Chuyên đề Pháp luật về hợp đồng đại lý và thực tiễn áp dụng tại Công ty Gạch ốp lát Hà Nội

Mục lục

Mục lục

Mở đầu 1

Chương I:Cơ sở pháp lý của hợp đồng đại lý 2

I. Khái quát chung về hợp đồng 2

1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng 2

1.1. Khái niệm 2

1.2. Đặc điểm 2

2. Phân loại hợp đồng 4

2.1. Theo tính chất, nghĩa vụ các bên 4

2.2. Theo các lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật 5

II. Hợp đồng đại lý 9

1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng đại lý 9

1.1. Khái niệm 9

1.2. Đặc điểm 13

2. Các loại hợp đồng đại lý 15

3. Giao kết hợp đồng đại lý 17

3.1. Nguyên tắc 17

3.2. Chủ thể 18

3.3. Trình tự, thủ tục 20

3.4. Nội dung 22

3.5. Hình thức 26

3.6. Căn cứ 26

4. Thực hiện hợp đồng đại lý 27

4.1. Nguyên tắc 27

4.2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện 27

5. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng đại lý 29

5.1. Đã được hoàn thành hợp đồng 29

5.2. Theo thỏa thuận của các bên 29

5.3. Hợp đồng bị hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng 30

6. Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý 31

6.1. Thương lượng-hòa giải 31

6.2. Đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng 31

6.3. Yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết 32

6.4. Yêu cầu cơ quan điều tra, việc kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự 32

Chương II:Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng đại lý tại công ty 33

I .Khái quát về công ty 33

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 33

2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 37

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy 39

4. Ngành nghề kinh doanh 42

5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 43

II. Áp dụng pháp luật về hợp đồng đại lý tại công ty 46

1. Các loại hợp đồng đại lý 46

2. Giao kết hợp đồng 47

3. Thực hiện 50

4. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng đại lý 51

5. Giải quyết tranh chấp 51

Chương III:Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại lý và một số kiến nghị 52

I. Đánh giá áp dụng pháp luật về hợp đồng đại lý 52

1. Những kết quả đạt được 52

2. Khó khăn 54

II. Một số kiến nghị 54

1. Đối với nhà nước 54

2. Đối với công ty 56

Kết luận 60

Tài liệu tham khảo 61

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2867 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Pháp luật về hợp đồng đại lý và thực tiễn áp dụng tại Công ty Gạch ốp lát Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười đề nghị đưa ra. 3.4. Nội dung Nội dung của hợp đồng là tất cả những gì mà các bên thoả thuận và pháp luật quy định đối với hợp đồng. Một hợp đồng sẽ có giá trị pháp lý khi thoả mãn tối thiểu những điều kiện về nội dung mà pháp luật quy định. Khi thiếu một trong các nội dung đó thì hợp đồng không thể phát sinh hiệu lực. Trong thực tế, hậu quả xấu xảy ra xuất phát từ việc các bên trong hợp đồng quy định không rõ ràng hoặc không đầy đủ những nội dung của hợp đồng dẫn tới khi có tranh chấp xảy ra, các bên sẽ không có chứng cứ hoặc chứng cứ không rõ ràng và những thiệt hại không cần thiết có thể xảy ra đối với tất cả các bên mà không thể lường trước được. Theo quy định của pháp luật, các bên có thể thoả thuận các nội dung sau: Đối tượng hợp đồng Trong hợp đồng, đối tượng của hợp đồng là một hàng hoá nhất định. Đây là điều khoản cơ bản cảu hợp đồng mà khi thiếu nó hợp đồng không thể hình thành được do người ta không thể hình dung được các bên tham gai hợp đồng nhằm mục đích trao đổi cái gì. Đối tượng của hợp đồng đại lý được xác định thông qua tên gọi của hàng hoá. Trong hợp đồng đại lý các bên có thể ghi rõ tên hàng bằng tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học…để tránh có sự hiểu sai lệch về đối tượng hợp đồng. Số lượng hàng hoá Điều khoản về số lượng hàng hóa xác định về mặt lượng đối với đối tượng của hợp đồng. Các bên có thể thoả thuận và ghi trong hợp đồng về một số lượng hàng hoá cụ thể hoặc số lượng được xác định bằng đơn vị đo lường theo tập quán thương mại như chiếc, bộ, tá, mét…hay bằng một đơn vị nào khác tuỳ theo tính chất của hàng hoá. Chất lượng hàng hoá Chất lượng giúp xác định chính xác định đối tượng của hợp đồng, cái mà người mua biết tường tận với những yêu cầu về tính năng, tác dụng. quy cách…Xác định cụ thể chất lượng của sản phẩm thường cũng là cơ sở để xác định giá cả một cách tốt nhất. Trách nhiệm của các bên thường khác nhau tương ứng với mỗi phương pháp xác định chất lượng được thoả thuận. Thông thường có các biện pháp xác định chất lượng như dựa vào mẫu hàng, dựa vào các tiêu chuẩn,dựa vào sự mô tả tỉ mỉ,… Giá cả hàng hoá Các bên có quyền thoả thuận giá cả và phải được ghi cụ thể trong hợp đồng hoặc nếu không ghi cụ thể thì phải xác định rõ phương pháp xác định giá, vì đây là điều khoản quan trọng trong các cuộc thương lượng để đi đến ký kết hợp đồng. Để mang lại lợi ích cho cả hai bên, các bên cũng có thể thoả thuận với nhau lựa chọn hình thức giảm giá phù hợp ghi trong hợp đồng như giảm giá do giao hàng sớm, do mua với số lượng nhiều và quy định rõ mức giảm giá. Phương thức thanh toán Phương thức thanh toán là cách thức mà bên mua và bên bán thoả thuận, theo đó bên mua phải thanh toán cho bên bán tiền hàng đã mua theo một phương thức nhất định. Có nhiều phương thức thanh toán nhưng việc lựa chọn phương thức nào cũng xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ và yêu cầu của người mua là nhận được hàng đúng số lượng, chất lượng, thời hạn như đã thoả thuận và không có rủi ro trong thanh toán. Việc lựa chọn phương thức thanh toán trong hợp đồng đại lý hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng. Sự lựa chọn phương thức thanh toán cũng căn cứ vào mức độ an toàn của phương thức thanh toán và phí tổn cho việc thanh toán. Thời hạn và địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng. Thời hạn thực hiện hợp đồng là khoảng thời gian mà bên bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua theo đúng đối tượng của hợp đồng, đúng địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng. Bên mua có nghĩa vụ phải nhận hàng đúng thời hạn và địa điểm và trả tiền cho bên bán. Các bên có thể thoả thuận với nhau về thời hạn giao hàng sao cho hợp lý căn cứ vào tình hình thực tiễn, khả năng thực hiện của mỗi bên. Địa điểm giao hàng có thể do hai bên thoả thuận, phù hợp với điều kiện thực tế, thuận tiện và có lợi cho cả hai bên. Khi thoả thuận cần thoả thuận cụ thể địa chỉ giao hàng, bảo đảm nguyên tắc phù hợp với khả năng đi lại của phương tiện vận chuyển, bảo đảm an toàn cho phương tiện. Quyền và nghĩa vụ của các bên Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo các quy định của Bộ Luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Các bên có thể thoả thuận về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Bên vi phạm có thể bị buộc phải thực hiện đúng hợp đồng đó là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Bên vi phạm cũng có thể bị buộc phải bồi thường thiệt hại đã gây ra và bị phạt vi phạm trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo yêu cầu của bên bị vi phạm. Trường hợp bên bị vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thờii hạn mà bên bị vi phạm ấn định thì bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Phạt vi phạm hợp đồng. Phạt vi phạm hợp đồng là một chế tài trong thương mại. Theo đó, bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm phải trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận. Như vậy, trong trường hợp các bên không có thoả thuận về việc phạt vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu bên vi phạm hợp đồng phải trả cho mình một khoản tiền phạt nhất định với lý do bên kia đã vi phạm hợp đồng. Các bên có thể thoả thuận về các trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm. Khi các bên có thoả thuận về việc phạt vi phạm hợp đồng mà thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm thì thoả thuận ấy không có giá trị. Nghĩa là bên bị vi phạm không thể viện lý do rằng bên kia vi phạm để yêu cầu bồi thường trong những trường hợp như vậy. Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuạn trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị nghĩa vụ hợp đồng vi phạm. Những thoả thuận khác Ngoài những nội dung trên, các bên cũng có thể thoả thuận các điều khoản khác, cụ thể hơn để làm rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Ví dụ như thoả thuận về bao bì, mẫu mã,… 3.5 Hình thức của hợp đồng. Hình thức của hợp đồng là cách thể hiện ý chí thoả thuận giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Nó được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với cá loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Các hình thức hợp đồng đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng có thể lựa chọn hình thức phù hợp nhất bảo đảm quyền lợi của mình. Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên với nhau, cho nên về mặt nguyên tắc nó không cần đến hình thức tồn tại nhất định. Nhưng dưới góc độ pháp lý, việc tuân thủ hình thức của hợp đồng sẽ là bắt buộc khi pháp luật có sự ghi nhận vấn đề đó với mục đích hạn chế các rủi ro cho các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng. 3.6 Căn cứ. Hoạt động thương mại phải tuân thủ Luật thương mại và pháp luật có liên quan. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ Luật dân sự 2005. Ngoài ra thì có thể áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế. Trường hợp điều ước quốc tế mà CH XHCH Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật thương mại thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế. 4. Thực hiện hợp đồng đại lý. 4.1 Nguyên tắc Theo điều 412 Bộ Luật dân sự 2005, việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau: Thực hiện đúng hợp đồng, đúng số lượng, chất lượng, đối tượng. chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác. Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau. Không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. 4.2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện Bao gồm: + Cầm cố tài sản: là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên có quyền để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nếu tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì các bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho người thứ ba giữ, còn bên nhận cầm cố chỉ giữ giấy tờ của các tài sản cầm cố đó. Cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. + Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc (điều 342 Bộ Luật dân sự 2005) sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với các bên ( sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần động sản, bất động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữa các bên có thể thoả thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ điều 715 đến điều 721 của bộ luật này và các quy định khác với pháp luật có liên quan. Hình thức thế chấp tài sản phải đựoc lập thành văn bản, văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký. + Đặt cọc (điều 358 Bộ Luật dân sự 2005) Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền bạc hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong thời hạn để bảo đảm giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải lập thành văn bản. Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ đề thực hiện nghĩa vụ trả tiền, nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhân đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một phần khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có quy định khác. + ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác ( sau đây gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê trong trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trừ tiền thuê, nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê, nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê. + Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác vào tài khoản phong toả lại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng. Thủ tục gửi và thanh toán do pháp luật về ngân hàng quy định. + Bảo lãnh là việc người thứ ba ( sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền ( sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ ( sau đây gọi là bên được bảo lãnh). Nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ, các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Hình thức bảo lãnh phải được lập thành văn bản. Bộ Luật dân sự 2005 thể hiện quan điểm về việc cầm cố, thế chấp tuy có hạn chế một số quyền của bên cầm cố, bên thế chấp đối với tài sản bảo đảm nhưng không vì thế mà làm đình trị hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của họ. Từ đó, một số quy định quyền và nghĩa vụ cảu cá bên đã được sửa đổi cơ bán với Bộ Luật dân sự 1995. 5. Sửa đổi,chấm dứt hợp đồng đại lý. Hợp đồng đại lý chấm dứt trong các trường hợp sau (điều 424 Bộ Luật dân sự 2005) : 5.1. Hợp đồng đã được hoàn thành Khi các bên tham gia hợp đồng đã thực hiện xong toàn bộ nôi dung nghĩa vụ thì hợp đồng được coi là đã hoàn thành. Trong hợp đồng đại lý nếu khi bên đại lý bán đã bán một số lượng hàng theo thoả thuận, đã cung ứng dịch vụ được một khối lượng xác định theo thoả thuận, đã giao hàng hoặc tiền cho bên giao đại lý và nhận thù lao từ bên giao đại lý thì hợp đồng được coi là đã hoàn thành. Khi đó hợp đồng đại lý được coi là chấm dứt. 5.2. Theo thoả thuận của các bên Hợp đồng đại lý cũng đựơc coi là chấm dứt khi hết thời hạn mà các bên thoả thuận ghi trong hợp đồng. Trong trường hợp này, hợp đồng được coi là chấm dứt mà không phụ thuộc vào việc các bên trong hợp đồng đại lý đã thực hiện xong toàn bộ nội dung nghĩa vụ ghi trong hợp đồng hay chưa. Trong trường hợp hợp đồng còn hiệu lực mà các bên có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện được hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ hoặc nếu việc thực hiện hợp đồng không còn có lợi hoặc gây ra tổn thất về mặt vật chất cho các bên thì các bên có thể thoả thuận chấm dứt hợp đồng. Hợp đồng đại lý sẽ chấm dứt khi các bên đạt được sự thoả thuận về vấn đề đó. 5.3. Hợp đồng bị huỷ bỏ, đơn phương chấm dứt thực hiện Các bên có quyền thoả thuận về điều kiện huỷ bỏ hợp đồng. Khi có điều kiện theo thoả thuận hoặc pháp luật có quy định thì một bên trong quan hệ hợp đồng có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên khi huỷ bỏ hợp đồng cần phải lưu ý, bên hủy bỏ hợp đồng phải có nghĩa vụ thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ. Trong trường hợp bên huỷ hợp đồng thông báo chậm hoặc không thông báo về việc huỷ bỏ hợp đồng cho bên kia biết, mà gây thiệt hại cho bên kia, thì phải bồi thường thiệt hại. Khi hợp đồng bị huỷ bỏ, thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy phải bồi thường thiệt hại. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng, mà việc vi phạm đó là điều kiện để chấm dứt hợp đồng, do các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Nếu các bên không có thoả thuận khác thì thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày kể từ khi một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý. Nếu bên giao đại lý thực hiện thông báo chấm dứt hợp đồng theo quy định nêu trên thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mình làm đại lý cho bên đại lý đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp thời gian đại lý dưới 1 năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý. Nếu hợp đồng đại lý đựơc chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý. 6. Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý. Khi phát sinh một vụ việc vi phạm hợp đồng thì vấn đề mâu thuẫn và tranh chấp là không thể tránh khỏi, vấn đề là chỗ xử lý như thế nào có lợi nhất cho các bên hoặc cho bản thân mình bằng các biện pháp thích hợp nhất, phù hợp nhất với pháp luật. Để có thể xử lý có hiệu quả các vi phạm hợp đồng khi xảy ra, tùy theo tính chất sự việc, có thể tiến hành một hoặc các biện pháp sau: 6.1. Thương lượng - hòa giải Việc thương lượng- hòa giải nhìn chung luôn được khuyến khích khi xảy ra bất cứ một vụ tranh chấp hợp đồng nào nhằm giải quyết một cách nhẹ nhàng nhất vụ việc. Việc thương lượng hòa giải có thể do các bên chủ động gặp gỡ nhau để giải quyết nhưng nhiều trường hợp phải do Tòa án hoặc cơ quan Trọng tài thương mại hòa giải. Nhìn chung thương lượng- hòa giải nếu đạt được kết quả thì sẽ có nhiều lợi ích cho các bên như không phải nộp án phí, rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng…và làm hài lòng các bên tranh chấp. Thông thường việc thương lượng- hòa giải chỉ đạt kết quả do thiện chí của các bên và chủ yếu việc vi phạm, tranh chấp là do nguyên nhân khách quan hoặc vì hiểu lầm hay hiểu không đầy đủ nội dung hợp đồng. Một vấn đề cần lưu ý có tính nguyên tắc là bất kỳ một việc vi phạm hoặc tranh chấp hợp đồng nào cũng cần tiến hành biện pháp thương lượng hòa giải trước, bởi vì nếu bỏ qua biện pháp này thì có nghĩa là đã bỏ qua một cơ hội tốt mà không có một biện pháp nào có thể hiệu quả hơn. 6.2. Đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng. Đây là biện pháp bất đắc dĩ sau khi đã thương lượng hòa giải không được nhưng nhằm hạn chế hoặc không để gây ra hậu quả xấu hơn nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng trong khi phía bên kia không chấp dứt việc vi phạm hợp đồng hoặc thiếu thiện chí để giải quyết hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên cũng cần hết sức cân nhắc thận trọng để tránh nóng vội không cần thiết. Lưu ý, trong trường hợp bắt buộc phải áp dụng biện pháp này mà gây ra thiệt hại cho bên vi phạm hợp đồng thì không phải bồi thường thiệt hại cho họ. Đây cũng được coi là hậu quả mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu. 6.3. Yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết Nói chung nếu việc tranh chấp xuất phát từ hợp đồng mà các bên không tự giải quyết được thì nên yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết( chỉ áp dụng trong trường hợp tranh chấp hợp đồng kinh doanh – thương mại giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình trong thời hạn luật định). Việc yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết là biện pháp cần thiết và hữu hiệu khi không còn biện pháp nào có thể làm thay đổi được tình hình bởi các cơ quan này, nhất là Tòa án, là cơ quan có thẩm quyền ra các phán quyết bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của bên vi phạm các phán quyết này có hiệu lực pháp lý cao và có tính bắt buộc. Khi yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mai giải quyết thì các bên phải tuân thủ quy trình tố tụng chặt chẽ do pháp luật quy định đối với từng loại tranh chấp. 6.4. Yêu cầu cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự Đây là biện pháp cứng rắn được áp dụng nếu bên đối tác có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản khi ký kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm. Việc lừa đảo được thể hiện qua thủ đoạn gian dối với ý định trước khi ký kết, thực hiện hợp đồng. Thông qua việc ký kết hợp đồng có tính chất gian dối của một bên đã thực hiện việc chiếm đoạt tài sản của đối tác. Đối với việc lạm dụng tín nhiệm thì các thủ đoạn và ý định chiếm đọat xảy ra sau khi ký kết hợp đồng hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nếu có đủ cơ sở xác định có tội phạm xảy ra thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sẽ khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử tại Tòa án và buộc người chiếm đoạt tài sản phải chịu hình phạt và phải trả lại hoặc bồi thường những tài sản bị chiếm đoạt, những thiệt hại cho người bị hại. Chương II. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng đại lý tại công ty I. Vài nét khái quát về công ty. 1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Gạch ốp lát Hà Nội. Công ty gạch ốp lát Hà Nội tièn thân là xí nghiệp gạch ngói HữuHưng, trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp Sành sứ thủy tinh, được thành lập tháng 6/1959 theo quyết định số 094A/BXD- TCLĐ ngày 29/3/1993 của Bộ xây dựng và theo căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 04/03/1994 của chính phủ về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BXD.Theo quyết định số 280/QĐ- BXD quyến định đổi tên công ty gốm xây dựng Hữu Hưng thành tên mới công ty Gạch ốp lát Hà Nội Tên doanh nghiệp : Công ty Gạch ốp lát Hà Nội Tên giao dịch quốc tế : Ha Noi Ceramic Tiles Company Địa chỉ : Trung Hoà- Cầu Giấy- Hà Nội Điện thoại : 048543043 Fax : 048542889 Website : www.ceramichn.com Tồn tại và phát triển gần 50 năm, đến ngày 19/5/1998, theo quyết định số 84/QĐ- BXD của Bộ xây dựng, Công ty gốm xây dựng Hữu Hưng đựoc tách ra thành công ty gạch ốp lát Hà Nội và nhà máy gạch Hữu Hưng nhằm nâng cao tính độc lập và phát huy năng lực trong quản lý kinh doanh đồng thời tăng khả năng cạnh tranh và tự hoạch toán độc lập.Được thành lập trong giai đoạn nền kinh tế đất nước mở cửa hội nhập đó là thành viên của ASEAN Quan hệ Việt- Mỹ đã được thiết lập trở lại tạo cho nền Kinh tế đang trong giai đoạn phát triển nên tạo ra cho các doanh nghiệp của nước ta nói chung cũng như cho công ty gạch ốp lát Hà Nội nói riêng về những cơ hội và thách thức Với cơ sở thuận lợi là Công ty Nhà nước nên Công ty đã có những điều kiện thuận lợi như sự ưu đãi về cơ sở vật chất,với tổng diện tích 22600 m2 bao gồm hệ thống nhà xưởng,kho bãi văn phòng làm việc và hai dây chuyền sản xuất gạch hoàn toàn tự động được nhập từ Châu Âu, sản phẩm và gạch ốp lát nền và gạch ốp lát tường mang nhẵn hiệu Viglacera đang có chỗ đứng vững chức trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài Các giai đoạn phát triển của công ty Giai đoạn từ năm 1994 đến 1999 : 1994-1997 trong giai đoạn này công ty gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tìm đầu ra cho các sản phẩm do quá trình mở cửa còn thấp do đó mà các sản phẩm chủ yếu là trong nước, mặt khác cùng với sự khủng hoảng kinh tế đông nam á1997 cũng làm ảnh hưởng đến việc tìm đầu ra cho các sản phẩm của công ty,công ty đã từng bước thay đổi lại tư duy kinh doanh .Với toỏng đầu tư 130 tỷ đồng được thực hiện trong 3 năm từ 1994-1997,công ty đã mạnh dản đầu tư 2 dây chuyền sản xuất tự động với công nghệ hiện đại với tổng công suất 3 triệu m2 /năm gồm: dây chuyền của hãng Welko- CHLB Đức và dây chuyền sản xuất số II của hãng Nassetti-Italia có thể nói doanh nghiệp đã tích cực trong việc tham gia chủ động hội nhập một cấch tíchcực Ngay từ đầu năm 1998với việc xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng tại công văn số 466/HĐQT ngày 15/5/1998 và Vụ trưởng Vụ tổ chức lao động,Vụ Kế hoạch và Thống kê,Vụ quản lý vật liệu xây dựng. Công ty đã chủ động sắp xếp lại tổ chức từ phòng ban cho đến phân xưởng sản xuất,đồng thời thành lập phòng KCS trên cơ sở táh từ phòng kỹ thuật của công ty,nhằm tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát việc thực hiện quy trình công nghệ do các chuyên gia của các đối tác công nghệ hướng dẫn và đào tạo cho phù hợp với công nghệ và điều kiện và môi trường làm việc tại việt nam.Bên cạnh đó Quy chế gắn trách nhiệm của tất Cả các phòng ban trong công ty nói chung và của người lao động nói riêng với chất lượng sản phẩm nó được thể hiện rõ hơn ở việc thông qua Quyết định số 280/QĐ- BXD ngày 19/5/1998 của Bộ trưởng xây dựng,đông thời thực hiện giao định mức tiêu hao vật tư nguyên nhiên liệu cho từng công đoạn do đó có thể nói doanh nghiệp đã thực hiện việc khoán nhằm chi phí vật tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời cũng chánh tình trạng việc lợi dụng chức vụ của cán bộ, công nhân viên trong việc báo cáo khống số liệu thực tế . Nhưng do cơ cấu sản phẩm của công ty còn nghèo nàn, mẫu mã sản phẩm còn hạn chế nên đã dẫn đến sản lượng và doanh thu tiêu thụ thấp hơn nhiều so với sản lượng sản xuất một mặt do quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở việt nam chưa phát triển đã làm cho tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bị hạn chế.Vì thế để khẳng định vị trí của một công ty có kinh nghiệm trên thương trường được thành lập lâu năm và quan trọng hơn cả là nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế cong ty đã liên tục đề ra những biện pháp, kế hoạch trước mắt và lâu dài để kịp thời chấn chỉnh mọi mặt, phấn đấu đề ra Giai đoạn từ năm 2000 đến nay: Được sự chỉ đạo quan tâm sâu sắc của các đồng chí lãnh đạo Tổng công ty cùng với sự năng động, đoàn kết nhất trí, sáng tạo và miệt mài hăng say lao động ,tinh thần quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên ,ví dụ như các mẫu sản phẩm tung ra thị trường đã được người tiêu dùng đón nhận và khả năng tiếp thị các sản phẩm do đó Công ty đã hoàn thành vượt chỉ tiêi kế hoạch sản xuất kinh doanh .Tổng sản lượng sản xuất hàng năm liên tục tăng . Tháng 9/2002 Nhà máy gạch ốp lát Hải Dương đã được nhập về công ty với công suất thiết kế là 2.5triệu m2/năm với việc sát nhập này đã làm cho quy mô của công ty đã dược nâng cao cả chất và lượng : +Thành tựu của công ty năm 2003: - Sản xuất :6.381556m2 (Gýa trị sản xuất là 395.656 trđ) - Doanh thu : 304.412 trđ - Lợi nhuận : 2.350 trđ - Nộp ngân sách: 7.492 trđ - Thu nhập BQ: 1.672.000 đ/người/tháng + năm 2004 - sản xuất :7.000.000m2(giá trị SXCN 434.000trđ) - doanh thu :340.667trđ (trong đó xuất khẩu 1.355.000 USD) - lợi nhuận : 2.538trđ + năm 2005 - sản xuất :8.125.369m2 (giá trị SXCN 512.023 trđ) - doanh thu :469.153 trđ( trong đó xuất khẩu 2.123.420 USD) - Lợi nhuận :3.689 t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32202.doc
Tài liệu liên quan