Chuyên đề Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 3

1.1.1. Khái niệm, bản chất của tín dụng ngân hàng 3

1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng 3

1.1.3. Phân loại tín dụng 6

1.2. RỦI RO TÍN DỤNG 7

1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng 7

1.2.2. Các loại rủi ro tín dụng _ Nhận biết rủi ro 8

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 9

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 10

1.2.4.1. Yếu tố chủ quan 10

1.2.4.2. Yếu tố khách quan 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK 12

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP TECHCOMBANK VIỆT NAM 12

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 12

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng 14

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank trong những năm vừa qua 16

2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 18

2.2.1. Thực trạng tín dụng tại Techcombank 18

2.2.1.1 Tình hình huy động vốn 18

2.2.1.2. Tình hình sử dung vốn . 21

2.2.3. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Techcombank Việt Nam 26

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK 31

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 31

3.2. MỤC TIÊU CỦA TECHCOMBANK TRONG THỜI GIAN TỚI 32

3.2.1. Mục tiêu khách hàng và sản phẩm 32

3.2.2. Mục tiêu tài chính 33

3.2.3. Mục tiêu phát triển nguồn lực, mạng lưới 33

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI TECHCOMBANK 34

3.3.1. Xây dựng quy trình cấp tín dụng đúng và hiệu quả 34

3.3.2. Xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng phù hợp 36

3.3.3. Đổi mới quản lý và phát triển nguồn nhân lực 37

3.3.4. Tăng cường thông tin phục vụ công tác thẩm định 38

3.3.5. Thực hiện phân tán rủi ro 39

3.3.6. Phát hiện và xử lý kịp thời nợ quá hạn 41

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 42

3.4.1. Đối với Nhà nước 42

3.4.2. Đối với ngân hàng Nhà nước 44

KẾT LUẬN 46

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1977 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Quy trình và các công cụ quản trị rủi ro bao gồm các hình thức tiên tiến như chính sách và sổ tay tín dụng, hệ thống thông tin theo dõi ngành, hệ thống đánh giá chấm điểm khách hàng, các hệ thống cảnh báo và theo dõi sớm nợ xấu... Mục tiêu của ngân hàng Techcombank là trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất và được ưa thích nhất Việt Nam : Techcombank đem lại “ sự thân thiện đến sự tin cậy ”. Chức năng chủ yếu của Techcombank : Huy động vốn trung và dài hạn, ngắn hạn bằng VND và ngoại tệ từ nguồn trong và ngoài nước dưới các hình thức chủ yếu như : Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức, dân cư. Phát hành các chứng chỉ tiền gửi và cá laọi giấy tờ có giá. Vay vốn của các tổ chức tín dụng trên các thị trường. Các nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ ngân hàng chủ yếu là : Cho vay ngắn trung dài hạn theo cơ chế tín dụng hiện hành. Chiết khấu các hình thức có giá. Các nghiệp vụ bảo lãnh. Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối. Dịnh vụ thanh toán trong và ngoài nước. Dịch vụ từ vấn cho khách hàng.... Chi nhánh Techcombank – 72 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội được thành lập vào năm 2002 theo quyết định của Ban giám đốc. Trong đó phòng tín dụng đặt tại chi nhánh là trung tâm xử lý nghiệp vụ của khu vực phía Bắc. Với đội ngũ chuyên viên tín dụng năng động, chuyên nghiệp, Techcombank đang ngày càng phát huy được tiềm năng huy động tín dụng, giảm thiểu tối đa nhất rủi ro tín dụng tại ngân hàng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Cơ cấu quản trị của ngân hàng bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành và các Ủy ban. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị có 9 thành viên, thường trực hội đồng quản trị gồm Chủ Tịch, một Phó Chủ Tịch thứ nhất và ba Phó Chủ Tịch. Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông Ban kiểm soát Ban Kiểm Soát có ba thành viên: Trưởng Ban Kiểm soát kiêm kiểm soát viên chuyên trách, một Kiểm soát viên chuyên trách và một Kiểm soát viên. Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng. Sơ đồ tổ chức Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát UB kiểm toán và quản lý RR EXCO UB nhân sự và tiền lương UB đầu tư chiên lược Văn phòng HĐQT Ban TGĐ UB tín dụng UB chỉ đạo công nghệ UB quản lý TS nợ và có Khối KH doanh nghiệp Khối quản trị nhân lực Trung tâm nguồn vốn TT CN Thẩm định và RR TD Khối khách hàng cá nhân Vận hành và RR TT Pháp chế và KS tuân thủ Khối vận hành PB tham mưu Các sở giao dịch, chi nhánh và phòng giao dịch 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank trong những năm vừa qua Là một Ngân hàng Thương mại Cổ phần với lịch sử hình thành và phát triển mới 15 năm nhưng hoạt động của Techcombank rất có hiệu quả, quy mô của ngân hàng liên tục được mở rộng, sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, chất lượng sản phẩm liên tục được cải tiến, và hình ảnh của ngân hàng ngày càng được biết đến rộng rãi hơn. Trong suốt hơn 15 năm thành lập và phát triển, Techcombank đã và đang phấn đấu hết mình, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, năng cao chất lượng nghiệp vụ, mở rộng quy mô kinh doanh. Và cũng trên chặng đường đầy nỗ lực đó, Techcombank đã từng bước khẳng định mình, đạt được những thành tựu đáng tự hào, có thể kể đến những cột mốc tiêu biểu: - Ngày 12/04/06, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chính thức công bố Techcombank là một trong 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn. - Ngày 16/8/2006 Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt nam được xếp hạng bởi Moody’s. - Tháng 3/2007, Techcombank là ngân hàng Việt nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường. - Ngày 6/1/2008, Techcombank nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” của Bộ Công Thương - Ngày 23/2/2008, Techcombank được trao tặng  người tiêu dùng bình chọn danh “Dịch vụ được hài lòng nhất”. Chương trình do Báo Sài Gòn Tiếp Thị và Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức Năm 2008 là một năm song gió tuy nhiên Techcombank đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc củng có hệ thống quản lý, nâng cao tính chuyên nghiệp và tăng trưởng nhanh, thực hiện một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển trở thành một ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Điều này thể hiện qua các kết quả đạt được sau: Tổng tài sản Techcombank: 59.360 tỷ đồng, tăng 19.818 tỷ đồng so với tháng 12/2007, đạt 93% so với kế hoạch Lợi nhuận trước thuế cả năm đạt: 1.600,348 tỷ đồng (vượt 569,348 tỷ so với kế hoạch đã được điều chỉnh), đạt 155% so kế hoạch và bằng 225% so với thực hiện năm 2007. Tổng nguồn huy động bằng 149% so với thực hiện năm 2007, đạt 98% so kế hoạch, trong đó chủ yếu do huy động từ tổ chức kinh tế bị giảm so kế hoạch nhưng vẫn bằng 101% so thực hiện năm 2007. Bảng 1: Cơ cấu vốn và tài sản Techcombank năm 2007, 2008, 2009 Đơn vị : triệu đồng Cơ cấu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 Cho vay khách hàng 19.841.131 26.018.985 42.112.767 131% 160% Tổng nguồn huy động 34.847.364 51.894.701 72.693.486 149% 150% Các TCKT 10.057.308 10.197.454 19.543.720 101% 198% Dân cư 14.119.268 29.733.224 42.803.680 211% 144% Các TCTD 10.670.788 11.964.023 13.758.626 112% 115% Vốn chủ sở hữu 3.573.416 5.615.554 7.323.826 157% 130% Vốn điều lệ 2.521.308 3.642.014 5.400.417 144% 148% Tổng tài sản 39.542.496 59.360.485 92.581.504 150% 157% Lợi nhuận trước thuế 709.740 1.600.348 2.252.897 225% 139% Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Tiếp nối những kết quả đạt được trong năm 2008, Techcombank tiếp tục giữ vững sự ổn định, an toàn và hoạt động hiệu quả trong năm 2009.Tính đến hết tháng 12/2009, lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 2.252 tỷ đồng (sau khi đã trích đủ dự phòng, bao gồm cả dự phòng rủi ro tín dụng và dự phòng giảm giá chứng khoán)  Tổng Tổng nguồn vốn huy động dân cư đạt 72.693 tỷ đồng, tăng hơn 49% so với năm 2008. Tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế cũng tăng hơn 9.000 tỷ đồng. Những con số, bảng biểu số liệu cùng những danh hiệu và ghi nhận đó là sự chứng thực, công nhận và vinh danh cho kết quả hoạt động hiệu quả cao và nỗ lực ấn tượng của Techcombank những năm vừa qua. Bên cạnh các nghiệp vụ truyền thông, Techcombank rất chú trọng và triển khai làm tốt các nghiệp vụ NH đối ngoại như: kinh doanh tiền tệ, bảo lãnh và thanh toán quốc tế. Doanh số thanh toán quốc tế năm 2008 đạt 3.369,83 triệu USD tăng 23.76% so với năm 2007. Tổng phí thu được từ thanh toán quốc tế là 176,42 tỷ đồng chiếm 31.07% tổng doanh thu dịch vụ. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ từ năm 2003 đến năm 2006 nhìn chung là tăng trưởng. Tuy năm 2005 có sự sụt giảm (TN thuần từ KDNT năm 2004 là 2062 tỷ đồng đến năm 2005 chỉ cũn 1872 tỷ đồng) nhưng lại có sự tăng trở lại và tăng đột biến vào năm 2006 (TN thuần từ KDNT năm 2006 là 7491 triệu VNĐ, gấp gần 4 lần năm 2005). Công tác TTQT của Techcombank trong những năm gần đây được mở rộng cả về chủng loại và chất lượng như: chuyển tiền, TDCT, bảo lãnh, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ với nước ngoài, đầu cơ trên thị trường tiền tệ...nên có sự gia tăng mạnh mẽ, mang lại doanh thu lên đến 40% doanh thu dịch vụ của Techcombank. Phí thu được từ các hoạt động này chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh thu của Techcombank. Chất lượng thanh toán quốc tế cũng ngày được nâng cao, các nghĩa vụ cam kết với khách hàng ngày càng được quan tâm và thực hiện đầy đủ, do đó uy tớn của ngân hàng ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế... Hoạt động khác. Bên cạnh những thành tích về huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế… Để tăng cường uy tín của Techcombank đối với khách hàng, ngân hàng Techcombank cũng có hàng loạt những hoạt động khác, đóng góp không nhỏ vào thành công của Techcombank. Năm 2008 Techcombank đã triển khai dịch vụ thẻ tương đối tốt, với việc phát hành gần 300.000 thẻ các loại trong đó có gần 100.000 thẻ VISA debit và credit, Techcombank đó trở thành ngân hàng phát hành thẻ quốc tế lớn nhất tại Việt Nam với thị phần 14% thẻ quốc tế phát hành. Công tác quản lý chất lượng dịch vụ cũng được tăng cường mạnh mẽ với phương châm đem lại sự hài lòng cho khách hàng, Techcombank liên tục tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ. Công tác phát triển mạng lưới cũng được chú trọng, năm 2008 công tác này có những chuyển biến đáng kể, với tổng số hơn 40 điểm giao dịch mở mới trong năm 2008, Techcombank đó tăng số lượng chi nhánh và văn phòng giao dịch lên tới 169 điểm, trải rộng trên 35 tỉnh thành trong cả nước. Năm 2009, Techcombank đó khai trương hoạt động 9 chi nhánh, 19 phòng giao dịch và 2 quỹ tiết kiệm, nâng tổng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch lên 188 điểm trải rộng trên cả nước. Ngoài ra Techcombank còn không ngừng chú ý và nâng cao khả năng quản trị rủi ro, từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát rủi ro chuyên sâu. Năm 2008, việc tập trung hóa công tác thẩm định tín dụng tại hội sở đó giúp Techcombank tối ưu hóa nguồn lực và giảm thiểu rủi ro tín dụng ngân hàng. Trong năm 2009 ngân hàng đã thành lập mới bộ phận Giám sát tín dụng, phòng Thẩm định để tăng cường khả năng quản lý chất lượng nợ, kiện toàn hoạt động quản lý rủi ro đối với nhóm khách hàng chính. Ban lãnh đạo quyết tâm xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế với đội ngũ nhân sự có khả năng làm chủ công cụ quản trị hiện đại. 2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 2.2.1. Thực trạng tín dụng tại Techcombank 2.2.1.1 Tình hình huy động vốn Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động trong các năm 2007-2008 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 %09/08 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng +/- I. Tiền gửi có kỳ hạn 12.719 36,47 20.817 40,11 37.124 51,07 163,7 1. VND 9.456 27,43 13.324 25,68 27.651 38 141 2. USD 3.263 9,04 7.493 14,43 9.473 13,07 229,6 II. Tiền gửi không kỳ hạn 22.086,5 63,41 31.004,35 59,97 35.456,5 48,78 140,4 1. VND 15.327 44 22.243,35 42,86 24.610 33,78 145,1 2. USD 6.759,5 19,41 8.761 17,11 10.846,5 15 129,6 III. Tiền gửi khác, 41,49 0,12 72,65 0,14 112,5 0,15 175,1 Tổng nguồn vốn huy động 34.847 100 51.894 100 72.693 100 150 Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Ngân hàng Techcombank đã thực hiện đổi mới toàn diện hoạt động tín dụng của mình, két hợp với việc tự huy động vốn, tìm kiếm nguồn vốn để cho vay. Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động của Techcombank đạt 51.894 tỷ đồng. So với cuối năm 2007 nguồn huy động tăng lên 17.047 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động tuy không đạt được kế hoạch đề ra nhưng đã có sự tăng trưởng rất tốt khi huy động dân cư tăng hơn 100% so với cuối năm 2007. Đây là một thành công lớn của Techcombank trong công tác huy động, đặc biệt là huy động từ dân cư vốn là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất trong các loại nguồn vốn huy động vào ngân hàng. Thành công này có được là do Techcombank đã có một chiến lược đúng đắn và bước đi hợp lý, bởi năm 2008 ngân hàng Nhà nước có rất nhiều chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn đến lượng cung tiền trong lưu thong giảm. Cũng trong năm 2008, ngân hàng tăng vốn điều lệ từ 2.521 tỷ đồng (thời điểm cuối năm 2007) lên 3.642 tỷ đồng, tăng 44%. Tỷ lệ an toàn đến thời điểm cuối năm 2008 là 13,99% bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng. .Đến ngày 31/12/2009, ngân hàng Techcombank có tổng nguồn vốn huy động là 72.693 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2008 và thường xuyên đạt kế hoạch hàng quý của ngân hàng. Tiền gửi có kỳ hạn liên tục tăng trong các năm 2007, 2008 ở mức cao .Tiền gửi không kỳ hạn tăng 31,5 so với năm 2008. Tỷ trọng nguồn vốn huy động vẫn chủ yếu bằng nội tệ.. Sự biến động tỷ giá USD/VND trong năm 2007, đầu năm 2008 dã làm cho giá trị VND không ổn định có nguy cơ mất giá. Dân cư, các tổ chức kinh tế đã thực hiện hiện chuyển đổi VND sang USD để giữ cho giá trị đòng iền của họ không bị mất giá. Tuy nhiên, bước sang năm 2009, tình hình kinh tế đã bắt đầu ổn định và tỷ giá USD/VND luôn ổn định do đó dân chúng và các tổ chức kinh tế không còn phải lo ngại trong việc sử dụng VND nên việc tăng lượng nôi tệ, giảm lượng ngoại tệ trong năm là điều dễ hiểu. Kết quả này đạt được là do có sự cố gắng lớn của tập thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng, sự thuận lợi cho khách hàng gửi tiền và đổi mới trong phong cách phục vụ. Đồng thời với chính sách đúng đắn trong đa dạng hoa các nguồn vốn huy động của ngân hàng Techcombank như tiết kiệm khoong kỳ hạn, kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng.. với mức lãi suất phù hợp với lãi suất trên thị trường. Đặc biệt cuối năm 2008, đầu năm 2009 do cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi giữa các ngân hàng, Techcombank cũng linh hoạt thay đổi lãi suất tiền gửi theo thị trường để thu hút vốn. Có thời điểm cao nhất lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng của Techcombank lên đến 13,8% một năm. Sở dĩ có tình hình chạy đua trên là do nền kinh tế gặp khủng hoảng, lặm phát tăng cao, đồng VND mất giá. Tuy nhiên đến giữa năm 2009, đất nước bước qua khủng hoảng, kiềm chế được lạm phát, tình hình kinh tế ổn đinh, lãi suất huy độngcủa các ngân hàng, trong đó có Techcombank giảm xuống và đi vào ổn định. Mặt khác với hệ thống chi nhánh ngân hàng rộng khắp trên toàn điạn bàn và hoạt động có hiệu quả, ngân hàng Techcombank đã có những thay đổi hét sức to lớn, nguồn vốn mang tính tự túc hoàn toàn và thực sự là một ngân hàng có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu troong lĩnh vực ngân hàng trên phạm vị địa bàn. Hiện nay sở dĩ có được kết quả như trên là do sự cố gắng của toàn hệ thống ngân hàng Techcombank. Thứ nhất: Đã mở rộng mạng lưới các ngân hàng khu vực, các quận nội thành đều có chi nhánh ngân hàng Techcombank Thứ hai: luôn luôn điều chỉnh lãi suất tiền gửi thích hợp trên thị trường, vừa có sức hấp dẫn khách hàng vừa có cơ hội cạnh tranh trên thị trường.Thường xuyên có các chương trình khuyến mạihấp dẫn khi khách hàng gửi tiền có kỳ hạn Thứ ba: Luôn giữ chữ tín với khách hàng gửi tiền, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng về thời gian, tiện lợi cho khách hàng khi rút tiền. Thứ tư: Tác phong thái đô hoà nhã , văn minh lịch sự của đội ngũ cán bộ ngân hàng đối với khách hàng Bên cạnh đó việc hiện đại hoá các trang thiết bị trong ngân hàng, đặc biệt là trong công tac thanh toán giao dịch đã thu hút được một lương lớn khách hàng dùng các hình thức thanh toán qua ngân hàng. Từ đó làm lượng tiền gửi qua các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tăng lên. 2.2.1.2. Tình hình sử dung vốn . Sử dụng vốn là khâu mấu chốt quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng . Do vậy sử dụng vốn quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm qua, hoạt động tín dụng của ngân hàng Techcombank nói chung đã đáp ứng tương đối tốt nhu cầu của khách hàng trên địa bàn. Trên cơ sở nguồn vốn huy động, hoạt động cho vay và đầu tư liên tục được phát triển. Ta có thể biểu diễn tổng dư nợ của Techcombank qua các năm từ 2006 đến 2009 theo biểu sau: Biểu 1: Tổng dư nợ qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009(Đơn vị: tỷ đồng) Dư nợ qua các năm tăng trưởng tương đối ổn định mặc dù nền kinh tế Việt Nam gặp khủng hoảng trong năm 2008, nhiều ngân hàng điêu đứng trước cảnh lạm phát, lãi suất cho vay tăng cao. Điều này cho thấy hoạt động sử dụng vốn tại Techcombank khá tốt. Cơ cấu dư nợ theo khách hàng Bảng 3 : Cơ cấu dư nợ theo khách hàng Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 % 2008 % 2009 % Dư nợ cho vay KH doanh nghiệp 12.478 60,3 18.388 67 28.880 65,2 Dư nợ tín dụng cá nhân 7.480 36 7.954 28,6 13.803 30.1 Thành phần khác 117 3,7 1.479 4,4 2.109 4,7 Tổng 20.694 100 27.821 100 44.792 100 Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Cơ cấu dư nợ phân loại theo khách hàng cho thấy: chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2008 chiếm 67%, năm 2009 chiếm 65%, kế đến là khách hàng cá nhân chiếm khoảng 30%, phần còn lại dư nợ cho vay các thành phần khác. Tuy nhiên, danh mục cho vay theo nhóm khách hàng của Techcombank tiếp tục thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế phi nhà nước. Đặc biệt từ khi ngân hàng HSBC góp vốn thì tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng theo. Cơ cấu theo mục đích cho vay Bảng 4 : Cơ cấu dư nợ theo mục đích vay tại Techcombank Theo mục đích vay 2006 2007 2008 2009 Dự án mở rộng SXKD 2.59% 2.42% 2.02% 2.12% Cho vay vốn lưu động 57.93% 56.23% 54.26% 54.21% Dự án khởi sự doanh nghiệp 1.69% 1.34% 1.21% 1.15% Thanh toán xuất nhập khẩu 28.91% 22.34% 21.12% 21.23% Mục đích khác 8.89% 17.67% 21.39% 21,29% Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Bảng số liệu cho thấy dư nợ chủ yếu của Techcombank là cho vay vốn lưu động, chiếm hơn 50% tổng dư nợ, kế đến là dư nợ thanh toán xuất nhập khẩu và dư nợ mục đích khác, chiếm hơn 20% tổng dư nợ. 2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Tính đến cuối năm 2008, dư nợ đã tăng 31% so với thời điểm cuối năm 2007 trong khi đó nợ xấu chiếm 2,56%, nằm trong giới hạn an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (dưới 3%). Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng của Techcombank khá năng động để đáp ứng tốt nhu cầu thanh khoản của hệ thống và tối ưu hóa nguồn vốn trong những lúc đầu ra tín dụng cần phải thắt chặt do những khó khăn của nền kinh tế dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng khó được đảm bảo chắc chắn. Tính đến cuối năm 2009, dư nợ đã tăng 61% so với thời điểm năm 2008 trong khi đó nợ 3-5 là 2,49% giảm 0,04% so với tỷ lệ 3-5 của năm 2008. Tỷ lệ an toàn vốn đến thời điểm cuối năm 2009 là 9,6% đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Bảng 5 : Chỉ tiêu nợ và tỷ lệ dự phòng Đơn vị: tỷ đồng Các chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Tổng dư nợ 9.352 20.694 27.821 44.792 % tăng trưởng 163.77% 234.78% 134.44% 161% Tỷ lệ nợ quá hạn 3.11% 3.02% 2,53% 2,49 Tỷ lệ dự phòng 1.36% 1.16% 1.25% 1.44% Tỷ lệ an toàn vốn 17,28% 14,30% 13,99% 9,6% Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Tỷ lệ nợ quá hạn của Techcombank giảm rõ rệt từ năm 2006 đến năm 2009. Đáng kể là năm 2009, tỷ lệ nợ xấu, quá hạn chỉ còn 2,49%, giảm 0,04% so với năm 2008. Hai năm 2008, 2009 tỷ lệ nợ quá hạn của Techcombank luôn nằm trong tỷ lệ an toàn do Ngân hàng Nhà nước quy định là dưới 3%. Tỷ lệ an toàn vốn của Techcombank luôn nằm trong tỷ lệ cao. Đến năm 2009 tỷ lệ an toàn vốn của Techcombank đạt 9,6%, thực hiện được đúng như kế hoạch ban đầu mà ngân hàng và phòng tín dụng đã đề ra. Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn vay Bảng 6: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn vay các năm 2007, 2008, 2009 Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 % 09/08 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng nợ quá hạn 625,0 100 703,9 100 1.115,3 100 57,73 NQH ngắn hạn 394,8 63,17 428,5 60,88 955,5 85,67 81,25 NQH trung, dài hạn 228,1 36,49 272,9 38,78 155,5 13,94 20,75 NQH khác 2,1 0,34 2,5 0,34 4,3 0,39 66,67 Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Nhìn vào bảng trên ta thấy được tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn luôn ở mức cao. Tuy nhiên, so với tổng dư nợ ngắn hạn thì lại chiếm một tỷ trọng rấ nhỏ. Nợ quá hạn ngắn hạn đang có xu hướng giảm dần. Năm 2009, nợ quá hạn giảm tương đối là 18,75%. Trong khi đó, nợ quá hạn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ quá hạn. Sang năm 2009, chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Techcombank đã từng bước được cải thiện. Đây là bước tiến đáng mừng trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Techcombank Các loại nợ quá hạn khác chỉ chiếm một phần nhỏ không đáng kể. Trong những năm vừa qua, nhờ sự cố gắng của tập thể cán bộ tín dụng Techcombank, chất lượng tín dụng từng bước được cải thiện qua từng năm. Là tiền đề quan trọng mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng Phân tích nợ quá hạn theo khả năng thu hồi Bảng 7: Cơ cấu nợ quá hạn theo khả năng thu hồi năm 2008, 2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2009/2008 Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Số tiền +/_ Tỷ lệ% tăng giảm Tổng số nợ quá hạn 703,9 100 1.115,3 100 +411,4 +58,4 Nợ quá hạn dưới 180 ngày (NQH bình thường) 613,2 87,12 891,6 79,94 +278,4 +29,06 Nợ quá hạn từ 180-360 ngày (NQH có vấn đề) 84,7 12,03 97,1 8,71 +12,4 +1,8 Nợ quá hạn trên 360 ngày (NQH khó đòi) 6 0,85 127 11,34 +121 +1.784,4 Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Theo khả năng thu hồi, dư nợ quá hạn có thể được phân thành: nợ quá hạn bình thường, nợ quá hạn có vấn đề và nợ quá hạn khó đòi. Các khoản nợ quá hạn bình thường là những khỏag nợ đã quá hạn thanh toán từ 1 đến 180 ngày, chiếm gần một nửa các khoản nợ quá hạn của ngân hàng. Hình thức thứ hai là khoản nợ quá hạn có vấn đề. Đây là những khỏng nợ quá hạn thanh toán từ 181 ngày đến 360 ngày. Năm 2008, nợ quá hạn có vấn đề chiếm tỷ trọng là 12,03%, đến năm 2009 tỷ lệ này chỉ còn 8,71%. Điều này cho thấy sự tiến bộ trong công tác tín dụng tại Techcombank. Tuy nhiên nợ quá hạn khó đòi lại tăng cao ở năm 2009, chiếm đến 11,34% tổng nợ quá hạn. Đây là dấu hiệu không tốt cho conng tác tín dụng tại Nhìn chung nợ quá hạn của Techcombank phần lớn thuộc nợ quá hạn dưới 180 ngày, tỷ lệ nợ quá hạn trên 360 ngày chiếm tỷ lệ nhỏ nhất so với tổng nợ quá hạn. Phân tích nợ quá hạn theo đối tượng khách hàng Bảng 7: Cơ cấu nợ quá hạn theo đối tượng khách hàng năm 2007, 2008, 2009 Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % NQH – DN Nhà nước 153,5 25 201,5 29 390,7 33 NQH – DN tư nhân 471,5 75 502,4 71 724,6 67 SNQH 625,0 100 703,9 100 1.115,3 100 Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Nhìn vào bảng cơ cấu dư nợ quá hạn theo đối tượng khách hàng ta có thể thấy dư nợ chủ yếu trong những năm qua tại Techcombank thuộc về khách hàng là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ ít hơn đáng kể. Sở dĩ có thực trạng này một phần là do đối tượng khách hàng vay của Techcombank đa phần là các doanh nghiệp cổ phần, tư nhân. Khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nước cũng có nhưng với số lượng ít hơn. Trong các năm 2007, 2008, 2009, các doanh nghiệp tư nhân có dư nợ quá hạn dao động trong khoảng 70% tổng dư nợ quá hạn, còn dư nợ quá hạn của các doanh nghiệp Nhà nước dao động trong khoảng hơn 20%, riêng năm 2009 là 33%. Tỷ trọng dư nợ của các doanh nghiệp tư nhân giảm dần và của các doanh nghiệp Nhà nước tăng dần. Nguyên nhân là do tỷ trọng vay vốn của các doanh nghiệp Nhà nước tăng dần qua các năm tại Techcombank. Thêm vào đó doanh nghiệp tư nhân hoạt động ngày càng hiệu quả nên tỷ trọng nợ quá hạn đã giảm trong cơ cấu từ hơn 70% năm 2007, 2008 xuống còn 67% năm 2009. 2.2.3. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Techcombank Việt Nam Những kết quả đã đạt được Techcombank đang ngày càng nổ lực hoàn thiện bộ máy tổ chức của mình để nâng cao năng lực quản trị điều hành vì đó là điều kiện tiền đề trong tiến trình hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh của Techcombank. Phần lớn các cấp lãnh đạo đều ý thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với sự sống còn của ngân hàng và sự cần thiết phải quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng. Ý thức được vai trò của bộ máy kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ đối với việc giám sát, kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là đối với hoạt động tín dụng. Có sự chú trọng công tác đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng. Cử cán bộ đi học các khóa đào tạo do các chuyên gia quốc tế giảng dạy về phân tích tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và đánh giá tín dụng. Chính sách tín dụng của Techcombank có mục tiêu cụ thể về phát triển tín dụng và tập trung phát triển tín dụng vào những lĩnh vực an toàn cho ngân hàng. Có sự đa dạng hóa danh mục tín dụng, giảm dẩn tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước. Về hệ thống xét duyệt tín dụng, Techcombank đã xây dựng bộ máy xét duyệt theo các cấp từ Hội sở đến các Chi nhánh và phân bổ hạn mức phán quyết cho từng cấp theo quy mô hoạt động tín dụng và đặc điểm quản lý của mỗi đơn vị kinh doanh. Nếu khoản vay vượt quá hạn mức phán quyết của một cấp, phải trình xin ý kiến của cấp xét duyệt cao hơn. Hoạt động giám sát thường xuyên được thực hiện thông qua các cấp quản lý cơ sở tại mỗi bộ phận nghiệp vụ và cấp điều hành từng đơn vị, chi nhánh của ngân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25577.doc
Tài liệu liên quan