Chuyên đề Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam

MỤC LỤC

 

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ 4

I- Một số vấn đề cơ bản về tập trung kinh tế 4

1- Khái niệm và hình thức tập trung kinh tế 4

2- Các phương pháp đo lường mức độ tập trung kinh tế 8

II- Cơ sở lý luận về quản lý tập trung kinh tế 18

1-Tác động của tập trung kinh tế đối với sự phát triển kinh tế và sự cần thiết phải quản lý các hoạt động tập trung kinh tế 18

2- Các nguyên tắc chi phối sự tác động của chính phủ trong quản lý tập trung kinh tế 25

CHƯƠNG II- KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TẬP TRUNG KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI 29

I- Kinh nghiệm của Hoa Kỳ 29

1- Tổng quan về TTKT ở Hoa Kỳ 29

2- Quản lý TTKT ở Hoa Kỳ 37

II- Kinh nghiệm của Nhật Bản 43

1- Tổng quan về TTKT ở Nhật Bản 43

2- Quản lý TTKT ở Nhật Bản 45

III- Kinh nghiệm của Đài Loan 52

1- Tổng quan về TTKT ở Đài Loan 52

2- Quản lý TTKT ở Đài Loan 55

IV- Bài học kinh nghiệm rút ra 58

1- Về cơ quan quản lý TTKT 58

CHƯƠNG 3- THỰC TRẠNG TTKT VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TTKT Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 61

I- Thực trạng TTKT ở Việt Nam 61

1- Giai đoạn 1 (1986- 1990): Giai đoạn tập trung cao với các tổng công ty nhà nước giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế 61

2- Giai đoạn 2 (Từ năm 2005 đến nay): xu hướng tăng TTKT với các hình thức mua- bán sáp nhập doanh nghiệp là chủ yếu. 61

II- Quản lý TTKT ở Việt Nam 69

1- Cơ quan quản lý TTKT ở Việt Nam 69

2- Cơ sở pháp lý quản lý TTKT ở Việt Nam 72

3- Công tác quản lý TTKT ở Việt Nam 75

III- Những thành tựu và hạn chế trong quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam thời gian qua 79

1- Thành tựu 79

2- Hạn chế trong công tác quản lý TTKT 82

3- Nguyên nhân của những hạn chế 82

CHƯƠNG 4- KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TTKT Ở VIỆT NAM 86

I- Xu hướng tập trung kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới 86

1- Gia tăng các vụ bán lại một phần doanh nghiệp nhằm mục tiêu tái cấu trúc doanh nghiệp và cắt giảm chi phí 86

2- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua hình thức mua bán, sáp nhập doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng lên 86

3- Xu hướng xuất hiện nhiều vụ tập trung kinh tế đến ngưỡng phải thông báo và ngưỡng bị cấm 86

4- Các hình thức thực hiện tập trung kinh tế sẽ ngày càng đa dạng hơn 87

5- Xu hướng TTKT tiếp tục tăng lên trong ngành phân phối, bán lẻ 87

II- Kiến nghị tăng cường công tác quản lý TTKT ở Việt Nam thời gian tới 89

2- Về cơ chế pháp lý quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam 90

KẾT LUẬN 91

 

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý điều chỉnh các khía cạnh về thủ tục rà soát của chính phủ trong các vụ sáp nhập, thâu tóm. Năm 1992, ban hành Hướng dẫn sáp nhập doanh nghiệp để điều chỉnh các hành vi sáp nhập theo chiều ngang. Gồm các quy định cụ thể về: xác định thị trường sản phẩm và thị trường địa lý liên quan; đánh giá mức độ gia nhập thị trường; đánh giá các hiệu ứng cạnh tranh có thể xảy ra từ vụ sáp nhập; đánh giá các hiệu quả đáng kể có thể có được từ vụ sáp nhập; xác định mức độ tập trung trước và sau khi sáp nhập. Tháng 04/1997, sửa đổi hướng dẫn sáp nhập năm 1992 Tháng 04/2000, ban hành Hướng dẫn về kết hợp giữa các đối thủ cạnh tranh nhằm hướng dẫn việc thực thi các quy định pháp luật về TTKT giữa các đối thủ cạnh tranh Như vậy, các cơ sở pháp lý cho công tác quản lý TTKT ở Hoa Kỳ bao gồm các Đạo luật và các văn bản Hướng dẫn sáp nhập. Vậy các cơ sở pháp lý này được thực thi như thế nào trong công tác quản lý TTKT ở Hoa Kỳ? Công tác quản lý TTKT ở Hoa Kỳ Công tác quản lý TTKT ở Hoa Kỳ có sự giới hạn chức năng, nhiệm vụ của hai cơ quan quản lý TTKT như sau: Uỷ ban Thương mại liên bang FTC thực hiện chức năng rà soát các vụ TTKT; tiến hành điều tra các vụ việc TTKT có khả năng gây hạn chế cạnh tranh; xử lý và đưa ra các quyết định hành chính đối với các trường hợp vi phạm TTKT mang tính dân sự. Cục Chống độc quyền DoJ- Bộ Tư pháp thực hiện chức năng truy tố và xét xử các hành vi vi phạm về TTKT (cả các hành vi dân sự và hình sự). Tuy nhiên, trong quá trình thực thi các chức năng đó, giữa FTC và DoJ đã có sự phối thực hiện trên cơ sở các Đạo Luật và các Hướng dẫn đã ban hành. Khi các doanh nghiệp tham gia TTKT nộp hồ sơ thông báo TTKT tới FTC và DoJ. FTC sẽ phối hợp với DoJ tổ chức một cuộc điều tra và tiến hành phân tích vụ việc trước khi đưa ra quyết định có cho phép TTKT hay không. Đồng thời, FTC cũng sẽ yêu cầu các cơ quan quản lý ngành cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc. Những điều tra, phân tích của FTC và DoJ dựa trên ba căn cứ chính như sau: Thứ nhất: Ngưỡng thông báo TTKT. Trong đó có phân biệt “ngưỡng về quy mô” và “ngưỡng về quy mô giao dịch” được quy định rất cụ thể trong Luật chống độc quyền của Hoa Kỳ. Ngưỡng về quy mô có thể tính theo doanh thu thuần hoặc theo tài sản. Nếu một bên trong vụ thâu tóm có doanh thu thuần hàng năm hoặc tổng tài sản từ 100 triệu USD trở lên và bên kia có doanh thu thuần hàng năm hoặc tổng tài sản từ 10 triệu USD trở lên thì giao dịch bắt buộc phải được thông báo. Ngưỡng về quy mô giao dịch được tính toán theo giá trị chứng khoán và tài sản có quyền bỏ phiếu có thể sẽ được nắm giữ sau vụ thâu tóm. Nếu do kết quả của giao dịch, số cổ phiếu có quyền bỏ phiếu và/hoặc tài sản của bên bên bị mua được chuyển sang cho bên mua có giá trị hơn 50 triệu USD (theo Đạo Luật HSR trước sửa đổi năm 2001, ngưỡng này là 15 triệu USD) hoặc nếu do kết quả của giao dịch, tổng số cổ phiếu và/hoặc tài sản có quyền bỏ phiếu mà bên thâu tóm nắm giữ của bên bị thâu tóm có giá trị lớn hơn 200 triệu USD, bất kể ngưỡng quy mô các bên có đáp ứng hay không, vụ giao dịch đó bắt buộc phải thông báo. Tuy nhiên, đối với các vụ thâu tóm tài sản của các doanh nghiệp nước ngoài, ngưỡng thông báo TTKT sẽ là doanh thu tạo ra tại hoặc vào thị trường Hoa Kỳ đạt từ 25 triệu USD trở lên. Các ngưỡng thông báo TTKT này của Hoa Kỳ có thể nói là rất chặt chẽ, cách xác định cũng rất rõ ràng. Thứ hai: Các trường hợp miễn trừ. Có bảy trường hợp như sau: + Thâu tóm các hàng hóa xác định và bất động sản trong quá trình kinh doanh thông thường. + TTKT dưới hình thức Thâu tóm chứng khoán có quyền bỏ phiếu “chỉ với mục đích đầu tư” nếu do kết quả của vụ thâu tóm, bên thâu tóm sẽ nắm từ 10% trở xuống chứng khoán có quyền bỏ phiếu của bên được thâu tóm (bất kể giá trị đầu tư). + Thâu tóm chứng khoán có quyền bỏ phiếu khi đã nắm giữ trên 50% cổ phần trong bên bị thâu tóm. + Thâu tóm chứng khoán không có quyền bỏ phiếu (chẳng hạn, trái phiếu, tài sản cầm cố và hợp đồng tín thác). + Các giao dịch trong nội bộ công ty. + Cổ tức và phân tách cổ phiếu. + Các vụ thâu tóm nhất định được tiến hành do công ty bảo lãnh, công ty tín dụng, công ty bảo hiểm và các nhà đầu tư thể chế. Thứ ba: Chỉ số HHI: Nếu HHI < 1000 và ∆HHI <50: Vụ TTKT được thực hiện. Nếu 1000 100: Rà soát lại vụ TTKT đó. Nếu HHI > 1800 và ∆HHI > 100: Vụ TTKT gây hạn chế cạnh tranh và có thể bị cấm. Nếu căn cứ vào chỉ số HHI, kết quả điều tra cho thấy: Vụ TTKT có thể gây hạn chế cạnh tranh hoặc cần được rà soát lại. Khi đó, FTC và DoJ sẽ đưa ra “yêu cầu thứ hai” về nộp hồ sơ bổ sung hoặc các yêu cầu cung cấp thêm các thông tin khác đối với các bên tham gia TTKT. Nếu FTC và DoJ đưa ra kết luận rằng vụ TTKT gây hạn chế cạnh tranh nhưng không thuộc trường hợp miễn trừ, FTC và DoJ sẽ tiến hành đàm phán với các bên tham gia TTKT về các biện pháp khắc phục những tác động hạn chế cạnh tranh nếu vụ TTKT được tiến hành. Nếu không có một biện pháp khắc phục nào được thống nhất thông qua cuộc đàm phán, vụ TTKT sẽ bị phản đối. Tuy nhiên, FTC và DoJ đều không có quyền đình chỉ vụ TTKT đó mà phải đưa vụ việc ra Toà án liên bang để tạm đình chỉ và phải chứng minh giao dịch đó có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể hoặc có xu hướng dẫn tới độc quyền theo Đạo luật Clayton. Như vậy, quá trình tổ chức điều tra một vụ việc TTKT ở Hoa Kỳ luôn có sự phối hợp giữa hai cơ quan quản lý TTKT là FTC và DoJ. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý ngành giữ vai trò hỗ trợ cho các cuộc điều tra đó. Ngoài việc thực thi nhiệm vụ điều tra các vụ TTKT, FTC còn tổ chức “tham vấn không chính thức” cho các doanh nghiệp trước khi họ đưa ra các quyết định quản lý ngành. Điều này đã giúp hạn chế các vụ TTKT vi phạm pháp luật chống độc quyền, giúp tránh được những thiệt hại cho nền kinh tế cũng như những chi phí phải khắc phục hậu quả của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp tiến hành TTKT vi phạm pháp luật chống độc quyền. Minh chứng bằng số vụ việc bị phản đối trong quá trình tham vấn. Để nâng cao hiệu quả quản lý TTKT, Cục Kinh tế trực thuộc FTC còn tiến hành phân tích các tác động kinh tế của các vụ TTKT và các chính sách của Uỷ ban về TTKT. Các phân tích này sẽ giúp đảm bảo sự linh hoạt trong công tác quản lý TTKT, giúp Uỷ ban có thêm những căn cứ trong các quyết định điều chỉnh chính sách. Kinh nghiệm của Nhật Bản 1- Tổng quan về TTKT ở Nhật Bản Có thể nói, lịch sử TTKT ở Nhật Bản đã diễn ra ba xu hướng TTKT chính tương ứng với ba giai đoạn như sau: Giai đoạn 1 ( trước năm 1947): mức độ TTKT với xu hướng hình thành các đại tập đoàn. Đây là giai đoạn trước khi Luật Chống độc quyền được thông qua. Trong giai đoạn này, mức độ tập trung thị trường ở Nhật Bản được đánh giá là rất cao. Ở hầu hết các ngành, thị trường các chỉ có một vài doanh nghiệp lớn như những đại tập đoàn, có sức mạnh chi phối thị trường. Đặc điểm này chủ yếu là do trước năm 1940, Nhật Bản luôn có những chính sách khuyến khích các hình thức liên kết kinh doanh. Giai đoạn2: từ cuối thập niên 1980 đến cuối thập niên 1990: trong giai đoạn này, TTKT luôn có xu hướng tăng lên. Số lượng các vụ mua bán, sáp nhập có yếu tố nước ngoài tăng đột biến đặc biệt là vào cuối thập niên 80 và thập niên 90 của thế kỷ XX (Quan sát hình 2.1) Hình2.1- TTKT có vốn đầu tư nước ngoài ở Nhật Bản (giai đoạn 1983 – 2007) 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 Japan M&A $Bn Out In tỷ đô la Ra Năm Vào Nguồn: Jesper Koll - Merrill Lynch Japan Securities Giai đoạn 3 (từ năm 2000 đến nay): mức độ TTKT ở Nhật Bản đang có xu hướng tăng lên. Mặc dù số lượng các vụ sáp nhập các doanh nghiệp nước ngoài vào các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng giảm mạnh. Nhưng các vụ mua bán của các tập đoàn nước ngoài mua lại các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng tăng rất mạnh. (Quan sát hình 2.1). TTKT ở Nhật Bản trong giai đoạn này được thực hiện bốn hình thức như trong bảng 2.1 sau đây: Bảng 2.1- Số vụ thông báo sáp nhập tại Nhật Bản (Theo báo cáo thường niên về Chính sách cạnh tranh Nhật Bản) Năm 2002 2003 2004 Mua lại cổ phiếu 715 1126 745 Sáp nhập 110 118 80 Chia tách 24 19 25 Mua lại doanh nghiệp 215 168 170 Tổng cộng 1064 1431 1020 Nguồn: Tổng hợp của Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công thương Việt Nam Quan sát bảng 2.1, có thể nhận thấy TTKT ở Nhật Bản diễ được thực hiện dưới nhiều hình thức. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là các vụ thâu tóm trên thị trường chứng khoán (chiếm 745 trên tổng số 1020 vụ- chiếm trên 73% tổng số vụ TTKT thông báo tới JFTC). Tiếp đến là các vụ mua lại doanh nghiệp (chiếm khoảng gần 17% tổng số vụ TTKT) và sáp nhập (chiếm khoảng 8% các vụ TTKT). Như vậy, TTKT vẫn chủ yếu là các hình thức thâu tóm trên thị trường chứng khoán và mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Các vụ TTKT dưới hình thức hợp nhất- một hình thức TTKT khá phức tạp vẫn chưa phổ biến. Như vậy, lịch sử TTKT ở Nhật Bản có những giai đoạn TTKT rất cao với nhiều hình thức. Với những thực trạng đó, Nhật Bản đã và đang quản lý TTKT như thế nào? 2- Quản lý TTKT ở Nhật Bản 2.1- Cơ quan quản lý TTKT ở Nhật Bản Cơ quan quản lý tập trung kinh tế duy nhất ở Nhật Bản là Uỷ ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản (JFTC- Japan Fair Trade Committee). JFTC được thành lập theo Luật Chống độc quyền năm 1947. JFTC là một cơ quan trực tiếp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng và có vị trí như một cơ quan ngoài bộ của Văn phòng Thủ tướng. Tuy nhiên, Ủy ban Thương mại lành mạnh hoạt động độc lập trong quá trình thực thi nghĩa vụ như một ủy ban hành chính độc lập, không chịu bất kỳ sự chỉ đạo hay kiểm soát của các cơ quan khác. Chức năng, nhiệm vụ chính của JFTC là thực thi Luật Chống độc quyền, trong đó bao gồm chức năng kiểm soát, điều tra các vụ việc TTKT. Về cơ cấu tổ chức, Ủy ban Thương mại lành mạnh là một ủy ban hành chính, với tổng số 5 thành viên, cụ thể là 1 Chủ tịch và 4 ủy viên. Những thành viên này do Thủ tướng trực tiếp bổ nhiệm, có tuổi đời từ 35 trở lên, được lựa chọn trong số các chuyên gia về pháp luật và kinh tế, trên cơ sở sự đồng thuận của cả Thượng viện và Hạ viện. JFTC cũng có một số cơ quan trực thuộc gồm: Văn phòng Uỷ ban và Ban Thư ký. Văn phòng Ủy ban được tổ chức thành 2 Cục: Cục Các Vấn đề kinh tế; Cục Điều tra. 2.2- Cơ sở pháp lý quản lý TTKT ở Nhật Bản Cơ sở pháp lý điều tiết TTKT ở Nhật Bản gồm Luật Chống độc quyền và hệ thống các văn bản hướng dẫn về mua bán- sáp nhập. Cụ thể như sau: Năm 1947: Luật chống Độc quyền (Tên chính thức là : Đạo Luật về việc cấm hành vi độc quyền tư nhân và duy trì thương mại lành mạnh- Act concerning Prohibition of Private Monopolization and Maintenance of Fair Trade) đã được thông qua. Theo đó, Luật Chống độc quyền cấm các giao dịch sáp nhập, chia tách, chuyển giao kinh doanh có thể gây ra hạn chế cạnh tranh. Năm 1980: JFTC ban hành văn bản Hướng dẫn sáp nhập. Đây là văn bản dưới luật đầu tiên do JFTC ban hành nhằm hướng dẫn hoạt động mua- bán, sáp nhập doanh nghiệp theo các quy định của Luật Chống độc quyền. Hướng dẫn này đã đưa ra tiêu chuẩn đánh giá sáp nhập dựa trên thị phần các bên tham gia, thứ hạng trên thị trường, số lượng đối thủ cạnh tranh, tổng tài sản các bên và các tiêu chuẩn khác; phân biệt các hình thức sáp nhập theo chiều ngang, chiều dọc và sáp nhập kết khối . Năm 1994: Hướng dẫn sáp nhập năm 1994 được ban hành đã sửa đổi và bổ sung một số nội dung của Hướng dẫn sáp nhập năm 1980 như: bổ sung một số yếu tố mới để đánh giá các vụ TTKT; quy định việc xem xét một vụ việc về TTKT cần được tập trung vào những tiêu chí được lựa chọn để đánh giá và phải được tham chiếu đến một lĩnh vực thương mại cụ thể để đánh giá khả năng hạn chế cạnh tranh đáng kể. Năm 1998: ngày 21/12/1998, sửa đổi và thống nhất hai Hướng dẫn trên thành một Hướng dẫn chung: Hướng dẫn về việc làm rõ các quy định về các hiệu ứng có thể hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trong các lĩnh vực thương mại cụ thể- Guidelines for Interpretation on the Stipulation that The Effect Be Substantially to Restrain Competition in a Particular Field of Trade. Với một số nội dung sửa đổi chủ yếu là: bỏ một số tham chiếu về những loại sáp nhập theo chiều dọc và sáp nhập kết khối; lần đầu tiên đề cập đến Danh sách trắng; đưa ra quy trình đánh giá sáp nhập, chủ yếu tập trung vào sáp nhập ngang; bổ sung khái niệm mới về hiệu ứng có thể hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trong các lĩnh vực thương mại cụ thể”. Năm 2004: JFTC ban hành Hướng dẫn sáp nhập năm 2004 trên cơ sở sửa đổi, bổ sung cho Hướng dẫn sáp nhập năm 1998. Nội dung chính được sửa đổi, bổ sung là: Bỏ khái niệm hiệu ứng có thể hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trong các lĩnh vực thương mại cụ thể” đã quy định trong Hướng dẫn năm 1998; thay vào đó là các khái niệm cụ thể về các loại tác động gây hạn chế cạnh tranh: tác động đơn phương và tác động kết hợp đối với sáp nhập theo chiều ngang, tác động chiếm lĩnh thị trường hoặc kết hợp đối với sáp nhập theo chiều dọc, tác động chiến lược hoặc kết hợp đối với sáp nhập kết khối; tham chiếu rõ hơn đến các yếu tố quan trọng trong quá trình đánh giá sáp nhập tương ứng với các loại tác động hạn chế cạnh tranh; thông qua việc sử dụng chỉ số HHI để phân tích thị trường độc quyền nhóm và một tiêu chuẩn gần giống chỉ số SSNIP (sự tăng giá nhỏ nhưng đáng kể không phải trong nhất thời- Small but Significant non- transitory increase in price) trong việc xác định thị trường; sử dụng phương pháp an toàn; bổ sung một số biện pháp khắc phục hậu quả. Đặc biệt, Hướng dẫn năm 1994 còn quy định về ngưỡng an toàn đối với ba hình thức TTKT. Năm 2005: Luật Chống độc quyền năm 2005 đã sửa đổi Luật Chống độc quyền ban hành năm 1947. Nội dung sửa đổi chính bao gồm: tăng mức phạt; mở rộng các hành vi chịu phạt; đưa ra các chương trình khoan dung; rà soát các quy trình khởi tố hình sự, các điều khoản phạt và sửa đổi các quy trình điều trần. Năm 2006: Có hai văn bản Luật chuyên ngành được ban hành có những quy định liên quan đến quản lý TTKT. Cụ thể là: Thứ nhất, Luật Công ty năm 2006 đã đưa ra một số quy định điều chỉnh việc mua cổ phiếu, sáp nhập, trao đổi cổ phiếu, phân tách, phát hành cổ phiếu mới và chuyển giao kinh doanh. Thứ hai, Luật Các công cụ và giao dịch tài chính năm 2006 (được ban hành trên cơ sở sửa đổi Luật Giao dịch chứng khoán trước đó), đã đưa ra các quy định điều chỉnh việc chào mua cổ phiếu và các yêu cầu về những trường hợp bắt buộc công bố công khai. Đó chính là những cơ sở pháp lý điều tiết quá trình TTKT ở Nhật Bản. Vậy thực tiễn Chính phủ Nhật Bản đã sử dụng các cơ sở pháp lý đó như thế nào để quản lý TTKT? Công tác quản lý TTKT ở Nhật Bản JFTC là cơ quan có quyền hạn chủ yếu trong quản lý TTKT theo Luật Chống độc quyền. Tuy nhiên, JFTC thường xuyên tổ chức các cuộc tham vấn không chính thức với các Bộ ngành có liên quan. Đặc biệt, JFTC thường xuyên tiếp nhận sự tham vấn của Bộ Kinh tế- Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Đồng thời, trong quá trình giám sát một vụ việc TTKT cụ thể, JFTC cũng rất chú trọng tới các vấn đề công cộng, các chính sách công nghiệp có liên quan. Thực tiến công tác quản lý TTKT ở Nhật Bản có những điểm rất đáng chú ý sau: Thứ nhất: Việc tổ chức phiên điều trần xử lý các hành vi vi phạm ở Nhật Bản khá chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan và công bằng trong các quyết định. Mặc dù các quyết định của JFTC ban hành được coi là trọng tâm của các biện pháp hành chính- có tính chất bán tư pháp và các quy trình tố tụng của JFTC là một dạng của phiên điều trần hành chính, tuy nhiên để đảm bảo tính công bằng, phiên điều trần này được tổ chức theo cách thức tiến hành một phiên tòa. Cụ thể, quy trình này được tiến hành bởi 3 bên: JFTC là người điều khiển phiên điều trần, điều tra viên và phía bị đơn. Trong trường hợp này, phía Ủy ban có thể nhìn nhận tương tự như thẩm phán tòa án và điều tra viên thì đóng vai trò như công tố viên. Như vậy, có thể khẳng định, JFTC vừa là một cơ quan hành chính, lại vừa là một cơ quan tư pháp. Thứ hai: về các căn cứ cụ thể trong kiểm soát TTKT. Đối với các vụ sáp nhập, thâu tóm kinh doanh hoặc tài sản để kinh doanh và chia tách công ty trong kết hợp kinh doanh: ngưỡng thông báo TTKT được quy định khác nhau đối với các giao dịch trong nước và các giao dịch nước ngoài: - Giao dịch trong nước: bao gồm hình thức thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp. Đối với hình thức thâu tóm doanh nghiệp, ngưỡng thông báo TTKT là 10 tỷ Yên và 1 tỷ Yên lần lượt tính theo tổng tài sản và doanh thu hàng năm của bộ phận kinh doanh hoặc tài sản bị thâu tóm. Còn đối với hình thức sáp nhập doanh nghiệp: Ngưỡng thông báo là tổng tài sản của một doanh nghiệp tham gia TTKT là 10 tỷ Yên và của doanh nghiệp còn lại là trên 1 tỷ Yên. - Giao dịch nước ngoài: Ngưỡng thông báo là 10 tỷ Yên và 1 tỷ Yên lần lượt là doanh thu hàng năm của một công ty con bất kỳ chiếm trên 50% cổ phần của công ty mẹ và một chi nhánh trực tiếp sở hữu tại Nhật Bản. Việc quy định chi tiết về các ngưỡng thông báo này rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc xác định trách nhiệm thông báo của mình với JFTC và JFTC cũng dễ dàng xác định các hành vi vi phạm TTKT. Đặc biệt, ở Nhật Bản có hệ thống tiền thông báo và hệ thống hậu thông báo rất chặt chẽ. Chế tài đối với các vi phạm về thông báo TTKT cũng rất nặng. Nếu các doanh nghiệp nằm trong ngưỡng bắt buộc thông báo tiền sáp nhập thực hiện TTKT mà không nộp đơn thông báo TTKT lên JFTC, nếu bị phát hiện sẽ bị phạt rất nặng, có thể lên tới 2 triệu Yên tuỳ thuộc vào quy mô vụ TTKT đó. Thứ ba: Về căn cứ trong sử dụng trong quá trình xem xét một vụ TTKT để đi đến quyết định có cho phép tiến hành vụ TTKT hay không. Một điểm đáng chú ý khác trong hệ thống chính sách quản lý TTKT của Nhật Bản là việc quy định các “ngưỡng an toàn” trong các văn bản hướng dẫn sáp nhập. Các “ngưỡng an toàn” này được quy định riêng đối với các hình thức TTKT khác nhau: + Đối với hình thức TTKT theo chiều ngang: “ngưỡng an toàn” là thị phần kết hợp không quá 10% hoặc thị phần kết hợp không quá 25% và chỉ số HHI đo mức độ tập trung thị trường nhỏ hơn 1000. + Đối với hình thức TTKT theo chiều dọc và dạng đường chéo: “ngưỡng an toàn” là thị phần kết hợp trong bất kỳ thị trường liên quan nào đều không quá 10% hoặc thị phần kết hợp trong bất kỳ thị trường liên quan nào đều không quá 25% và HHI đo mức độ tập trung thị trường nhỏ hơn 1000. Nếu vụ TTKT không đáp ứng ngưỡng an toàn trên, JFTC sẽ tiếp tục phân tích các hiệu ứng không liên kết và hiệu ứng phối hợp nhằm đánh giá về sự tăng giảm mức độ tập trung thị trường và thị phần kết hợp của các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường để kết luận vụ TTKT có gây ra các vấn đề phản cạnh tranh hay không. Điều này cho thấy, JFTC tiến hành phân tích rất kỹ một vụ việc TTKT để đảm bảo phát huy những tác động của TTKT đối với sự phát triển kinh tế đồng thời không làm hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Thứ tư: Về quyền biện hộ, bảo vệ cho việc thực hiện TTKT của doanh nghiệp. Một điểm khác biệt so với các nước khác là ở Nhật Bản, các doanh nghiệp tham gia TTKT theo chiều ngang ngay cả khi vụ TTKT đó không đáp ứng được các kết luận của JFTC sau các phân tích về ngưỡng an toàn, về hiệu ứng đơn phương và hiệu ứng phối hợp. Tuy nhiên, trong các hướng dẫn sáp nhập cũng quy định rõ các điều kiện để vụ TTKT theo chiều ngang đó được chấp nhận sau sự biện hộ của doanh nghiệp. Gồm 3 yêu cầu cụ thể như sau: (i) Thị phần của nhóm các bên được rà soát trong thị trường liên quan không lớn hơn 50%. (ii) Một trong các bên đang được rà soát là một công ty đang trong tình trạng phá sản, hoặc bộ phận được rà soát của một bên là đang trong tình trạng phá sản (và nếu không sáp nhập thì công ty hoặc bộ phận đó sẽ rút lui khỏi thị trường). (iii) Không có giao dịch thay thế nào khác có ít ảnh hưởng đến cạnh tranh hơn Nếu sự biện hộ của doanh nghiệp đáp ứng 3 yêu cầu trên, nó sẽ được coi là một dạng của ngưỡng an toàn và vụ TTKT sẽ được cho phép thực hiện. Thứ năm: về các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm TTKT ở Nhật Bản. JFTC có thể đưa ra các chính sách về biện pháp khắc phục tác động về cạnh tranh do vụ TTKT tạo ra. Bao gồm các biện pháp cơ cấu lại thị trường bằng cách tạo ra các những đối thủ cạnh tranh mới và biện pháp khắc phục chỉ đạo. Những biện pháp khắc phục chỉ đạo sẽ có hiệu quả quản lý hoặc khống chế chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các hãng tham gia TTKT sau khi vụ TTKT diễn ra. Thứ sáu: Về vai trò của cá nhân và các đối thủ cạnh tranh trong quy trình kiểm soát tập trung kinh tế: Cá nhân cũng có quyền khiếu nại tới JFTC về các hành vi vi phạm trong Luật chống Độc quyền. Như vậy, những thành công trong công tác quản lý TTKT của Nhật Bản là kết quả của nhiều nỗ lực của JFTC- cơ quan quản lý TTKT của Nhật Bản và sự chặt chẽ, phù hợp của các khung pháp lý, chính sách quản lý TTKT của họ. Kinh nghiệm của Đài Loan 1- Tổng quan về TTKT ở Đài Loan Lịch sử TTKT có hai xu hướng TTKT trong hai giai đoan như sau: Giai đoạn 1 (1992- 2001): TTKT cao với hình thức thâu tóm cổ phần của trên thị trường chứng khoán TTKT ở Đài Loan trong giai đoạn này có hai đặc điểm chính như sau: Thứ nhất, số vụ TTKT liên tục tăng lên. Theo thống kê của của Uỷ ban Thương mại công bằng Đài Loan, mỗi năm có hàng ngàn vụ TTKT được thực hiện. Quan sát bảng 2.2 có thể thấy, xu hướng TTKT trong giai đoạn này liên tục tăng lên. Năm 1992, chỉ có 8 vụ nhưng đến năm 1993, con số này đã lên đến 113 vụ. Tốc độ tăng khá đồng đều giữa các năm. Tổng số vụ TTKT năm sau tăng so với năm trước khoảng 150 vụ. Riêng năm 1996, tổng số vụ TTKT giảm đi so với năm 1995 hơn 150 vụ. Đây là sự suy giảm đầu tư theo các hình thức TTKT trong ngắn hạn. Đến năm 1997 và các năm tiếp theo, số vụ TTKT lại tiếp tục xu hướng tăng lên. Trong tổng số các vụ TTKT diễn ra trong giai đoạn này, hầu hết là các vụ TTKT đã được Uỷ ban Thương mại công bằng Đài Loan thông qua hoặc không bị cấm (trên 90% số vụ TTKT thực hiện đã được thông qua). Thứ hai, TTKT ở Đài Loan giai đoạn này được thực hiện dưới năm hình thức khác nhau gồm: hợp nhất; thâu tóm trên thị trường chứng khoán nắm giữ trên 1/3 số cổ phần của một doanh nghiệp khác; chia tách công ty; kết hợp giữa các doanh nghiệp để tham gia vào công tác quản lý, điều hành công ty; kết hợp để hình thành sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình vận hành và quản lý nhân sự của công ty khác. Nhưng hình thức TTKT chủ yếu là hình thức kết hợp để hình thành nên sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình vận hành và quản lý nhân sự của công ty khác. Số vụ TTKT theo hình thức này chiếm khoảng từ trên 80% đến trên 90% tổng số vụ TTKT thực hiện (quan sát bảng 2.2 ) Bảng 2.2 – TTKT- các hình thức TTKT Năm/tháng Tổng số Số Vụ TTKT(1) Hình thức 1 Hình thức 2 Hình thức 3 Hình thức 4 Hình thức 5 Tổng số 6406 6123 117 326 160 44 5600 1992 8 6 3 1 2 - - 1993 113 107 3 9 1 - 94 1994 259 259 5 10 4 - 240 1995 429 426 4 12 2 1 408 1996 340 339 3 14 3 6 314 1997 537 535 5 11 10 5 506 1998 855 843 3 23 16 15 791 1999 1045 1032 6 14 14 - 998 2000 1206 1177 26 16 59 1 1081 2001 1118 1087 23 59 24 2 997 Nguồn: Thống kê của Ủy ban Thương mại lành mạnh Đài Loan Ghi chú: (1): là số vụ TTKT đã được thông qua hoặc không bị cấm Hình thức 1: hợp nhất Hình thức 2: thâu tóm trên thị trường chứng khoán nắm giữ trên 1/3 số cổ phần của một doanh nghiệp khác Hình thức 3: chia tách công ty Hình thức 4: kết hợp để tham gia vào công tác quản lý, điều hành công ty. Hình thức 5: kết hợp để hình thành sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình vận hành và quản lý nhân sự của công ty khác. Giai đoạn 2 ( từ năm 2002 đến nay): Xu hướng giảm TTKT TTKT ở Đài Loan giai đoạn này có ba đặc điểm như sau: Thứ nhất, số vụ TTKT đã giảm mạnh so với giai đoạn trước. Nếu như năm 2001, tổng số vụ TTKT lên đến 1118 vụ thì năm 2002, con số này chỉ là 114 vụ. Điều này cho thấy hoạt động TTKT của Đài Loan đã có sự suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, sự suy giảm hoạt động TTKT này lại là một “bước ngoặt mới” đối với sự cải thiện môi trường kinh tế cạnh tranh của Đài Loan. Và sự suy giảm này vẫn tiếp tục diễn biến đến đầu năm 2009. (xem bảng 2.3) Bảng 2. 3– TTKT- các hình thức TTKT Năm/tháng Tổng số Số Vụ TTKT(1) Hình thức 1 Hình thức 2 Hình thức 3 Hình thức 4 Hình thức 5 2002 141 117 6 23 2 - 93 2003 50 31 9 18 4 1 5 2004 31 18 3 13 2 - 4 2005 54 34 6 23 4 3 12 2006 77 34 6 25 1 2 22 2007 67 37 4 21 8 4 18 2008 65 36 2 29 4 4 14 2009 11 5 - 5 - - 3 Tháng 01 2 1 - 1 - - 1 Tháng 02 5 1 - 1 - - - Tháng 03 4 3 - 3 - - 2 Nguồn: Thống kê của Ủy ban Thương mại lành mạnh Đài Loan Thứ hai, gia tăng số vụ TTKT bị cấm. Quan sát bảng 2.3 có nhận thấy, tỷ lệ số vụ TTKT đã được thông qua hoặc không bị cấm trên tổng số vụ TTKT thực hiện hàng năm trong những năm đầu của giai đoạn này đã giảm so với giai đoạn trước. Những năm trước năm 2002, tỷ lệ này là trên 90% thậm chí là xấp xỉ 100%. Nhưng năm 2002, tỷ lệ này chỉ là 82% (117 vụ được thông qua hoặc không bị cấm trong tổng số 141 vụ TTKT diễn ra). Xu hướng này vẫn còn tiếp tục trong các năm t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21865.doc
Tài liệu liên quan