Chuyên đề Nghiên cứu thống kê qui mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007

 

A. LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG 99 VÀ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH 2

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG 99 2

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty xây dựng 99 2

1.1. Giới thiệu chung về công ty 2

1.2. Quá trình hình thành và phát triển 2

a. Giai đoạn từ tháng 5/1972 đến tháng 5/1975 3

b. Giai đoạn từ tháng 5/1975 đến tháng 5/1987 4

c. Giai đoạn từ tháng5/ 1987 đến nay 4

2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 6

2.1. Chức năng 6

2.2. Nhiệm vụ 6

3. Cơ cấu tổ chức của công ty 6

3.1. Sơ đồ tổ chức của công ty 6

3.2. Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc, phó giám đốc và các phòng ban. 7

3.2.1. Giám đốc công ty 7

3.2.2. Phó giám đốc kiêm chính uỷ 7

3.2.3. Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật 8

3.2.4. Phó giám đốc kiêm Giám đốc Xí nghiệp 8

3.2.5. Phòng quản lý thi công 9

3.2.6. Phòng kinh tế kế hoạch 10

3.2.7. Phòng tài chính kế toán 10

3.2.8. Phòng tổ chức lao động và đời sống 11

3.2.9. Phòng Chính trị 11

3.2.10. Phòng Xe máy vật tư 12

4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 12

4.1. Đặc điểm về sản phẩm 13

4.2. Đặc điểm về lao động 13

4.3. Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh 14

4.4. Đặc điểm thị trường và khách hàng 14

5. Một số kết quả đạt được của Công ty xây dựng 99 những năm gần đây 14

5.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh 15

Đơn vị: Triệu đồng 15

5.2. Công tác đầu tư và hoạt động tài chính 15

5.3. Một số hoạt động khác 16

II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 17

1. Khái niệm về vốn sản xuất kinh doanh 17

2. Phân loại vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 17

2.1. Theo phương thức luân chuyển giá trị 18

2.1.1. Vốn cố định. 18

a. Khái niệm. 18

b. Đặc điểm VCĐ 18

c. Phân loại VCĐ 19

2.1.2. Vốn lưu động 20

a. Khái niệm 20

b. Đặc điểm 20

c. Phân loại 21

2.2. Theo nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh 22

2.2.1. Nợ phải trả(Vốn đi vay) 22

2.2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu 23

a. Nguồn vốn – quĩ 24

b. Nguồn kinh phí và quĩ khác 24

3. Vai trò của vốn sản xuất kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 25

CHƯƠNG II: LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 26

I. LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 26

1. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu vốn sản xuất kinh doanh hiện đang sử dụng tại công ty xây dựng 99 26

1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh qui mô vốn 27

1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn 28

Nhận xét: 28

2. Nguyên tắc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê vốn sản xuất kinh doanh 29

2.1. Đảm bảo tính hướng đích 29

2.2. Đảm bảo tính hệ thống 29

2.3. Đảm bảo tính khả thi 29

2.4. Đảm bảo tính hiệu quả 30

2.5. Đảm bảo tính linh hoạt 30

3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê vốn sản xuất kinh doanh 30

3.1. Nhóm I: Các chỉ tiêu phản ánh qui mô vốn sản xuất kinh doanh 30

3.1.1. Tổng vốn sản xuất kinh doanh (TV) 30

3.1.2. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân( ) 30

3.2. Nhóm II: Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh 31

3.2.1. Theo phương thức luân chuyển giá trị 31

3.2.2. Theo nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh 31

3.3. Nhóm III: Các chỉ tiêu phản ánh trang bị vốn cho lao động 32

Trong đó: là vốn cố định bình quân trong kỳ 32

Trong đó: là vốn lưu động bình quân trong kỳ 32

3.4. Nhóm IV: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh 33

3.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn 33

a. Hiệu năng ( năng suất ) tổng vốn (HTV) 33

b. Tỷ suất lợi nhuận ( Mức doanh lợi ) tổng vốn ( RTV ) 33

Trong đó: M là lợi nhuận trong kỳ 34

c. Vòng quay Tổng vốn ( LTV ) 34

3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ 34

Trong đó: là vốn cố định bình quân trong kỳ. 35

b. Tỷ suất lợi nhuận ( Mức doanh lợi ) Vốn cố định ( RVCĐ ) 35

Trong đó: M là lợi nhuận thu được trong kỳ. 35

3.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn lưu động ( HVLĐ ) 35

3.4.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chung của Vốn lưu động 35

a. Hiệu năng ( Năng suất ) Vốn lưu động ( HVLĐ ) 35

b. Tỷ suất lợi nhuận ( Mức doanh lợi ) vốn lưu động (RVLĐ ) 36

3.4.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ chu chuyển của vốn lưu động 36

a. Vòng quay vốn lưu động ( LVLĐ ) 36

b. Độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động ( Đ ) 37

Trong đó: DT1 là doanh thu của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu 37

3.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp 37

II. LỰA CHỌN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH QUI MÔ, CƠ CẤU VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 39

1.Thực trạng các phương pháp thống kê vận dụng tại công ty 99 39

2. Một số phương pháp thống kê vận dụng để phân tích qui mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty 39

2.1. Phương pháp phân tổ 39

a. Khái niệm 40

b. Tác dụng 40

c. Đặc điểm vận dụng phương pháp phân tổ để nghiên cứu thống kê vốn SXKD của doanh nghiệp 40

Bảng: Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh theo nguồn hình thành 41

2.2. Phương pháp bảng thống kê 41

a. Khái niệm 41

b. Tác dụng 41

c. Đặc điểm vận dụng phương pháp bảng thống kê khi nghiên cứu thống kê vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 42

Bảng : Biến động mức trang bị tổng vốn cho 1 lao động 42

Bảng : Bảng thể hiện hiệu quả sử dụng tổng vốn qua các năm 42

2.3. Phương pháp đồ thị 43

a. Khái niệm 43

b. Tác dụng 43

c. Đặc điểm vận dụng phương pháp đồ thị khi nghiên cứu thống kê vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 43

2.4. Phương pháp dãy số thời gian 44

a. Khái niệm 44

b. Tác dụng 44

c. Điều kiện vận dụng phương pháp dãy số thời gian trong nghiên cứu thống kê vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 45

2.5. Phương pháp chỉ số 45

a. Khái niệm 45

b. Tác dụng 46

c. Đặc điểm vận dụng phương pháp chỉ số khi nghiên cứu thống kê vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 46

CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH QUI MÔ, CƠ CẤU VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2000 – 2007 48

I. HƯỚNG PHÂN TÍCH VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH 48

1. Phân tích qui mô và biến động qui mô vốn sản xuất kinh doanh 48

2. Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh 48

3. Phân tích tình hình trang bị vốn cho lao động 48

4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh 48

5. Phân tích ảnh hưởng của vốn sản xuất kinh doanh đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 50

II. HƯỚNG PHÂN TÍCH 51

1. Phân tích qui mô và biến động qui mô vốn sản xuất kinh doanh 51

2. Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu vốn SXKD 53

2.1. Theo phương thức luân chuyển giá trị 53

Bảng 4: Biến động VLĐ của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 56

2.2. Theo nguồn hình thành 57

3. Phân tích tình hình trang bị vốn cho lao động 61

3.1. Mức trang bị tổng vốn cho lao động ( MTV ) 61

3.2. Mức trang bị VCĐ cho lao động (MVCĐ ) 63

3.3. Mức trang bị VLĐ cho lao động(MVLĐ ) 66

4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh 69

4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn 70

4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ 74

4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ 78

Bảng 11e: Vòng quay VLĐ của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 81

4.4. Phân tích hiệu quả sử dụng Vốn chủ sở hữu 82

5. Phân tích ảnh hưởng của vốn sản xuất kinh doanh đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 86

5.1. Phân tích sự biến động của giá trị sản xuất do ảnh hưởng của vốn sản xuất kinh doanh 86

Ta có: = 230245 triệu đồng 87

 = 97456 triệu đồng 87

 triệu đồng 87

Đã biết: =GO1=230245 trđ 88

5.2. Phân tích sự biến động của Doanh thu do ảnh hưởng của vốn sản xuất kinh doanh 89

Ta có: triệu đồng 90

 triệu đồng 90

Đã biết: =DT1=218155 trđ 91

5.3. Phân tích sự biến động của Lợi nhuận do ảnh hưởng của vốn sản xuất kinh doanh 92

Đã biết: =M1 =3157 triệu đồng 92

Phải tìm: =0.101*48582.3=4906.812 triệu đồng 92

 triệu đồng 93

 triệu đồng 93

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH 93

1. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty thời gian qua 93

2. Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới và định hướng quản lý, vốn sản xuất kinh doanh 96

3. Một số kiến nghị và giải pháp 97

a. Giải pháp về vốn 97

b. Giải pháp về thống kê 98

c. Giải pháp về công tác công nghệ 98

d. Giải pháp về công tác quản lý 98

KẾT LUẬN 100

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu thống kê qui mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính lấy từ báo cáo tài chính của công ty. 3.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn lưu động ( HVLĐ ) Để đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn lưu động ta cần tính toán và so sánh các chỉ tiêu sau: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chung của Vốn lưu động Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ chu chuyển của Vốn lưu động 3.4.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chung của Vốn lưu động a. Hiệu năng ( Năng suất ) Vốn lưu động ( HVLĐ ) Năng suất vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động, được biểu hiện bằng quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh bình quân với vốn lưu động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu được tính theo công thức sau: Chỉ tiêu trên cho biết cứ 1 đơn vị VLĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả. Nguồn thông tin để tính lấy từ các báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán quí, năm. b. Tỷ suất lợi nhuận ( Mức doanh lợi ) vốn lưu động (RVLĐ ) Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động, được biểu hiện bằng quan hệ so sánh giữa mức lợi nhuận thu được với vốn lưu động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu được tính theo công thức sau: Chỉ tiêu trên cho biết cứ 1đơn vị VLĐ bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận hay cho biết tỷ suất tính trên vốn lưu động trong kỳ đạt bao nhiêu %. Nguồn thông tin để tính lấy từ báo cáo tài chính của công ty. 3.4.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ chu chuyển của vốn lưu động a. Vòng quay vốn lưu động ( LVLĐ ) Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động, được biểu hiện bằng quan hệ so sánh giữa doanh thu thu được trong kỳ với vốn lưu động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu được tính theo công thức: Chỉ tiêu cho biết trong kỳ VLĐ quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần. Nguồn thông tin để tính chỉ tiêu lấy từ báo cáo tài chính của công ty. b. Độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động ( Đ ) Độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động và được tính theo công thức sau: ( Ngày ) Trong đó: N là số ngày theo lịch kỳ nghiên cứu. Trong thực tế, N thường được qui ước tính theo số chẵn: Nếu kỳ nghiên cứu là tháng thì N = 30,nếu là quí thì N = 90 và nếu là năm thì N = 360. Chỉ tiêu cho biết VLĐ của doanh nghiệp quay 1 vòng hết bao nhiêu ngày Từ 2 chỉ tiêu trên ta có nhận xét như sau: Nếu LVLĐ >1 và Đ < 1 thì tốc độ chu chuyển VLĐ của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu nhanh hơn so với kỳ gốc và ngược lại. Tốc độ chu chuyển nhanh làm cho doanh nghiệp tiết kiệm được Vốn lưu động. Số Vốn lưu động doanh nghiệp tiết kiệm được tính theo công thức sau: Trong đó: DT1 là doanh thu của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu DT’1 là doanh thu thuần của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu Nếu tốc độ chu chuyển VLĐ kỳ nghiên cứu nhanh hơn kỳ gốc thì Số VLĐ doanh nghiệp tiết kiệm được nhỏ hơn 0 phản ánh số vốn doanh nghiệp tiết kiệm được và ngược lại nếu tốc độ chu chuyển VLĐ kỳ nghiên cứu chậm hơn kỳ gốc thì số VLĐ doanh nghiệp tiết kiệm được lớn hơn 0 phản ánh số vốn doanh nghiệp sử dụng lãnh phí hơn kỳ trước 3.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Hiệu quả Vốn chủ sở hữu được phản ánh qua tính và so sánh các chỉ tiêu sau: Hiệu năng ( Năng suất ) vốn chủ sở hữu ( HVSH ) Năng suất vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, được biểu hiện bằng quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ với vốn chủ sở hữu bình quân cùng kỳ. Chỉ tiêu được tính theo công thức sau: Trong đó: Q là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh trong kỳ là chỉ tiêu phản ánh vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ Chỉ tiêu trên cho biết cứ 1 đơn vị Vốn chủ sở hữu đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả. Nguồn thông tin để tính lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Vòng quay vốn chủ sở hữu ( LVSH ) Vòng quay vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu được biểu hiện bằng quan hệ so sánh giữa doanh thu được trong kỳ với vốn lưu động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu được tính theo công thức sau: Chỉ tiêu trên cho biết trong kỳ Vốn chủ sở hữu quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần. Nguồn thông tin để tính là các báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Tỷ suất lợi nhuận ( doanh lợi ) vốn chủ sở hữu ( RVSH ) Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu được biểu hiện bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận thu được với vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu được tính theo công thức sau: Chỉ tiêu trên cho biết cứ 1 đơn vị vốn chủ sở hữu bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị lợi nhuận hay cho biết tỷ suất sinh lãi tính trên Vốn chủ sở hữu trong kỳ đạt bao nhiêu %. Nguồn thông tin để tính lấy từ báo cáo tài chính. II. LỰA CHỌN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH QUI MÔ, CƠ CẤU VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 1.Thực trạng các phương pháp thống kê vận dụng tại công ty 99 Có nhiều phương pháp thống kê được sử dụng để nghiên cứu về vốn sản xuất kinh doanh. Mỗi phương pháp có một ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng khác nhau. Mặt khác, mục đích nghiên cứu cũng quyết định việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi doanh nghiệp mà có sự lựa chọn các phương pháp thống kê khác nhau khi nghiên cứu về vốn sản xuất kinh doanh. Tại Công ty xây dựng 99 hiện nay đang sử dụng phương pháp dãy số thời gian khi nghiên cứu về vốn sản xuất kinh doanh. Mặc dù phương pháp này cho thấy được sự biến động của các chỉ tiêu thống kê theo thời gian nhưng chưa cho thấy được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động đó. Vì vậy phải tiến hành lựa chọn các phương pháp thống kê khác nhau khi nghiên cứu về qui mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng của vốn sản xuất kinh doanh ở công ty trong những năm gần đây. 2. Một số phương pháp thống kê vận dụng để phân tích qui mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty 2.1. Phương pháp phân tổ a. Khái niệm Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau. b. Tác dụng Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê vì ta sẽ không thể tiến hành hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu điều tra nếu không áp dụng phương pháp này. Tính chất phức tạp của hiện tượng nghiên cứu đòi hỏi phải tổng hợp theo từng tổ, từng bộ phận. Phân tổ thống kê là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác. c. Đặc điểm vận dụng phương pháp phân tổ để nghiên cứu thống kê vốn SXKD của doanh nghiệp Phương pháp phân tổ được vận dụng khi nghiên cứu về vốn. Trong thống kê vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ta có thể vận dụng phương pháp phân tổ để phân chia tổng vốn sản xuất kinh doanh thành các thành phần theo các tiêu thức khác nhau. Để từ tài liệu đã phân tổ đó giúp chúng ta có thể phân tích được qui mô, cơ cấu về vốn sản xuất kinh doanh. Dưới đây là bảng phân tổ vốn sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau: Bảng: Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh theo phương thức luân chuyển giá trị Năm TV (tr.đồng) VCĐ VLĐ Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Bảng: Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh theo nguồn hình thành Năm TV (tr.đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU VỐN ĐI VAY Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) 2.2. Phương pháp bảng thống kê a. Khái niệm Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. b. Tác dụng Bảng thống kê có nhiều tác dụng quan trọng trong mọi công tác nghiên cứu kinh tế nói chung và trong phân tích thống kê nói riêng. Các tài liệu trong bảng thống kê đã được sắp xếp lại một cách rất khoa học, nên có thể giúp chúng ta tiến hành mọi việc so sánh đối chiếu, phân tích theo các phương pháp khác nhau nhằm nêu lên sâu sắc bản chất của hiện tượng nghiên cứu. Nếu biết trình bày và sử dụng thích đáng các bảng thống kê, thì việc chứng minh vấn đề sẽ trở nên rất sinh động, có sức thuyết phục hơn cả những bài văn dài. c. Đặc điểm vận dụng phương pháp bảng thống kê khi nghiên cứu thống kê vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phương pháp này được vận dụng để trình bày các số liệu về vốn theo các tiêu thức khác nhau.Từ đó có thể tính toán và phân tích được các chỉ tiêu có liên quan. Mặt khác, nó cũng được vận dụng để trình bày các số liệu tính toán được từ số liệu cơ bản là vốn. Một số ví dụ cụ thể như sau: Bảng : Biến động mức trang bị tổng vốn cho 1 lao động Chỉ tiêu Năm (tr.đồng) (người) MTV (tr.đ/người) Bảng : Bảng thể hiện hiệu quả sử dụng tổng vốn qua các năm Năm (tr.đồng) DT (tr.đồng) HTV (tr.đ/tr.đ) 2.3. Phương pháp đồ thị a. Khái niệm Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất qui ước các tài liệu b. Tác dụng Đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày và phân tích các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Vì vậy, người xem không cần mất nhiều công đọc con số mà vẫn nhận thức được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng, nhanh chóng. Đồ thị thống kê làm cho người hiểu biết ít về thống kê vẫn có thể lĩnh hội được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng. c. Đặc điểm vận dụng phương pháp đồ thị khi nghiên cứu thống kê vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong thống kê vốn sản xuất kinh doanh, ta có thể sử dụng phương pháp đồ thị thống kê để biễu diễn sự phát triển của vốn sản xuất kinh doanh qua thời gian, cơ cấu tổng vốn và biến động của cơ cấu tổng vốn… Đồ thị sử dụng trong nghiên cứu thống kê vốn sản xuất kinh doanh là biểu đồ hình cột và biểu đồ kết cấu. 2.4. Phương pháp dãy số thời gian a. Khái niệm Dãy số thời gian là các dãy số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Các hiện tượng nghiên cứu là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian Một dãy số thời gian gồm hai yếu tố: Thời gian và các số liệu của hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quí, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. Các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là các mức độ của dãy số. b. Tác dụng Dãy số thời gian cho phép phân tích được đặc điểm biến động và qui luật biến động của hiện tượng qua thời gian. Thông qua dãy số thời gian xác định được mức độ biến động của hiện tượng qua thời gian thông qua tính toán 5 chỉ tiêu: Mức độ bình quân qua thời gian Lượng tăng (giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển Tốc độ tăng (giảm) Giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn Thực hiện việc dự đoán về mức độ của hiện tượng trong tương lai c. Điều kiện vận dụng phương pháp dãy số thời gian trong nghiên cứu thống kê vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phương pháp dãy số thời gian được vận dụng để nghiên cứu sự biến động của các chỉ tiêu thống kê theo thời gian. Do đó, khi nghiên cứu về vốn sản xuất kinh doanh, nó được dùng để phân tích một số chỉ tiêu sau: Phân tích sự biến động của vốn sản xuất kinh doanh theo thời gian. Phân tích sự biến động của VCĐ và VLĐ theo thời gian. Phân tích sự biến động của Vốn chủ sở hữu và Vốn đi vay theo thời gian. Phân tích sự biến động của kết cấu VCĐ và VLĐ theo thời gian. Phân tích sự biến động của kết cấu Vốn chủ sở hữu và vốn đi vay theo thời gian. Dự đoán các chỉ tiêu này trong tương lai. Mặt khác, vận dụng phương pháp dãy số thời gian khi nghiên cứu về vốn cho phép chúng ta xác định được mức độ của sự biến động vốn qua thời gian thông qua tính toán 5 chỉ tiêu sau: Mức độ bình quân qua thời gian Lượng tăng (giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển Tốc độ tăng (giảm) Giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn 2.5. Phương pháp chỉ số a. Khái niệm Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu. Chỉ số thống kê được xác định bằng cách thiết lập quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian hoặc không gian khác nhau nhằm nêu lên sự biến động qua thời gian hoặc sự khác biệt về không gian đối với hiện tượng nghiên cứu. b. Tác dụng Biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian Biểu hiện biến động của hiện tượng qua những điều kiện không gian khác nhau Biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đối với các chỉ tiêu nghiên cứu Phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng kinh tế phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố. Đây cũng là phương pháp phân tích mối liên hệ, nhằm nêu lên các nguyên nhân quyết định sự biến động của hiện tượng phức tạp và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của mỗi nguyên nhân này. Qua đó cho thấy chỉ số là phương pháp không những có khả năng nêu lên biến động tổng hợp của hiện tượng phức tạp, mà còn có thể phân tích sự biến động này. c. Đặc điểm vận dụng phương pháp chỉ số khi nghiên cứu thống kê vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phương pháp chỉ số cũng được vân dụng khi nghiên cứu thống kê về vốn. Việc vận dụng phương pháp chỉ số trong nghiên cứu thống kê vốn có những đặc điểm khác biệt: Khi nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn thì ta sẽ nghiên cứu sự biến động của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của các nhân tố trong đó có nhân tố về vốn và các chỉ tiêu phải đảm bảo tính so sánh được. Một số mô hình được vận dụng khi nghiên cứu về sự biến động của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của các nhân tố về vốn: (1) (2) (3) Trong thống kê vốn sản xuất kinh doanh, ta có thể vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích một số vấn đề như sau: Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu về kết quả sản xuất qua thời gian được gọi là chỉ số phát triển. Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu về vốn sản xuất kinh doanh qua không gian được gọi là chỉ số không gian Dùng chỉ số kế hoạch để nêu lên nhiệm vụ hoặc tình hình thực hiện kế hoạch Phân tích sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của các nhân tố về hiệu quả sử dụng vốn, , tỷ suất lợi nhuận… Phân tích sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố về sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và lao động. CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH QUI MÔ, CƠ CẤU VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2000 – 2007 I. HƯỚNG PHÂN TÍCH VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH 1. Phân tích qui mô và biến động qui mô vốn sản xuất kinh doanh Khi phân tích qui mô và biến động qui mô người ta sử dụng phương pháp dãy số thời gian kết hợp với đồ thị để phân tích sự biến động của qui mô vốn sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2000 – 2007. Ta tính toán các chỉ tiêu sau: Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn, định gốc Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân Tốc độ tăng liên hoàn, định gốc Tốc độ tăng bình quân Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng giảm liên hoàn 2. Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh Ta tiến hành phân tích cơ cấu theo các tiêu thức khác nhau: Cơ cấu Vốn sản xuất kinh doanh theo nguồn hình thành Cơ cấu Vốn sản xuất kinh doanh theo phương thức luân chuyển giá trị 3. Phân tích tình hình trang bị vốn cho lao động Để phân tích tình hình trang bị vốn cho lao động ta cần tính toán và so sánh các chỉ tiêu sau: Mức trang bị tổng vốn cho lao động Mức trang bị vốn cố định cho lao động Mức trang bị vốn lưu động cho lao động 4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh thường tính toán các nhóm chỉ tiêu sau: 4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng TV Năng suất Tổng vốn tính theo Giá trị sản xuất Năng suất Tổng vốn tính theo Doanh thu Năng suất Tổng vốn tính theo Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận Tổng vốn Vòng quay Tổng vốn 4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ Năng suất VCĐ tính theo Giá trị sản xuất Năng suất VCĐ tính theo Doanh thu Năng suất VCĐ tính theo Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận VCĐ 4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ Năng suất VLĐ tính theo Giá trị sản xuất Năng suất VLĐ tính theo Doanh thu Năng suất VLĐ tính theo Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận VLĐ Vòng quay VLĐ Độ dài bình quân một vòng quay VLĐ 4.4. Phân tích hiệu quả sử dụng Vốn chủ sở hữu Năng suất Vốn chủ sở hữu tính theo Giá trị sản xuất Năng suất Vốn chủ sở hữu tính theo Doanh thu Năng suất Vốn chủ sở hữu tính theo Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận Vốn chủ sở hữu Vòng quay Vốn chủ sở hữu 5. Phân tích ảnh hưởng của vốn sản xuất kinh doanh đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Để phân tích ảnh hưởng của vốn sản xuất kinh doanh đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ta sử dụng phương pháp chỉ số. Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của vốn sản xuất kinh doanh. 5.1. Phân tích sự biến động của giá trị sản xuất do ảnh hưởng của vốn sản xuất kinh doanh Để thấy được ảnh hưởng của vốn tới giá trị sản xuất (GO) ta tiến hành phân tích các mô hình sau: MH1. Phân tích sự biến động của GO năm 2007 so với năm 2000 do ảnh hưởng của 2 nhân tố:Hiệu quả sử dụng TV tính theo GO (HTV) và tổng vốn bình quân ( ) MH2. Phân tích sự biến động của GO năm 2007 so với năm 2000 do ảnh hưởng của 3 nhân tố: Hiệu quả sử dụng VCĐ tính theo GO (HVCĐ), Tỷ trọng VCĐ trong TV (kVCĐ) và TV bình quân () 5.2. Phân tích sự biến động của doanh thu do ảnh hưởng của vốn sản xuất kinh doanh MH1: Phân tích sự biến động của doanh thu năm 2007 so với năm 2000 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Hiệu quả sử dụng TV tính theo Doanh thu (HTV) và TV bình quân () MH2: Phân tích sự biến động của doanh thu năm 2007 so với năm 2000 do ảnh hưởng của 3 nhân tố: Hiệu quả sử dụng VCĐ tính theo doanh thu (HVCĐ), Tỷ trọng VCĐ trong TV (kVCĐ) và TV bình quân () 5.3. Phân tích sự biến động của lợi nhuận năm 2007 so với năm 2000 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn (RTV) và tổng vốn bình quân () II. HƯỚNG PHÂN TÍCH Phân tích qui mô và biến động qui mô vốn sản xuất kinh doanh Qui mô vốn sản xuất kinh doanh được biểu hiện qua chỉ tiêu tổng vốn sản xuất kinh doanh (TV). Để phân tích qui mô và biến động qui mô TV của công ty ta sử dụng phương pháp dãy số thời gian kết hợp với đồ thị để biểu diễn sự biến động đó theo thời gian. Phân tích qui mô TV của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 Bảng 1: Biến động qui mô TV của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 Năm TV (tr.đồng) Lượng tăng giảm tuyệt đối (tr.đồng) Tốc độ phát triển(%) Tốc độ tăng (%) Giá trị tuyệt đối 1% (tăng giảm) liên hoàn (tr.đồng) Ti ai Ai gi 31/12/2000 10545 - - - - - - - 31/12/2001 12567 2022 2022 119.17 119.17 19.17 19.17 105.45 31/12/2002 15245 2678 4700 121.31 144.57 21.31 44.57 125.67 31/12/2003 18597 3352 8052 121.99 176.36 21.99 76.36 152.45 31/12/2004 20639 2042 10094 110.98 195.72 10.98 95.72 185.97 31/12/2005 28639 8000 18094 138.76 271.59 38.76 171.59 206.39 31/12/2006 34895 6256 24350 121.84 330.92 21.84 230.92 286.39 31/12/2007 47258 12363 36713 135.43 448.16 35.43 348.16 348.95 Bình quân 22783.36 5244.71 - 123.90 - 23.90 - - (Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính các năm của công ty) Biểu đồ biểu diễn xu hướng biến động qui mô vốn SXKD của công ty thời kỳ 2000 – 2007: Nhận xét: Nhìn vào kết quả tính toán ở bảng trên kết hợp với biểu đồ ta thấy: Tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên với số lượng lớn. Tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm từ 2000 đến 2007 của công ty đạt 22783,36 triệu đồng. Trong giai đoạn này, tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty đã tăng bình quân hàng năm là 23.90% tức là tăng 5244.71 triệu đồng. Tuy nhiên, tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty tăng không đều qua các năm. Năm 2000 tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty là 10545 triệu đồng, đến năm 2001 tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty là 12567 triệu đồng tăng 19.175 % ( tức là tăng 2022 triệu đồng ). Năm 2005 tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty là 28639 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 38.762% tức là tăng 8000 triệu đồng. Đặc biệt là năm 2007 so với năm 2006 tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty tăng nhiều nhất ( tăng 12363 triệu đồng tức là tăng 35% ) Tóm lại, qui mô vốn của Công ty xây dựng 99 tăng lên nhưng với tốc độ không đều nhau. Điều đó chứng tỏ công ty đã mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh trong quá trình hoạt động của mình. Thực tế cho biết những năm gần đây công ty trúng thầu nhiều công trình xây dựng lớn. Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu vốn SXKD Theo phương thức luân chuyển giá trị Bảng 2: Cơ cấu vốn SXKD của Công ty xây dựng 99 theo phương thức luân chuyển giá trị thời kỳ 2000 – 2007 Năm TV (tr.đồng) VCĐ VLĐ Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) 31/12/2000 10545 8215 77.90 2330 22.10 31/12/2001 12567 9085 72.29 3482 27.71 31/12/2002 15245 10258 67.29 4987 32.71 31/12/2003 18597 15589 83.83 5485 29.49 31/12/2004 20639 16245 78.71 4394 21.29 31/12/2005 28639 19739 68.92 8900 31.08 31/12/2006 34895 23315 66.81 11580 33.19 31/12/2007 47258 30933 65.46 16325 34.54 (Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính các năm của công ty ) Biểu đồ tỷ trọng VCĐ và VLĐ trong TV của công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007. Nhận xét: Kết quả tính toán ở bảng 2 kết hợp với biểu đồ cho thấy: Xét về mặt tỷ trọng, tỷ trọng VCĐ từ năm 2004 đến 2007 giảm (năm 2000 tỷ trọng VCĐ trong TV là 77.90% đến năm 2007 tỷ trọng VCĐ trong TV là 65.46% ), còn tỷ trọng VLĐ tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn hơn trong TV (năm 2000 tỷ trọng VLĐ trong TV là 22.10% đến năm 2007 tỷ trọng VLĐ trong TV là 35.54% ). Nguyên nhân là do trong những năm gần đây công ty đã chú trọng đến công tác đầu tư mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Đó là sự hợp lý bởi vì đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng là giá trị sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, xây dựng dở dang có giá trị lớn, hàng tồn kho về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nhiều nên VLĐ trong ngành xây dựng chiếm tỷ trọng và tăng lên trong những năm gần đây. Để thấy rõ hơn sự biến động của từng loại vốn, ta đi vào phân tích từn bộ phận vốn sản xuất kinh doanh như sau: * Phân tích biến động VCĐ Bảng 3: Bảng biến động VCĐ của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 Năm Chỉ tiêu VCĐ (tr.đồng) Lượng tăng giảm tuyệt đối (tr. đồng) Tốc độ phát triển(%) Tốc độ tăng (%) Giá trị tuyệt đối 1% tăng giảm Ti ai Ai gi 31/12/2000 8215 - - - - - - - 31/12/2001 9085 870 870 110.59 110.59 10.59 10.59 82.15 31/12/2002 10258 1173 2043 112.91 124.87 12.91 24.87 90.85 31/12/2003 15589 5331 7374 151.97 189.76 51.97 89.76 102.58 31/12/2004 16245 656 8030 104.21 197.75 4.21 97.75 155.89 31/12/2005 19739 3494 11524 121.51 240.28 21.51 140.28 162.45 31/12/2006 23315 3576 15100 118.12 283.81 18.12 183.81 197.39 31/12/2007 30933 7618 22718 132.67 376.54 32.67 276.54 233.15 Bình quân 16257.86 3245.43 - 120.85 - 20.85 - - ( Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính các năm của công ty) Nhận xét: Kết quả tính toán cho thấy, qui mô VCĐ đều tăng qua các năm nhưng với tốc độ không đều. VCĐ bình quân hàng năm giai đoạn 2000 – 2007 của doanh nghiệp đạt 16257.86 triệu đồng, trong giai đoạn này VCĐ tăng bình quân hàng năm là 20.85 % tức là tăng 3245.43 triệu đồng. Năm 2000 VCĐ là 8115 triệu đồng nhưng đến năm 2007 VCĐ lên tới 30933 triệu đồng tăng 276.54%. Từ kết quả đã tính toán kết hợp với thực tế ta thấy trong những năm qua công ty đã đầu tư mua sắm một số xe máy, thiết bị giúp cho công ty chủ động hơn trong việc huy động và sử dụng máy móc thiết bị. Nhờ đó, mà hàng năm công ty đã trúng thầu hàng chục công trình có qui mô lớn và được các chủ đầu tư và đối tác đánh giá cao. Đặc biệt năm 2007 VCĐ tăng nhiều nhất, so với năm 2006 VCĐ tăng 32.674 % tức là tăng 7168 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2007 công ty đã đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị mới để thay thế một số máy móc thiết bị cũ đã hư hỏng: Máy cắt uốn thép, máy khoan ép hơi, máy xúc nhiều gầu… * Phân tích biến động VLĐ Bảng 4: Biến động VLĐ của Công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 Năm Chỉ tiêu VLĐ (tr.đồng) Biến động tuyệt đối (tr. đồng) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng giảm liên hoàn Ti ai Ai gi 31/12/2000 2330 - - - - - - - 31/12/2001 3482 1152 1152 149.44 149.44 49.44 49.44 23.30 31/12/2002 4987 1505 2657 143.22 214.03 43.22 114.03 34.82 31/12/2003 5485 498 3155 109.99 235.41 9.99 135.41 49.87 31/12/2004 4394 -1091 2064 80.11 188.58 -19.89 88.58 54.85 31/12/2005 8900 4506 6570 202.55 381.97 102.55 281.97 43.94 31/12/2006 11580 2680 9250 130.11 497.00 30.11 397.00 89.00 31/12/2007 16325 4745 13995 140.98 700.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11980.doc
Tài liệu liên quan