Chuyên đề Phân tích tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2000 - 2005

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 5

PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH. 7

1.Quá trình xây dựng công ty xi măng Hoàng Thạch và giai đoạn đầu sản xuất (12/1976-12/1985) 7

1.1. Thi công xây dựng, lắp đặt nhà máy (12/1975-04/1980). 7

1.2. Quyết định xây dựng nhà máy và từng bước chạy thử các công đoạn (03/1980-01/1984). 8

1.3. Tổ chức sản xuất theo kế hoạch của nhà nước (1984-1985). 14

2Công ty xi măng Hoàng Thạch thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng. 17

2.1.Những năm đầu thực hiện cơ chế quản lý mới (1986-1992). 17

2.2.Tổ chức sản xuất và kinh doanh (1993-1995). 21

3.Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. 25

3.1.Khánh thành dây truyền II, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội những năm cuối thế kỷ XX (1996-2000). 25

3.2. Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hoàn thành xuất sắc mục tiêu kinh tế-xã hội những năm đầu thế kỷ XXI (2001-2005). 30

4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty khi Việt Nam gia nhập WTO 33

5. Chức năng và nhiệm vụ 34

6. Những đóng góp của Công ty vào phát triển kinh tế - xã hội. 35

6.1 Thu hút lao động : 35

6.2. Nộp ngân sách : 35

PHẦN II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ VẬN DỤNG VÀO PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT XI MĂNG CỦA CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH GIAI ĐOẠN 2000-2005. 36

1.1.Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào phân tích biến động của vốn. 36

1.2. Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào phân tich biến động lao động cua Công ty. 38

1.3. Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào phân tích biến động về sản phẩm tiêu thụ xi măng của công ty xi măng Hoàng Thạch. 39

1.4. Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào phân tích biến động doanh thu của doanh nghiệp. 41

1.5. Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào phân tích biến động lợi nhuận của Công ty xi măng Hoàng thạch. 43

1.6. Sử dụng phương pháp dãy số thời gian vào phân tích biến động số tiền nộp ngân sách cho nhà nước của công ty xi măng Hoàng Thạch. 45

1.7. Phân tích quan hệ giữa lợi nhuận với lao động. 47

1.8. Phân tích mối liên hệ giữa lợi nhuận và vốn lưu động. 48

1.7. Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để so sánh đồng thời mối liên hệ giữa vốn lưu động, lao động và doanh thu của Công ty xi măng Hoàng Thạch. 48

2. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch. 49

2.1. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích biến động sản lượng clanhke của Công ty. 49

2.2. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối liên hệ giữa vốn lưu động với doanh thu của Công ty. 50

2.3. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối liên hệ giữa số lao động và doanh thu của Công ty xi măng Hoàng Thạch. 52

2.4. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối liên hệ giữa doanh thu với lợi nhuận. 54

2.5. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối liên hệ giữa doanh thu và nộp ngân sách. 56

2.6. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối liên hệ giữa vốn lưu động, lao động với doanh thu. 58

2.7. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối liên hệ giữa vốn, lợi nhuận với số tiền nôp ngân sách. 60

3. Phân tích các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các mục tiêu đã đạt được cua Công ty xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2000- 2005. 62

3.1. Sản lượng của Công ty từ năm 2000-2005. 62

3.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch 63

4. Một số dự báo của Công ty xi măng Hàng Thạch. 64

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH. 65

1.Về biện pháp công nghệ: 65

2.Biện pháp sửa chữa đầu tư và tiết kiệm: 66

3.Công tác vật tư, phụ tùng: 67

4.Công tác tiêu thụ sản phẩm: 67

5.Công tác quản lý: 69

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2000 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h II nhiều biện pháp đã được áp dụng cho phù hợp với công nghệ mới chuẩn bị được đưa vào hoạt động. Đẩy mạnh việc hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các cơ quan trong nước, cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư nghiên cứu thời gian ngừng máy, dừng các thiết bị đấu nối giữa dây chuyền I với dây chuyền II. Tăng cường sử dụng phụ gia hoạt tính để góp phần tăng sản lượng. Tìm nguồn phụ gia mới có chất lượng cao và phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). Tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo về chất lượng, thời gian giao hàng. Tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý, không để thất thoát , các tiêu cực trong quá trình tiêu thụ xi măng. Cần đầu tư nâng cao công tác đào tạo cho công nhân viên, bố trí lực lượng sao cho phù hợp với dây truyền sản xuất mới. Duy trì công tác an toàn cho máy móc thiết bị. Đồng thời tăng cường công tác quản lý tài chính, tổ chức phân tích các hoạt động tổ chức kinh doanh và từng bước tiến hành hoạch toán nội bộ xưởng. Công tác an ninh, đời sống của mọi cán bộ công nhân viên phải được đảm bảo để không làm ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Với các biện pháp trên, Công ty đã tổ chức sản xuất và tiêu thụ được 1.238.397 tấn xi măng đạt 112% kế hoạch, vượt 182.462 tấn so với năm 1993; nộp ngân sách 344,41 tỷ đồng và đây là năm nộp ngân sách cao nhất kể từ khi thành lập Công ty. Năm 1995, Tổng công ty xi măng Việt nam giao nhiệm vụ cho công ty sản xuất và tiêu thụ 1.125.000 tấn (co cả xi măng PC40 nhằm phục vụ cho dây truyền 2) và tiêu thụ 65.000 tấn xi măng nhập ngoại; nộp ngân sách 234,613 tỷ đồng. Trong điều kiện sản xuất vẫn còn khó khăn về vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào không ổn định; nhiều thiết bị trong dây chuyền hoạt động liên tục chưa có thời gian để sửa chữa, xi măng luôn không đáp ứng được nhu cầu nhất là vào mùa khô khi mà yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo xi măng phục vụ cho địa bàn 7 tỉnh phía Bắc, một số tỉnh miền Trung, trong khi đó giá cả có nhiều biến động. Qua một năm phấn đấu, Công ty xi măng Hoàng Thạch đã sản xuất và tiêu thụ xi măng đạt 1.261.182 tấn đạt 112% với kế hoạch, xi măng nhập ngoại tiêu thụ được 27.638 tấn, đạt được 43% kế hoạch; nộp ngân sách 273,66 tỷ đồng, bằng 101,7 % kế hoạch. Trong thời kỳ này ngân sách công ty chiếm 1 nửa ngân sách tỉnh Hải Dương. Do điệu kiện cách bách cần phải xây dựng thêm dây chuyền để kịp thời cung ứng xi măng ra thị trường đang rất khan hiếm. Sau đề nghị của nhà máy, Liên hiệp xi măng và của bộ xây dựng, ngày 24/09/1993 Chủ tịch Hội đòng bộ trưởng Võ Văn Kiệt ký quyết định số 352/CT phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật : mở rộng Công ty xi măng Hoàng Thạch trên mặt bằng Nhà máy hiện có, tại thôn Hoàng Thạch, xã Minh Tân, Huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Chuẩn bị cho việc xây dựng Công ty xi măng Hoàng Thạch, Bộ xây dựng và công ty đã tổ chức và chỉ định thầu do đồng chí Trần Văn Huynh chủ tịch hội đồng xét thầu. Thủ tướng chính phủ có Quyết định phê duyệt kết quả xét thầu, hãng F.L.Smidth thắng thầu. Ngày 27/02/1995 Bộ Xây dựng có quyết định số 28 BXD/KH-ĐT phê duyệt dây chuyền Hoàng Thạch II với tổng số dự toán 1.552.567.348.000 đồng, trong đó xây lắp trị giá 385.296.220.000 đồng, thiết bị trị giá 918.152.961.000 đồng, kiến thiết cơ bản khác 175.187.354.000 đồng. Dây chuyền II có công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn xi măng/năm. Vậy khi hoàn thành công ty sẽ có tổng số xi măng sản xuất được khỏang 2,3 triệu tấn/năm. Cuộc khủng hoảng kinh tế trước đó khiến chúng ta khó khăn trong việc huy động vốn để xây dựng nhà máy xi măng. Nhà máy phải huy động tới 15 nguồn vốn khác nhau để đầu tư cơ sở hạ tầng. Có những nguồn vốn chủ yếu sau : vốn vay ngoại tệ 270 tỷ đồng, vốn vay tín dụng ngân hàng 195,2 tỷ đồng, vốn khấu hao cơ bản chuyển sang 78,6 tỷ đồng, tiền bán trái phiếu 42,23 tỷ đồng, vay ngân hàng đầu tư và phát triển 198 tỷ đồng, Ngân hàng ANZ 110,56 tỷ đồng … Đặc điểm kỹ thuật chính của các thiết bị xây dựng dây chuyền II công ty xi măng Hoàng Thạch gồm : Máy nghiền nguyên liệu UMA công suất tiêu thụ 6000 kw, năng suất 300 tấn/h. Máy nghiền xi măng UMA, độ mịn 3200 Blaine, công suất tiêu thụ 6.300kw, năng suất 200 tấn/h. Máy nghiền than đứng kiểu ATOZ-KM 24, công suất tiêu thụ 750kw, năng suất 40 tấn/h. Lò nung năng suất 3.300 tấn/ngày. Đặc điểm về công nghệ : dây chuyền Hoàng Thạch II là dây truyền sản xuất tiên tiến, kiểu lò quay, có hệ thống tiền nung, tiêu hao năng lượng thấp, làm nguội kiểu ghi nên tăng hiệu quả làm mát, chất lượng sản phẩm tốt, khí thải ra ống khói lò nung 100mg/m3 . Sau hơn hai năm thi công với 35 hạng mục cơ bản, khối lượng công trình, vật tư, thiết bị lắp đặt dây chuyền Hoàng Thạch II là : Bê tông các loại : 76.976 m3 gồm : bê tông cấp ACB 68.200 m3. Bê tông cấp ES : 950 m3, bê tông cốt thép 6.607 m3, bê tông đá dăm M301 63 m3, tấm lợp các loại 87.680 m2, khai thác đá 7.820 m3. Vật tư thực tế là : 13.590 tấn, trong đó sắt thép các loại 13.233 tấn gồm : thép tròn các loại 6.755 tấn, thép hình các loại 6.132 tấn, thép dự ứng 333 tấn, que hàn các loại 127 tấn, sơn dầu các loại 92 tấn và vật liệu khác 142 tấn. Thiết bị chủ yếu 10.217 tấn gồm thiết bị cơ khí 8.905 tấn, thiết bị điện 734 tấn, đập đá vôi 582 tấn. Mặc dù thời kỳ này còn gặp nhiều khó khăn về tiền lương, cơ chế chính sách, thiết bị nhập khẩu, cơ cấu đổi mới. Nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn tiến triển tốt và sản lượng luôn năm sau cao hơn năm trước. Công ty còn tiến hành xây đựng thêm dây chuyền II nhằm đáp ứng tốt hơn được nhu cầu của thị trường. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Khánh thành dây truyền II, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội những năm cuối thế kỷ XX (1996-2000). Sau 13 năm bước vào sản xuất và quản lý vận hành dây chuyền I sản phẩm của công ty đã có uy tín trên thị trường và có khả năng cạnh tranh với các loại xi măng trong khu vực. Tuy vậy, Công ty cũng có những khó khăn nhất định khi dây chuyền I sau thời gian khai thác và sự dụng cũng đã xuống cấp và nhiều thiết bị lạc hậu không còn thiết bị thay thế. Dây chuyền II với công nghệ kỹ thuật mới nên chưa lường hết được những đột biến. Nguyên nhân chất lượng không đồng đều, quy hoạch khai thác nguyên liệu và mở rộng cảng xuất nhập kho…chưa được làm đồng bộ. Vật tư, phụ tùng, thiết bị ngoại nhập nhiều chủng loại không có dự trữ, khi có sự cố đột xuất rất dễ phá vỡ kế hoạch sản xuất. Từ năm 1997 trên thị trường cũng đã xuất hiện nhiều xi măng liên doanh nên công ty xi măng Hoàng Thạch bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt mới. Trong thời kỳ này Hoàng Thạch đã đề ra những biện pháp phấn đấu giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân nhiều thành phần và có các biện pháp chủ yếu sau : Từng bước thay thế, đổi mới dây chuyền I. Nâng cấp hệ thống điều khiển, cải tạo môi trường nóng, bụi , ẩm, tăng độ chính xác cho hệ thống điều khiển, máy cắt, đo lường… Nghiệm thu dây chuyền II đảm bảo tốt công tác vận hành để sớm đạt được công suất theo thiết kế. Cải tiến kỹ thuật việc khoan, nổ mìn để tăng năng suất, tổ chức khai thác phù hợp, nâng cao chất lượng của búa đập đá vôi theo đúng quy định.Xây dựng kế hoạch sửa chữa dự phòng thiết bị vận chuyển băng tải xích, gầu, có kế hoạch sửa chữa xen kẽ thay dần các con lăn băng tải. Giám sát chất lượng ngay từ khâu nguyên kiệu bán thành phẩm đến sản phẩm, tăng cường pha phụ gia, nhưng chất lượng xi măng vẫn đảm bảo. Mở rộng thị trường mua vật tư để chủ động và giảm giá, tích cực chủ đọng đặt hàng các loại vật tư, phụ tùng trong nước đạt yêu cầu để thay thế dần các phụ tùng nhập ngoại, đảm bảo đủ các loại vật tư cho sản xuất và sửa chữa với chất lượng tốt. Cân đối kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu. Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để tạo ra hiệu quả kinh tế tối ưu. Xây dựng định mức tiên tiến về lao động và tiêu hao vật tư trên đơn vị sản phẩm để nâng cao năng suất, hiệu quả, hạ giá thành sản phẩm, bảo toàn phát triển và tăng hệ số quay vòng vốn. Đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị bằng nhiều hình thức nhanh chóng mở rộng thị trường, củng cố vị trí ở các địa bàn hiện tại, xây dựng thêm mạng lưới bán hàng. Tăng cường quảng cáo, xây dựng cơ sở vật chất cho các chi nhánh để có đủ sức mạnh cạnh tranh và đủ xi măng dự trữ, chủ động phòng chống biến động giá cả đột biến. Năm 1996 Ban giám đốc đã đề ra nhiều biện pháp nhằm tăng khả năng sản xuất xi măng, nhiều ngày xuất xi măng bằng đường sắt đảm bảo 1.200 tấn/ngày và trung chuyển qua cảng phụ đạt 2.220 tấn/ngày. Nhờ có sự cố gắng và nhiều biện pháp nên sản lượng xi măng xuất tăng, có ngày xuất đạt 9.868 tấn, đây là kỷ lục xuất xi măng và vượt so với năng suất thiết kế. Với nhưng biện pháp cải tiến kỹ thuật năm 1996 công ty đã vượt chỉ tiêu đạt ra. Clanhke 1.398.108 tấn bằng 104,72%, sản xuất khỏi Công ty 1.742.455 tấn bằng 100,14 % kế hoạch, sản phẩm tiêu thụ 1.647.143 tấn bằng 94,46% kế hoạch. Nộp ngân sách 210 tỷ đồng, lợi nhuận 123,8 tỷ, sản lượng clanhke tăng hơn năm trước do dây chuyền II hoạt động 188 ngày đạt 469.430 tấn. Ngày 12/5/1996 Hội đồng nghiệm thu của Tổng công ty xi măng Việt Nam tổ chức lễ khánh thành dây chuyền II.Công trình xây dựng lắp đặt dây chuyền II đã hoàn thành vượt mức tiến độ về thời gian và đạt giá trị xây lắp thực tế thấp hơn dự toán 100 tỷ đồng. Năm 1999 là năm thứ 16 Công ty xi măng Hoành thạch nhận sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước. Sản phẩm tiêu thụ 1.970.072/ 1.950.000 tấn, bằng 102% kế hoạch và về trước kế hoạch 2 ngày ( trong đó : tiêu thụ xi măng 1.844.565 tấn, tiêu thụ clanhke 125.507 tấn). Tồn kho đến hết ngày 31/12/1999 : -Tồn clanhke : 258.762 tấn. -Tồn xi măng bột : 35.427 tấn. -tồn xi măng bao : 41.516 tấn. Nộp ngân sách : Tổng số : 197.017.321 / 175.400.000.000 đồng, bằng 112% kế hoạch. lợi nhuận ước tính : 200 tỷ đồng. Xây dựng cơ bản : - Hoàng Thạch I : đã hoàn thành 19 hạng mục công trình theo kế hoạch, 5 hạng mục còn lại thi công được từ 50-70% khối lượng công việc. Tổng giá trị thực hiện đạt 11,632 / 20,18 tỷ đồng, bằng 57,64% kế hoạch. -Hoàng Thạch II : nhiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng cảng nhập than, phá đá nạo vét giai đoạn 2 đang thi công vượt tiến độ. Kiến thiết cơ bản mỏ sét G6 và đường trước Miếu hương về Mạo Khê đang triển khai. Tổng vốn đầu tư năm 1999 đạt : 46,383 / 48,792 tỷ đồng. bằng 95% kế hoạch. Về sản xuất : Năm 1999, Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, như xử lý và giám sát chặt chẽ hệ số phối liệu khâu khai thác nguyên liệu kết hợp với công tác vận hành có hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý theo dõi thiết bị để xử lý kịp thời các sự cố trên dây truyền sản xuất. Công tác pha phụ gia đã được công ty đặc biệt quan tâm, tận dụng mọi nguồn như : đã đen, silic…Nên năm 1999 đã pha được 172.672 tấn, đạt tỉ lệ 9,7%, làm tăng sản lượng xi măng xuất ra thị trường đều đạt chất lượng tốt theo tiêu chuẩn mới, giữ được uy tín với khách hàng. Về kinh doanh, tiêu thụ : Nhận thức rõ được khó khăn trong nền kinh tế thị trường, Công ty đã đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm với các biện pháp cụ thể sau : Tăng cường công tác tiếp thị, khảo sát điều tra nhu cầu trên từng địa bàn, nắm chắc các hộ kinh doanh và tích cực liên hệ trực tiếp với các khách hàng có nhu cầu lớn để có biện pháp tiêu thụ thích hợp. Thực hiện linh hoạt các đòn bẩy kinh tế khuyến khích tiêu thụ như điều chỉnh giá kịp thời, khuyến mãi hợp lý, đơn giản thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Củng cố các mạng lưới bán hàng, đề ra biện pháp tiêu thụ trực tiếp tại chi nhánh cho phù hợp với tình hình hiện tại. Tìm hiểu nắm bắt thông tin thị trường về giá cả, nhu cầu khách hàng. Từ đó tìm ra biện pháp cạnh tranh thích hợp. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2000 : Về sản lượng sản xuất và tiêu thụ : Clanhke sản xuất : kế hoạch 1.850.000 tấn, thực hiện 2.042.268 tấn, bằng 110,4% kế hoạch. Tăng hơn so với năm 1999 là 275.914 tấn. Sản phẩm xuất khỏi nhà máy : kế hoạch 2.025.000 tấn, thực hiện 2.591.567 tấn bằng 126,86% kế hoạch.Tăng hơn so với năm 1999 : 598.540 tấn. Về nộp ngân sách : Tổng số các khoản nộp theo kế hoạch 192.283.000.000 đồng, ước thực hiện 201.500.000.000 đồng, bằng 104,8% kế hoạch. Lợi nhuận theo kế hoạch 204 tỷ đồng, ước thực hiện 205 tỷ đồng,bằng 100,5% kế hoạch. Về công tác xây dựng cơ bản : -Hoàng Thạch I : Theo kế hoạch được duyệt, Công ty đã triển khai thi công hoàn thành 11 hạng mục và 3 hạng mục đang thi công dở dang. Tổng giá trị thực hiện cả năm 10,288 tỷ đồng, bằng 50,3 % kế hoạch năm. -Hoàng Thạch II : Theo kế hoạch được duyệt, Công ty đã triển khai thi công hoàn thành 3 hạng mục và 1 hạnh mục nạo vét phá đá cảng giai đoạn III đang thi công dở dang. Tổng trị giá thực hiện cả năm : 11,776 tỷ đồng bằng 84,83% kế hoạch năm. Công ty đã đáp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật xử lý và giám sát chặt chẽ hệ số phối liệu đến khâu vận hành thiết bị để giữ phối liệu ổn định. Tăng cường theo dõi quản lý bảo dưỡng thiết bị để kịp xử lý sự cố. Vì vậy, đã phát huy được năng suất thiết kế. Số ngày và năng suất lò chạy cả 2 dây truyền cụ thể như sau : Lò nung W1 đã hoạt động 343/366 ngày, Với sản lượng clanhke sản xuất đạt 996.508 tấn, năng suất bình quân các lò hoạt động là 2.947,53 tấn/ngày. Lò nung W2 đã hoạt động 339/366 ngày, với sản lượng clanhke đạt 1.045.760 tấn, năng suất bình quân các ngày lò hoạt động 3.140,57 tấn/ngày. Về kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm : Công ty đã đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm bằng các biện pháp cụ thể sau : Tăng cường công tác tiếp thị, khảo sát điều tra nhu cầu thị trường trên từng địa bàn, nắm chắc các hộ kinh doanh. Giữ ổn định và nâng cao chất lượng xi măng, giải quyết các thắc mắc của khách hàng nếu có. Thường xuyên rút kinh nghiệm về phương thức kinh doanh tiêu thụ xi măng đáp ứng yêu cầu mới của thị trường. 3.2. Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hoàn thành xuất sắc mục tiêu kinh tế-xã hội những năm đầu thế kỷ XXI (2001-2005). Qua 20 năm sản xuất, sản phẩm xi măng của Công ty đã chiếm được uy tín và lòng tin của khách hàng, những thành công và những sai lầm đã vấp phải giúp Công ty rút ra những bài học sâu sắc, vị thế của Công ty ngày càng được củng cố và nâng cao trong ngành sản xuất xi măng. Về sản xuất : trong quá trình sản xuất, phải hạ định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu, phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu trong khu vực và thế giới. Duy trì năng suất của các thiết bị đạt và vượt công suất thiết kế, đảm bảo các điều kiện cho lò nung hoạt động dài ngày. Lựa chọn nguyên liệu và chế tạo phối liệu ổn định để sản xuất clanhke mác cao, tỷ lệ phụ gia đạt từ 15-20%, quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, đưa một số mỏ đá vào khai thác, xây dựng kế hoạch khai thác mỏ sét đồng thời tìm nguồn nguyên liệu mới ổn định hơn. Về tiêu thụ sản phẩm : phát huy lợi thế về uy tín sản phẩm xi măng Hoàng Thạch, Giữ vững thị trường truyền thống (miền bắc 60-70%) , khai thác thị trường miền Trung (từ 20-30%) , miền Nam(10%), cùng với Tổng công ty bảo đảm việc cung cấp clanhke vào miền Nam và miền Trung, góp phần bình ổn giá cả xi măng trên thị trường. Năm 2001 : Sản lượng và tiêu thụ sản phẩm : Clanhke sản xuất : kế hoạch 1.950.000 tấn, thực hiện 1.978.500 tấn, thực hiện 1.978.000 tấn bằng 105% kế hoạch. Sản lượng khỏi Công ty : kế hoạch 2.230.000 tấn, thực hiện 2.328.372 tấn, bằng 106,87% kế hoạch. Tồn tại đến hết ngày 31/12/2001 là: Tồn clanhke : 285.924 tấn Tồn xi măng bột : 32.802 tấn. Tồn xi măng bao : 8.060 tấn. Nộp ngân sách : Tổng số nộp theo kế hoạch 212.283.000.000 đồng Thực hiện 215.717.217.000 đồng bằng 101,6% kế hoạch. Lợi nhuận theo kế hoạch 208,293 tỷ đồng Thực hiện 209,125 tỷ đồng bằng 100,4% kế hoạch. Công tác pha phụ gia tiếp tục được chú trọng, sản lượng phụ gia 409.642 tấn, đạt tỷ lệ 20,535, tăng hơn năm 2000 là 175.978 tấn. Năm 2002 : Công ty đã sản xuất 1.987.802 tấn clanhke, bằng 101,6% kế hoạch, sản phẩm xuất khỏi nhà máy đạt 3.023.046 tấn, bằng 129,7% kế hoạch, sản phẩm tiêu thụ 2.979.365 tấn, doanh thu 1.731 tỷ đồng, nộp ngân sách 180,8 tỷ đồng, lợi nhuận 229,4 tỷ đồng. Bước vào thực hiện kế hoạch năm 2003 trong điều kiện nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng cao, đây là động lực để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xi măng. Chuẩn bị cho việc đầu tư xây dựng dây chuyền III, Công ty thành lập Ban quản lý dự án Hoàng Thạch III với số vốn đầu tư ban đầu là 1.542 tỷ đồng. Nhưng do giá trị đồng USD bị sụt giảm nên số tiền đầu tư cho dây truyền III là 1.942,8 tỷ đồng, Thời gian mời thầu, chấm thầu, ký hợp đồng đến hết tháng 10/2005, thời gian thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị là 31 tháng, đến hết ngày 01/5/2008 toàn bộ dây truyền sẽ đi vào hoạt động. Với việc bình ổn giá cả xi măng trên thị trường, được tổng công ty giao nhiệm vụ nhập khẩu clanhke với số lượng lớn để đáp ứng được nhu cầu xây dựng của đất nước, đồng thời hỗ trợ các đơn vị thuộc tổng công ty : Hải Vân, Hoàng Mai, Hải Phòng. Công ty đã phối hợp với các đơn vị kinh doanh điều tiết lượng xi măng cần thiết trên thị trường để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Bằng các biện pháp trên, năm 2003 Công ty đã phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch mà Tổng công ty giao cho, góp phần cùng các đơn vị trong Tổng công ty bình ổn giá xi măng trên thị trường và đảm bảo cung ứng đầy đủ lượng xi măng ra thị trường trong nước. Sản xuất clanhke 1.976.979 tấn, tiêu thụ đạt 3.532.319 tấn sản phẩm, clanhke tiêu thụ 230.000 tấn, nộp ngân sách đạt 152,7 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 231,4 tỷ đồng. Về công tác tiêu thụ sản phẩm, thị trường những ngày đầu năm 2004 rất sôi động, đồng USD suy yếu, giá dầu mỏ thế giới tăng cao gây sức ép cho nhiều mặt hàng tăng giá. Sản lượng của Công ty chiếm 1/3 sản lượng của tổng công ty, thị phần chiếm 45% thị trường cả nước, nhưng công ty xi măng Hoàng Thạch vẫn cùng với Tổng Công ty xi măng Việt Nam giữ bình ổn giá cả xi măng trong điều kiện nhiều mặt hàng khác cũng biến động mạnh về giá. Giá xi măng trên thị trường những ngày cuối năm 2004 vẫn ổn định, mức giá này đã được duy trì suốt 10 năm. Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý, sau khi nghiên cứu và thử nghiệm thành công đề tài xuất clanhke bằng cân điện tử, Công ty đã triển khai việc nhập cảng hàng hoá bằng cân điện tử thay cho việc đo mướn nước, việc này làm giảm hao hụt khi xuất bán xi măng và việc bốc xúc hàng hoá được diễn ra nhanh hơn. Về sản xuất clanhke 2.160.229 tấn cao hơn năm 2003 là 183.332 tấn, sản phẩm tiêu thụ 3.803.343 tấn, nộp ngân sách 128 tỷ đồng, doanh thu 2.289 tỷ đồng. Qua 25 năm Nhà máy được đưa vào hoạt động đến năm 2005 Công ty đã nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng lao động thời kỳ đổi mới. Công ty luôn phấn đấu để luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ngay cả trong thời kỳ đầu thành lập nhà máy. Những chỉ tiêu kế hoạch chính trong năm : sản xuất clanhke 2triệu tấn, tổng sản phẩm tiêu thụ 3.575.000 tấn trong đó clanhke 85.000 tấn, xi măng 3.490.000 tấn ( tại hoàng Thạch 2,8 triệu tấn, tại Hải vân 690.000 tấn), nộp ngân sách 127 tỷ đồng, lợi nhuận trên 200 tỷ đồng. Gạch chịu lửa sản xuất và tiêu thụ 2.130 tấn. 4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty khi Việt Nam gia nhập WTO Tiếp tục kế thừa những gì đã đạt được thì năm 2006 sản lượng clanhke 2.068.000 tấn, sản phẩm tiêu thụ 3.575.857 tấn, doanh thu 2.320 tỷ đồng, nộp ngân sách 130,155 tỷ đồng, lợi nhuận 320 tỷ đồng. Năm 2006, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO nên việc cạnh tranh trên thị trường diễn ra rất gắt gao. Chính điều này thúc đẩy việc cải tiến kỹ thuật cũng như phương hướng kinh doanh, cơ cấu tổ chức cũng phải thay đổi sao cho phù hợp với tình hình hiện tại. Do vậy, sản lượng clanhke đạt 2.120.000 tấn, sản phẩm tiêu thụ đạt 3.735.000 tấn, doanh thu 2.300 tỷ đồng, nộp ngân sách 225 tỷ đồng , lợi nhuận 400 tỷ đồng. 5. Chức năng và nhiệm vụ Công ty xi măng Hoàng Thạch là đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, hoạt động theo chế độ hoạch toán kinh tế, với nhiệm vụ và quyền hạn sau : Tổ chức sản xuất các loại xi măng theo kế hoạch của Liên hiệp xi măng, bảo đảm kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và an toàn trong lao động. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý kỹ thuật của Nhà nước, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, coi trọng cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, nhằm không ngừng nâng cao sản lượng, chất lượng và năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Quản lý và sử dụng tốt mọi tài sản, vật tư, thiết bị lao động, tiền vốn, thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô tài sản Nhà nước. Phối hợp với các đoàn thể quần chúng, tổ chức các phong trào thi đua sản xuất, coi trọng việc bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ cho công nhân viên. Chấp hành tốt chế độ nghĩa vụ quân sự, tổ chức lực lượng tự vệ, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự Công ty. Được ký hợp đồng kinh tế, được khen thưởng và kỷ luật cán bộ công nhân viên chức theo sự phân cấp của Liên hiệp. 6. Những đóng góp của Công ty vào phát triển kinh tế - xã hội. Từ khi thành lập thì Công ty đã thu hút rất nhiều lao động vào làm việc, góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân quanh vùng. Và là nguồn thu lớn của tỉnh trong những năm qua. 6.1 Thu hút lao động : Bảng 1 : Năm Số lao động (người) 2000 2530 2001 2680 2002 2750 2003 2840 2004 2850 2005 3125 Số lao động của Công ty xi măng Hoàng Thạch Qua đây cho thấy số lao động liên tục tăng trong những năm gần đây. Điều này làm cho mức sống dân cư trong vùng tăng lên, góp phần đẩy mạnh kinh tế trong vùng. 6.2. Nộp ngân sách : Bảng 2 : Năm Nộp ngân sách(đồng) 2000 200.879.646.944 2001 215.914.472.807 2002 180.812.743.611 2003 152.781.312.302 2004 128.000.000.000 2005 130.000.000.000 Số tiền nộp ngân sách nhà nước PHẦN II MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ VẬN DỤNG VÀO PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT XI MĂNG CỦA CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH GIAI ĐOẠN 2000-2005. Năm Vốn lưu động (đồng) 2000 198.248.156.241 2001 248.542.324.152 2002 378.154.246.198 2003 475.246.215.486 2004 523.124.351.364 2005 581.397.121.324 1.1.Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào phân tích biến động của vốn. Bảng 3 : Vốn lưu động của Công ty xi măng Hoàng Thạch. Chỉ tiêu Năm vốn lưu động (tỷ đồng) Biến động định gốc Biến động liên hoàn Lượng tăng giảm tuyệt đối (triệu đồng) Tốc độ phát triển Ti Tốc độ tăng trưởng Ai (lần) Lượng tăng tuyệt đối (triệu đồng) Tốc độ phát triển ti (lần) Tốc độ tăng ai (lần) 2000 198,25 - - - - - - 2001 248,54 50,29 1,254 0,254 50,29 1,254 0,254 2002 378,15 179,9 1,907 0,907 129,61 1,521 0,521 2003 475,25 277 2,397 1,397 97,1 1,257 0,257 2004 523,12 324,87 2,638 1,638 47,87 1,100 0,100 2005 581,40 383,15 2,933 1,933 58,28 1,111 0,111 Qua bảng phân tích số liệu cho thấy quy mô vốn lưu động liên tục tăng trong các năm. Do nhà máy liên tục được mở rộng để đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của thị trường xi măng trong nước và kế hoạch đặt ra của Liên hiệp xi măng. Đồ thị về vốn lưu động của Công ty xi măng Hoàng Thạch. 1.2. Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào phân tich biến động lao động cua Công ty. Chỉ tiêu Năm Số lao động (người) Biến động định gốc Biến động liên hoàn Lượng tăng giảm tuyệt đối (người) Tốc độ phát triển Ti (lần) Tốc độ tăng trưởng Ai (lần) Lượng tăng tuyệt đối (người) Tốc độ phát triển ti (lần) Tốc độ tăng ai (lần) 2000 2530 - - - - - - 2001 2680 150 1,059 0,059 150 1,059 0,059 2002 2750 220 1,087 0,087 70 1,206 0,206 2003 2840 310 1,22 0,22 90 1,032 0,032 2004 2850 320 1,126 0,126 10 1,003 0,003 2005 3125 595 1,235 0,235 275 1,096 0,096 Dựa trên bảng phân tích dãy số thời gian ta thấy mức độ biến động về lao động nhìn chung là ít. Do đặc thù của Công ty nên số công nhân hầu như chỉ tăng theo quy mô của Công ty. Công tác tuyển lao động khi chuẩn bị đưa thêm dây chuyền mới vào hoạt động làm cho lượng lao động tăng nhẹ theo các năm. Lượng lao động tăng chủ yếu tập trung vào các ngành như cơ khí, điện, lò nung, khai thác. Biểu đồ mô tả số lao động của Công ty xi măng Hoàng Thạch 1.3. Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào phân tích biến động về sản phẩm tiêu thụ xi măng của công ty xi măng Hoàng Thạch. Năm Sản phẩm tiêu thụ(tấn) 2000 2.569.303 2001 2.384.478 2002 2.979.365 2003 3.523.319 2004 3.803.343 2005 3.534.204 Bảng 4 : Sản phẩm tiêu thụ của Công ty xi măng Hoàng thạch Chỉ tiêu Năm Sản phẩm tiêu thụ (nghìn tấn) Biến động định gốc Biến động liên hoàn Lượng tăng giảm tuyệt đối (nghìn tấn) Tốc độ phát triển Ti (lần) Tốc độ tăng trưởng Ai (lần) Lượng tăng tuyệt đối (nghìn tấn) Tốc độ phát triển ti (lần) Tốc độ tăng ai (lần) 2000 2.569 - - - - - - 2001 2.384 -185 0,923 -0,077 -185 0,923 -0,077 2002 2.979 410 1,159 0,159 595 1,249 0,249 2003 3.523 954 1,371 0,371 544 1,182 0,182 2004 3.803 1.234 1,480 0,480 280 1,079 0,079 2005 3.534 965 1,375 0,375 -269 0,929 -0,071 Qua bảng phân t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33066.doc
Tài liệu liên quan