Chuyên đề Phát triển hoạt động cho vay đối với các doanh ngiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triền Hà Nội

MỤC LỤC

 LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 2

1.1.1 Khái niệm DN VVN 2

1.1.2 Đặc điểm của các DN VVN tại Việt Nam 3

1.1.3 Vai trò của DN VVN trong nền kinh tế 7

1.1.4 Những ưu thế và hạn chế của DN VVN 12

1.4.1.1 Ưu thế 12

1.1.4.2 Hạn chế 13

1.2 Tổng quan về hoạt động của ngân hàng thương mại 14

1.2.1 Khái niệm NHTM 14

1.2.2 Chức năng của một NHTM 15

1.2.2.1 Trung gian tài chính 15

1.2.3 Các hoạt động cơ bản của một NHTM 17

1.3 Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại đối với các DN VVN 20

1.3.1 Khái niệm,nguyên tắc cho vay và quản lý tiền vay của các NHTM 20

1.3.1.1 Khái niệm cho vay 20

1.3.1.2 Nguyên tắc cho vay 21

1.3.1.3 Nguyên tắc quản lý tiền vay 21

1.3.2 Hình thức cho vay đối với DN VVN 23

1.3.2.1 Cho vay ngắn hạn. 23

1.3.2.2 Cho vay trung-dài hạn. 27

1.3.3 Đặc điểm hoạt động cho vay đối với DN VVN 28

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động cho vay đối với DN VVN 30

1.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay 30

1.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay 32

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động cho vay đối với DN VVN 33

1.5.1 Các nhân tố khách quan 33

 

1.1.5 Các nhân tố chủ quan 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DN VVN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 42

2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà Nội 42

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Hà Nội 42

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của BIDV Hà Nội 42

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của BIDV Hà Nội 43

2.1.4 Đánh giá chung về kết quả kinh doanh của BIDV Hà Nội trong 3 năm gần đây 45

2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn 46

2.4.1.2 Hoạt động sử dụng vốn 48

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay đối với DN VVN tại Chi nhánh NH ĐT&PT Thành phố Hà Nội 50

2.2.1 Thực trạng DN VVN – Khách hàng của BIDV Hà Nội 50

2.2.2 Hoạt động cho vay đối với DN VVN tại BIDV Hà Nội 52

2.2.2.1 Một số chính sách tín dụng cơ bản của BIDV Hà Nội 52

2.2.2.2 Quy trình cho vay đối với DN VVN tại BIDV Hà Nội 53

2.2.3 . Phân tích chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại BIDV HN 56

2.2.3.1 Doanh số cho vay đối với DN VVN tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội. 56

2.2.3.2 Dư nợ cho vay đối với DN VVN 61

2.3 Đánh giá hoạt động cho vay DN VVN tại BIDV Hà Nội 65

2.3.1. Những kết quả đạt được. 65

2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân. 67

2.3.2.1. Hạn chế 67

2.3.2.2 Nguyên nhân 67

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DN VVN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 71

3.1 Định hướng phát triển của Chi nhánh trong năm 2008 71

3.2 Những giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với DN VVN tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển thành phố Hà Nội 71

 

3.2.1 Thiết lập chính sách cho vay hợp lý 71

3.2.2 Đa dạng hoá các loại TSBĐ tiền vay. 72

3.2.4 Thực hiện tốt công tác phân tích khách hàng 73

3.2.4.1 Tư cách của khách hàng vay vốn 73

3.2.4.2 Năng lực của khách hàng vay vốn. 74

3.2.4.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. 74

3.2.4.4 Tình hình tài chính của khách hàng. 75

3.2.5 Tái xét tín dụng và phán hạn tín dụng. 75

3.2.6 Nâng cao chất lượng CBTD và thuê chuyên gia thẩm định nếu thấy cần thiết. 75

3.2.7 Thực hiện tốt công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. 76

3.2.8 Nâng cao chất lượng công tác thông tin 78

3.2.9 Tổ chức sắp xếp lại mô hình hoạt động cho vay của Ngân hàng. 79

3.3 Những kiến nghị với các bộ, ngành có liên quan nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với DN VVN tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. 80

3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước 80

3.3.2 Đối với BIDV HN 82

3.3.3 Đối với nhà nước 82

KẾT LUẬN 84

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động cho vay đối với các doanh ngiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triền Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều này lại làm thiếu vốn trầm trọng trên thị trường, làm lãi suất tăng lên chóng mặt, Ngân hàng không có vốn cho vay, doanh nghiệp không có vốn để kinh doanh. Doanh nghiệp không có vốn kinh doanh, không có vốn để đầu tư thì không thể tăng trưởng được kinh tế và điều này cũng khiến các doanh nghiệp khốn đốn trong việc thanh toán nợ cho Ngân hàng. * Môi trường chính trị - xã hội Tình hình chính trị - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, trong đó có hoạt động Ngân hàng. Tình hình chính trị- xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế ổn định. Khi đó, nền kinh tế sẽ có điều kiện phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển các loại hình dịch vụ, quá đó, tác dộng đến các hoạt động cho vay của Ngân hàng nhằm tạo nguồn vốn tài trợ hoạt động sản xuất-kinh doanh. Tình hình chính trị ổn định cũng sẽ tạo điều kiện trong việc tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư. Xuất hiện nhu cầu đầu tư, cũng chính là xuất hiện nhu cầu về vốn, điều này tạo cơ sở rất tốt cho hoạt động cho vay của NHTM. 1.1.5 Các nhân tố chủ quan * Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng. Đây là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả cho vay của các NHTM. Các nhân tố này bao gồm: - Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Chiến lược kinh doanh là nhân tố ảnh hưởng đầu tiên tới hiệu quả cho vay của ngân hàng. Chỉ trên cơ sở đưa ra được những chiến lược kinh doanh đúng đắn trong ngắn hạn và cả trong dài hạn, NHTM mới có thể có những kế hoạch bộ phận đúng đắn cho từng thời kỳ để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đề ra đặc biệt những kế hoạch có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay như kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch huy động vốn, kế hoạch Marketing ngân hàng.v.v.. - Chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng của một NHTM là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định của ngân hàng đó. Chính sách tín dụng phản ánh hoạt động tài trợ của ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Chính sách tín dụng bao gồm chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, chính sách về lãi suất và phí suất tín dụng, chính sách về thời hạn và kì hạn nợ, chính sách về tài sản đảm bảo… Các chính sách này đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng vay vốn, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng cho ngân hàng trên cơ sở phân tán được rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của Nhà nước. Như vậy để đảm bảo hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng của NHTM thực sự mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng thì các ngân hàng đều phải xây dựng được một chính sách tín dụng hợp lý, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi vay vốn cũng như đảm bảo an toàn trong cho vay của các NHTM nhưng đồng thời vẫn đảm bảo mức sinh lời cho ngân hàng. - Phân tích tín dụng Tín dụng là hoạt động sinh lời cao nhất song cũng là hoạt động rủi ro nhất của NHTM. Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tổn thất làm giảm thu nhập của ngân hàng. Do vậy các ngân hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi đưa ra quyết định cho vay. Đó chính là quá trình phân tích tín dụng. Phân tích tín dụng phải được thực hiện trước, trong và sau khi cho vay, đây là một công việc hết sức quan trọng, quyết định đến chất lượng của hoạt độngcho vay. Nếu việc phân tích tín dụng không được thực hiện đầy đủ thì ngân hàng không nắm được những thông tin về khách hàng, không xác định được những rủi ro có thể xảy ra do vậy mà hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM có thể sẽ bị đe dọa. - Quy trình cho vay Quy trình cho vay là một thứ tự các bước (các công việc) mà cán bộ tín dụng và những người có liên quan, có thẩm quyền cần thực hiện trong quá trình cho vay. Nó được bắt đầu từ khi tiếp xúc khách hàng để chuẩn bị lập hồ sơ vay vốn cho đến khi thu hồi được hết nợ và lưu lại các thông tin vế khách hàng. Hiệu quả cho vay có được đảm bảo hay không phụ thuộc nhiều vào quy trình tín dụng của ngân hàng. Việc thực hiện tốt các nội dung, quy định trong từng bước cùng với việc phân tích tín dụng hiệu quả sẽ giúp ngân hàng tránh được rủi ro cũng như nâng cao được hiệu quả cho vay. Trong quy trình cho vay, ngân hàng cần đặc biệt chú ý đến một số bước quan trọng như bước tiếp xúc tìm hiểu khách hàng, bước thẩm định, phân tích hồ sơ vay vốn, bước kiểm tra sử dụng vốn vay và bước thu nợ gốc và lãi. Tiếp xúc tìm hiểu khách hàng là một khâu quan trọng trong quá trình cho vay. Trong giai đoạn này, chuyên viên khách hàng cần thu thập được đầy đủ thông tin, có được những thông tin chính xác, trung thực để có được những đánh giá đầy đủ và tổng thể về khách hàng để làm cơ sở cho viểc quyết định cho vay và đề xuất hạn mức cho vay đối với khách hàng. Bước thẩm định và phân tích hồ sơ vay vốn phải đảm bảo phân tích chính xác tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, của các dự án đầu tư của doanh nghiệp như khả năng sinh lời của dự án, hiệu quả kinh tế mà dự án mang lại…cũng như phải đánh giá đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Phải xác minh tính hợp pháp và đánh giá đúng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố. Đây là khâu đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay của NHTM. Vì đây là một bước khó và rất quan trọng nên đòi hỏi cán bộ thẩm định phải là người có năng lực, khách quan để đảm bảo việc thẩm định diễn ra trung thực, nhanh chóng, chính xác, có như vậy mới tránh được rủi ro sau này cho ngân hàng. Kiểm tra sử dụng vốn vay là bước giúp ngân hàng nắm được diễn biến của khoản vốn đã cung cấp cho khách hàng để ngân hàng có những điều chỉnh, can thiệp kịp thời, sớm ngăn ngừa được rủi ro có thể xảy ra. Việc lựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sử dụng vốn giúp ngân hàng thiết lập được hệ thống phòng ngừa hữu hiệu, tránh được tổn thất cho ngân hàng Thu hồi nợ gốc và lãi là khâu rất quan trọng, cho biết hoạt động cho vay của ngân hàng có thực sự mang lại lợi nhuận cho ngân hàng hay không? Sự nhạy bén của ngân hàng trong việc phát hiện kịp thời những biểu hiện bất lợi có thể xảy ra do doanh nghiệp mang lại và đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời sẽ làm giảm tối thiểu những khoản nợ quá hạn, hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất cho ngân hàng. - Hệ thống thông tin tín dụng. Hệ thống thông tin hữu hiệu, nắm bắt kịp thời, chính xác luồng thông tin về khách hàng là điều kiện để xem xét và ra quyết định cho vay, đề phòng được những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Sống trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc nắm bắt những thông tin về đối tác, về các đối thủ cạnh tranh là điều hết sức cần thiết. Đối với các NHTM, việc xây dựng hoàn chỉnh một hệ thống thông tin tín dụng với nhiều kênh, nhiều nguồn cung cấp, xử lý thông tin kịp thời…là một trong những điều kiện quyết định sự thành công trong công tác kinh doanh và nâng cao hiệu quả cho vay của NHTM. - Hiệu quả công tác huy động vốn Để ngân hàng thực hiện được hoạt động cho vay thì điều kiện tiên quyết nhất là phải phát triển được hoạt động huy động huy động vốn. Ngân hàng có thực hiện tốt công tác huy động vốn thì mới có thể nâng cao được hiệu quả cho vay. Nếu một ngân hàng có được chính sách tín dụng hợp lý, có chiến lược khách hàng tốt, thu hút được nhiều khách hàng vay vốn có uy tín nhưng số vốn huy động được không đủ để cấp tín dụng kho khách hàng thì không những hoạt động cho vay không thể tiến hành được mà còn mang lại rủi ro rất lớn cho hoạt động chung của ngân hàng. - Công tác thanh tra, kiểm tra Công tác này phải được thực hiện song song kết hợp giữa thanh tra, kiểm tra ngân hàng và kiểm tra, giám sát doanh nghiệp.Việc thanh tr, kiểm tra phải được thực hiện một cách khách quan, trung thực có như vậy mới giúp ngân hàng tránh được những rủi ro mang tính chủ quan mang lại. - Trình độ của cán bộ ngân hàng Con người luôn là trung tâm của mọi hoạt động, con người là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào, hoạt động cho vay của NHTM cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Hiệu quả cho vay cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều vào công tác tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ của mỗi NHTM. Một NHTM có được một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt thì việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp cho vay nói riêng sẽ trở nên có hệ thống, chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao hơn. * Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp Trở ngại lớn nhất hiện nay cho các DNVVN đi vay vốn là năng lực tài chính yếu kém, thiếu tài sản thế chấp, phương án sản xuất kinh doanh chưa có tính khả thi cao, thông tin kế toán chưa đáng tin cậy, hơn nữa trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp yếu nên nhiều doanh nghiệp chưa đủ sức để cạnh tranh trên thị trường có thể dẫn đến việc sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng không có hiệu quả. Ngoài ra do quy mô vốn nhỏ, doanh nghiệp thiếu tài sản thế chấp để thế chấp vay vốn hoặc có nhưng không đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng. Các DNVVN chủ yếu tận dụng nguồn lao động rẻ tại địa phương nên trình độ chuyên môn, tay nghề của lao động thấp, kể cả chủ doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được các phương án sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư có tính khả thi cao để thuyết phục các nhà ngân hàng bỏ vốn đầu tư, ngân hàng không mở rộng được cho vay DNVVN nên hiệu quả cho vay không cao. Do yếu kém về quản trị, không ít doanh nghiệp lập báo cáo tài chính chưa rõ ràng, minh bạch. Có những doanh nghiệp cố tình cung cấp thông tin không chính xác, không trung thực cho ngân hàng. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh cũng như việc theo dõi, giám sát sử dụng vốn của doanh nghiệp, do vậy hoạt động cho vay DNVVN của NHTM có thể gặp rủi ro, hiệu quả cho vay bị giảm sút. Tư cách đạo đức của doanh nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nhiều khách hàng sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để lừa gạt ngân hàng làm cho ngân hàng không xác định được chính xác về mục đích sử dụng vốn dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Có những trường hợp doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng vẫn chây ì không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Nguyên nhân của sự chây ì này một phần là do thủ tục vay vốn ở nước ta còn quá rườm rà hoặc có thể tại thời điểm phải trả nợ doanh nghiệp đang có một phương án sản xuất kinh doanh có khả năng đem lại lợi nhuận cao vì thế họ sử dụng số vốn đáng lẽ phải trả nợ cho ngân hàng để tiếp tục đầu tư thực hiện phương án mới. Họ có thể trả món vay cũ để xin vay lại nhưng vì thủ tục vay vốn ngân hàng phải mất nhiều thời gian, không kịp để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh trên nên họ xin gia hạn nợ, nếu ngân hàng gia hạn nợ quá nhiều sẽ làm giảm độ an toàn và chất lượng của khoản vay. Việc sử dụng vốn là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Doanh nghiệp sử dụng vốn của ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đích xin vay, thậm chí có những doanh nghiệp còn sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động sản… làm cho vốn đầu tư của ngân hàng đứng trước rủi ro lớn, hiệu quả cho vay bị suy giảm. Như vậy DNVVN cũng là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng bởi DNVVN là đối tượng khách hàng lớn chủ yếu của các NHTM. Hoạt động cho vay của NHTM có hiệu quả hay không không chỉ phụ thuộc vào khả năng, trình độ chuyên môn của ngân hàng mà còn phụ thuộc nhiều vào bản thân doanh nghiệp. Doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả, có thực hiện đúng nguyên tắc vay vốn thì hoạt động cho vay của NHTM mới có hiệu quả. CHƯƠNG 2 THỰC TRANG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DN VVN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà Nội 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Hà Nội Ngày 27/5/1957, Chi hàng kiến thiết Thành phố Hà Nội, tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà Nội (BIDV Hà Nội) ngày nay, đã được ra đời chỉ sau một tháng Ngân hàng Kiến thiểt được thành lập. Trụ sở của BIDV Hà Nội đặt tại số 4B Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tính đến năm 2007, BIDV Hà Nội đã trải qua gần 50 năm hoạt động, ghi dấu sự tồn tại và phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng với các tên gọi lịch sử sau: Chi hàng Kiến thiết thành phố Hà Nội (1957- 1981) Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Tp. Hà nội (1982- 1989) Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tp. Hà Nội (1990 đến nay) 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của BIDV Hà Nội Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội (BIDV Hà Nội) là chi nhánh cấp 1 của BIDV. Ngân hàng hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp với các hoạt động cơ bản sau: - Huy động vốn: Ngân hàng thực hiện huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức tín dụng thuộc mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức - Hoạt động cho vay và đầu tư: Ngân hàng thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. Làm đại lý uỷ thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ, các nước và các Tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. - Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế, tổ thức tín dụng trong và ngoài nước. - Các hoạt động trung gian khác: Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT. Là đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế: visa, mastercard, TCB card, cung cấp séc du lịch, ATM, thực hiện thanh toán giữa Việt Nam và Lào. Thực hiện các dịch vụ Ngân quỹ: thu đổi ngoại tệ, thu đổi Ngân phiếu, thanh toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà, nghiệp vụ bảo lãnh, các dịch vụ về tư vấn đầu tư, kinh doanh ngoại tệ. Như vậy có thể nói, về nhiệm vụ, Chi nhánh ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội có nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức tín dụng, tổ chức nước ngoài, tổ chức phi chính phủ, các DN, dân cư, bằng VNĐ và USD. Ngân hàng thực hiện các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của BIDV Hà Nội * Cơ cấu tổ chức Về cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo của BIDV Hà Nội hiện nay gồm một Giám đốc và bốn Phó Giám đốc, tiếp theo là Trưởng các Phòng,ban, bộ trực thuộc. - Giám đốc: đứng đầu và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN về điều hành Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hà Nội. - Các Phó Giám đốc: hiện nay bốn PGĐ được GĐ phân công phụ trách một số công việc và trực tiếp chỉ đạo một số phòng thuộc bộ máy của Chi nhánh BIDV Hà Nội (gọi là phụ trách khối). - Trưởng các phòng, ban, bộ truộc BIDV Hà Nội chịu trách nhiệm điều hành, giải quyết các mặt công tác thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng ban mình và phải chịu trách nhiệm về các vấn đề đó. * Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng ban của BIDV Hà Nội Ban giám đốc Khối tín dụng Khối dịch vụ KH Khối hỗ trợ KH Khối quản lý nội bộ Phòng tín dụng 1 Phòng tín dụng 2 Phòng tín dụng 3 Phòng tín dụng Phòng DV KH cá nhân Phòng thẩm định-Quản lý tín dụng Phòng tổ chức CB Phòng DV KH doanh nghiệp Phòng TTQT Phòng tiền tệ&kho quỹ Phòng kế hoạch& nguồn vốn Văn phòng Khối Kiểm tra-Kiểm toán nội bộ Phòng điện toán Phòng tài chính-Kế toán Các đvị trực thuộc Các Phòng giao dịch 1, 2, 6, 10, 11, 12, 17, 18 Điểm giao dịch 1, 2 2.1.4 Đánh giá chung về kết quả kinh doanh của BIDV Hà Nội trong 3 năm gần đây Qua phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, có thể thấy Chi nhánh NH ĐT&PT TP Hà Nội đang hoạt động kinh doanh khá phát triển. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động Ngân hàng ngày càng diễn ra sôi nổi. Hệ thống ngân hàng nói chung đạt tốc độ tăng trưởng kỉ lục vào các năm 2006, rồi năm 2007. Không nằm ngoài vòng quay của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của NH ĐT&PT VN nói chung và BIDV Hà Nội nói riêng đã mạng lại mức thu nhập rất cao. Doanh thu, chi phí hàng năm đều tăng lên nhanh chóng. Năm 2005 doanh thu đạt 128.648 triệu đồng, đến năm 2006 tăng lên 166.600 triệu đồng và năm 2007 vừa qua doanh thu đạt mức gần như kỷ lục là 270.884 triệu đồng. Chi phí cũng đồng thời tăng lên từ 121.689 triệu đồng vào năm 2005 lên 155.746 triệu đồng năm 2006 và 214.257 triệu đồng năm 2007. Do tốc độ tăng của doanh thu cao hơn chi phí mà lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên từ 6.959 triệu đồng năm 2005 lên 10.854 triệu đồng năm 2006, tăng 55,92% và đạt mức lợi nhuận vượt trội vào năm 2007 là 56.627 triệu đồng , tăng 421,90% so với năm 2006. Lợi nhuận sau thuế là một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Có được kết quả như trên là do sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội. Bảng 1: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 % Tăng/Giảm Năm 2007 % Tăng/Giảm Thu nhập 128.648 166.600 29,50 270.884 62,60 Chi phí 121.689 155.746 27,99 214.257 37,57 Lợi nhuận 6.959 10.854 55,92 56.627 421,90 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Hà Nội năm 2005, 2006, 2007) 2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một trong các hoạt động kinh doanh quan trọng nhất của một ngân hàng. Huy động vốn tốt là dấu hiệu đầu tiên của ngân hàng kinh doanh hiệu quả. Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực và quyết tâm của toàn thể các cán bộ công nhân viên, sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Ban Giám Đốc, BIDV Hà Nội đã thu hút nguồn tiền gửi của nhiều tổ chức kinh tế, cá nhân tham gia mở tài khoản, gửi tiền, thể hiện mức tăng trưởng nguồn vốn khá cao và ổn định. Tình hình cụ thể được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại BIDV Hà Nội ( Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 % Tăng/Giảm Năm 2007 % Tăng/Giảm 1,Tiền gửi doanh nghiệp 884.049 932.845 5,52 1.068.607 14.55 Không kỳ hạn 680.218 682.936 0,40 796.092 16.57 Có kỳ hạn dưới 12 tháng 156.356 221.396 41,60 209.832 -5.22 Có kỳ hạn trên 12 tháng 42.542 27.408 -35,58 55.701 103.23 Tiền gửi bảo đảm thanh toán 4.933 1.105 -77,56 6.982 530.91 2, Tiền gửi dân cư 821.181 795.963 -3,07 957.270 20.27 a, Tiền gửi tiết kiệm 668.464 692.036 3,53 889.993 28.61 Không kỳ hạn 1.251 506 -59,54 7.433 1368.91 Có kỳ hạn dưới 12 tháng 345.477 364.859 5,61 438.828 20.27 Có kỳ hạn trên 12 tháng 321.736 326.671 1,53 443.732 35.83 b, Phát hành công cụ nợ 152.717 103.927 -31,95 67.277 -35.27 3, Tiền vay tổ chức tín dụng 114.950 245575 113,64 766.129 211.97 Tổng nguồn vốn huy động 1.820.180 1.974.383 8,47 2.792.006 41.41 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Hà Nội năm 2005, 2006, 2007) Tổng nguồn vốn huy động tăng liên tục từ năm 2005 đến năm 2007, trong đó năm 2006 đạt 1.947.383 triệu đồng, so với năm 2005 tăng 8,47% (1.820.180 triệu đồng). Năm 2007 đạt 2.792.006 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 41,41%, tốc độ tăng gấp 5 lần năm 2006. Trong năm 2006, hoạt động của các NHTM diễn ra rất sôi nổi, nhiều chi nhánh, điểm giao dịch của các NHTM được mở ra. Cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng ngày càng gay gắt hơn. Với uy tín đã tạo dựng, với sự quyết tâm cố gắng của các cán bộ công nhân viên, BIDV Hà Nội vẫn luôn giữ vững được kế hoạch huy động vốn để cung cấp cho nền kinh tế ngày một phát triển. Tiền gửi trong dân cư giảm trong năm 2006, dân chúng có xu hướng gia tăng các khoản tiết kiệm có kỳ hạn, rút giảm các khoản tiết kiệm không kỳ hạn. Điều này tạo cơ hội cho Chi nhánh cho vay các khoản trung dài hạn nhiều hơn. Trong khi đó, tiền gửi từ các doanh nghiệp lại tăng lên, năm 2006 tăng 5,52% so với năm 2005, và năm 2007 tăng 14, 55% so với năm 2006. Qua sự tăng giảm của hoạt động đi vay các tổ chức tín dụng (tăng 113,64%) và thu hút vốn từ các công cụ tài chính (giảm31,95%) của Chi nhánh vào năm 2006, có thể thấy BIDV Hà Nội đã có những hướng mới để đem lại hiệu quả trong haọt động kinh doanh, đó là chuyển hướng huy động vốn từ huy động các công cụ nợ sang huy động từ việc vay vốn từ các tổ chức kinh tế và trên thị trường tài chính. Năm 2007 là năm đầu tiên sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế tăng trưởng tới 8,44%, cao nhất trong vòng 10 năm qua với mức bình quân đầu người khoảng 833 USD. Nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên khiến nguồn vốn huy động tăng lên đáng kể. Điều này ảnh hưởng không ít tới hoạt động của ngành Ngân hàng nói chung và hoạt động của BIDV Hà Nội nói riêng. Trong năm 2007, nguồn vốn huy động của BIDV Hà Nội tang vượt bậc, tăng 41,41% so với năm 2006. Đặc biệt là nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, tuy có giảm trong năm 2006, nhưng đến năm 2007nguồn huy động này đã tăng 20,27%. Tiếp tục triển khai chính sách kinh doanh của năm truớc, năm 2007 BIDV HN giảm 35,27% nguồn huy động từ các công cụ nợ, tiền vay các TCTD tăng mạnh với mức 211,97% so với năm 2006 Như vậy, có thể nói trong 3 năm gần đây, hoạt động huy động vốn của BIDV HN có sự tăng trưởng rất tích cực. Bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế, sự tham gia tích cực của cán bộ công nhân viên Chi nhánh trong công tác huy động vốn, Ban lãnh đạo của Chi nhánh đã đưa ra những chính sách rất sáng suốt và đúng đắn cho hướng đi của Chi nhánh, những hình thức khuyến mại hấp dẫn với khách hàng, nên đã thu hút được lượng tiền gửi rất lớn trong dân cư. 2.4.1.2 Hoạt động sử dụng vốn Sau khi huy động vốn, yếu tố quan trọng nhất đối với mỗi ngân hàng là làm thế nào để sử dụng vốn hiệu quả, việc này sẽ quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức trong nền kinh tế sẽ được phục vụ cho mục tiêu cuối cùng của ngân hàng là đầu tư và cho vay để thu lợi nhuận. Trong những năm qua, BIDV Hà Nội luôn nỗ lực mở rộng các loại hình đầu tư cho vay, các phương thức cho vay, nâng cao chất lượng cho vay đối với nền kinh tế. Bên cạnh việc đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của những khách hàng thân thiết, Chi nhánh không ngừng tiếp cận các dự án lớn khác. Đi đôi với nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại vào phục vụ khách hàng, Ngân hàng còn chủ động cùng với khách hàng giả quyết các khó khăn để việc giải ngân cũng như thu hồi vốn diễn ra có hiệu quả, đem lại lơij ích cho cả khách hàng và cả Ngân hàng. Tình hình sử dụng vốn của BIDV Hà Nội cụ thể như sau: Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn của BIDV Hà Nội (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 % Tăng/Giảm Năm 2007 % Tăng/Giảm 1, Dư nợ đầu tư 1.123 14 -98.73 1.195 8253.85 2, Dư nợ nền kinh tế 1.319.734 662.074 -49.83 536.350 -18.99 Trong đó a, Cho vay ngắn hạn 831.113 304.968 -63.31 196.196 -35.67 VNĐ 610.192 209.421 -65.68 136.052 -35.03 Ngoại tệ 220.921 95.547 -56.75 60.144 -37.05 b, Cho vay trung hạn 70.821 47.212 -33.34 47.494 0.60 VNĐ 69.046 46.076 -33.27 46.487 0.89 Ngoại tệ 1.775 1.136 -36.00 1.007 -11.42 c, Cho vay dài hạn 417.800 309.894 -25.83 292.660 -5.56 VNĐ 142.368 20.073 -85.90 8.763 -56.35 Ngoại tệ 275.432 289.821 5.22 283.897 -2.04 Tổng dư nợ đầu tư và cho vay 1.320.857 662.088 -49.87 537.545 -18.81 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Hà Nội năm 2005, 2006, 2007) Năm 2005, nền kinh tế chính trị thế giới có nhiều biến động bất ổn, lũng đoạn của các tập đoàn kinh tế lớn và sự biến động của các đồng tiền chủ chốt đã làm giá của nhiều nguyên vật liệu tăng cao. Không nằm ngoài sự ảnh hưởng của những biến động này, nề kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn như sự tăng giá của nhiều mặt hàng đặc biệt là lương thực, thực phẩm, thuốc men, thép, xăng dầu…Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, gây ra những khó khăn về mặt tài chính. Từ đó, hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và BIDV Hà Nội nói riêng cũng đã gặp phải nhiều bất lợi. Dư nợ cho vay của BIDV Hà Nội là khá cao so với năm 2006 và 2007, do các khách hàng của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nợ đến hạn không thể trả được, nợ khó đòi tăng. Năm 2006, 2007, số nợ quá hạn được thanh toán nhiều nên tổng dư nợ cho vay giảm đáng kể, năm 2006 giảm 49,87% và năm 2007 là 18,81%. Lượng cho vay giảm một phần còn là do trong năm 2006, 2007 DN có nhu cầu vay vốn lớn được duyệt hạn mức cho vay thấp hơn, hoặc một số DN xây lắp, phân bón…có tình hình sản xuất kinh doanh sút kém phải giảm dần dư nợ. Mặt khác việc tìm k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28597.doc
Tài liệu liên quan