Chuyên đề Những giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá ở Trung tâm thương mại số 7 - Đinh Tiên Hoàng

Do tính chất hoạt động bán lẻ nên số lao động trong Trung tâm chiếm phần lớn là nữ ( trên 70% trong tổng số lao động). Số nhân viên nam tập trung chủ yếu ở bộ phận bảo vệ và bộ phận giao nhận hàng hóa, phù hợp với công việc được giao.

 Để phục vụ tốt hơn người tiêu dùng, nâng cao văn minh thương mại, Ban Giám đốc Trung tâm luôn chú trọng tạo điều kiện nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên. Năm 2003 số nhân viên có trình độ đại học tăng lên 16% trong tổng số lao động.

 So với năm 2002 năm 2003 số lao động ở Trung tâm tăng thêm 5 người tăng 7% chủ yếu là nhân viên nữ tăng cường cho bộ phận bán hàng khi Trung tâm mở rộng thêm diện tích kinh doanh lên tầng 2.

 Năm 2003 so với năm 2002 năng suất lao động bình quân đạt 594.372đ/ng/ngày, tăng 1.037đ tương ứng 0,17%.

 Kết cấu nguồn nhân lực của Trung tâm được thể hiện qua bảng sau: ( Bảng 2 )

 

doc59 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá ở Trung tâm thương mại số 7 - Đinh Tiên Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) làm cho lợi nhuận có nguy cơ giảm đi, doanh nghiệp phải hoạt động trong những điều kiện khó khăn hơn. Các doanh nghiệp cần cẩn trọng khi tham gia vào thị rường, đặc biệt phải làm tốt công tác Marketing để từ đó có được chính sách cạnh tranh tốt nhất. Các nhân tố thuộc về chính sách pháp luật Nhà nước liên quan đến tiêu thụ và yếu tố hội nhập, mở cửa nền kinh tế: Nhà nước có nhiệm vụ hướng dẫn tiêu dùng cho nhân dân, thoả mãn các yêu cầu tiêu dùng. Hiện nay Đảng và Nhà nước đang rất lỗ lực trong việc hoàn thiện các chính sách về thuế, luật kinh tế và các chính sách phát triển kinh tế Nhằm tạo ra những điều kiện hoạt động tốt hơn cho các doanh nghiệp từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển nền kinh tế của đất nước. Các chính sách và luật pháp của Nhà nước tác động trực tiếp tới hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiêp. Do vây, Nhà nước cần có chính sách nhằm tạo điều kiện cho doang nghiệp trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động tiêu thụ hàng hoá nói riêng. Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập mở cửa nền kih tế, cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, do đó các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Hàng hoá nhập khẩu vào nội địa tràn ngập trên thị trường, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mọc lên ngày càng nhiều, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp, nâng cao chất lượng hàng hoá, phục vụ khách hàng được tốt nhất nhằm tạo được chỗ đứng trên thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, từ đó nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Sự phát triển của các ngành khác: Sự phát triển của các ngành khác cũng ảnh hưởng rát lớn đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp vì doanh nghiệp là một hệ thống mở không thể biệt lập với các ngành khác, các đơn vị kinh tế khác và ngược lại. Nếu hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc thiụn lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp, ngược lại nếu lạc hậu thì nó sẽ kìm hãm sự phát triẻn của doanh nghiệp. Chương II : Phân tích thực trạng tiêu thụ hàng hoá ở Trung tâm thương mại số 7_Đinh Tiên Hoàng. Khái quát về Trung tâm thương mại số 7_ Đinh Tiên Hoàng: Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm thương mại số7_ Đinh Tiên Hoàng: Trung tâm thương mại số 7- Đinh Thiên Hoàng được chính thức thành lập ngày 12/10/1995 theo quyết định số 104 của Công ty Bách Hoá Hà Nội và Giấy phép kinh doanh số 108346 do Trọng tài kinh tế trực thuộc Công ty Bách Hoá Hà Nội. Tên đơn vị: Công ty Bách Hoá Hà Nội Trung tâm thương mại số 7 Đinh Tiên Hoàng . Địa chỉ: 7-9 Đinh Tiên Hoàng Điện thoại: 8.241289 – 8.260812 Fax: (84-4)8.241289 Để phục vụ người tiêu dùng được tốt hơn, đồng thời tiếp cận với công nghệ kinh doanh tiên tiến, nâng cao hiệu quả kinh doanh, Trung tâm thương mại được Công ty Bách Hoá Hà Nội giao nhiệm vụ hoạt động kinh doanh theo hình thức bán hàng tự chọn. Đây cũng là đơn vị đầu tiên của ngành thương nghiệp Thủ đô hoạt động kinh doanh theo mô hình bán hàng tự chọn. Chính thức kinh doanh từ 10/11/1995, với diện tích sử dụng ban đầu khoảng 180m tại tầng 1 số 7-9 Đinh Tiên Hoàng, Trung tâm thương mại đã có khoảng 1500 mặt hàng phục vụ người tiêu dùng. Bao gồm các mặt hàng: thực phẩm, công nghệ, sản phẩm may mặc, hoá mỹ phẩm, dụng cụ gia đình. Tháng 10/1998 Trung tâm đã mở rộng diện tích kinh doanh tại tầng 2 để có thêm mặt hàng phục vụ khách. Trung tâm thường xuyên duy trì và mở rộng quan hệ với bạn hàng, cung ứng, duy trì thường xuyên mặt hàng đang có và mở rộng mắt hàng mới. Từ gần 100 bạn hàng đầu, đến nay Trung tâm đã có quan hệ với gần 400 nhà cung cấp trong và ngoài nước, cung cấp hơn 3000 mặt hàng gồm cả hàng xuất khẩu trong nước và hàng nhập khẩu chất lượng cao. Bên cạnh việc tập chung vào khâu bán hàng tại chỗ, Trung tâm đã chủ động xúc tiến mối quan hệ với các nhà sản xuất trong nước có hàng hoá chất lượng cao để làm đại lý phân phối bán buôn. Từ năm 2000 đến nay, Trung tâm đã cung cấp bán hàng cho trên 20 siêu thị trên địa bàn thành phố Hàn Nội. Đồng thời Trung tâm có một vị chí thuận lợi nên đã tổ chức du lịch lữ hành nội địa nhằm tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động cũng như nguồn thu cho Trung tâm. Trung tâm Thương Mại số 7 Đinh Tiên Hoàng đã chiếm được lòng tin của khách hàng, trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của người tiêu dùng. Giờ đây cái tên Trung tâm thương mại số 7 Đinh Tiên Hoàng đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Hà Nội nói riêng và bất cứ ai đã từng đặt chân lên đất 36 phố phường nói chung. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm thương mại số 7_ Đinh Tiên Hoàng: Trung tâm thương mại số 7_ Đinh Tiên Hoàng có chức năng kinh doanh bán lẻ hàng bách hoá công nghệ phẩm, tạp phẩm, văn phòng phẩm, đồ dùng gia đình, thực phẩm công nghệ, đồ điện dân dụng Nhiệm vụ chính của Trung tâm là bán lẻ hàng bách hoá phục vụ người tiêu dùng. Tổ chức kinh doanh ngành hàng, mặt hàng đúng với đăng ký kinh doanh. Tổ chức giao dịch với khách hàng trong nước và ngoài nước về lĩnh vực kinh doanh, nắm bắt thông tin, nhu cầu thị hiếu của khách hàng và giá cả thị trường Đi đầu trong việc phục vụ khách hàng văn minh, lịch sự thể hiện rõ vai trò của thương nghiệp quốc doanh. Cơ chế tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm thương mại số 7_ Đinh Tiên Hoàng: Bộ máy tổ chức quản lý của Trung tâm thương mại được xây dung theo cơ cấu trực tuyến, Giám đốc Trung tâm trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. a. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Trung tâm thương mại số 7- Đinh Tiên Hoàng Giám Đốc Giao nhận hàng hoá Bán hàng 1 Bán hàng2 Kế toán Bán buôn Du lịch Phó Giám Đốc Bảo vệ Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận Phó giám đốc Chịu trách nhiệm về công tác cung ứng hàng hoá, các hoạt động bán lẻ và các công tác kế toán trung tâm Chịu trách nhiệm về các hoạt động bán buôn, hoạt động du lịch và công tác bảo vệ trung tâm. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong phạm vi trách nhiệm được giao. Thừa uỷ quyền điều hành Trung tâm khi Giám đốc đi vắng. Bộ phận kế toán Quản lý tài sản, nguồn vốn của Trung tâm, kiểm toán các nghiệp vụ nhập, xuất, dự trữ hàng hoá, nghiệp vụ thanh toán công nợ. Bộ phận kế toán bao gồm 08 nhân viên. + Kế toán trưởng: Giúp việc cho giám đốc về công tác tài chính, điều hành các nghiệp vụ kế toán,kiểm toán, lập báo cáo tài chính theo định kỳ, thường xuyên báo cáo tình hình tài chính của trung tâm cho Giám đốc. + Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, xuất nhập quỹ tiền mặt theo phiếu chi, phiếu thu. + Kế toán thanh toán: Thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán công nợ với các bạn hàng có quan hệ với trung tâm. + 04 nhan viên kế toán: Kiểm toán các nghiệp vụ mua, bán, dự trữ hàng hoá, kiểm toán việc thanh toán công nợ. + 01 nhân viên phụ trách máy vi tính. Bộ phận giao nhận hàng hoá: Bao gồm 04 nhân viên + 03 nhân viên giao nhận: Chịu trách nhiệm xuất, nhập hàng hoá phục vụ cho bộ phận bán hàng. Thực hiện giao dịch với bạn hàng, khai thác nguồn hàng, tìm hiểu thông tin, giá cả thị trường. + Thủ kho: Chịu trách nhiệm nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ. Bộ phận bán hàng:Trực tiếp bán hàng, giao dịch bán lẻ hàng hoá cho người tiêu dùng. Bộ phận bán hàng bao gồm 40 nhân viên chia làm hai tổ thay đổi ca duy trì thời gian liên tục phục vụ người tiêu dùng. Bộ phận bảo vệ: Bao gồm 07 nhân viên. + 06 nhân viên bảo vệ: Chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản của trung tâm, bảo đảm an ninh trật tự cho hoạt động của Trung tâm. + 01 nhân viên tạp vụ: thực hiện công việc tạp vụ, vệ sinh Trung tâm. Bộ phận bán buôn:Là một tổ gồm 13 nhân viên có nhiệm vụ tổ chức bán buôn cho các đơn vị trong và ngoài công ty. +05 nhân viên phụ trách bán buôn tại chỗ +05 nhân viên phụ trách bán buôn lưu động +01 thủ kho +01 lái xe +01 kế toán theo dõi công nợ và hạch toán phần bán buôn Bộ phận du lịch: Gồm hai nhân viên có nhiệm vụ tổ chức du lịch lữ hành nội địa Mặt hàng và thị trường: Mặt hàng: Là một trong số 50 điểm kinh doanh của công ty Bách Hoá Hà Nội, nhiệm vụ chính của Trung tâm là bán lẻ hàng bách hoá phục vụ đông đảo người tiêu dùng. Ngoài ra Trung tâm còn tổ choc hoạt động bán buôn cho một số đơn vị trong và ngoài công ty.Hiện nay Trung tâm thường bầy bán khoảng 3000 mặt hàng, gồm cả mặt hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Các loại hàng được phân thành nhiều nhóm theo tổng khu vực như sau: Nhóm hàng công nghệ thực phẩm: Bao gồm nhiều nhóm nhỏ + Nhóm 4G1: Bánh kẹo, đồ hộp, đồ ăn, thực phẩm chế biến, đường, sữa các loại phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày. +Nhóm 4G2: Trà, thuốc lá, cà phê.. + Nhóm 4D: Nước giải khát, rượu, bia Nhóm hàng mỹ phẩm thường: Các loại dầu gội đầu, dầu tắm, xà phòng, giấy ăn, giấy vệ sinh, chất tẩy rửa... Nhóm hàng gia dụng: Dụng cụ nhà bếp, bát , đĩa, ly, cốc Nhóm mỹ phẩm cao cấp: Nước hoa, son, phấn, đồ trang điểm làm đẹp cho phụ nữ . Nhóm hàng may mặc: Quần áo may sẵn, túi, cặp da, giầy dép.. Nhóm hàng điện gia dụng : Ti vi, tủ lạnh, máy giặt, lò vi song, đồ điện gia dụng Nhóm hàng đồ chơi trẻ em: Những nhóm hàng này được sắp xếp theo từng khu vực riêng biệt nhằm đảm bảo tính hợp lý hoá của mỗi loại hàng hoá, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng lựa chọn khi mua hàng. Thi trường: Trung tâm kinh doanh hàng bách hoá phục vụ mọi đối tượng trên địa bàn Hà Nội. Khách hàng chủ yếu của Trung tâm là khách du lịch nước ngoài. Đây là lượng khách hàng lớn và thường xuyên qua lại Trung tâm, doanh số bán cho loại khách hàng này là lớn nhất (6/10). Bên cạnh đó khách hàng là người Việt Nam đang được quan tâm hơn. Trung tâm đã đặt mục tiêu nâng doanh số bán cho người Việt Nam lên cao hơn nữa (5/10). Còn tổ bán buôn đang là đối tượng cung cấp hàng cho nhiều siêu thị, đại lý trên địa bàn Hà Nội, mặt hàng chính là chè và rượu: Tên siêu thị Địa chỉ Tên cty Marko Đê La Thành Cty Phương Anh Sao Hà Nội 2B Phạm Ngọc Thạch Cty Thiên Giang Fivi Mart 240 Trần Quang Khải CtyNhấtNam17 TônĐản Minimart 18 Hàng Bài Cty TM Hà Nội 1E Cát Linh 1E Cát Linh nt Intimext 32 Lê Thái Tổ TTTM Intimext Kim Liên Đào Duy Anh Cty DVKT XNK Seiyu 8 Phạm Ngọc Thạch Cty TNHH Seiyu City Mart 49 Hai Bà Trưng Cty TMDV Đông Hưng Bắc Linh Đàm Đại Kim- Thanh Trì CN Cty XDTN số 1 Elmaco 240 Tôn Đức Thắng Cty VL & DC Cơ Khí Vinaconex Tràng Tiền Plaza TTKD Vinaconex Family 152A Lạc Trung CtyUDKHT&CGCNmới 5 Nam Bộ 5 Lê Duẩn Cty Bách Hoá 5 Nam Bộ Thái Hà 174 TháI Hà Cty Minh Hoa ACE Mart 228 Lê Trọng Tấn CtyTNHHDVTháIThịnh Asian 10 Phạm Ngọc Thạch Cty TMKS Đống Đa Trên đây chỉ là một vài công ty tiêu biểu vừa là bạn hàng, vừa là đối thủ cạnh tranh của Trung tâm. Vì Hà Nội là một thị trường có sức mua rất lớn nên mức độ cạnh tranh trên thị trường này cũng rất cao. Với quy mô và tiềm lực tài chính mạnh, các tổ chức này đang dần trở thành những đối thủ cạnh tranh lớn của Trung tâm. Vốn, trang thiết bị kỹ thuật: Vốn là một phần tất yếu của hoạt động kinh doanh, vì vậy cần phải nghiên cứu về vốn. Thông qua vốn, chi phí và lợi nhuận cho phép doanh nghiệp đánh giá được tình hình các mục tiêu đã được xác định của mình và kịp thời điều chỉnh khi cần thiết. Trung tâm thương mại số 7_ Đinh Tiên Hoàng là đơn vị trực thuộc công ty Bách Hoá Hà Nội nên toàn bộ cơ sở vật chất của Trung tâm đều do công ty đầu tư, bao gồm: Vốn kinh doanh, địa điểm kinh doanh, trang thiết bị máy móc và cả đội ngũ người lao động. Cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu vốn trong năm 2001, 2002, 2003 được thể hiện qua bảng số liệu sau ( Bảng 1): Qua bảng trên ta thấy, tuy nguồn vốn kinh doanh được công ty cấp không lớn nhưng Trung tâm đã sử dụng rất có hiệu quả. Bằng chứng là việc làm ăn có lãi và tích luỹ để mở rộng hoạt động kinh doanh của Trung tâm qua 3 năm: Vốn tự có của Trung tâm năm 2001 là 1.970.000.000đ, năm 2002 tăng lên 2.020.000.000đ, đến năm 2003 tiếp tục tăng lên 3.600.000.000đ, từ đó làm cho tổng vốn kinh doanh của Trung tâm năm 2003 tăng 17,5% so với năm 2002. Ngoài ra Trung tâm còn có lợi thế thương mại rất lớn, đó là vị trí cửa hàng và quyền cho thuê của hàng. Địa điểm kinh doanh nằm ở số 7_ Đinh Tiên Hoàng là trung tâm của thủ đô, nơi đó tập chung rất nhiều khách du lịch nước ngoài và là vùng dân cư đông đúc với mức số khá cao. Có thể nói vị trí kinh doanh của Trung tâm cực kỳ có giá trị. Nếu chỉ cần cho thuê địa điểm thôi Trung tâm cũng phải thu hồi về hàng chục triệu đồng mỗi tháng, còn nếu khai thác tốt điểm bán này thì giá trị mà nó mang lại còn hơn thế gấp nhiều lần. Về trang thiết bị kỹ thuật, hiện tại tổ bán buôn đang sử dụng 1 xe ô tô trọng tải 5 tạ để giao nhận hàng hoá, ngoài ra Trung tâm còn được trang bị rất nhiều máy tính, máy điều hoà, điện thoại, máy fax phục vụ cho công tác kế toán, mua, bán Trang thiết bị kỹ thuật khá đầy đủ đóng góp không nhỏ vào sự thành công của Trung tâm, tuy nhiên nhiều máy tính và máy điều hoà đã xuống cấp, tốc độ chậm cần phải nâng cấp mới đáp ứng được nhu cầu của công việc. Nguồn nhân lực: Do tính chất hoạt động bán lẻ nên số lao động trong Trung tâm chiếm phần lớn là nữ ( trên 70% trong tổng số lao động). Số nhân viên nam tập trung chủ yếu ở bộ phận bảo vệ và bộ phận giao nhận hàng hóa, phù hợp với công việc được giao. Để phục vụ tốt hơn người tiêu dùng, nâng cao văn minh thương mại, Ban Giám đốc Trung tâm luôn chú trọng tạo điều kiện nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên. Năm 2003 số nhân viên có trình độ đại học tăng lên 16% trong tổng số lao động. So với năm 2002 năm 2003 số lao động ở Trung tâm tăng thêm 5 người tăng 7% chủ yếu là nhân viên nữ tăng cường cho bộ phận bán hàng khi Trung tâm mở rộng thêm diện tích kinh doanh lên tầng 2. Năm 2003 so với năm 2002 năng suất lao động bình quân đạt 594.372đ/ng/ngày, tăng 1.037đ tương ứng 0,17%. Kết cấu nguồn nhân lực của Trung tâm được thể hiện qua bảng sau: ( Bảng 2 ) Thực trạng tình hình tiêu thụ hàng hoá trong năm 2001,2002,2003 của Trung tâm thương mại số 7_ Đinh Tiên Hoàng: Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm qua các năm 2001, 2002, 2003: Kết quả được thể hiện qua bảng số liệu sau: ( Bảng 3 ) So sánh năm 2002/2001: Tổng doanh thu tăng 23,6% ( 2.950.000.000đ), giá vốn hàng bán tăng 26,7% ( 2.719.902.000đ), chi phí hoạt động giảm 31,11% ( 403.354.093đ) từ đó lợi nhuận sau thuế tăng 34,12% ( 226.101.423đ). So sánh năm 2003/2002: Tổng doanh thu tăng 6,76% ( 1.043.000.000đ), giá vốn hàng bán tăng 8,17% ( 1.078.948.000), chi phí hoạt động giảm 8% ( 71.478.588đ), từ đó lợi nhuận sau thuế tăng 2,64% ( 23.480.798đ). Từ tỷ lệ so sánh liên hoàn qua 3 năm ta thấy quy mô kinh doanh của Trung tâm ngày càng được mở rộng, thể hiện ở tổng doanh thu và giá vốn hàng bán tăng đều qua các năm. Đặc biệt với một số biện pháp có hiệu quả, Trung tâm đã làm giảm đáng kể chi phí hoạt động, đáng chú ý là từ năm 2001 đến 2002 chi phí hoạt động giảm tới 31,11%, điều này ảnh hưởng rất tích cực đến lợi nhuận của Trung tâm ( lợi nhuận sau thuế của Trung tâm tăng 34,12% từ năm 2001 đến 2002). Từ bảng số liệu có thể nhận thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của năm 2003 không cao. Tuy vẫn có lãi nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể ( 2,64%). Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả này là do dịch SAT bùng phát ở Việt Nam, tuy dịch nhanh chóng được dập nhưng vì tâm lý lo sợ nên khách du lịch quốc tế đến với Hà Nội giảm đáng kể và hầu như không có vào thời gian này. Mức lợi nhuận như thế so với tiềm năng của Trung tâm có thể nói là chưa phản ánh đúng. Hiện tại ở điểm bán số 7_ Đinh Tiên Hoàng, doanh thu chủ yếu của Trung tâm là từ tầng 1, Trung tâm khai thác tầng 2 chưa tốt do vị trí cầu thang lên không phù hợp và hàng hoá bầy bán trên tầng 2 là những loại hàng bán rất chậm.Trung tâm nên có kế hoạch khai thác tầng 2 được tốt hơn. Xu thế phát triển trong vài năm gần đây cho thấy loại hình kinh doanh siêu thị đang ngày càng phổ biến, Trung tâm đã, đang và sẽ đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của những tổ chức khác, nhưng với tiềm lực và đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi, tôi tin rằng Trung tâm sẽ còn phát triển lớn mạnh hơn nữa. Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá qua ba năm 2001, 2002, 2003 của Trung tâm thương mại số 7_ Đinh Tiên Hoàng: Phân tích theo tổng số kết cấu: Kết cấu hàng hoá được thể hiện qua bảng mua vào của Trung tâm ( Bảng 4 ): Nhóm thực phẩm công nghệ: Chiếm tỷ trọng và giá trị lớn nhất trong 5 nhóm. Năm 2001 là 54,3% ( tức là 6.024.500.000đ ), năm 2002 là 60,7% ( 8.277.000.000đ ), năm 2003 là 64,6% ( 8.163.830.000đ ). Đây chính là nhóm hàng chủ yếu của Trung tâm. Vị trí bán hàng nằm trong khu vực 36 phố cổ, lượng khách hàng du lịch tập chung rất lớn, nhu cầu về hàng thực phẩm công nghệ như đồ hộp, thực phẩm chế biến , đường, sữa, nước giải khát... rất cao nên việc tập chung chủ yếu vào nhóm hàng này là rất chính xác. Nguồn thu của Trung tâm từ nhóm hàng này rất lớn, gấp 5-10 lần so với các nhóm hàng khác. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng nhu cầu về nhóm hàng này đang có xu hướng bão hoà, tổng giá trị năm 2002 và 2003 xấp xỉ nhau (8.277.000.000đ và 8.163.830.000đ ). Có nhiều lý do để giải thích cho điều này: Thứ nhất, lượng khách du lịch đến với Việt Nam giảm nhiều do bệnh dịch SAT, từ đó làm giảm đáng kể lượng khách hàng thường xuyên của Trung tâm Thứ hai, do trung tâm chưa chú trọng đến nhu cầu của một bộ phận khách hàng là người Việt Nam. Thứ ba, do trên địa bàn Hà Nội nói chung và ở khu vực gần hồ Gươm nói riêng có nhiều siêu thị bầy bán những sản phẩm cùng loại, từ đó làm giảm lượng khách hàng đến với Trung tâm. Chính vì một số những lý do trên mà tốc độ tiêu thụ về nhóm hàng này đã giảm. Đây là nhóm hàng chủ yếu của Trung tâm nên nhất thiết phải đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ của nhóm này. Đặc điểm của nhóm này là chủng loại hàng phong phú, mỗi loại mặt hàng lại có nhiều dạng khác nhau, kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại thay đổi thường xuyên. Thế nên để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ của nhóm này, Trung tâm phải nắm bắt nhanh nhạy những diễn biến về nhu cầu thị trường để có thể thay đổi chủng loại hàng cho phù hợp, tìm kiếm nguồn hàng chất lượng cao, giá cả phù hợp, ổn định. Đặc biệt nhóm hàng này có nhu cầu rất lớn vào dịp cuối năm, lễ tết, vì vậy Trung tâm cần có kế hoạch dự trữ phù hợp, kịp thời để phục vụ khách hàng tốt nhất, tránh bị thiếu hoặc thừa hàng dẫn đến ứ đọng hoặc gián đoạn hoạt động kinh doanh. Nhóm may mặc: Chiếm tỷ trọng, gía trị nhỏ và giảm dần qua các năm. Năm 2001 chiếm 12% ( 1.336.000.000đ). Năm 2002 chiếm tỷ trọng 7% ( 953.750.000đ), giảm 28,68%. Năm2003 chiếm tỷ trọng 6% ( 758.460.000đ), giảm 20,48% so với năm 2002. Qua 3 năm 2001, 2002, 2003, nhóm này đã trở thành nhóm có tỷ trọng và giá trị nhỏ nhất trong 5 nhóm ( Trước đó nhóm có giá trị nhỏ nhất là đồng hồ+ máy cạo râu, năm 2001 là 6,4%). Đây là nhóm hàng thứ yếu của Trung tâm, tốc độ tiêu thụ của nhóm này giảm nhanh và Trung tâm đang dần thu hẹp tỷ trọng của nó để đầu tư vào những nhóm khác hợp thị hiếu hơn. Tuy vị trí kinh doanh thuận lợi nhưng nhu cầu về những mặt hàng thuộc nhóm này mà Trung tâm bầy bán không cao, tốc độ bán chậm làm cho mặt hàng bị lỗi thời, diện tích cửa hàng nhỏ không phù hợp để bầy bán nhóm hàng này... vì vậy doanh thu từ việc kinh doanh nhóm hàng này rất thấp. Để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ và tăng doanh thu từ nhóm hàng này, đòi hỏi Trung tâm phải đầu tư để có thêm nhiều chủng loại, mẫu mã hàng mới, phải thay đổi thường xuyên để phù hợp với thị hiếu , và đặc biệt phải có một diện tích, một không gian rộng để buôn bán nhóm hàng này.Đây là điều rất khó có thể thực hiện được khi mà Trung tâm đang đầu tư vào những mặt hàng chủ yếu,hơn nữa sức cạnh tranh trên thị trường về mặt hàng này rất lớn vì có vô số cửa hàng quần áo, giày dép thời trang đã và đang mở trên khắp địa bàn Hà Nội. Có thể nói phương án đầu tư , đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ nhóm hàng này là không khả thi. Phương án tốt nhất mà Trung tâm nên làm là thu nhỏ nhóm hàng này để có thể đầu tư thêm vào những nhóm hàng khác đang dần được khách hàng quan tâm như nhóm Đồng hồ+máy cạo râu, đồ dùng gia đình... Nhóm đồ dùng gia đình: Đây là nhóm hàng thứ yếu và giá trị đang giảm dần qua các năm. Năm 2001 chiếm tỷ trọng 17,9% ( 1.988.000.000đ). Năm 2002 chiếm 13% ( 1.771.250.000đ), giảm 10,9%. Năm 2003 là 9,4% ( 1.190.510.000đ), giảm 32,79% so với năm 2002. Nhóm này trong năm 2001, 2002 chiếm vị thí thứ 2 về tổng giá trị, nhưng trong năm 2003 chỉ đứng ở vị trí thứ 3 . Nhóm này có đặc điểm là chủng loại hàng hoá nhiều, mẫu mã kiểu dáng thay đổi nhanh, giá trị đầu tư không lớn, nhu cầu về nhóm hàng này khá cao. Tuy nhiên Trung tâm khai thác chưa tốt nên tốc độ tiêu thụ chậm, doanh thu ngày càng giảm. Không nên để tình trạng này kéo dài, làm ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ của các nhóm khác. Trung tâm nên có những giải pháp để tăng tốc độ tiêu thụ nhóm này lên. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá thuộc nhóm này là: Tìm kiếm những nguồn hàng có uy tín, có những sản phẩm đẹp, chất lượng tốt, giá cả phù hợp. Từ đó khai thác được những sản phẩm hợp thị hiếu người tiêu dùng với giá cả phù hợp. Nên có những hình thức khuyến mại, giảm giá hàng bán, bốc thăm trúng thưởng, quảng cáo khuếch trương... để thu hút khách hàng, tăng nhanh tốc độ tiêu thụ. Nhóm mỹ phẩm: Là nhóm hàng thứ yếu của Trung tâm, chiếm tỷ trọng và giá trị nhỏ ( thứ 4).Năm 2001 là 9,4% ( 1.046.500.000đ). Năm 2002 là 9,3% ( 1.260.500.000đ). Năm 2003 là 8,4% ( 1.064.200.000đ). Nhìn vào số liệu trên có thể thấy rằng nhóm mỹ phẩm đang ở mức bão hoà, mức độ chênh lệch về tỷ trọng và giá trị qua 3 năm không lớn. Nhóm này được chia 2 loại: + Nhóm mỹ phẩm thường bao gồm: Các loại dầu gội đầu, dầu tắm, xà phòng, giấy ăn, giấy vệ sinh, chất tẩy rửa... Nhóm mỹ phẩm cao cấp: nước hoa, son phấn, đồ trang điểm làm đẹp cho phụ nữ. Nhóm hàng này phục vụ chủ yếu là người Việt Nam. Có thể nói mức độ cạnh tranh về những mặt hàng này là rất cao vì nó được bầy bán ở khắp các siêu thị, các đại lý, điểm bán lẻ ở mọi nơi.Vì vậy để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ nhóm hàng này cần phải có nhiều thủ thuật bán hàng như quảng cáo, khuyến mại, giảm giá, bốc thăm trúng thưởng... nhằm thu hút nhiêu khách hàng đến với Trung tâm. Ngoài ra việc bầy bán loại sản phẩm này cần có những cách thức bầy bán hợp lý với kiểu dáng, mẫu mã, kích thước , mầu sắc, chất lượng của sản phẩm. Trung tâm nên đổi mới một số trang thiết bị phục vụ cho việc bán hàng đang được sử dụng như những kệ, giá đỡ, sắp xếp lại vị trí các nhóm hàng được bầy bán... để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đi lại, nâng cao tính thẩm mỹ, văn minh thương mại của Trung tâm. Nhóm đồng hồ+ máy cạo râu: ( bàn là, lò vi sóng, ti vi, quạt điện, đèn ngủ, đồ điện dân dụng...): Năm 2001 nhóm này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 6,4% ( 705.000.000đ), nhưng năm 2002 chiếm 10% ( 1.362.500.000đ), tăng 93,26% ( 657.500.000đ). Năm 2003 chiếm11,6% ( 1.464.200.000đ), tăng 7,46% ( 101.700.000đ) so với năm 2002. Từ một nhóm có tỷ trọng và giá trị nhỏ nhất, nhóm này đã có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, đứng vị trí thứ 2 trong 5 nhóm vào năm 2003. Đây là nhóm hàng mà Trung tâm mới khai thác và rất có hiệu quả, biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng nhanh chóng qua 3 năm gần đây. Việc khai thác nhóm hàng mới này của Trung tâm là rất phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trung tâm cần phải đầu tư nhiều hơn nữa để có thể nâng cao được doanh số bán và từ đó nâng cao được giá trị với các nhóm khác. Tổng trị giá mua vào của Trung tâm năm 2001 là 11.100.000.000đ. Năm 2002 là 13.625.000.000đ, tăng 22,75% ( 2.525.000.000đ).Năm 2003 là 12.641.000.000đ, giảm 7,2% ( 984.000.000đ) so với năm 2002. Từ những phan tích trên có thể thấy được rằng : để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá , Trung tâm cần phải tập chung đầu tư vào nhóm hàng chủ yếu, thế mạnh là thực phẩm công nghệ, giảm dần tỷ trọng của nhóm may mặc, từ đó đầu tư mở rộng nhóm hàng đồng hồ+ mấy cạo râu. Tìm kiếm những giải pháp khác để nâng cao hiệu quả tiêu thụ đối với nhóm hàng đồ dùng gia đình và mỹ phẩm. Phân tích theo hình thức bán: Từ bảng số liệu ta thấy: ( Bảng 5 ) Tổng doanh thu năm 2002 tăng 23,6% ( 2.950.000.000đ) là do doanh thu từ hoạt động bán lẻ tăng 30,65% ( 2.831.890.000đ) và từ hoạt động bán buôn tăng 3,64% ( 118.110.000đ) Tổng doanh thu năm 2003 tăng 6,76% ( 1.043.000.000đ) so với năm 2002 là do doanh thu từ hoạt động bán lẻ tăng 4,13% ( 498.183.000đ) và từ hoạt động bán buôn tăng 16,2% ( 544.817.000đ). Lượng tăng chủ yếu từ hoạt động bán lẻ, doanh thu từ hoạt động bán buôn tăng không lớn. Trung tâm thương mại số 7_ Đinh Tiên Hoàng ra đời với nhiệm vụ, chức năng chính là bán lẻ, nên tỷ trọng bán lẻ chiếm đa số ( trên 70%) là hợp lý.Trung tâm mới tiếp nhận bộ phận bán buôn được vài năm gần đây từ Công ty Bách Hoá Hà Nội, cơ sở vật chất của tổ này còn nghèo nên khả năng khai thác còn chưa cao, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu. Năm 2001 tổ bán buôn chiếm tỷ trọng 26,05%, năm 2002 là 21,77% và năm 2003 là 23,72% trong tổng doanh thu. Nhìn vào tỷ lệ so sánh liên hoàn giữa các năm có thể thấy rằng tổ bán buôn có tốc độ tiêu thụ hàng hoá khá nhanh. Năm 2002/2001 tăng 3,64%, năm 2003/2002 tăng 16,2%. Điều đó thể hiện rằng Trung tâm bắt đầu khai thác có hiệu quả đối với hình thức này. Tuy nhiên tỷ trọng về doanh thu của tổ này vẫn r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7930.doc
Tài liệu liên quan