Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của công ty Cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế

MỤC LỤC

 

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1 Vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp 3

1.1.1 Khái niệm về Doanh nghiệp 3

1.1.2 Vốn của Doanh nghiệp 4

1.1.3 Phân loại vốn của Doanh nghiệp 4

1.1.3.1 Phân loại theo góc độ quản lý của Nhà nước 4

1.1.3.2 Phân loại theo nguồn gốc hình thành vốn 5

1.1.3.3 Phân loại theo tính chất luân chuyển vốn 7

1.1.4 Vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp 8

1.1.4.1 Khái niệm vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp 8

1.1.4.2 Vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên 10

1.1.4.3 Nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên 13

1.1.4.4 Mối quan hệ giữa vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên. 16

1.1.5 Vai trò của vốn đầu tư vào tài sản lưu động đối với hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp 20

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp 21

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp 21

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp 23

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp 25

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ 27

2.1 Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế 27

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế 27

2.1.1.1 Lịch sử hình thành 27

2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý cuả công ty cổ phần thương mại dựơc phẩm Quốc tế 29

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế 31

 

2.2 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế 43

2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế 43

2.2.2 Phân tích tình hình quản lý vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế 48

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CONG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ 51

3.1 Định hướng hoạt động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế 51

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế. 53

3.2.1 Quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao 53

3.2.2 Quản lý dự trữ, tồn kho 56

3.2.3 Đào tạo , bồi dưỡng cán bộ- hoàn thiện bộ máy quản lý 56

3.2.4 Nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường 57

3.2.5 Quảng cáo giới thiệu sản phẩm 57

3.3 Kiến nghị 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

 

 

docx63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của công ty Cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan hệ giữa tài sản có khả năng thanh toán trực tiếp như tiền mặt, chứng khoán bán được ngay với các khoản nợ hiện hành. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tiền và chứng khoán thanh khoản cao. Chỉ tiêu này là một tiêu chuẩn đánh giá khá khắt khe về khả năng trả nợ ngắn hạn. Khi sử dụng chỉ tiêu này, để đánh giá một cách chặt chẽ khả năng thanh toán nhanh của Doanh nghiệp, ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng các khoản nợ ngắn hạn, sắp xếp các khoản nợ này theo kỳ hạn thanh toán của chúng rồi đối chiếu với số tiền mặt dự kiến sẽ có vào mỗi kỳ hạn. a.2 Khả năng thanh toán nhanh : (vốn bằng tiền + phảt thu)/ nợ ngắn hạn= tài sản lưu động – hàng tồn kho Tỷ số này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tiền và nợ phải thu. Tỷ số này so tổng nợ ngắn hạn của Doanh nghiệp với tập hợp tiền cộng với các khoản phải thu. Tỷ lệ này ít khắt khe hơn tỷ lệ thanh toán tức thời vì bao gồm cả các khoản phải thu. Các khoản phải thu được sắp xếp theo kỳ hạn để đối chiếu với các khoản nợ. a.3 Khả năng thanh toán ngắn hạn : Tài sản lưu động / nợ ngắn hạn Tỷ số này so sánh toàn bộ tài sản lưu động với các khoản nợ đến hạn. Muốn đạt được sự an toàn thì tỷ số này phải trên 100%. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán rất quan trọng. Nó cho biết Doanh nghiệp có khả năng thanh toán tức thì các khoản nợ đến hạn hay không. b Tỷ số về khả năng hoạt động Phản ánh khả năng kết hợp các tài sản để tạo ra hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp. b.1 Vòng quay của vốn đầu tư vào tài sản lưu động Doanh thu/ giá trị tài sản lưu động bình quân Trung bình trong một chu kỳ kinh doanh vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp càng cao. b.2 Vòng quay của hàng tồn kho Doanh thu/ hàng tồn kho bình quân Hàng tồn kho bình quân = (hàng tồn kho đầu kỳ+ hàng tồn kho cuối kỳ)/ 2 Số vòng quay của hàng tồn kho trong một chu kỳ kinh doanh. Chỉ số này càng lớn thì càng tốt. b.3 Số ngày thanh lý hàng tồn kho (Hàng tồn kho bình quân x 360)/ giá vốn hàng bán Chỉ số này cho biết thời gian Doanh nghiệp cần để thanh lý hàng tồn kho. b.4 Kỳ thu tiền bình quân Tổng khoản phải thu/ doanh thu bình quân một ngày Doanh thu bình quân một ngày = doanh thu / 360 Chỉ tiêu này cho biết số ngày trung bình Doanh nghiệp cần để thu hồi các khoản phải thu. b.5 Vòng quay của tiền Doanh thu / tiền bình quân tiền bình quân = (tiền đầu kỳ + tiền cuối kỳ)/2 Trong một chu kỳ kinh doanh trung bình tiền quay được bao nhiêu vòng. c Chỉ tiêu về lợi nhuận c.1 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động trong kỳ Lợi nhuận sau thuế/ vốn đầu tư vào tài sản lưu động Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản lưu động đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho Doanh nghiệp. c.2 Mức đảm nhiệm vốn đầu tư vào tài sản lưu động Vốn đầu tư vào tài sản lưu động/ Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để đạt được 1 đồng doanh thu Doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu đồng vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp càng cao. Trên đây là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng quản lý và sử dụng vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Để duy trì các chỉ tiêu này ở mức tốt đòi hỏi các Doanh nghiệp phải có những biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý, đồng bộ, đảm bảo Doanh nghiệp kinh doanh có lãi và hiệu quả sử dụng vốn là cao nhất. 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Doanh nghiệp thành bốn nhóm. - Nhóm nhân tố về mặt sản xuất (kinh doanh) : lĩnh vực sản xuất ( kinh doanh), quy mô sản xuất (kinh doanh), tính phức tạp của chu kỳ sản xuất (kinh doanh), yêu cầu về thành phẩm, hàng hoá… - Nhóm nhân tố về nguồn cung cấp vật tư hàng hoá cho Doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. - Nhóm nhân tố về thanh toán: bao gồm những nhân tố về phương thức thanh toán, thủ tục thanh toán. - Nhóm nhân tố khác: là những nhân tố thuộc vể bản thân Doanh nghiệp như trình độ tổ chức quản lý, sự hiện đại của dây chuyền sản xuất, nhu cầu của thị trường về loại hàng hoá mà Doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh; sự cạnh tranh của các Doanh nghiệp cùng nghành … Những nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp là rất cần thiết. Việc làm này sẽ góp phần nâng cao chất lượng của công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của mỗi Doanh nghiệp. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ 2.1 Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế 2.1.1.1 Lịch sử hình thành Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc Tế hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 0103004476 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 28/5/2004. Tên giao dịch quốc tế của Công ty: Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế Tên tiếng anh : International Pharmaceutical Trading Joint stock company Tên giao dịch : Winsacom Địa chỉ  : 18/23/34 Nguyên Hồng- Đống Đa- Hà Nội Tel  : (04) 7735403 Fax : (04) 7736532 E- mail  : winsacom@gmail.com Mặt hàng kinh doanh hầu hết của Công ty là các mặt hàng thuốc chữa bệnh. Công ty là một doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo thể thức nhà nước quy định, hoạt động theo pháp luật của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công ty thương mại cổ phần dược phẩm Quốc tế dù ra đời chưa lâu nhưng những thành quả công ty đã đạt được là rất đáng khích lệ. Công ty đã cung cấp một lượng thuốc chữa bệnh nhất định ra thị trường. Có hai nguồn cung cấp thuốc chủ yếu cho công ty là: thuốc nhập khẩu uỷ thác và thuốc sản xuất trong nước. Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây, công ty cổ phần dược phẩm Vidipha và công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm là những đơn vị sản xuất thuốc chuyên cung cấp thuốc cho công ty. Về thuốc nhập khẩu, công ty nhập khẩu uỷ thác qua các công ty có uy tín như Công ty dược phẩm Codupha, Công ty dược phẩm Hapharco, Công ty dược phẩm Vĩnh Phúc, Công ty cổ phần dược phẩm Traphaco… từ các quốc gia Pháp, Đức, Ba Lan, Nga, Hàn Quốc, ấn Độ là chủ yếu. Mục tiêu của công ty là đem lại cho khách hàng những loại thuốc tốt nhất với giá thành hợp lý nhất và hiệu quả điều trị tốt nhất. Những loại thuốc công ty cung cấp trên thị trường là những loại thuốc đảm bảo đúng với yêu cầu chất lượng của Bộ y tế ban hành, được sản xuất tại những cơ sở có uy tín. Thuốc công ty cung cấp trên thị trường gồm 125 mặt hàng thuộc các chủng loại như thuốc kháng sinh, thuốc chuyên khoa, thuốc độc… Sau hai năm đi vào hoạt động công ty đã mở rộng thị trường phân phối thuốc ra cả nước. Ngày 8/6/2006 công ty thành lập chi nhánh đầu tiên - công ty cổ phần đầu tư và phát triển Gia Long, chi nhánh được đặt tại 30 Cửa Tả- phường Lam Sơn - thành phố Thanh Hoá. Ngày 20/1/2007 chi nhánh thứ hai của công ty được thành lập với tên gọi công ty cổ phần Đại An Phú được đặt tại 134/72 Đường Thành Thái, Phường 12, Quận 10, TP HCM. Công ty không ngừng lớn mạnh về cả quy mô, số lượng cán bộ nhân viên và chủng loại thuốc cung cấp trên thị trường. Từ 1000.000.000 VND vốn điều lệ tại thời điểm thành lập hiện nay số vốn này đã tăng lên con số 3000.000.000 VND. Số lượng cũng như chất lượng các loại thuốc công ty cung cấp trên thị trường ngày càng được nâng cao. Từ 125 chủng loại thuốc đến nay con số này đã lên đến hơn 250 chủng loại. Trong quá trình phát triển của mình công ty không ngừng nâng cao chất lượng và số lượng cán bộ nhân viên. Đến nay công ty đã hình thành được một mạng lưới trình dược viên bệnh viện và trình dược viên nhà thuốc tại thành phố Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước. Cũng như các công ty cổ phần hiện nay, công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế đang không ngừng phát triển để khẳng định vị trí của mình. Đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ trình dược viên được đào tạo bài bản về kiến thức sản phẩm và kỹ năng bán hàng. Trong giai đoạn hiện nay, khi đât nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế đang nỗ lực hết mình để thích ứng với sự phát triển của đất nước. 2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý cuả công ty cổ phần thương mại dựơc phẩm Quốc tế Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm nhiều bộ phận, giữa các bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau và được phân thành các khâu, các cấp quản lý với những chức năng và quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu. Bộ máy tổ chức của Công ty được thực hiện theo mô hình quản lý trực tiếp tập trung nên ban Giám đốc của Công ty có thể nắm được tình hình sản xuất kinh doanh một cách kịp thời tạo điều kiện giúp Giám đốc Công ty hiểu rõ được thực trạng của Công ty. Giữa các phòng ban có quan hệ mật thiết và chặt chẽ, phối hợp với nhau một cách hiệu quả và đồng bộ. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty Giám Đốc Phòng Kế Toán PGĐ Kinh Doanh PGĐ phụ trách sản phẩm Phòng kinh doanh Phòng hành chính - Giám đốc công ty: đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị, là người chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Phó giám đốc kinh doanh: là người thay mặt giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty về hàng nhập ngoại, hàng mua và hàng bán. Phó giám đốc phụ trách sản phẩm: chịu trách nhiệm chính về chất lượng sản phẩm nhập về kho của công ty. Phòng kế toán: đảm nhiệm chức năng hạch toán kế toán, trực tiếp quản lý vốn các loại, các nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực tài chính của nhà nước quy định. Là đơn vị kinh doanh với số lao động là 70 người trong đó cán bộ chuyên môn là 25 người, dược sĩ đại học là 4 người, giữa các phòng ban trong công ty và giữa ban lãnh đạo với cán bộ nhân viên có mối quan hệ rất mật thiết. Sự phân chia hợp lý chức năng nhiệm vụ giữa các phòng đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động quản lý trong công ty. Công ty hình thành hai hệ thống trình dược viên là trình dược viên bệnh viện và trình dược viên nhà thuốc. Trình dược viên Bệnh viện là người thay mặt công ty giới thiệu, cung cấp thông tin về sản phẩm tạo ra nhu cầu cho các bác sĩ sử dụng thuốc điều trị cho bệnh nhân trong bệnh viện. Trình dược viên nhà thuốc có nhiệm vụ giới thiệu cho các nhà thuốc những sản phẩm thuốc bán không cần kê toa của bác sĩ. Tổ chức hệ thống chứng từ, sổ kế toán Căn cứ vào quy mô và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp và căn cứ vào các hình thức tổ chức sổ kế toán, từng doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một hình thức tổ chức kế toán phù hợp. Theo quy định, các doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng một trong các hình thức tổ chức sổ kế toán sau: Hình thức Nhật ký – Sổ cái; Hình thức Chứng từ ghi sổ; Hình thức Nhật ký - Chứng từ; Hình thức Nhật ký chung. Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo QĐ số 144/2001/QĐ- BTC Sơ đồ trình tự hệ thống hoá thông tin kế toán theo hình thức Nhật ký – Chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ cái Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng Kế toán trưởng: Phụ trách công việc chung của cả phòng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, có nhiệm vụ kiểm tra, phân tích số liệu vào cuối kỳ kinh doanh, đôn đốc mọi bộ phận kế toán chấp hành các quy định, chế độ kế toán do Bộ Tài Chính ban hành. Thủ quỹ: làm nhiệm vụ thu chi tiền khi có phiếu thu, phiếu chi. Ngoài ra còn phải ra ngân hàng để nộp tiền và rút tiền. 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế trong năm 2005, 2006 và năm 2007 Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển Công ty Cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế đã có sự định hướng đúng đắn và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Sự linh hoạt nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế thực sự trở thành đòn bẩy tích cực cho quá trình phát triển của Công ty. Tóm tắt các số liệu về tài chính Đơn vị: VND TT Khoản mục Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng tài sản 4.683.229.037 10.364.962.927 10.793.934.900 2 Tổng nợ phải trả 1.415.245.355 6.956.114.343 6.766.997.050 3 Vốn lưu động 4.200.202.274 9.988.441.353 10.523.918.514 4 Doanh thu 30.475.569.000 50.428.900.160 70.753.077.704 5 Lợi nhuận trước thuế 372.199.559 408.848.585 618.089.265 6 Lợi nhuận sau thuế 267.983.683 294.370.981 445.024.270 Những số liệu trong bảng tóm tắt các số liệu tài chính cho thấy khoản mục tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng liên tục qua các năm. Năm 2005 giá trị tổng tài sản tăng gần 2,21 lần, đạt con số 10.364.962.927 VND. Chỉ số doanh thu tăng nhanh qua các năm, trung bình mỗi năm tăng hơn 2tỷ VND. Lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng xấp xỉ 1,7 lần so với năm 2004. Những con số trên cho thấy trong ba năm đi vào hoạt động công ty luôn kinh doanh có lãi, lợi nhuận sau thuế tăng ngày càng nhanh hơn. Để thấy rõ hơn tình hình tài chính của công ty tôi đi vào phân tích cụ thể báo cáo tài chính của công ty qua các năm 2005 và 2006. Phân tích báo cáo tài chính năm 2005, 2006 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31/12/2005 Tài sản Mã số Số cuối năm I Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 6,500,213,108 1 Tiền mặt tại quỹ 110 15,408,857 2 Tiền gửi ngân hàng 111 655,653,496 3 Phải thu của khách hàng 114 4,006,552,029 4 Các khoản phải thu khác 115 9,810,677 5 Thuế GTGT được khấu trừ 117 12,266,431 6 Hàng tồn kho 118 1,800,882,618 II Tài sản cố định, đầu tư dài hạn 200 450,183,307 1 Tài sản cố định 210 416,506,398 Nguyên giá 211 521,190,000 Giá trị hao mòn luỹ kế 212 (104,683,602) 2 Chi phí trả trước dài hạn 216 33,676,909 Cộng tài sản 250 6,950,396,415 Nguồn vốn Mã số Số cuối năm I Nợ phải trả 300 5,173,581,319 1 Nợ ngắn hạn 310 5,173,581,319 Vay ngắn hạn 311 2,898,975,334 Phải trả cho người bán 312 2,274,605,985 Thuế và các khoản phải nộp NN 314 0 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 315 0 II Nguồn vốn chủ sơ hữu 400 1,776,815,096 1 Nguồn vốn kinh doanh 410 1,500,000,000 Vốn góp 411 1,500,000,000 2 Lợi nhuận chưa phân phối 419 276,815,096 Cộng nguồn vốn 6,950,396,415 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính. Các tỷ số tài chính được chia thành bốn nhóm chính là nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn, nhóm tỷ số về khả năng hoạt động và nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi. Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán hiện hành = tài sản lưu động / nợ ngắn hạn = 1,26 Khả năng thanh toán nhanh = (tiền + phải thu ngắn hạn)/ nợ ngắn hạn = 0,91 Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn và thanh toán dài hạn Tỷ số nợ = tổng nợ/ tổng tài sản = 0,74 Tỷ số tổng nợ/ vốn chủ sở hữu = 3,4 Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời Doanh lợi tổng tài sản = lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản = 0,04 Doanh lợi vốn chủ sở hữu = lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu = 0,2 Từ những chỉ số đã tính toán ta có thể đưa ra một số nhận xét về tình hình tài chính cuả công ty năm 2005 như sau: Khả năng thanh toán trong ngắn hạn của công ty ở mức an toàn. Tỷ số khả năng thanh toán ngăn hạn là 1,26 có nghĩa là 1đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,26 đồng tài sản lưu động và tỷ số thanh toán nhanh là 0,91 cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn đựơc đảm bảo bởi 0,91 đồng tiền và khoản phải thu ngắn hạn. Có thể thấy khả năng thanh toán của công ty ở mức an toàn là do công ty có một lượng tiền lớn trong khoản mục phải thu của khách hàng. Đây là đặc điểm chung của các công ty thương mại thuộc ngành dược, công ty cung cấp thuốc cho khách hàng nhưng không thể thu tiền ngay, thời gian trung bình để thu hồi hết nợ là 3 tháng. Một đặc điểm khác là tài sản của công ty phần lớn nằm tại khoản mục phải thu của khách hàng và hàng tồn kho. Tỷ số tổng nợ / tổng tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi nợ. Tại công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tê 74% tổng tài sản của công ty được tài trợ bởi nợ. Là một công ty thương mại nên tài sản của công ty chủ yếu là tài sản lưu động và nguồn vốn công ty sử dụng là vốn quay vòng. Do chưa thu được tiền ngay khi bán hàng cho khách nên khoản phải trả cho người bán của công ty ở mức cao và công ty phải đi vay nợ ngắn hạn để trả tiền cho nhà cung cấp. Xem xét hai tỷ số về khả năng sinh lời ta thấy, trong một chu kỳ kinh doanh 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản tạo ra 0,04 đồng lợi nhuận sau thuế và nếu đầu tư 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,2 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh thu nhập trực tiếp của cổ đông. Để thấy sự phát triển của công ty qua các năm ta đi và phân tích tình hình tài chính của công ty trong năm 2006 và so sánh với năm 2005 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31/12/2006 Tài sản Mã số Số cuối năm I Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 9,653,266,528 1 Tiền mặt tại quỹ 110 38,565,872 2 Tiền gửi ngân hàng 111 290,458,317 3 Phải thu của khách hàng 114 6,453,977,249 4 Các khoản phải thu khác 115 5 Thuế GTGT được khấu trừ 117 3,871,063 6 Hàng tồn kho 118 2,866,394,027 II Tài sản cố định, đầu tư dài hạn 200 363,497,160 1 Tài sản cố định 210 327,493,074 Nguyên giá 211 521,190,000 Giá trị hao mòn luỹ kế 212 (193,696,926) 2 Chi phí trả trước dài hạn 216 36,004,086 Cộng tài sản 250 10,016,763,688 Nguồn vốn Mã số Số cuối năm I Nợ phải trả 300 7,365,120,921 1 Nợ ngắn hạn 310 7,365,120,921 Vay ngắn hạn 311 2,200,335,172 Phải trả cho người bán 312 5,120,374,472 Thuế và các khoản phảI nộp NN 314 32,411,277 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 315 30,000,000 II Nguồn vốn chủ sơ hữu 400 2,651,642,767 1 Nguồn vốn kinh doanh 410 2,000,000,000 Vốn góp 411 2,000,000,000 2 Lợi nhuận chưa phân phối 419 651,642,767 Cộng nguồn vốn 430 10,061,763,688 Chỉ số về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán ngắn hạn = tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn = 1,26 Khả năng thanh toán nhanh = (tiền + phải thu)/ nợ ngắn hạn = 0,92 Chỉ số về cơ cấu vốn Tỷ số nợ = tổng nợ/ tổng tài sản = 0,74 Tỷ số tổng nợ/ vốn chủ sở hữu = 3,4 Chỉ số về khả năng sinh lời Khả năng sinh lời của tổng tài sản = 0,04 Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu = 0,2 Sang năm 2006 các chỉ số phân tích tài chính về khả năng thanh toán trong ngắn hạn của công ty vẫn được duy trì ở mức tốt. Phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bởi nợ ở mức ổn định. Có thể nói những con số tương đối về các tỷ số phân tích công ty vân duy trì được ở mức tột. Xem xét con số tuyệt đối qua hai năm 2005 và 2006 ta thấy khoản mục tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 1,49 lần; năm 2005 giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 6,500,213,108 VND; giá trị này năm 2006 là 9,653,266,528 VND. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng gấp 2 lần lên con số 2,000,000,000 VND năm 2006. Do công ty đang kinh doanh có lãi, các cổ đông tin tưởng vào sự phát triển mạnh của công ty trong tương lai nên lợi nhuận được giữ lại để đầu tư vào chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Một số chỉ tiêu phân tích tài chính năm 2007 của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế: Chỉ số về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán ngắn hạn = tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn = 1,45 Khả năng thanh toán nhanh = (tiền + phải thu)/ nợ ngắn hạn = 0,8 Chỉ số về khả năng sinh lời: Khả năng sinh lời của tổng tài sản = 0,05 Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu = 0,05 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty ở mức an toàn. Chỉ tiêu khả năng sinh lời của nguồn vốn giảm so với hai năm 2005 và 2006. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu được xác định theo công thức Lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này thấp cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm, điều này có nghĩa là phần lợi nhuận không chia mà các cổ đông tiếp tục đầu tư vào Công ty đã không đem lại lợi nhuận cho mỗi đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra. Lợi nhuận tăng lên chưa tương xứng với số vốn bỏ ra. Có thể khẳng định công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Trong ba năm đi vào hoạt động Công ty đều có doanh thu ở mức tương đối cao. Lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2004 là 267.983.683 VND, năm 2005 là 294.370.981 VND và năm 2006 là 445.024.270 VND. Chỉ tiêu tổng tài sản của công ty tăng nhanh qua các năm. Năm 2004 giá trị tổng tài sản của công ty là 4.683.229.037 VND, đến năm 2007 con số này là 10.793.934.900 VND. Những thành quả công ty đã làm được đã cho thấy phần nào sự lớn mạnh của công ty. Đời sống cán bộ nhân viên công ty ngày càng được cải thiện. Tổng quỹ lương năm 2006 là 2,046,000,000 VND, mức lương bình quân/tháng của cán bộ nhân viên công ty là 3,278,846 VND. Mức lương cao nhất trả cho ban lãnh đạo công ty là 5,000,000 VND, mức lương thấp nhất là 2,500,000 VND. Mức lương công ty trả cho cán bộ nhân viên ở mức tương đối cao, đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên công ty. Số lượng và chủng loại thuốc công ty phân phối trên thị trường về ngày càng tăng. Công ty nhập thuốc từ các hãng có uy tín trên thế giới từ các quốc gia như Pháp, Nga, Hàn Quốc, Singapo… Đối với thị trường trong nước, công ty mua và đặt hàng tại các cơ sở sản xuất thuốc có uy tín như Công ty dược phẩm Trung ương I, Công ty dược phẩm TW II, Công ty dược phẩm Imexpharm, Công ty liên doanh dược phẩm Việt Trung … Việc công ty nhập thuốc từ những công ty dược phẩm có uy tín có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo lập một vị trí vững chắc cho công ty trên thị trường. Mục tiêu hoạt động của công ty là cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất với giá thành hợp lý nhất và hiệu quả chữa bệnh cao nhất. Và để công ty có thể phát triển mạnh thì uy tín phải được đặt lên hàng đầu. 2.1.2.3 Nguyên nhân Trong giai đoạn nền kinh tế đất nước đang có những biến chuyển mạnh mẽ, công cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế đã rất năng động, nhạy bén để hoà nhập vào nền kinh tế thị trường sôi động và cạnh tranh gay gắt. Sự nhạy bén trong công tác quản lý và điều hành công ty là đòn bẩy tích cực cho sự phát triển của công ty. Các nhà lãnh đạo công ty đã không ngừng có những thay đổi tích cực phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước cùng với việc nâng cao trình độ của các trình dược viên và lựa chọn những loại thuốc chất lượng đã tạo cho công ty một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Công ty ngày càng mở rộng thị trường phân phối thuốc bằng cách tăng cường mạng lưới trình dược viên bệnh viện và trình dược viên nhà thuốc. Thi trường tiêu thụ thuốc của công ty được mở rộng trên cơ sở bền uy tín và chất lượng. Mạng lưới trình dược viên được mở rộng đã nâng cao doanh số thuốc bán ra của công ty. Nguyên nhân chính dẫn tới sự phát triển của công ty là những chính sách bán hàng đúng đắn của công ty và hoạt động có hiệu qủa của đội ngũ trình dược viên. Là một công ty thương mại nên hoạt động bán hàng của công ty là hoạt động quan trọng bậc nhất. Để tạo được chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế công ty đã tạo lập uy tín cho mình bằng cách cung cấp trên thị trường những loại thuốc tốt nhất, có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo uy tín và với giá cả hợp lý nhất. Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất công ty đã có hàng loạt các chính sách quảng cáo, khuyến mãi hợp lý. Nhận thấy vai trò quan trọng của quảng cáo đối với mỗi sản phẩm công ty cung cấp trên thị trường nên công ty rất chú trọng quảng cáo các loại thuốc trên các phương tiện thông tin đại chúng như quảng cáo trên các kênh truyền hình, trên các tạp chí về y dược như báo Sức khoẻ & Đời sống….. Việc quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra nhận thức về một sản phẩm mà trước đây người tiêu dùng chưa có nhận thức nào. Các chiến dịch quảng cáo nhằm mục tiêu báo cho thị trường biết sự tồn tại của sản phẩm. Quảng cáo được thiết kế để truyền đạt những tác dụng của các loại thuốc được công ty cung cấp trên thị trường. Bằng những chương trình quảng cáo đơn giản nhưng hiệu quả công ty đã đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Song song với các chính sách quảng cáo là chiến lược khuyến mãi của công ty. Mục tiêu của khuyến mãi nhằm thúc đẩy, hỗ trợ và khuyến khích nỗ lực bán hàng của lực lượng bán hàng. Nhằm động viên những người trung gian hỗ trợ một cách nhiệt tình và tích cực trong việc tiếp thị các sản phẩm của công ty. Nhằm khuyến khích người tiêu dùng thử hoặc tiếp tục sử dụng những sản phẩm cụ thể của công ty. Những chính sách khuyến mãi hấp dẫn đã khuyến khích các bệnh viện và nhà thuốc tiêu thụ dược phẩm do công ty cung cấp. Chính sách khuyến mãi đã thu hút được những nhà thuốc mới và khuyến khích các nhà thuốc này tiếp tục đặt hàng công ty. Hoạt động khuyến mại của công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của công ty Cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế.docx
Tài liệu liên quan