Chuyên đề Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.Tổng quan về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 3

1.1.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 3

1.1.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ 4

1.1.2.1. Đối với ngân hàng .4

1.1.2.2. Đối với nền kinh tế .4

1.1.3. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ 5

1.1.3.1. Rủi ro tỷ giá 5

1.1.3.2. Rủi ro hoạt động 6

1.1.3.3. Rủi ro đối tác 7

1.1.3.4. Rủi ro thanh khoản 7

1.1.3.5. Rủi ro chính trị 7

1.2. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ 8

1.2.1.Trạng thái ngoại hối và mối liên quan với rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ 8

1.2.1.1. Trạng thái ngoại hối 9

1.2.1.2. Mối liên hệ giữa trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá 10

1.2.2. Nhận biết và đo lường rủi ro tỷ giá 12

1.2.3. Các nghiệp vụ quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ 14

1.2.3.1 Hợp đồng giao dịch kỳ hạn các loại ngoại tệ (forwards) 14

1.2.3.2. Giao dịch hợp đồng tương lai (future) 15

1.2.3.3. Giao dịch hoán đổi (swaps) 16

1.2.3.4. Hợp đồng giao dịch quyền lựa chọn (options) 19

1.3. Điều kiện để ngân hàng thương mại có thể hạn chế rủi ro tỷ giá 21

1.3.1. Các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật 21

1.3.2. Các điều kiện về nguồn nhân lực 22

1.3.3. Các điều kiện về thị trường 23

1.3.4. Các điều kiện về cơ sở pháp lý 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LỶ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 25

2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 25

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng 25

2.1.2. Tổ chức bộ máy của ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội 27

2.1.2.1. Bộ máy tổ chức và hoạt động 27

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận 29

2.1.3. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng 30

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 31

2.1.3.2. Hoạt động cho vay 32

2.1.3.3. Hoạt động phi tín dụng 34

2.1.3.4. Hoạt động của các công ty trực thuộc 37

2.1.4. Giới thiệu khối quản lý vốn và kinh doanh ngoại tệ (Treasury) của ngân hàng Quân đội: 38

2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức khối Treasury 39

2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của khối Treasury .39

2.1.4.3.Các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ 40

2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Quân đội 41

2.2.1. Cơ sở pháp lý về hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở Việt Nam 41

2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Quân đội 44

2.2.3. Trạng thái và mức độ rủi ro tỷ giá 49

2.3. Các biện pháp quản lý rủi ro mà ngân hàng đã thực hiện 52

2.3.1. Quản lý rủi ro bằng hạn mức 52

2.3.2. Quản lý rủi ro bằng các nghiệp vụ 53

2.3.2.1. Sử dụng hợp đồng kỳ hạn (forwards) 53

2.3.2.2. Sử dụng hợp đồng giao dịch hoán đổi (swaps) 54

2.3.2.3. Sử dụng giao dịch quyền chọn (options) 56

2.3.3. Quản lý rủi ro bằng các hình thức khác 58

2.4.Nhận xét đánh giá về thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Quân đội 58

2.4.1. Những kết quả đạt được 58

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 60

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 64

3.1. Định hướng chung cho việc nâng cao chất lượng kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Quân đội 64

3.1.1. Thị trường trong nước 64

3.1.2. Thị trường quốc tế 65

3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Quân đội 66

3.2.1. Giải pháp tổng thể 66

3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống các phòng ban có liên quan đến việc quản lý rủi ro 66

3.2.1.2. Hiện đại hoá các trang thiết bị kỹ thuật, phần mền quản lý rủi ro phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 67

3.2.1.3. Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ kinh doanh ngoại tệ và thực hiện chính sách khen thưởng hợp lý 68

3.2.1.4. Có hệ thống thông tin đầy đủ phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 69

3.2.2. Giải pháp nghiệp vụ 69

3.2.2.1. Lập bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ 69

3.2.2.2. Tăng cường khả năng dự báo biến động tỷ giá 71

3.2.2.3. Quy định hạn mức hợp lý 72

3.2.2.4. Mở rộng và nâng cao việc sử dụng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ để quản lý rủi ro tỷ giá 74

3.2.2.5. Đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh ngoại tệ 75

3.3. Kiến nghị 76

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 76

3.3.1.1. Nâng cao vai trò của ngân hàng nhà nước trên thị trường ngoại hối Việt nam 76

3.3.1.2. Chuyển biện pháp kết hối sang công cụ tỷ giá thị trường 78

3.3.1.3. Tăng cường các giải pháp hạn chế ĐOLA hoá 79

3.3.1.4. Hướng thị trường ngoại hối Việt nam hội nhập với thế giới 81

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước 82

3.3.2.1. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại liên ngân hàng 82

3.3.2.2. Hoàn thiện chính sách quản lý trạng thái ngoại tệ 84

3.3.2.3. Hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ 85

3.3.2.4. Hình thành các công ty môi giới ngoại hối 88

KẾT LUẬN 90

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5062 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t sức cần thiết và cần được đẩy mạnh vì hiện nay hoạt động trading có nhiều rủi ro. Các loại ngoại tệ giao dịch: VND, USD, EUR, JPY, CHF, AUD, CAD và GBP. Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Quân đội 2.2.1. Cơ sở pháp lý về hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở Việt Nam * Môi trường pháp lý Giai đoạn từ năm 1994 đến nay: Để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, từng bước thực hiện khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam trong hoạt động ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam, tăng cường sự giám sát và quản lý ngoại hối của Nhà nước, ngày 17/8/1998, chính phủ đã ra nghị định số 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối, thay thế nghị định số 161/HĐBT ngày 18/10/1988 của Hội đồng bộ trưởng ban hành Điều lệ quản lý ngoại hối của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định quản lý ngoại hối đã bổ sung nhiều nội dung mới mà từ trước đến nay chưa có. Có thể nói, Nghị định quản lý ngoại hối đã đưa ra một khung pháp lý hoàn chỉnh đối với việc quản lý và sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch thanh toán quốc tế, đánh dấu một bước tiến trong công tác quản lý ngoại hối và khẳng định mục tiêu quản lý ngoại hối cũng như chủ quyền của VND trên lãnh thổ Việt Nam. Nội dung của nghị định quản lý ngoại hối đã có nhiều đổi mới, theo hướng tự do hoá mở cửa và hội nhập, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích sự phát triển các hoạt động KDNT của các TCTD. Vấn đề cốt lõi của chính sách quản lý ngoại hối là kiểm soát được thị trường ngoại tệ và cải thiện được cán cân thanh toán quốc tế, trên cơ sở đó góp phần duy trì ổn định giá trị Đồng Việt Nam. Đó cũng là yêu cầu cơ bản để hướng tới mục tiêu “trên lãnh thổ Việt Nam chỉ dùng Đồng Việt Nam”. Sau khi nghị định số 161 ngày 18/10/1988 Ban hành, NHNN đã cấp giấy phép hoạt động KDNT cho hầu hết các NHTM. Đối với các NHTM thì đây được xem là sản phẩm mới, do đó bước đầu còn sơ khai về nghiệp vụ, trang thiết bị, quy mô hoạt động cũng như hạn chế về trình độ chuyên môn của cán bộ, trình độ quản lý của ngân hàng và nhận thức của đội ngũ khách hàng. Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN ngày 10/1/1998 ban hành “Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái”. Đây là một quyết định quan trọng tạo nền tảng pháp lý để các NHTM thực hiện kinh doanh ngoại tệ, đồng thời tăng cường sự quản lý và giám sát của NHNN về lĩnh vực ngoại hối. Ngày 28/5/2004 Thống đốc NHNN ban hành quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN ngày 1/7/2002 về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD cho phép nới rộng kỳ hạn giao dịch và quy định lại nguyên tắc xác định tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch kỳ hạn, hoán đổi. Cụ thể: Các TCTD được phép KDNT được giao dịch kỳ hạn, hoán đổi giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ trong kỳ hạn từ 3 – 365 ngày kể từ ngày ký hợp đồng giao dịch thay vì 7 – 180 ngày trước kia. Về tỷ giá kỳ hạn giữa VND và USD được xác định theo thoả thuận giữa TCTD và khách hàng, đảm bảo không vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở:(1) tỷ gía giao ngay vào ngày ký hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi , (2)chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi cơ bản của VND do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu của USD do Cục Dự TRữ LB Mỹ công bố; và (3) kỳ hạn của hợp đồng. Tỷ giá kỳ hạn giữa VND với các ngoại tệ khác (ngoài USD) và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các TCTD được phép KDNT và khách hàng thoả thuận. Việc mở rộng kỳ hạn làm cho thị trường ngoại tệ trở nên linh hoạt và hấp dẫn hơn. Ngày 13/12/2005 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Số 28/2005/PL-UBTVQH11 quy định về hoạt động ngoại hối, điều chỉnh các hoạt động ngoại hối tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách quản lý ngoại hối nhằm tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam; thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam; thực hiện các cam kết của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam. Để tạo sự linh hoạt và thông thoáng hơn trong trong hoạt động KDNT của các TCTD, ngày 31/12/2006 NHNN ban hành quyết định số 2554/QĐ-NHNN , thay thế các quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN ngày 1/7/2002. Cho phép nới rộng biên độ giao dịch đối với USD từ 0,25% lên 0,5% so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch do NHHH thông báo. Đối với các ngoại tệ khác: Do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối xác định. Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán: Do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối xác định. Với biên độ áp dụng cao hơn hoặc thấp hơn tối đa 0,5% so với tỷ giá liên ngân hàng mà ngân hàng Nhà nước công bố hằng ngày, các ngân hàng thương mại được phép linh hoạt hơn trong việc ấn định tỷ giá mua, bán cũng như chuyển khoản. Hiện mỗi ngày ngân hàng Nhà nước đều công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại xây dựng tỷ giá giao dịch áp dụng trong hệ thống của mình (thường thì tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại luôn cao hơn so với tỷ giá do NHNN công bố). Thị trường ngoại hối Từ sau năm 1990, đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, một số chính sách kinh tế đối ngoại cũng như quản lý Ngân hàng đã được nới lỏng nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích xã hội phát triển. Năm 1992 hai trung tâm giao dịch ngoại tệ ở Hà Nội và TPHCM đã đi vào hoạt động với mục tiêu cơ bản là hình thành thị trường ngoại tệ có tổ chức giữa các ngân hàng và tổ chức kinh tế, đồng thời giúp NHNN quản lý được cung cầu ngoại tệ, giám sát việc chấp hành điều lệ quản lý ngoại hối, từ đó xác định tỷ giá chính thức phù hợp. Tháng 10 năm 1994, trước nhu cầu bức thiết trong quan hệ giao dịch thanh toán ngoại tệ của nền kinh tế như một tổng thể, nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, phù hợp với quá trình phát triển thị trường tài chính toàn cầu; với các điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi như hệ thống nhtm đã phát triển cao về mặt số lượng cũng như chất lượng, các điều kiện về kỹ thuật trang bị cho phép trình độ giao dịch của các ngân hàng đã nâng cao, đặc biệt là nguồn ngoại tệ của nền kinh tế dồi dào như là điều kiện về hàng hoá có tính quyết định đến hoạt động và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam. Đứng trước tình hình đó, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 203/QĐ-NH ngày 20/10/1994 thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam theo các chuẩn mực quốc tế. 2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Quân đội Sau 7 năm thành lập và đi vào hoạt động, hoạt động KDNT của ngân hàng Quân đội đã gặt hái được những thành công đáng kể, đem lại lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng. Hoạt động KDNT của ngân hàng Quân đội chủ yếu là phục vụ khách hàng, các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng với mục đích tự doanh chiếm tỷ trọng nhỏ và đang dần dần tăng trong thời gian gần đây. Trong những năm qua, ngân hàng Quân đội đã cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ mua bán ngoại tệ gồm: mua bán giao ngay (Spot), mua bán kỳ hạn (Forwards), và mua bán ngoại tệ hoán đổi (Swaps), thu đổi ngoại tệ tiền mặt với hầu hết các loại ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi trên thị trường quốc tế như: USD, EUR, JPY, CHF...Đặc biệt năm 2005 NHNN chính thức chấp thuận cho ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn (Options) tiền đồng với các ngoại tệ tự do chuyển đổi, trong đó có cả USD. Nghiệp vụ Options tiền đồng là một thỏa thuận cho phép người mua có quyền nhưng không kèm theo nghĩa vụ mua hay bán một loại ngoại tệ bằng VND với một tỷ giá được ấn định trước vào một ngày xác định trong tương lai. Người bán có trách nhiệm thực hiện giao dịch nếu người mua muốn thực hiện quyền của mình. Bên cạnh các giao dịch giao ngay (spot), kỳ hạn (forwards), hoán đổi (swaps), options được coi là một trong những công cụ hữu hiệu nhất giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro về tỷ giá và tăng thêm lợi nhuận cho khách hàng. Để được cấp phép thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng Quân đội đã xây dựng xong quy trình thực hiện trong đó bao gồm các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Giới hạn số dư cao nhất của hợp đồng tương đương 5 triệu USD và chỉ thực hiện với các doanh nghiệp đóng tại Việt Nam và các ngân hàng Việt Nam đã được ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ Options tiền đồng. Thời hạn của giao dịch từ 3 ngày đến 365 ngày. Tuy nhiên, hoạt động KDNT chỉ tập trung ở nghiệp vụ giao ngay (spot) là chủ yếu. Các giao dịch được xếp vào loại kỳ hạn (Forwards) của Ngân hàng Quân đội hiện nay chưa phải là nghiệp vụ kỳ hạn, nó mang tính chất tài trợ xuất khẩu hơn là bảo hiểm rủi ro tỷ giá như ý nghĩa vốn có của nghiệp vụ kỳ hạn. Thực tế chỉ phát sinh nghiệp vụ mua kỳ hạn với số lượng rất ít chủ yếu là thực hiện với USD và VND. Nghiệp vụ mua kỳ hạn thực hiện ít hơn bán kỳ hạn do: Tỷ giá thị trường luôn biến động theo chiều hướng tăng, nên tỷ trọng giao dịch kỳ hạn giảm dần; lãi suất tiền gửi USD liên tục tăng nên khách hàng chuyển sang gửi USD để lấy lãi; hơn nữa, giao dịch kỳ hạn là một trong những nghiệp vụ kinh doanh còn mới ở thị trường ngoại hối Việt Nam, nên nhiều khách hàng còn chưa nhận thức được nghiệp vụ này có ý nghĩa to lớn trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá như thế nào. Bên cạnh nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ Swaps tại ngân hàng Quân đội cũng còn rất hạn chế. Nghiệp vụ Swaps được thực hiện rất ít, chủ yếu là phục vụ nhu cầu khách hàng là chính. Nguyên nhân do: Đây là một nghiệp vụ rất quan trọng đối với những thị trường ngoại hối phát triển, song nó còn là một nghiệp vụ mới mẻ tại Việt Nam. Các quy định về giao dịch Swaps tuy đã được điều chỉnh dần nhưng quy định về hạn mức gia tăng tính điểm Swaps còn cao gây bất lợi cho hoạt động KDNT. Giao dịch Swaps giữa ngân hàng Quân đội và NHNN tuy đã được triển khai nhưng còn hạn chế về số lượng giao dịch và được thực hiện trong phạm vi hẹp. Có thể nói đối với hoạt động KDNT trong nước ngân hàng Quân đội gặp ít rủi ro tỷ giá và luôn đạt được lợi nhuận cao. Hiện nay, ngân hàng Quân đội đang nghiên cứu hoàn thiện các nghiệp vụ Spot, Swaps, Options để áp dụng vào thị trường Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tránh được rủi ro tỷ giá. Kết quả hoạt động KDNT của ngân hàng Quân đội thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.3: DOANH SỐ MUA NGOẠI TỆ Đơn vị: nghìn USD Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổ chức kinh tế 97.971,89 250.483,31 183.398,08 Tổ chức tín dụng 322.122,68 237.773,85 387.882,73 Đối tượng khác 3.168,12 6.126,74 8.098,65 Tổng cộng 423.262,69 494.383,9 579.379,46 (Nguồn báo cáo thường niên ngân hàng TMCP Quân đội) Bảng 2.4: DOANH SỐ BÁN NGOẠI TỆ Đơn vị: nghìn USD Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổ chức kinh tế 357.124,19 368.635,62 499.513,32 Tổ chức tín dụng 26.949,89 130.906,89 92.891.31 Đối tượng khác 5.428,16 108,46 7866,69 Tổng cộng 389.556,24 517.650,97 600.271,32 (Nguồn báo cáo thường niên ngân hàng TMCP Quân đội) Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh số mua bán ngoại tệ của ngân hàng Quân đội liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây, không có hiện tượng giảm thất thường. Do vậy lợi nhuận thu được từ hoạt động KDNT cũng liên tục tăng, năm 2004 lợi nhuận đạt 5,647 tỷ USD, đến năm 2005 đạt 6,154 tỷ USD tăng 8,98% so với năm 2004 và đến năm 2006 lợi nhuận đạt 6,837 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm 2005. Đó là do trong những năm gần đây nền kinh tế Việt nam đang trên đà phát triển với tốc độ tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân luôn đạt trên 8%, hoạt động KDNT về cơ bản diễn ra trong tình hình mất cân đối về cung cầu ngoại tệ. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng liên tục, tỷ giá cũng biến động thường xuyên theo chiều hướng tăng, cùng với việc hạ tỷ lệ kết hối đã ảnh hưởng đến doanh số mua ngoại tệ của khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động KDNT đã đáp ứng yêu cầu cung ứng ngoại tệ cho thị trường, đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế... Thêm vào đó bằng việc áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt, có mức tỷ giá cạnh tranh sát với thị trường, đội ngũ cán bộ KDNT có trình độ chuyên môn cao đã góp phần không nhỏ vào kết quả khả quan của hoạt động KDNT thời gian qua. Mặc dù tỷ giá có biến động, nhưng doanh số mua bán ngoại tệ của ngân hàng Quân đội vẫn liên tục tăng trưởng vì ngân hàng có đội ngũ khách hàng lâu năm như Tổng công ty viễn thông Quân đội Viettel, Công ty xây dựng bộ quốc phòng...với nhu cầu ngoại tệ hàng năm để thanh toán hàng nhập khẩu hàng tỷ USD. Tuy nhiên trong quá trình mua bán ngoại tệ với khách hàng ngân hàng vẫn phải chịu rủi ro về tỷ giá. Từ lúc mua ngoại tệ của NHNN cho đến khi bán lại cho khách hàng, tỷ giá đã thay đổi làm xuất hiện rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh này. Có thể nói nguồn ngoại tệ của ngân hàng Quân đội luôn luôn nhiều, song luôn luôn trong trạng thái cần nhiều ngoại tệ để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình như: tài trợ các dự án của Bộ quốc phòng, cho vay bằng ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế, cá nhân góp vốn liên doanh, đầu tư mua cổ phần, cổ phiếu và gửi USD ra thị trường nước ngoài. Nguồn ngoại tệ của NHQĐ xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như: Lãi kinh doanh ngoại tệ, phí thanh toán quốc tế, lãi cho vay ngoại tệ, phí kiều hối và đặc biệt ngân hàng Quân đội đã tận dụng nguồn ngoại tệ khách hàng bán cho mình, ngân hàng Quân đội đã linh hoạt trong việc sử dụng chính sách Marketing để khuyến khích thu hút khách hàng bán ngoại tệ cho ngân hàng Quân đội với tỷ giá thấp. 2.2.3. Trạng thái và mức độ rủi ro tỷ giá Quản lý trạng thái ngoại hối tại Phòng Treasury Hội sở Chính sách giao dịch ngoại tệ của ngân hàng Quân đội là giao dịch ngoại tệ trên cơ sở nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu hợp pháp, hợp lệ về ngoại tệ của khách hàng trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, cung ứng hợp lý và đồng bộ về vốn, ngoại tệ với lãi suất và tỷ giá cạnh tranh để phục vụ tốt nhất và chỉ giao dịch ngoại tệ khác USD khi có nhu cầu của khách hàng. Qua thực tiễn kinh doanh ngoại hối của các tổ chức tín dụng khác chứng minh là kinh doanh ngoại hối tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, ví dụ: Ngân hàng Nông nghiệp lỗ kinh doanh ngoại tệ 500 tỷ đồng trong năm 2005, Ngân hàng Công thương lỗ 72 tỷ đồng trong năm 2006...,Quan điểm của NHQĐ quản lý chặt rủi ro trong tất cả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói riêng. Để đảm bảo tập trung quản lý rủi ro, quy định của ngân hàng đặt ra là các chi nhánh tuyệt đối không được giao dịch với nhau và với các tổ chức khác. Mọi hoạt động chu chuyển, mua bán vốn hoặc ngoại tệ đều phải thông qua Phòng Treasury Hội sở. Đầu mỗi ngày giao dịch, Phòng Treasury sẽ tập hợp các lệnh mua bán giao dịch ngoại tệ của toàn hệ thống, lập ra báo cáo trạng thái ngoại hối hàng ngày. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, Trưỏng phòng Treasury sẽ đề ra các quyết định mua bán, nhằm đảm bảo là hoạt động giao dịch trong ngày của các đơn vị trong hệ thống nằm trong phạm vi cho phép. Quản lý trạng thái ngoại hối của các chi nhánh Trạng thái ngoại hối được NHQĐ quản lý chặt chẽ. Với chức năng quản lý rủi ro ngoại hối của toàn hệ thống, phần lớn rủi ro được tập trung tại hội sở, và do Phòng Treasury quản lý. Các chi nhánh chỉ được nắm giữ số lượng ngoại tệ trong phạm vi cho phép. Phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh ngoại tệ, mỗi chi nhánh sẽ được cấp biên độ trạng thái qua đêm. Trạng thái ngoại hối của từng chi nhánh được Tổng giám đốc quy định cụ thể bằng văn bản. Hàng năm NHQĐ tổ chức đánh giá lại hạn mức trạng thái ngoại hối cho từng chi nhánh. Tổng trạng thái tất cả các đồng tiền quy ra USD của chi nhánh không được vượt quá biên độ +/- cho phép. Trong trường hợp chi nhánh nào vượt trạng thái cho phép, phải bán lại phần thặng dư hoặc mua phần thiếu hụt với Hội sở. Hiện tại, chi nhánh cấp 1 Điện Biên Phủ được cấp hạn mức trạng thái ngoại hối qua đêm quy đổi là +/- 900.000 USD, các chi nhánh khác được cấp hạn mức qua đêm quy đổi là +/- 500.000 USD. Hoạt động KDNT trên thị trường liên ngân hàng của NHQĐ chỉ được thực hiện với các tổ chức tài chính ngân hàng trong nước và các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng như Citibank, HSBC, Deustche bank. Hiện tại, NHQĐ chưa thực hiện mua bán ngoại tệ trực tiếp với các tổ chức ngân hàng nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHQĐ nhằm mục đích mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng là chủ yếu nên rủi ro về tỷ giá là không có. Trong trường hợp có trạng thái trường hoặc đoản về một loại ngoại tệ, Phòng Treasury sẽ chủ động sử dụng các nghiệp vụ để phòng ngừa.       Dưới đây là bảng trạng thái ngoại hối của toàn hệ thống NHQĐ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ được lập đầu ngày giao dịch thứ 5, ngày 26 tháng 4 năm 2007 Bảng 2.5: TRẠNG THÁI NGOẠI HỐI NHQĐ Loại tiền Trạng thái ngoại hối (+/-) Tỷ giá mở cửa Trạng thái quy đổi ra VND AUD 11.731,01 13.134,51 154.081.068 CAD 2.607,72 13.932,53 36.332.124 CHF 7.415,10 13.197,73 97.862.451 EUR 933.578,40 21.526,57 20.096.740.778 GBP 104.397,63 31.586,09 3.297.512.415 HKD 43.666,10 2.051,96 89.600.872 JPY 3.149.958,38 135,13 425.653.876 SEK 157,00 2.317,15 363.792 SGD 722,47 10.612,85 7.667.462 THB 12.823,48 479,02 6.142.703 USD 4.195.663,37 16.031,00 67.260.679.484 Tổng chi phí bằng VND: -87,766,536,508 Tổng trạng thái theo VND: 91,472,637,026 Lãi / lỗ 3,706,100,518 (Nguồn: Phòng Nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ) Nhìn vào bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ của ngân hàng có thể đưa ra một cái nhìn tổng thể về tình hình rủi ro tỷ giá của ngân hàng, kiểm tra được mức độ rủi ro của hệ thống. Mức độ rủi ro tỷ giá phụ thuộc vào trạng thái ngoại tệ mà ngân hàng đang mở. Ví dụ ngân hàng đang mở trạng thái + 4.195.663,37 USD, tỷ giá USD/VND = 16.031 thì khi tỷ giá tăng 1% thì ngân hàng có xu hướng lãi = 1%*16.031*4.195.663,37USD= 672.606.794,8 VND. Ngược lại nếu tỷ giá giảm đi 1%, thì ngân hàng có xu hướng lỗ = 672.606.794,8 VND. Tại thời điểm ngày 26/4/2007 tất cả các ngoại tệ mà ngân hàng nắm giữ đều được duy trì ở trạng thái dương ( long position), như vậy ngân hàng có xu hướng bị lỗ khi tỷ giá của tất cả các loại ngoại tệ mà ngân hàng đang nắm giữ so với đồng Việt nam giảm đi. Trạng thái ngoại tệ của ngân hàng theo từng loại tiền được giữ ở mức rất thấp, ví dụ 11.731,01 AUD; 104.397,10 GBP...Các giao dịch mua bán của khách hàng chủ yếu được thông qua USD hoặc EUR nên trạng thái của hai loại tiền này cao hơn, 4.195.663,37 USD và 933.578,40 EUR.       Về cơ bản, đầu ngày 26/04/2007 NHQĐ vẫn đang quản lý tốt rủi ro bằng trạng thái ngoại hối, lãi kinh doanh ngoại hối tại thời điểm đầu ngày là 3,7 tỷ đồng. Các biện pháp quản lý rủi ro mà ngân hàng đã thực hiện 2.3.1. Quản lý rủi ro bằng hạn mức Hạn mức là một sự giới hạn được đặt ra bởi ngân hàng cho các giao dịch viên và các đối tác kinh doanh với mục đích kiểm soát rủi ro. Mức độ của hạn mức sẽ phụ thuộc vào: kinh nghiệm của từng giao dịch viên, mức độ rủi ro mà ngân hàng chuẩn bị phải đối mặt, vốn chủ sở hữu của ngân hàng, các phản ứng của thị trường… Ngân hàng Quân đội đã ban hành Quyết định số 288/2002/NHQĐ quy định về hạn mức mua bán ngoại tệ, các nguyên tắc bảo mật trong việc chuyển tiền thanh toán....Cụ thể: Hạn mức đối với một giao dịch viên: Trạng thái trong ngày không vượt quá 1triệu USD. Giá trị tối đa/ một giao dịch không quá 500.000 USD. Trạng thái qua đêm không vượt quá 500.000 USD. Hạn mức lỗ tối đa 1.500 USD/1giao dịch. Việc giao dịch gữa ngân hàng Quân đội và các ngân hàng khác cũng được thiết lập một hạn mức giao dịch để đảm bảo tránh rủi ro cho cả hai phía. Gữa Ngân hàng Quân đội và Citibank 2triệu USD/1ngày, AMRO Hà nội 2triệu USD/ngày, CAI HCM là 1triệu USD/ngày... 2.3.2. Quản lý rủi ro bằng các nghiệp vụ Bằng các hình thức nghiệp vụ hiện nay ngân hàng Quân đội có thể giúp khách hàng và chính bản thân ngân hàng hạn chế được rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNT, cụ thể: 2.3.2.1. Sử dụng hợp đồng kỳ hạn (forwards) Nguyên tắc chung khi sử dụng hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn các đơn vị cố định tỷ giá mua hay tỷ giá bán ngoại tệ với ngân hàng, từ đó cố định các khoản phải thu hay phải chi bằng nội tệ. Tuy nhiên hợp đồng kỳ hạn chưa phải là công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá hiệu quả nhất do vẫn có khả năng diễn biến của tỷ giá trên thực tế lại nằm ngoài dự kiến trong hợp đồng, nhưng phương pháp này tạo sự yên tâm cho nhà quản lý tránh khỏi những tổn thất có thể xảy ra do đã dự tính trước được chi phí. Mọi giao dịch kỳ hạn đều phải hạch toán ngoại bảng và mục đích của hợp đồng giao dịch kỳ hạn là nhằm loại trừ khả năng không chắc chắn về tỷ giá giao ngay tại một thời điểm trong tương lai. Như vậy, thay vì việc chờ tới thời điểm cuối năm mới chuyển được lượng USD thành VND với một tỷ giá giao ngay chưa xác định được trước thì ngân hàng có thể ngay tại thời điểm hôm nay bán kỳ hạn một năm một lượng USD dự tính sẽ thu được vào cuối năm. Bằng cách làm như vậy ngân hàng đã tránh được rủi ro tỷ giá biến động tại thời điểm cuối năm và đảm bảo được mức lợi nhuận dự tính. Ví dụ: Khách hàng có nhu cầu mua 100.000 USD kỳ hạn 6 tháng bằng VND. Tại thời điểm hiện tại, tỷ giá giao ngay USD/VND =16.037, ngày giao dịch 9/4/2007, ngân hàng Quân đội chào giá kỳ hạn 6 tháng USD/VND = 16.535, khách hàng đồng ý mua. Để quản lý rủi ro sau 6 tháng ngân hàng Quân đội làm như sau: Mua USD/VND giao ngay ngày 9/4/2007 theo tỷ giá 16.037, khi đó ngân hàng có 100.000 USD và phải trả 1.603.700.000 VND. Gửi 100.000 USD kỳ hạn 6 tháng lãi suất 4%/năm, thu lãi = 2.000 USD. Tuy nhiên, ngân hàng phải vay 1.603.700.000 VND thời hạn 6 tháng với lãi suất 8%/năm, số tiền lãi phải trả = 64.148.000 VND. Lấy tỷ giá ngày 9/4/2005, lãi 2.000 USD x 16.037 = 32.074.000 VND, trong khi đó ngân hàng phải trả lãi đi vay là 64.148.000 VND. Nếu xét về lãi suất ngân hàng lỗ - 32.074.000 VND. Như vậy, tỷ giá kỳ hạn tối thiểu phải bù đắp được khoản lỗ này. Số điểm lỗ = 32.074.000 VND/ 100.000 USD =320,74 điểm. Tỷ giá kỳ hạn USD/VND tối thiểu phải là 16.037 + 320,74 = 16.357,74 thì ngân hàng mới đủ hoà vốn. Với việc mua giao ngay và gửi 6 tháng cùng một lượng ngoại tệ ngân hàng đã hạn chế được rủi ro tỷ giá khi tỷ giá USD/VND thay đổi trong 6 tháng tới. 2.3.2.2. Sử dụng hợp đồng giao dịch hoán đổi (swaps) Ví dụ: Doanh nghiệp X có một bộ chứng từ hàng xuất khẩu trị giá 200.000 USD được thanh toán ngày 10/03/2007. Vào ngày 25/04/2007 doanh nghiệp X phải thanh toán một lô hàng nhập trị giá 150.000 USD, tuy nhiên doanh nghiệp cũng có nhu cầu sử dụng nguồn tiền tương đương 200.000 USD vào hoạt động kinh doanh đến trước ngày thanh toán lô hàng nhập. Tỷ giá mua giao ngay chuyển khoản USD/VND ngày 10/03/2007 là 16.037. Xu hướng tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ngân hàng dự kiến tỷ giá giao ngay vào ngày 25/04/2007 tăng thêm khoảng 20 điểm (tức tỷ giá USD/VND = 16.057 vào ngày 25/04/2007). Để thực hiện thanh toán 150.000 USD vào ngày 25/04/2007 doanh nghiệp có thể lựa chọn hai phương án giao dịch ngoại hối: Phương án 1: Thực hiện hai giao dịch riêng biệt Bán giao ngay 200.000 USD cho ngân hàng ngày 10/03/2007 Mua giao ngay hoặc mua kỳ hạn ngắn (3-5 ngày) số tiền 150.000 USD thanh toán vào ngày 25/04/2007. Phương án 2: Thực hiện một giao dịch hối đoái hoán đổi Bán giao ngay 150.000 USD ngày 10/03/2007. Mua kỳ hạn 45 ngày số tiền 150.000 USD thanh toán vào ngày 25/04/2007 với tỷ giá kỳ hạn USD/VND 16.051 Tiện ích Đối với doanh nghiệp: Điểm khác biệt trong hai phương án giao dịch của ví dụ trên là ở bước (2) của mỗi phương án. Trong phương án 1, doanh nghiệp mua giao ngay hoặc mua kỳ hạn ngắn số tiền 150.000 USD để thanh toán ngày 25/04/2007, tỷ giá USD/VND vào thời điểm mua có nhiều khả năng đạt ở mức 16.057 hoặc hơn, ngay cả khi tỷ giá USD/VND chưa đạt tớ 16.057 nhưng vượt quá 16.051 thì bước (2) của phương án 1 vẫn làm tăng chi phí của doanh nghiệp so với bước (2) của phương án 2. Giả sử tỷ giá giao ngay vào ngày 25/04/2007 là 16.058 theo phương án 1, doanh nghiệp mua giao ngay số tiền 150.000 USD (16.058 – 16.051)* 150.000 = 1.050.000 VND Như vậy, nếu thực hiện giao dịch hoán đổi doanh nghiệp đã tiết kiệm được 1.050.000 VND, đồng thời đảm bảo được việc thanh toán số tiền 150.000 USD ngày 25/04/07. Đối với ngân hàng: Trong phương án 2, ngân hàng thực hiện giao dịch hoán đổi và thu được lãi từ chênh lệch tỷ giá là: (16.051 – 16.037)* 150.000 = 2.100.000 VND Số tiền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (2).doc
Tài liệu liên quan