Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN 2

1.1. Tổng quan về tín dụng ngắn hạn 2

Khái niệm và phân loại 2

1.1.2 Vai trò của tín dụng ngắn hạn: 5

1.1.3 Các hình thức tín dụng ngắn hạn: 7

1.2. Chất lượng tín dụng ngắn hạn 10

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá: 12

1.2.2.1 Nhóm các chỉ tiêu định tính: 12

a. Các nhân tố thuộc về NHTM 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 24

2.1 Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 24

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương 24

2.1.2 Tổ chức bộ máy 25

2.1.2.1 cơ cấu tổ chức của NHNT Hà Nội hiện nay 25

2.1.2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 27

2.1.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 29

2.1.3.1 Đánh giá các mặt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 29

2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 35

2.2.1 Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh 35

2.2.3 Kết quả đạt được và các hoạt động của phòng tín dụng 43

2.2.3.1 Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 43

2.3.3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương HN 45

2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 50

2.3.1. Kết quả đạt được 50

2.3.2 Những hạn chế 51

CHƯƠNGIII 55

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 55

3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong năm 2008 55

3.2 Định hướng hoạt động tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đến năm 2008 56

3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 57

3.3.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng: 57

3.3.2. Đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn ngắn hạn 58

3.3.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án 59

3.3.4 Đảm bảo thực hiện tốt quy trình cho vay 62

3.3.5.Đa dạng hoá các hoạt động cho vay và dịch vụ hỗ trợ cho vay 63

3.3.6. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và quản lý các khoản cho vay 65

3.4 Kiến nghị 66

3.4.1 Đối với Nhà Nước 67

3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước 68

KẾT LUẬN. 70

Danh mục tài liệu tham khảo 72

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dịch theo hướng vốn huy động ngoại tệ giảm dần, đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây. Sở dĩ có sự chuyển dịch đó, một phần là do việc cắt giảm lãi suất cơ bản USD của Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tháng 9/2007 từ 5,25% xuống còn 4,75% và 4,25% vào tháng 12/2007 đã khiến lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại trong nước giảm theo. Mặt khác là do xu hướng cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng, đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại cổ phần mới. - Huy động từ Tổ chức kinh tế đạt: 2.134 tỷ đồng, chiếm 34% nguồn vốn huy động. - Huy động từ dân cư đạt: 4.136 tỷ đồng, chiếm 66% nguồn vốn huy động. Đến 31/12/2007, thị phần huy động VNĐ, USD và huy động Việt Nam đồng của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn Hà Nội tương ứng là 1,41%; 2,92% và 1,84 so với mạng lưới 209 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn. *Tín dụng Công tác tín dụng của Chi nhánh trong năm 2007 tiếp tục thực hiện với phương châm“ Hiệu quả & an toàn „. Với nỗ lực của các cán bộ Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, dư nợ tính đến 31/12/2007 đạt 2.553 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2006, đạt 88% kế hoạch năm 2007, chiếm 1,49% thị phần trên địa bàn Hà Nội. Số lượng khách hàng là các doanh nghiệp có vay vốn tại Chi nhánh hiện là 133 khách hàng. Đến 31/12/2007, dư nợ quá hạn chiếm 0,78% tổng dư nọ. - Cho vay trung dài hạn: chiếm 22,3% tổng dư nọ - Cho vay ngắn hạn: chiếm 77,7% tổng dư nọ Bên cạnh đội ngũ khách hàng truyền thống về xuất nhập khẩu, mở các chương trình hỗ trợ về vốn khách hàng vừa và nhỏ để phát triển kinh doanh, Chi nhánh đang mở rộng thêm loại hình cho vay thể nhân với nhiều hình thức cho vay ưu đãi, hấp dẫn: mua ôtô mới, sửa chữa nhà, phát triển kinh tế tư nhân – gia đình, du học, mua biệt thự tại khu biệt thự, đầu tư xây dựng văn phòng,.... Đến 31/12/2007, dư nợ tại bộ phận tín dụng thể nhân đạt 145 tỷ đồng, chiếm 5,7% tổng dư nợ. Nhìn chung, các khoản vay cá nhân có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng. *Dịch vụ * Thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh: Từ đầu năm 2007 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu có những thách thức mới do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các quy định rào cản về xuất khẩu ngày càng chặt chẽ, giá một số vật tư và dịch vụ đầu vào tăng làm hạn chế sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tại VCBHN, doanh số thanh toán XNK vẫn đạt cao, có chất lượng tốt với tổng doanh số xuất nhập khẩu đạt 435 triệu USD. - Nhập khẩu đạt 246 triệu USD, vượt 8% kế hoạch đặt ra cho năm 2007, chủ yếu là các mặt hàng nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc. - Xuất khẩu đạt 189 triệu USD, vượt 69% kế hoạch đặt ra từ đầu năm, chủ yếu là các sản phẩm nông, lâm sản. Dư nợ bảo lãnh đến 31/12/2007 đạt 113 tỷ đồng. * Hoạt động thẻ và dịch vụ ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương đã liên minh với các ngân hàng cổ phần để phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp với các chương trình hợp tác như thanh toán cước điện thoại, Internet, phí bảo hiểm,.... Với mạng lưới ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ rộng khắp trên toàn quốc, số lượng thẻ do VCB phát hành ngày càng tăng. Số lượng thẻ ATM phát hành mới trong năm 2007 của VCBHN đạt 27.155 thẻ, nâng tổng số thẻ ATM của Chi nhánh lên 73.029 thẻ. Tổng số thẻ debit năm 2007 đạt 31.629 thẻ, vượt 63% kế hoạch năm 2007. Số lượng phát hành thẻ tín dụng mới đạt 728 thẻ, nâng tổng số thẻ tín dụng của Chi nhánh đạt 3.254 thẻ. Thẻ ghi nợ quốc tế MTV phát hành mới trong năm 2007 đạt 2.317 thẻ, nâng tổng số thẻ MTV lên 3.599 thẻ. Thẻ ghi nợ visa đạt 1.399 thẻ, thẻ ghi nợ SGH24 đạt 758 thẻ. Sau khi chuyển một số máy ATM cho các Chi nhánh cấp 2 nâng cấp trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh NHNT Hà Nội hiện có 34 máy ATM, 86 đơn vị chấp nhận thẻ. Với chính sách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và từng bước đưa các sản phẩm ngân hàng hiện đại vào tiếp cận cuộc sống. Ban giám đốc Chi nhánh đã tạo điều kiện cho công tác khuếch trương các tiện ích dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thu hút được đông đảo khách hàng Thủ đô và các tỉnh lân cận đến sử dụng các dịch vụ của ngân hàng Ngoại thương. Công tác dịch vụ ngân hàng phát triển là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Không ngừng mở rộng dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm nâng cao doanh thu từ dịch vụ là mục tiêu được Chi nhánh đặt lên hàng đầu. - Số lượng tài khoản cá nhân mở mới đạt: 29.291 tài khoản, nâng tổng số tài khoản cá nhân mở tại Chi nhánh là 72.653 tài khoản, đạt 120% kế hoạch năm 2007. - Chuyển tiền trong nước đạt 322,6 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2006. - Chuyển tiền nước ngoài đi đạt 1,3 triệu USD. - Chi trả kiều hối đạt 61,7 triệu USD, tăng 5% so với năm 2006. Trong đó, chuyển tiền qua hệ thống Money Gram đạt hơn 300.000 USD. Mặc dù con số này chưa cao so với lượng tiền nước ngoài chuyển đến qua tài khoản hoặc CMT,... tuy nhiên sự mở rộng dịch vụ chuyển tiền sẽ góp phần nâng cao thương hiệu cho Vietcombank. - Doanh số bán ngoại tệ tại các bàn thu đổi đạt 6,4 triệu USD, tăng 201% so với năm 2006. Với nỗ lực của các cán bộ, Chi nhánh hiện có 40 đơn vị đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử VCB Money và 450 đơn vị, 3.000 lượt đăng ký truy vấn thông tin qua Internet i-b@nking, sử dụng dịch vụ sms-banking... * Kinh doanh ngoại tệ: Doanh số mua bán ngoại tệ của VCB Hà Nội năm 2007 đạt 725 triệu USD, tăng 3% so với năm 2006. Lãi kinh doanh ngoại tệ năm 2007 đạt gần 6 tỷ đồng. Ngoại tệ mua được phần lớn từ nguồn các Tổ chức kinh tế đáp ứng cho nhu cầu thanh toán nhập khẩu và trả nợ tại Chi nhánh. Đồng thời, để tránh rủi ro về tỷ giá cũng như xác định rõ nguồn ngoại tệ đảm bảo thanh toán cho khách hàng, NHNT Hà Nội đã sử dụng công cụ phái sinh là hợp đồng có kỳ hạn đối với các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa. Trong thời gian tới NHNT Việt Nam nói chung cũng như NHNT Hà Nội nói riêng cần nghiên cứu, tiếp tục đưa ra các sản phẩm phái sinh mới, tạo sự đa dạng cho lựa chọn của khách hàng. * Ngân quỹ: Năm 2007, khối lượng giao dịch thu chi tiền mặt của VCB Hà Nội tăng nhiều, gồm cả ngoại tệ cũng như Việt Nam đồng: Tổng thu chi VND đạt 28.450 tỷ đồng, tăng 33% so với kế hoạch năm 2007, thu chi ngoại tệ quy USD đạt 790,56 triệu USD, tăng 32% so với kế hoạch năm 2007. Công tác ngân quỹ luôn đảm bảo an toàn. Lãnh đạo và Phòng Kiểm tra nội bộ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy trình thu chi tiền mặt, ngoại tệ, tổ chức tốt công tác thu chi và điều hòa tiền mặt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt cho sản xuất và đời sống, tạo được lòng tin với khách hàng. Bên cạnh đó, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc cũng như sự nỗ lực của từng giao dịch viên (teller) nên mặc dù luôn có sự thay đổi về mặt nhân sự, các nghiệp vụ đa dạng hơn, khối lượng công việc nhiều hơn, nhưng trong giao dịch tiền mặt vẫn luôn đảm bảo chi đủ, đúng, thực hiện trả lại tiền thừa cho khách, thu được nhiều tiều giả đảm bảo giải phóng khách hàng nhanh, thái độ phục vụ nhiệt tình. Tiền giả: 2.100 USD; 20GBP; 186.590.000 VNĐ. Tiền thừa: 281.550.000 VNĐ (28 món) Để đảm bảo lượng tồn quỹ tiền mặt đủ cho các phòng nghiệp vụ và giao dịch viên, từ 01/04/2007, Giám đốc NHNT Hà Nội đã quy định hạn mức tồn quỹ hàng ngày cho các phòng nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vốn của Chi nhánh. * Kế toán: Công tác thanh toán của ngân hàng luôn đảm bảo chính xác, kịp thời cho các giao dịch chuyển vốn của khách hàng với thời gian ngắn nhất và chất lượng tốt nhất, tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ chu chuyển của đồng vốn qua ngân hàng. Doanh số thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán IBT ONLINE đạt kết quả cao. Với vai trò đầu mối, VCB Hà Nội luôn đảm bảo thanh toán cho các Chi nhánh NHNT cơ sở thông suốt, kịp thời và chính xác. Tuy nhiên, trong thanh toán bù trừ và giao dịch tiền mặt, do NHNN Thành phố quy định cứng về thời gian giao dịch làm ảnh hưởng tới các Chi nhánh NHNT cơ sở. - Doanh số thanh toán bù trừ đạt 10.973 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2006. - Doanh số thanh toán IBPS đạt 82.540 tỷ đồng, tăng 106% so với năm 2006. - Doanh số thanh toán IBT online đạt 83.673 tỷ đồng, tăng 144% so với năm 2006. Hiện Chi nhánh có 131 đơn vị đăng ký trả lương qua tài khoản với doanh số gần 30 tỷ đồng/tháng, 1.958 đơn vị mở tài khoản tại ngân hàng, tăng 12% so với cuối năm 2006. Kết quả kinh doanh năm 2007: Lợi nhuận đạt 111 tỷ đồng. Thực hiện công điện ngày 08/01/2008 của Tổng giám đốc NHNT Việt Nam về việc trích lập dự phòng rủi ro hộ Chi nhánh Cầu giấy, Chi nhánh Thành công 96 tỷ, nên lợi nhuận của Chi nhánh Hà Nội còn lại đạt 15,4 tỷ. 2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 2.2.1 Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh Tình hình chung về kinh tế xã hội Năm 2007, nền kinh tế nước ta đang trên đà tăng truởng. GDP năm đạt 8,5%. Các hoạt động kinh tế càng về tháng cuối năm càng sôi động, lãi suất của các ngân hàng sau một thời gian liên tục điều chỉnh hiện đang duy trì ở mức ổn định sau việc cắt giảm lãi suất cua Fed. Gần đây, các Ngân hàng TMCP đang nâng lãi suất huy động để có đủ vốn cho hoạt động cuối năm. Giá vàng tăng đột biến ở mức 1,6 và lên tới 1,7 triệu đồng?chỉ,thị trường chứng khoán với nhiều diễn biến quanh mốc Vn-Index đạt 1.000 điểm,thị trường bất động sản phục hồi với nhiều dấu hiệu mới... Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2007 tăng 12,63% so với tháng 12/2006 tác động mạnh tới nền kinh tế và đời sống, đặc biệt trong mấy tháng cuối năm. Về cơ chế chính sách Có chế chính sách và pháp luật của nhà nước tiếp tục được hoàn thiện tạo môi trương pháp lý hoàn chỉnh đã tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động Ngân hàng. Trong đó các luật đất đai luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, luật doanh nghiệp, bộ luật dân sự sửa đổi.... có tác động mạnh mẽ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành QĐ 127 sửa đổi, bổ sung QĐ 1627 nhăm tiếp tục đổi mới chính sách tín dụng theo hướng thông lệ Quốc tế, các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động Ngân hàng QĐ 457, phân loại nợ QĐ 493 chỉ thị về nâng cao chất lượng tín dụng vảo đảm an toàn hoạt động chỉ thị 02... nhằm nâng cao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng. Những qui định trên đây đã và đang tác động rất mạnh đến hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Từ 1 tháng 3 năm 1985 chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã được triển khai và đi vào hoạt động, có thể nói ngay từ buổi ban đầu chi nhánh đã có một nền tảng tương đối tốt với một đội ngũ cán bộ có trình độ học vấn tương đối đồng đều,sự hăng hái và nhiệt tình của lớp trẻ,sự đoàn kết gắn bó của các cán bộ của chi nhánh.Tuy nhiên Chi nhánh cũng gặp phải không ít khó khăn trong công tác xây dựng thị phần trên địa bàn thủ đô đã có nhiều Ngân hàng cạnh tranh, đội ngũ cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. Phòng tín dụng cũng không nằm ngoài những thuận lợi khó khăn đó, đội ngũ cán bộ phòng tín dụng- chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã nổ lực phấn đấu, đã cố găng hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch được giao năm 2007. 2.2.2 Qui trình tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Để chuẩn hoá quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối với các khách hàng các Ngân hàng thường đặt ra quy trình phân tích tín dụng. Khi cho vay thì đều phải tuân thủ theo quy trình phân tích tín dụng này. Quy trình phân tích tín dụng ngắn hạn là các bước (hay nội dung các công việc) mà cán bộ tín dụng, các phòng ban có liên quan trong NHTM phải thực hiện khi cho khách hàng vay vốn ngắn hạn. Quy trình phân tích tín dụng ngắn hạn bao gồm có 4 bước sau: 2.2.2.1 Phân tích trước khi cấp tín dụng ngắn hạn cho khách hàng Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất quyết định chất lượng của phân tích tín dụng. Công việc chủ yếu là tìm kiếm, thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng bao gồm năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồn ngân quỹ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đến người vay. Phương pháp chủ yếu để thu thập và xử lý thông tin khách hàng: có thể thông qua việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng như tham quan nhà xưởng, máy móc, công trường, văn phòng, gặp gỡ nói chuyện với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, xem xét tài sản thế chấp.Thu thập thông tin khách hàng thông qua các báo cáo tài chính của họ, trước khi cho vay Ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về năng lực sản xuất, kinh doanh và tiềm năng tài chính và điều này được thể hiện qua các bản báo cáo tài chính như báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Có thể mua hoặc tìm kiếm thông tin qua các trung gian như các cơ quan quản lý, qua các bạn hàng của người vay, qua các trung tâm thông tin. Thông qua những biện pháp thu thập như vậy Ngân hàng sẽ có một cái nhìn chính xác, toàn diện về khách hàng của mình. Sau khi đã thu thập được những thông tin cần thiết về khách hàng Ngân hàng tiến hành tổng hợp phân tích những thông tin đó để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay đối với khách hàng đó. Nội dung phân tích: + Đánh giá tài sản của khách hàng: Nếu khách hàng là pháp nhân như các doanh nghiệp đều có bảng cân đối kế toán trong đó phần tài sản phản ánh số kết dư giá trị tài sản tại một thời điểm, hoặc kết dư trung bình trong kỳ. Nếu khách hàng là thể nhân như hộ kinh doanh hoặc người tiêu dùng Ngân hàng yêu cầu các thông tin về tình hình kinh doanh, tài sản cá nhân, lương và các khoản thu nhập khác. Các thông tin về tài sản cho biết quy mô, chất lượng tài sản, khả năng quản lý của khách hàng rất quan trọng đối với quyết định cho vay. Đánh giá những tài sản có tính thanh khoản cao nhất như ngân quỹ gồm tiền mặt trong két, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu. Tiền mặt và tiền gửi chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của khách hàng. Các khoản phải thu chủ yếu là tiền bán hàng hoá và dịch vụ chưa thu được tiền có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt. Ngân hàng cần xem xét kỹ các khoản này vì có những khoản bán chịu khó, không thu được tiền.Hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng có liên quan chặt chẽ với tình hình ngân quỹ của khách hàng. Các chứng khoán có giá đây là tài sản chính của doanh nghiệp các tài sản này tăng nguồn thu và có thể mang bán khi cần tiền để chi trả. Rất nhiều món vay ngắn hạn của khách hàng với mục tiêu tăng dự trữ hàng hóa, do đó ngân hàng cần phải quan tâm đến số lượng, chất lượng, mẫu mã, bảo hiểm, rủi ro đối với hàng hóa trong kho.Ngân hàng cũng xem xét đánh giá tài sản cố định của khách hàng như nhà cửa, sân bãi, trang thiết bị, phương tiện vận tải. + Đánh giá các khoản nợ: Ngân hàng phải xem xét các khoản nợ phải trả trong năm và trong năm sau. Nếu khoản cho vay của ngân hàng phải trả trong năm thì các khoản nợ đến hạn và tài sản ngân quỹ trong năm của khách hàng là những yếu tố chính để ngân hàng quyết định cho vay. Ngân hàng cũng quan tâm đến nợ quá hạn và các nguyên nhân, quan tâm tới tất cả các chủ nợ của khách hàng như ngân hàng khác, nhà cung cấp, người lao động và vị trí của ngân hàng trong danh sách chủ nợ của khách hàng.. Ngân hàng cũng xem xét các khoản nợ ưu đãi, nợ có đảm bảo và nợ khác, các tài sản đã làm đảm bảo cho các khoản vay cũ cần được tính lại theo giá thị trường và bị loại trừ nếu chúng được lấy làm tài sản đảm bảo cho khoản vay mới thì cần tính toán giá trị dôi thừa so với tiền vay cũ. + Phân tích luồng tiền: Nhiều khách hàng tạo ra lợi nhuận trong quá khứ và có khả năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai. Nhưng việc trả nợ lại liên quan chặt chẽ đến ngân quỹ của khách hàng (ví dụ: cho vay hộ kinh doanh, nguồn trả nợ là các khoản thu của người vay). Trong khi lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sinh lợi, trên thực tế Tỷ lệ dòng tiền/ Tổng các khoản nợ là chỉ tiêu quan trọng nhất để dự đoán các vấn đề tín dụng trong tương lai. Các luồng tiền trong tương lai -phụ thuộc vào kế hoạch chi tiêu trong tương lai- cần được dự kiến. + Ngân hàng thường quan tâm đến khả năng trả nợ của khách hàng: Thông qua việc theo dõi các tỷ lệ như tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ đo khả năng tạo lợi nhuận, tỷ lệ đo khả năng tài trợ bằng vốn tự có, tỷ lệ đo rủi ro. Nhóm tỷ lệ thanh khoản: Nhóm tỷ lệ này đo khả năng của người vay trong việc đáp ứng trách nhiệm tài chính ngắn hạn. Dựa vào đó Ngân hàng xác định khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn của người vay. Nhìn chung, tỷ lệ này càng cao thì khả năng thanh toán của người vay có thể càng tốt. Ngân quỹ của người vay Tỷ lệ thanh toán = nhanh Các khoản nợ hiện hành Tài sản lưu động Tỷ lệ thanh toán = trung bình Nợ hiện hành Tuỳ từng trường hợp mà Ngân hàng phân tích tỷ lệ thích hợp. Nếu cho vay trong thời gian ngắn 2-3 tháng Ngân hàng cần quan tâm tới tỷ lệ thanh toán nhanh, còn cho vay từ 9-12 tháng Ngân hàng cần quan tâm đến thanh khoản trung bình. Nhóm tỷ lệ sinh lời: Nếu khoản vay được trả từ lợi nhuận thì điều quan trọng là phải đánh giá được khả năng của người vay trong kinh doanh nhằm tìm kiếm đủ số lời để trả nợ. Nhóm tỷ lệ này đo khả năng tạo lợi nhuận của người vay, các tỷ lệ này có tử số là thu nhập ròng trước hoặc sau thuế thu nhập hoặc doanh thu và mẫu số là vốn tự có, vốn lưu động hoặc tổng vốn. Khả năng trả nợ của khách hàng thực chất bắt nguồn từ khả năng tạo thu nhập, tức là người vay có khả năng thu về giá trị lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu. Nhóm tỷ lệ rủi ro: Rủi ro của người vay có thể do nhiều nguyên nhân, có thể ở khâu sản xuất, tiếp thị hoặc từ phía nhân sự, vấn đề tài chính hay từ phía nhân sự, vấn đề tài chính hay từ những tác động từ cơ chế chính sách. Tuỳ trường hợp cụ thể mà Ngân hàng sẽ đánh giá xem xét rủi ro của khách hàng là nhiều hay ít để ra quyết định có cho vay hay không . Nhóm tỷ lệ đo khả năng tài trợ bằng vốn sở hữu : Thông thường một doanh nghiệp phải có vốn tự có đủ tài trợ cho một phần tài sản cố định hay tài sản lưu động, hiện nay các Ngân hàng thường đầu từ 70% còn 30% còn lại do vốn tự có đầu tư vào tài sản cố định hoặc tài sản lưu động. Vốn sở hữu Tỷ lệ tài trợ bằng = Tổng tài sản Khi cấp tín dụng ngắn hạn thì NHTM xem xét vốn lưu động tự có của doanh nghiệp, một khoản xin vay ngắn hạn có thể được Ngân hàng chấp nhận nếu không làm xấu đi tình trạng tài trợ của doanh nghiệp. + Các điều kiện kinh tế: Các điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của người vay nhưng chúng thường vượt quá sự kiểm soát của người vay lẫn người cho vay. Vậy nên nhân viên tín dụng phải trở thành nhà dự đoán kinh tế. 2.2.2.2 Xây dựng và ký kết Hợp đồng Tín dụng Sau khi đã thực hiện xong việc thu thập và thông tin khách hàng, Ngân hàng sẽ tiến hành xây dựng và ký kết Hợp đồng Tín dụng với khách hàng có đủ điều kiện và thoả mãn yêu cầu của Ngân hàng. Hợp đồng Tín dụng là văn bản viết ghi lại thoả thuận giữa người tài trợ (khách hàng) và Ngân hàng với nội dung chủ yếu là Ngân hàng cam kết cho khách hàng một khoản tín dụng (hoặc hạn mức tín dụng) trong một khoảng thời gian và lãi suất nhất định.Hợp đồng Tín dụng là một văn bản mang tính pháp luật xác định quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hê tín dụng và tuân theo quy định của quy định pháp luật, hai bên phải cân nhắc trước khi kí kết. Nội dung Hợp đồng Tín dụng gồm các khoản mục: + Khách hàng: Họ tên, điều kiện, tư cách pháp nhân (nếu có). + Mục đích sử dụng: Khách hàng phải ghi rõ vay để làm gì. + Số lượng tín dụng: Là số tiền NHTM cam kết cấp cho khách hàng. + Lãi suất: Hợp đồng Tín dụng phải ghi rõ lãi suất mà khách hàng trả đồng thời xác định tính chất của lãi suất, nếu lãi suất có thay đổi thì phải xác định rõ các điều kiện thay đổi đó. + Phí: Để có được cam kết tín dụng khách hàng phải trả một khoản phí được tính bằng tỷ lệ % trên hạn mức cam kết. + Thời hạn tín dụng: Thường được xác định cụ thể (ngày, tháng,năm) và ghi trong Hợp đồng Tín dụng là thời hạn mà Ngân hàng cam kết cho khách hàng một khoản tín dụng. Thời hạn tín dụng có thể được chia thành thời gian đầu tư, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ (có thể được chia thành nhiều kì hạn). + Các loại đảm bảo: Hợp đồng Tín dụng phải ghi rõ các loại đảm bảo (nếu có) cho các khoản tín dụng (kèm theo hợp đồng phụ) như hợp đồng bảo lãnh, vật tư hàng hoá trong kho, tài sản cố định hoặc các chứng khoán có giá…các nội dung quan trọng như quyền sở hữu, quyền chuyển nhượng hoặc bán, định giá, bảo hiểm… + Giải ngân: Hợp đồng Tín dụng xác định các điều kiện và kì hạn giải ngân, đối với các khoản cho vay ngắn hạn thường cấp tiền vay một lần vào đầu kỳ hoặc theo từng lần. + Điều kiện thanh toán: Bao gồm thanh toán tiền gốc và lãi, thường tín dụng ngắn hạn thanh toán lãi hàng tháng và gốc thanh toán vào cuối kỳ. + Các điều kiện kinh tế khác: gồm các thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng về ưu tiên thanh toán, kiểm soát vật thế chấp và các hoạt động khác của người vay, phong toả tài sản, điều kiện và phương thức phát mại tài sản… 2.2.2.3 Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng ngắn hạn Sau khi Hợp đồng Tín dụng đã được ký kết giữa người vay và Ngân hàng.Ngân hàng có trách nhiệm giải ngân tín dụng có thể là đưa tiền mặt hoặc thanh toán tiền mặt cho khách hàng như đã thoả thuận. Đi đôi với việc giải ngân thì Ngân hàng cần theo dõi kiểm tra xem khách hàng được cấp tín dụng có sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận không, quá trình sản xuất kinh doanh biến động như thế nào, ý đồ của khách hàng ra sao… Qua đây cho phép Ngân hàng có thể thấy được chất lượng tín dụng ra sao để có thể có những phán quyết hợp lý cho quan hệ tín dụng ngắn hạn này. 2.2.2.4 Thu nợ và đưa ra phán quyết tín dụng mới Quan hệ tín dụng kết thúc khi Ngân hàng thu hồi được hết cả gốc và lãi. Các khoản tín dụng đảm bảo trả đầy đủ đúng hạn là tốt, còn một số trường hợp thì ngược lại. Nhưng Ngân hàng phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao nếu khách hàng có khó khăn về tài chính song vẫn kiên trì tìm cách khắc phục để trả nợ, ngân hàng thường áp dụng phương án khai thác gồm gia hạn nợ, giảm lãi hoặc cho vay thêm, còn nếu khách hàng có ý đồ lừa đảo, cố tình dây dưa, làm ăn kém… thì ngân hàng mọi biện pháp thu hồi nợ nhanh như phong toả và bán các tài sản thế chấp, tước đoạt các khoản tiền gửi. 2.2.3 Kết quả đạt được và các hoạt động của phòng tín dụng 2.2.3.1 Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Năm 2007 là năm thứ hai ngân hàng Ngoại thương Hà Nội thực hiện áp dụng quy trình tín dụng mới (quy trình 90 do tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ban hành ngày 26/5/2006 theo Quyết định số 90/QĐ- NHNT.QLTD ), nhằm làm giảm các hạn chế của quy trình tín dụng cũ và hướng tới chẩn mực quốc tế. Với nỗ lực của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2007 là 2.533 tỷ, trong đó tín dụng ngắn hạn chiếm 77,7% tương ứng với số tiền là 198,368 tỷ , tín dụng dài hạn chiếm 22,3% tương ứng với số tiền là 569,319 tỷ... nhìn chung thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ mặc dù vẫn thiếu sót. Bảng 2: tín dụng phân theo thời hạn Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Ngắn hạn 2602,837 319,21712 1983,681 % 74% 74,7% 77,7% Trung & dài hạn 915,119 1081,8288 596,319 % 26% 25,3% 22,3% Tổng 3518,028 4274 2553 Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế : Ngân hàng Ngoại thương HN luôn cho vay thành phần doanh nghiệp Nhà Nước với tỷ lệ lớn nhất : năm 2007 là 59,7% tương ứng với số tiền là 1322975 triệu đồng; năm 2006 là 52,9% tương ứng với số tiền là 2257717,7 triệu đồng; năm 2005 là 55,6% tương ứng với số tiền là 1956459,6 triệu đồng. Sau đó là đến thành phần Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn với các con số : năm 2007 với tỷ lệ 19,7% tương ứng với số tiền là 502941 triệu đồng; năm 2006 với tỷ lệ 22,5% tương ứng với số tiền là 960019,7 triệu đồng; năm 2005 với tỷ lệ 26,8% tương ứng với số tiền là 1046107,8 triệu đồng. Thành phần hợp tác xã : năm 2007 với tỷ lệ 9,8% tương ứng với số tiền là 250194 triệu đồng; năm 2006 với tỷ lệ 8% tương ứng với số tiền là 343965,5 triệu đồng; năm 2005 với tỷ lệ 5% tương ứng với số tiền là 175900,9 triệu đồng. Với đầu tư nước ngoài các con số là: năm 2007 với tỷ lệ 10,3% tương ứng với số tiền là 331890 triệu đồng; năm 2006 với tỷ lệ 13,3% tương ứng với số tiền là 561297,3 triệu đồng; năm 2005 với tỷ lệ 6,5% tương ứng với số tiền là 224960,75 triệu đồng. Thành phần đối tượng khác vay với tỷ lệ : năm 2007 với tỷ lệ 5,7% tương ứng với số tiền là 145000 triệu đồng; năm 2006 với tỷ lệ 3,5% tương ứng với số tiền là 151000 triệu đồng; năm 2005 với tỷ lệ 6,1% tương ứng với số tiền là 144599,7 triệu đồng. Bảng 3 : bảng tín dụng phân theo thành phần kinh tế: Đơn vị : triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh nghiệp Nhà Nước 1956459,6 2257717,7 1322975 % 55,6 52,9 59,7 2 Công ty cổ phần, TNHH 1046107,8 960019,7 502941 % 26,8 22,5 19,7 3 Hợp tác xã 175900,9 343965,5 250194 % 5 8 9,8 4 Đầu tư nước ngoài 224960,75 561297,3 331890 %

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngânhàng NHTMCP Ngoại Thương (VietcomBank) Hà Nội.DOC
Tài liệu liên quan