Chuyên đề Phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1

PHẦN MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 4

1.1. Tổng quan về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 4

1.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán 4

1.1.2. Khái niệm và vai trò của thị trường chứng khoán. 5

1.1.2.1. Khái niệm thị trường chứng khoán. 5

1.1.2.2. Vai trò của TTCK 7

1.1.3. Các chủ thể tham gia TTCK 9

1.1.3.1. Chủ thể quản lý 9

1.1.3.2. Chủ thể kinh doanh ( Trung gian tài chính ) 10

1.1.3.3. Các nhà đầu tư 10

1.1.3.4. Tổ chức phát hành chứng khoán. 11

1.1.3.5. Các tổ chức phụ trợ 11

1.1.4. Phân loại TTCK. 12

1.2. Một số vấn đề về doanh nghiệp vừa và nhỏ. 14

1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ. 14

1.2.2. Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ 16

1.2.4.1. Tình hình các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay. 21

1.2.4.2. Nhu cầu về vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện

nay. 24

1.2.4.3. Khả năng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ và

những khó khăn gặp phải. 25

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 27

1.3.1. Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế. 27

1.3.2. Khung pháp lý 28

1.3.3.Năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước. 28

1.3.4.Công chúng đầu tư. 29

1.3.5.Sự tích cực tham gia của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 29

1.3.6. Chính sách hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước. 30

1.3.7. Hệ thống các trung gian tài chính. 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 32

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. 32

2.2. Đánh giá khả năng tham gia thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay 37

2.3. Thực trạng thị trường cổ phiếu của doanh nghiệp vừa và nhở ở Việt Nam hiện nay. 42

2.3.1. Thực trạng thị trường tự do. 42

2.3.2. Thực trạng đấu giá và giao dịch cổ phiếu của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên Trung tân giao dịch chứng khoán Hà Nội 45

2.3.2.1 Hoạt động đấu giá cổ phần doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá: 46

2.3.2.2. Hoạt động giao dịch thứ cấp: 47

2.4. Đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay. 58

2.4.1. Kết quả: 58

2.4.2. Hạn chế. 60

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 61

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM 67

3.1. Căn cứ để phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiêp vừa và nhỏ ở Việt Nam. 67

3.1.1. Định hướng chung để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010. 67

3.1.2. Quan điểm phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghi ở Việt Nam. 71

3.2. Một số giải pháp phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 73

3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý. 73

3.2.2. Thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký giao dịch trên TTGDCK Hà nội. 75

3.2.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác CPH DNNN, thực hiện gắn CPH với việc đấu giá và đăng ký giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội. 75

3.2.2.2. Tăng cường các khuyến khích cho các công ty niêm yết. 77

3.2.3. Khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài. 79

3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo chứng khoán cho doanh nghiệp và công chúng. 80

3.2.5. Nâng cao vị thế, quyền hạn, năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước

về thị trường chứng khoán.81

3.2.6. Tăng cường vai trò của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán. 82

3.2.7. Hình thành và phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm. 83

3.2.8. Năng cao năng lực hoạt động của các trung gian tài chính 84

3.2.9. Về công nghệ 86

3.2.10. Hoàn thiện chính sách kế toán, kiểm toán. 86

3.3. Kiến nghị. 87

3.3.1. Đối với Chính phủ 87

3.3.2. Đối với các Bộ, ngành thuộc Chính phủ. 87

3.3.2.1. Đối với Bộ Tài chính. 87

3.3.2.2. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 88

3.3.2.3. Đối với Ban đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. 88

3.3.2.4. Đối với Bộ Thương mại 88

KẾT LUẬN 89

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án huy động vốn và đăng ký giao dịch trên TTGDCK. Số doanh nghiệp không cần sự hỗ trợ chiếm tỷ lệ rất thấp. Như vậy, có thể thấy khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp dự kiến tham gia đăng ký giao dịch là chưa được qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ TTCK, cũng như thiếu các dịch vụ về tư vấn pháp lý liên quan đến việc tham gia TTCK. Trong vấn đề này, một lần nữa cho thấy vai trò quan trọng của công tác thông tin tuyên truyền và phổ cập kiến thức về chứng khoán và TTCK đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như đối với cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp nói riêng. Như vậy với 477 doanh nghiệp được điều tra trên có thể chưa đại diện chính xác được cho tổng số các doanh nghiệp CPH và các CtyCP trên cả nước. Tuy nhiên phần nào đã phản ánh được tình hình hoạt động của các DNNN CPH, đang CPH và các CtyCP. Đồng thời có thể đánh giá được về cơ bản sự hiểu biết và khả năng, nhu cầu tham gia đăng ký giao dịch của các doanh nghiệp này. Nhu cầu tham gia của các DNV&N trên TTGDCK Hà Nội có thể nói là khá lớn, tuy nhiên thực tế hiện nay có diễn ra theo đúng nhu cầu đó hay không? phần tiếp theo sẽ cho ra một bức tranh về thực trạng TTCK của các DNV&N ở Việt Nam. 2.3. Thực trạng thị trường cổ phiếu của doanh nghiệp vừa và nhở ở Việt Nam hiện nay. 2.3.1. Thực trạng thị trường tự do. TTCK tập trung của Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động từ 20/7/2000. Song, các chứng khoán đã xuất hiện từ cuối những năm thập kỷ 90 trên cơ sở các văn bản pháp luật về phát hành trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu Kho bạc và CPH DNNN. Sự ra đời của Luật công ty (sau đó được thay thế bởi Luật doanh nghiệp) và Luật các tổ chức tín dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của hàng loạt các công ty cổ phần. Ngoài những cổ phiếu được giao dịch trên thị trường tập trung, một số lớn cổ phiếu của các công ty cổ phần khác mà chủ yếu là các DNV&N đang được tự do chuyển nhượng trên thị trường, ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước, chưa có một thị trường chính thức cho nó. Thị trường đó hoạt động ngầm, giao dịch những cổ phiếu của các doanh nghiệp chưa niêm yết dưới cái tên là thị trường tự do. Ngày nay người ta biết đến nhiều thị trường dưới tên gọi “cà phê chứng khoán”, “Index house” hoặc giao dịch qua mạng Internet. Hiện nay hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán trên thị trường tự do đang diễn ra rất sôi động và phức tạp, không có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, hoạt động của thị trường mang tính rủi ro lớn, nhà đầu tư không được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trên thị trường. Lý do cơ bản của thực trạng này là vì cho tới nay vẫn chưa có một khung pháp lý đầy đủ quy định việc phát hành chứng khoán chưa niêm yết. Trong khi đó, trên thực tế hiện nay nhiều công ty đã có đủ điều kiện niêm yết nhưng chưa muốn niêm yết trên TTGDCK và nhiều công ty chưa đủ điều kiện niêm yết đã tiến hành huy động vốn bằng tự phát hành chứng khoán. Do vậy, việc quản lý phát hành chứng khoán đối với các công ty niêm yết là rất khó khăn. Mảng thị trường tự do đang hoạt động rất sôi động đã gây ra nhiều khó khăn cho thị trường và rủi ro cho cả phía nhà đầu tư cũng như nhà phát hành. Thực trạng phát hành của các doanh nghiệp cổ phần hiện nay đang là vấn đề gây bức xúc lớn cho thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng. Theo quy định hiện nay, các công ty chỉ cần đăng ký vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh. Còn trên thực tế, công ty huy động vốn đến đâu là thuộc quyền tự chủ của công ty, do đó khó có thể đánh giá được tổng số vốn thực tế đã huy động của các công ty này. Mặt khác, việc phát hành cổ phiếu của các công ty cổ phần hiện nay là không kiểm soát được vì Luật doanh nghiệp quy định rất thoáng: ctyCP có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo các quy định của pháp luật về chứng khoán, song văn bản cao nhất hiện nay điều chỉnh hoạt động của TTCK là Nghị định 144 mới chỉ điều chỉnh việc phát hành ra công chúng để niêm yết trên TTGDCK, do đó các công ty phát hành chứng khoán không niêm yết thì không phải tuân thủ Nghị định này, không phải xin phép, không phải báo cáo kết quả phát hành, và không phải chịu sự giám sát của cơ quan nào. Ví dụ trường hợp phát hành cổ phiếu để tăng vốn của công ty Dịch vụ giải trí Hà Nội (Haseco). Haseco tiến hành phát hành thêm 1,5 triệu cổ phiếu với giá 16.000 đồng/cổ phiếu. Trong đợt huy động đó công ty đã huy động được hơn 20 tỷ đồng và không một nhà đầu tư nào biết số vốn đó được sử dụng như thế nào. Đồng thời trong mấy năm qua, Haseco không hề chia cổ tức, thậm chí không báo cáo kết quả kinh doanh cho các cổ đông, chỉ đến khi có quá nhiều thắc mắc thì công ty chỉ viết một văn bản xin lỗi cổ đông mà thôi, khiến cho nhà đầu tư tỏ ra chán nản chỉ biết coi số tiền đầu tư đó đã bị mất. Ngoài ra, hiện nay còn có xu hướng là việc các công ty TNHH chuyển đổi thành ctyCP bằng cách bán cổ phiếu ra công chúng. Hai công ty TNHH là Lệ Hoa và Phú Phong cũng đã nhờ Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN tại Tp.HCM phát hành cổ phiếu ra công chúng để vừa chuyển đổi hình thức, vừa tăng vốn đầu tư. Việc các công ty chuyển đổi thành ctyCP và bán cổ phiếu ra ngoài là một hoạt động xã hội hoá kinh doanh. Điều đó cho thấy môi trường kinh doanh nước ta thực sự có thay đổi, song, cũng như việc phát hành của CtyCP như đề cập trên hiện nay, chúng ta chưa quản lý được hoạt động phát hành chứng khoán của các doanh nghiệp này. Có thể thấy rằng, với cách thức phát hành tự do không có sự quản lý của Nhà nước sẽ gây ra nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý cũng như không đảm bảo được quyền lợi của các nhà đầu tư, trên khía cạnh nào đó, điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động của TTCK chính thức. Bên cạnh mảng phát hành, các hoạt động giao dịch trên thị trường tự do cũng có rất nhiều vấn đề cần nói tới. Hiện nay, chứng khoán của các công ty chưa niêm yết và giao dịch trên TTGDCK Tp.HCM thì được mua bán chuyển nhượng trên thị trường tự do. Đây là thị trường chưa được tổ chức, hình thức hoạt động của thị trường tự do thông thường là qua các nhà môi giới tự do, chưa được cấp phép hành nghề của cơ quan quản lý. Hầu hết chứng khoán của hàng ngàn DNNN đã CPH và ctyCP thành lập mới, trong đó chủ yếu là các DNV&N đã và đang được lưu hành trên thị trường tự do. Hoạt động giao dịch tự do sẽ gây ra rất nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư. Do đó, chúng ta cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn niêm yết vào TTGDCK Hà Nội nhằm thu hẹp quy mô thị trường tự do, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích cho các nhà đầu tư. 2.3.2. Thực trạng ®Êu gi¸ vµ giao dÞch cæ phiÕu cña doanh nghiÖp võa vµ nhá trªn TTGDCK Hµ Néi Việc đưa TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt động đã mở ra một “sân chơi” mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn niêm yết, đặc biệt là tiêu chuẩn về vốn, hoặc không muốn niêm yết trên TTGDCK.tp HCM, mà trong đó DNV&N chiếm một tỷ trọng khá lớn có thể huy động được vốn trên TTCK và tiến hành giao dịch tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của doanh nghiệp mình, đồng thời thông qua cơ chế xác lập giá, cơ chế thâu tóm sáp nhập, giá trị của doanh nghiệp được phản ánh chính xác hơn. Sau gần một năm đi vào hoạt động, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Tài chính, UBCKNN, TTGDCK Hà Nội đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ: Hoạt động đấu giá cổ phần doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá: B¶ng 4: T×nh h×nh ®Êu gi¸ cæ phÇn DNNN CPH Stt ChØ tiªu Néi dung 1 Tæng sè ®ît ®Êu gi¸ ®· thùc hiÖn 26 2 Tæng sè cæ phÇn chµo b¸n 182.602.594 3 Tæng gi¸ trÞ cæ phÇn b¸n ®Êu gi¸ 2.001.606.735.900 4 Tæng sè nhµ ®Çu t­ ®¨ng ký tham gia ®Êu gi¸ 4055 5 Tæng sè cæ phÇn ®¨ng kü mua 238.686.730 6 Tæng sè nhµ ®Çu t­ tham gia hîp lÖ 4045 7 Tæng sè nhµ ®Çu t­ tróng gi¸ 2.793 + Tæ chøc: 135 + C¸ nh©n: 2658 8 Tæng sè cæ phÇn tróng gi¸ 184.052.110 9 Tæng gi¸ trÞ cæ phÇn tróng gi¸ 2.000.170.140.159 10 Tæng gi¸ trÞ chªnh lÖch so víi mÖnh gi¸ 306.850.795.900 11 Tæng gi¸ trÞ chªnh lÖch so víi gi¸ khëi ®iÓm 251.189.285.200 (Nguồn TTGDCK Hà Nội) Về định lượng, tính đến ngày 15/12/2005, TTGDCK Hà Nội đã chủ trì tổ chức được 26 phiên đấu giá cổ phần trong đó có 14 phiên có sự phối hợp với TTGDCK .tp HCM ; đồng thời phối hợp với TTGDCK .tp HCM tổ chức 17 phiên đấu giá khác do TTGDCK .tp HCM làm đơn vị tổ chức chính. Kết quả 26 phiên đấu giá bán được 182.602.594 cổ phiếu với tổng giá trị 2.001.606.735.900 đồng, làm lợi cho Nhà nước 251.189.285.200 đồng so với giá khởi điểm và 306.850.795.900 đồng so với mệnh giá. Có 2.793 lượt nhà đầu tư trúng giá trong đó có 135 nhà đầu tư có tổ chức và 2.658 nhà đầu tư cá nhân. Hiệu quả của việc tổ chức đấu giá cổ phần qua TTGDCK Hà Nội là minh chứng thuyết phục nhất về sự đúng đắn trong chính sách CPH DNNN theo Nghị định 187/CP của Chính phủ. Hoạt động đấu giá cổ phần được công khai hơn, minh bạch hơn, giám sát tốt hơn nên thu hút được đông đảo hơn các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức tham gia. Như vậy, giá trị của doanh nghiệp được xác định một cách thị trường hơn, đảm bảo hài hoà hơn lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và của công chúng đầu tư, là điều kiện, là cơ sở để gắn kết CPH với niêm yết và đăng ký giao dịch trên TTCK Việt Nam. Về phương diện tổ chức, chúng ta áp dụng thành công mô hình đấu giá đa điểm, có cuộc thực hiện đồng thời đăng ký đấu giá tại 7 điểm và mở thầu, nhập lệnh tại 3 điểm, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư trong toàn quốc có thể có thông tin và tham gia đấu giá. 2.3.2.2. Hoạt động giao dịch thứ cấp: Ngày 14/07/2005, sàn giao dịch thứ cấp tại TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động, áp dụng phương thức giao dịch thoả thuận. Ba tháng sau, kể từ ngày 02/11/2005, TTGDCK Hà Nội đã đưa thêm phương thức giao dịch báo giá vào hoạt động song song cùng với phương thức giao dịch thoả thuận. Việc chuẩn bị đưa các hệ thống giao dịch vào vận hành được chuẩn bị khá công phu nên quá trình vận hành đảm bảo được sự ổn định và đạt được một số kết quả sau: Ÿ Về tình hình giao dịch: Tình hình giao dịch cổ phiếu của toàn thị trường được tổng kết qua bảng sau: bẢNG 5: Quy m« giao dÞch cæ phiÕu toµn thÞ tr­êng 14/07/2005 - 10/03/2006 Mã chứng khoán Giao dịch khớp lệnh Giao dịch thoả thuận Tổng cộng Số phiên GD KL giao dịch Bình quân GT giao dịch Bình quân KL giao dịch GT giao dịch KL giao dịch GT giao dịch BBS 28 55,900 1,996 651,040,000 23,251,429 19,360 223,221,000 75,260 874,261,000 CID 98 4,200 43 49,990,000 510,102 29,600 465,970,000 33,800 515,960,000 DXP 29 10,800 372 189,840,000 6,546,207 12,900 222,300,000 23,700 412,140,000 GHA 98 37,500 383 567,480,000 5,790,612 89,800 1,401,900,000 127,300 1,969,380,000 HSC 98 1,900 19 102,420,000 1,045,102 10,720 786,840,000 12,620 889,260,000 ILC 29 600 21 12,460,000 429,655 4,000 73,400,000 4,600 85,860,000 KHP 98 133,500 1,362 1,773,060,000 18,092,449 788,344 10,355,032,000 921,844 12,128,092,000 VNR NaN 0 NaN 0 NaN 0 0 0 0 VSH 98 464,700 4,742 6,902,440,000 70,433,061 28,180,446 362,575,454,500 28,645,146 369,477,894,500 VTL 98 52,800 539 1,071,640,000 10,935,102 184,700 3,692,207,000 237,500 4,763,847,000 Tổng cộng 761,900 11,320,370,000 29,319,870 379,796,324,500 30,081,770 391,116,694,500 (Nguồn TTGDCK Hà Nội) - Khối lượng và giá trị giao dịch: Tính đến ngày 10/03/2006 TTGDCK Hà Nội đã tổ chức được 98 phiên giao dịch an toàn. - Tổng khối lượng cổ phiếu toàn thị trường được giao dịch là 30.081.770 cổ phiếu, tương ứng với tổng giá trị giao dịch cổ phiếu toàn thị trường đạt hơn 391 tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch trái phiếu toàn thị trường là 878.030 trái phiếu, tương ứng với tổng giá trị giao dịch trái phiếu toàn thị trường đạt hơn 88,2 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch cổ phiếu trung bình mỗi phiên đạt 306.957 cổ phiếu/ phiên. Giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân đạt 4 tỷ đồng/ phiên. Phiên giao dịch có giá trị giao dịch lớn nhất là phiên 93 (ngày 27/2/2006) với tổng giá trị giao dịch cổ phiếu toàn thị trường đạt hơn 66 tỷ đồng, với tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu toàn thị trường là 5.062.950 cổ phiếu. Phiên giao dịch thấp kỷ lục là phiên 90 (ngày 20/2/2006) với khối lượng giao dịch cổ phiếu toàn thị trường là 4000 cổ phiếu, tương đương với giá trị giao dịch cổ phiếu toàn thị trường đạt hơn 48,2 triệu đồng. Giá trị giao dịch tự doanh của các công ty chứng khoán chiếm 45,7% và lệnh giao dịch môi giới của các công ty chứng khoán chiếm 54,3 % tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Giá trị giao dịch cùng thành viên chiếm 43,3% và giá trị giao dịch liên thành viên chiếm 56.7% so với giá trị giao dịch toàn thị trường. BiÓu ®å 1: BiÕn ®éng KLGD & GTGD Khối lượng giao dịch tự doanh của các công ty chứng khoán thành viên chiếm 51,7% khối lượng giao dịch của thị trường và giá trị giao dịch tự doanh của các công ty chứng khoán chiếm 46,6% giá trị giao dịch của thị trường. (Nguồn TTGDCK Hà Nội) a. Giao dịch báo giá Kể từ Phiên giao dịch thứ 47 ngày 2/11/2005, phương thức giao dịch báo giá chính thức được áp dụng. Tính đến thời điểm Phiên giao dịch thứ 98, khối lượng cổ phiếu được giao dịch theo phương thức báo giá là 761.900 cổ phiếu, tương ứng với giá trị cổ phiếu giao dịch theo phương thức báo giá đạt hơn 11,3 tỷ đồng. Trong thời gian đầu khi mới áp dụng phương thức giao dịch báo giá vào hệ thống giao dịch tại Trung tâm GDCK Hà Nội, số lệnh đặt theo phương thức này còn ở mức thấp. Tuy nhiên, trong thời gian 3 tháng trở lại đây, tình hình đặt lệnh theo phương thức báo giá đã trở nên sôi động hơn. Tính đến thời điểm phiên giao dịch thứ 98, số phiên giao dịch có áp dụng giao dịch báo giá là 52 phiên với tổng số lệnh đặt vào hệ thống giao dịch theo phương thức báo giá đã lên tới 1.675 lệnh, trong đó có 845 lệnh đặt mua và 830 lệnh đặt bán. Trung bình một phiên giao dịch có khoảng 33 lệnh đặt theo phương thức báo giá. Cho tới nay, trên thị trường chưa có giao dịch trái phiếu nào được thực hiện theo phương thức giao dịch báo giá. Giao dịch thỏa thuận Tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch theo phương thức thoả thuận lên tới 29.319.870 cổ phiếu, chiếm 97,4% khối lượng giao dịch cổ phiếu của toàn thị trường. Ngay từ phiên giao dịch đầu tiên tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã có 6 cổ phiếu được giao dịch. Đó là các cổ phiếu CID, GHA, HSC, KHP, VSH và VTL. Đến thời điểm phiên giao dịch thứ 70, có thêm 2 cổ phiếu chính thức đăng ký giao dịch trên Trung tâm đó là cổ phiếu DXP và ILC, nâng tổng số cổ phiếu đăng ký giao dịch tại Trung tâm lên con số 8. Tiếp ngay sau đó, trong phiên giao dịch thứ 71, cổ phiếu BBS là cổ phiếu thứ 9 chính thức được giao dịch tại Trung tâm GDCK Hà Nội (tính đến thời điểm 10/3/2006). Dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch là cổ phiếu của Công ty cổ phần thuỷ điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH), chiếm 95,4% khối lượng cổ phiếu giao dịch của toàn thị trường. Tổng khối lượng cổ phiếu VSH được giao dịch là 28.645.146 cổ phiếu, trong đó khối lượng giao dịch theo phương thức thỏa thuận đạt 28.180.446 cổ phiếu (chiếm 98% tổng khối lượng giao dịch VSH), khối lượng giao dịch theo phương thức giao dịch báo giá đạt 464.700 cổ phiếu. Tiếp theo là cổ phiếu của Công ty cổ phần điện lực Khánh Hoà (KHP) với tổng khối lượng giao dịch tính đến phiên 98 là 921.844 cổ phiếu. Ngoại trừ cổ phiếu ILC là cổ phiếu mới chính thức đăng ký giao dịch từ phiên 70 đến nay, thì cổ phiếu của Công ty đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở Hasinco (HSC) là cổ phiếu có khối lượng giao dịch thấp nhất với 12.620 cổ phiếu được giao dịch, chiếm 0,05% so với khối lượng giao dịch toàn thị trường. Ÿ Về biến động giá giao dịch và chỉ số HASTC-Index HASTC INDEX §iÓm 10/3/2005 21/12/2005 14/7/2005 (Nguồn: TTGDCK Hà nội) Biểu đồ 2: Sự biến động của chỉ số HASTC-Index theo phiên Trong thời gian từ phiên giao dịch đầu tiên (ngày 14/7/2005) đến phiên giao dịch 93 (ngày 20/2/2006) chỉ số HASTC-Index không có nhiều biến động, chủ yếu dao động xung quanh mức 100 điểm. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, đặc biệt là kể từ phiên giao dịch thứ 94, chỉ số HASTC-Index đã vượt mức 100 điểm và từ đó đến nay chỉ số liên tục tăng. Tính đến thời điểm 10/3/2006, chỉ số HASTC-Index đạt mức tăng cao nhất vào phiên 98 (ngày 10/3/2006) đạt mức 133.22 điểm, tăng 33% so với chỉ số gốc và chỉ số HASTC-Index đạt mức thấp nhất là 89,93 điểm vào phiên 68 (ngày 21/12/2005). So với ngày giao dịch đầu tiên, tính đến thời điểm 10/3/2006, giá giao dịch bình quân của các cổ phiếu trên Trung tâm GDCK Hà Nội có những thay đổi cụ thể như sau: Nhóm các cổ phiếu có giá giao dịch tương đối ổn định gồm: GHA, VTL, BBS, ILC, DXP. Nhóm các cổ phiếu giảm giá gồm: HSC (giảm gần 14.000 đồng/cổ phiếu); CID (giảm 4.000 đồng/cổ phiếu). Nhóm các cổ phiếu tăng giá gồm: VSH (tăng 6.700 đồng/cổ phiếu); KHP (tăng 1.600 đồng/cổ phiếu). Đáng chú ý ở nhóm cổ phiếu tăng giá VSH và KHP. Đây là 2 cổ phiếu thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trên Sàn Hà Nội. Hai cổ phiếu này có giá giao dịch tương đối ổn định trong một thời gian khá dài, tuy nhiên trong thời gian 1 tháng trở lại đây có hiện tượng liên tục tăng giá qua các phiên giao dịch với khối lượng giao dịch tương đối lớn. Đặc biệt là cổ phiếu VSH luôn chiếm hơn 90% khối lượng giao dịch của toàn thị trường, với mức giá giao dịch liên tục tăng trần. Mức cầu giao dịch của cổ phiếu KHP tương đối lớn trong khi lượng cung ít nên cũng dẫn đến tình trạng giá giao dịch luôn ở mức cao và tăng liên tục qua mỗi phiên. Cổ phiếu giảm giá nhiều nhất trên thị trường là HSC. Phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu HSC gấp 4,9 lần so với mệnh giá. Mức giá cao nhất của cổ phiếu này gấp 11,4 lần so với mệnh giá. Tuy nhiên, đến ngày 27/1/2006, cổ phiếu này rớt giá kỷ lục xuống thấp hơn giá khởi điểm 20,7%, tương ứng giảm 10.100 đồng/cổ phiếu, ở mức 38.700 đồng/cổ phiếu. Tính đến thời điểm 10/3/2006, giá cổ phiếu này giảm xuống còn 34.900 đồng/cổ phiếu. Ÿ Về tình hình giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài: BẢNG 6: Giao dÞch cña nhµ ®Çu t­ n­íc ngoµi 14/07/2005 - 10/3/2006 Mã chứng khoán Giao dịch báo giá Giao dịch thoả thuận Tổng cộng Khối lượng GD Giá trị GD Khối lượng GD Giá trị GD Khối lượng GD Giá trị GD Mua Bán Chênh lệch Mua Bán Mua Bán Chênh lệch Mua Bán Mua Bán Chênh lệch Mua Bán BBS 19,900 0 19,900 233,620,000 0 8,680 0 8,680 103,485,000 0 28,580 0 28,580 337,105,000 0 CID 200 0 200 2,400,000 0 1,100 0 1,100 18,270,000 0 1,300 0 1,300 20,670,000 0 GHA 4,000 0 4,000 72,600,000 0 600 0 600 9,600,000 0 4,600 0 4,600 82,200,000 0 KHP 1,600 0 1,600 22,480,000 0 800 0 800 10,810,000 0 2,400 0 2,400 33,290,000 0 VSH 49,900 0 49,900 605,580,000 0 876,534 133,426 743,108 11,436,802,000 1,682,964,000 926,434 133,426 793,008 12,042,382,000 1,682,964,000 VTL 7,500 0 7,500 163,900,000 0 500 0 500 10,050,000 0 8,000 0 8,000 173,950,000 0 Tổng cộng 83,100 0 83,100 1,100,580,000 0 888,214 133,426 754,788 11,589,017,000 1,682,964,000 971,314 133,426 837,888 12,689,597,000 1,682,964,000 (Nguồn: TTGDCK Hà nội) Tính đến thời điểm 10/3/2006, tổng khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên TTGDCK Hà Nội là 1.104.740 cổ phiếu, chiếm 3,2% so với tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu của toàn thị trường. Trong đó, phần lớn các lệnh giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài là lệnh mua, với tổng khối lượng mua là 971.314 cổ phiếu, tương ứng với tổng giá trị là hơn 12,6 tỷ đồng và tổng khối lượng bán là 133.426 cổ phiếu, tương ứng với giá trị đạt gần 1,7 tỷ đồng. Trong số 9 loại cổ phiếu được giao dịch trên Trung tâm GDCK Hà Nội, có 5 loại cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là VSH, KHP, CID, GHA, BBS và VTL. Cổ phiếu thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài trên Trung tâm GDCK Hà Nội là cổ phiếu VSH với tổng khối lượng mua vào cổ phiếu này là 926.434 cổ phiếu, chiếm 99% tổng khối lượng mua vào các cổ phiếu trên thị trường của nhà đầu tư nước ngoài. Do phương thức báo giá được áp dụng sau phương thức giao dịch thoả thuận gần 4 tháng, nên khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài theo phương thức này so với phương thức thỏa thuận còn ở mức thấp. Tổng khối lượng cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài được giao dịch theo phương thức báo giá là 83.100 cổ phiếu (chiếm 7,5% so với tổng khối giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài ), tương ứng với giá trị giao dịch đạt hơn 1,1 tỷ đồng. Như vậy, đa số các giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện theo phương thức giao dịch thỏa thuận (chiếm 92,5% khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài). - Giao dịch mua bán lại của tổ chức đăng ký giao dịch Trong thời gian qua, duy nhất có Công ty cổ phân Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh thực hiện mua lại cổ phiếu quỹ theo thời gian đăng ký từ 12/10/2005 đến 12/11/2005. Tổng số cổ phiếu đăng ký mua là 1.000.000 cổ phiếu. Sau khi kết thúc thời hạn trên, số lượng cổ phiếu VSH được Công ty thực hiện mua lại là 770.000 cổ phiếu, thấp hơn 230.000 cổ phiếu so với số lượng đăng ký mua ban đầu, đạt tỷ lệ thực hiện là 77%. Ÿ Về tình hình đăng ký giao dịch: Trong năm qua, Trung tâm đã tích cực cùng Ban Quản lý phát hành phối hợp với các tổng công ty, các địa phương để tìm nguồn hàng cho Trung Tâm. Tại thời điểm khai trương, TTGDCK Hà Nội có 6 doanh nghiệp thực hiện đăng ký giao dịch cổ phiếu với tổng giá trị đăng ký theo mệnh giá là 1.419 tỷ đồng. Tính đến 6/12/2005, Trung Tâm đã chính thức tiếp nhận thêm hồ sơ đăng ký giao dịch của 04 doanh nghiệp (CTCP Bao bì Xi măng Bút Sơn, CTCP Cảng Đoạn Xá, CTCP Inlaco, CTCP Sông Đà 1.01), đã chấp thuận đăng ký giao dịch cho 03 doanh nghiệp là CTCP Cảng Đoạn Xá, CTCP Bao Bì Bút Sơn, CTCP Inlaco còn 01 doanh nghiệp đang xin ý kiến chỉ đạo của UBCKNN. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong năm 2005 về cơ bản là tốt. Việc các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, minh bạch, nâng cao được uy tín đã bước đầu thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp CPH lên đăng ký kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để TTGDCK Hà Nội tăng quy mô hàng hoá Ÿ Về Lưu ký, thanh toán và bù trừ chứng khoán: Hệ thống thanh toán của TTGDCK Hà Nội đã hoạt động tương đối hiệu quả. Các giao dịch trong thời gian qua đều được thanh toán chính xác, bảo đảm đúng thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán theo yêu cầu của nhà đầu tư và công ty chứng khoán. Việc tổ chức đăng ký lưu ký trong thời gian qua được thực hiện khẩn trương và có sự chuẩn bị tốt. Đối với 4 doanh nghiệp vốn nhỏ có tỷ lệ cổ phiếu đưa vào lưu ký khá cao, tính đến 15/12/2005, CTCP Giấy Hải Âu đạt 99,99%, CTCP Hacinco đạt 92,79%, CTCP Thăng Long đạt 90,91%, CTCP Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đạt 90,5%. Đối với 2 doanh nghiệp lớn là CTCP Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh và Điện lực Khánh Hoà, số cổ phiếu đưa vào lưu ký còn ít nhưng xu hướng ngày càng gia tăng (Vĩnh Sơn – Sông Hinh tăng từ 11,5% lên 27,75%, Điện lực Khánh Hoà tăng từ 9,5% lên 37,47%). Nguyên nhân chủ yếu là do cổ phiếu chuyển nhượng có điều kiện nhiều và do một số cổ đông chưa muốn thực hiện lưu ký. Bên cạnh đó, TTGDCK Hà Nội đã hỗ trợ cho các tổ chức đăng ký giao dịch thực hiện quyền, cụ thể, hỗ trợ thanh toán cổ tức cho 3 doanh nghiệp (CTCP Vĩnh Sơn – Sông Hinh, CTCP Hacinco và CTCP Giấy Hải Âu); hỗ trợ lấy ý kiến cổ đông về phương án đầu tư (CTCP Vĩnh Sơn Sông Hinh). Ÿ Về hoạt động công bố thông tin: - Về hoạt động công bố thông tin của tổ chức đăng ký giao dịch nhìn chung, đến thời điểm hiện nay doanh nghiệp đã thực hiện chế độ công bố thông tin tương đối tốt, đặc biệt là công bố thông tin bất thường của doanh nghiệp, công bố việc chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền. - TTGDCK Hà Nội đã thực hiện cung cấp thông tin qua trang điện tử (www.hastc.org.vn) ngay từ ngày giao dịch đầu tiên. Trang điện tử của TTGDCK Hà Nội tuy mới ra đời song đã nhanh chóng trở thành một trong số những trang tin chứng khoán được truy cập nhiều nhất nhờ đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư quan tâm. Ngoài ra các bản tin chứng khoán của TTGDCK Hà Nội còn được phát hành đều đặn 3 số/ tuần để phục vụ đông đảo nhu cầu của nhà đầu tư. Ÿ Hoạt động của các công ty chứng khoán thành viên: Hiện tại có 11 trong tổng số 14 công ty chứng khoán là thành viên của TTGDCK Hà Nội, trong đó 10 công ty đã triển khai hoạt động (trừ CTCK Ngân hàng Đông Á). Trong số các thành viên có CTCK Hải Phòng là thành viên đã tư vấn đưa được 4 doanh nghiệp vào đăng ký giao dịch, CTCK Bảo Việt và CTCK Ngân hàng Công thương đưa được 2 doanh nghiệp, CTCK Sài Gòn đưa được 1 doanh nghiệp. Nhìn chung, các CTCK đã thực hiện tư vấn đưa doanh nghiệp lên đăng ký giao dịch có hoạt động giao dịch nhiều hơn và đều hơn. Việc lập và công bố báo cáo định kỳ của các CTCK đã đi vào nề nếp. Việc chấp hành chế độ công bố thông tin bất thường của CTCK thành viên cho TTGDCK Hà Nội được thực hiện khá nghiêm túc. 2.4. Đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay. 2.4.1. Kết quả: Trên cơ sở phân tích thực trạng TTCK cho các DNV&N ở Việt Nam, có thể thấy những kết quả đạt được ban đầu là những tiền đề quan trọng cho sự phát triển của TTCK. Thứ nhất, TTGDCK Hà Nội đã đi vào hoạt động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan