Chuyên đề Một số kiến nghị và giải pháp nhằm làm tăng thu bảo hiểm xã hội ở Bảo hiểm xã hội Quận Ba đình

MỤC LỤC

 Trang

Lời mở đầu 1

 ChươngI : Lý luận chung về BHXH và cơ chế thu BHXH

I. Một số nội dung chính về BHXH 3

1. Một số khái niệm về BHXH 3

2. Bản chất và vai trò của BHXH 4

3. Những nguyên tắc cơ bản của BHXH 7

4. Các chế độ của BHXH 8

II. Một số nội dung chính về tài chính BHXH 9

1. Khái quát chung về tài chính BHXH 9

2. Phân loại quỹ BHXH 10

III. Quản lý tài chính BHXH 11

1. Quản lý chế độ thu BHXH 12

2. Quản lý chế độ chi BHXH 16

Chương II: Thực trạng thu BHXH ở BHXH quận Ba Đình

I. Vài nét về cơ quan BHXH Ba Đình 18

1. Quá trình hình thành và phát triển 18

2. Cơ cấu tổ chức của BHXH Ba Đình 19

3. Tình hình hoạt động của cơ quan BHXH Ba Đình 20

II. Tình hình thu quỹ BHXH ở BHXH Ba Đình 23

1. Quản lý đối tượng tham gia 24

2. Quản lý quỹ lương của đơn vị tham gia 28

3. Mức thu BHXH của từng chế độ giai đoạn 1997- 2002 36

4. Những tồn tại trong quá trình thu BHXH ở BHXH Ba Đình 41

Chương III : Một số kiến nghị và giải pháp nhằm tăng thu BHXH

 ở BHXH Ba Đình

I. Mục tiêu chiến lược phát triển 45

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH ở

quận Ba Đình 47

1. Về đối tượng tham gia 48

2. Về công tác cấp sổ BHXH 48

3. Về công tác thu tiền BHXH 49

4. Một số vấn đề khác có liên quan 50

III. Một số kiến nghị 52

1. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước 52

2. Kiến nghị với cơ quan BHXH Việt Nam 54

3. Kiến nghị với cơ quan BHXH Ba Đình 57

Kết luận 59

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số kiến nghị và giải pháp nhằm làm tăng thu bảo hiểm xã hội ở Bảo hiểm xã hội Quận Ba đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác quản lý đối tượng tham gia BHXH thời gian qua. BHXH Ba Đình đã tích cực rà soát, tuyên truyền vận động để tăng thêm đối tượng tham gia đóng BHXH đối với những đơn vị sử dụng lao động và người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH nhưng chưa tham gia. Mặt khác, do sự vân động của cơ chế thị trường và các chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước có sự thay đổi dẫn đến hàng loạt các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các công ty liên doanh được thành lập, giải quyết được phần lớn số lao động trẻ có năng lực trình độ chưa có việc làm vào các doanh nghiệp, thu hút một số lượng lao động lớn lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước sang làm việc ở công ty tư nhân. Ii. tình hình thu quỹ bhxh tại bhxh quận ba đình BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Vì vậy nghiệp vụ công tác thu có vai trò rất quan trọng là nguồn hình thành quỹ BHXH. Theo quy định Điều 149 của Bộ luật lao động bao gồm: a. Người sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ tiền lương. b. Người lao động đóng 5% tiền lương. c. Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động. d. Lãi từ hoạt động bảo tồn, tăng trưởng và thu khác. Nguồn thu này được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ. Quỹ BHXH được thực hiện các biện pháp để bảo toàn giá trị và tăng trưỏng theo quy định của Chính phủ. Nghiệp vụ thu là một công việc rất quan trọng và khó khăn đối với ngành BHXH nói chung, của ngành BHXH quận Ba Đình nói riêng nhưng do có nhận thức đúng đắn về công tác thu BHXH nên ngay sau thành lập BHXH quận Ba Đình được sự chỉ đạo của ban giám đốc BHXH thành phố Hà Nội, BHXH quận Ba Đình đã tổ chức triển khai thực hiện, bắt đầu từ việc hướng dẫn các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn quận lập danh sách lao động đăng ký đóng BHXH theo diện bắt buộc, thực hiện thu BHXH theo mức 20% so với tổng quỹ tiền lương. Trong đó người sử dụng lao động đóng 15%, người lao động đóng 5%. Hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp cùng lúc 20% vào quỹ BHXH. Các cán bộ được phân công theo dõi công tác thu tiến hành mở sổ sách nghiệp vụ đóng BHXH của từng đơn vị và từng người lao động. Trong công tác quản lý thu BHXH cốt lõi là quản lý đối tượng tham gia và quỹ tiền lương của từng đơn vị tham gia. Quản lý đối tượng tham gia. Trên cơ sở những đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo quy định công tác thu BHXH phải thực hiện những nội dung: - Quản lý số lượng lao động đăng ký tham gia BHXH - Quản lý số lượng lao động bắt buộc tham gia BHXH theo quy định. - Quản lý công tác cấp sổ BHXH : Sổ BHXH có vai trò xác nhận quá trình đóng BHXH của người tham gia theo thời gian đóng góp, mức đóng góp Bảo hiểm xã hội, ngành nghề công tác. Về đối tượng tham gia: BHXH quận Ba Đình thực hiện theo quy định thu của BHXH Việt Nam về các đối tượng tượng tham gia BHXH bao gồm người lao động và người sử dụng lao động : 1. Các doanh nghiệp nhà nước. 2. Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên . 3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp. 4. Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ từ cơ quan hành chính sự ngiệp, cơ quan Đảng đoàn thể từ trung ương đến cấp huyện. 5. Các cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. 6. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng đoàn thể hội đồng quần chúng dân cư từ trung ương đến địa phương. 7. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang. Bộ quốc phòng, Bộ công an đóng cho quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng lương và sinh hoạt phí theo điều lệ BHXH đối với sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/ CP ngày 15/07/1995 của Chính phủ. 9. Cán bộ xã phường thị trấn hưởng sinh hoạt phí tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 3 Nghị định số 09 / 1998/ NĐ-CP( ngày 23/1/1998) của Chính phủ. áp dụng vào các đối tượng thuộc phạm vi trên BHXH quận Ba Đình đã tiến hành thu ngay số tiền BHXH từ 1997 đến 2002 như sau: Bảng 2: Số đơn vị và lao động tham gia BHXH từ 1997-2002 Năm Số đơn vị tham gia Số đối tượng tham gia(người) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn Tốc độ tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn(%) 1997 337 35 528 - - 1998 356 37 551 +2023 1,05 1999 440 38 373 +822 1,03 2000 471 41 811 +3438 1,09 2001 521 44 275 +2464 1,06 2002 621 47 329 +2775 1,07 (Nguồn: BHXH Ba Đình) Qua bảng ta thấy năm 1997 toàn quân chỉ có 337 đơn vị tham gia BHXH với tổng đối tượng là 35.528 người. Qua 6 năm số đơn vị tham gia BHXH đã tăng lên đến 621 đơn vị với tổng số đối tượng là 47.329 người. Nhìn chung quy mô người lao động tham gia BHXH tăng dần qua các năm biểu hiện ở lương tăng tuyệt đối liên hoàn qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng không đồng đều nhau. Năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực Châu á nói chung và Hà Nội nói riêng nên các trung tâm kinh tế chính trị cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy mà số đối tượng tham gia năm 1999 tăng chậm chỉ có 822 người so với năm 1998. Nhưng đến năm 2000 thì lại tăng nhanh thậm chí tăng nhanh nhất trong 6 năm cụ thể là tăng 3438 người với tốc độ tăng 1,09%. Để đạt được kết quả đó phải kể đến nỗ lực của ngành trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH trong thời gian qua: - Dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc BHXH Ba Đình đã tích cực rà soát, tuyên truyền vận động để tăng thêm đối tượng tham gia đóng BHXH đối với những đơn vị sử dụng lao động và người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH nhưng chưa tham gia. - Thông qua việc tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách chế độ BHXH qua các phương tiện thông tin đại chúng, người lao động đã ý thức được trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH . - Bên cạnh đó các bộ trong cơ quan còn trực tiếp xuống các đơn vị sử dụng lao động, tuyên truyền vận động chủ sử dụng lao động, người lao động đã ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của họ trong việc tham gia Bảo hiểm xã hội. Đồng thời cũng thông qua biện pháp tuyên truyền, vận động BHXH Ba Đình đã phối hợp với các ban ngành liên quan trong việc thực hiện công tác BHXH nên BHXH Ba Đình đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, uy tín nhất định khiến người lao động tin tưởng hơn vào chính sách BHXH để từ đó tham gia BHXH . Mặt khác cũng phải kể đến nguyên nhân khách quan làm tăng số đối tượng tham gia BHXH . Đó là do chính sách kinh tế mở rộng đầu tư của Nhà nước dẫn đến hàng loạt các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty liên doanh được thành lập. Tuy nhiên số lượng người lao động thuộc các khu vực trên tham gia BHXH vẫn là số ít so với tổng số lao động. Bảng 3: Số đơn vị và lao dộng tham gia BHXH thuộc khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ 1997-2002 Năm Số lao động tham gia (người) Số đơn vị thuộc khối NQD Số lao động tham gia thuộc khối NQD (người) Tỷ trọng (%) 1997 35 528 0 0 0 1998 37 551 25 630 1,67 1999 38 373 36 760 2,02 2000 41 811 55 1631 3,89 2001 44 275 77 2014 4,54 2002 47 329 135 3055 6,5 (Nguồn BHXH Ba Đình) Qua bảng 3 ta thấy rõ khối lao động thuộc khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn ít, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số lao động tham gia toàn quận. Năm 1997 không có đơn vị nào tham gia, đến năm 1998 đã có 25 đơn vị tham gia với tổng số đối tượng tham gia là 630 người. Đến năm 2002 đã lên tới 3055 người tham gia thuộc 135 đơn vị tăng gấp 4,8 lần so với năm 1997. Như vậy, mặc dù tốc độ tăng chậm tỷ trọng chiếm ít nhưng cũng góp phần vào quá trình mở rộng đối tượng của cơ quan đồng thời cũng là một thành tích đáng kể của BHXH Ba Đình. Một nguyên nhân khách quan làm cho số lao động tham gia BHXH tăng lên hàng năm nữa là do có sự thay đổi trong bộ máy tổ chức của Đảng và Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy quản lý Nhà nước nên số đơn vị khối hành chính sự nghiệp trung ương cũng tăng lên. Sỡ dĩ như vậy là vì Ba Đình là một quận tập trung nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp đặc biệt tập trung nhiều các cơ quan của Đảng và Chính phủ. Về công tác cấp sổ BHXH : Đây là một nghiệp vụ mang tính chuyên ngành đồng thời là bước chuyển đổi từ BHXH thông qua Ngân sách Nhà nước sang BHXH theo quỹ BHXH thu được. Thực chất đây là văn bản pháp lý ghi nhận quyền hưởng của người lao động tham gia đóng BHXH. Tổng số các đơn vị cơ quan đóng trên địa bàn quận Ba Đình tương đối lớn tập trung nhiều các cơ quan của Đảng và Chính phủ. Trước khi đổi mới, do có sự tồn tại của cơ chế cũ nên việc lưu trữ hồ sơ tài liệu của các cơ quan đơn vị rất lỏng lẻo, thiếu khoa học, không cập nhật thông tin số liệu, hồ sơ di chuyển nhiều nơi. Nhiều cơ quan đơn vị không có hồ sơ hoặc hồ sơ thiếu cơ sở pháp lý nên việc xem xét cấp sổ BHXH cho người lao động gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy các cán bộ cơ quan BHXH quận Ba Đình vẫn làm tốt công tác này. Thông qua việc cấp sổ trước hết giúp cho người sử dụng lao động và người lao động nhận thức tốt hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH. Mặt khác thông qua việc cấp sổ BHXH là dịp để các cơ quan đôn đốc kiện toàn lại toàn bộ hệ thống hồ sơ tài liệu của mình. Đối với cơ quan BHXH Ba Đình việc cấp phát sổ BHXH nhằm quản lý đơn vị đối tượng tham gia, quản lý chế độ chính sách BHXH tốt hơn. Đồng thời giúp cho công tác thu và thu BHXH đạt kết quả cao hơn. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2002 BHXH Ba Đình đã cấp sổ được cho 44 297 người lao động. Số còn lại là những trường hợp chưa đến thời hạn cấp hoặc thiếu hồ sơ BHXH. Quận Ba Đình đã thống kê gửi BHXH thành phố Hà Nội giải quyết. Quản lý quỹ lương của từng đơn vị tham gia BHXH Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH Căn cứ để các cơ quan BHXH xác định số tiền thu BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động là quỹ tiền lương do vậy để thu BHXH được chính xác cơ quan BHXH phải quản lý chặt chẽ quỹ tiền lương của từng đơn vị tham gia BHXH. Tuỳ thuộc vào chính sách BHXH của từng nước mà mức thu trên lương BHXH cũng khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ : ở Mỹ : trong số tiền lương của người lao động, Chính phủ sẽ khấu trừ bớt số tiền thuế cố định, sau đó đưa các khoản thu này vào quỹ BHXH. Mức khấu trừ cụ thể : - Người sử dụng lao động 13.65% - Người lao động 7.65 % ở Thái Lan : thực hiện việc đóng BHXH theo cơ chế người lao động nộp 1/3 thu nhập, người sử dụng lao động nộp 1/3 thu nhập, Nhà nước nộp 1/3. ở Nhật Bản: mức đóng góp vào quỹ BHXH tương đối cao, người lao động phải đóng từ 3.5% đến 4.6 % thu nhập hàng tháng còn người sử dụng lao động đóng từ 25% đến 30 %. Nhà nước trợ cấp cho quỹ BHXH khi cần thiết. ở Việt Nam được quy định như sau : tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương theo cấp bậc, chức vụ tiền lương theo hợp đồng lao động và các khoản phụ cấp (nếu có). Các khoản phụ cấp bao gồm : Phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp tái cử, hệ số bảo lưu của từng người. Các khoản phụ cấp ngoài quy định trên không thuộc diện phải đóng BHXH và cũng không được đóng vào tiền hưởng BHXH. Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thấp tiền lương tháng trả cho người lao động không đủ mức lương cấp bậc chức vụ của từng người để đăng ký đóng BHXH thì được đóng BHXH theo mức tiền lương đơn vị lao động thực trả cho người lao động nhưng mức đóng cho từng người không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Mức quy định rõ ràng như sau : + Đối với người sử dụng lao động cơ quan BHXH sẽ tiến hành thu 15% quỹ tiền lương của người lao động tham gia BHXH. + Đối với người lao động góp 5% lương tháng của mình. + Nhà nước hỗ trợ khi cần thiết. Căn cứ vào các quy định trên BHXH đã tiến hành thu quỹ BHXH trên cơ sở quỹ tiền lương của đơn vị tham gia. Đây là công việc cơ quan đặt lên hàng đầu tập trung làm việc để hoàn thành kế hoặch. Cụ thể được thể hiện như sau : Bảng 4 : Kết quả thu BHXH 1997 – 2002 Năm Số tiền thu (Triệu đồng) Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn (Triệu đồng) Tốc độ tăng giảm tuyệt đối liên hoàn (%) 1997 33 672 - - 1998 34 646 + 97 1,02 1999 35 870 + 1 224 1,03 2000 48 148 +12 278 1,34 2001 59 055 +10 907 1,22 2002 65 096 + 6 041 1,10 (Nguồn BHXH Ba Đình) Theo bảng 4: Năm 1997 số tiền BHXH thu được là 33.672 triệu đồng nhưng đến năm 2002 số tiền thu quỹ BHXH tăng lên gấp đôi đến 65.096 triệu đồng. Mức tăng được thể hiện tăng dần qua các năm đặc biệt tăng mạnh vào năm 2000 với lượng tăng là 12.278 triệu đồng và tốc độ tăng của năm 2000 so với năm 1999 là 1,34% đây là tốc độ tăng mạnh nhất trong 6 năm. Đạt được thành tích trên là do những nguyên nhân sau: Công tác thu BHXH là một công việc hết sức mới mẻ của ngành BHXH nói chung, của BHXH Ba Đình nói riêng. Nhưng do nhận thức đúng đắn về công tác thu BHXH nên ngay từ đầu khi mới thành lập BHXH quận Ba Đình được sự chỉ đạo trực tiếp của BHXH Thành phố Hà Nội, BHXH Ba Đình đã tổ chức triển khai thực hiện bắt đầu từ việc hướng dẫn các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn quận, lập danh sách lao động đăng ký đóng BHXH theo diện bắt buộc, thực hiện thu BHXH theo đúng quy định. Hàng tháng, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp cùng lúc 20% vào quỹ BHXH. Các cán bộ được phân công theo dõi đóng BHXH của từng đơn vị và đến từng người lao động. Thực hiện rà soát kỹ lưỡng danh sách lao động và tiền lương biến động từ khi mới thành lập đến nay để làm cơ sở thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao động theo đúng quy định của pháp luật, lập một hệ thống danh sách hoàn chỉnh và chính xác nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động. Như phần trên đã nói tiền lương đóng BHXH tăng hay giảm là phụ thuộc vào quỹ lương của đơn vị tham gia. Quỹ lương tăng tiền đóng BHXH của đơn vị đó cũng tăng theo. Trong 7 năm qua do đối tượng tham gia BHXH quận Ba Đình được mở rộng nên quỹ lương đã tăng dần theo từng năm như sau: Bảng 5: Số quỹ lương và số thu BHXH năm 1997 tt Khối đơn vị Số đơn vị Số lao động (người) Quỹ tiền lương (đồng) Số tiền BHXH phải thu ( đồng) 1 DN trung ương 98 12 922 50.386.645.070 11.647.124.136 2 DN thành phố 32 7 247 27.011.114.888 5.937.653.966 3 DN quận 5 433 1.537119.120 437.467.739 4 HCSN trung ương 130 10 309 57.932.548.595 11.646.231.459 5 HCSN thành phố 20 2 035 9.959.060.054 1.984.617.506 6 HCSN quận 52 2 582 10.781.826.124 2.018.835.394 7 Khối ngoài QD 0 0 0 0 8 Khối ngoài công lập 0 0 0 0 Cộng 337 35 528 157.590.313.840 33.671.948.350 (Nguồn: Bảo hiểm xã hội Ba Đình) Bảng 6: Số quỹ lương và số thu BHXH năm 2002 TT Khối đơn vị Số đơn vị Số lao động (người) Quỹ tiền lương (đồng) Số tiền quỹ BHXH phải thu (đồng) 1 DN trung ương 126 17 142 97.339.434.490 20.542.201.267 2 DN thành phố 33 8 566 47.117.474.220 12.054.601.480 3 DN quận 5 286 1.720.032.300 344.356.720 4 HCSN trung ương 185 12 936 100.233.935.894 20.567.147.109 5 HCSN thành phố 25 2 206 15.272.563.145 3.057.305.977 6 HCSN quận 93 3 164 20.5660178.118 4.176.283.622 7 Khối xã phường 12 66 251.377.936 49.476.239 8 Khối ngoài QD 135 3 055 17.819.536.389 4.079.092.074 9 Khối ngoài công lập 7 151 621.887.950 134.852.680 Cộng 621 47 329 301.002.420.442 65.095.299.168 (Nguồn: Bảo hiểm xã hội Ba Đình) Nhìn vào số liệu của Bảng 5 và Bảng 6 ta thấy số đơn vị tham gia BHXH sau 6 năm tăng như sau: Số đơn vị tăng: 284 đơn vị Số người tham gia BHXH tăng:12.071 người Quỹ tiền lương tăng: 143.412.106.602 đồng Số tiền thu BHXH tăng: 31.387.280.818 đồng Như vậy thì số đơn vị tham gia đóng BHXH tại thời điểm tháng 12/2002 tăng gần gấp 2 lần so với năm 1997, quỹ tiền lương và số tiền BHXH phải thu cũng đồng thời tăng gần gấp đôi. Nguyên nhân tăng số thu BHXH là do số đơn vị tham gia tăng. Theo bảng 5 năm 1997 số đơn vị ngoài quốc doanh và ngoài công lập không có đơn vị nào tham gia. Nhưng đến năm 2002 thì đã có 135 đơn vị ngoài quốc doanh và 7 đơn vị ngoài công lập tham gia đóng góp BHXH. Do vậy quỹ tiền lương mới tăng lên tỷ lệ thuận với nhau. Nhưng phần tăng này chỉ là số ít, bởi vì tuy số đơn vị tham gia tăng gần gấp đôi nhưng số đối tượng lao động tham gia BHXH chỉ tăng 1/3 so với năm 1997. Nguyên nhân chính làm tăng quỹ lương hàng năm là do Nhà nước đIều chỉnh mức lương tối thiểu tăng dần qua các năm. Cụ thể như sau: Mức 120.000 đồng áp dụng từ tháng 1/1994 đến tháng12/1996 Mức 144.000 đồng áp dụng từ tháng1/1997 đến tháng12/1999 Mức 180.000 đồng áp dụng từ tháng1/2000 đến tháng12/2000 Mức 210.000 đồng áp dụng từ tháng1/2001 đến tháng12/2002 Mức 290.000 đồng áp dụng từ tháng1/2003 đến nay. Vì vậy nếu giữ nguyên mức lương tối thiểu năm 1997 là 140.000 đồng thì quỹ lương toàn quận lúc này là 288.472.620.341 đồng. Trong bảng 6 thì năm 2002 tổng quỹ lương toàn quận là 301.002.420.442 đồng tăng so với mức lương tối thiểu cũ là73.529.800.101 đồng làm cho tổng thu quỹ BHXH tăng. Nhiệm vụ năm 2001 đặt ra cho năm 2002 là thu đạt 62,5 tỷ đồng và thực tế cuối năm 2002 thu đạt được là 65. 095.299.168 đồng hoàn thành 104% kế hoạch, duy trì tốt công tác chi trả đảm bảo an toàn tuyệt đối. Cụ thể như sau: Bảng 7: Chỉ tiêu BHXH Ba Đình và BHXH thành phố Hà Nội Năm 2002 TT Các chỉ tiêu BHXH Thành phố BHXH Ba Đình 1 Số đơn vị đăng ký đóng BHXH 5 989 612 2 Số lao động ( người) 562 411 47 329 3 Số tiền BHXH phải thu năm 2002 (tỷ đồng) 768 62,5 4 Số tiền BHXH đã thu năm 2002 ( tỷ đồng) 795,8 65,1 5 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) 103,6 104 (Nguồn BHXH Ba Đình) Căn cứ vào bảng 7, thành phố Hà Nội nếu chia đều số đơn vị, số lượng lao động, số tiền toàn thành phố cho 12 quận, huyện ta thấy như sau : Số đơn vị bình quân một quận huyện quản lý : 499 đơn vị Số lao động bình quân một quận huyện quản lý : 46.867 người Số tiền phải thu bình quân một quận, huyện : 64 tỷ đồng Như vậy nếu so sánh chỉ tiêu số tiền phải thu BHXH ở mức bình quân đầu người quận huyện thì BHXH Ba Đình phải thu tăng gấp 1,1 lần . Đạt được những kết quả như vậy là do những cố gắng chủ yếu sau : - Công tác quản lý thu đã từng bước đi vào nề nếp ổn định. Công tác thu BHXH ở các quận ngày một hoàn thiện hơn. - Trình độ cán bộ viên chức của cơ quan được nâng cao không ngừng hoàn thiện làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình vì sự nghiệp chung vì người lao động. - Với một số lớn đối tượng tham gia và tiền thu BHXH đã từng bước áp dụng công nghệ tin học vào quản lý thu BHXH. - Tiến hành phân loại các đối tượng lao động và các khoản tiền lương phụ cấp và tổ chức việc thu BHXH theo đúng chính sách. -Trong quá trình thực hiện đối chiếu, đôn đốc tiến độ nộp BHXH Ba Đình đã thực hiện đầy đủ, kip thời xử lí tình trạng nộp chậm, bằng nhiều biện pháp có hiệu quả như: + Cử các cán bộ trực tiếp xuống các đơn vị cơ sở để kiểm tra thúc giục các chủ sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ của người tham gia + Tăng cường việc rà soát số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc theo luật định. + Xử lý kịp thời những vi phạm vừa có tác dụng quảng cáo những trường hợp tương tự nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu. + Thường xuyên đôn đốc đối chiếu số thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao động đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan trong việc thực hiện công tác thu BHXH tại địa bàn quận. + Tổ chức chương trình tập huấn hội thảo về thu BHXH. + Thông qua trực tiếp các cán bộ thu BHXH thường xuyên cử họ đến các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp để hướng dẫn, giải thích chính sách đôn đốc kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH. + Các cán bộ lãnh đạo đôn đốc kiểm tra đối chiếu thường xuyên để thu đúng thu đủ kịp thời số tiền BHXH phát sinh theo quỹ lương hàng tháng, hàng năm. + Kết hợp công tác thu với giải quyết các chế độ chính sách phù hợp và chặt chẽ. Thời gian và phương thức đóng BHXH Thời gian và phương thức đóng BHXH là một trong những yếu tố cần thiết giúp cho công tác thu BHXH nhanh và gọn hơn. Theo quy định ngay sau khi ngày trả lương tháng, nếu trả lương tháng 2 kỳ thì đóng BHXH vào sau ngày trả lương kỳ 2 trong tháng. Nếu đóng chậm tháng nào phải nộp lãi suất tiền gửi Ngân hàng ở thời điểm nộp chậm (Quy định thông tư 58/TC-HCSN ngày 24-5-1995 của Bộ Tài Chính). Phương thức đóng BHXH là các đơn vị tham gia không trực tiếp nộp bằng tiền mặt mà thanh toán bằng chuyển khoản qua Ngân hàng hoặc Kho bạc. Vì vậy buộc các đơn vị tham gia BHXH phải mở tài khoản ở Ngân hàng hoặc kho bạc ở địa bàn thành phố. Hàng tháng, đến thời điểm nộp BHXH các cán bộ BHXH Ba Đình nhắc nhở các đơn vị tham gia BHXH nộp, các đơn vị này sẽ làm việc với các Ngân hàng, kho bạc mà có tài khoản của mình biết tiếp theo Ngân hàng, Kho bạc thành phố sẽ báo cho BHXH cấp quận là đơn vị đó đã nộp tiền. Vì vậy BHXH các cấp được yêu cầu Ngân Hàng, Kho bạc trích tiền từ tài khoản của đơn vị sử dụng lao động để nộp tiền BHXH và tiền phạt chậm BHXH( nều có) mà không cần có sự chấp nhận thanh toán của đơn vị sử dụng lao động. Do có sự liên hệ chặt chẽ giữa 3 bên này mà BHXH quận Ba Đình luôn dẫn đầu trong công tác thu quỹ BHXH so với các quận khác. Mức thu BHXH qua từng chế độ giai đoạn 1997- 2002 3.1. Tình hình thu quỹ BHXH ngắn hạn 1997 –2002 ( Bao gồm các chế độ : ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp ) Chế độ ốm đau : Chế độ này giúp cho người lao động có được khoản trợ cấp thay thế thu nhập bị mất do không làm việc do ốm đau . Việc thực hiện chế độ này như hiện hành đã tránh được những hiện tượng lạm dụng và bình quân hoấ trong khi xét trợ cấp . Đảm bảo công bằng giữa đóng hưởng BHXH đồng thời có tính đến các yếu tố san sẻ cộng đồng giữa những người tham gia BHXH . Chế độ thai sản : Chế độ này giúp cho lao động nữ có được trợ cấp thay thế cho phần thu nhập bị mất do không làm việc được vì sinh con . Hơn nữa việc quy định thời gian nghỉ đã tính đến yếu tố điều kiện và môi trường lao động nhằm đảm bảo sức khoẻ cho sản phụ thuộc các nhóm lao động khác nhau . Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp : Thực tiễn triển khai chế độ này ở nước ta trong những năm vừa qua đã góp phần không nhỏ đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động không may bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp . Đồng thời chế độ này còn quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với các trường hợp xảy ra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp . Ba chế độ này để hình thành nên nguồn quỹ bảo hiểm đều là do người sử dụng lao động đóng góp . Sở dĩ như vậy là vì : - Những rủi ro xảy ra đối với người lao động hoàn toàn ngoài sự mong muốn của họ và phần lớn là mang tính khách quan vì lao động cho họ mà người lao động mới gặp rủi ro . - Hầu hết các rủi ro đều liên quan đến môi trường sản xuất kinh doanh trang thiết bị bảo hộ lao động, vệ sinh …đến máy móc thiết bị nhà xưởng công cụ lao động . - Thời gian làm việc dài hay ngắn, cao hay thấp hoàn toàn do người sử dụng lao động quy định . Nguồn quỹ dành cho 3 chế độ này là 5% trong 15% đóng góp của người sử dụng lao động được chi trả trong cả quá trình lao động . Vì vậy nguồn quỹ này có thể cân đối thu chi hàng năm . Cụ thể được thể hiện như sau : Bảng 8 Tình hình thu quỹ BHXH ngắn hạn 1997- 2002 ( Chế độ ốmđau, thai sản, tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp ) Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Thu (Tỷ đồng ) 1,567 1,632 1,794 2,430 2,953 3,125 ( Nguồn BHXH Ba Đình ) Trong nguồn quỹ BHXH Ba Đình không phân rõ mức thu quỹ BHXH ngắn hạn nhưng dành ra 5% trong 15% phần đóng góp của người sử dụng lao động để chi trả cho các chế độ ngắn hạn ( ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ) . Vì vậy số thu quỹ BHXH hàng năm tăng theo thu quỹ BHXH cụ thể là : Năm 1997 múc thu là 1,567 tỷ đồng đến năm 2002 mức thu đạt là :3,125 tỷ đồng tăng 1,358 tỷ đồng so với năm 1997 . Việc chi trả các chế độ này được thực hiện theo nguyên tắc có đóng có hưởng, đóng đến đâu hưởng đến đó . 3.2 Tình hình thu quỹ BHXH dài hạn 1997 -2002 ( Chế độ hưu trí và tử tuất ) Chế độ hưu trí : Đây là chế độ cơ bản nhất của Việt Nam . Mục đích chi chế độ này là bảo đảm cuộc sống của người lao động khi về già mất nguồn thu nhập . Trách nhiệm đóng Bảo hiểm hưu trí phụ thuộc cả về người lao động và người sử dụng lao động . Sở dĩ như vậy là vì : - Người lao động khi còn trẻ tuổi đang trong quá trình lao động chính họ là người tạo ra lợi nhuận cho các doanh nghiệp cho nên các doanh nghiệp phải có trách nhiệm với họ khi họ hết tuổi lao động để họ tiếp tục và duy trì cuộc sống . - Người lao động phải đóng góp vì người lao động cũng có những giai đoạn già và chết . Cho nên bản thân anh ta phải đóng góp và như vậy họ đã đóng góp cho chính mình . - Các thế hệ già trẻ luôn kế tiếp nhau cho nên việc quy định cả hai bên đóng góp thực chất mang tính luân hồi luân chuyển từ chế độ này sang chế độ khác . b. Chế độ tử tuất : Là một trong những chế độ BHXH ma

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33612.doc
Tài liệu liên quan