Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư, thương mại và xây dựng công trình giao thông I

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG I TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG I

1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và xây dựng giao thông I

2. Các lĩnh vực hoạt động Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông I

3. Chức năng và nhiệm vụ hiện nay của Công ty

3.1. Chức năng

3.2. Nhiệm vụ

3.3. Quyền hạn

3.4. Nghĩa vụ

4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và lực lượng lao động của Công ty

5. Đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây dựng

6. Đặc điểm về lao động

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG I TRONG THỜI GIAN QUA.

1. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh

2. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của Công ty trong thời gian qua

2.1. Nguồn vốn đầu tư của Công ty

2.1.1. Vốn cố định

2.1.2. Vốn lưu động

2.2. Cơ cấu vốn và huy động vốn

2.2.1. Cơ cấu vốn

2.2.2. Huy động vốn

3. Nội dung đầu tư của Công ty trong những năm qua

3.1. Đầu tư vào máy móc thiết bị

3.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực

3.3. Các dự án Công ty đã đạt được trong thời gian qua

4. Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của Công ty trong thời gian qua

4.1. Những thành tựu đã đạt được

4.2. Tồn tại về hoạt động đầu tư

CHƯƠNG II: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG I.

I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

II. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY

1. Tăng cường đầu tư vào công tác đào tạo nâng cao trình độ ngũ cán bộ chuyên môn

2. Đầu tư đổi mới công nghệ nhằm phục vụ cho các công tác khảo sát thiết kế và lập dự toán công trình

3. Hoàn thiện bộ máy quản lý, điều hành sản xuất

4. Thực hiện chấn chỉnh và tăng cường khâu quản lý kinh tế kỹ thuật

5. Tăng cường sử dụng lao động địa phương

6. Lựa chọn phương án thi công hợp lý

7. Đổi mới phương pháp quản lý và chế độ hạch toán kinh doanh

8. Các giải pháp nhằm thu hút và sử dụng vốn đầu tư

KẾT LUẬN

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư, thương mại và xây dựng công trình giao thông I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá 100.000 đồng. Đây là loại trái phiếu có bảo lãnh thanh toán ( trái phiếu đảm bảo) với số lượng phát hành là 350.000 trái phiếu. Tổng trị giá: 35.000.000.000 đồng Ngày phát hành: 28/10/2005 Ngày đáo hạn: 28/10/2008 ( 3 năm ) Lãi suất: 9,15%/năm Trả lãi vào cuối mỗi năm, phương thức phát hành là bảo lãnh toàn bộ giá trị phát hành. Đợt phát hành trái phiếu này có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các dự án, tiếp cận được với các kênh huy động vốn và chủ động linh hoạt trong việc sử dụng vốn. Hơn nữa, thực hiện tành công chủ trương đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm giảm bớt sức ép vốn vay từ các Ngân hàng. Nguồn vốn đầu tư của Công ty bao gồm: Vốn cố định và vốn lưu động . 2.1.1. Vốn cố định: Nguồn vốn này biểu hiện khả năng đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất của Công ty trong quá trình tiến hành sản xuất, thi công các công trình có thể huy động tứng bộ phận hoặc huy động toàn bộ tài sản này để đảm bảo tiến độ thi công của công trình. Vốn cố định bao gồm toàn bộ tài sản hiện có của Công ty như: Máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho tàng, xe, phương tiện bảo hộ lao động…. Theo số liệu của Phòng tài chính kế toán từ năm 2003 trở lại đây nguồn vốn của Công ty như sau: Cơ cấu vốn cố định của Công ty trong 3 năm ( 2003 – 2005) Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng giá trị 2003 2004 2005 %/2002 %/03 %/04 Vốn cố định 5.763.089,5 6.978.190,9 8.594.327,1 97.6 121,1 123,1 Qua tính toán từ bảng số liệu trên ta thấy: Vốn cố định của Công ty tăng trưởng dần theo từng năm, những con số này có rất nhiều ý nghĩa, khi tài sản cố định tăng, phản ánh việc đầu tư hoặc tái đầu tư để hiện đại hóa và tăng năng lực sản xuất thi công của Công ty. Năm 2004, vốn cố định của Công ty là: 6.978.190,9 tỷ đồng tăng 121,1 % so với năm 2003. Năm 2005 số vốn này tăng lên 123,1% so với năm 2004. Trong 3 năm qua, bình quân lượng vốn cố định của Công ty là 7,11 tỷ đồng, qua xem xét và so sánh thì không có sự chênh lệch lớn so với lượng vốn thực TSCĐ mà Công ty sử dụng hàng năm. Vốn cố định ngày một tăng nói lên sự chuyển biến về đầu tư kinh doanh và cơ hội phát triển của Công ty. 2.1.2 Vốn lưu động: Nguồn vốn này của Công ty liên tục tăng và tăng một cách nhanh chóng qua các năm. Phản ánh tổng quát giá trị tài sản dưới hình thái tiền tệ và hiện vật đang sử dụng trong các khâu kinh doanh. Nó bao gồm vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…), tài sản dự trữ, hàng tồn trong kho… Các con số này thể hiện khả năng linh hoạt trong việc mua sắm nguyên vật liệu để phục vụ cho công tác thi công như: vật tư, dụng cụ… và đầu tư ngắn hạn. Năm 2003: 5.978.385.000 đồng Năm 2004: 8.341.649.850 đồng Năm 2005: 12.647.586.763 đồng Vốn lưu động tăng phản ánh quá trình thu hồi vốn kinh doanh với các khoản phải thu của khách hàng được tăng cường, mặt khác phản ánh sự chuyển biến về chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên Công ty cần phải có những giải pháp để giảm chi phí vốn tồn đọng trong kho, giảm chi phí bảo quản. Hơn nữa Công ty cũng phải tích cực trong việc thu hồi vốn từ khách hàng sau khi công trình hoàn thành để đáp ứng những khả năng thanh toán kịp thời hơn nữa để chủ động dùng tiền để phục vụ nhu cầu kinh doanh một cách nhanh chóng. 2.2. Cơ cấu vốn và huy động vốn 2.2.1. Cơ cấu vốn Để phát huy quyền chủ động tài chính của các đơn vị cơ sở Tổng Công ty đã thực hiện giao cho các đơn vị cơ sở chủ động về tài chính và quản lý tài chính đảm bảo trên những nguyên tắc cơ bản về chế độ hạch toán kinh tế. Trên cơ sở hợp đồng nhận thầu xây lắp đã ký kết đơn vị lập kế hoạch theo tiến độ thi công đã thống nhất trong hợp đồng ký kết giữa hai bên và kế hoạch thu hồi vốn có thể ký kết để trình Tổng Giám đốc Công ty xét duyệt. Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch giao cho các đơn vị nội bộ như sau: - Tổng doanh thu và lợi nhuận - Mức trích nộp gồm có: - Nộp kinh phí cho cấp trên - Trích nộp khấu hao TSCĐ - Nộp kinh phí công đoàn : 2% - Nộp NSNN: Thuế thu nhập, thuế tài nguyên………. Các đơn vị có trách nhiệm nộp các khoản tiền trên theo kế hoạch đã duyệt vào cuối tháng, cuối quí, cuối năm. Ngoài ra Công ty cấp một lượng vốn lưu động nhất định cho các đơn vị nội bộ theo kế hoạch duyệt hàng năm. Các đơn vị trực thuộc được phép mở tài khoản tại các ngân hàng, được chủ động vay vốn ngân hàng để phục vụ hoạt động đầu tư nếu cần thiết. 2.2.2. Huy động vốn Trong những năm gần đây, Công ty đã khai thác tối đa việc tận dụng các chính sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước, hợp tác chặt chẽ với các quỹ tín dụng. Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty và kế hoạch sử dụng vốn đó một cách hiệu quả, tuy nhiên rủi ro cũng thường rất lớn vì vậy song song với việc huy động vốn thì Công ty phải điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp và lập kế hoạch sử dụng có hiệu quả nhất để nâng cao hiệu quả đầu tư của Công ty trong điều kiện chi phí vốn vay ngày một cao. 2.3. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư của Công ty Thời gian qua Công ty không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Phát huy cao độ tiềm năng sẵn có và chủ động trong mọi công việc. Hơn nữa, được các Bộ, ngành tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động của Công ty vì vậy đã thu được những thành quả tốt Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng giá trị đầu tư (1) 4.570,596 6.346,734 10.362,000 Tổng giá trị sản xuất kinh doanh (2) 8.473,416 12.511,326 13.675,397 Tỷ trọng: 1/2 53,9 50,7 75,7 Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của Công ty Qua bảng trên ta thấy, chỉ tiêu tỷ trọng đầu tư trên tổng giá trị sản xuất kinh doanh cao. Tuy nhiên số liệu qua các năm không đồng đều: Năm 2003 là: 53,9% ; năm 2004 là: 50,7%; năm 2005 là: 75,7%. Tỷ trọng năm 2004 giảm so với năm 2003 và tăng cao nhất vào năm 2005. Nhìn chung mức tăng trưởng hàng năm là cao cho thấy hoạt động của công ty đã đạt được hiệu quả và đang trên đà phát triển. 3. Nội dung đầu tư của Công ty trong những năm qua 3.1. Đầu tư vào máy móc thiết bị Trên cơ sở nhiệm vụ, mục tiêu tiến độ và khối lượng thi công các công trình, xác định nhu cầu đầu tư mới nhằm nâng cao năm lực và đổi mới công nghệ, đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ thi công xây lắp tại các công trình và nâng cao năng lực thi công. Hiện nay công ty đang tập trung và đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ đầu tư chiều sâu để sẵn sàng đấu thầu xây dựng, thi công các công trình trong và ngoài nước. Trong cơ chế thị trường hiện nay Công ty có đầy đủ điều kiện để phát huy quyền tự chủ trong SXKD với tính năng động sáng tạo luôn vươn lên tìm phương án tối ưu nhất. Là một doanh nghiệp Nhà nước có tổ chức sản xuất khép kín trực thuộc Tổng công ty XDCTGT I nên công ty có những quyền hạn và nghĩa vụ như một tổ chức kinh tế (bảng 3) Bảng 3: Tài sản cố định và máy móc thiết bị năm 2005 ( ĐVT: 1000đồng) TT Chỉ tiêu Đầu năm (nghìn đồng) Tăng trong năm (nghìn đồng) Cuối năm (nghìn đồng) I TSCĐ hữu hình 8.596.975 5.356.158 13.953.133 1 Nhà cửa, nhà xưởng 3.195.074 1.942.945 5.138.019 2 TSCĐ khác 81.531 81.531 3 Máy móc thiết bị 2.421.326 1.933.418 4.354.744 4 Phương tiện vận tải 1.950.335 851.546 2.801.881 5 Thiết bị dụng cụ quản lý 948.709 628.249 1.576.958 II TSCĐ thuê tài chính 1.275.576 1.275.576 Tổng 9.872.551 5.356.158 15.228.709 Như vậy, tính đến cuối năm 2004 , đầu năm 2005 tổng TSCĐ của Công ty là: 9.872.551 triệu đồng, trong đó tổng số vốn đầu tư cho XDCB ( nhà xưởng) là: 3.195.074 triệu đồng (32,3 % tổng số vốn đầu tư vào TSCĐ). Vốn cố định cho máy móc thiết bị và phương tiện vận tải là: 4.371.661 triệu đồng ( 44,2%) chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số vốn đầu tư. Ngoài ra năm 2004 Công ty phải thuê ngoài một lượng máy móc thiết bị phục vụ tiến độ thi công và yêu cầu công trình là: 1.275.576 triệu đồng (chiếm 12,9 % tổng vốn đầu tư vào TSCĐ). Trong năm 2005 Công ty đã đầu tư: 5.356.158 triệu đồng vào TSCĐ để tăng năng lực sản xuất thi công nên Công ty đã đầu tư thêm 1.933.418 triệu đồng để thêm cần cẩu, máy ủi như vậy tăng so với năm 2004 là 79,8%. Về phương tiện vận tải do trong những năm trước Công ty đã phải tiến hành thuê ngoài vận chuyển nhiều nên đã gây nên tình trạng thất thoát vật tư nguyên vật liệu lớn do đó trong năm 2005 Công ty đã đầu tư thêm 851.546 triệu đồng để mua thêm một số ôtô để chuyên trở, chất lượng và tiến độ thi công công trình cần phải thường xuyên kiểm tra theo dõi do đó Công ty cũng đầu tư thêm 628.249 triệu đồng đê mua thêm thiết bị dụng cụ quản lý. Nhờ và việc đầu tư trong năm 2005 (Công ty vừa tiến hành sản xuất vừa tiến hành đầu tư mua sắm) nên trong năm 2005 Công ty không phải tiến hành thuê thêm bên ngoài tài sản tài chính, nhờ đó mà hoạt động thi công của Công ty chủ động hơn, giảm được chi phí thuê ngoài và chi phí thuê vận chuyển, hạn chế thất thoát từ đó tăng lợi nhuận tích luỹ để tái đầu tư mở rộng sản xuất. Danh mục thiết bị thi công chính của Công ty Tên thiết bị ĐVT Số lượng Năm SX Nước sản xuất Máy khoan cọc nhồi Chiếc 5 1994 Japan Máy trộn bê tông Chiếc 3 1992 China Máy ép thủy lực Chiếc 4 1990 Germany Cần cẩu thép Chiếc 2 1993 Japan Ô tô tải Chiếc 7 1989 Korea Máy ép cọc Chiếc 5 1991 Japan Máy nén khí Chiếc 4 1995 Japan Máy ủi Chiếc 2 1988 Japan Máy đào đất Chiếc 4 1994 China Máy lu rung Chiếc 2 1992 Germany Máy đóng búa hơi Chiếc 3 1991 Korea Gầu đào thủy lực Chiếc 6 1993 Germany Xe công nông Chiếc 2 1989 Korea Máy san nền Chiếc 5 1992 Japan ………………. Ngoài danh mục những bị thi công chính, Công ty còn đầu tư vào một số thiết bị thiết yếu khác phục vụ cho nhu cầu thi công của các công trình. Trong những năm qua Công ty đã đầu tư một số lượng lớn máy móc thiết bị của nước ngoài, ngoài ra Công ty còn thay thế sửa chữa các thiết bị máy móc đã bị cũ. Hơn nữa, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, tin học được coi như là một trong những công cụ trong lĩnh vực khảo sát thiết kế, vì vậy Công ty rất trú trọng đến các phần mềm tin học đòi hỏi khắt khe về chất lượng, độ chính xác, đề ra các giải pháp hiện đại trong đồ họa như là: Kỹ thuật hỗ trợ không gian ba chiều, kỹ thuật in ấn với độ phân giải cao và các chương trình thiết kế khung nhà , kiểm tra cấu kiện bê tông cốt thép, các chương trình thiết kế đường và khảo sát trắc địa…. Các thiết bị khảo sát địa hình có nhiều ưu điểm trong công tác khoan, khai thác các giếng nước ngầm, máy khoan khảo sát địa chất có chất lượng tốt và máy khảo sát địa hình như máy cơ điện tử, ngoài ra các thiết bị phục vụ cho công tác thí nghiệm vật liệu và bê tông xi măng, các thiết bị dùng cho công tác thí nghiệm thép, mối hàn không cần phải phá hủy và các thiết bị phục vụ công tác thí nghiệm mặt đường và vận chuyển mẫu. 3.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực Lao động là nguồn nhân lực để tạo ra của cải vật chất, họ là yếu tố quyết định đến sản xuất hoạt động kinh doanh của Công ty. Chúng ta đã biết con người hoạt động để tồn tại và phát triển, làm việc để phục vụ nhu cầu vật chất còn giải trí là đáp ứng nhu cầu tinh thần, trung quy lại mọi hoạt động là đều vì mục đích cuối cùng là con người. Do đó, con người là nhân tố quan trọng nhất, trung tâm trong sự phát triển của một cộng đồng, một đất nước nói chung và một cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Về nguồn nhân lực phải trú trọng đến chất lượng đó chính là trình độ, sự hiểu biết, năng lực tay nghề. Nó quyết định đến vị trí, sự phát triển con người trong xã hội. Tuy nhiên thực trạng nguồn nhân lực của Công ty còn nhiều bất cập do chưa nhận thức hết về vai trò của nguồn nhân lực và đặc biệt quan trọng đối với ngành Xây dựng một ngành nhiều bất chắc và rủi ro, lực lượng lao động trong Công ty từ cán bộ quản lý đến người lao động chưa đảm bảo về chất lượng. Về cán bộ quản lý phần lớn trình độ còn yếu, không được đào tạo kiến thức quản lý kinh doanh, năng lực điều hành còn hạn chế, quen với lối làm việc cũ, kém năng động, chậm thích ứng với cơ chế thị trường. Về trình độ tay nghề người lao động còn thấp, một bộ phận lao động phổ thông khá lớn đang làm việc trong Công ty, lao động chưa được trang bị kiến thức đầy đủ, thiếu kỹ năng lao động. Thêm vào đó việc đầu tư vào việc đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động của Công ty chưa được lập kế hoạch cụ thể và cũng chưa có một ngân sách riêng dành cho công tác này (Bảng 4) Bảng 4: Chi phí đào tạo lao động 2003-2005 TT Chỉ tiêu Chi phí (Tr.đồng) 1 Đào tạo cán bộ quản lý, thiết kế 83 2 Mở lớp nâng cao tay nghề 128 3 Mở lớp dạy nghề 167 Tổng 378 Như vậy trong 3 năm qua Công ty đã chi 378 triệu đồng cho công tác đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với mục đích người lãnh đạo quản lý có trình độ trong lập kế hoạch, quản lý bố trí, sắp xếp công việc. Người lao đông có tay nghề để vận hành có hiệu quả máy móc thiết bị đã đầu tư. Chi phí cho công tác đào tạo bao gồm: Công ty đã chi 83 triệu cho công tác đào tạo cán bộ quản lý, 128 triệu đồng để mở các lớp nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật, đặc biệt đã phối hợp với các trường dạy nghề bỏ ra khoản tiền lớn nhất là 167 triệu đồng cho công tác đào tạo mới đội ngũ công nhân cho các ngành nghề phục vụ cho công tác thi công xây dựng từ khởi công đến hoàn thiện. Với ngân sách 378 triệu đồng trong 3 năm dành cho công tác đầu tư vào nguồn nhân lực đây là một số lượng không đáng kể so với chi phí nền kinh tế bỏ ra nhưng Công ty phải tự chủ động về mọi mặt thì đây là một sự nỗ lực rất lớn, một cải các về nhận thức của ban lãnh đạo Công ty. Nó góp phần rất lớn trong sự phát triển chung của đất nước, sự phát triển của Công ty, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc khẳng định năng lực của Công ty. Từ năm 2003 đến nay lực lượng lao động của Công ty đã tăng mạnh mẽ về số lượng và trình độ tay nghề, tình hình được biểu hiện thông qua bảng số liệu sau (bảng 5) Bảng 5: Lao động Công ty trong năm 2003 - 2005 Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Đại học và trên đại học 17 26 32 Cao đẳng, trung cấp 45 56 61 Công nhân kỹ thuật 288 403 527 Tổng 350 485 620 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty tăng nhanh qua các năm cả về số lượng và tỉ trọng, về số lượng thì số người tôt nghiệp đại học qua các năm đều tăng đặc biệt năm 2004 và năm 2005 số lượng này là 26 người (tăng 152,9% so với năm 2003), 32 người (tăng 182,3% so với năm 2003). Đội ngũ Cao đẳng, trung cấp cũng tăng nhanh về số lượng từ 45 người năm 2003 lên tới 61 người năm 2005. Đặc biệt đáng chú ý là đội ngũ công nhân kỹ thuật của Công ty, đội ngũ này tăng lên rất nhanh về số lượng và chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng lao động. Việc tổ chức thi nâng bậc tay nghề cho công nhân kỹ thuật giúp cho Công ty có một đội ngũ công nhân kỹ thuật tương đối đồng đều có khả năng hoàn thành công việc có hiệu quả nhất. So với năm 2003 tính đến năm 2005, thì đội ngũ công nhân kỹ thuật tăng mạnh ( tăng 182,9%), điều này cho thấy Công ty ngày càng phát triển. Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thi công công trình đây là lĩnh vực đòi hỏi nhiều về thể lực nên lực lượng Công ty tuy đông nhưng chủ yếu là nam giới. Công ty đã trú trọng phát triển theo chiều sâu tức là quan tâm đến phát triển con người, đây là chiến lược phát triển lâu dài . Công ty đã không ngừng tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng lao động, nâng cao trình độ tay nghề. Ngoài việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực, hàng năm Công ty vẫn chú trọng tới việc tuyển dụng cán bộ, lao động, công nhân phục vụ cho công tác quản lý cũng như thi công. Với chi phí đào tạo Công ty đã bỏ ra ( bảng 4), ta thấy vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực qua các năm thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng: Vốn đầu tư vào nguồn nhân lực Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Vốn đầu tư (1) 4.570 6.346 10.362 2 Vốn đầu tư vào nguồn nhân lực (2) 75 120 183 3 Tỷ lệ: 2/1 0.016 0.018 0.0176 Từ bảng số liệu ta thấy thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Công ty đang ngày càng được chú trọng, biểu hiện qua lượng vốn đầu tư tăng từ 75 triệu đồng năm 2003 lên 183 triệu đồng vào năm 2005. Đây chưa phải là một con số đầu tư lớn so với những Công ty khác trong cùng ngành nhưng cũng đã thể hiện được sự quan tâm của Ban lãnh đạo đối với nhân tố nguồn nhân lực của Công ty. 3.3. Các dự án Công ty đã đạt được trong thời gian qua Với phương châm mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất để trở thành một Công ty vững mạnh, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay Công ty Công trình Giao thông I đã và đang đầu tư mới sang nhiều lĩnh vực, nhằm tạo dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế cũng như trong toàn Công ty. Bảng: Các dự án Công ty đã làm trong thời gian qua Đơn vị tính :triệu đồng STT Chỉ tiêu Dự án Vốn đầu tư 1 Công trình 13 Bắc Lào 1 12.356 2 Đường cao tốc Láng – Hòa Lạc 1 9.765,7 3 Quốc lộ 1 – Bắc Ninh 1 10.350 4 Quốc lộ 3, QL 34 – Cao Bằng 2 18.169 5 Đường Trung Lương – Mỹ Thuận 1 13.469,3 6 Nhà máy Gạch Grantys - đang làm thủ tục 1 4.350 7 Các dự án khác 3 5.643 Tổng số các dự án 10 74.103 Hiện nay Công ty đang làm thủ tục triển khai xây dựng dự án Nhà máy gạch Grantys với tổng vốn đầu tư 4.350 triệu đồng, qua nghiên cứu thị trường cũng như xem xét trong tương lai, đây là dự án khả thi đang được thị trường xây dựng chấp nhận. Với dự án này qua khảo sát thị trường, khảo sát địa chất, khảo sát nguyên liệu cho thấy xây dựng nhà máy gạch Granty với công suất 16-22 triệu viên/ năm là hoàn toàn khả thi và được các Ban, ngành tạo điều kiện ủng hộ. Các công trình làm đường Quốc lộ đã hoàn thành và đi vào hoạt động đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế nước ta nói chung và đem lại lợi nhuận cho Công ty nói riêng và đã đáp ứng tốt nhu cầu của ngành giao thông nước ta. Ngoài ra Công ty còn đầu tư vào các dự án khác như: Xưởng cơ khí, xưởng sản xuất phụ gia bê tông , sản xuất ống thép phục vụ sản xuất…… Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Công ty ngày càng chú trọng vào việc phát triển mở rộng đầu tư và dần dần phát huy được kết quả, bước đầu đã có những tín hiệu đáng mừng đây là sự khích lệ to lớn đối với toàn Công ty mặc dù hiệu quả chưa cao nhưng kết quả Công ty đã đạt được cho đến ngày nay là quá trình kiên định và là kết quả của hơn 20 năm phát triển và trưởng thành. 4. Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của Công ty trong thời gian qua Trong thời gian qua, quy mô và năng lực của Công ty đã được tăng lên về mọi mặt, cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty từ Ban lãnh đạo đến người lao động Công ty đã xây dựng cho mình một thị trường ổn định. Để hoàn thiện mình Công ty thường xuyên tổng kết, đánh giá xem xét những mặt Công ty đã làm tốt, những gì còn tồn tại để có chiến lược phát huy và hạn chế, rút kinh nghiệm cho quá trình hoạt động hiệu quả hơn. Để đánh giá hiệu quả mà Công ty đã đạt được trong thời gian qua, ta xem xét chỉ tiêu tài chính mà Công ty đã đạt được. Bảng: Chỉ tiêu tài chính của Công ty STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số lượng lao động 350 485 620 Vốn đầu tư 4.570.596,0 6.346.734,0 10.362.000,0 Tổng doanh thu 30.567.998 26.748.032 37.635.874 Doanh thu thuần 19.940.231 13.342.237 25.931.083 Dthu thuần/Vốn đầu tư 4.362 4.214 2.502 Nộp Ngân sách 305.679 267.458 386.356 Lợi nhuận sau thuế 1.012.552 502.737 1.682.428 Thu nhập bình quân 1.165 1.327 1.496 Vốn cố định/Tổng VĐT 1,26 1,09 0,82 Lợi nhuận/Tổng DT 0.033 0.018 0.044 Nhìn vào bảng trên ta thấy các chỉ tiêu tài chính của Công ty trong 3 năm qua không đồng đều. Doanh thu của năm 2004 giảm so với năm 2003, vì vậy hiệu suất sử dụng vốn qua các năm cũng khác nhau, năm 2003 là năm sử dụng vốn có hiệu quả nhất, cứ một đồng vốn tạo ra thêm 4,36 đồng doanh thu, thấp nhất vào năm 2005 đầu tư một đồng vốn chỉ tạo ra được 2,50 đồng doanh thu, như vậy hiệu quả sử dụng vốn đạt hiệu quả chưa cao. Chỉ tiêu lợi nhuận/tổng doanh thu của công ty trong những năm qua chưa được cao. Năm 2003 chỉ tiêu này đạt 0.033 nghĩa là cứ 1000 đồng doanh thu thì tạo ra được 33 đồng lợi nhuận, năm 2004 chỉ tiêu này chỉ tạo ra được 18 đồng. Tuy nhiên vào năm 2005 chỉ tiêu này đã có tiến triển khá hơn 2 năm trước, đã tăng được 44 đồng lợi nhuận. Như vậy về hiệu quả tài chính trong 3 năm qua, công ty đã đạt được những thành quả nhất định đó là tạo ra lợi nhuận để tích lũy mở rộng sản xuất, tuy nhiên chưa thực sự đạt được những hiệu quả như công ty mong muốn. Ngoài việc đem lại lợi ích cho Công ty, đầu tư còn mang lại hiệu quả cho nền kinh tế, đã tạo ra được khối lượng công việc cho người lao động. So với năm 2003 thì số lượng lao động đã tăng lên đáng kể vào năm 2005, ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động còn góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tạo thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho người lao động. 4.1. Những thành tựu đã đạt được Trong những năm qua, Công ty đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu, tiến độ tại các công trình trọng điểm như: Công trình đường 13 Bắc Lào, Quốc lộ 5 Hà nội – Hải Phòng, Hà nội – Cầu giẽ, QL 279 Quảng Ninh…. Và một số công trình đang thi công như: Cầu Thanh trì, đường dẫn cầu Bãi cháy…. Ngoài ra, Công ty đang chuẩn bị làm thủ tục triển khai xây dựng Nhà máy sản xuất gạch Grantys ngoài ra Công ty tích cực tập trung đầu tư các dự án thủy điện, nhà ở cho chiến lược lâu dài. Công ty đã đảm nhận được công tác tư vấn thiết kế kỹ thuật cho các công trình xây dựng, chất lượng hồ sơ thiết kế được nâng cao đáp ứng được tiến độ thi công các công trình. Công ty thi công các công trình đều đảm bảo được chất lượng sản phẩm xây lắp theo yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn quy định, không có tình trạng các hạng mục công trình bị phá đi làm lại do kém chất lượng. Đảm bảo đúng chất lượng và an toàn lao động. Công ty đã khắc phục khó khăn về thiếu vốn mua nguyên vật liệu bằng cách mở rộng quy mô ngành nghề sản xuất, phục vụ trực tiếp thi công công trình và tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Công ty đã chú trọng đến việc mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ quá trình thi công. Công ty đã trú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực và trình độ, tay nghề của cán bộ công nhân viên, đảm bảo việc làm cho người lao động với thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/người/tháng. Với những thành tích đã đạt được, trong năm 2005 Công ty đã được nhận cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ và của Bộ Giao thông, ngoài ra rất nhiều cá nhân và tập thể được nhận cờ, giấy khen của chính phủ và của Bộ. Đây chính là một động lực thúc đẩy để toàn bộ cán bộ, đảng viên và công nhân viên hăng hái và vững bước tiến tới thực hiện nhiệm vụ năm 2006. 4.2. Tồn tại về hoạt động đầu tư Bên cạnh những thành tựu đã đạt được nhưng không thể không kể đến những khó khăn mà Công ty đã gặp phải trong thời gian qua. Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp tuy đạt được kế hoạch nhưng triển khai còn chậm, còn nhiều vướng mắc và tồn đọng về công tác tài chính. Thị trường xây dựng cạnh tranh ngày càng khốc liệt, lãi suất vay vốn ngày càng cao, thị trường nguyên vật liệu còn nhiều biến động. Tuy Công ty đã lập kế hoạch và chi cho đào tạo nguồn nhân lực nhưng trình độ của cán bộ, tay nghề của công nhân kỹ thuật còn hạn chế từ đó công tác lập phương án thi công và bố trí sử dụng lao động chưa hợp lý, làm cho tiến độ công trình chậm lại, tốn nhiều chi phí không cần thiết… Về công tác đầu tư, giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn do cơ chế của các địa phương không thống nhất về phương án và giá cả đền bù giải phóng mặt bằng. Công tác đấu thầu còn chậm, lực lượng làm tư vấn giám sát thi công xây dựng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc khi cần. Công ty đã có những văn bản chỉ đạo nhưng công tác nghiệm thu thanh toán và bàn giao công trình vẫn còn gặp nhiều vướng mắc làm ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn của các công trình. ….. chương II Phương hướng phát triển và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư, thương mại và xây dựng giao thông I Công ty bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2006 và những năm tiếp theo trên cơ sở những thuận lợi và cũng không ít những khó khăn. Công ty tiến hành thi công nhiều công trình có quy mô lón đã tạo nền tảng cho công ty trong những năm tiếp theo, thêm vào đó Nhà nước có mục tiêu đưa thủ đô trở thành thành phố đi đầu trong công cuộc đổi mới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và coi đô thị mới là một sự phát triển chiến lược của thủ đô Hà nội. Hà nội đã và đang triển khai xây dựng nhiều khu đô thị mới và có kế hoạch xây dựng những khu trung cư đặc biệt do đó đã tạo cho Công ty nhiều cơ hội tạo sự phát triển cho chính mình và góp phần tham gia vào hoàn thành kế hoạch của Nhà nước. Tuy nhiên, Công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn ở phía trước đó là sự biến động của thị trường, những đối thủ rất mạnh trên thị trường xây dựng và những hạn chế ngay trong nội tại Công ty. Đảng và Nhà nước vạch ra đường lối phương hướng và chính sách phát triển, trên cơ sở đó Công ty cũng đề ra phương hướng mục tiêu của năm tới và những giải pháp để thực hiện mục tiêu đó. I. PHương hướng và mục tiêu phát tri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32800.doc
Tài liệu liên quan