Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với nghiệp vụ Bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo hiểm dầu khí Thăng Long

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI. 3

I. Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. 3

1.1. Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm 4

 1.1.1. Đối tượng bảo hiểm 4

 1.1.2. Phạm vi bảo hiểm 5

1.2. Giá trị bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm, Phí bảo hiểm 6

 1.2.1. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 6

 1.2.2. Phí bảo hiểm 7

1.3. Giám định và bồi thường tổn thất 8

II. Khái quát về năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp

kinh doanh dịch vụ trong nền kinh tế thị trường. 11

2.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 11

 2.1.1. Khái niệm cạnh tranh 11

 2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh 12

2.2. Sản phẩm dịch vụ 13

2.2.1. Khái niệm dịch vụ 13

 2.2.2. Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ 14

2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm

dịch vụ 15

 2.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 15

2.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 18

2.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ 21

 

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ

BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI CỦA BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG

– CHI NHÁNH KHU VỰC TÂY BẮC. 28

I. Giới thiệu về PVI Thăng Long 28

1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của PVI - PVI

Thăng Long 28

1.2. Cơ cấu tổ chức của PVI Thăng Long 30

1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của PVI Thăng Long

giai đoạn 2005 – 2007 32

II. Những đặc trưng cơ bản của thị trường bảo hiểm xe cơ giới Việt Nam

và vấn đề khai thác bảo hiểm xe ôtô trên thị trường Hà nội của PVI

Thăng Long. 34

2.1. Thị trường bảo hiểm xe cơ giới Việt Nam 34

 2.2. Thị trường bảo hiểm xe ôtô trên địa bàn Hà nội 37

III. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới

của PVI Thăng Long. 40

3.1. Thị trường và thị trường mục tiêu 40

3.2. Chất lượng sản phẩm dịch vụ 40

3.3. Giá cả dịch vụ 43

3.4. Hệ thống phân phối sản phẩm 45

3.5. Hoạt động xúc tiến quảng cáo 47

3.6. Trình độ công nghệ của PVI Thăng Long 48

3.7. Công tác nhân sự 49

CHƯƠNG III - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG

LỰC CẠNH TRANH CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI

CỦA PVI THĂNG LONG. 50

I. Đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của PVI

Thăng Long. 50

1.1. Những điểm mạnh 50

1.2. Những điểm tồn tại và nguyên nhân hạn chế khả năng cạnh

tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của PVI Thăng Long 51

II. Một số giải pháp. 54

2.1. Chú trọng giải pháp về thị trường 54

2.2. Triển khai sản phẩm và đổi mới sản phẩm 55

2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ 56

2.4. Định giá cạnh tranh và các biện pháp giảm chi phí kinh doanh 59

2.5. Mở rộng và tăng cường hệ thống phân phối dịch vụ 61

2.6. Hoạt động xúc tiến và quảng cáo cho sản phẩm 63

2.7. Giải pháp phát triển công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực 65

2.8. Củng cố thương hiệu và xây dựng nền văn hóa bản sắc của PVI 66

III. Một số kiến nghị. 67

3.1. Kiến nghị với Nhà nước 67

3.2. Kiến nghị với Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt nam 67

3.3. Kiến nghị với Tổng công ty 68

 

KẾT LUẬN 69

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với nghiệp vụ Bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo hiểm dầu khí Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lai Châu, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh... 1.2. Cơ cấu tổ chức của PVI Thăng Long: Bao gồm một ban giám đốc (3 phòng) và 5 phòng ban và các phòng kinh doanh khu vực. - Số lượng cán bộ: 35 cán bộ, phân về các phòng, theo cơ cấu: - Ban giám đốc: Giám đốc: ông Tống Đức Khải. Phó Giám đốc Trần Anh Tuấn: Được uỷ quyền ký duyệt khai thác cấp đơn, hợp đồng, giấy chứng nhận cho các phòng kinh doanh khu vực tại Hà Nội đối với tất cả các Nghiệp vụ bảo hiểm với mức trách nhiệm theo phân cấp của Công ty giao cho chi nhánh. Phó Giám đốc Đặng Văn Lanh: Thực hiện công việc theo uỷ quyền của giám đốc, được ký duyệt khai thác cấp đơn đối với các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người. Được ký các đơn, hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm mức tối đa là 50% theo mức trách nhiệm phân cấp của công ty đối với chi nhánh. - 5 phòng ban bao gồm: Phòng BH kỹ thuật, Phòng BH Xe cơ giới - Con người & Quản lý đại lý, Phòng BH Hàng hải, Phòng Giám định - Bồi thường, Phòng Hành chính - Kế toán. GIÁM ĐỐC: TỐNG ĐỨC KHẢI PHÓ GIÁM ĐỐC: ĐẶNG VĂN LANH PHÓ GIÁM ĐỐC: TRẦN ANH TUẤN Phòng Kế toán – Tài chính Phòng Giám định -Bồi thường Phòng Bảo hiểm Hàng hải Phòng Bảo hiểm Kỹ thuật Phòng Bảo hiểm XCG,CN & QLĐL Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của PVI Thăng Long * Phòng Hành chính- kế toán: Phòng kế toán thực hiện xây dựng các chỉ tiêu về chi phí và lợi nhuận hàng năm của công ty và chi nhánh. Phân tích hiệu quả kinh doanh của các đơn vị. * Phòng Giám định bồi thường: Phòng thực hiện công việc tiếp nhận, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ khiếu nại và xét giải quyết bồi thường. * Phòng Bảo hiểm kỹ thuật: Phòng Bảo hiểm kỹ thuật có chức năng kinh doanh, tham mưu và giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo kinh doanh theo đúng pháp luật trong lĩnh vực Bảo hiểm kỹ thuật, công trình, xây dựng lắp đặt, tài sản, trách nhiệm. Thực hiện các công việc kinh doanh do Giám đốc phân công. Thực hiện công việc kinh doanh theo các quy định, quy trình gồm: Tiếp thị, đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn, cấp đơn bảo hiểm, phân tán rủi ro. Thực hiện hợp tác với các Công ty bảo hiểm, các môi giới bảo hiểm có quan hệ kinh doanh. Trực tiếp giao dịch với khách hàng, đàm phán với khách hàng, và các đối tác theo quy định của công ty... * Phòng bảo hiểm hàng hải: Là một phòng kinh doanh mũi nhọn của công ty với ba loại hình dịch vụ chính: Bảo hiểm thân tàu, Bảo hiểm hàng hoá, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu. * Phòng BH Xe cơ giới – Con người & Quản lý đại lý: Ngoài vai trò nhận các hợp đồng như 2 phòng kinh doanh trên còn có nhiệm vụ quản lý đại lý, thực hiện kinh doanh theo phân cấp và phân vùng được Công ty giao. 1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của PVI Thăng Long giai đoạn 2005 – 2007: Trong giai đoạn này doanh thu liên tục tăng. Năm 2006 tăng 133% so với năm 2005, doanh thu thực thu năm 2007 tăng 117% so với cùng kỳ năm 2006. Việc tăng trưởng doanh thu qua các năm vừa qua có bước tiến đáng kể, tuy nhiên tính chất tăng trưởng không ổn định, tỷ lệ doanh thu của nghiệp vụ có tái tục và tỷ lệ doanh thu tái tục hằng năm thấp. Trong cơ cấu tổng doanh thu, doanh thu của nghiệp vụ kỹ thuật, bảo hiểm cho các dự án chiếm hơn 40%, đây là sản phẩm không tái tục hằng năm, phí bảo hiểm thường không quyết toán vào giai đoạn cuối năm, vì vậy đơn vị khó chủ động về việc thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng tháng và kế hoạch kinh doanh cho các năm tiếp theo. Trong khi đó, các nghiệp vụ Tài sản, hàng hải có tỷ trọng thấp, xu hướng giảm đi, nguyên nhân một phần là do có sự thay đổi nhiều về nhân sự cũng như thay đổi về cơ cấu phòng kinh doanh, nguyên nhân quan trọng hơn đó là vấn đề khách hàng tái tục cho nghiệp vụ này ở mức thấp, điều này đánh giá khả năng phục vụ khách hàng ở khâu sau bán hàng của PVI Thăng Long là chưa tốt. Vấn đề này phải được khắc phục ngay trong năm kế hoạch 2008. Bảng 2.1: Bảng tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2005-2007: (Đơn vị: Triệu đồng) Nghiệp vụ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 BH Con người 1.038 1.800 2.225 BH Xe cơ giới 7.124 9.800 13.911 BH Kỹ thuật 4.803 6.150 9.793 BH Tài sản 5.075 6.330 4.556 BH Hàng hải 3.452 4.600 2.901 BH Khác 326 400 648 Tổng 21.818 29.080 34.034 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính PVI Thăng Long II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC BẢO HIỂM XE ÔTÔ TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI CỦA PVI THĂNG LONG: 2.1. Thị trường bảo hiểm xe cơ giới Việt Nam: Trước năm 2005, Bảo Việt và Công ty cổ phần Bảo Minh là hai doanh nghiệp tham gia tích cực nhất trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới, riêng Bảo Việt chiếm tới 60% thị phần. Để mở rộng hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã đưa ra nhiều phương thức nhằm hỗ trợ chủ phương tiện giao thông. Đơn cử, Bảo Việt cung cấp miễn phí dịch vụ cứu hộ và tư vấn cho lái xe ôtô khi xe gặp sự cố bằng cách thiết lập các trung tâm cứu hộ tại khu vực thường xảy ra tai nạn giao thông. Trung tâm cứu hộ sẽ giúp đỡ lái xe gặp sự cố như tai nạn, hư hỏng đột xuất hoặc không tự hành được… Tính đến năm 2005, các trung tâm cứu hộ của Bảo Việt đã cứu hộ cho trên 3.386 lượt xe gặp sự cố, trong đó, chỉ riêng năm 2004, Bảo Việt đã thực hiện cứu hộ được 1.015 vụ tai nạn xe ôtô. Trong khi đó, Bảo Minh lại có “chiêu thức” riêng với các chương trình khuyến mại, như tổ chức chương trình bảo hiểm tự nguyện xe cơ giới có thưởng, với giải thưởng là xe Honda Dylan, Honda Wave ZX… (mua bảo hiểm mô tô); xe Mercedes, thẻ VisaCard… (mua bảo hiểm ôtô). Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đều triển khai loại hình nghiệp vụ này do đó tạo nên sức cạnh tranh hết sức gay gắt trên thị trường. Thị trường bảo hiểm xe cơ giới được mở rộng, thì người có lợi hơn cả là chủ phương tiện giao thông. Tuy nhiên, theo một chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm thì người tham gia giao thông vẫn chưa thực sự có thói quen mua bảo hiểm cho phương tiện. Nguyên nhân là do các công ty bảo hiểm không coi trọng thị trường này, do cơ chế Nhà nước quy định không rõ ràng... và lớn nhất phải kể đến là do tâm lý người đi xe dị ứng, thờ ơ với các loại bảo hiểm. Một điểm bất cập nữa là các công ty bảo hiểm chỉ bồi hoàn cho các chủ xe phải bồi thường theo luật dân sự, nhưng chỉ bồi hoàn theo mức độ lỗi mà không chịu bồi thường trong trường hợp không lỗi. Theo nguyên tắc này, để được bồi hoàn, chủ xe phải gây tai nạn, hoặc bị đâm trong khi phạm luật. Điều này đi ngược lại ý nghĩa của việc mua bảo hiểm: hạn chế rủi ro, phòng ngừa tai nạn, góp phần ổn định nền kinh tế bằng cách bù đắp thiệt hại tài chính cho chủ xe... Theo Nghị định số 115 về bảo hiểm bắt buộc đối với các chủ xe cơ giới đã có quy định nạn nhân được khiếu nại trực tiếp doanh nghiệp bảo hiểm cho chiếc xe gây tai nạn nhưng lại không nêu rõ trách nhiệm của cảnh sát giao thông đối với việc kiểm tra giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe. Chính phủ cũng chưa có các biện pháp chế tài nghiêm khắc, do vậy thời gian này việc kiểm tra xe máy và các phương tiện giao thông nói chung không gắt gao như trước. Điều này giảm phiền hà cho người điều khiển phương tiện cơ giới song lại làm nảy sinh vấn đề khi lưu hành xe trên đường, chủ phương tiện chẳng cần có bảo hiểm, là một trong những nguyên nhân có tác động đến sự sụt giảm doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm này, với mức tăng trưởng thực tế chỉ đạt 10% thay vì mức 15% đặt ra theo kế hoạch. Thị trường xe ôtô yên ắng từ cuối năm 2005 đến tháng 04/2006 do chính sách cho phép nhập xe ôtô cũ của Nhà nước. Sau ngày 1/5/2006 khi người tiêu dùng thấy được giá xe cũ không rẻ hơn xe mới thì thị trường xe ôtô có dấu hiệu phục hồi trở lại. Tuy nhiên vẫn còn tiến triển chậm do Chính phủ hạn chế các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước mua thêm xe mới, trong khi đó lượng xe cũ về cảng cũng khá nhiều và phần lớn chủ yếu là xe cao cấp đắt tiền không phù hợp với đại đa số người tiêu dùng. Tuy nhiên, thị trường xe cơ giới của Việt nam vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tính đến năm 2006 loại hình bảo hiểm xe cơ giới vẫn dẫn đầu với doanh thu 1.711,5 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm 2005, trong đó doanh thu cao nhất vẫn thuộc về Bảo Việt Việt Nam với 657 tỷ đồng, Bảo Minh 392 tỷ đồng, Pjico 285,7 tỷ đồng, PTI là 112 tỷ đồng, PVI là 105,4 tỷ đồng. Năm 2006 số tiền bồi thường đối với bảo hiểm xe cơ giới là 696,907 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ bồi thường cao nhất trong các nghiệp vụ bảo hiểm, trong đó tỷ lệ bồi thường cao nhất là Bảo Long: 69%, Pjico: 62%, Bảo Minh: 58%, Bảo Việt Việt nam: 56%. Đầu năm 2006, với sự kiện xóa bỏ lệnh cấm đăng ký xe máy khu vực nội thành Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng như giảm thuế nhập khẩu xe ôtô cũ, tưởng như là cơ hội phát triển của bảo hiểm xe cơ giới, song thực tế Bộ công an ban hành thông tư 17 không bắt buộc phải có giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới mới được đăng ký xe, do đó nhiều người dân cho rằng bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới không còn bắt buộc nên không mua bảo hiểm. Việc đánh thuế ôtô cũ và các thủ tục phiền toái khi đăng ký, đăng kiểm ôtô cũ đã làm thất vọng những mong muốn sở hữu và sử dụng ôtô cũ nhập khẩu của người dân, điều này đã làm giảm đi số lượng xe ôtô và xe máy tham gia bảo hiểm một cách đáng kể, mặc dù nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra nhiều hình thức khuyến mại giải thưởng lớn nhưng kết quả không tăng được bao nhiêu. Bảng 2.2: Doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới TT Nội Dung Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Phí bảo hiểm (Tr.đồng) 800,12 1.343,5 1.612,3 1.711,5 2 Tăng trưởng so với năm trước (%) 0 167,9 120 106,2 Nguồn: Tạp chí Thị trường bảo hiểm VN năm 2003 - 2006 của Bộ Tài chính Trên thị trường bảo hiểm xe cơ giới, các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn tiếp tục cạnh tranh gay gắt, nhất là cạnh tranh về giá, đặc biệt xảy ra ở những doanh nghiệp mới vào thị trường. Trục lợi bảo hiểm ngày càng gia tăng và tinh vi hơn, chưa có biện pháp xử lý và khó kiểm soát. 2.2. Thị trường bảo hiểm xe ôtô trên địa bàn Hà Nội: Hà Nội là thị trường xe lớn, tập trung nhiều đại lý xe của các hãng xe tại Việt Nam như Toyota, Mercerdes, Daewoo, Isuzu, BMW… bao gồm rất nhiều Showroom xe mới và xe cũ đã qua sử dụng. Khách hàng chủ yếu là các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân và các cá nhân có thu nhập cao tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… Do địa bàn không quá xa Hà Nội nên khách hàng ở các tỉnh trên cũng đã về Hà Nội để được tiếp cận với nhiều Showroom ôtô lớn, được đàm phán giá cả và các dịch vụ đi kèm để lựa chọn sản phẩm ưng ý nhất. Bên cạnh lượng xe bán ra hàng năm thì Hà Nội cũng là địa bàn có số lượng xe ôtô đông đảo do rất nhiều các đơn vị doanh nghiệp cơ quan Nhà nước, tư nhân đóng tại địa bàn Hà Nội, nhiều đơn vị sở hữu lượng xe lớn và được bổ sung hàng năm, bên cạnh đó thì số lượng cá nhân mua xe riêng ngày càng nhiều. Đặc thù địa bàn và thị trường xe ôtô của Hà Nội đã tạo ra rất nhiều thuận lợi và khó khăn cho công tác khai thác bảo hiểm xe cơ giới. Căn cứ vào tình hình thực tế của Chi nhánh khu vực Tây Bắc trong việc khai thác bảo hiểm xe cơ giới có thể rút ra những thuận lợi và khó khăn như sau: * Những thuận lợi: - Số lượng xe đang sử dụng tại Hà Nội nhiều, chất lượng xe phần lớn còn tốt, nhất là các xe du lịch, xe con… - Số lượng xe bán ra hàng năm lớn - Đa số người mua xe, có xe sẵn sàng mua bảo hiểm xe cơ giới - Cơ chế chính sách của Bảo hiểm Dầu khí về bảo hiểm xe cơ giới rất tốt - Có rất nhiều đơn vị, tổ chức trung gian hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới. * Những khó khăn: - Thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhất là hạ giá sản phẩm tăng cường dịch vụ để lôi kéo khách hàng, hầu hết đều tập trung tranh giành thị trường xe cơ giới tại Hà Nội. - Thương hiệu Bảo hiểm Dầu khí còn rất yếu, nhiều khách hàng còn chưa tin tưởng vào sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới của Bảo hiểm Dầu khí. - Tính chuyên nghiệp của Bảo hiểm Dầu khí về xe cơ giới chưa cao do mới tham gia khai thác, chưa có chiều sâu và chiều rộng sản phẩm về thị trường này nhất là tính nhanh chóng kịp thời khi khách hàng tiêu thụ sản phẩm. - Những đơn vị có đội xe lớn đã quen tham gia bảo hiểm tại những công ty đã bảo hiểm cho họ lâu năm và hiện tại các công ty bảo hiểm này đang chăm sóc khách hàng cực kỳ chu đáo khiến cho khách hàng khó có thể thay đổi sản phẩm mới. - Những đơn vị có đội xe lớn nhiều năm nay cũng đã lựa chọn được đơn vị bảo hiểm khiến họ hài lòng nhất, do đó khó có thể thuyết phục họ thay đổi tiêu dùng sản phẩm mới. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong công tác khai thác bảo hiểm xe cơ giới nhưng Chi nhánh khu vực Tây Bắc cũng đang tận dụng mọi ưu điểm thế mạnh lấn chiếm thị trường. Các đơn vị kinh doanh của Chi nhánh đang nỗ lực khai thác bảo hiểm xe cơ giới qua các đơn vị tổ chức trung gian như: Hệ thống ngân hàng, các showroom ôtô, các địa điểm dăng ký xe, điểm đỗ xe, bên cạnh đó việc khai thác trực tiếp cũng được giao cụ thể cho các cán bộ chuyên viên, mục tiêu chính là tập trung vào các đơn vị, các công ty có đội xe lớn, dùng cơ chế tốt để tiếp cận và dùng dịch vụ tốt để lôi kéo khách hàng tạo ra doanh thu lớn. Đồng thời công tác xây dựng đội ngũ đại lý chuyên nghiệp cũng được các đơn vị chú trọng, kiện toàn lại toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực cán bộ giám định bồi thường để hỗ trợ kịp thời cho công tác khai thác nhằm tạo ra được mạng lưới khai thác trực tiếp rộng khắp thu hút khách hàng. III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI CỦA PVI THĂNG LONG: 3.1. Thị trường và thị trường mục tiêu: Thị trường bảo hiểm xe cơ giới của PVI là thị trường tại 13 tỉnh thành Tây Bắc Việt Nam như: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh... Thị trường mục tiêu của PVI Thăng Long được xác định rõ nằm ngoài ngành dầu khí: + Thị trường bảo hiểm xe ôtô chủ yếu tập trung vào các tỉnh, đặc biệt ở các thành phố miền Tây Bắc. + Thị trường bảo hiểm xe máy chủ yếu tập trung khai thác tại các đơn vị hành chính huyện, thị xã của các tỉnh lẻ khắp miền Tây Bắc. Ở các địa phương có khác nhau, bị chi phối bởi ý thức, nhận thức của dân cư và bị tác động bởi các chính sách kiểm tra kiểm soát phương tiện giao thông của các cơ quan chức năng tại các địa phương đó. Hiện tại, nhu cầu bảo hiểm ôtô phát triển mạnh tại các thành phố lớn, thành phố trực thuộc trung ương, còn nhu cầu bảo hiểm xe máy lại rất tiềm năng tại các tỉnh lân cận. Do xác định rõ thị trường mục tiêu, nên PVI Thăng Long tập trung xây dựng các kế hoạch thành lập và phát triển mạnh mạng lưới bán lẻ trên thị trường này. Tận dụng tối đa sức mạnh sẵn có để khai thác hiệu quả các thị trường mục tiêu, làm cơ sở cho việc xâm nhập lấn chiếm các thị trường mới. 3.2. Chất lượng sản phẩm dịch vụ: PVI Thăng Long là một trong các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xâm nhập và phát triển thị trường bảo hiểm xe cơ giới. Trong những năm qua đã phát triển hệ thống đại lý, văn phòng khu vực trên các tỉnh, thành phố, thị xã, mở rộng mạng lưới nhằm tăng cường khai thác dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới. Cùng với hệ thống đại lý chuyên nghiệp, các cán bộ nhân viên kinh doanh của các công ty đều tích cực triển khai dịch vụ bảo hiểm này. Việc tuyển chọn cán bộ, đại lý bảo hiểm có năng lực, trình độ kinh nghiệm được thực hiện hàng năm, đồng thời PVI Thăng Long triển khai các lớp học, các khóa huấn luyện để trang bị các kiến thức cơ bản và đào tạo nâng cao nghiệp vụ bảo hiểm, kỹ năng bán hàng, huấn luyện cho cán bộ nhân viên khai thác bảo hiểm để tăng cường tính chuyên nghiệp trong công việc của các đơn vị. Vì vậy, kỹ năng tư vấn, thuyết phục khách hàng, khă năng khai thác bảo hiểm xe cơ giới của nhân viên, chuyên viên, đại lý của PVI Thăng Long trở nên ngày càng chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn, khách hàng dễ chấp nhận hơn. Việc bán hàng chủ yếu thực hiện trực tiếp, hoặc qua điện thoại, nhất là đối với bảo hiểm xe ôtô, khách hàng được nhân viên, chuyên viên bảo hiểm phục vụ tận nơi, tư vấn và cung cấp dịch vụ tận nhà, tạo ra sự thuận tiện và tiết kiệm tối đa thời gian cho khách hàng. Bảng 2.3: Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới 2005 – 2007 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Nghiệp vụ BH Xe cơ giới Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 7.235 9.800 13.911 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính PVI Thăng Long Bên cạnh việc chăm lo cho công tác khai thác, công tác giám định bồi thường cũng được PVI Thăng Long đặc biệt quan tâm, công ty kinh doanh có Phòng giám định bồi thường để chuyên thực hiện công tác giám định tổn thất, bồi thường tổn thất cho khách hàng. Phòng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công việc như máy vi tính, điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số, máy in màu, các tài liệu pháp luật, tủ lưu trữ hồ sơ bảo mật… để các cán bộ thao tác nghiệp vụ được nhanh chóng, chính xác. Công ty cũng ký các hợp đồng sửa chữa xe bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm với các xưởng sửa chữa ôtô của các hãng xe như Toyota, GM- Daewoo, Mitsubishi, Honda… và các xưởng tư nhân có chất lượng đảm bảo để thực hiện sửa chữa xe cho khách hàng. Việc phục vụ khách hàng có tài sản bị tổn thất được PVI Thăng Long phục vụ 24/24 giờ kể cả ngày lễ, ngày tết, khách hàng chỉ cần gọi điện tới số điện thoại nóng sẽ được hướng dẫn các công việc để tiến hành đòi bồi thường, đồng thời nhân viên của PVI Thăng Long, đại lý hoặc nhân viên giám định sẽ có mặt tại hiện trường để giám định hoặc cho cẩu kéo xe ôtô bị tai nạn về xưởng sửa chữa trong thời gian nhanh nhất. Công việc sửa chữa tiến hành trong thời gian sớm nhất có thể và khách hàng sẽ được bồi thường phù hợp với mức trách nhiệm và tuân thủ các điều khoản điều kiện khi mua bảo hiểm. Khi sửa chữa xong khách hàng nhận xe và không phải thanh toán bất kỳ loại chi phí sửa chữa nào, tiền sửa chữa sẽ chuyển khoản cho xưởng hàng tháng. Tổng số tiền bồi thường cho nghiệp vụ này trong năm 2007 là 7.77 tỷ đồng (ôtô: 6.95 tỷ, xe máy: 820 triệu đồng), bằng 168% so với năm 2006.. Trong năm 2007 giải quyết bồi thường 1.365 vụ là khá lớn, trung bình hơn 100 bộ hồ sơ xe cơ giới phát sinh được giải quyết trong một tháng, đánh giá nỗ lực của bộ phận giám định bồi thường trong việc giải quyết hồ sơ tồn đọng. Tuy nhiên số hồ sơ tồn đọng đến 31/12/2007 vẫn khá lớn, với 255 vụ (số tiền ước tính khoảng 1.75 tỷ đồng). Trong năm vừa qua vẫn còn hiện tượng khách hàng, các đơn vị kinh doanh phản ánh sự chậm trễ trong khâu giải quyết bồi thường làm ảnh hưởng đến khả năng tái tục bảo hiểm, vấn đề này bộ phận giám định, bồi thường cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực của cán bộ thụ lý hồ sơ để khắc phục những tồn đọng ngay trong các năm tiếp theo. 3.3. Giá cả dịch vụ: Giá cả dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới (phí bảo hiểm) được xác định bằng cách lấy giá trị xe hoặc mức trách nhiệm tham gia bảo hiểm nhân với tỷ lệ phí bảo hiểm. Hiện nay các công ty bảo hiểm đều áp dụng phương pháp xác định giá bán theo thị trường. Việc xác định giá bán trên cơ sở thị trường định giá, đồng thời các công ty cũng căn cứ vào quy định về phí bảo hiểm ban hành kèm theo quy tắc bảo hiểm kết hợp xe cơ giới của Bộ Tài chính. Bảng phí bảo hiểm của Bộ Tài chính quy định là bảng phí bảo hiểm tiêu chuẩn đối với loại hình bảo hiểm xe cơ giới, nhưng thực tế, thị trường không chấp nhận mức giá đó cho các loại xe tham gia bảo hiểm, trừ phí bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba, vì các lý do như sau: Thứ nhất là sự cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm xảy ra rất mạnh mẽ, khiến cho phí bảo hiểm giảm đi thấp hơn nhiều so với phí tiêu chuẩn. Thứ hai là mỗi công ty đều tính toán hiệu quả kinh tế các nghiệp vụ bảo hiểm, lấy các nghiệp vụ khác có thế mạnh, có lợi nhuận cao hơn để bù đắp cho nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, dẫn đến giảm giá bán. Thứ ba là đối với phí TNDS với bên thứ ba là loại hình pháp luật bắt buộc, do đó mức phí bảo hiểm tiêu chuẩn của Bộ Tài chính dễ dàng được thị trường chấp nhận, các loại hình bảo hiểm còn lại là bảo hiểm tự nguyện, giá cả trên cơ sở thương lượng, thuận mua vừa bán, nhất là đối với bảo hiểm vật chất xe. Bảng 2.4: Bảng tỷ lệ phí bảo hiểm vật chất xe ôtô trên thị trường tại thời điểm 2006-2007 (Đơn vị tính:%) Nội dung Tỷ lệ phí tiêu chuẩn Tỷ lệ phí thị trường Tỷ lệ phí cạnh tranh Trường hợp đặc biệt Bảo hiểm vật chất xe ôtô - Hoạt động dưới 3 năm - Hoạt động 3 - 6 năm - Hoạt động 6 - 9 năm 1,5 1.7 1.9 1,2 - 1,35 1,3 - 1,5 1,4 - 1,7 0,9 - 1,1 1 - 1,25 1,2 - 1,4 0,4 - 0,6 0,7 - 0,8 0,8 - 1 Nguồn: Bản tin “Ngọn lửa” Tổng công ty PVI năm 2006 Phí bảo hiểm xe cơ giới của PVI - PVI Thăng Long về cơ bản cũng tuân thủ nguyên tắc định phí như các công ty khác. Việc xác định phí bảo hiểm cũng căn cứ trên cơ sở chất lượng dịch vụ cung cấp, nếu khách hàng yêu cầu được sửa chữa thay thế phụ tùng tại các gara sửa chữa của chính hãng xe thì giá phí bảo hiểm được xác định cao hơn so với khi sửa chữa thay thế phụ tùng ở các gara có chất lượng thấp hơn. Việc định giá của PVI - PVI Thăng Long cũng không cứng nhắc, nhiều khi cách xác định giá bán dựa trên cơ sở giá của đối thủ cạnh tranh, bán bằng giá của công ty bảo hiểm khác nhưng tăng thêm quyền lợi của khách hàng bằng các dịch vụ gia tăng như: giảm giá khi mua bảo hiểm 2 năm liên tục, bồi thường không tính khấu hao, sửa chữa thay thế phụ tùng chính hãng, chi trả phí cẩu kéo khi bị tai nạn, giảm giá với các khách hàng lớn của công ty tái tục nhiều lần hoặc không xảy ra tai nạn trong năm bảo hiểm… Trong một số trường hợp đặc biệt việc định giá bán dịch vụ căn cứ trên chiến lược phát triển thị phần của PVI, lấy mục tiêu quảng bá hình ảnh PVI, mục tiêu khai thác bằng được dịch vụ để lấn chiếm sang các dịch vụ khác… Bài toán kinh tế đặt ra thấy có hiệu quả, thì giá bán sản phẩm hoàn toàn linh hoạt phụ thuộc vào ý chí chủ quan của công ty, bởi vì hầu hết mức trách nhiệm bồi thường xe cơ giới đều thuộc mức giữ lại của PVI (giới hạn trách nhiệm PVI tự bảo hiểm, không tái bảo hiểm cho đơn vị khác). Việc khai thác bảo hiểm xe cơ giới do các công ty thành viên của PVI thực hiện. Ngoài việc phân cấp cho công ty thành viên tự chủ khai thác các loại xe tới mức trách nhiệm 3,2 tỷ đồng/xe, thì PVI cũng khoán cho các công ty tự chủ tới 70% phí bảo hiểm xe cơ giới, nghĩa là các công ty thành viên có quyền chi phí cho khai thác, cho bồi thường, cho các hoạt động khác tới 70% số phí bảo hiểm xe cơ giới của công ty mang lại, nếu vượt quá mức trên thì phải báo cáo PVI để Tổng công ty có kế hoạch xử lý. Do vậy nếu PVI Thăng Long quản lý rủi ro tốt, hạn chế thấp nhất thiệt hại, tổn thất về xe cơ giới thì có nhiều điều kiện tăng chi phí cho công tác bán hàng, giảm giá bán để tăng năng lực cạnh tranh về giá. Đây cũng là yếu tố có phần tích cực cho các công ty thành viên chủ động hơn trong việc tính toán hiệu quả kinh tế và xác lập giá bán sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới ở mức cạnh tranh tại mọi thời điểm của thị trường. 3.4. Hệ thống phân phối sản phẩm: Mạng lưới đại lý và các phòng kinh doanh khu vực của PVI Thăng Long tăng mạnh đã lan tỏa tới tận các huyện thị xã, thị trấn của 13 tỉnh, thành phố có tiềm năng về các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ. Việc phân phối sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới chủ yếu thông qua các khâu trung gian. Ở các tỉnh thành phố trọng điểm, đều có phòng kinh doanh khu vực, tổng đại lý bảo hiểm để triển khai việc bán lẻ sản phẩm tới các đại lý cấp 2, đại lý cá nhân, nhằm cung ứng rộng rãi sản phẩm dịch vụ tới tay người tiêu dùng. Tính đến 31/12/2007, hệ thống đại lý của PVI Thăng Long gồm có 19 đại lý pháp nhân, 10 đại lý cá nhân, doanh thu do hệ thống đại lý khai thác đến 31/12/2007 đạt 15.55 tỷ trong đó xe cơ giới là 11.85 tỷ ( xe máy: 3.5 tỷ) chiếm khoảng hơn 46% cơ cấu tổng doanh thu, tuy nhiên so với 2006, doanh thu thực thu qua đại lý không tăng ( năm 2006: doanh thu qua đại lý đạt 15.56 tỷ, chiếm hơn 53% tổng doanh thu thực thu năm). Việc giảm doanh thu qua hệ thống đại lý là do 6 tháng cuối năm PVI Thăng Long thực hiện thắt chặt quản lý ấn chỉ, quản lý rủi ro qua việc hạn chế cấp phát ấn chỉ, hạn chế một số đối tượng nhận bảo hiểm, thanh lý một số đại lý không hiệu quả. Do các năm trước việc lựa chọn đối tượng bảo hiểm không được chú trọng, địa bàn triển khai dịch vụ rộng và kênh phân phối trực tiếp chủ yếu thông qua hệ thống đại lý, vì vậy việc kiểm soát rủi ro, kiểm soát ấn chỉ đã gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, việc phát triển hệ thống đại lý ở trên địa bàn quá rộng đã làm ảnh hưởng đến việc quản lý và kiểm soát rủi ro khi cấp đơn bảo hiểm, PVI Thăng Long đã tiến hành đánh giá lại tính hiệu quả của từng đại lý, trên cơ sở đó tiến hành thanh lý một số hợp đồng đại lý không hiệu quả, quản lý hệ thống Đại lý theo vùng, miền, giữ và xây dựng mới Đại lý pháp nhân có cự ly không cách xa trụ sở của Công ty và của các Văn phòng khu vực, đồng thời chuyển hướng kinh doanh mạnh và các hệ thống Ngân hàng, các công ty tài chính, các doanh nghiệp và các đơn vị thành viên Bộ công thương… Mặt khác, hệ thống mạng lưới phát triển mạnh có tác dụng rất lớn tới công tác chăm sóc khách hàng, tăng tính kịp thời trong các hoạt động giám định bồi thường các tổn thất xảy ra ở các địa phương, nhất là giám định bồi thường tổn thất xe cơ giới. V

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33123.doc
Tài liệu liên quan