Chuyên đề Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam

Mục lục:

 Lời nói đầu.

Chương I: Một số lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp

nước ngoài 3

I. Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

1.3. Quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

II. Những nhân tố thúc đẩy đầu tư và nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

III. Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 9

Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở Việt Nam 11

I. Vài nét về quan hệ kinh tế Việt Nam và Nhật Bản 11

II. Những yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam 13

1. Về phía Việt Nam 13

1.1. Yếu tố kinh tế 14

1.2. Yếu tố chính trị 15

1.3. Yếu tố pháp luật 15

2. Về phía Nhật Bản 16

2.1. Sự thay đổi tỷ giá hối đoái 16

2.2. Tránh xu hướng bảo hộ mậu dịch 16

2.3. Sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản 16

2.4. Tình trạng khan hiếm lao động 16

2.5. Yếu tố tài chính 17

III. Thực trạng đầu tư trực tiếp Nhật Bản ở Việt Nam những năm qua 17

1. Tốc độ đầu tư 17

2. Cơ cấu quy mô đầu tư 26

2.1. Cơ cấu vốn đầu tư của Nhật Bản 26

2.2 Quy mô dự án 31

3. Một vài đánh giá về đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam 35

3.1 Những ưu điểm 35

3.2. Những tồn tại 36

3.3. Nguyên nhân của các tồn tại 37

IV. Những khó khăn cần tháo gỡ 37

1. Về phía Nhật Bản 37

2. Về phía Việt Nam 39

Chương III: Định hướng và các thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam 43

I. Mục tiêu và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 43

II. Các nhóm giải pháp thực hiện 44

1. Xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài 44

2. Tiếp tục làm hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài 44

3. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước 45

4. Cải tiến các thủ tục hành chính 46

5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư 46

6. Chú trọng tăng cường công tác cán bộ 47

III. Một số công việc cấp bách cần thực hiện và trách nhiệm của cán bộ ngành 47

IV. Các giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam 50

 Kết luận. 53

Danh mục tài liệu tham khảo 55

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều thành công trong vấn đề quan hệ đối ngoại với các nước khác. Đặc biệt đáng chú ý là việc Mỹ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam (tháng 2 năm 1994) và việc Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7 năm 1995. Hai sự kiện này đã đưa Việt Nam bước vào quá trình quốc tế hoá nền kinh tế, hội nhập với thế giới và khu vực. Thứ hai: Một nguyên nhân quan trọng khác là Việt Nam đã cải thiện được môi trường đầu tư nói chung ở Việt Nam. Sau hơn 10 năm thực hiên công cuộc đổi mới nền kinh tế, với hai kế hoạch 5 năm từ năm 1986-1995, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựi to lớn, có ýnghĩa quan trọng. Đặc biệt trong giai đoạn 1991-1997, cấp đọ tăng GDP bình quân qua các năm là 8,2%, trong năm 1995 đạt tới 9,5%. Nông nghiệp hàng năm tăng 4.5%, công nghiệp 13,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng 20%. Sản lượng lương thực tăng nhanh từ 21,5 triệu tấn (năm 1990) lên 27,5 triệu tấn (năm 1995) … nhìn chung môi trường đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn này có sự tiến bộ đáng kể, các nhà đầu tư nói chung và Nhật Bản nói riêng đã tin tưởng hơn về môi trường đầu tư ở Việt Nam.Thứ ba: Do Nhật Bản thay đổi chính sách kinh tế đối ngoại của mình, hướng vào các nước Châu á và Đông Nam á. Đầu tư trực tiếp vào Châu á từ tháng 3 năm 1994 đến năm 1995 tăng kỷ lục 47% so với 11% là mức tăng chung của tổng vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ra nước ngoài. Chính sách của Nhật Bản thay đổi cũng do xu hướng của nền kinh tế thế giới và bối cảnh của thế giới chi phối. Giai đoạn này là giai đoạn quốc tế hoá đời sông kinh tế,buộc các nước phải hội nhập vào nền kinh tế thế giới, mở rộng thị trường trong nước và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trong khi đó bối cảnh thế giới cũng tác động tới đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, Nhật Bản nhận thức được cần phải giúp đỡ Việt Nam trong phát triển kinh tế nhằm giữ vững hoà bình và ổn định ở Đông Nam á. Thứ tư: Do tác động của chính nền kinh tế Nhật Bản đã làm cho việc đầu tư ra nước ngoài gia tăng mạnh mẽ. Đồng Yên tăng giá đã làm cho các công ty Nhật Bản tăng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bởi vì sự tăng giá đông Yên hiện hành làm thay đổi triển vọng dài hạn của các công ty Nhật Bản, họ dự đoán rằng đồng Yên còn lên giá cao hơn nữa và sẽ giữ vị trí một đồng tiền mạnh so với các đồng tiền khác trên thế giới. Triển vọng nói ở đây có nghĩa là giá trị tài sản tài chính và bất động sản ở nước ngoài sẽ thấp, giá thành sản xuất ở nước ngoài cũng thấp nếu tính bằng đồng Yên. Trong khi đó giá hàng xuất khẩu tại Nhật Bản sẽ cao nếu tính theo USD. Như vậy việc đồng Yên tăng giá là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy việc gia tăng đầu tư của Nhật Bản vào Châu á nói chung và vào Việt Nam nói riêng. Thời kỳ khối lượng vốn đầu tư giảm và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á: Năm 1996, lượng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam bắt đầu có xu hướng giảm, riêng năm 1996, Nhật Bản chỉ đầu tư vào Việt Nam 777,8 triệu USD, so với năm 1995 thì rõ ràng là giảm đáng kể. Đấy là năm đánh dấu sự suy giảm vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Sang năm 1997, nó lại tiếp tục giảm so với những năm trước, mặc dù có 54 dự án đầu tư vào nhưng chỉ đạt được 606 triệu USD vốn đầu tư. Vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam giảm nhưng Nhật Bản vẫn là một trong những nước có khối lượng vốn đầu tư lớn vào Việt Nam. Năm 1997, Nhật Bản đứng thứ hai về số dự án sau Đài Loan và đứng thứ hai về số vốn đầu tư sau Hồng Kông. Như vậy ta có thể thấy, hiện tượng suy giảm vốn đầu tư này là xu hướng chung của dòng vốn đâù tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam. Năm 1998 là năm dòng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam giảm rất mạnh, riêng năm 1998 Nhật Bản chỉ có 17 dự án (đứng thứ 4 về số dự án) với số vốn đầu tư là 177,5 triệu USD (đứng thứ 6 về số vốn đầu tư), chỉ bằng 31,5% về số dự án và bằng 29,3% về số vốn so với năm 1997. Nếu so sánh với năm 1995- năm có số lượng vốn lớn nhất thì khối lượng đầu tư năm 1997 chỉ bằng 13,62% về số vốn. Theo đánh giá của những nhà chuyên môn, việc năm 1998 khối lượng vốn FDI của Nhật Bản vẫn đổ vào thị trường Việt Nam là bởi lý do sau: các dự án dài hạn vẫn đang trong thời gian hoạt động và đương nhiên Nhật Bản vẫn đang theo đuổi những dự án đó đến cùng. Lượng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam năm 1998 giảm 70,71% so với năm1997, trong khi đó lượng vốn FDI của Nhật Bản vào ASEAN chỉ giảm có 46% so với năm 1997. (Nghiên cứu kinh tế số 272, tháng 1- 2000) Con số này ở Inđônêxia là 55,3% và ở Thái Lan là 23,4%. Sự suy giảm mạnh mẽ cho thấy các nhà đầu tư Nhật Bản rất nhạy cảm với môi trường Việt Nam và họ vẫn chưa thực sự tin tưởng vào thị trường Việt Nam. Mặc dù Thái Lan và Inđônexia là nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á nhưng sự suy giảm vốn ở hai thị trường này vẫn nhỏ hơn nhiêù sự suy giảm vốn ở thị trường Việt Nam, một nơi không bị ảnh hưởng nhiều bởi khủng hoảng. Điều đó vẫn cho thấy người Nhật Bản vẫn cho rằng Việt Nam là một thị trường có độ rủi ro cao, họ sợ Việt Nam sẽ cũng bị lâm vào hiện tượng suy thoái kinh tế như các nước khác trong khu vực. Năm 1999, lượng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam còn giảm nhiều hơn, chỉ có 13 dự án trong năm với số vốn 46,97 triệu USD, Nhật Bản giữ vị trí thứ 9 trong các số nước đầu tư vào Việt Nam. Hiện tượng gỉm sút vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam trước hết là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản và các nước ASEAN suy thoái nặng nề. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á: Bước vào thập kỷ 90, nền kinh tế lâm vào tình trạng dậm chân tại chỗ với sự sụt giảm nhu cầu trong nước. Hy vọng phục hồi kinh tế của Nhật Bản chủ yếu trông chờ vào xuất khẩu, sự mất giá đồng Yên và khủng hoảng kinh tế khu vực đã hạn chế mức xuất khẩu của Nhật Bản làm cho kinh tế Nhật Bản ngày càng trầm trọng. Sự phá giá một số đồng tiền của một số nước trong khu vực Châu á đã tạo nên lợi thế xuất khẩu cho khu vực này, làm cho xuất khẩu của Nhật Bản bị thu hẹp do vấp phải sự cạnh tranh gay gắt. Nhiều cơ sở sản xuất của Nhật Bản ở Inđônexia, Thái Lan, Philipin ngừng hoạt động. Một số hãng chế tạo khác cũng phải chịu sự giảm sút doanh thu nặng nề do kinh tế bấp bênh. ậ Nhật Bản, tình hình kinh tế nghiêm trọng nhất hiện nay là ở khu vực tài chính. Bởi vì từ khi thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán trong nước sụp đổ, các ngân hàng thường xuyên cung cấp vốn vay để hỗ trợ các tổ chức, công ty yếu kém với khoản vốn vay ( Nợ khó trả ) lên tới 6.700 tỷ Yên chiếm 15% GDPtính đến đầu năm 1998. Sự đổ bể của một số công ty tài chính lớn ( ngân hàng Hokkaido Takushoku, công ty chứng khoán Yamachi ) cuối tháng 11 – 1997 là một hồi chuông báo động đối với các ngân hàng về sự cho vay quá nhiều. Chỉ tính đến tháng 3- 1997, tổng số nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng Nhật Bản đã nên tới trên 585.000 tỷ Yên ( Hơn 4.000 tỷ USD). Nợ quá hạn trên quy mô lớn đang có nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tín dụng trong hệ thống ngân hàng Nhật Bản. Khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam á đã đẩy các ngân hàng Nhật Bản vào tình hình khó khăn. Gần 1/3 tổng số tiền cho vay ra nước ngoài của Nhật Bản là khu vực Đông Nam á và Đông á, trong đó vay chủ yếu bằng đồng Yên. Việc đồng Yên mất giá không phải là sức mạnh tốt cho nền kinh tế đang suy yếu ở Nhật Bản. Song trước mắt nó có tác dụng làm giảm bớt những khó khăn tài chính đang tồn tại. Do đó chỉ khi Nhật Bản khôi phục được nền kinh tế của mình thì cuộc khủng hoảng mới dễ dàng khắc phục được, các nược ASEAN mới có thể có vốn đầu tư mới. Hiện nay Nhật Bản đang phải giải quyết nhiều vấn đề hết sức khó khăn như tỷ lệ lạm phát cao, hệ thống tài chính còn nhiều thiếu sót, sức mua trong dân chúng giảm… Cho đến nay Nhật Bản đã mất gần một thập kỷ để tìm kiếm giải pháp nhằm thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế và duy trì ở mức tăng trưởng kinh tế ở mức 2-3%. Tuy đã thực thi nhiều chính sách để khôi phục kinh tế nhưng Nhật Bản cũng không thể nào đạt được mức tăng trưởng kinh tế như giai đoạn trước đây mà chỉ đạt ở mức khiêm tốn là 3%. Để thoát khỏi tình trạng xuống dốc của nền kinh tế, vừa qua chính phủ Nhật Bản đã có những quyết định kịp thời, đó là việc đưa ra những chính sách kinh tế lớn. Theo các nhà phân tích kinh tế thì nếu các biện pháp và chính sách này được thực thi một cách triệt để thì nó sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế Nhật Bản tăng trưởng và sớm thoát khỏi suy thoái cũng như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. Sang năm 2000, đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam có vẻ khả quan hơn. Tính đến hết tháng 10-2000, Nhật Bản đã có 19 dự án đầu tư với số vốn là 56,348 triệu USD, nâng tổng số vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam lên 3.825 triệu USD ( Nghiên cứu Nhật Bản số 1(31) 2/2001 ). Mức độ đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đã dần tăng lên, tuy nhiên so sánh với thời kỳ trước htì có lẽ đây mới chỉ là bước khởi đầu trở lại của tiến trình đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Có thể năm 2000 là năm đánh dấu trở lại của làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam . Khối lượng vốn FDI của Nhật Bản xét trong tổng quan FDI của nước ngoài vào Việt Nam và xét trong tổng quan vốn FDI của Nhật Bản ra nước ngoài: Tính đến hết tháng 10 – 2000, vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam là 3.825 triệu USD (Nghiên cứu Nhật Bản số1(31) 2/2001 ). Đây quả là con số khá lớn đối với Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế, nhưng nếu xét trong tổng thể khối lượng vốn FDI của nước ngoài vào Việt Nam và FDI của Nhật Bản ra nước ngoài thì con số này khá nhỏ. Năm 1996, năm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á, mức đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam chỉ chiếm 0,2% khối lượng vốn đầu tư của Nhật Bản ra nước ngoài và chiếm 0,7% đầu tư của Nhật Bản vào Châu á Nhìn một cách tổng quát, khối lượng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam gia tăng một cách mạnh mẽ, nhất là vào nửa đầu thập kỷ 90. Mặc dù cuối thập kỷ 90 có giảm sút, nhưng khối lượng vốn đầu tư của Nhật Bản là một trong những nguồn lực lớn giúp Việt Nam phát triển kinh tế. Tuy nhiên lượng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam còn nhỏ và ít so với khả năng tài chính của Nhật Bản, so với các đối tác nước ngoài khác và so với nhu cầu của thị trường Việt Nam. 2. Cơ cấu, quy mô đầu tư. 2.1.Cơ cấu vốn đầu tư của Nhật Bản *Cơ cấu theo ngành: Nhìn chung cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào một quốc gia thường phụ thuộc vào hai vấn đề: Thứ nhất: Điều kiện tự nhiên xã hội và chính sách của chính phủ của nước sở tại. Thứ hai: Mục đích đầu tư của nhà đầu tư. Đầu tư trực tiếp củanb vào Việt Nam cũng không nằm ngoài hiện tượng này. Trong thời gian Nhật Bản quan tâm nhiều đến các dự án về khai thác tài nguyên thiên nhiên và dịch vụ Thứ nhất: Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, trong khi đó có lợi thế về vốn va công nghệ hiện đại. Do đó Nhật đầu tư vao Việt Nam nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên , đồng thời có thể thay đổi được chiến lược kinh doanh: nhập nguyên vật liệu, xuất hạng công nghiệp chế tạo có trình độ cao. Thứ hai: Việt Nam là một quốc gia giàu thiên nhiên, đặc biệt là dầu khí của Việt Nam rất phù hợp với các cơ sở sản xuất điện của Nhật Bản. trong khi đó, Việt Nam lại mới mở cửa, điều kiện cơ sở hạ tầng còn kém, trình độ quản lý, tay nghề công nhân còn thấp, chưa thể đáp ứng được những dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế tạo, dự án có công nghệ hiẹn đại. Thứ ba: Đây là thời kỳ đầu Việt Nam mới mở cửa, do đó để tạn thu được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nên chúng ta có phần ít chú ý đến việc lựa chọn các dự án sao cho phù hợp với yêu cầu xây dựng cơ cấu kinh tế. Thời gian sau,Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện nhiều, trình độ quản lý và tay nghề công nhân được nâng cao. Đồng thời, chính phủ Việt Nam chú trọng phát triển các ngành sản xuất hướng xuất khẩu và sản xuất thay thế xuất nhập khẩu. Về phía Nhật Bản, nhằm khai thác lợi thế nguồn nhân lực nhiều va rẻ ở Việt Nam , khai thác thị trường tiềm năng ở Việt Nam và khai thác lợi thế về vốn và công nghệ, Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam cũng có chiều hướng tăng các ngành công nghiệp chế tạo. Do đó, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam cũng có thay đổi lớn. Nhìn chung, cơ cấu đầu tư theo ngành của Nhật Bản đến giai đoạn này đã có sự chuyển biến tích cực, phù hợp hơn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam . *Cơ cấu FDI theo lãnh thổ. Cơ cấu lãnh thổ đầu tư của Nhật Bản cũng có sự thay đổi trong thời kỳ gần đây. ở thời kỳ đầu, đầu tư của Nhật Bản tập trung chủ yếu vàocác tỉnh phía Nam , đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu chế xuất tại thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu với các dự án khai thác dầu khí. Đây cũng là xu thế chung của dòng FDI vào Việt Nam, đầu thập kỷ 90, các tỉnh Đông Nam Bộ chiếm gần 62% tổng FDI cả nước. Đến giai đoạn gần đây Nhật Bản chú ý nhiều hơn vào các tỉnh phía bắc, điều này nằm trong xu hướng điều chỉnh cơ cấu đầu tư nói chung của các đối tác nước ngoài vào Việt Nam. tính đến năm 1996 , riêng Hà Nội, Nhật Bản có 31 dự án đầu tư với 342 triệu USD ( đứng thứ hai về dự án, thứ 5 về vốn so với các đối tác nước ngoài đầu tư vào Hà Nội). Đến 30-09-1999, đầu tư của Nhật Bản được thực hiện trong 25 tỉnh, Đồng Nai đứng đầu về tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp bằng 22% số vốn so với 27 dự án, Hà Nội chiếm 21% về số vốn với 57 dự án. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có số dự án lớn nhất (106 dự án) nhưng chỉ chiếm 19% lượng vốn( nghiên cứu Nhật Bản số 1(25), 2/2000). ở Hà Nội, Nhật Bản có khá nhiều dự án lớn như dự án liên doanh với công ty công viên nhằm xây dựng “ làng văn hoá du lịch Nhật- Việt “ với tổng vốn đầu tư 14,425 triệu USD, khu công nghiệp Sài Đồng , dự án liên doanh sản xuất xe máy Sirius với 24,25 triệu USD, liên doanh khách sạn Nikko HaNoi với số vốn là 58,5 triệu USD …ở thành phố Hồ Chí Minh, Nhật Bản có nhiều dự án trong lĩnh vực sản xuất ô tô như Mekong Motors Co với 35,995 triệu USD, Isuzu Việt Nam với 50 triệu USD …Sự chuyển biến trên đây là do nhà nước đã có sự điều chỉnh chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những vùng cần được đầu tư và đặc biệt là có sự cải thiện đáng kể môi trường đầu tư ở các địa phương trong cả nước. Mặt khác, các địa phương đã biết khai thác những thế mạnh riêng của mình để thu hút vốn đầu tư. Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ của Nhật Bản phản ánh rõ xu hướng tập trung các dự án vào những khu vực địa phương có môi trường thuận lợi, cơ sở hạ tầng khá tốt và nguồn lực lao động có đào tạo như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… Trong khi đó, cơ cấu đầu tư vào nông nghiệp và các tỉnh miền núi, miền Trung còn quá ít. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do chúng ta chưa có quy hoạch chi tiết về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, định hướng còn chung chung, nhiều điểm không phù hợp với tình hình thực tế đã có nhiều thay đổi. Mắt khác các chính sách ưu đãi có phân biệt chưa đủ hấp dẫn, lôi kéo được nhà đầu tư theo sự sắp xếp của nước chủ nhà. Nhìn chung cơ cấu đầu tư trực tiếp của Nhật Bản trong thời kỳ qua đã từng bước phù hợp với cơ cấu đầu tư nói chung, phù hợp với cơ cấu đầu tư nói chung, phù hợp với nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế trong những năm qua và trong thời gian tới. *Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư. Nhật Bản tham gia đầu tư vào Việt Nam dưới 3 hình thức: xí nghiệp liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Thời gian đầu, hình thức liên doanh được Nhật Bản ưa chuộng nhất bởi vì các nhà đầu tư Nhật Bản muốn phía Việt Nam cùng chia sẻ rủi ro với họ nếu có. Liên doanh với một đối tác bản địa, các nhà đầu tư sẽ yên tâm và mạnh dạn hơn trong kinh doanh vì họ có một người bạn đồng hành được nhà nước bảo trợ( hầu hết bên đối tác liên doanh của Việt Nam là các doanh nghiệp của nhà nước). Hình thức này cũng cho phép Nhật Bản có khả năng thuận lợi để mở rộng phạm vi và lĩnh vực kinh doanh khi họ đã hiểu rõ về thị trường Việt Nam. Đến năm 1994, đầu tư theo hình thức nàychiếm tới 69% về số dự án, tuy nhiên những năm gần đây, hình thức này đang có xu hướng giảm và hình thức 100% vốn nước ngoài lại có xu hướng tăng lên. Năm 1997, vốn đầu tư của Nhật Bản vào hình thức liên doanh là 140 dự án (chiếm 53,5% về số dự án) với 2190,2 USD ( chiếm 63,6% về số vốn). Sang năm 1998, hình thức liên doanh chiếm 52% về số dự án và 60% về số vốn. Tính đến 30-09-1999, con số này là 50,5% về số dự án(140 dự án) và 60% về số vốn(2.245,9 triệu USD ), như vậy là có sự giảm dần (Bảng 2). Hình thức liên doanh giữa Nhật Bản và Việt Nam chủ yếu liên quan tới các dự án chế biến nông – lâm nghiệp, công nghiệp nhẹ, dịch vụ, sản xuất xe máy … Bảng 2: Vốn đầu tư của Nhật Bản theo loại hình kinh doanh Tính đến 31/12/1997 Số dự án Số vốn (triệu USD ) Tỷ lệ theo dự án (%) Tỷ lệ theo vốn đầu tư (%) 1. Loại hình xí nghiệp liên doanh 2. Loại hình xí nghiệp 100% vốn nước ngoài 3. Loại hình hợp đồng hợp tác kinh doanh Tổng cộng 140 107 15 262 2.190,2 854.3 401.2 3.445,7 53.5 40.8 5.7 100 63.6 24.8 11.6 100 Tính đến 28/02/2002 1. Loại hình xí nghiệp liên doanh 2. Loại hình xí nghiệp 100% vốn nước ngoài 3. Loại hình hợp đồng hợp tác kinh doanh Tổng cộng 908 1844 130 2882 17860 11906.58 3669.61 33436.19 31.5 63.98 4.5 100 53.4 35.61 10.98 100 Nguồn: Vụ quản lý dự án, Bộ kế hoạch đầu tư Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài ngày càng được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm. Năm 1997, loại hình này chiếm 40,8% về số dự án(107dự án) và chiếm 24,8% về số vốn (853,3 triệu USD), năm 1998 tăng lên 42% về số dự án và tính đến hết 30/09/1999 con số này là 44,8% về số dự án (124 dự án), 28% về số vốn (1057,1 triệu USD ). Các doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng và dịch vụ Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm một phần khá nhỏ trong tổng vốn đầu tư của Nhật Bản và chủ yếu tập trung trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí. Về số dự án, hình thức này chiếm 5,7% và về vốn là 11,6% tính đến hết năm 1997, và đến 30/09/1999 chỉ còn chiếm 4.5% về số dự án và 10.98% về vốn đầu tư. Nhìn một cách tổng quát ta thấy loại hình đầu tư liên doanh có xu hướng giảm dần và thay vào đó là loại hình xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, điều này cho ta thấy, người Nhật ưa thích loại hình đầu tư 100% vốn nước ngoài hơn. Sở thích của người Nhật Bản còn được khẳng định hơn khi ta so sánh tỷ lệ dự án và vốn của Nhật Bản theo các hình thức kinh doanh với mức trung bình ở Việt Nam. Hiện nay, hình thức liên doanh chiếm tới 61% số dự án và 70% số vốn trong tổng nguồn vốn FDI vào Việt Nam (con số tương ứng của Nhật Bản là 50,5% và 60%). Trong khi đó, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 30% số dự án FDI vào Việt Nam (con số tương ứng của Nhật Bản là 44,8%). Xu hướng tăng lên này phản ánh một thực tế các nhà đầu tư Nhật Bản muốn tẹ chủ trong điều hành, quản lý xí nghiệp, họ không muốn lệ thuộc vào nước chủ nhà ngoài thì con số này khá nhỏ. 2.2.Quy mô dự án. Một vấn đề cần chú ý khi bàn đến đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam đó là qui mô của dự án đầu tư. Bảng 7 sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về qui mô của một dự án đầu tư của Nhật Bản so với qui mô dự án đầu tư chung của nước ngoài vào Việt Nam: Bảng 3: Quy mô dự án FDI của Nhật Bản vào Việt Nam Năm FDI nói chung vào Việt Nam (1) FDI của Nhật Bản vào Việt Nam (2) Dự án Vốn Vốn/dự án Dự án Vốn Vốn/dự án 1988 37 371.8 10.05 0 1989 68 562.5 8.3 1 0,6 0,6 1990 108 839 7.77 6 10,2 1,7 1991 151 1322.3 8.76 6 8 1,3 1992 197 2165 10.99 12 116,7 9,73 1993 269 2900 10.78 18 76,9 4,27 1994 343 3765.6 10.98 25 204,1 8,16 1995 411 6610 16.08 50 1303,2 26,06 1996 326 8538 26.19 56 777,8 13,89 1997 330 4500 13.64 54 606 11,2 1998 260 4058.6 15.6 17 177,5 10,4 1999 304 1566 5.15 13 46,97 3,6 2000 243 662.60 2.7 9 56,348 6.2 2001 470 2464.6 5.24 40 159,31 3.98 2/2002 31 13,02 0.42 Nguồn: (1) Tạp chí thị trường giá cả, tháng7/2000, (2) JETRO (không tính các dự án do chi nhánh của công ty Nhật Bản đăng ký ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam , riêng năm 1997 – 2 / 2002 là số liệu của Vụ QLDA - Bộ kế hoạch và đầu tư) Biểu đồ 2:Quy mô dự án FDI của Nhật Bản vào Việt Nam so với mức trung bình Nhìn vào bảng 3 và biểu đồ 2, ta thấy qui mô một dự án đầu tư của Nhật Bản luôn nhỏ hơn nhiều so với mức chung bình. Riêng năm 1995, năm bùng nổ vốn đầu tư của Nhật Bản, qui mô một dự án đầu tư của Nhật Bản tăng vọt lên 26,06 triệu USD/dự án gấp 1,5 lần mức trung bình (17,78 triệu USD/dự án). Tuy nhiên Nhật Bản cũng có nhiều dự án có số vốn lớn như liên doanh kính Asahi – 125 triệu USD, Fujitsu Việt Nam - 198,8 triệu USD, liên doanh Toyota – 90 triệu USD, xe máy Hon Da – 104 triệu USD … Bảng 4: Một số dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Tên dự án Địa phương Mặt hàng sản xuất Vốn đầu tư (Triệu USD) Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội Xây dựng cơ sở hạ tầng 54 Liên doanh Toyota Việt Nam Vĩnh Phúc Xe ô tô 90 Liên Doanh Sony Việt Nam Tân Bình Hàng điện tử 17 Liên doanh Thăng Long-Ton Hà Nội Xây dựng nền móng 3,5 Fujitsu Việt Nam Đồng Nai Linh kiện điện tử, máy tính 198,8 Goshi Thăng Long Hà Nội Phụ tùng xe máy 13,7 Liên doanh Yamaha CO Hà Nội Lắp ráp xe gắn máy 80 Nguồn: VIR; Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam năm 2002. Phần lớn các dự án của Nhật Bản có qui mô vừa và nhỏ, thường là các dự án dễ thu hồi vốn và sử dụng nhiều lao động. Các dự án của Nhật Bản có mức vốn nhỏ hơn 5 triệu USD chiếm 55,1% tổng số dự án FDI của Nhật Bản vào Việt Nam, dự án từ 5-10 triệu USD chiếm 19,3%, dự án trên 10 triệu USD chiếm 25,6%.(Nghiên cứu Nhật Bản số1,2,3/2002) Như vậy ta có thể thấy, người Nhật Bản vẫn quan tâm nhiều đến nguồn lao động rẻ và sẵn có khi đầu tư vào Việt Nam, và có lẽ các dự án qui mô vừa và nhỏ phản ánh việc các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn chưa thực sự tin tưởng vào sự ổn định vào thị trường Việt Nam. Một số nhà đầu tư Nhật Bản lại cho rằng cơ sở hạ tâng của Việt Nam còn lạc hậu, trình độ quản lý, tay nghề công nhân caòn thấp do đó Việt Nam chưa đủ điều kiện để tiếp nhận các dự án đầu tư có qui mô lớn của Nhật Bản, thường là các dự án có công nghệ cao hiện đại. Đây là vấn đề quan trọng chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới nhằm tăng sức hấp dẫn đầu tư nước ngoài ở thị trường Việt Nam. 3. Một vài đánh giá về đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam. 3.1.Những ưu điểm : Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quá trình đổi mới toàn diện được bắt đầu từ năm 1986 đã làm cho nền kinh tế thay đổi một cách cơ bản. Những thành tựu đạt được mới là bước đầu, nhưng rất quan trọn g, nó sẽ là sự mở đầu tốt đẹp cho một quá trình cải cách và xây dựng đất nước lâu dài để có thể bắt kịp với nền kinh tế chung của khu vực và thế giới. Những khó khăn trong quá trình đổi mới sẽ không thể vượt qua được nếu chỉ dựa vào những nỗ lực của bản thân chính phủ và nhân dân Việt Nam. Nỗ lực của bản thân tất nhiên là nhân tố chính nhưng cũng cần có sự hợp tác và viện trợ quốc tế. Mặt tích cực, đầu tư trực tiếp Nhật Bản đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng đi vào ổn định và phát triển kinh tế ,đóng góp đáng kể vào sự thành công của công cuộc đổi mới. Nó cung cấp cho thị trường một lượng hàng hoá lớn, nhất là những hàng hoá thay thế nhập khẩu như xi măng, sắt thép, điện tử, điện dân dụng, hàng tiêu dùgn ... góp phần bình ổn cung cầu và igá cả thị trường. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản chủ yếu đầu tư và khu vực công nghiệp, dầu khí, dịch vụ, khách sạn góp phần nâng cao tỷ trọng của các khu vực này trong nền kinh tế. Đặc biệt nhờ có đầu tư trực tiếp của Nhật Bản, nhiều ngành mũi nhọn của nền kinh tế đã xuất hiện như thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất, lắp rắp ô tô, xe máy... Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế. Nhiều công nghệ mới đã được nhập vào nước ta như chế tạo máy và sản phẩm cơ khí điều khiển theo chương trình; dây chuyền tự động lắp ráp hàng điện tử, mạch điện tử. Nhìn chung, phần lớn các trang thiết bị đã có trong nước là thuộc loại phổ cập ở các nước công nghiệp trong khu vực. Hoạt động chuyển giao công nghệ đã tạo ra nhiều sản phẩm tốt, kiểu dáng đẹp, chất lượng đều đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản không chỉ góp phần phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất mà còn hình thành quan hệ sản xuất mới : đó là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn. Sự xuất hiện này đã thúc đẩy sự hợp tác và nâng cao sức cạnh tranh của các thành phần kinh tế. Nó còn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động , tham gia phát triển nguồn nhân lực, nâng cao sức mua trong nước, cải thiện mức sống của người lao động : lương trung bình cao hơn 30% đến 50% so với công nhân trong các lĩnh vực không có đầu tư, tạo cho lao động Việt Nam có điều kiện được đào tạo nâng cao tay nghề, tiếp cận với kỹ năng công nghệ và quản lý tiên tiến, rèn luyện về kỷ luật và tác phong lao động công nghiệp. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản cũng làm tăng thêm nguồn thu từ xuất khẩu các mặt hàng điện tử, hàgn thuỷ sản, n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29878.doc
Tài liệu liên quan