Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần xây lắp đầu tư phát triển nông lâm nghiệp Việt Nam

 Vốn lưu động trong công ty là một bộ phận của vốn sản xuắt kinh doanh, ứng trước về tài sản lưu động sản xuất, nó nhằm đảm bảo cho quá trình sản suất kinh doanh của công ty tiến hành một cách thường xuyên liên tục.

 Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động.

Trong công ty tài sản lưu động bao gồm các nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang .các loại vốn bằng tiền, các tài khoản bằng vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước. Trong quá trình sản xuất khinh doanh các tài sản lưu động luôn vận động thay thế hoặc đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi.

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần xây lắp đầu tư phát triển nông lâm nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yển dụng, đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao…tuỳ thuộc đặc điểm quy mô trong công ty và tổng dự án công việc mà công ty lựa chọn áp dụng sao cho phù hợp nhất. Để không gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty, bộ phận quản lý nhân sự cần phải biết sử dụng đúng người, đúng việc, để phát huy hết khả năng của người lao động sẽ chắc chắn đem lại hiệu quả tốt nhất cho công việc. Công việc này đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải nắm sâu,sát năng lực của nhân viên để tạo điều kiện giúp họ phát huy tối đa khả năng của mình vào sự đóng góp của công ty Công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty có nhiều hình thức đào tạo lực lượng cán bộ quản lý chuyên môn, đào tạo nâng cao tay nghề công nhân. Lực lượng lao động quan lý trong công ty không đông về mặt số lượng nhưng nó có tính quyết định tới sự thành bại. Đầu tư vào tài sản tài chính. Công ty cũng đã đầu tư vào lĩnh vực này bằng cách tham gia vốn góp liên doanh với các doanh nghiệp khác. Mục đích đầu tư của công ty là đầu tư đổi mới thiết bị, mở rộng thị trường mục tiêu của mình. 2.1: Chiến lược đầu tư và các dự án đầu tư phát triển tại công ty. a.Phân tích tình hình thị trường đối với các hoạt động kinh doanh công ty. Ngay sau khi chuyển sang hình thức cổ phần, bên cạnh một số khó khăn mà công ty gặp phải từ khi bỏ hình thức doanh nghiệp nhà nước, nay công ty đã và đang hoạt động kinh doanh trên thị trường với tình hình tài chính khá hơn nhiều.Mục đích của hoạt động kinh doanh là tạo ra được mục đích lợi nhuận cao nhất, bởi vậy mà công ty cần phải tối đa hoá lợi ích cạnh tranh để xâm nhập vào thị trường vốn khắc nghiệt này. Song vấn đề gây khó khăn nhiều nhất cho hoạt động kinh doanh hiện nay của công ty vẫn là nguồn vốn. Với hoạt động khinh doanh chủ yếu của công ty là xây dựng các công trình dân dụng, công trình thuỷ lợi, kinh doanh vật liệu, kinh doanh các dịch vụ…thì công ty đã phải vay vốn từ các ngân hàng thương mại, thủ tục vay vốn thường là rất khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt. Do được đánh giá là mức lãi xuất cao cũng như sự thận trọng tronh kinh doanh thì đối với mỗi dự án đầu tư công ty phải điều chỉnh, phân bổ vốn sao cho phù hợp với mỗi dự án, và điều kiện kinh doanh của công ty. Những năm gần đây công ty đã nhân thêm được nhiều hợp đông kinh tế, các dự án có giá trị cũng gia tăng là nhờ vào uy tín kinh doanh của công ty, các cơ hội ra nhập thị trường có liên quan tới sự dễ dàng mà các đối thủ canh tranh có thể nhận ra khi ra nhập thương trường. Mức độ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh đang tồn tại rất nhiều, cạnh tranh có xu hướng ngày càng khốc liệt hơn, thì các đối thủ cạnh tranh của công ty cũng gia tăng. Khi canh tranh càng dữ dội nó sẽ mang lại lợi nhuận thấp hơn, do vậy cần phải nghiên cứu kỹ các vấn đề thị trường nó cũng là yếu tố quyết định sự tồn tại của công ty. Trước hết công ty cần phải xác định rõ thị trường mục tiêu của mình, việc lựa chọn thị trường mục tiêu là việc đầu tư của mỗi dự án có thể hực hiện một cách hiệu quả. Tại thị trường này cần phảI đảm bảo: Quy mô đủ cho một dự án, có thể tạo ra ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh, tính hiệu quả khi đầu tư và khả năng đầu tư của công ty. Sau khi công ty đã xác định cho mình thị trường để kinh doanh thì công ty phải lựa chọn các hình thức đầu tư, đầu tư sao cho hoạt động của nguồn vốn có hiệu quả nhất, mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Tận dụng các cơ sở vật chất có sẵn sẽ tiết kiệm được vốn đầu tư, do đó cần phải tính toán cụ thể để còn xét tới khả năng phát triển kinh doanh trong tương lai. Tuy nhiên để công ty ngày một phát triển vững mạnh thì công ty cũng cần phải đầu tư thêm về máy móc thiết bị để nâng cao trình độ công nghệ sản xuất. Hoạt động đầu tư ở trong nước đang phát triển dẫn tới nhu cầu kinh doanh về dịch vụ cũng tăng cao. Nắm bắt được tình hình nhu cầu của xã hội hoạt động kinh doanh của dich vụ này ngày càng chú trọng, đầu tư nhiều hơn kinh doanh nhà khách cung cấp cả dịch vụ ăn uống. Mặc dù ở lĩnh vực kinh doanh này tuy là rất mới mẻ song công ty vẫn luôn cố gắng hoàn thiện hơn cho dự án đầu tư kinh doanh này. Không những chỉ mang lai lợi nhuận mà công ty còn giải quyết được một số lao động, đảm bảo đời sống cho công nhân của công ty. Từ đó công ty có những định hướng phát triển chính: + Tập chung cho lĩnh vực hoạt động xây dựng các công trình nông, lâm, nghiệp. Kinh doanh vật liệu xây dựng trang trí nội ngoại thất, cung cấp các thiết bị máy móc thiết bị, đa dạng hoá mặt hàng, các lĩnh vực kinh doanh để đáp ứng nhu cầu thi trường. + Tổ chức thêm một số hoạt động kinh doanh dich vụ hay các hoạt động không liên quan tới lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Liên doanh, liên kết với các công ty, các doanh nghiệp là một hình thức chủ yếu để thực hiện được các xu hướng sản xuất. + Thúc đẩy hơn nữa kinh doanh xuất nhập khẩu, phấn đấu làm chủ được các lĩnh vực kinh doanh của mình để đáp ứng nhu cầu thị trường. 2.1.2.Chiến lược đầu tư trong kinh doanh của công ty. Qua việc phân tích tình hình thị trường đối với hoạt động kinh doanh của công ty thì có thể hiểu được môi trường cạnh tranh mà công ty đang tồn tại trong đó và trên cơ sở đó đi tới những quyết định về phương hướng, chiến lược mà công ty muốn đi tới trong những năm tới. Chiến lược về tài chính Mục tiêu là kế hoạch quản lý tài chính, tối đa hoá lợi nhuận của cônh ty, tức là xác định được dòng tiền sinh ra trong thời gian qua của công ty.Bởi vậy thời điểm này công ty đã lên chiến lược đầu tư của mình dưới dạng quyết định chi tiêu vốn, tối đa hoá chi phí về vốn của doanh ngiệp. Tối đa hoá của cải của các cổ đông được đạt tới không chỉ thông qua tối đa hoá doanh thu và sự tăng trưởng của doanh thu, tối thiểu hoá chi phí sản phẩm thông qua chiến lược đầu tư. Công ty cần phải phát triển chiến lược tài chính bao gồm cả những yếu tố như cơ cấu về vốn công ty. ĐôI khi chính chiến lược tài chính của công ty cũng cần phải rất chú ý bởi khi bị sao lãng do sự chú ý trung vào quyêt định đầu tư. Chiến lược về phát triển xuất nhập khẩu: Mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu mà công ty đặt ra trong những năm tới là thuỷ hải sản.ở lĩnh vực này công ty chưa chú trọng cho lắm nhưng gần đây cũng là lĩnh vực mang lại lợi ích. c.Chiến lược về phát triển sản xuất, dịch vụ. Tăng cường hơn nữa về sản xuất các mặt hàng công ty như sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán giống vật nuôi cây trồng. dịch vụ: Tổ chức các dịch vụ, ăn uống,du lịch, cho thuê văn phòng làm việc, nhà ở. d.Chiến lược về phát triển nguồn nhân lực. Theo hướng phát triển của công ty trong những năm tới hoạt động của công ty trong những năm tới hoạt động của công ty không chỉ dừng lại ở đầu tư phát triển cho những công trình dân dụng, các công trình thuỷ lợi, cầu đường nông lâm nghiệp. Mà công ty cũng đầu tư chuyển hướng phát riển thêm các loại hình dịch vụ thương mại. vì vậy cũng cần thiết phải tiến hành việc đào tạo lại lao động, thuộc những nghành nghề không còn phù hợp để có thể thuyên chuyển sang các công việc khác. Công ty cần có chiến lược đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực của mình. Hình thành nên quỹ phát triển nguồn nhân lực tăng đầu tư cho quỹ và sử dụng nó một cách hiệu quả. Đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn cao hơn tránh đào tạo tràn lan gây lãng phí. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý lãnh đạo phải có đầy đủ các kỹ năng cơ bản như : Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, quan hệ. Luôn tìm kiếm, phát triển các cán bộ có khả năng bằng câch tìm kiếm bên ngoài, tìm kiêm ngay trong đội ngũ kế cận. Tạo môi trườnglàm việc thích hợp cho lao động, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa cán bộ và công nhân. Tăng cường trang bị máy móc hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc, khen thưởng lao động có thành tích suất sắc .Quan tâm tới thu nhập người lao động, để từ đó thúc đẩy sản và hoạt động kinh doanh trong công ty tốt hơn. e.Chiến lược về quy hoạch phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật. Quy hoạch phát triển các bộ phận của công ty,văn phòng công ty, có choc năng thựchiện quản lý đối với toàn bộ hoạt độg sản xuất kinh doanh của công ty. Các xí nghiệp, các đơn vị trực thuộc của công ty thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo sự chỉ đạo của công ty, các đơn vị hoạch toán phụ thuộc vào công ty, phát triển hơn nữa mạng lưới kinh doanh. 2.1.3. Các dự án đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xây lắp đầu tư phát triển nông lâm nghiệp Việt Nam. -Dự án trung tâm thương mại và dịch vụ Thanh Lâm được triển khai xây dựng tại Vĩnh Quỳnh _ Thanh trì _ Hà Nội. Công trình có quy mô đầu tư : +Tổng diện tích xây dựng là 965 m +Tổng mức đầu tư dự án là 2.300.000.000 đồng + Nguồn vốn: Vay ngân hàng thương mại và vốn chủ đầu tư. Chức năng làm siêu thị, ăn uống giải khát dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2007. *Những dự án mà công ty đã hoàn thành: -Dự án san ủi mặt bằng Vân Trì_ Đông Anh_ Hà Nội. Tổng diện tích san ủi + lu lèn là: 456m Tổng kinh phí: 367.000.000 đồng - Cầu chui dân sinh Đỗ Xá _ Hà Tây. Chiều dài: 12m Chiều rộng: 13,5m Tổng kinh phí: 465.000.000 đồng - Công trình Đường bờ trái sông Tô Lịch Chiều rộng đường 7,5m Tổng chiều dài 5,6km Tổng kinh phí: 80.321.000.000 đồng 3.Tình hình huy động vốn cho đầu tư phát triển. Tất cả các hoạt động kinh doanh cho dù ở bất kỳ quy mô nào thì nó cũng cần phải có một lượng vốn nhất định, nó là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của công ty. Trước hết là về mặt pháp lý: Ngay từ khi chuyển sang cổ phần hoá thì điều kiện đầu tiên của công ty là phải có một lượng vốn nhất định, lượng vón điều lệ ban đầu của công ty là 4.000.000.000 tỷ đồng Việt Nam, lúc này về mặt pháp lý thì công ty cổ phần xây lắp đầu tư phát triển nông lâm nghiệp việt nam đã được xác lập. Nếu trong điều kiện hoạt động kinh doanh, vốn của công ty không đạt điều kiện mà pháp luật quy định thì công ty sẽ bị tuyên bố chấm dứt hoạt động như phá sản giải thể, sát nhập…Như vậy vốn ở đây được xem là một trong những cơ sử quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại của công ty trước pháp luật. Về mặt kinh tế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố nhất định sự tồn tại và phát triển của công ty. Vốn đảm bảo khả năng mua sắm thiết bị máy móc thiết bị dây chuyền để phục vục cho sản suất, thi công trình đảm bảo cho mọi hoạt động sản suất kinh doanh trong công ty được diễn ra thường xuyên, liên tục. Vốn là yếu tố quan trong quyết định tới năng lực sản xuất kinh doanh của công ty và còn xác lập vị thế của công ty trên thương trường. Điều này càng thể hiện rõ trong nền kinh tế hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, công ty phải không ngừng luôn cải tiến máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh tất cả những yếu tố đó muốn hoàn thiện được thì đòi hỏi công ty phải có một lượng vốn đủ lớn. Vốn còn là yếu tố quyêt định tới việc mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, sau mỗi một dự án vốn của công ty phát sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải đảm bảo vốn của công ty sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng phạm vi sản xuất, xâm nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. 3.1. Các nguồn huy động vốn. Thấy được cái tầm quan trọng của nguồn vốn như vậy, công ty luôn phải tìm cách huy động thêm nguồn vốn của mình sao cho phục vụ tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thì các nguồn vốn đó được huy động dưới các hình thức như vay nợ, liên doanh, liên kết và các hình thức khác. a.Vốn vay: Công ty có thể vay ngân hàng, các tổ choc tín dụng, các cá nhân, các đơn vị kinh tế để tạo lập và tăng cường thêm nguồn vốn. Vốn vay ngan hàng và các tổ chức tín dụng rất quan trọng đối với công ty. Nguồn vốn này đáp ứng đúng vào thời điểm các khoản tín dụng ngắn hạn tuỳ theo nhu cầu từng dự án của công ty trên cơ sở các hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp. b.Vốn liên doanh liên kết: Công ty có thể liên doanh hợp tác với các công ty khác, doanh nghiệp khác để huy động và thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. c.Vốn tín dụng thương mại. Tín dụng thương mại là các khoản mục chịu từ người cung cấp hoặc ứng trước của khách hàng mà công ty tạm thời chiếm dụng. Đây là phương thức tài trợ tiện lợi linh hoạt trong kinh doanh, nó còn tạo ra khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Tuy nhiên các khoản tín dụng thương mại thường có thời gian ngắn hạn nhưng nếu công ty không biết cách quản lý một cách khoa học, có thể đáp ứng nhu cầu phần nào cho nhu cầu vốn lưu động của công ty. d. Vốn tín dụng thuê mua. Đây là phương thức tài trợ ,thông qua hợp đồng thuê giữa người thuê và người cho thuê .Người thuê sử dụng tài sản phải trả tiền cho người thuê theo thời hạn mà hai bên thoả thuận. Tín dụng thuê có hai phương thức giao dịch chủ yếu: Thuê vận hành: Hay còn gọi là thuê hoạt động là hình thức thuê ngắn hạn tài sản. Thuê tàichính: Là phương thức tài trợ tín dụng trung hạn và dài hạn theo hợp đồng.ở hình thức này công ty thường mua tài sản, thiết bị mà người thuê cần và đã thương lượng trước các điều kiện mua tài sản từ nguồn cho thuê. Đó là cách hay dùng để lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp cho các loại hình sở hữu, nghành nghề kinh doanh, quy mô trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cũng như các chiến lược đầu tư của công ty. Bên cạnh đó đối với việc quản lý vốn của công ty trọng tâm cần đề cập tới là các hoạt động luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thức khác nhau của tài sản và hiệu quả vòng quay của vốn như vậy công ty cần phân loại vốn theo các phương thức chu chuyển. 3.2.Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển. 3.2.1.Vốn cố định của công ty. Trong công ty việc mua sắm hay lắp đặt các tài sản cố định đều phải thanh toán chi trả bằng tiền. Số vốn đầu tư để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt tài sản cố định hữu hình hay vô hình đều được gọi là vốn cố định của công ty. Nói cách khác vốn cố định của công ty là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản coó định của công ty. Số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, công ty sẽ thu hồi lại ngay sau các công trình, các dự án hoàn thành. Quy mô của vốn cố định nhiều hay it sẽ quy định tới quy mô tài sản cố định trong quá trình sử dụng lạicó ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển vốn cố định. Đặc thù của vốn cố định trong qúa trình sản xuất kinh doanh; + vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, có đặc điểm này là do tài sản cố định tham gia trực tiếp và phát huy tác dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy vốn cố định là hình thái biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. +Vốn cố định được luân chuyển giá trị dần dần từng phần trong mỗi dự án. Khi tham gia vào quá trình sản xuất tài sản cố định không bị giảm dần tức là nó bị hao mòn, cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng thì giá trị của nó cũng bị giảm theo nó , lúc này vốn cố định của công ty tách thành hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm dưới hình thức chi phí khấu hao. Sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ thì quỹ khấu hao này được sử dụng đểv tái sản suất tài sản cố định nhằm duy trì năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. Bộ phận thứ hai đó chính là phần còn lại của vốn cố định được gọi là giá trị còn lại của tài sản cố định. Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định lại giảm dần. Kết thúc quá trình vận dụng đó vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Trong công ty vốn cố định là bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng vốn đầu tư nói riêng vốn sản xuất kinh doanh nói chung. Do ở vị trí then chốt và đặc điểm luân chuyển của nó lại tuân theo quy luật riêng, nên việc quản lý vốn đòi hỏi luôn phải gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật của nó là các tài sản cố định .Vì điều này nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất của công ty. Bên cạnh các tư liệu lao động mà bộ phận quan trọng nhất là tài sản cố định để tiến hành sản xuất kinh doanh của cônng ty, thì vẫn cần phải có đối tượng lao động. Khác với tư liệu lao động, các đối tượng lao động chỉ tham gia .vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu, giá trị của nó được dịch chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Như vậy nếu xét về hình thái hiện vật thì các đối tượng lao động gọi là các tài sản lưu động, còn hình thái giá trị được giọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. 3.2.2: Vốn lưu động của công ty Vốn lưu động trong công ty là một bộ phận của vốn sản xuắt kinh doanh, ứng trước về tài sản lưu động sản xuất, nó nhằm đảm bảo cho quá trình sản suất kinh doanh của công ty tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Trong công ty tài sản lưu động bao gồm các nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang….các loại vốn bằng tiền, các tài khoản bằng vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước. Trong quá trình sản xuất khinh doanh các tài sản lưu động luôn vận động thay thế hoặc đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Khác với tài sản cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động của công ty luôn thay đổi hình thái biểu hịên để tạo ra sản phẩm hàng hoá và do đons phù hợp với đặc điểm của vốn lưu động, vốn lưu động của công ty cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh sản xuất và lưu thông.Trong quá trình này diễn ra liên tục và thường xuyên theo chu kỳ nên còn gọi là quá trình tuần hoàn của vốn lưu động. Trong quá trình vận động ở mỗi một giai đoạn kinh doanh vốn lưu động lại thay đổi hình tháI biểu hiện từ hình thái tiền tệ sang hình thái vật tư hàng hoá. Có thể thấy trong cùng một vốn lưu động của công ty được phân bổ ở các giai đoạn cho quá trình luân chuyển được thuận lợi công ty luôn phải đủ vốn. 4.Tình hình sử dụng vốn đầu tư tại công ty cổ phần xây lắp đầu tư phát triển nông lâm nghiệp Việt Nam. Xem xét tình hình sản xuất khinh doanh và việc quản lý của công ty, quá trình sử dụng vốn đầu tư trong công ty tuy có nhiều khó khăn. Song lãnh đạo công ty và tập thể cán bộ công nhân viên đã thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh với tinh thần cao, tận dụng tối đa nguồn nhân lực để không ngừng phát triển kinh doanh, cũng như nhằm khẳng định vị trí công ty trên thị trường. Do vậy việc phân bổ vốn của công ty là rất quan trọng sao cho đat hiệu quả cao nhất, vốn đầu tư được ưu tiên cho những bộ phân quan trọng nhất phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đầu tư. 4.1.Sử dụng vốn đầu tư cho hoạt động xây lắp và công trình xây dựng. Hoạt động kinh doanh công ty đang được đầu tư và chú ý rất nhiều cho các công trình dân dụng nông, lâm nghiệp.các công trình san lấp mặt bằng xây dựng…Như vậy vốn đầu tư sẽ được chi cho: *Trong chi phí xây lắp gồm: +chi phí tháo dỡ các vật kiến trúc ( có tính đến giá trị vật tư, vật liệu được thu hồi để giảm vốn đầu tư) + Chi phi xây lắp các hạng mục công trình. + Chi phí lắp đặt thiết bị thi công, lực lượng xây dựng *Chi phí thiết bị bao gồm +Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, các trang thiêt bị phục vụsản xuất, làm việc, sinh hoạt. + Chi phí vận chuyển, lưu thông, lưu kho, lưu bãi +Thuế và chi phí bảo hiểm thiết bị công trình. *Các chi phí khác được phân chia theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng Chi phí ở giai đoạn đầu tư. +Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi ở nhóm B,C và các dự án lập báo cáo đầu tư nói riêng. +Chi phí cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật liên quan tới dự án đầu tư. +Chi phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư. _Chi phí ở giai đoạn thực hiện đầu tư. +Chi phí khởi công công trình +Chi phí đền bù các công trình mặt bằng xây dựng. +Chi phí cho khảo sát xâydựng, thiết kế công trình. +Chi phí ban quản lý dự án. +Chi phí kiểm định vật liệu +Chi phí lập thẩm tra, phê duyệt, quyết toán vốn đầu tư. +Chi phí thường xuyên đối với các cơ sở hành chính sự nghiệp. 4.2.Sử dụng vốn đầu tư cho hoạt động khinh doanh dịch vụ. Đây là hoạt động kinh doanh mới trong công ty, đầu tư vốn cho hoạt động dịch vụ, chi phí cho lĩnh vực này bao gồm. +Chi phí sắm trang thiết bị nội ngoại thất. +Chi phí đào tạo cán bộ công nhân viên cho phù hợp với nghành nghề kinh doanh. +Chi phí quảng cáo, tuyên truyền. + chi phí cho quản lý, chi phí phát sinh. 4.3.Sử dụng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh mút xốp, sản xuất thức ăn chăn nuôI và nguyên liệu cho nghành nông lâm nghiệp. Đầu tư vào máy móc thiết bị công nghệ để đảm bảo cho sản xuất và chất lượng sản phẩm được nâng cao. Trong cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp có bộ phận quan trọng nằm trong khâu sản xuất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục, đó là thành phần giá trị dở dang hay chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Chi phí cho sản suất kinh doanh của công ty biến động thường xuyên qua các năm. Cuối năm 2005 giá trị này lớn hơn so với năm 2003 và 2004. Do đó tỷ lệ chi phí sản suất kinh doanh dở dang /doanh thu cũng lớn hơn năm 2003 tỷ lệ này là0,028. Năm 2005 tỷ lệ này là 0,143. Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm2004 Năm2005 1 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 55.175.101 277.589.022 4.178.499.953 2 Doanh thu thực hiện trong kỳ 1.970.539.355 3.427.024.965 29.220.279.398 3 Tỷ lệ (1)/(2) 0,028 0,081 0,143 Nguyên nhân chủ yếu do chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài, gây ra tình trạng ứ đọng vốn lưu động. Đây là vấn đề công ty cần xem xét tìm ra giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Như vậy việc sử dụng vốn đầu tư trong lĩnh vực này chưa thực sự đạt hiệu quả. 4.4. Sử dụng vốn đầu tư cho nguồn nhân lực. Không những chỉ chú trọng đầu tư cho sản xuất kinh doanh, cho kinh doanh dịch vụ mà còn sử dụng vốn đầu tư trong lĩnh vực này sẽ mang lại lợi nhuận cao. Trong 3 năm gần đây công ty chi phí cho nguồn nhân lực một khoản chi phí khá lớn bao gồm các chi phí. + Chi phí cho quản lý cán bộ. +Chi phí đào tạo nâng cao tay nghề công nhân. +Chi phí đào tạo cán bộ kỹ thuật. Như vậy ta thấy được tình hình sử dụng vốn đầu tư trong công ty, tuy chưa đạt hiệu quả cao lắm song đó cũng là một sự cố gắng của công ty. Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi công ty cần luôn đề cao tính an toàn, đặc biệt an toàn về tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của công ty. Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp công ty nâng cao khả năng huy động thêm nguồn tài rợ dễ dàng hơn, khả năng thanh toán được đảm bảo, công ty có tiềm lực để khắc phục những khó khăn và một số rủi ro trong kinh doanh. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao mức sống của người lao động…. Thì việc sử dụng tốt mang lại lợi nhuận cho công ty, công ty có thể mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, trúng thầu nhiều công trình lớn hơn, tạo thu nhập cho người lao động. Điều đó giúp cho sự phát triển của công ty đồng thời làm tăng các khoản đóng góp cho ngấnách nhà nước. Nhưng để thực hiện được vấn đề này một trong các phương pháp hết sức quan trọng là công ty phải thiết lập và nghiên cứu đặc trưng tài chính thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển. Nguồn huy động vốn đầu tư phát triển. ĐV tính :triệu đồng Nguồn Vốn TH 2003 KH 2004 TH 2004 KH 2005 TH2004/ TH2003 KH2005/ TH2004 1.Vốn tín dụng NN 1,092,000 1,130,000 1,160,000 1,160.000 106.23 137.93 Vay vốn tín dụng ưu đãi các DA bộ QL 112.000 110.000 110.000 120.000 9821 10909 Vay tín dụng ưu đãi 80000 80.000 80.000 80.000 100.000 100.000 Vay ngân hàng TM 900.000 940.000 970.000 1.400.000 107.78 14433 2.Vôn đầu tư của công ty 628000 824000 854000 928000 13599 10872 Vốn tự có của công ty 255000 280000 310000 320000 12157 10323 Trích KH cơ bản 105000 130000 130000 135000 12381 10385 Cho thuê nhà xưởng,kho bãi 9000 9000 9000 8500 10000 9444 Từ bán cổ phiếu,cổ phần hoá 110000 115000 115000 100000 10455 8696 Vốn doanh nghiệp khác 254000 254000 420000 500000 16535 11905 3.Vốn ĐTNN 210000 500000 500000 750000 23810 15000 4.Vốn ĐTqua ngành 1155000 1350000 1450000 1950000 12554 13448 Giao thông 510000 450000 500000 500000 9804 100000 Thuỷ lợi 230000 220000 220000 230000 9565 10455 Điện 160000 430000 480000 900000 300000 18750 Nông lâm nghiệp 100000 100000 120000 8696 12000 Công trình khác 140000 150000 1500000 200000 10714 13333 5. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xây lắp đầu tư phát triển nông lâm nghiệp Việt Nam. 5.1 Đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. 5.1.1. Đánh giá kết quả sử dụng vốn đầu tư cho công ty. Đối với những công cuộc đầu tư từ các nguồn vốn vay, vốn tự có của cơ sở công ty đã căn cứ vào các quy định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32808.doc
Tài liệu liên quan