Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

PHẦN I 2

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 2

I. Quá trình hình thành và phát triển 2

1. Tổng quan về công ty 2

2. Quá trình hình thành và phát triển 3

II. Đặc điểm kinh tế kỹ thật của công ty 4

1. Thị trường – Sản phẩm – Khách hàng 4

2. Công tác lao động tiền lương 6

3. Máy móc thiết bị 9

4. Cơ cấu tổ chức công ty 12

5 Đặc điểm về vốn 15

III. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây 15

1. Tình hình doanh thu 15

2. Tình hình lợi nhuận 16

3. Tình hình nộp ngân sách 17

PHẦN II 19

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY 19

I. Những vấn đề chung về đấu thầu và khả năng thắng thầu của các công ty xây dựng 19

1. Những vấn đề chung về đấu thầu 19

2. Điều kiện đảm bảo khả năng thắng thầu, các chỉ tiêu phản ánh kết quả đấu thầu ,các nhân tố tác động đến khả năng thắng thầu của các công ty xây dựng 32

II. Thực trạng công tác đấu thầu của công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội 45

1. Kết quả đấu thầu của công ty một số năm gần đây 45

2.Thực trạng công tác đấu thầu( Quy trình đấu thầu)của công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội 51

3. Đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế 65

4. Nguyên nhân của những hạn chế 69

PHẦN III 73

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 73

I. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 73

1.Tăng cường nội lực của công ty 73

2. Tăng cường hoạt động marketting, quảng cáo giới thiệu về công ty 80

3. Tổ chức thi công đúng tiến độ và đảm bảo chất kượng công trình nhằm tăng cường uy tín cho công ty. 84

4. Hoàn thiện phương pháp tính giá bỏ thầu 86

II. Một số kiến nghị đối với nhà nước 88

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2553 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n có nhiều thuận lợi. Tuy vậy, thành lập và quản lý các tập đaong kinh doanh, đặc biệt là những tập đoàn đa nghành như trong xây dựng cơ bản là vấn đề hết sức phức tạp, không thể tiến hành theo kiểu chủ quan hoặc áp đặt. Ngoài những điều kiện cơ bản trên đay, những nhà thầu phải chú ý những điều kiện sau đây: - Đào tạo đội ngũ chuyên gia kinh tế – kỹ thuật giỏi, có năng lực, bản lĩnh và biết phán đoán tình thế để đưa ra các giải pháp thích hợp. - Thu thập được hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác , kịp thời về đối tượng đấu thầu, bên mời thầu, các nhà thầu khác cùng tham dự. - Đánh giá đúng các mặt mạnh, mặt yếu và phương hướng chiến lược của các nhà thầu khác, những toan tính của họ với đối tượng đấu thầu… I.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thắng thầu của các công ty xây dựng */ Chỉ tiêu tổng số công trình thắng thầu và tổng giá trị trúng thầu -Tổng giá trị trúng thầu hàng năm là tổng giá trị của tất cả các công trình, hạng mục công trình doanh nghiệp xây dựng đã tham đấu thầu và trúng thầu trong năm. -Tổng số các công trình trúng thầu hàng năm là tổng số công trình, hạng mục công trình doanh nghiệp xây dựng đã tham gia đấu thầu và thắng thầu trong năm. Chỉ tiêu tổng giá trị trúng thầu và tổng số các công trình thắng thầu cho ta thấy một cách khái quát nhất tình hình kết quả đấu thầu của doanh nghiệp. Thông qua đó có thể đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong đấu thầu. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và kết quả cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp nói riêng. Khi tính toán chỉ tiêu này thường tính cho nhiều năm (3-5 năm). Và tính tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận hàng năm, chỉ tiêu về lợi nhuận trên doanh thu xây lắp trên doanh thu xây lắp do trúng thầu... 1.2.2.Các nhân tố tác động đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp xây dựng. 1.2.2.1. Các nhân tố khách quan. a. Chính sách của Đảng và nhà nước. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào nền kinh tế dù có tư cách pháp nhân hay không đều phải hoạt động trong tầm kiểm soát của nhà nước, bị chi phối bởi pháp luật và quy định do nhà nước đặt ra. Hiện nay thị trường xây dựng hoạt động dựa trên các nghị định, văn bản hướng dẫn và thông tư hướng dẫn của chính phủ với hai điều luật cơ bản đó là “ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” ban hành kèm theo nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999, “Quy chế đấu thầu” ban hành kèm theo nghị định88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 và các nghị định bổ sung như nghị định 12,14/NĐ-CP ban hành ngày 5/5/2000. Ngoài ra còn có các quy định về mức giá, khung giá và các chế tài yêu cầu phải tuân thủ trong quá trình hoạt động. Ngoài các quy định có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp còn phải tuân thủ theo các quy định về thuê mướn, an toàn lao động, vật gía, quảng cáo, vệ sinh môi trường. Mức độ ổn định của hành lang pháp luật sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động , ngược lại doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn thì phải đối diện với những thay đổi liên tục của nhà nước các chính sách làm suy yếu sức cạnh tranh trong quá trình tham gia vào thị trường. Như vậy hoạt động của mỗi doanh nghiệp không chỉ chịu sự chi phối của các quy luật thị trường mà còn chịu sự quản lý và sự can thiệp của chính phủ thông qua các chính sách và hệ thống pháp luật. Nó đóng một vai trò quan trọng đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp xây dựng nói riêng. b. Đối thủ cạnh tranh. Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với một doanh nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh quy định tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành thắng lợi trên thương trường. Cường độ cạnh tranh tăng lên khi một doanh nghiệp hoặc nhiều doanh nghiệp xây dựng có cơ hội để củng cố vị trí của mình trên thị trường hoặc nhận thấy áp lực cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp khác. Cường độ cạnh tranh được biểu hiện dưới dạng các chính sách hạ thấp giá bỏ thầu, các chiến dịch quảng cáo, việc áp dụng các giải pháp thi công mới , máy móc , công nghệ hiện đại, tăng cường các dịch vụ khách hàng và bảo hành sản phẩm. Với những đòi hỏi ngày một cao của thị trường và sự vận động theo xu hướng đi lên của các đối thủ cạnh tranh là một sức ép mạnh mẽ với doanh nghiệp trong việc đổi mới các hoạt động của mình. c. Sức ép từ chủ đầu tư. Trên thị tr ờng xây dựng thì chủ đầu tư có quyền tự do lựa chọn nhà thầu nào có đủ khả năng đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu của mình thông qua hình thức đấu thầu hoặc là chỉ định một doanh nghiệp nào đó có đủ năng lực và uy tín. Bởi vậy việc có quan hệ rộng rãi, tạo được uy tín và hình ảnh tốt với chủ đầu tư, khéo léo trong dự đoán ý đồ của chủ đầu tư thì doanh nghiệp sẽ có cơ hội nâng cao được khả năng thắng thầu của mình. d. Sức ép từ nhà cung cấp các yếu tố đầu vào. Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp bao gồm nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động, vốn kết hợp với nhau tạo ra sản phẩm là các công trình xây dựng. Đảm bảo đúng số lượng, chất lượng thời gian cung cấp các yếu tố đầu vào là một yêu cầu rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần phải thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức cung ứng. Các tổ chức cung ứng vật tư thiết bị có ưu thế có thể tìm lợi nhuận bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc giảm mức độ dịch vụ đi kèm. Trong trường hợp số lượng người cung cấp ít, không có sản phẩm thay thế hay nhà cung cấp không có thiện chí thì doanh nghiệp sẽ phải chịu sức ép lớn về đầu vào. Ngược lại nếu các nhà cung ứng có uy tín trên thị trường quan tâm và đặt quan hệ hữu hảo thì doanh nghiệp có thể nâng cao thế mạnh của doanh nghiệp trước các chủ đầu tư bằng cách phấn đấu nâng cao chất lượng công trình, hạ thấp chi phí xây dựng. Trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp xây lắp cần có nhu cầu tài chính rất lớn như để tạm ứng đầu tư xây dựng nhiều công trình cùng một lúc, đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị trên diện rộng, tăng cường vốn lưu động cho kinh doanh...nguồn tiền này tự bản thân doanh nghiệp nhiều khi không đáp ứng đủ mà phải nhận được từ các nguồn vay ngắn hạn và dài hạn từ các tổ chức tín dụng ngân hàng. Nếu có các chính sách tài chính phù hợp sẽ tạo được nhiều cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp. Các nhà cung cấp nói chung có quyền lực nhất định đối với hoạt động của doanh nghiệp xây lắp một cách gián tiếp, họ sẽ góp phần vào việc làm tăng hay suy yếu khả năng cạnh tranh của công ty trong quá trình tham gia vào thị trường đấu thầu xây dựng. 1.2.2.2. Nhóm các nhân tố chủ quan. a.Công nghệ thi công và và hệ thống thiết bị máy móc thi công của doanh nghiệp xây dựng. Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng doanh nghiệp có thể tham gia dự thầu và trúng thầu các công trình với số lượng lớn, giá trị và yêu cầu kỹ thuật phức tạp hay không. Một doanh nghiệp nếu có tiềm lực mạnh về máy móc thiết bị và công nghệ sẽ được đánh giá cao trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp xây dựng khác. Được thể hiện qua: - Số lượng, chủng loại máy móc thiết bị và xe máy thi công mà doanh nghiệp hiện có. Nó sẽ được giới thiệu trong hồ sơ dự thầu và nó được chứng minh cho bên mời -thầu biết khả năng huy động vốn nguồn lực về xe máy thi công của nhà thầu trong việc bảo đảm thi công công trình đúng yêu cầu của chủ đầu tư. -Trình độ tiên tiến, hiện đại về kỹ thuật và công nghệ của nhà thầu, đó là máy móc thiết bị và quy trình công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng trong tổ chức thi công, các đặc điểm kỹ thuật của máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng cho phép doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. - Tính đồng bộ của máy móc thiết bị, công nghệ và sự phù hợp trong điều kiện sử dụng cũng như việc huy động tối đa các nguồn lực vật chất và phối hợp một cách đồng bộ các nguồn lực đó trong cạnh tranh. - Hiệu năng kỹ thuật của máy móc thiết bị và việc tận dụng công xuất của chúng . Nó đánh giá trình độ sử dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp và tác động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. -Khả năng đổi mới công nghệ và chiến lược đổi mới công nghệ của công ty xây dựng. Nó tác động tới khả năng tăng cường sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo khả năng nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp doanh nghiệp giữ vững được uy tín và thị phần của mình. b. Năng lực tài chính của doanh nghiệp. Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua các điểm sau: - Khả năng tài chính tự có của doanh nghiệp thông qua nguồn vốn cố định, với cơ cấu phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, qua lượng vốn lưu động và quỹ tích luỹ phát triển sản xuất. - Khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp, Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong đấu thầu vì nguồn vốn đáp ứng nhu cầu trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng và ứng vốn chủ yếu là vốn vay. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Việc làm rõ nguồn vốn huy động để thực hiện hợp đồng là chỉ tiêu chủ yếu được chủ đầu tư đánh giá rất cao. Qua đó nhà thầu khẳng định được độ tin cậy và tính ổn định của các nguồn vốn vay thì sẽ đảm bảo được khả năng thắng thầu của mình. - Sự hợp lý và linh hoạt trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp cũng như mức sinh lời của vốn đầu tư. Nó thể hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn vốn và sẽ tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu. Nó giúp cho nhà thầu có thể thực hiện được nhiệm vụ kinh doanh trong điều kiện bị hạn chế về nguồn vốn, tạo được uy tín và niềm tin của bạn hàng, với chủ đầu tư, với nhà tài trợ và tăng cường khả năng huy động vốn từ bên ngoài cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. c. Số lượng, cơ cấu và chất lượng của đội ngũ lao động của doanh nghiệp. Khả năng về đội ngũ lao động ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thi công và chất lượng công trình cũng như khả năng thắng thầu của doanh nghiệp xây . Bởi vậy quan tâm đến số lượng, chất lượng đội ngũ lao động là yêu cầu thiết yếu để nâng cao khả năng thắng thầu của doanh nghiệp xây dựng. - Trình độ, năng lực của lực lượng quản trị viên và của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp xây dựng, năng lực và độ nhạy của các quản trị viên và chiến lược đấu thầu mà cán bộ lãnh đạo theo đuổi quyết định phần lớn tới khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Nó quyết định đến uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thương trường nói chung và với bạn hàng, chủ đầu tư nói riêng. Trình độ kỹ thuật và cấp độ lành nghề của đội ngũ công nhân trong doanh nghiệp. Nó được đánh giá thông qua trình độ, ngành nghề đào tạo cũng như khả năng làm việc thực tế và kinh nghiệm lâu năm của người lao động. Việc có được một đội ngũ công nhân lành nghề, cơ cấu ngành nghề chuyên môn, cơ cấu bậc thợ hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra được những công trình có chất lượng cao cả về kỹ thuật và mỹ thuật với giá cả hợp lý. d. Trình độ tổ chức thi công và quản lý của doanh nghiệp. Nhìn chung, trong đấu thầu xây dựng khi giá bỏ thầu là tương đương nhau thì năng lực tổ chức cũng là một yếu tố được chủ đầu tư xét đến và nó sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Sự thích hợp và linh hoạt cuả cơ cấu tổ chức quản lý cho phép doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và cho phép doanh nghiệp ứng phó kịp thời với những thay đổi của môi trường. Mặt khác, đặc điểm nổi bật nhất trong tổ chức quản lý của các doanh nghiệp xây dựng là thay đổi nhanh chóng qua từng công trình và hạng mục công trình cụ thể. Bởi vậy sự linh hoạt trong tổ chức của doanh nghiệp xây dựng là yêu cầu rất quan trọng. e. Mối quan hệ với cấp trên Đây là một yếu tố rất quan trọng phản ánh khả năng thắng thầu của một công ty xây dựng, nếu công ty có mối quan hệ tốt với cấp trên thì các công việc liên quan đến thủ tục để tham dự đấu thầu cũng đơn giản hơn, ví dụ như: việc hoàn thành các loại giấy tờ trong hồ sơ dự thầu cũng nhanh hơn và đơn giản hơn, một lợi thế nữa của các công ty có mối quan hệ tốt với cấp trên, đặc biệ là các công ty quốc doanh đó là sự ưu ái về thông tin, họ có được các thông tin về các gói thầu nhanh hơn đối thủ, đâý là một lơị thế rất lớn….. II. Thực trạng công tác đấu thầu của công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội Để đánh giá công tác dự thầu của công ty ta đánh giá trên 2 mặt đó là: */ Kết quả thắng thầu */ Công tác tổ chức dự thầu( quy trình đấu thầu của công ty) Từ đó đưa ra những biện pháp kiến nghị góp phần nâng cao khả năng thắng thầu của công ty . 1. Kết quả đấu thầu của công ty một số năm gần đây Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội là một doanh nghiệp quốc doanh, nên trước đây đa số các công trình mà công ty thực hiện là do Bộ xây dựng, Sở xây dựng giao cho thực hiên, từ khi cơ chế đấu thầu được áp dụng rộng rãi, thì công ty cũng như rất nhiều công ty khác phải tự tìm các hợp đồng, phải tham gia đấu thầu và phải tự mình thắng thầu, để có công ăn việc làm. Để đánh giá khả năng thắng thầu của công ty chúng ta xem xét thông qua các chỉ tiêu sau đây: II.1.1. Tổng số các công trình trúng thầu và tổng giá trị các công trình trúng thầu Bảng 6: Danh sách giá trị và số lượng các hợp đồng mà công ty trúng thầu từ năm 2002 đến năm 2004 Đơn vị: VNĐ Stt (1) Năm 2002 (2) Năm 2003 (3) Năm 2004 (4) 1 24,790,000.00 2,804,700,000.00 21,311,000.00 2 18,879,815.00 10,090,000.00 407,557,719.00 3 4,300,000,000.00 19,965,000.00 50,000,000.00 4 512,243,880.00 654,614,000.00 418,403,611.00 5 8,665,878.00 8,713,820,000.00 5,460,000,000.00 6 391,462,779.00 49,881,000.00 4,725,000,000.00 7 84,503,000.00 222,240,150.00 10,552,500,000.00 8 1,516,100,000.00 999,658,000.00 1,625,918,700.00 9 10,185,000.00 487,000,000.00 350,000,000.00 10 19,732,000.00 115,000,000.00 338,833,530.00 11 16,484,896.00 41,378,000.00 124,945,000.00 12 19,670,104.00 160,799,266.00 18,562,500,000.00 13 5,600,000.00 8,719,000.00 511,456,000.00 14 186,000,000.00 77,900,000.00 14,234,137.00 15 236,992,354.00 595,671,297.00 1,272,052,000.00 16 3,749,000.00 17,256,000.00 3,945,851,000.00 17 284,300,000.00 2,150,000,000.00 14,428,000.00 18 27,109,000.00 17,771,000.00 69,414,000.00 19 4,540,000,000.00 736,000,000.00 4,685,000,000.00 20 88,794,000.00 13,604,686,000.00 35,000,000.00 21 97,052,000.00 7,912,000.00 2,950,000,000.00 22 109,161,656.00 19,975,000.00 536,765,295.00 23 23,441,000.00 2,541,000.00 38,322,700.00 (1) (2) (3) (4) 24 37,000,000.00 2,433,000.00 913,425,810.00 25 44,988,000.00 368,560.00 3,957,363.00 26 11,688,196.00 16,554,000.00 20,543,780.00 27 2,742,471,000.00 31,999,000,000.00 958,693,000.00 28 8,863,680.00 920,900,000.00 14,425,166,447.00 29 11,075,000.00 70,131,000.00 1,110,000,000.00 30 1,314,980,000.00 1,697,140,000.00 9,603,469,825.00 31 1,462,472,000.00 110,638,000.00 32 2,700,000.00 13,345,580,000.00 33 71,714,396.00 4,699,400,000.00 34 69,303,002.00 21,923,000.00 35 7,390,000.00 84,232,000.00 36 17,751,000.00 30,982,861,215.00 37 12,763,000,000.00 199,352,000.00 38 103,046,000.00 1,311,294,000.00 39 19,742,000.00 19,734,750,000.00 40 3,037,900,000.00 87,520,000.00 41 1,433,104,000.00 1,380,828,000.00 42 1,345,000,000.00 43 3,218,049,000.00 44 11,356,000.00 Tổng 40,258,509,636.00 138,182,481,488.00 83,744,748,917.00 Từ bảng trên cho chúng ta thấy : Tổng số các công trình, hợp đồng mà công ty trúng thầu có xu hướng giảm xuống, và ngày càng giảm rõ rệt cụ thể như sau: Năm 2002 tổng số các công trình, hợp đồng công ty trúng thầu là 44 công trình và hợp đồng. Một con số tương đối lớn nhưng đến năm 2003 thì số công trìnnh, hợp đồng công ty trúng thầu giảm xuống còn 41 công trình và hợp đồng, giảm khoảng 0,85% đây không phải là con số đáng kể.Nhưng đến năm 2004 thì số lượng các công trình , hợp đồng mà công ty trúng thầu giảm xuống rất nhanh còn 30 công trình và hợp đồng, giảm so với năm 2003 là 11 công trình và hợp đồng khoảng 32%. Nhìn một cách tổng quát nhất thì tình trạng thắng thầu của công ty hiện nay là không mấy khả quan, nói cách khác thì công ty đang phải đối mặt với tình trạng số lượng các công trình hợp đồng mà công ty trúng thầu có xu hướng giảm xuống nhanh chóng. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể tạm lý giải như sau: Thị trường xây dựng cơ bản hiện nay cạnh tranh rất gay gắt, cùng với sự lớn mạnh của các công ty cùng ngành, các tổng công ty có quy mô lớn, có công nghệ hiện đại, tiềm lực kinh tế mạnh, các doanh nghiệp tư nhân và các công ty cổ phần trong ngành xây dựng cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Chính những điều này đã làm tăng sức ép , nâng cao mức độ căng thẳng trong cạnh tranh trong ngành xây dựng cơ bản, chính vì thế mà có mà có thể nói rằng do môi trường cạnh tranh trong ngành và sức ép từ bên ngoài là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng số lượng các công trình, hợp đồng mà công ty trúng thầu có xu hướng giảm xuống. Chỉ tiêu tổng số các công trình mà công ty trúng thầu trong những năm qua chỉ cho ta cái nhìn khái quát một mặt của khả năng trúng thầu của công ty, mà nếu đánh giá về khả năng thắng thầu của công ty ta phải đánh giá theo nhiều mặt và toàn diện, chính vì thế mà chúng ta không thể bỏ qua chỉ tiêu về tổng giá trị các công trình hợp đồng mà công ty trúng thầu. Cũng theo thống kê của bảng trên cho ta thấy: tổng giá trị các công trình công ty trúng thầu trong năm 2002 là 40,258,509,636 VNĐ một con số không phải là nhỏ, nhưng đến năm 2003 con số nàý còn tăng nên tới 138,182,481,488VNĐ Tăng gần 100tỷ đồng, trong khi số lượng các công trình mà công ty trúng thầu giảm mất 3 công trình, điều nàý cho thấy không thể chỉ nhìn vào số lượng các công trình trúng thầu mà đánh giá đựoc kết quả đạt được của công ty, nguyên nhân của hiện tượng trên là do trong năm 2003 công ty liên tiếp trúng thầu các công trình có giá trị lớn , những kẳng định trên cho chúng ta thấy năm 2003 là năm làm ăn phát đạt của công ty. Nhưng đế năm 2004 thì tình hình lại không mấy sáng sủa hơn, tổng giá trị các công trình, hợp đồng mà công ty trúng thầu lại giảm xuống còn 83,744,748,917VNĐ điều này hoàn toàn đễ hiểu là vì trong năm 2004 công ty chỉ trúng thầu có 30 công trình, hợp đồng, tổng giá trị này vẫn cao hơn so với năm 2002 hơn 40 tỷ đồng trong khi số lượng các công trình giảm xuống còn khoảng 30 so với 44 công trình của năm 2002, điều nàý cho thấy công ty đã thay đổi phương hướng kinh doanh từ chỗ tham gia đấu thầu và thắng thầu nhiều công trình nhỏ thì chuyễn sang đấu thầu các công trình có quy mô lớn hơn tập trung hơn. Điều này là rất thuận lợi cho công tác thực hiện hợp đồng sau này. Điều này còn được minh chứng bởi các con số cho ở bảng dưới đây Bảng 7:Các hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng STT Tên công trình Tổng giá trị(Tr.đ) G/trị thực hiện (Tr.đ) Th/gian thực hiện(Năm) Tên đơn vị ký hợp đồng Khởi công Hoàn thành 11 Chung cư cao tầng No2 Dịch vọng-14 tầng 42.664 42.664 2002 2004 BQLDA quận Cầu Giấy 22 Cung TDTT Quần ngựa 39.260 9.815 2001 2002 BQLDA sở TDTT-HN 33 Hệ thống cấp nước khu công nghiệp Hưng Phú-Cần Thơ 30.982 6.255 2003 2003 Cty xây dựng công nghiệp-Sở XDHN 44 Đường vào cửa tây khu di tích Cổ loa-Đông Anh-HN 12.763 12.763 2002 2004 Cty cấp thoát nước tỉnh Cần Thơ 55 Khu nhà bán Hồng mai-P.Quỳnh Lôi-Q.HBT HN 12.000 12.000 2000 2003 BQLDA sở du lịch-HN 56 Khu nhà bán Nhân chính 15.462 15.462 1999 2002 Cty xây dựng công nghiệp-Sở XDHN 77 Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị đông nam Trần Duy Hưng 170.455 170.455 2003 2005 Cty xây dựng công nghiệp-Sở XDHN Từ những điều đã được trình bày trên đâychúng ta thấy được kết quả tham gia đấu thầu và thắng thầu của công ty là không mấy khả quan đặc biệ là xu hướng của kết quả trúng thầu có xu hướng giảm xuống cả về số lượng và tổng giá trị công trình trúng thầu. 2.Thực trạng công tác đấu thầu( Quy trình đấu thầu)của công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội Quy trình đấu thầu xâý lắp của công ty được thực hiện theo một quy trình được thể hiện một cách tổng quát trong sơ đồ dưới đây Sơ đồ 4 : Quy trình đấu thầu xây lắp Xem xét khả năng ( Phân tích vào sổ ) Thư mời thầu Dự báo thông tin ( Tiếp nhận vào sổ) Lập kế hoạch chuẩn bị hố sơ dự thầu Liên danh ( Nếu cần ) Xí nghiệp ( Đội ) P. Tài vụ P.Kế hoạch P. Kỹ thuật P. Tổ chức HC Xí nghiệp Ban Giám Đốc Chấp nhận Nộp hồ sơ dự thầu Tham gia mở thầu KẾT QUẢ Trượt thầu Trúng thầu Phân tích nguyên nhân Triển khai thực hiện Nộp hồ sơ năng lực Mua hồ sơ Phòng KHTH Nội dung như sau: Bước 1 Sau khi thông tin về dự án đấu thầu xây lắp được tiếp nhận vào sổ tiếp nhận thông tin tại phòng kế hoạch tổng hợp ( BM- 72=01). Giám đốc hoặc phó giám đốc được được phân công và trưởng phòng kế hoạch tiến hành các công việc sau: Tìm hiểu các thông tin và tính khả thi của dự án xây lắp chuẩn bị được đấu thầu. Trưởng phòng kế hoạch tiến hành phân tích Trường hợp năng lực công ty phù hợp thì tiến hành thủ tục tiếp theo.( Theo quyết định phân cấp của Giám Đốc công ty ngay 08/12/2003) Trường hợp năng lực công ty chưa phù hợp sẽ báo cáo giám đốc tìm công ty phù hợp với dự án chuẩn bị đấu thầu để tiến hành ký kết liên danh. Kết quả phân tích trên được lưu giữ vào sổ lưu giư ở phòng kế hoạch tổng hợp Bước 2 Chuẩn bị hồ sơ xin tham dự đấu thầu gồm các nội dung sau: Gửi đơn và các tài liệu về tư cách pháp nhân và năng lực nhà thầu( hoặc liên danh) xin tham dự sơ tuyển các nhà thầu Bước3 Mua hồ sơ dự thầu :sau khi nhận được thư mời thầu, phòng Kế hoạch tổng hợp tiến hành mua hồ sơ dự thầu theo như địa chỉ trong thư mời dự thầu Bước 4 Triển khai thực hiện lập hồ sơ dự thầu: Giám đốc( hoặc phó giám đốc) công ty chủ trì việc triển khai thực hiện việc lập hồ sơ đấu thầu. Gồm các phòng chức năng công ty : Phòng kế hoạch tổng hợp, phòng kỹ thuật, phòng tài vụ, phòng tổ chức-Hành chính…(theo quyết định phân cấp của Giám Đốc công ty ngày 08/12/03) + Việc lưu biên bản cuộc họp do trưởng phòng kế hoạch tổng hợp chịu trách nhiệm, lập hồ sơ dự thầu do nhân viên các phòng trong công ty thực hiện. Yêu cầu: nhân viên lập các tài liệu dự thầu được lựa chọn phải là chuyên viên am hiểu từng lĩnh vực về chuyên môn được phân công. Bước 4.1 Phòng kế hoạch tổng hợp: Sơ đồ 5:Nhiệm vụ của phòng kế hoạch tổng hợp trong triển khai thực hiện hồ sơ dự thầu. PHÒNG KẾ HOẠCH TH ĐƠN DỰ THẦU NĂNG LỰC T/BỊ C.TY NĂNG LỰC TÀI CHÍNH DỰ TOÁN DỰ THẦU NGUỒN GỐC VẬT TƯ CHỨNG CHỈ VẬT TƯ THU TÀI LIỆU CÁC PHÒNG, ĐÓNG HỒ SƠ DỰ THẦU NỘP HỒ SƠ DỰ THẦU THAM GIA MỞ THẦU ĐÀM PHÁN KÝ HỢP ĐỒNG KINH TẾ TRIỂN KHAI HỢP ĐỒNG THEO DÕI THANH TOÁN QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH BÀN GIAO CÔNG TRÌNH ĐÔN ĐỐC XÍ NGHIỆP BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH THANH LÝ HỢP ĐỒNG QUẢN LÝ VẬT TƯ GIÁM SÁT THỰC HIỆN KHỐI LƯỢNG GIAO HỒ SƠ CHO PHÒNG TÀI VỤ TRÚNG THẦU ` Mô tả công việc: Hồ sơ dự thầu bao gồm: + Đơn dự thầu + Năng lực công ty + Thông tin chung + Thiết bị máý móc của công ty + Hồ sơ kinh nghiệm của công ty + Dữ liệu liên danh + Các công trình tương tự ( theo yêu cầu của từng chủ đầu tư ) + Sơ đồ tổ chức hiện trường + Bố trí nhân sự tại hiện trường, lấy văn bằng chứng chỉ của mỗi cá nhân( nếu chủ đầu tư yêu cầu) + Các tài liệu khác nếu hồ sơ mời thầu yêu cầu + Chứng chỉ các loại vật tư chính dùng cho công trình + Nguồn gốc vật tư sẽ được sử dụng + Dự toán dự thầu Phần giá dự thầu được xác định trên cơ sở: Đơn giá xây dựng cơ bản từng địa phương, thông báo giá tại thời điểm dự thầu của địa phương có công trình dự thầu, định mức xây dựng của Bộ xây dựng ban hành, giá thực tế một số chủng loại vật tư mà chủ đầu tư yêu cầu. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu về chất lượng và tiến độ lập hồ sơ, phòng Kế hoạch tổng hợp có thể đề nghị Giám đốc công ty phê duyệt cho phép thuê chuyên gia. Trong quá trình lập hồ sơ dự thầu nếu các điểm trong hồ sơ mời thầu chưa rõ hoặc cần khảo sát các thông tin để làm hồ sơ. Phòng kế hoạch tổng hợp liên hệ với bên mời thầu để tìm hiểu, nếu cần tổ chức khảo sát để đảm bảo chất lượng hồ sơ Kiểm tra và phê duyệt: Hồ sơ dự thầu sau khi hoàn thành được trưởng phòng kế hoạch tổng hợp kiểm tra( riêng biện pháp thi công do trưởng phòng kỹ thuật đàm nhiệm) và trình giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách thông qua, sau khi thống nhất hồ sơ dự thầu được giám đốc hoặc phó giám đốc ký phê duyệt. Truờng hợp phó giám đốc kýý phê duyệt phải có giấy ủy quyền Đóng bộ hồ sơ dự thầu: sau khi giám đốc công ty ký các tài liệu của hồ sơ dự thầu. Phòng kế hoạch tổng hợp tiến hành sao các bộ bản sao với số lượng bản sao theo quy định của hồ sơ mời thầu( thông thường từ 4 đến 6 bộ). Các bộ bản sao và gốc phải được đóng riêng thành từng bộ và ngoài bìa phải ghi rõ “ Bản gốc” hoặc “ Bản sao” Trình bày hồ sơ dự thầu: Hồ sơ dự thầu được đóng thành quyển. Có thểđóng thành nhiều quyển nếu tài liệu quá dày ( thường 1 quyển không quá 200 trang) Hồ sơ được sắp sếp các tài liệu theo đúng thứ tự các tài liệu của hồ sơ mời thầu Các b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1109.doc
Tài liệu liên quan