Chuyên đề Phân tích tình hình giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cho sản phẩm tại công ty 20

Có thể thấy rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với môi trường và thị trường nhất định. Do vậy, doanh nghiệp phải luôn có cách đánh giá, nhìn nhận về thị trường, vì khi định vị được thị trường mới có thể đưa ra được chiến lược về sản phẩm để sản xuất. Mỗi doanh nghiệp với một chiến lược phát triển khác nhau, áp dụng cho mỗi thị trường khác nhau, song mục đích chung là làm sao tối đa hoá lợi nhuận cho mỗi đồng vốn bỏ ra. Mà như ta biết, lợi nhuận là hiệu số của doanh thu và chi phí. Khi chi phí càng nhỏ, thì lợi nhuận ắt sẽ tăng lên. Đồng thời, khi chi phí càng thấp, thì giá cả giảm xuống, làm tăng sản phẩm bán ra.

docx74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3737 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cho sản phẩm tại công ty 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DF' =F'1 - F'0 Trong đó : DF' : Mức độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí kinh doanh (%) F'1 :Tỷ suất chi phí kinh doanh trong kỳ so sánh F'0 :Tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ gốc Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà DN chọn kỳ gốc hay kỳ so sánh để phù hợp với sự phân tích.Có thể chọn kỳ gốc là chỉ tiêu kế hoạch còn kỳ so sánh là chỉ tiêu thực hiện của cùng một thời kỳ hoặc kỳ gốc là số thực hiện năm trước,kỳ so sánh là số kế hoạch năm sau...để đánh giá mức độ hạ thấp tỷ suất chi phí kinh doanh của DN . 2.2.4 Tốc độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí kinh doanh Chỉ tiêu này là chỉ tiêu tương đối phản ánh tốc độ giảm chi phí kinh doanh nhanh hay chậm giữa hai DN cùng loại trong cùng một thời kỳ hoặc giữa hai thời kỳ của một DN . Công thức tính : TF' = DF' X 100 F'0 Trong đó : TF ' :Tốc độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí kinh doanh (%). DF ' :Mức độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí kinh doanh F'0 :Tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ gốc . Chỉ tiêu này giúp người quản lý DN thấy rõ hơn tình hình kết quả phấn đấu giảm chi phí kinh doanh bởi vì trong một số trường hợp giữa hai thời kỳ của DN (hoặc giữa hai DN co thể so sánh được với nhau) đều có mức độ hạ thấp chi phí kinh doanh như nhau nhưng tốc độ giảm chi phí kinh doanh lại khác nhau khi đó thời kỳ nào hoặc DN nào có tốc độ giảm chi phí nhanh hơn thì được đánh giá tốt hơn hoặc ngược lại. Mức độ tiết kiệm hoặc bội chi do hạ thấp hoặc tăng chi phí kinh doanh Kết quả của việc hạ thấp chi phí kinh doanh là tăng lợi nhuận cho DN .Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ mà DN tiết kiệm được hay bội chi do việc phấn đấu hạ thấp chi phí hoặc chưa nỗ lực giảm chi. Công thức tính : ST K=M1x DF' Trong đó ST K :Số tiền tiết kiệm hoặc bội chi do giảm hoặc tăng chi phí kinh doanh . M1 :Tổng mức doanh thu hay thu nhập của DN trong kỳ so sánh DF' :Mức độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí kinh doanh . 2.2.6 Hệ số sinh lời của chi phí Chỉ tiêu Lợi nhuận trên Chi phí kinh doanh được gọi là hệ số sinh lời của chi phí . Đây là chỉ tiêu phản ánh: cứ một đồng chi phí kinh doanh mà DN bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ . Công thức tính : HF = L N F Trong đó HF :hệ số sinh lời của chi phí kinh doanh trong kỳ . L N :Tổng lợi nhuận trước thuế của DN trong kỳ . F : Tổng chi phí SX-KD trong kỳ . Thông qua chỉ tiêu này ta có thể thấy được hiệu quả SX-KD của DN ,trình độ sử dụng các nguồn nhân tài ,vật lực của DN trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh . - Các chỉ tiêu nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau . Vì vậy,để phân tích đánh giá tình hình sử dụng chi phí SX-KD một cách toàn diện ta cần phải đi sâu nghiên cứu ,phân tích toàn bộ các chỉ tiêu đó và từng khoản mục chi phí cụ thể của chi phí SX_KD . Tuy nhiên ,việc phân tích đánh giá đó cũng chỉ là bước đầu ,ta cần phải kết hợp với việc phân tích tình hình đặc điểm sản xuất kinh doanh thực tế của DN trong kỳ để có được những ý kiến đánh giá sát thực với tình hình và trình độ quản lý chi phí của DN trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu cơ bản. Mỗi DN không chỉ đề ra kế hoạch quản lý chi phí mà từ đó phải xây dựng cho đơn vị mình các phương hướng, giải pháp nhằm hạ thấp chi phí SX-KD Mục tiêu cuối cùng của DN là lợi nhuận do đó việc hạ thấp chi phí luôn là vấn đề thiết yếu của các DN .Muốn vậy DN một mặt phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm ,mặt khác phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm cụ thể của từng DN .Chỉ trên cơ sở đó ,DN mới đề ra được các phương hướng và biện pháp hạ thấp chi phí có hiệu quả . Chương I: Giới thiệu chung về công ty 20 Lịch sử hình thành và phát triển. Giới thiệu chung về công ty 20: * Tên công ty : Công ty 20. Đây là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc tổng cụng Hậu Cần - Bộ Quốc Phòng. Tổng tài sản hiện nay của công ty là 180 tỷ VNĐ, trong đó vốn lưu động là 20 tỷ VNĐ. * Địa chỉ công ty : Trụ sở chính của công ty đặt tại Số 35 Phan Đình Giót – Phương Liệt – Thanh Xuân- Thành phố Hà Nội Điện thoại: (84.4) 8 643 381 Fax : (84.4) 8 641 208 Website : www.gatexco20.com.vn Email : Gatexco20@fpt.vn Giám đốc công ty : ông Chu Đình Quý. Công ty 20 được thành lập theo quyết định số 467/QĐ-QP ngày 04/08/1993 của Bộ Quốc Phòng và theo quy định số 199/ĐM-DN ngày 13/3/1996 của Văn Phòng Chính Phủ. Tiền thân của công ty 20 là “ Xưởng may đo hàng kỹ” hay “ Xí nghiệp X20” được thành lập : 18/02/1957. Ngày 12/02/1992, Bộ Quốc Phòng ra quyết định số 74B/QP, do Thướng tướng Đào Đình Luyện ký chuyển Xí nghiệp X20 thành công ty 20. Chức Năng, Nhiệm vụ của công ty 20 Nhiệm vụ chính trị troọng tâm và chủ yếu của công ty 20 là sản xuất cá mặt hàng dệt may phục vụ Quốc Phòng theo kế hoạch hàng năm và dài hạ của Tổng cục Hậu Cần - Bộ Quốc Phòng. Đào tạo bậc thợ cao ngành may cho Bộ Quốc Phòng theo kinh phí được cấp Sản xuất kinh doanh các mặt hàng Dệt – May đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu được trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế, làm dịch vụ hàng dệt may vứi các tổ chức, đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. Các loại hình liên kết, hợp tác, liên doanh sản xuất. Nghiên cứu và có kế hoạch đầu tư, chiến lược phát triển công ty về ngành nghề sản xuất kinh doanh, về sản phẩm, công nghệ và cong người cũng như thị trường và cơ cấu quản lý. Trực tiếp quản lý, thực hiện công tác giáo dục chính trị, tuyên truyền và hướng dẫn cho cán bộ , đảng viên, công nhân viên, nắm vững các chủ trương đươcngf lối chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước. Chỉ đạo và tổ chưc hoạt động của các tổ chưc, đoàn thể trong công ty phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn thể cá thành viên trong công ty nhừm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn thể các thành viên trong công ty nhằm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu cá loại sản phẩm, vạt tư, thiết bị phục vụ sản xuất các mặt hàng thuọoc gnàh dệt – may theo giấy phép xuất khẩu của Bộ Thương Mại, làm dịch vụ xuất nhập khẩu thu ngoại tệ. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty : Tổ chức sản xuất : Để đáp ứng nhu cầu của các "Thượng đế" luôn đòi hỏi các sản phẩm phải có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã đẹp… do vậy để thoả mãn cùng lúc những yêu cầu trên không có con đường nào khác là con đường "Phát huy nội lực, năng động sáng tạo, tăng năng suất không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng cũng như các đặc tính của sản phẩm". Đó cũng là một trong những nội dung quan trọng trong Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Công ty nhiệm kỳ 2002-2005. Công ty 20 đã chú trọng thực hiện các sách lược từ Tổ hợp sản xuất đến hoàn thiện quy trình công nghệ, tối đa hoá năng suất và chất lượng sản phẩm cũng như các đặc tính của sản phẩm. Công ty luôn động viên cán bộ, công nhân viên phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Từ năm 1990 đến nay đã có 208 sáng kiến cải tiến kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất đã làm lợi cho Công ty hơn 1,7 tỷ đồng, trong đó có những sáng kiến có ý nghĩa lớn là: Cải tiến khổ máy dệt từ 1,15m lên 1,6m đáp ứng nhu cầu cao của thị trường làm cho sản phẩm được tiêu thụ nhanh. Tự chế bộ răng cưa mặt nguyệt, cải tiến thiết bị chuyển máy 2 kim, 3 chỉ thành máy 2 kim 4 chỉ may hàng dệt kim. Sáng kiến tự thay thế, đầu ra cho máy Dệt khăn và nghiên cứu áp dụng quy trình kiểm tra chất lượng bít tất. Thay đổi hành trình Nam Châm điện cho 560 máy dệt vải để sử dụng vật liệu trong nước làm lợi một năm là 167,2 triệu đồng. Thay bộ điều khiển tế bào quang điện cho 560 máy dệt vải, giảm chi phí tưừ176,5 triệu đồng xuống còn 34,1 triệu đồng, làm lợi một năm là 142,4 triệu đồng. Do đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ đúng hướng và chú ý phát huy sáng kiến cải tiến nên sản phẩm của Công ty được khách hàng tín nhiệm, hàng hoá đảm bảo chất lượng, kiểu dáng phong phú, bao bì đẹp, lịch sử, đặc biệt là những sản phẩm quần áo đua mô tô xuất khẩu, quần áo Đại lễ phục sĩ quan, quần áo Complet đã liên tục được tặng huy chương vàng trong nước và Cup chất lượng quốc tế, Công ty ngày càng phát triển vững mạnh. Các thiết bị được thay thế đều phát huy tác dụng tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao đảm bảo về môi trường sinh thái. Thiết bị, công nghệ của Công ty thể hiện qua năng lực sản xuất hiện nay là: - Sản phẩm may: 5 triệu bộ sản phẩm/năm. - Dệt kim: 2 triệu áo/năm; 2 triệu đôi tất/năm, 2 triệu khăn/năm - Dệt vải: 10 triệu mét/năm Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp : Công ty 20 là một thành viên của ngành dệt may Việt Nam, công ty sản xuất theo kế hoạch và đơn đặt hàng. Do đặc điểm sản phẩm của Công ty nên việc sản xuất diễn ra quanh năm. Công ty có bộ phận sản xuất là: - Bộ phận sản xuất chính - Bộ phận sản xuất phụ - Bộ phận cung cấp - Bộ phận vận chuyển. a) Bộ phận sản xuất chính Trong quá trình sản xuất Công ty có 2 công đoạn sản xuất chính là công đoạn cắt và công đoạn may đây là hai bộ phận sản xuất chính của Công ty. Bộ phận cắt quan trọng, bộ phận này bao gồm những công nhân có tay nghề cao có kinh nghiệm. Vì đây là khâu quan trọng để bắt đầu tiến hành sản xuất ra sản phẩm. Bộ phận may: Đây là bộ phận chiếm nhiều lao động nhất của công ty tiến hành may chi tiết từng bộ phận và may hoàn thiện sản phẩm. c) Bộ phận sản xuất phụ: Bộ phận này thường chiếm lao động ít, công việc chính của họ là giúp cho bộ phận sản xuất chính, chịu trách nhiệm công việc hoàn thiện sản phẩm trước khi nhập kho thành phẩm như: KCS, là, đóng gói. c) Bộ phận cung cấp: Bộ phận này chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu, nhiên liệu cho các bộ phận sản xuất. d) Bộ phận vận chuyển: Chịu trách nhiệm việc xuất nhập kho nguyên vật liệu, vật tư, nhiên liệu; vận chuyển sản phẩm hoàn thành vào kho, giao hàng cho khách hàng. Do địa bàn phục vụ rộng lớn đa phần năm ở các vùng xa xôi do đặc điểm của bộ đội là đóng quân tại các vị trí trọng yếu nên Công ty 20 gặp rất nhiều khó khăn trong công tác vận chuyển hàng hoá kịp thời đúng, đủ, đảm bảo chất lượng. Mặc dù vậy, bộ phận vận chuyển của Công ty đã từng bước khắc phục khó khăn vận chuyển hàng tới mọi nơi được yêu cầu. Bộ phận này ngày càng vững mạnh, góp phần quan trọng trong việc đưa Công ty tiến lên. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp Cùng với sự phát triển qua các thời kỳ tử “ xưởng may hàng kỹ” đến “ Xí nghiệp may 20” ; “ công ty may 20” và công ty 20 ngày nay,cơ cấu tổ chức của công ty đã có sự thay đổi và phát triển phù hợp với chức năng và nhiệm vụ mới. Hiện nay, công ty 20 có 21 đầu mỗi ddown vị, trong đó có 6 xí nghiệp may ( 3 xí nghiệp may xuất khẩu, 3 xí nghiệp may quân trang); 2 xí nghiệp dệt (1 dệt kim, 1 dệt vải); 1 xí nghiệo thương mại, 6 phòng nghiệp vụ, 1 trung tâm đào tạo may, 1 trường mầm non; 1 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh; 1 trung tâm nghiên cứư mâẫumốt thười trang ( quản lý 27 đại lý, cửa hàng từ Bắc đèo Hải Vân trở ra); Tổng số CBCNV của công ty là 4027, trong đó lao động nữ chiến 87 %. Với mô hình của công ty như hiện nay, công ty đã dần hoàn thiện quy chế phân cấo quản lý tổ chức giữa công ty và các đơn vị thành viên đảm bảo sự nhịp nhàng và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận : Giám đốc : Giám đốc Công ty là người chỉ huy cao nhất trong doanh nghiệp, là người điều hành trực tiếp và chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trước cơ quan cấp trên và pháp luật. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Giám đốc Công ty có chức năng và nhiệm vụ: Xây dựng chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty; quản lý chung hoạt động của Công ty. Các phó giám đốc : Các phó giám đốc giúp Giám đốc Công ty điều hành doanh nghiệp theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao. - Phó giám đốc sản xuất: Có nhiệm vụ giám đốc phụ trách về mảng sản xuất đảm bảo sản xuất đúng, đủ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, thời gian theo hợp dồng đã ký kết. - Phó giám đốc kỹ thuật: Có nhiệm vụ phụ trách mảng kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị, mẫu mốt… - Phó giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ phụ trách việc ký kết hợp đồng kinh tế để lên kế hoạch sản xuất trình Giám đốc. - Phó giám đốc chính trị: Phụ trách công tác Đảng, công tác tư tưởng, chính trị trong toàn công ty. Phòng tài chính kế toán : trang 27 đến trang 28 Kế toán trưởng (Trưởng phòng) phải tốt nghiệp Đại học tài chính kế toán hoặc Đại học Kinh tế quốc dân (khoa Kế toán) phải có chứng chỉ kế toán trưởng do Bộ Tài chính cấp, sử dụng ít nhất một ngoại ngữ, có thời gian công tác tài chính đúng chuyên ngành từ 5 năm trở lên và hoàn thành tốt nhiệm vụ, có năng lực tổ chức điều hành tốt cơ quan tài chính kế toán Công ty. Chức năng: - Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán. Đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn Công ty. - Là cơ quan sử dụng chức năng Giám đốc đồng tiền để kiểm tra giám sát mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty. - Là cơ quan thực hiện chức năng quan sát viên của Nhà nước tại Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, cơ quan tài chính cấp trên và Pháp luật về thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán của Công ty. Nhiệm vụ: - Lập kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn để đảm bảo mọi nhu cầu về vốn phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. - Thực hiện chế độ ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời liên tục và có hệ thống số liệu kế toán về tình hình luân chuyển sử dụng vốn tài sản cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Tổ chức theo dõi công tác hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm, định kỳ tổng hợp báo cáo chi phí sản xuất và giá thành thực tế sản phẩm. Tham mưu cho giám đốc Công ty các biện pháp nhằm giảm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm. - Phản ánh chính xác giá trị của các loại hàng hoá, vật tư, thiết bị, sản phẩm của công ty. Giúp giám đốc Công ty ra những quyết định sản xuất kinh doanh kịp thời chính xác. - Chủ trì (phòng Tổ chức sản xuất phối hợp) thực hiện kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính của Công ty trước Đảng uỷ và Ban giám đốc theo định kỳ 6 tháng 1 lần. - Khai thác nguồn tiền mặt phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Toàn công ty. - Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của toàn Công ty, thông qua công tác quản lý thu chi tài chính, phân phối thu nhập thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. Đề xuất với Giám đốc các biện pháp phân phối, sử dụng các quỹ của Công ty. Tổng hợp phân tích tình hình quản lý các quỹ của Công ty trong năm. - Chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ hạch toán, quản lý tài chính ở các xí nghiệp thành viên một cách thường xuyên và có nề nếp đúng nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành. Chương II Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm may mặc tại công ty 20 Có thể thấy rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với môi trường và thị trường nhất định. Do vậy, doanh nghiệp phải luôn có cách đánh giá, nhìn nhận về thị trường, vì khi định vị được thị trường mới có thể đưa ra được chiến lược về sản phẩm để sản xuất. Mỗi doanh nghiệp với một chiến lược phát triển khác nhau, áp dụng cho mỗi thị trường khác nhau, song mục đích chung là làm sao tối đa hoá lợi nhuận cho mỗi đồng vốn bỏ ra. Mà như ta biết, lợi nhuận là hiệu số của doanh thu và chi phí. Khi chi phí càng nhỏ, thì lợi nhuận ắt sẽ tăng lên. Đồng thời, khi chi phí càng thấp, thì giá cả giảm xuống, làm tăng sản phẩm bán ra. Như vậy, có thể thấy giá cả sản phẩm là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mà giá cả lại phụ thuộc vào giá thành. Vì thế, giảm giá thành sản phẩm luôn là cá bài toán đối với từng doanh nghiệp. Và nó đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hội nhập như hiện nay. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của công ty 20 Có thể thấy rằng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc giảm giá thành của sản phẩm. Song trong số đó có một số nhân tố chính như : nhân tố khối lượng (∆Q); nhân tố cơ cấu khối lượng sản phẩm (∆k), nhân tố giá thành sản phẩm (∆z) . Có thể thấy, ba nhân tố trên chính là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới việc hạ giá thành sản phẩm của công ty 20. Cụ thể như sau: Nhân tố khối lượng sản phẩm : (∆Q) Trong điều kiện chỉ có khối lượng sản phẩm thay đổi các nhân tố khác không đổi ( kết cấu và giá thành đơn vị không đổi), thì nhân tố khối lượng sản phẩm tỷ lệ thuận với mức hạ . Tức là : nếu ta giả định nhân tố kết cấu không đổi thì khi khối lượng sản phâẩ tăng hoặc giảm thì sẽ tác dộng đến mức hạ gái thành, có thể tăng hoặc giảm với cùng một tỷ lệ tương ứngtheo biến động của khối lượng sản phẩm. Như vậy, khi tỷ lệ hạn giá thành không đổi chí có mức hạ thay đổi. Do đó, khi khối lượng sản phẩm thay đổi chỉ có mức hạ ảnh hưởng đến mức hạn giá thành hiện thực so với kế hoạch , còn tỷ lệ hạ thì không ảnh hưởng đến kết quả hạ giá thành so với kế hoạch. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng sản xuất tới mức hạ giá thành sản phẩm so sánh được xác định như sau : Gọi : - ∆MQ là ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tới mức hạ - ∆Tq là ảnh hưởng của nhân tố khối lượng đến tỷ lệ hạ của giá thành thực hiện so với kế hoạch. Ta có: DMq = å(Qoi x qS - Qoi) (Zoi - Zli) = åQoi (qS - 1 (Zoi - Zli) = Mo x qS -Mo = Mo (I- 1) = -3.300.000 (1,44583 - 1) = 1.512.390 nghìn đồng Biết rằng: qS% = = = 1,4583% Mo là mức hạ tính theo khối lượng, kết cấu giá thành đơn vị kế hoạch, Mq là kết quả so sánh 2 tổng giá thành, chỉ khác nhau khối lượng thựuc hiện so với kế hoạch do đó Mq là mức ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm thay đổi đến kết quả hạ giá thành thực hiện so với kế hoạch. Do sản lượng phản ánh quy mô, còn tỷ lệ hạ giá thành phản ánh tốc độ giá thành nên khi sản lượng thay đổi tỷ lệ hạ vẫn giữ nguyên như kế hoạch. Có nghĩa là: DTq = - To = To - To = 0 Như vậy, do khối lượng sản phẩm thực hiện so với kế hoạch tăng không ảnh hưởng đến tỷ lệ giá thành nhưng lại làm cho giá thành sản phẩm giảm 1.512.390 nghìn đồng. Đây là sự cố gắng đáng ghi nhận của Công ty trong việc tăng khối lượng sản phẩm sản xuất để cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên, có thể thấy rằng giá thành sản phẩm giảm chưa nhiều, do vậy Công ty cần tiếp tục nghiên cứu tăng chất lượng mẫu mã sản phẩm để đẩy mạnh khối lượng bán ra. Đặc biệt cần phân tích nhu cầu thị trường, trên cơ sở đó đẩy mạnh bán ra những sản phẩm có tỷ lệ hạ giá thành cao. Có như vậy mới góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh, tăng vị thế của Công ty trên thị trường. Nhân tố cơ cấu khối lượng sản phẩm Mỗi một loại sản phẩm khác nhau thì có mức hạ và tốc độ hạ giá thành khác nhau, vì vậy, khi thay đổi cơ cấu sản lượng thì mức hạ và tỷ lệ hạ chung cũng sẽ thay đổi. Nếu ta thay đổi cơ cấu mặt hàng trong trường hợp tăng tỷ trọng loại sản phẩm có mức hạ và tỷ lệ hạ cao và giảm tỷ trọng loại sản phẩm có mức hạ và tỷ lệ hạ thấp, thì mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành sẽ tăng thêm, điều này được đánh giá là tốt. Ngược lại sẽ làm cho mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành giảm xuống. Ký hiệu: - DKM : Là ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu sản phẩm thay đổi đến mức hạ. - DKT: Là ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu ản phẩm thay đổi đến tỷ lệ hạ giá thành. Ảnh hưởng của cơ cấu sản lượng sản xuất được xem xét trong điều kiện giả định: sản lượng thực tế, cơ cấu sản lượng thực tế và giá thành đơn vị kế hoạch. Mức độ ảnh hưởng của cơ cấu sản phẩm tới mức hạ giá thành sản phẩm đó là: DKM = å(Qli - qS x Qoi) (Zoi - ZTi) = å(Qli - Qoi) (Zoi - ZTo) - DQM = [(25.000 - 40.000) (180.000 - 200.000) + (30.000 - 20.000) (450.000 - 500.000) + (50.000 - 30.000) (950.000 - 1.000.000) ] - (-1.512.390) = +312.390 nghìn đồng Mức độ ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu sản phẩm với tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm là: DKT = x 100% = x 100% = 0,4463% Như vậy, do kết cấu khối lượng từng loại sản phẩm thay đổi đã làm cho tỷ lệ hạ giá thành tăng thêm 0,4463%, tương ứng với mức tăng là 312.390 nghìn đồng. Nhân tố giá thành sản phẩm ∆z ( trang 59 đến 60) Đây là nhân tố có tính quyết định, phản ánh thành tích của Công ty trong việc tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm. Giá thành đơn vị sản phẩm thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được. Ký hiệu: - DZM: Là ảnh hưởng của nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm đến mức hạ giá thành của sản phẩm so sánh được. - DZr: Là ảnh hưởng của nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm đến tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được. Ảnh hưởng của nhân tố giá thành đến mức hạ giá thành được xác định: DZM = åQliZli - åQli Zoi = 64.500.000 - 65.500.000 = -1.000.000 nghìn đồng Ảnh hưởng của giá thành tới tỷ lệ hạ: DZT = x 100% = x 100% = -1,42857% Do giá thành đơn vị thay đổi đã làm cho mức hạ tăng thêm 1.000.000 nghìn đồng, tương ứng với 1,42857%. Điều này chứng tỏ Công ty đã có cố gắng lớn trong việc hạ giá thành đơn vị sản phẩm, thể hiện chất lượng tương đối tốt trong quản lý kinh doanh. Việc thực hiện kế hoạch giá thành, xét cụ thể thì chưa được hoàn hảo vì sản phẩm quân phục cán bộ hè có giá thành thực hiện lớn hơn so với giá thành kế hoạch. Đây là sản phẩm duy nhất có ảnh hưởng không tốt đến việc hạ giá thành toàn bộ sản phẩm. Vì vậy trong thời gian tới, Công ty cần tìm ra nguyên nhân làm cho giá thành sản phẩm này tăng để tiết kiệm chi phí ở mức thấp nhất, nâng cao lợi nhuận cho mình. Tổng hợp của ba nhân tố Bảng: Tổng hợp ba nhân tố ảnh hưởng đến mức hạ giá thành sản phẩm của công ty Nhân tố Mức hạ Tỷ lệ hạ ( %) 1. Khối lượng sản phẩm - 1.512.390 0 2. cơ cấu khối lượng sản phẩm 312.390 0.4463 3. Giá thành đơn vị sp - 1.000.000 - 1,4287 4. Tổng - 2.200.000 - 0,9824 Nhìn chung, doanh nghiệp đã thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành ở cả hai chỉ tiêu : Mức hạ giá thành đã hạ thêm 2.200.000 nghìn đồng Tỷ lệ hạ giá thaàn đã hạ thêm 0,9824% Đây là biểu hiện tốt, thể hiện sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc quản lý và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. để tăng thêm lợi nhậm và tăng thêm tích luỹ. Để thấy rõ nguyên nhân và có kết luận cụ thể ta đi sâu nghiên cứư cá nhân tố ảnh hưởng đến các kết quả này của công ty : Do khối lượng sản phẩm nhìn chung tăng thêm 4,583% { (70.000.000 : 48.000.000 – 1) x 100% } đã làm mức hạ giá thành hạ thấp thêm 1.512.390 nghìn đồng. Đây là kết quả của sự cố gắng của doanh nghiệp trong khâu sản xuất, nhằm tăng thêm khối lượng sản xuất để cung cấp cho thị trường, nhằm tăng thêm lợi tức. Nhưng tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất cá mặt hàng của công ty chưa toàn diện, mặt hàng quân phục cán bộ hè chỉ dạt 62.5% so với kế hoạch { ( 25.000: 40.000) x 100%}. Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả. Còn nếu do nhu cầu thị trường giảm mà doanh nghiệp điều chỉnh ở khâu sản xuất, thì đây là điều cần thiết chứng tỏ tính linh hoạt của bộ máy quản lý công ty. Do cơ cấu mặt hàng thay đổi đã làm cho mức hạ bị giảm đi 0,4463% tương ứng 312.390 nghìn đồng là do công ty tăng tỷ trọng sản xuất sản phẩm quân phục cán bộ GBD len am và quân phcụ đại lễ ; giảm tỷ trọng sản xuất sản phẩm quân phục cán bộ mùa hè. Do thay đổi giá thành đơn vị đã làm cho mức hạ hạ thêm 1.000.000 nghìn đồng tương ứng 1, 4287%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng hợp lý lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất trong giá thaànhsản phẩm. Đây là ưu điểm lớn nhất của công ty thể hiện chất lượng tốt trong quaảnlý kinh doanh. Nhưng việc thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị cao hơn kế hoạch. Công ty cần đi sâu nghiên cứư xem xét cá khoản mục giá thành của sản phẩm quân phục cán bộ hè , nguyên nhân tại sao không đạt kế hoạch? Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm công ty 20 Toàn bộ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp bao gồm sản phẩm so sánh được và sản phẩm không so sánh dược, Đối với toàn bộ sảp phẩm ta chỉ có thể tiến hành so sánh giữa tổng giá thành thực tế với tổng giá thành kế hoạch nhằm đánh giá khái quát tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành. Qua đó thấy được ưu, nhược điểm trong công tác quản lý giá thành. Từ đó có những biện pháo áp dụng đạt hiệu quả cao. 1. Chỉ tiêu đánh giá hạ giá thành sản phẩm công ty 20 Để phân tích, ta tiến hành sử dụng các chỉ tiêu sau: 1.Tỷ lệ % thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm : R ( %) +) Nếu R < 100 thì doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Khi đó chênh lệch sẽ mang dấu (-); ( ∆z) < 0. Số chênh lệch ( ∆z) : là số chi phí tiết kiệm đựoc do hạ giá thành tính trên số lượng sản phẩm thực tế. +) Ngược lai nếu R> 100, ( ∆z) > 0 : giá thành thực tế cao hơn giá thành kế hoạch. Khi đó doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch hạ giá thành. Thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm may mặc của công ty 20 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty 20 Sản phẩm chủ yếu của công ty 20 Bảng 1: Sản phẩm may mặc của công ty phục vụ bộ quốc phòng TT Sản phẩm ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 I Hàng may đo 1. Quân phục mùa hè Xuất 30.000 27756 39544 28236 35698 2 Quân phục đông len nam nữ Xuất 3.700 2.500 3.953 2.300 3.562 3 Đại lễ phục hè xuất 560 450 902 469 512 4 Áo khoác quân sự Cái 900 622 950 698 864 5 Quân phục cán bộ đông nam xuất 32.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích tình hình giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cho sản phẩm tại công ty 20.docx
Tài liệu liên quan