Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 6

I. Khái niệm và vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 6

1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm. 6

2. Vai trò của Tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp. 7

3. Nội dung cơ bản của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 7

3.1 Điều tra nghiên cứu thị trường :.8

3.2 Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm :.9

3.3. Xây dựng giá bán :.9

3.4 Tổ chức các hoạt động bán hàng và xúc tiến bán hàng:.10

4. Các yếu tố tác động đến khả năng tiêu thụ sản phẩm : 11

4.1 Môi trường kinh doanh trong nước :.11

4.2 Môi trường hội nhập quốc tế :.12

4.3 Môi trường bên trong doanh nghiệp:.14

4.4 Các yếu tố khác :.14

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG HÒA BÌNH 16

I. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình 16

II. Các đặc điểm của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình: 19

1.Đặc điểm về nhân tố nguồn lực của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình : 19

1.1 Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình 19

1.2 Đặc điểm về sản phẩm của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình.20

1.3. Đặc điểm về vùng nguyên liệu và thị trường của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình.21

1.4 Các đặc điểm về tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình.25

2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình 27

3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình 31

4. Thành tích mà Công ty đạt được : 36

II. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình. 36

1. Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình 36

2. Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình 42

3 Hoạt động lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình 45

4. Công tác xác định giá bán 46

5. Công tác chuẩn bị hàng hóa để xuất bán 47

7. Tổ chức các hoạt động xúc tiến bán 49

8. Tổ chức hoạt động bán hàng 50

III. Đánh giá kết quả kinh doanh và điều chỉnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần mía đường Hòa Bình. 50

1. Thành tựu: 51

2. Nhược điểm 52

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHÀN MÍA ĐƯỜNG HÒA BÌNH 54

I. Định hướng phát triển của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình 54

1. Tiềm năng thị trường của công ty 54

2. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh chung của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình 55

3. Tình hình thị trường đường trong nước và thế giói trung tuần tháng 11/2008 56

II. Một só giải pháp hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần mía đường Hòa Bình 57

1. Nhóm giải pháp về công nghệ 57

2. Nhóm giải pháp bán hàng 58

3. Giải pháp khắc phục khó khăn đến từ bên ngoài 60

4. Nhóm giải pháp hoàn thiện kỹ năng quản trị 61

KẾT LUẬN 63

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Có thể nhận thấy rằng hoạt động kinh doanh chính của công ty vẫn là sản xuất đường. Doanh thu về đường kính luôn chiếm trên 80% tổng doanh thu doanh nghiệp hiện có. Việc tiêu thụ được đường là cơ sở chính quan trọng trong việc giải quyết những khó khăn của công ty. Năm 2006 đến năm 2008 doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và hoạt động tốt. Cộng với yếu tố ổn định của thế giới nên đem lại doanh thu tương đối tốt. Nhìn vào bảng trên ta thấy các sản phẩm khác đều là những sản phẩm xuất phát từ cây mía như Phân, mật rỉ… Dưới đây là bảng một số chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận trong bốn năm gần đây nhất của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình: Bảng 4: Một số chỉ tiêu về lợi nhuận của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình trong 4 năm gần đây nhất Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Lợi nhuận thuần 85.016.351.18 187.364.415,23 359.070.652,56 406.117.853,40 Tỷ lệ chia cổ tức 0% 20% 30% Lợi nhuận giữ lại 85.016.351.18 187.364.415,23 287.235.522,04 291.282.497,38 Nguồn: Trích “Tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình sau 3 năm cổ phần hóa”. Mặc dù chỉ số lợi nhuận hàng năm của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình còn khá khiêm tốn, song qua những số liệu trên đây, có thể thấy rất rõ một điều là Công ty đang từng bước đi lên. Nếu như trước khi cổ phần hóa, lợi nhuận thuần của Công ty chỉ vào khoảng 75 triệu đồng (năm 2005), thậm chí có những năm trước đó còn bị thua lỗ thì kể từ khi cổ phần hóa, Công ty đã làm ăn hiệu quả hơn hẳn. Năm 2006, Công ty đã thu về gần 200 triệu đồng tiền lãi. Do mới cổ phần hóa được gần 4 tháng, số lãi cũng chưa hẳn nhiều nên Hội đồng Cổ đông của Công ty đã quyết định giữ lại toàn bộ số tiền này để đầu tư vào các quỹ và xây dựng mới cơ sở hạ tầng cho Công ty. Năm 2007, chỉ số lợi nhuận thuần của Công ty đạt trên 359 triệu đồng, gấp 4,7 lần số lợi nhuận thuần năm 2005 và gần gấp đôi so với năm 2006. Cũng từ năm 2007, cán bộ công nhân viên Công ty bắt đầu được chia lợi tức từ số cổ phần của mình trong Công ty. Năm 2008, chỉ số lãi thuần của Công ty là trên 400 triệu đồng, tăng 11,3% so với năm 2006; 100,2% so với năm 2005. Tuy mức tăng trưởng về lợi nhuận của Công ty năm 2008 đã chậm lại nhưng với tỷ lệ chia cổ tức là 30%, Công ty vẫn luôn tạo được niềm tin cho các Cổ đông, nhất là người lao động. Hy vọng trong những năm tới, Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình sẽ ngày càng phát triển hơn. 1.4 Các đặc điểm về tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình. Từ năm 2005 nhà máy đường Hòa Bình bước sang một giai đoạn phát triển mới, đó chính là sự chuyển đổi sở hữu đối với nhà máy. Do sự hoạt động không mang lại hiệu quả cao cho nhà máy trong nhiều năm mặc dù công nghệ đã được cải tiến rõ rệt. Đó một phần cũng là do sự phụ thuộc quá nhiều vào nhà nước của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh. Trước 2005 thì nhà máy thuộc quyền sở hữu của nhà nước nên nguồn vốn của công ty do nhà nước cung cấp và kết quả kinh doanh đa số là thua lỗ, vay ngân hàng thì ứ đọng và tiền lãi ngân hàng là một con số không nhỏ. Sự chuyển đổi sở hữu xảy ra khi mà nhà máy được cổ phần hóa vào tháng 8 năm 2005. Sự thay đổi về ngừoi chủ sở hữu doanh nghiệp đã tạo nên một bước ngoặt mới trong quản lý. Tình hình nguồn vốn và tài sản của công ty đến thời điểm 31/12/2007 như sau Bảng 1: Nguồn vốn công ty cổ phần mía đườngHòa Bình Đơn vị: trđ Tài sản Số dư đầu kỳ Số dư cuối kỳ A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tiền Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Các khoản phải thu Hàng tồn kho Tài sản lưu động khác B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tài sản cố định Nguyên giá tài sản cố định hao mòn tài sản cố định II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 16994 1565 11134 4295 13941 5614 4113 9022 -5909 645 456 11179 195 4340 6028 18246 7247 5902 10110 -6208 745 450 Tổng cộng tài sản 30935 29425 Nguồn: Phòng kế toán Bảng 5 : Tình hình nguồn vốn công ty cổ phần mía đường Hòa Bình Nguồn vốn Số đầu kỳ Số cuối kỳ A.Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn 1. Vay ngắn hạn ngân hàng 2. Phải trả nhà cung cấp 3. Nợ ngắn hạn khác II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu 19359 16917 10429 5263 1225 2487 3457 9520 7363 4566 2530 267 2187 6546 Tổng cộng nguồn vốn 22852 16066 Nguồn: Phòng kế toán 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình Do đặc thù của ngành mía đường nên hoạt động sản xuất của Công ty cũng mang đậm chất mùa vụ. Hàng năm, mía vào vụ thu hoạch từ cuối tháng 12 đến giữa tháng 5 năm sau nên đây là thời gian hoạt động sản xuất cũng như hoạt động kế toán của Công ty trở nên nhộn nhịp nhất. Ngoài vụ mía thì gần như mọi hoạt động của Công ty đều lắng xuống. Điều này cũng chi phối không nhỏ đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty. Với điều kiện sản xuất chỉ tập trung vào khoảng sáu tháng mỗi năm, hoạt động tập hợp chi phí sản xuất cũng trở nên bận rộn hơn hẳn lúc vào mùa mía và lại nhàn rỗi khi hết vụ. Một số chi phí như chi phí bảo dưỡng máy móc từ tháng 6 đến tháng 11: bao gồm chi phí nhân công, chi phí vật liệu,… đặt ra yêu cầu phải trích trước vào chi phí sản xuất. Vì thế công tác tập hợp chi phí sản xuất của Công ty cũng có đôi chút khó khăn hơn. Năm 1997, công ty được đầu tư xây dựng lại nhà máy đường bởi nguồn vốn ODA. Nhà đầu tư Tây Ban Nha không chỉ giúp về mặt vốn mà đã đưa những kỹ thuật viên, chuyên gia, kỹ sư uy tín sang giúp nhà máy xây dựng và vận hành máy trong suốt những năm thực hiện dự án. Năm 2001 nhà máy mới được đi vào vận hành với công suất ép mía lên tới 1250 tấn mía một ngày. Một sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ, đưa nhà máy đường Sông Con lên một sự phát triển mới. Máy móc thiết bị của công ty là những máy móc mới hoàn toàn và hiện đại so với thiết bị máy móc của những nhà máy đường trong nước thời điểm đó, là nhà máy có công suất đứng thứ hai sau nhà máy đường Nghĩa Đàn. Đến thời điểm hiện tại nhà máy đã nâng tầm công suất lên 1600 tấn mía một ngày nhờ việc thay mới những thiết bị đã cũ kỹ không phù hợp với hiện tại. Không những thế nhà máy đã đầu tư hơn 2 tỷ để mua mới một hệ thống sản xuất điện từ phế liệu là vỏ cây mía sau khi ép mật. Nhờ vậy mà Công ty đã tiết kiệm được khoản chi phí cực lớn từ việc tiêu thụ điện. Ngoài ra công ty còn đủ điện để cung cấp cho khối văn phòng của công ty. Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình có 4 phân xưởng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Đó là: phân xưởng ép, phân xưởng chế luyện, phân xưởng động lực và phân xưởng sửa chữa. Mỗi phân xưởng đều có chức năng, nhiệm vụ nhất định trong quá trình sản xuất, cụ thể là: - Phân xưởng ép: đảm nhận khâu rửa và ép mía cây. - Phân xưởng chế luyện: là phân xưởng lớn nhất Nhà máy, đảm nhận tất cả các khâu còn lại để cho ra các sản phẩm cuối cùng. Phân xưởng này gồm 4 xưởng nhỏ là xưởng đường, xưởng cồn, xưởng phân vi sinh và xưởng giấy. - Phân xưởng động lực: có nhiệm vụ cung cấp đủ hơi, điện và nước cho quá trình sản xuất của Nhà máy. - Phân xưởng sửa chữa: có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ dây chuyền sản xuất, kiểm tra khi cần và tiến hành bảo dưỡng khi hết vụ mía. Cũng do tính chất mùa vụ trong sản xuất mà đội ngũ công nhân của Công ty khi vào vụ có năm lên đến gần 350 người, nhưng khi hết vụ, con số này chỉ còn khoảng 70 người - là số công nhân chính thức, thuộc biên chế của Công ty; số còn lại là lao động hợp đồng. Họ chủ yếu là nông dân trong tỉnh, đến vụ mía thì làm việc cho Công ty. Nhờ vậy, mỗi năm, Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình đã tạo ra công ăn việc làm và đem lại thu nhập thêm cho hàng trăm người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, hàng năm, Công ty phải mở một số lớp đào tạo ngắn hạn khoảng 7 đến 10 ngày về công nghệ sản xuất cho số lượng lao động mùa vụ này. Về công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình, nhìn chung khá phức tạp vì nó là sự phối kết hợp của nhiều công nghệ sản xuất: công nghệ sản xuất đường kính trắng, công nghệ sản xuất cồn thực phẩm, công nghệ sản xuất phân vi sinh và công nghệ sản xuất giấy. Một điều đáng chú ý ở đây là các sản phẩm cồn, phân vi sinh và giấy đều được sản xuất bằng cách tận dụng những phụ phẩm từ quá trình sản xuất đường kính trắng. Do đó, việc tính giá thành các sản phẩm của Công ty cũng có một số đặc trưng riêng . Một cách khái quát, có thể hiểu về công nghệ sản xuất của Công ty như sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 1.1: Công nghệ sản xuất của Công ty CP Mía đường Hòa Bình Bốc hơi Sirô Đường non Nước mía sạch Ly tâm Nấu Mật rỉ Cồn Giấy Bột giấy Bã mía Hệ thống ép Mía cây sạch Phân vi sinh Bã bùn Hệ thống rửa Mía cây Nước mía Đường thành phẩm Đường tinh thể Lắng lọc Với công nghệ sản xuất là một hệ thống dây chuyền liên hoàn và khép kín như thế này, Công ty không có sản phẩm dở dang. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cũng chính là giá thành của sản phẩm. Trong 4 loại sản phẩm của Công ty, chỉ giấy là có sản phẩm dở dang nhưng hiện nay Công ty cũng không tiến hành sản xuất giấy (do không hiệu quả) mà tập trung vào 3 loại thành phẩm còn lại và kinh doanh thêm dầu điêzen, vừa để phục vụ sản xuất vừa đem ra tiêu thụ. Đối với đường và cồn, do đặc điểm của dây chuyền công nghệ và sự tận dụng nhiệt của các lò hơi nên quy trình sản xuất hai loại sản phẩm này đều liên tục, khép kín. Với phân vi sinh, sản phẩm này là kết quả sự kết hợp giữa bã bùn của mía, than bùn, các loại phân lân, kali, đạm,… trong nhiệt độ thích hợp nên nhu cầu sản xuất đến đâu, tiến hành pha trộn đến đó. Chính những đặc điểm này của công nghệ sản xuất đã khiến cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty được đơn giản hóa nhờ bỏ qua khâu đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Có thể nói, đây là đặc điểm nổi bật nhất trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình. 3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình Từ khi cổ phần hóa, Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình đã có nhiều thay đổi trong tổ chức bộ máy quản lý, không chỉ là tuân thủ các quy định của pháp luật mà còn nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. Áp dụng mô hình trực tuyến - chức năng, bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình được phân chia thành nhiều cấp để quản lý theo chiều dọc, trong mỗi cấp lại chia thành nhiều bộ phận có quyền hạn tương đương nhau nhằm quản lý theo chiều ngang. Một cách chung nhất, bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình được chia thành 2 phần: một là khối các phòng ban giúp việc cho Giám đốc, hai là khối sản xuất - Nhà máy đường. Nhà máy đường cũng có bộ máy tổ chức riêng như có Giám đốc, các trưởng phòng, nhân viên kế toán… nhưng không tổ chức hạch toán độc lập mà các chứng từ phát sinh đều được chuyển lên phòng Tài chính kế toán của Công ty. Có thể nói, mỗi bộ phận, với chức năng, nhiệm vụ nhất định, đều là những phần rất quan trọng, giúp cho bộ máy quản lý của Công ty hoạt động một cách nhịp nhàng: * Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong Công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến phương hướng hoạt động, vốn điều lệ, nhân sự của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và những vấn đề khác được quy định trong Điều lệ. * Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty, có quyền nhân danh Công ty để giải quyết mọi vấn đề quan trọng liên quan tới quyền và nghĩa vụ hợp pháp của Công ty và các vấn đề có tính chất quyết định tới sản xuất và kinh doanh của Công ty. * Ban kiểm soát: cũng do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan thay mặt Đại hội đồng cổ đông thực hiện kiểm soát đối với Ban Giám đốc và các hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh của Công ty. Ban Giám đốc của Công ty gồm có: * Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị: là người có trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất cũng như hoạt động kinh doanh của Công ty; là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. * Phó Giám đốc: Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình hiện nay có hai Phó Giám đốc; một Phó Giám đốc kiêm phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động của Nhà máy; một Phó Giám đốc có nhiệm vụ trợ giúp Giám đốc trong công việc kinh doanh và quản lý, điều hành các phòng ban của Công ty. Các phòng ban chức năng của Công ty: mỗi phòng ban trong Công ty thực hiện những nhiệm vụ nhất định nhằm tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc về tất cả các lĩnh vực sản xuất cũng như kinh doanh của Công ty. * Phòng Tổ chức – hành chính: có chức năng tổ chức nhân sự và các vấn đề hành chính của Công ty, có trách nhiệm giải quyết các chế độ và quyền lợi cho người lao động trong Công ty, thể chế hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước bằng các nội quy, quy chế, quy định trong Công ty và thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại của Công ty. * Phòng Tài chính kế toán: có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh vào sổ sách một cách trung thực, khách quan về tình hình biến động của tài sản cũng như nguồn vốn của Công ty; phân tích các báo cáo tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm cung cấp những thông tin hữu ích một cách kịp thời cho Ban Giám đốc và các đối tượng quan tâm khác. * Phòng Thị trường: có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động marketing như: thăm dò và tìm kiếm thị trường đầu vào, đầu ra cho sản phẩm; đưa ra các chiến lược về giá cả, xây dựng các kênh phân phối,… nhằm tiêu thụ một cách có hiệu quả nhất các sản phẩm của Công ty. * Phòng Kế hoạch - đầu tư: có chức năng lập kế hoạch, xây dựng và đề xuất với Ban Giám đốc các phương án về sản xuất và kinh doanh của Công ty. * Phòng Vật tư: có nhiệm vụ theo dõi và quản lý các hoạt động nhập, xuất các loại vật tư trong Công ty. Về phía Nhà máy, có hai bộ phận chính là Xí nghiệp đường và Phòng nông vụ. Trong đó, mỗi bộ phận lại có những chức năng nhất định: * Phòng Nông vụ: có nhiệm vụ quản lý các vùng mía nguyên liệu, phát lệnh vận chuyển theo kế hoạch và tiếp nhận mía nguyên liệu đầu vào cho Nhà máy. Trực thuộc phòng này còn có 7 trạm nguyên liệu đóng tại các huyện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đó là các trạm: Đà Bắc, Tú Sơn, Thị trấn Bo, Ba Hàng Đồi, Cao Phong, Tân Lạc và Lạc Sơn. * Xí nghiệp đường: là nơi tiến hành sản xuất trực tiếp của Nhà máy. Xí nghiệp đường có 4 phân xưởng trực thuộc là: phân xưởng ép, phân xưởng chế luyện, phân xưởng động lực và phân xưởng sửa chữa. Như đã trình bày trong phần 1.2.2, mỗi phân xưởng trong Xí nghiệp đường đều có những chức năng, nhiệm vụ nhất định; song, cùng hướng tới mục tiêu chung là đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn được diễn ra liên tục, an toàn và đạt hiệu quả cao nhất có thể. Tổ chức bộ máy quản lý hiện nay của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình được thể hiện trong sơ đồ 1.2 dưới đây: Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình NHÀ MÁY ĐƯỜNG Xí nghiệp đường BAN GIÁM ĐỐC Phòng kế hoạch đầu tư Phòng vật tư Phòng kế toán tài chính CÁC PHÒNG BAN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT Phòng nông vụ Phân xưởng sửa chữa Phân xưởng động lực Phân xưởng chế luyện Phân xưởng ép Phòng thị trường .0 Phòng tổ chức – hành chính ĐẠI HỘI ĐỒNGCỔ ĐÔNG 4. Thành tích mà Công ty đạt được : * Công ty được Tổ chức BVQi cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 * Công ty được Chủ Tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới” * Công ty có các sản phẩm được bình chọn trong Hàng Việt Nam chất lượng cao * Sản xuất kinh doanh qua các năm ko ngừng cải thiện và phát triển : - Doanh số năm 2008 đạt gần 30 tỷ đồng, tăng 82,3% so với năm 2007 - Nộp ngân sách nhà nước gần 2 tỷ đồng, đạt 102% so với năm 2007 - Thu nhập đời sống công nhân từ 1,1 triệu đồng/người/năm ( năm 2007 ) lên 1,6 triệu đồng/người/năm (2008) và năm 2009 ước đạt 1,8 triệu đồng/người/năm. * Các chi phí được tiết kiệm đáng kể, vòng quay vốn tăng cao, hiệu quả sử dụng vốn cao hơn, dư nợ ngân hàng giảm; đời sống người lao động không ngừng được cải thiện * Tiếp tục nghiên cứu các giống mía mới với hàm lượng đường cao, đầu tư ứng trước cho nông dân 1,2 tỷ đồng hỗ trợ bà con trong việc canh tác sãn xuất. II. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình. 1. Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình Doanh thu, lợi nhuận, chi phí là những chỉ tiêu cơ bản của hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp trong hoạt động của mình đều cố gắng tìm kiếm lợi nhuận. Trong đó việc giảm chi phí được coi là nhiệm vụ của doanh nghiệp, không phải giảm hết những chi phí cần thiết mà là sản xuất ra được sản phẩm tốt nhất với chi phí thấp nhất mới mong cạnh tranh được trên thị trường. Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh rõ nét kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu cao không có nghĩa là hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt và doanh thu thấp cũng không có ngĩa là hoạt động kinh doanh không có hiệu quả. Cần phải xem hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua ba chỉ tiêu trên để đánh giá chính xác và khách quan hơn. Bảng 6 : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh SỞ NN & PTNT HÒA BÌNH Mẫu số B02-DN CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG HÒA BÌNH Ban hành theo QĐ số 15/2008/QĐ-BTC ngày 20/03/2008, về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Từ năm 2006-2008 PHẦN I - LÃI LỖ Chỉ tiêu mã số 2005 2006 2007 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 49567998000 159,136,283,850 175049923231 Các khoản giảm trừ(03=04+05+06+07) 03 4,300,000 4,000,000 3,500,000 + Chiết khấu thương mại 04 4,300,000 4,000,000 3,500,000 + Giảm giá hàng bán 05 + Hàng bán bị trả lại 06 + Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo PPTT 07 1. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV(10=01-03) 10 155,136,283,850 175,046,423,231 2. Giá vốn hàng bán 11 142,158,635,820 159,030,951,113 3. Lợi nhuận bán hàng và CCDV(20=10-11) 20 12,977,648,030 16,015,472,118 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 10,561,799,300 999,739,205 5. Chi phí tài chính 22 15,876,454,398 8,987,634,756 8,867,634,616 -Trong đó: chi phí lãi vay 23 6. Chi phí bán hàng 24 1,987,564,987 1,675,645,000 1,480,369,465 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 6,546,800,000 5,532,665,612 5,302,725,513 8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD(30=20+(21-22)-(24+2)) 30 1,278,009,663 1,364,481,729 9. Thu nhập khác 31 123,795,886 129,793,981 10. Chi phí khác 32 498,776,376 482,883,067 11. Lợi nhuận khác(40=31-32) 40 -374980490 -353089086 12. Tổng lợi nhuận trước thuế(50=30+40) 50 903,029,145 1,011,392,643 13. Thuế thu nhập doạnh nghiệp phải nộp 51 14. Lợi nhuận sau thuế 60 903,029,145 1,011,392,643 Nguồn: phòng kế toán BẢNG 7 : BẢNG THỐNG KÊ DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2006 - 2008 Đơn vị: đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 DT bán hàng và cung ứng DV 149,567,998,000  159,136,283,850  175,049,923,231 DT thuần  149,563,698,000  155,136,283,850  175,046,423,231 DT hoạt động TC  8,950,020,000 10,561,799,300 999,739,205 Thu nhập khác  103,210,000 123,795,886 129,793,981 Tổng DT  149,567,998,000 155,136,283,850 175,046,423,231 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006 -2008 Qua báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm trở lại đây cho thấy sự chuyển dịch về sở hữu đối với doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Doanh thu các năm liên tục tăng với tốc độ nhanh. Năm 2006 doanh thu của công ty đạt được là 149,567,998 nghìn đồng, đến năm 2007 con số này đã tăng lên 159,136,283,850 đồng tăng 10,6% so với năm 2006. Sự gia tăng về doanh thu là do giá đường năm 2007 cao hơn giá đuờng năm 2006. Cụ thể lầ cuối năm 2006 giá đường chỉ ở mức…… Đến cuối năm 2007 thì đã lên đến ….. Mặt khác sản lượng đường của nhà máy năm 2006 thấp hơn năm 2007. Năm 2006 chỉ sản xuất được 95 tấn đường tinh trong khi năm 2007 lên tới 125 tấn đường. Năm 2008 là một năm thành công của công ty với sản lượng đường thu được là 156 tấn đường nên doanh thu đã đạt được 175,049,923,231 đồng, tăng 11% so với năm 2007. Sự gia tăng này là do doanh nghiệp đã sản xuất được nhiều hơn chứ chưa có nghĩa là doanh nghiệp bán hàng với giá cao hơn. Lợi nhuận của doanh nghiệp thể hiện qua các năm như sau: BẢNG 8 : LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2006 - 2008 Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 LN thuần từ hoạt động KD -7,010,800,500 1,278,009,663 1,364,481,729 Thu nhập khác 103,210,000 123,795,886 129,793,981 LN trước thuế 903,029,145 1,011,392,643 LN sau thuế 903,029,145 1,011,392,643 Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng qua các năm. Năm 2006 khi doanh nghiệp đang thuộc sở hữu của nhà nước tuy doanh thu của doanh nghiệp là tương đối tốt nhưng lại không có lãi vì doanh nghiệp đang phải chịu nợ quá nhiều và chi phí lãi vay rất cao, hậu quả của những năm làm ăn thất thoát do cây mía không được chú trọng và dư nợ quá lớn từ các năm trước. Năm 2007 khi bước sang một thời kỳ mới, tự chịu trách nhiệm về sản xuất và kinh doanh thì doanh nghiệp đã làm ăn có lãi và con số đó là không nhỏ . Đạt được lợi nhuận là 903,029,145 đồng và năm 2008 tăng lên 1,011,392,643 đồng. Như thế lợi nhuận năm 2008 tăng 12% so với năm 2007. So với nghành mía đường thì công ty đang là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Doanh thu năm 2008 tăng 12% so với năm 2007 là do những nguyên nhân cơ bản sau: Doanh thu thuần về giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ tăng so với năm 2007 là 12,8% đạt đuợc 175,046,423,231 vì năm 2008 sản lượng cao hơn năm 2007 đồng thời các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng diễn ra sôi nổi đối với các mặt hàng khác của công ty không riêng gì mía đường như cồn, bia, phân vi sinh… Bảng chi phí hoạt động kinh doanh: BẢNG 9 : CHI PHÍ CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2006 - 2008 Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá vốn hàng bán 141,167,080,000 142158635820 159,030,951,113 Chi phí TC 15,876,454,398 8,987,634,756 8,867,634,616 Chi phí bán hàng 1,987,564,987 1,675,645,000 1,480,369,465 Chi phí quản lý 6,546,800,000 5,532,665,612 5,302,725,513 Chi phí khác 567,210,000 498,776,376 482,883,067 Tổng chi phí Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006 -2008 Chi phí đã giảm tương đối nhiều so với những năm trước đó. Chi phí tài chính là 8,867,634,616 năm 2008, năm 2007 là 8987634756, năm 2006 là 15,876,454,398. Như vậy chi phí tài chính năm 2008 giảm 9,8% so với năm 2006 và giảm 42% so với năm 2006. Do năm 2006 doanh nghiệp chưa được cổ phần hóa nên chưa được xóa nợ với ngân hàng. Chi phí bán hàng cũng góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Công ty đã áp dụng chính sách khuyến mãi phù hợp và giảm chi phí bán hàng xuống thấp hơn. Năm 2006 tuy rằng không mở rộng hoạt động bán hàng nhưng chi phí bán hàng vẫn cao là 1,987,564,987 đồng. Năm 2007 giảm xuống còn 1,675,645,000 đồng, giảm được 8,4% so với năm 2006 và đến năm 2008 thì chi phí này giảm đáng kể hơn xuống còn 1,480,369,465 đồng giảm được 195,276,030 đồng tức là giảm được 8,8% so với cùng kì năm 2007. Việc giảm chi phí bán hàng là do công ty áp dụng việc không sử dụng quá nhiều nhân viên bán hàng và đào tạo nghiệp vụ tốt cho người bán hàng. Giảm chi phí lưu thông do hàng nhập kho và xuất kho đúng thời điểm trong hợp đồng.Đồng thời việc giảm chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được giảm rõ rệt. Có thể thấy năm 2006 chi phí cho quản lý doanh nghiệp là rất cao 6,546,800,000 đông, năm 2007 đã giảm xuống còn 5,532,665,612 đồng tức khoảng 8,45%. Năm 2008 chi phí quản lý doanh nghiệp là 5,302,725,531 đồng giảm 4,15% so với năm 2007. 2. Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình Nghiên cứu thị trường là hoạt động thường xuyên và quan trọng của mỗi doanh nghiệp, là hoạt động không thể thiếu và liên quan đến nhiều vấn đề trong doanh nghiệp.Ngành Đường cũng là một nghành bị ảnh hưởng rất nhiều từ các yếu tố bên ngoài tác động và cần có những biện pháp phù hợp để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh găy gắt như hiện nay. Công tác nghiên cứu thị trường cũng đã được công ty quan tâm vì vậy công ty cổ phần mía đường Hòa Bình đã lập ra một phòng thị trường chuyên nghiên cứu tìm hiểu thị trường đầu ra và thị trường đầu vào cho công ty. Việc nghiên cứu thị trường của công ty có những đặc điểm sau - Nghiên cứu cung về hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh: Cung của hàng hóa luôn là yếu tố quan trọng khi doanh nghiệp quyết định có tham gia vào thị trường hay không. Bắt đầu hoạt động cách đây gần 20 năm, thời gian trước doanh nghiệp không cần lo đến việc nghiên cứu thị trường vì đầu ra của doanh nghiệp đã được định sẵn. Thời gian trở lại đây doanh nghiệp đã có nhiều động thái thay đổi các hoạt động nghiên cứu thị trường của mình. Về nghiên cứu cung thì doanh nghiệp đã nghiên cứu cung về thị trường trong nước và cung của thị trường khu vực. Nghiên cứu này cho thấy như sau: + Hiện tại, cả nước còn 37 nhà máy đường, với tổng công suất 75.810 tấn mía/ngày. Trong đó, có 6 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài với công suất bình quân 4.500 tấn, số còn lại 31 DN trong nước chỉ đạt bình quân 1.570 tấn. Phần lớn các nhà máy này quy mô nhỏ, có khi chỉ đạt  700-1.000 tấn mía/n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình.DOC
Tài liệu liên quan