Đề tài Thực trạng hoạt động kinh doanh của American President Lines Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

LỜI MỞ ĐẦU

 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VẬN TẢI CONTAINER, HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI CONTAINER 4

1.1. Khái niệm chung về doanh nghiệp vận tải container: 4

1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vận tải container: 4

1.1.2. Mục tiêu của doanh nghiệp: 5

1.1.3. Nhiệm vụ hoạt động của doanh nghiệp: 5

1.2. khái niệm về dịch vụ vận chuyển container: 6

1.2.1. Container: 7

1.2.2. Khái niệm phương thức vận tải container: 9

1.2.3. Tàu chuyên dùng container: 10

1.2.4. Cước phí vận tải container 10

1.2.5. Sự hình thành và phát triển công nghệ vận chuyển hàng hóa bằng container ở Việt Nam: 11

1.3. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải container: 18

1.3.1. Khái niệm chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải container: 18

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải container: 20

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh: 22

1.4.1. Các yếu tố khách quan: 22

1.4.2. Các yếu tố chủ quan: 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AMERICAN PRESIDENT LINES HÀ NỘI 25

2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: 25

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 25

2.1.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất: 29

2.1.3. Đặc điểm về sản phẩm: 30

2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty APL: 31

2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động: 31

2.2.2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của APL Hà Nội 31

2.3. Nguyên nhân tồn tại những hạn chế: 44

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY APL HÀ NỘI 46

3.1. Dự báo phát triển và định hướng quy hoạch: 46

3.1.1. Định hướng quy hoạch của ngành: 46

3.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu: 49

3.2. Định hướng chiến lược phát triển của công ty trong những năm tới: 49

3.2.1. Tình hình thị trường: 49

3.2.2. Ngân sách và mục tiêu: 50

3.2.3. Những thử thách: 50

3.2.4. Những thuận lợi: 50

3.2.5. Kế hoạch hoạt động: 51

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 52

3.3.1. Giải pháp phát triển nguồn lực: 52

3.3.2. Giải pháp về công tác tài chính kế toán: 52

3.4. Đề xuất biện pháp nâng cao hệ số lợi dụng trọng tải: 53

3.4.1. Tính toán hệ số lợi dụng trọng tải của các tuyến chính: 53

3.4.2. Hiệu quả kinh tế nếu tăng 10% hệ số lợi dụng trọng tải: 56

3.4.3. Đề xuất giải pháp tăng 10% hệ số lợi dụng trọng tải: 60

3.5. Đề xuất biện pháp về tuyến vận tải: 62

3.5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp: 62

3.5.2. Tính toán các chỉ tiêu của dự án: 76

3.5.3. Phân tích độ nhạy của dự án: 84

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động kinh doanh của American President Lines Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y là nhờ vào tiến trình gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO, Việt Nam đã thu hút được một số nhà đầu tư nước ngoài như Canon, Nike, Addidas, Wal-Mart, Ikea, Esprit, Timberland, Target, WoolWorth, L.L.Bean,… đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và xuất khẩu thành phẩm ra nước ngoài. APL với kinh nghiệm và danh tiếng hơn 100 năm đã được các nhà xuất khẩu tin cậy và chọn làm đối tác và điều này chứng tỏ chất lượng dịch vụ của công ty được các khách hàng đánh giá cao. Bảng 2.3: Tình hình thực hiện chỉ tiêu tổngsản lượng Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Tăng bình quân Tốc độ phát triển 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng sản lượng TEU 7,486 9,446 11,556 14,702 20,342 - 1.284 Tăng tuyệt đối TEU - 1,960 2,110 4,146 4,640 3,214 - Tăng tương đối % - 26.180 22.340 35.880 29.550 28.490 - Qua bảng 2.3 ta thấy tình hình thực hiện chỉ tiêu tổng sản lượng của APL Hà Nội tăng đều qua các năm, chứng tỏ công ty vẫn khai thác tốt nguồn hàng từ các khách hàng truyền thống đồng thời đã mở rộng khai thác thị trường để phục vụ những khách hàng mới, do đó tổng sản lượng tăng tuyệt đối bình quân năm đạt 3.214 TEU/năm tương ứng với tỷ lệ tăng tương đối bình quân năm là 28,49 % / năm, tốc độ phát triển 1,284 lần. Hiện nay các khách hàng lớn của APL bao gồm: Canon, Nike, GAP INC, New Balance, Metro, Addidas, Wal-Mart, Ikea, Esprit, Timberland, Target, WoolWorth, L.L.Bean, Pier 1 Import, Wiliams-Sonoma, Raleigh, Harman Consumer, Decathlon, Deichmann,… đã và đang thuê dịch vụ vận tải container của APL Hà Nội trong thời gian qua các tuyến: Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ với 02 loại container khô và container lạnh. Qua bảng 2.4 ta thấy công ty APL Hà Nội vận chuyển container hàng xuất khẩu từ phía Bắc Việt Nam đi Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ với 02 loại container là container khô và container lạnh. Bảng 2.4: Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo tuyến vận tải và theo chủng loại container STT Tuyến Loại cont Đơn vị tính Năm Tăng bình quân Tốc độ phát triển bình quân 2005 2006 2007 2008 2009 1 Châu Âu Khô TEU 1,988 2,310 2,140 3,322 4,040 - 1,194 Tăng tuyệt đối - 322 (170) 1,182 718 513 - Tăng tương đối - 16.20 (7.36) 55.23 21.61 21.42 - 2 Châu Á Khô TEU 2,864 3,788 4,328 4,144 5,032 - 1,151 Tăng tuyệt đối - 924 594 (238) 888 542 - Tăng tương đối - 32.26 15.68 (5.43) 21.43 15.99 - 3 Châu Mỹ Khô TEU 2,542 3,228 4,866 7,912 10,882 - 1,438 Tăng tuyệt đối - 686 1,638 3,046 2,970 2,085 - Tăng tương đối - 26.99 50.74 62.60 37.54 44.47 - 4 Châu Mỹ Lạnh TEU 92 120 168 324 388 - 1,433 Tăng tuyệt đối - 28 48 156 64 74 - Tăng tương đối - 30.43 40.00 92.86 19.75 45.76 - Trên tuyến Châu Âu vận chuyển 01 loại container khô sản lượng của công ty hàng năm đều tăng với: - Mức tăng trưởng bình quân hàng năm là: 21 %. - Mức bình quân hàng năm là: 2.760 TEU - Tốc độ phát triển đạt 1,194 lần Trên tuyến Châu Á vận chuyển 01 loại container khô sản lượng của công ty hàng năm đều tăng với: - Mức tăng trưởng bình quân hàng năm là: 16 %. - Mức bình quân hàng năm là: 4.042 TEU - Tốc độ phát triển đạt 1.151 lần Trên tuyến Châu Mỹ vận chuyển 02 loại container khô và lạnh sản lượng của công ty hàng năm đều tăng với: - Mức tăng trưởng bình quân hàng năm là: 44 % và 46 %. - Mức bình quân hàng năm là: 5.886 TEU và 218 TEU. - Tốc độ phát triển đạt 1,438 lần và 1,433 lần. Như vậy ta thấy sản lượng của tuyến vận tải đi Châu Mỹ có sức tăng trưởng mạnh nhất là ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt này công ty luôn cố gắng khai thác nguồn hàng, điều này chứng tỏ công ty đã tổ chức sản xuất một cách phù hợp tạo điều kiện cho các công tác sử dụng lao động, hoạt động tài chính phát triển, phát huy hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật. Sau đây là tỷ trọng sản lượng đã thực hiện được trên các tuyến trong giai đoạn 2005 – 2009. Ch©u Mü; 35,19% Ch©u ¢u; 26,55% Ch©u ¸ ; 38.26% Hình 2.3: Tỷ trọng sản lượng thực hiện trên các tuyến trong năm 2005 Hình 2.4: Tỷ trọng sản lượng thực hiện trên các tuyến trong năm 2006 Ch©u Mü; 43,56% Ch©u ¢u; 18,52% Ch©u ¸ ; 40,10% Hình 2.5: Tỷ trọng sản lượng thực hiện trên các tuyến trong năm 2007 Hình 2.6: Tỷ trọng sản lượng thực hiện trên các tuyến trong năm 2008 Hình 2.7: Tỷ trọng sản lượng thực hiện trên các tuyến trong năm 2009 Qua các hình 2.9, 2.10, 2.11, 2.12 và 2.13 ta thấy mặc dù sản lượng trên tất cả các tuyến đều tăng về mặt số lượng về tỷ trọng thì sản lượng thực hiện trên tuyến đường đi Châu Mỹ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn và ngược lại sản lượng thực hiện trên tuyến đường đến Châu Á chiếm tỷ trọng ngày càng giảm, điều phần lớn do nguyên nhân khách quan là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO thì hàng hóa xuất khẩu đi Mỹ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Doanh thu: Nhiệm vụ cơ bản của công ty là nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh công ty luôn luôn chú trọng việc giữ mối quan hệ tôt đẹp với khách hàng truyền thống, tìm thị trường mới, tiết kiệm chi phí đến mức có thể để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Sau mỗi kỳ hoạt động kinh doanh công ty tiến hành phân tích đánh giá kết quả đạt được, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc kinh doanh. Doanh thu của công ty liên tục tăng trong 5 năm (2005 – 2009), mức độ tăng tuyệt đối bình quân là 3.104.000 USD/ năm, mức độ tăng tương đối bình quân là 14,6% /năm, tốc độ phát triển doanh thu là 1,145 lần. Tuy nhiên mức độ tăng tuyệt đối doanh thu trong năm 2008 so với 2007 là lớn nhất, đạt 4.821.000 USD tương ứng với 22,3 %. Có được doanh số cao như vậy là do Việt Nam được gia nhập tổ chức WTO đã làm cho nguồn hàng xuất khẩu ra nước ngoài tăng mạnh và mức tăng bình quân hàng năm đạt 3.104.000 USD, tương ứng với tốc độ tăng bình quân là 14,6 %. Công ty cần giữ mối quan hệ thật tốt với bạn hàng để duy trì phát triển thêm nguồn hàng trong những năm tới. Chi phí: Chi phí của công ty bao gồm: Chi phí gom hàng, lưu kho, đóng gói, thuê vận chuyển, làm thủ tục Hải quan, Marketing,… trong đó, chi phí gom hàng và chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn nhất. Mức độ tăng tuyệt đối bình quân trong toàn giai đoạn là 1.707.000 USD/năm, mức độ tăng trưởng tương đối bình quân là 18,12 % /năm, tốc độ phát triển 1,158 lần. Năm 2003 có mức chi phí thấp nhất trong giai đoạn hoạt động (2005 -2009) là 7.273.000 USD do mới bắt đầu thành lập công ty APL Hà Nội đã sẵn có cơ sở vật chất do văn phòng APL - NOL để lại nên không phải đầu tư nhiều cho hoạt động khai trương công ty và những chi phí ban đầu. Qua các năm tiếp theo chi phí kinh doanh của công ty đều tăng hơn so với năm trước cũng đồng thới với xu thế tăng dần của sản lượng và doanh thu hoạt động kinh doanh là hoàn toàn phù hợp, do đó đã làm cho lợi nhuận thực hiện tăng. Lãi thực hiện: Năm 2005 là năm đánh dấu bước đi đầu tiên của công ty. Ngay khi mới đi vào hoạt động, công ty đã đem lại khoản lợi nhuận sau thuế là 7.189.000 USD. Xét mức độ tăng trưởng tuyệt đối bình quân trong toàn giai đoạn 2005 - 2009, lãi thực hiện đạt 1.390.000 USD/năm, mức độ tăng trưởng tương đối bình quân là 11,83 %/năm với tốc độ phát triển là 1,135 lần. Kết quả của doanh thu và lợi nhuận là do công ty đã khai thác được tiềm năng, truyền thống cũng như danh tiếng của tập đoàn APL-NOL mà các bạn hàng đã tin tưởng. Nộp ngân sách Nhà nước: Do lợi nhuận thực hiện tăng đều qua các năm nên việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước của công ty cũng tăng lên hàng năm. Xét mức độ tăng trưởng tuyệt đối bình quân trong toàn giai đoạn 2005 -2009, nộp ngân sách Nhà nước đạt 349.000 USD/năm, mức độ tăng trưởng tương đối bình quân là 11,83 %/năm với tốc độ phát triển là 1,165 lần. Công ty APL là doanh nghiệp có 100 % vốn đầu tư nước ngoài luôn tích cực trong việc hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Các loại thuế phát sinh đến đâu, công ty nộp ngay đến đó. Số người lao động: Công ty APL Hà Nội có số lượng lao động tương đối ít nhưng với chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm trong nghề dịch vụ vận tải, họ đã đảm trách được một khối lượng công việc khá lớn. Xét mức độ tăng trưởng tuyệt đối bình quân trong toàn giai đoạn 2005 -2009, số người lao động là 5 người/năm, mức độ tăng trưởng tương đối bình quân là 23,59 % / năm với tốc độ phát triển là 1,127 lần. Khi vừa thành lập, năm 2005 số lượng nhân viên mới chỉ có 15 người, năm 2006 tăng thêm 07 người và năm 2007 tăng thêm 01 người, năm 2008 tăng thêm 05 người và năm 2009 công ty tuyển thêm 06 nhân viên mới. Như vậy, chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển và đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Thu nhập bình quân của người lao động: Mặc dù tuyển thêm lao động trong cả 5 năm (2005 - 2009), nhưng hàng năm thu nhập bình quân tháng của người lao động vẫn tăng đều qua các năm, với mức tăng trưởng tuyệt đối bình quân đạt 54 USD/năm, tương đương với mức tăng trưởng tương đối bình quân là 6,93 %/năm. Thu nhập bình quân hàng năm của người lao động đạt 799 USD/người/tháng là mức thu nhập tương đối cao đối với người dân Việt Nam. chỉ tiêu chất lượng: Bảng 2.5: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty APL HÀ Nội 2005 – 2009 STT Chỉ tiêu Chú thích Đơn vị tính Năm Bình quân năm Tốc độ phát triển 2005 2006 2007 2008 2009 1 Sức sản xuất của yếu tố lao động Nghìn USD/người 1,151 883 940 944 873 958 0.933 2 Sức sinh lời của yếu tố lao động Nghìn USD/người 666 493 524 511 458 530 0.925 3 Sức sản xuất của chi phí - 2.373 2.266 2.258 2.181 2.105 2.237 0.988 4 Suất hao phí của chi phí - 0.421 0.441 0.443 0.459 0.475 0.448 1.012 5 Sức sinh lời của chi phí - 1.373 1.266 1.258 1.181 1.105 1.236 0.979 6 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu - 0.434 0.419 0.418 0.406 0.394 0.414 0.986 7 Tỷ suất lợi nhuận theo sản lượng Nghìn USD/TEU 1.000 0.862 0.781 0.684 0.574 0.780 0.879 Trong đó: DT: Doanh thu. SLĐ: Số lượng lao động. CP: Chi phí sản xuất. LN: Lợi nhuận đạt được. VSX: Vốn sản xuất. SL: Sản lượng tiêu thụ Qua bảng 2.5 ta thấy: Hiệu quả sử dụng lao động: Sức sản xuất của yếu tố lao động tăng giảm không đều qua các năm. Dễ dàng nhận thấy, năm 2005 chỉ tiêu này đạt mức cao nhất vì khi công ty mới thành lập, các chuyên gia nước ngoài trực tiếp lãnh đạo và quản lý nên đã mang lại hiệu quả lớn hơn. Chỉ tiêu này thấp nhất vào năm 2009 vì trong năm, công ty đã tuyển thêm 06 nhân viên mới, chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa mang lại hiệu quả cao cho công ty. Xét mức bình quân hàng năm trong toàn giai đoạn, sức sản xuất của yếu tố lao động đạt 958.000 USD/người/năm, với tốc độ phát triển là 0,933 lần. Sức sinh lời của yếu tố lao động cũng tương tự như sức sản xuất của yếu tố lao động. Năm 2005, công ty sử dụng người lao động có hiệu quả nhất với 666.000 USD/người và hiệu quả kém nhất rơi vào năm 2009 với 458.000 USD/người. Xét mức bình quân trong năm trong toàn giai đoạn, sức sinh lời của yếu tố lao động đạt 530.000 USD/người/năm, với tốc độ phát triển là 0,925 lần. Hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh: - Sức sản xuất củ chi phí bình quân hàng năm là 2,237 lần với tốc độ phát triển là 0,988 lần. Qua bảng 2.5, ta thấy sức sản xuất của chi phí giảm dần qua các năm, chứng tỏ chi phí sản xuất kinh doanh ngày càng tăng nhưng doanh thu tăng với tốc độ chậm hơn chi phí. Điều này là do sự cạnh tranh về giá cước vận chuyển giữa các doanh nghiệp trong khi đó giá cả của các yếu tố đầu vào ngày càng tăng. - Suất hao phí của chi phí là chỉ tiêu ngược lại với sức sản xuất của chi phí. Ở đây, ta thấy rõ suất hao phí của chi phí tăng dần theo các năm với mức trung bình là 0,448 lần, tốc độ phát triển là 1,012 lần. chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chi phí ngày càng kém hiệu quả. - Sức sinh lời của chi phí thể hiện một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ta thấy chỉ tiêu này ngày càng giảm dần trong giai đoạn (2005 - 2009) đã làm cho mức bình quân năm 1 đồng chi phí chỉ đạt 1,236 đồng lợi nhuận và kéo theo tốc độ phát triển giảm chỉ còn 0,979 lần. Điều này chứng tỏ chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên nhưng lợi nhuận có tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của chi phí. - Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cũng có sự biến động liên tục giảm dần qua các năm, phù hợp với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí với mức bình quân năm chỉ đạt 0,414, tốc độ phát triển là 0,986 lần. - Tỷ suất lợi nhuận theo sản lượng qua các năm có xu hướng giảm dần mức bình quân năm đạt 780.000 USD, chứng tỏ lợi nhuận tăng chưa tương ứng với mức tăng của sản lượng thực hiện được. Đây cũng là quy luật của nền kinh tế thị trường với sự canh tranh khốc liệt, doanh nghiệp muốn tồn tại, thành công và phât triển bền vững thì phải đưa ra những dịch vụ ngày càng hoàn hảo với giá ngày càng rẻ. Tóm lại, qua phân tích ta thấy mặc dù các chỉ tiêu số lượng cho thấy các chỉ tiêu đều tăng, công ty luôn đạt mức lợi nhuận khá cao nhưng xét chỉ tiêu chất lượng ta thấy tốc độ phát triển của chi phí tăng nhanh còn các chỉ tiêu hiệu quả khác đều giảm chứng tỏ công ty sử dụng chi phí chưa hợp lý, chưa có hiệu quả. Trong thời gian tới, công ty cần đẩy mạnh giám sát các hoạt động thu chi, tiết kiệm chi phí hơn nữa. 2.3. Nguyên nhân tồn tại những hạn chế: - Do cơ chế chính sách của Nhà nước tuy có nhiều đổi mới, ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng chưa nhất quán, ổn định lâu dài đã gây ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và thực thi các phương án kinh doanh của doanh nghiệp. - Do giá nhiên liệu ngày càng leo thang, biến động bất lợi của ngoại hối và giá cả của các yếu tố sản xuất đầu vào liên tuc gia tăng đã tác động mạnh tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của công ty. Hoạt động dich vụ thương mại quốc tế và khu vực có sự dịch chuyển trọng tâm, trong đó các dịch vụ thương mại với thị trường Trung Quốc đang bị thu hẹp lại. - Chức năng điều tiết trong hoạt động tài chính của Nhà nước còn chưa khoa học, Nhà nước chưa kiểm soát đầy đủ hoạt động xuất nhập khẩu, chính sách xuất nhập khẩu chậm đổi mới, cơ chế tín dụng còn gò bó, chưa phù hợp yêu cầu thực tế, Chính sách thuế còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Hệ thống hạ tầng giao thông vận tải của nước ta trong tình trạng vừa thiếu vừa yếu đã làm chi logistic của APL Việt Nam sẽ cao hơn hẳn các nước khác. Nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ với đổi mới đòi hỏi các nhà quản lý phải phát huy trí tuệ, đoàn kết, quyết tâm cao, dám nhìn thẳng vào khó khăn, luôn phân tích tình hình và kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh để chủ động kịp thời đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY APL HÀ NỘI 3.1. Dự báo phát triển và định hướng quy hoạch: 3.1.1. Định hướng quy hoạch của ngành: Kinh tế Việt Nam vẫn giữ được mức độ tăng trưởng cao. GDP hàng năm theo dự báo đạt mức tăng trưởng từ 7% - 8%. Hàng hóa thông qua Cảng biển dự báo lên 214 triệu tấn năm 2010. Hàng container thông qua cảng biển khoảng 3.4 triệu TEU năm 2010 (theo “Chiến lược phát triển ngành Giao Thông Vận Tải”. Số liệu sưu tầm). “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010” có chỉ rõ “nhóm Cảng biển phía Bắc được phân thành 24 Cảng khác nhau; ngoài những cảng dầu, xi măng, gas, còn tồn tại nhiều cảng tổng hợp khác nhau như: Cảng Hải Phòng, Cảng Cửa Cấm, Cảng Công ty cổ phần Container Việt Nam, Cảng Hải Phòng (Khu Đình Vũ), Cảng Liên Doanh Transvina, Cảng Đoạn Xá và một số cảng tiềm năng khác nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản lượng hàng hóa thông qua tại khu vực”. Về điều kiện địa lý: Hải Phòng đã được các nhà Kỹ Trị của Pháp lựa chọn để xây dựng thành một cảng biển chính, một cửa ngõ thông thương chủ yếu cho khu vực phía Bắc từ hơn 100 năm nay bởi một điều kiện tự nhiên sẵn có vì một mạng lưới đường sông dày đặcvà nối liền với hầu hết các địa phương khác trong khu vực và cách Hà Nội trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước chỉ 102 Km, quốc lộ 5 và quốc lộ 10 nối Hải Phòng với Quảng Ninh và các tỉnh Thái Bình, Nam Định và các tỉnh miền Trung bằng hệ thốn đường bộ mới được xây dựng và nâng cấp rất thuận tiện cho giao thông vận tải và không phải gặp trở ngại về cầu, phà như trước đây nữa. Tuy nhiên điểm hạn chế lớn nhất của Cảng Hải Phòng và luồng lạch dẫn tàu ra vào Cảng, do tốc độ sa bồi rất lớn khi hoàn thiện dự án cải tạo Cảng bằng nguồn vốn ODA cũng chỉ chỉnh tri luồng với chiều rộng 80m -150m, độ sâu ổn định 4,2m đảm bảo cho tàu có mớn nước lớn nhất 7 m (khoảng 1 vạn tấn) có thể ra, vào khi chiều cường. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các tàu phải giảm tải (làm hàng chuyển tải) tại vùng neo tại Vịnh Hạ Long hoặc vào cảng Cái Lân mặc dù tàu không có hoặc rất ít hàng hóa xếp dỡ tại Quảng Ninh. Hiện nay, Cảng đã được nhà nước cho phép xây dựng nạo vét luồng dẫn tàu mới từ: Phao số 0 qua Lạch Huyện dài 17,5 km, khơi thông kênh Hà Nam mới (Cát Hải) dài 4,5 km về cảng Hải Phòng với độ sâu code luồng dự kiến là -7,3 m rộng 150 m thì mới có thể cho tàu khoảng 40.000 tấn ra vào được. Có thể nhận xét về sản lượng hàng hóa thông qua của riêng Cảng Hải Phòng qua một số năm gần đây. Cảng được coi là quan trọng và lớn nhất của khư vực miền Bắc. Mức độ tăng sản lượng thông qua của Cảng Hải Phòng đã vượt quá xa so với dự báo và quy hoạch. Năm 2000, sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Hải Phòng đạt 8,5 triệu tấn, năm 2001 đạt 9triệu tấn, năm 2003 đạt 11,3triệu tấn và năm 2004 toàn bộ các khu vực cảng Hải Phòng đạt xấp xỉ 17triệu tấn. Hàng hóa đến Cảng tăng mạnh, đặc biệt là sản lượng hàng Container qua cảng Hải Phòng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Đây là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động địa lý tàu hàng container tại khu vực. - Cảng Chùa Vẽ: Đây là cảng container hiệ đại và lớn nhất miền Bắc gồm 3 cầu tàu dài 498m và 75.000 m² bãi CY và 10.000 m² kho với 4 cần cẩu bờ 2 cẩu giàn QC/42 tấn, 4RTG, 3 xe nâng 42 tấn và 15 xe nâng nhỏ để đóng rút hàng ra, vào container. Cảng được xây dựng bởi nguồn vốn ODA Nhật Bản hiện đang xây dựng thêm 02 cầu tầu nữa về phía Hạ Lưu song Cấm. Có đội ngũ công nhân lành nghề năng suất xếp dỡ cao khoảng 25 - 30 container/1h/1cẩu. Việc quản lý thiết bị được trang bị bởi hệ thống máy vi tính nối mạng với trung tâm xử lý dữ liệu của Cảng và các hãng tàu. - Cảng Transvina: Đây là cảng liên doanh giữa các đơn vị thành viên của Vinalines và công ty Ituchu Nhật gồm 1 cầu dài 120 m với 30.000 m² bãi và 1.000 m² kho có 2 cẩu bờ 1 cẩu cố định sức nâng 40 tấn và 1 cẩu di động sức nâng 100 tấn thao tác nhanh gọn khoảng 25 container và hàng siêu trọng. Tuyến hậu phương có 3 xe nâng 42 tấn và 6 xe nâng nhỏ 3,4 tấn. Điểm hạn chế là khu vực bến, bãi chật hẹp ảnh hưởng đến tốc làm hàng và giải phóng tàu. - Cảng Đoạn Xá: Đây là Cảng cổ phần đầu tiên của Việt Nam cổ phần hóa trên cơ sở của xí nghiệp thành viên của cảng Hải Phòng, gồm 02 cầu dài 210 m, 01 cẩu bờ 40 tấn và 02 cẩu 10 tấn. Diện tích kho bãi 90.000 m². Điểm thuận lợi là khu vực bến bãi rộng rãi. - Cảng Cái Lân: Hiện nay là một cảng hiện đại nhất khu vực miền Bắc, cảng gồm 7 cầu mỗi cầu dài 220m trong đó từ cầu số 1 đến cầu số 4 giành cho tàu hàng rời còn lại cầu 5, 6, 7 giành cho tàu container với độ sâu trước bến là -13m, luồng vào hiện tại sâu -7,3 m, diện tích kho bãi rộng khoảng 36 ha. Hiện chuẩn bị xây dựng thêm 03 cầu tàu về phía hạ lưu. Thiết bị có 2 cầu giàn 42 tấn QC và 4 RTG, 01 cẩu bánh lốp 64 tấn và nhiều xe nâng vỏ container. Đây là cảng nhà nước đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản giao cho doanh nghiệp của Tổng công ty Hàng Hải (Cảng Quảng Ninh khai thác). Cảng bắt đầu nhận bàn giao và đưa vào khai thác từ tháng 6/2004 với tuyến hàng hải quốc tế tàu container gồm các hãng GEMARTRANS, NYK, MARSAN, FESCO và tuyến vận tải container nội địa bao gồm các hãng tàu GEMADEPT, MARINA HANOI, SATEX. Cảng có điều kiện thuận lợi là độ sâu code luồng và độ sâu trước bến có thể cho phép loại tàu container cỡ trung bình khoảng từ 20.000 DWT – 30.000 DWT sức chở từ 1.000 – 1.500 TEU có thể ra vào cảng làm hàng 24/24h được. Nhưng điểm hạn chế ở đây là hầu hết hàng hóa xuất nhập khẩu đều được bốc xếp tại cảng Hải Phòng vì nhữn vấn đề như lập văn phòng đại diện, làm thủ tục Hải Quan, kinh nghiệm xếp dỡ, thủ tục giao nhận, giải quyết khiếu nại,… thì cảng Hải Phòng có bề dầy truyền thống và chuyên nghiệp hơn nhiều. Hầu hết các hãng tàu có mặt tại Việt Nam đều có văn phòng đại diện hoặc đại lý tại Hải Phòng, thậm chí các doanh nghiệp xuất nhập khẩu kể cả khu vực Quảng Ninh cũng có đại diện của họ tại Hải Phòng nên nếu có việc thay đổi cảng xuất, nhập thì sẽ kéo theo rất nhiều chi phí; đây là điều kiện khó khăn lớn cho các hãng tàu khi đưa tàu cập tại đây. 3.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu: Những mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 – 2012: may mặc, da giầy, trà, đồ điện, hóa chất tẩy rửa, quế, đồ thủ công mỹ nghệ, cà phê, sản phẩm nhựa, bao poly và tấm nhựa, dầu thô, gạo, rau, thủy sản,… Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng hóa tới các nước: Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc, Australia, Mexico, Nam Mỹ,… Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu theo kế hoạch trong năm 2008 – 2012: thuốc men, linh kiện điện tử, điện thoại di động, giấy, thép, cotton, xe tải, máy vi tính, xăng, xe chuyên dụng,… Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Mỹ, Ả Rập Saudi,… trong đó khối lượng hàng hóa nhập khẩu từ Ấn Độ chiếm tỷ trọng lớn nhất. 3.2. Định hướng chiến lược phát triển của công ty trong những năm tới: 3.2.1. Tình hình thị trường: Khu vực Đông Thái Bình Dương đã tăng trưởng trở lại, công ty đóng góp chính trong thành quả này là công ty GAP. Các chính sách thuế đang được dần hoàn thiện, các nhà xuất khẩu thủy sản phía Bắc đang cố gắng chiếm lại các đơn hàng của gọ nhưng không có nhiều cơ hội lắm khi thuế suất còn khá cao. Các nhà xuất khẩu thủy sản vẫn tiếp tục nhắm đến thị trường Nhật Bản. Dự đoán thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng đến 20% với mức tăng trưởng cao từ các mặt hàng điện tử như hãng CANON. Vào giữa năm 2005, tập đoàn CANON đã thành lập thêm một phân xưởng sản xuất ở phía Bắc với tổng vốn đầu tư lên tới 47,7 triệu USD. Từ khi tập đoàn Metro CASH & CARRY thâm nhập vào Việt Nam và triển khai các siêu thị lớn thì tập đoàn này đã trở thành khách hàng thường xuyên liên tục của APL. 3.2.2. Ngân sách và mục tiêu: - Năm 2010 doanh thu bình quân tăng 75% /năm. - Lợi nhuận bình quân tăng 18% /năm. 3.2.3. Những thử thách: - Hầu hết các đơn hàng là hàng may mặc tập trung xuất khẩu sang Mỹ, nhưng do còn áp dụng chế độ hạn ngạch nên nhiều nhà nhập khẩu Mỹ quyết định chuyển một số đơn hàng lớn sang Trung Quốc. - Năm 2009, APL gặp khó khăn khi CANON đưa ra mức giá mới cho các lô hàng xuất khẩu từ Hải Phòng đi Mỹ. - Mặc dù APL là nhà vận chuyển của GAP và số lượng vận chuyển là rất lớn vào năm 2008 nhưng đến năm 2009 chỉ đạt được 60% thị phần. - Trong năm 2010, tình hình kinh tế của Việt Nam và các nước trong khu vực đang rơi vào tình trạng lạm phát với tốc độ khá cao, giá cả hàng hóa tăng, hơn nữa tình trạng khủng hoảng lương thực đe dọa mang tính toàn cầu để tránh đầu cơ tích trữ lương thực, các nước đang hạn chế xuất khẩu gạo. 3.2.4. Những thuận lợi: - APL có sẵn một hệ thống thông tin qua vệ tinh bao gồm: công cụ track and trace (theo dõi đơn hàng), lịch tàu, e-booking, theo dõi chứng từ,… APL Logistic được NIKE chọn là nhà cung cấp dịch vụ cho mình là vì họ có thể sử dụng công cụ visibility – trong bất kỳ thời điểm nào, tại bất kỳ nơi nào nhân viên của Nike cũng có thể nắm bắt và có thể kéo ra bất kỳ các loại báo cáo liên quan đến các đơn hàng của mình đã, đang và sẽ được thực hiện. Điều này sẽ giúp Nike tính toán tốt những dự báo, kiểm soát hàng tồn, đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng ở chi phí tối ưu nhất. Đây chính là mô hình dịch vụ tổng thể hay còn được gọi dưới cái tên One-stop shop (chỉ dừng 1 lần có thể mua được tất cả những gì mình cần) là một xu thế phổ biến. - APL Hà Nội là phần nối dài dịc vụ của công ty mẹ APL - NOL để thâm nhập sâu vào thị trường vận chuyển của Việt Nam nên luôn được sự ủng hộ toàn diện về hàng hóa vận chuyển cũng như tài chính của APL - NOL. - Bộ máy tổ chức gọn nhẹ với những nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm trong nghề dịch vụ vận tải, thường xuyên được tập huấn, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài, họ đã đảm trách được một khối lượng công viêc khá lớn. 3.2.5. Kế hoạch hoạt động: - Đối với hàng may mặc: Giữ lại khách hàng truyền thống như GAP, công ty chủ lực mang lại nguồn hàng cho APL ở phía Bắc trong năm 2009. - Đối với hàng điện tử: Các mặt hàng này đang tăng trưởng rất nhanh ở phía Bắc. Vào giữa năm 2006, CANON Thăng Long đã mở rộng xưởng và đã có kế hoạch xuất khẩu 115 TEU/1ngày. Đây là khách hàng có nhiểu triển vọng của APL ở phía Bắc, APL sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ với APL Tokyo để tìm kiếm cơ hội phát triển trong những năm tới. - Đối với hàng sành sứ, mây tre,… người cung cấp hàng chính cho APL là PIER ONE IMPORT DOLAR TREE là một công ty nhập khẩu lớn về mặt hàng này. Năm 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHanoi.doc
  • pptd45105c15c88729b2cd6d127a3a095e1.ppt
Tài liệu liên quan