đầu đi vào ổn định do đã hoàn thành xong giai đoạn đầu tư cơ bản, tình hình tài chính lành mạnh và hoạt động có hiệu quả. * Thông tin về quan hệ với các TCTD - Số TCTD quan hệ: Khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại 4 TCTD. BẢNG 1.16: QUAN HỆ TÍN DỤNG CỦA Cty CP TRẦN PHÚ STT Tên tổ chức tín dụng Ngày báo cáo cuối cùng 1 NH TMCP Quốc Tế - CN Chợ Mơ 06/01/2009 2 CN NH Ngoại thương Hà nội 18/01/2009 3 CN NH ĐT và PT Hà nội 16/01/2009 4 CN NH Công thương Đống đa 16/01/2009 ( Nguồn: Tư liệu thẩm định của CBTD VIB) - Tình trạng dư nợ tín dụng hiện tại : Khách hàng này hiện có tổng dư nợ là 155.220 triệu VNĐ ~ 10.323.831 USD. Cụ thể các loại nợ vay của khách hàng được phân bổ như sau: BẢNG 1.17: DỰ NỢ CỦA CTY CP DÂY VÀ ỐNG ĐỒNG TRẦN PHÚ Đơn vị tính: 1 triệu VND, 1 USD Loại dư nợ VND USD Dư nợ cho vay ngắn hạn : 127.775  10.323.831        - Dư nợ đủ tiêu chuẩn : 127.775  10.323.831  Dư nợ cho vay dài hạn : 27.445  0        - Dư nợ đủ tiêu chuẩn : 27.445  0  ( Nguồn: Tư liệu thẩm định của CBTD VIB) - Theo thông tin CIC số 742607/2009 ngày 12/01/2009, các thông tin về cty như sau: SƠ ĐỒ 1.3 : DIỄN BIẾN DƯ NỢ CUẢ KHÁCH HÀNG ( TỪ THÁNG 02-2008 ĐẾN THÁNG 02-2009) Đánh giá về quá trình quan hệ tín dụng của khách hàng tại các TCTD: khách hàng này không có dư nợ không đủ tiêu chuẩn. 1.3.3 Thẩm định dự án đầu tư. 1.3.3.1 Thẩm định khía cạnh thị trường. a/ Tình hình cung cầu dây đồng và ống đồng. Nhu cầu dây đồng và ống đồng hàng năm vào khoảng 300.000 tấn/năm với tổng giá trị ước tính vào khoảng 91 nghìn tấn đồng/năm, trong đó lượng đồng sản xuất trong nước được thể hiện qua lượng đồng cathode nhập khẩu năm 2006 là 75.630 tấn, đáp ứng được khoảng 70-75% nhu cầu, còn lại 25-30% nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc,… So với các nước trong khu vực và chỉ bằng 1/50 so với nhu cầu của các nước công nghiệp phát triển. + Ngành sản xuất dây và cáp điện lực: trong cả nước hiện nay có khoảng 50 cty, xí nghiệp lớn nhỏ với mức tiêu thụ dây và ống đông khá ổn định mức 64.260 tấn/năm, chiếm 70% tổng lượng dây và ống đồng tiêu thụ trong cả nước. + Ngành sản xuất dây và cáp điều khiển: dự báo ngành sản xuất dây và cáp điều khiển được đánh giá là có tốc độ phát triển khá ốn định mức15-20%/năm. Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp ôtô, xe máy, bình quân 12-15%/năm, ngành sản xuất dây và cáp ôtô cũng có sức vươn mạnh mẽ. + Ngành sản xuất dây và cáp viễn thông: với tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất khoảng 8%/năm. Lĩnh vực sản xuất dây và cáp viễn thông được đánh giá có vị trí đặc biệt quan trọng trong ngành bưu chính viễn thông VN ( hiện tại sản phẩm dây và cáp viễn thông chiếm tới 90% tiêu thụ trong ngành VNPT) đến năm 2010, VN phấn đấu khối lượng dây cáp viễn thông sản xuất đạt 3-3.2 tr km đôi day, xuất khẩu chiếm 25% tổng giá trị sản xuất, mức tiêu thụ dây đồng ước đạt 10-11 ngàn tấn/năm. + Căn cứ vào tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực sản xuất dây cáp( dây cáp điện, dây điện từ, dây cáp viễn thông, dây cáp ôtô), nhu cầu sử dụng nguyên liệu đồng từ nay đến hết năm 2010 bình quân tăng 19-20%/năm, đặc biệt nhu cầu về dây đồng và ống đồng chất lượng tốt ( có độ dẫn điện cao, độ giãn dài và khả năng kéo tốt, chất lượng bề mặt đạt tiêu chuẩn quốc tế JSC, IEC,…) phục vụ cho hoạt động sản xuất dây và cáp viễn thông, dây điện từ, dây cáp ôtô và dây điện siêu dẫn là rất lớn. + Ngành sản xuất thiết bị điện đang tiêu thụ đồng hàng năm khoảng 70.000 tấn/năm. Cùng với sự phát triển của kinh tế nói chung và các dự án điện phát triển trong thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thiết bị điện sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. b/ Thị trường đầu ra. - Các khách hàng truyền thống và thường xuyên nhập hàng của cty có hơn 150 khách hàng từ miền bắc và miền nam, gồm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần, liêm doanh, TNHH, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân như cty CP Công thương Phương Đông, cty CP chế tạo thiết bị điện Đông Anh… - Về cơ bản hiện nay tổng doanh thu về mặt hàng dây và ống đồng đem lại khoảng 80-90%, các bạn hàng đều đã có quan hệ truyền thống trong nhiều năm và rất có uy tín, bạn hàng mới được ban lãnh đạo Cty trực tiếp khảo sát, thẩm định và đánh giá cụ thể nên việc thực hiện hợp đồng và thanh quyết toán giữa các bên là đảm bảo, ít rủi ro. Còn lại là doanh thu từ hoạt động khác đem lại khoảng 9-15% doanh thu. - Kênh phân phối: hiện Cty đang áp dụng cả hai hình thức bán buôn và bán lẻ. + Với hình thức bán buôn: cty ký hợp đồng nguyên tắc với một số đại lý, các đại lý này sẽ được ưu đãi về giá nhưng phải cam kết tiêu thụ về sản lượng đối với Cty. + Với hình thức bán lẻ: cty cũng áp dụng hình thức bán lẻ sản phẩm cho các khách hàng trực tiếp đến liên hệ mua hàng tại trụ sở Cty và chi nhánh. - Tổng lượng khách hàng đầu ra thường xuyên của Cty khoảng 40 khách. - Phương thức thanh toán: tiền mặt và chuyển khoản hoặc bù trừ công nợ. - Thời gian trả nợ: Cty cũng áp dụng hình thức linh hoạt cách thức thanh toán tiền hàng đối với các khách hàng truyền thống thường xuyên mau hàng của cty với khối lượng lớn và có uy tín trong vay trả, áp dụng phương thức bù trừ công nợ và công nợ gối đầu như Cty TNHH NN 1TV cơ điện TRần Phú, Thanh Vân,… cty tiến hành thu tiền sau khi giao hàng tối đa khoảng 7-10 ngày. - Với các công ty mới: cty thường xuyên yêu cầu đặt cọc 10-20% giá trị hợp đồng ngay sau khi ký hợp đồng, yêu cầu trả ngay khi giao hàng, hoặc bổ sung các biện pháp đảm bảo thanh toán như bảo lãnh thanh toán…Mới đây Ban lãnh đạo cty đã có chủ trương và thông báo cho khách hàng trong trường hợp mua hàng thanh toán ngay hoặc trả chậm thời gian ngắn hoặc đặt hàng với số lượng lớn thì cty sẽ trực tiếp giảm giá ngay taị thời điểm mua hàng trên hoá đơn. * Mô tả về sản phẩm. Với việc đầu tư vào dây chuyền công nghệ sản xuất ống đồng, cty sẽ sản xuất ra sản phẩm ống đồng: phục vụ các ngành điện lạnh, đóng tàu, y tế và thực phẩm, sản phẩm ống đồng của cty đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn ASTM B75-02( tiêu chuẩn ống đồng cao nhất hiện nay của Mỹ). Mảng hoạt động này dự tính đem lại nguồn doanh thu từ 25-30%/ tổng doanh thu. Các sản phẩm ống đồng chính của công ty gồm: - Ống điều hoà: được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp điện lạnh sản xuất, lắp đặt điều hoà, tủ lạnh. Sản phẩm được sản xuất dưới dạng ống thẳng và dạng cuộn theo tiêu chuẩn của Mỹ ASTMB280:99 có độ bền tốt, khả năng kháng chịu cao đối với va đập, mài mòn ở bên ngoài. - Ống nước: được sử dụng cho ống nước nóng hoặc lạnh, đường ống ngầm hoặc lộ thiên cho đường ống cấp thoát nước, thoát khí, dẫn ga, cấp nước sạch, nước công nghiệp, lắp đặt hệ thống cứu hoả, công nghệ thực phẩm…Ống nước được sản xuất dưới dạng ống thẳng- cứng và dạng cuốn- ủ mềm, theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM B88 có các tính năng về hoá học, cơ học tốt nhất. - Ống trao đổi nhiệt: sản phẩm được sử dụng trong các nồi hơi, nồi ngưng, làm tăng hiệu quả của các máy điều hoà thương mại cỡ lớn, hệ thống trao đổi nhiệt của máy phát điện, turbin dầu, turbin khí, dàn nước nóng, dàn mát dầu của máy công nghiệp cỡ lớn…Sản phẩm được sản xuất dưới 2 dạng có cánh và không có cánh, tính hiệu quả truyền nhiệt cao, khả năng chống va đập, đàn hồi tốt, có thể hoạt động tốt ở nhiệt độ cao. Sản phẩm của cty trước khi xuất xuởng đều qua một hệ thống các thiết bị kiểm tra của bộ phận thử nghiệm độc lập bao gồm các máy: cầu đo điện trở kép, máy kéo lực 5 tấn, máy kéo lực 500kg, thiết bị thử cao áp 5kv, hệ thống các thiết bị khác để kiểm tra các chỉ tiêu; đường kính, độ dài. trọng lượng, thiết bị cách trở điện, thiết bị siêu âm thử ống đồng…Những loại máy móc thiết bị kiểm tra này cũng đều được nhập ngoại 100% của các nước có công nghệ tiên tiến và hiện đại: Đức, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc… * Đối thủ cạnh tranh: - Đối với mặt hàng dây đồng: hiện nay Cty là đơn vị gia công duy nhất cho cty TNHH NN 1TV cơ điện Trần Phú mặt hàng dây đồng trần đạt tiêu chuẩn Việt Nam, có thương hiệu trong nước nhiều năm nay. Lợi thế cạnh tranh của thương hiệu dây đồng Trần Phú chính là lợi thế cạnh tranh của cty trong suốt nhiều năm qua: dây đồng Trần Phú đựơc sử dụng để sản xuất các sản phẩm dây điện, cáp điện dùng sử dụng trong nước và xuất khẩu. - Đối với mặt hàng ống đồng: hiện nay tại Việt Nam chỉ có 2 cty sản xuất ống đồng đạt tiêu chuẩn của Mỹ là Công ty TNHH Toàn phát và công ty Cp dây và ống đồng Trần Phú. Tuy nhiên, tại thời điểm này công ty Toàn Phát đang trong tình trạng dừng sản xuất do sự khó khăn của nền kinh tế trong thời gian qua. Do vậy, đối với công ty sản xuất mặt hàng này dường như này lợi thế cạnh tranh tuyệt đối. 1.3.3.2 Thẩm định kỹ thuật. * Quy trình sản xuất và công nghệ tạo ra sản phẩm của công ty: SƠ ĐỒ 1.4: QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CTY TRẦN PHÚ Đồng nguyên liệu Lò đúc Đùn ép tạo phôi Cán nguội Cuộn tròn Ủ mềm Kéo tinh Đóng gói/ Xuất xưởng ( Nguồn: Dự án đầu tư của cty CP Trần Phú) * Địa điểm thực hiện sản xuất: Công ty hiện tại tổ chức sản xuất tại Chi nhánh trong khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang, có diện tích 2000m2. * Công ty hiện có 80 lao động, trong đó có 2/3 là công nhân kỹ thuật bậc cao, lành nghề. Công ty có bề dày kinh nghiệm và luôn chủ động nghiên cứu tính đồng bộ cũng như hiệu quả kinh tế kỹ thuật của các thiết bị. Trên cơ sở khảo sát thực tế của đoàn cán bộ công ty đi thực tế, công ty đã lựa chọn được dây chuyền công nghệ phù hợp như sau: BẢNG 1.18: DANH MỤC MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CTY CP TRẦN PHÚ  Đơn vị: VNĐ STT Máy móc thiết bị Xuất xứ Nguyên giá Số năm khấu hao 1 Bình tích áp 3000l-TQ Trung Quốc 32,000,000 5 2 Máy nén khí Hanshin-HQ Model NH-15( số 2) Hàn Quốc 39,500,000 5 3 Máy nén khí Hanshin-HQ Model NH-15( số 3) Hàn Quốc 41,000,000 5 4 Máy nén khí Hanshin-HQ Model NH-7(số 1) Hán Quốc 21,000,000 5 5 Máy nén khí Hasnhin-HQ Model NH-7(số 2) Hàn Quốc 21,000,000 5 6 Máy Schumag Anh 860,500,000 10 7 Dây chuyền sản xuất ống đồng Trung Quốc 31,650,000,000 12 8 Hệ thống sản xuất ống đồng Trung Quốc 320,000,000 4 9 Cầu trục lăn dầu đơn tải trọng 03T-khẩu độ 26m Hàn Quốc 290,000,000 8 ( Nguồn: Dự án đầu tư của Cty CP Trần Phú) - Các máy móc thiết bị này đều còn mới 100%, là những thiết bị tiên tiến so với các máy móc đã và đang được sử dụng trên thị trường. Công suất của cty khi sử dụng công nghệ mới là 7.000 tấn dây dồng và 3.000 tấn ống đồng/ năm. Theo kế hoạch, do mới đưa vào sản xuất dây chuyền mới đồng thời với tình hình thị trường hiện nay, nên trong 3 năm đầu cty chỉ hoạt động cho sản xuất là 50 tấn/tháng (6.000 tấn/ năm). - Mặt khác, qua quá trình thực tế và sản xuất thử cho thấy sản phẩm sản xuất ra cũng như công nghệ, quy trình sản xuất của cty đều đáp ứng các tiêu chí và tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về sản xuất, môi trường và bảo hiểm. Công nghệ không quá phức tạp, thêm vào đó cty có đội ngũ công nhân lành nghề nên sẽ nhanh chóng vận hành được công nghệ sau một thời gian ngắn đào tạo. - Về công suất hoạt động: Căn cứ vào khả năng sản xuất cùng với tình hình của thị trường, giá cả sản phảm và thị phần mà công ty có thể chiếm lĩnh, công ty dự kiến trong 3 năm đầu sản xuất ở mức 80% công suất. Từ năm thứ 4, sản xuất đi vào ổn định với mức sản lượng * Thị trường đầu vào cho sản xuất. - Đối với các đơn đặt hàng dây đồng, ống đồng có giá trị lớn, công ty nhập nguồn nguyên liệu đồng chủ yếu cuả một số bạn hàng quen thuộc: cty TNHH NN 1TV cơ điện Trần Phú, cty CP kim loại màu Bắc Hà, cty CP sx Thanh Vân. - Tổng lượng khách hàng thường xuyên cấp hàng cho cty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21990.doc
Tài liệu liên quan