Chuyên đề Sử dụng lao động tại Công ty Cấp Nước Hà Đông – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

MỤC LỤC

Chương I: Khái quát về Công ty Cấp nước Hà Đông 6

1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 6

1.1 Các thông tin chung về công ty 6

1.2 Các giai đoạn phát triển 6

1.3 Chức năng nhiệm vụ 7

2.Các đặc điểm chủ yếu của Công ty trong sản xuất kinh doanh 8

2.1 Cơ cấu tổ chức 8

2.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty 8

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 9

2.2 Cơ sở vật chất 12

2.3 Tình hình tài chính 13

2.4Sản phẩm, khách hàng, thị trường 15

3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2005-2008 16

3.1 Những thành tích đạt được 16

3.2Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 17

3.2.1Về sản phẩm 17

3.2.2Về khách hàng 18

3.2.3 Doanh thu, lợi nhuận 20

3.2.4. Một số kết quả khác 22

Chương II: Thực trạng phân công và sử dụng lao động tại Công ty Cấp nước Hà Đông 24

1.Các nhân tố ảnh hưởng tới phân công và sử dụng lao động của Công ty 24

1.1 Các nhân tố khách quan 24

1.1.1Nhân tố kinh tế, xã hội 24

1.1.2Quy định pháp lý sử dụng lao động 26

1.1.3Nhân tố khác 26

1.2 Các nhân tố chủ quan 27

1.2.1Quy mô, cơ cấu quản lý, tổ chức 27

1.2.2Đặc điểm lao động 28

1.2.3Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của Công ty 31

2. Thực trạng phân công và sử dụng lao động tại Công ty 32

2.1 Công tác phân công, hợp tác lao động tại Công ty 32

2.1.1Công tác phân công, hợp tác lao động trong bộ máy quản trị 32

2.1.2Phân công và hợp tác lao động trong hệ thống sản xuất 35

2.2 Công tác tổ chức nơi làm việc tại Công ty 38

2.3 Công tác thù lao tại Công ty 40

2.4 Công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp 45

2.5 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức lao động 47

3.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Công ty 48

3.1 Sức sinh lời bình quân của lao động 49

3.2 Năng suất lao động 50

3.3 Hiệu suất tiền lương 51

3.4 Hệ số sử dụng lao động 52

4.Đánh giá chung về phân công và sử dụng lao động tại Công ty 52

4.1 Những ưu điểm 53

4.2 Những hạn chế 54

4.2.1Bộ máy quản trị cồng kềnh 54

4.2.2Hiệu quả sử dụng lao động không cao 54

4.2.3Phân công và sử dụng thời gian lao động chưa hợp lý 54

4.2.4Thù lao chưa thực sự tạo được động lực cho người lao động 55

4.3 Nguyên nhân của hạn chế 56

4.3.1Chưa có kế hoạch sử dụng lao động 56

4.3.2Năng lực Đội ngũ quản trị nhân lực còn hạn chế, chưa linh hoạt 56

4.3.3Hoạt động tuyển dụng, đào tạo còn nhiều bất cập 57

4.3.4 Quản lý và kỷ luật lao động còn yếu 57

4.3.5 Chưa có hệ thống định mức lao động khoa học 58

Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện phân công và sử dụng lao động tại Công ty Cấp nước Hà Đông 59

1.Định hướng phát triển của Công ty 59

1.1 Định hướng phát triển chung 59

1.2 Định hướng hoàn thiện công tác phân công và sử dụng lao động 60

 1.3 Mục tiêu chủ yếu kế hoạch kinh doanh 2009 60

2. Các giải pháp chủ yếu 61

2.1 Tinh giảm bộ máy quản trị Công ty 61

2.2 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức sử dụng lao động 62

2.3 Đổi mới công tác thù lao lao động 64

2.4 Tăng cường kỷ luật lao động 65

2.5 Xây dựng và phát triển văn hóa Công ty 67

2.6 Nâng cao chất lượng hoạt động tuyển dụng 69

3. Một vài kiến nghị 72

Kết luận 74

Danh mục tài liệu tham khảo. 75

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Sử dụng lao động tại Công ty Cấp Nước Hà Đông – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy định là khá rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên ngoài các nhiệm vụ chính của mình mỗi bộ phận đều được phân công kiêm nhiệm một số nhiệm vụ khác. Như Phòng tổ chức hành chính ngoài chức năng nhân sự, tổ chức lao động còn kiêm nhiệm chức năng tổ chức thiết bị cơ sở vật chất, bảo vệ… Phòng Kế hoạch sản xuất kiêm nhiệm chức năng hậu cần vật tư cho sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Hiện tại, Công ty chỉ phân công nhiệm vụ cho từng phòng ban còn đối với mỗi cá nhân trong phòng ban thì dựa trên nội dung những công việc phải làm của phòng, Trưởng phòng phân công công việc cho từng nhân viên trong phòng theo các mảng công việc. Ví dụ phòng Hành chính – Tổ chức có năm chức danh: +Chuyên viên tổ chức chính +Chuyên viên tổ chức +Cán sự tổ chức +Chuyên viên lao động tiền lương chính +Chuyên viên lao động tiền lương Các chức danh này được xây dựng dựa vào trình độ và kinh nghiệm của người lao động, ứng với mỗi chức danh là quy định cụ thể về những công việc phải làm. Tuy nhiên, chế độ chức danh chỉ mang tính hình thức trên thực tế hiện nay ở công ty còn có tình trạng phân công chia việc : số người thực hiện hay trình độ lao động thực hiện một công việc lớn hơn so với yêu cầu. Dẫn đến tình trạng nhiều vị trí làm không đúng theo chuyên môn đào tạo, mức độ phức tạp công việc. Có bảng minh họa như sau: Bảng15 : Minh họa vị trí không làm theo đúng mức độ phức tạp công việc (tháng 12 năm 2008) Công việc đảm nhận Phòng ban đang làm việc Trình độ chuyên môn Yêu cầu của công việc Phó phòng tổ chức Tổ chức hành chính Trung cấp kỹ thuật Trình độ đại học chuyên ngành KTLĐ Nhân viên Phòng kinh doanh ĐH Tài chính Trung cấp Phó phòng tài vụ Tài vụ Trung cấp kế toán Trình độ đại học chuyên ngành kế toán Quản đốc phân xưởng Phân xưởng sửa chữa Trung cấp kinh tế Trung cấp kỹ thuật Thư ký đánh máy, in văn bản Hành chính ĐH ngoại ngữ Sơ cấp tin học (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Quan hệ hợp tác lao động trong bộ máy quản trị: Hợp tác lao động trong bộ máy quản trị bao gồm mối quan hệ trực tuyến, chức năng và quan hệ tham mưu, tư vấn. Cụ thể như sau: Quan hệ trực tuyến Mối quan hệ trực tuyến được thể hiện thông qua các mệnh lệnh, chỉ thị công tác. Các mệnh lệnh, chỉ thị giám đốc đề ra đều phải được các phòng ban cũng như các cán bộ công nhân viên toàn Công ty thực hiện nghiêm chỉnh. Riêng kế toán trưởng bên cạnh việc chấp hành các mệnh lệnh còn có một số quyền hạn cụ thể do Nhà nước quy định. Quan hệ chức năng Các bộ phận phòng ban chức năng ngoài nhiệm vụ chức năng được giao còn có mối liên hệ tương quan lẫn nhau cùng phối hợp thực hiện công việc. Phòng kế hoạch sản xuất phối hợp với phòng kinh doanh, bộ phận chăm sóc khách hàng tổ chức nắm thụng tin phản hồi từ phía khách hàng về kỹ thuật, chất lượng, đồng thời tuyên truyền giới thiệu sản phẩm của công ty. Phòng kỹ thuật phối hợp với các phòng thực hiện phong trào cải tiến kỹ thuật, sáng kiến hợp lý hoá sản xuất, tham gia biên soạn giảng dạy hướng dẫn công nhân thực hành nâng cao tay nghề theo chuyên ngành đạt yêu cầu đề ra và phối hợp với phòng hành chính tổ chức thi nâng bậc thợ cho công nhân. Phòng tổ chức hành chính phối hợp với công đoàn làm tốt công tác thủ tục sinh hoạt đoàn thể, hội nghị trong công ty, khi có yêu cầu và chủ trương. Quan hệ tham mưu, tư vấn Mặc dù được tổ chức và phân công theo chức năng tuy nhiên các phòng ban lại không trực tiếp ra các quyết định quản trị. Các nhà quản trị trực tuyến như ban giám đốc và quản đốc phân xưởng mới là những người trực tiếp ra quyết định. Các bộ phận phòng ban chức năng có trách nhiệm tư vấn các quyết định thuộc lĩnh vực của mình. Phân công và hợp tác lao động trong hệ thống sản xuất Phân công trong hệ thống sản xuất Khác với bộ phận quản trị, trong hệ thống sản xuất công tác phân công được dựa trên quy trình công nghệ. Phân công lao động theo chia theo chuyên môn hoá các bước công việc. Ở đây ta xét đến quy trình sản xuất nước sạch bao gồm các công đoạn: Thu nước Xử lý nước Điều hòa và phân phối nước Dựa trên quy trình này, mỗi bộ phận của hệ thống sản xuât sẽ đảm nhiệm một giai đoạn của quy trình sản xuất chung: Phân xưởng nước tham gia quá trình thu nước từ các giếng, thực hiện xử lý nước đưa về hệ thống bể chứa, bể lắng; đội quản lý mạng làm nhiệm vụ điều hòa, phân phối nước lên mạng tiêu thụ; phân xưởng sửa chữa theo dõi thiết bị và đảm bảo cho hoạt động sản xuất nước diễn ra ổn định; đội thi công lắp đặt hệ thống dẫn nước tới khách hàng. Công tác phân công tại các đội, các phân xưởng được thực hiện bởi các tổ trưởng, quản đốc trực tiếp quản lý bộ phận và được tiến hành dựa trên mức độ phức tạp của công việc. Ví dụ như tại phân xưởng nước, Quản đốc phân xưởng là người trực tiếp phân công và giao nhiệm vụ tới công nhân từng ca sản xuất. Thông thường tại mỗi ca sản xuất sẽ được chia làm 02 kíp, mỗi kíp phụ trách 04 giếng, phân công lao động trong kíp làm việc năm 2008 cụ thể như sau: Bảng16: Phân công lao động trong kíp sản xuất tại phân xưởng SX nước Nhiệm vụ Yêu cầu cấp bậc Số lượng công nhân (người) Theo dõi mực nước động - tĩnh, nguồn nước từ giếng về 4 01 Vận hành, theo dõi máy bơm, tình hình nước bể tiếp xúc 4 01 Đóng mở van, lọc nước 5 02 Pha chế clo, châm phèn và xử lý clo 5 01 Lấy mẫu xét nghiệm kiểm tra chất lượng nước 5 02 Phụ trách chung toàn kíp 6 01 (Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất) Quan hệ hợp tác lao động trong hệ thống sản xuất Trong hệ thống sản xuất của công ty đang tồn tại các hình thức hiệp tác lao động sau: -Hiệp tác giữa các phân xưởng, các đội chuyên môn hoá cùng tham gia quá trình sản xuất. Mối quan hệ cụ thể được minh họa ở sơ đồ sau: Sơ đồ 02: Kết cấu sản xuất, cung cấp nước và quan hệ giữa các bộ phận sản xuất. Phân phối Quản lý mạng Nước nguyên liệu P.X sản xuất Nước thành phẩm P.X sửa chữa Ban thanh tra P. Kế hoạch sản xuất -Hiệp tác lao động về mặt thời gian tức là sự tổ chức các ca làm việc trong một ngày đêm. Công ty Cấp nước Hà Đông thực hiện việc hiệp tác giữa những người lao động trong đơn vị thông qua việc bố trí ca kíp và thời gian làm việc từng ngày. Tại 02 cơ sở các kíp sản xuất được bố trí làm việc thành 03 ca sản xuất trong ngày với chế độ giao nhận ca như sau: Ca 1: Từ 06h00 đến 14h00 Ca 2: Trưa từ 14h00 đến 22h 00 Ca 3: Từ 22h00 đến 6h00 Để đảm bảo sức khỏe, tăng khả năng làm việc của người lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất Công ty cũng thực hiện chế độ đảo ca. Nhận xét chung về phân công và hợp tác lao động tại Công ty: Tuy nhiên cách tổ chức bộ máy kết hợp với nguyên tắc phân công trên đây cũng có một vài hạn chế như: - Khả năng phát triển kỹ năng của người lao động rất phiến diện do thực hiện công việc theo chuyên môn được phân công họ thường không quan tâm đến lợi nhuận của doanh nghiệp, khó khuyến khích người lao động phát huy sáng tạo. - Phân công chuyên môn hoá đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ hệ thống tin và lưu lượng thông tin giấy tờ tài liệu quá lớn gây nên độ chễ nhất định của quyết định quản trị. Công tác tổ chức nơi làm việc tại Công ty Tổ chức và phục vụ nơi làm việc có ý nghĩa làm tăng năng suất lao động dẫn đến làm tăng thu nhập và cải thiện mức sống cho người lao động. Khi tổ chức và phục vụ nơi làm việc hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mối liên hệ, trao đổi thông tin giữa nơi làm việc, phát huy dược khả năng sáng tạo, tạo ra hứng thú trong lao động , hình thành nên một tập thể lao động có bầu không khí làm việc hợp tác. Do vậy để tổ chức lao động đem lại hiệu quả cao thì cần phải tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc . Bố trí nơi làm việc. Bố trí nơi làm việc là sắp xếp một cách hợp lý trong không gian tất cả các phương tiện vật chất cần thiết của sản xuất tại nơi làm việc. Về mặt bố trí chung hay bố trí không gian nơi làm việc, công ty đã bố trí khoa học hợp lý với sự chuyên môn hoá nơi làm việc, tính chất quy trình công nghệ. Diện tích mặt bằng sản xuất của công ty vào khoảng 12.700 m2 đó được phân bổ : Cơ sở I: 5.700m2 - Khu văn phòng : 1000m2 - Kho thiết bị , nguyên liệu : 300m2. -Trạm biến thế 20m2. -Phòng thường trực: 20m2. - Khu vực sản xuất và các giếng khoan nước ngầm: 4.060m2. - Bãi đỗ xe:300m2 Cơ sở II: 7.000m2 gồm diện tích các giếng khoan và khu vực sản xuất. Phục vụ nơi làm việc Hiện nay, ở công ty đang áp dụng hình thức phục vụ hỗn hợp . Tất cả các vấn đề có liên quan đến máy móc thiết bị đều do bộ phận bảo dưỡng kỹ thuật của phân xưởng sản xuất đảm nhận. Bộ phận này có nhiệm vụ sửa chữa , bảo dưỡng các máy móc thiết bị và hệ thống điện nhằm phục vụ cho bộ phận sản xuất được diễn ra liên tục. Ở mỗi phân xưởng đều có các nhân viên vệ sinh công nghiệp dọn dẹp nơi làm việc, thu gom phế liệu….Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa có điều kiện tổ chức bếp ăn để phục vụ nhu cầu nước uống và ăn trưa cho công nhân viên. Tại các phòng ban, phân xưởng, nhân viên tự phục vụ nhu cầu của mình do đó cũng có ít nhiều ảnh hưởng đến công việc. Phòng Tổ chức hành chính chịu trách nhiệm cung cấp các thiết bị văn phòng phẩm cho toàn bộ các phòng ban, phân xưởng. Văn phòng này nằm ở tầng 1 trong khi khu nhà làm việc có nhiều tầng, nhiều vị trí nên khi có nhu cầu về đồ dùng việc di chuyển là khá xa gây nhiều bất tiện trong việc xử lý các văn bản, tài liệu của các phòng ban. Các trang bị phục vụ nơi làm việc nhìn chung còn nhiều thiếu thốn. Tuy rằng, hiện nay máy tính đã trở thành công cụ làm việc phổ biến không thể thiếu đối với hoạt động quản lý tuy nhiên số lượng máy tính được trang bị tại công ty còn hạn chế. Mỗi phòng làm việc chỉ có 01 hoặc 02 máy tính và 01 máy in để phục vụ cho việc cập nhật thông tin, in ấn, soạn thảo, lưu trữ văn bản, tài liệu cho cả phòng. Như Bộ phận thí nghiệm số lượng nhân viên lên tới 08 người trong khi chỉ có 01 máy tính. Khi một người sử dụng thì những nhân viên khác dù có nhu cầu cũng phải ngồi chờ, phòng cũng không được trang bị máy in nên việc in ấn văn bản phải chuyển qua mạng nội bộ hoặc thuê ngoài. Công ty được trang bị 01 máy photo để đáp ứng nhu cầu in sao sử dụng tài liệu của toàn bộ khối phòng ban quản lý dẫn tới việc sử dụng có nhiều phiền toái, bất cập. Không khí nơi làm việc Tạo bầu không khí tích cực tại nơi làm việc là một nội dung quan trọng của công tác tổ chức nơi làm việc. Bầu không khí làm việc của Công ty được đánh giá khá thân thiện, đoàn kết. Hiện tượng mâu thuẫn giữa các công nhân viên với nhau rất ít xảy ra. Mối quan hệ người lao động cấp dưới với cán bộ cấp trên thường có sự trao đổi thẳng thắn cởi mở nên cũng ít khi có mâu thuẫn. Bầu không khí làm việc cởi mở tuy nhiên do áp lực công việc không lớn, sự tồn tại của chế độ biên chế lao động đảm bảo chắc chắn cho tất cả người lao động có việc làm và thu nhập ổn định nên tính cạnh tranh không cao, hạn chế sự cạnh tranh phấn đấu lành mạnh trong công ty. Công tác thù lao tại Công ty Hiện nay Công ty căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ qui định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước. Áp dụng trả lương cho cán bộ ,công nhân viên. Đổng thời căn cứ vào nội dung của thỏa ước lao động tập thể để chấm và trả công cho người lao động. Dựa trên nguyên tắc phân phối lương và thưởng theo kết quả lao động kết hợp với việc xem xét các yếu tố khách quan có liên quan theo hướng khuyến khích nhằm phát huy năng lực của người lao động cả trước mắt và lâu dài trong điều kiện và khả năng của Công ty. Tiền lương: Nguyên tắc trả lương: - Thực hiện việc chi trả phù hợp theo năng lực của công ty - Yếu tố hiệu quả sản xuất kinh doanh là thiết yếu, tức là giảm chi phí tiền lương và tăng lương bình quân trên cơ sở sắp xếp lại lao động - Kết hợp hài hoà lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động trong Công ty. - Gắn chế độ trả lương của cá nhân với kết quả sản xuất kinh doanh của bộ phận và của công ty - Đảm bảo tiền lương chính sách cho mỗi người lao động phù hợp với quy định của pháp luật Căn cứ xác định Tổng quỹ lương và lương các bộ phận Thực hiện Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 07 về việc qui định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty Nhà nước. Căn cứ thông báo số 480/TB/LĐTBXH ngày 05/5/2005 của Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Tây về việc giao đơn giá tiền lương Công ty cấp nước Hà Đông năm 2008 trong đó: - Mức lương tối thiểu Công ty áp dụng: 540.000đ - Công ty xây dựng đơn giá tiền lương theo phương pháp: Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm - Tổng quỹ tiền lương kế hoạch xác định cho toàn Công ty được tính dựa trên mức lương cơ bản áp dụng và tổng hệ số cấp bậc của toàn Công ty Năm 2008 + Đối với lao động trực tiếp: 242*3,19=771,98 + Đối với lao động gián tiếp quản lý: 72*4,27=307,44 Tổng hệ số cấp bậc toàn Công ty: 1.079,42 Công ty quy định chế độ trả lương cụ thể gắn với kết quả cuối cùng của người lao động từng bộ phận như sau: - Lao động được trả công theo thời gian bao gồm các nhân viên quản lý, cán bộ nhân viên chuyên môn nghiệp vụ ở các phòng ban, phục vụ nơi sản xuất, bảo vệ… - Các dạng lao động gián tiếp khác và lao động trực tiếp Công ty trả lương gắn với công việc được giao, với mức độ phức tạp, tinh thần trách nhiệm mà công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày làm việc theo thực tế. Cụ thể như sau: Tiền lương = (Hệ số lương + hệ số phụ cấp ) ´ Mức lương công nhân viên cấp bậc (nếu có) tối thiểu (540.000) Tổng quỹ tiền lương kế hoạch và thực hiện tại Công ty Cấp nước Hà Đông qua các năm được thống kê trong bảng sau: Bảng 17: Tổng quỹ tiền lương của Công ty giai đoạn 2005-2008 Năm Tổng quỹ tiền lương (nghìn đồng) Thực hiện kế hoạch (%) Kế hoạch Thực hiện 2005 9.877.075 10.391.671 105,21 2006 11.698.810 13.197.422 112,81 2007 13.501.960 14.628.024 108,34 2008 15.062.660 15.461.821 102,65 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính.) Biểu đồ 04: Thực hiện tổng quỹ tiền lương của Công ty giai đoạn 2005-2008 Tổ chức trả lương Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán công ty lập “ Bảng thanh toán tiền lương” cho từng tổ đội, phân xưởng sản xuất và các phòng ban căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người trên bảng tính lương. Công ty xây dựng bảng chấm điểm cho các chức danh công việc, theo các cấp trình độ và xác định hệ số mức lương thể hiện mức độ hoàn thành công việc của từng lao động Việc thanh toán tiền lương và các khoản cho người lao động được 1 lần vào đầu của tháng sau, sau khi đã trừ các khoản khấu trừ vào thu nhập. Các khoản thanh toán lương, thanh toán bảo hiểm, bảng kê danh sách những người chưa lĩnh lương cùng với chứng từ và báo cáo thu, chi tiền mặt phải chuyển kịp thời cho phòng kế toán để kiểm tra theo dõi . Phụ cấp Ngoài tiền lương cơ bản Công ty thực hiện chế độ bồi dưỡng cho công nhân làm những công việc nặng nhọc, độc hại, phụ cấp điện thoại cho các trưởng, phó phòng ban, phụ cấp tàu xe trong trường hợp cán bộ đi công tác. Cụ thể một số phụ cấp điển hình đang áp dụng ở Công ty được xác định như sau: Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng cho những người giữ chức trưởng, phó các phòng ban, quản đốc phân xưởng, đội trưởng thi công (0,4 hoặc 0,3). Phụ cấp lưu động: Được áp dụng cho những công nhân chuyên theo dõi các công trình (0,3) Ngoài ra phụ cấp có thể áp dụng đối với những công nhân do đặc thù công việc sản xuất kinh doanh phải làm đêm (ca 3) thì khoản phụ cấp này được tính theo nghị định 197/CP và thông tư hướng dẫn số 10/LĐTB –TT ngày 19/4/1994. Tiền thưởng Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, vào năng lực, chất lượng và hiệu quả kinh tế mang lại, thường kỳ hoặc đột xuất của cán bộ quản lý công đoàn các cơ sở có thể đề nghị Công ty duyệt thường cho các cán bộ công nhân viên như: Thưởng đối với người lao động có năng suất, đối với lao động giỏi, người tốt việc tốt, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất…. từ quỹ khen thưởng hoặc lợi nhuận chưa phân phối. Trung bình hàng tháng người lao động được thưởng khoảng 170.000đ/tháng tương đương với mức thưởng khoảng 2.000.000 đồng/năm. Mức thưởng này là quá ít ỏi và hầu như không tạo thêm động lực cho người lao động. Mặt khác, hầu như mức thưởng ít có sự thay đổi qua các năm trừ những dịp đặc biệt như Chào mừng ngày kỷ niệm thành lập công ty Phúc lợi -Phúc lợi bắt buộc: Công ty tuân thủ đầy đủ các quy định của Pháp luật về phúc lợi cho người lao động. Các phúc lợi bắt buộc đang áp dụng tại công ty gồm: BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn, các ngày nghỉ được hưởng nguyên lương, nghỉ ốm. Đóng BHXH cho công nhân viên : Việc khai báo và đóng BHXH được thực hiện thường xuyên đầy đủ đối với toàn bộ công nhân viên theo quy định Các ngày nghỉ hàng năm nhân viên có 8 ngày nghỉ được hưởng nguyên lương theo quy định của Pháp luật hiện hành, nhân viên được phép nghỉ phép năm với mỗi năm làm việc là 12 ngày phép, Trình tự xin nghỉ ở Công ty khá đơn giản, thẩm quyền cho phép là người phụ trách trực tiếp. Phòng Hành chính – Tổ chức giám sát và thống kê việc sử dụng ngày phép của nhân viên. Nếu hết năm mà nhân viên không sử dụng hết những ngày nghỉ phép của mình, Công ty sẽ thanh toán tiền phép năm. Đối với nghỉ ốm, Công ty có quy định, mỗi nhân viên được hưởng tối đa 20 ngày/ năm - Phúc lợi tự nguyện: Ngoài tiền lương và tiền thưởng, Công ty thường xuyên chú trọng đến phúc lợi cho người lao động: những dịp lễ, tết người lao động đều có phần thưởng Công ty cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi, hội thao, thăm quan... để tạo động lực cho cán bộ công nhân viên như: tổ chức các cuộc thi tuyên truyền ca khúc cách mạng, thi cầu lông, đá bóng, tổ chức thăm quan nghỉ mát mỗi năm một lần cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, tổ chức kỷ niệm ngày 8/3, 20/10 cho chị em cán bộ công nhân viên. Hàng năm có quà tặng cho con của cán bộ công nhân viên đạt học sinh gỏi, quà cho các cháu vào ngày Tết thiếu nhi. Lao động ốm đau được đại diện Công ty và các tổ chức công đoàn, đoàn thể đến thăm hỏi, tặng quà. Công ty cũng thường xuyên tổ chức khám sức khỏe định kỳ. Công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp Đây là điều công ty rất quan tâm chú trọng để bảo đảm duy trì và phát triển sản xuất một cách liên tục và hạn chế xảy ra sự cố đáng tiếc. Đảm bảo tính mạng và duy trì sức khoẻ cho người lao động kể cả trước mắt và lâu dài. Đảm bảo an toàn cho tài sản nhà nước của Công ty cũng như để tăng tuổi thọ, độ bền cho máy móc thiết bị. Công ty coi việc đảm bảo an toàn lao động là rất cần thiết vì về mặt xã hội điều này thể hiện tính nhân đạo, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Công ty cũng đề ra các quy định về an toàn lao động và mọi thành viên trong công ty đều phải nghiêm chỉnh chấp hành theo đúng quy định đó nếu vi phạm sẽ bị xử lý. Khi làm việc các công nhân viên phải mang bảo hộ lao động, phải sử dụng và bảo quản tốt các phương tiện cá nhân được cung cấp, các thiết bị an toàn vệ sinh nơi làm việc. Nếu làm mất hoặc hư hỏng phải bồi thường. Công ty cũng yêu cầu khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hoặc sự cố nguy hiểm phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm. Cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động sự cố rủi ro xảy ra. Đối với người lao động khi được phân công việc liên quan đến các thiết bị máy móc động cơ điện sử dụng vận hành các máy hàn điện, máy nén khí và các dụng cụ cầm tay khác như máy khoan, máy cắt đảm bảo phải chấp hành nghiêm túc các quy định quy trình. Phải kiểm tra việc dẫn điện, mất điện, trên các thiết bị máy móc liên quan bằng bút thử điện. Khi vận hành và sửa chữa các thiết bị có liên quan đến điện phải dùng kìm cách điện, ủng cao su cách điện năng tay cách điện, nếu sửa ở trên cao phải dùng dây da, khi sử dụng máy hàn phải có găng tay, mặt nạ và kính hàn đảm bảo. Khi vận chuyển ống nước: Khi xuống ống nước phải có dây chằng buộc chắc chắn phải xuống từng ống một khi thi công đào hố, đào rãnh tại những nơi có nhiều người qua lại, đường giao thông thì phải có dây chắn báo hiệu, biển báo (cách ít nhất 5m) ban đêm phải có đèn báo hiệu, khi đào hố, rãnh to thì không được đào hàm ếch. Khi thực hiện công việc vệ sinh công nghiệp, vặn van tay thì cần pải có khẩu trang và găng tay. Hàng năm, Công ty có tổ chức hướng dẫn cho người lao động học tập về mọi nội quy an toàn và vệ sinh lao động. Mọi công nhân viên tham gia trực tiếp sản xuất thường xuyên được đảm bảo trang bị đủ bảo hộ lao động như: quần áo, giày vải theo số đo và kích cỡ đăng ký. Ngoài ra, tùy theo vị trí, điều kiện làm việc cụ thể, đơn vị bộ phận sản xuất luôn bảo đảm dự trù mua sắm cung cấp đầy đủ tại hiện trường lao động các phương tiện bảo hộ cá nhân chuyên dùng như: mũ cứng bảo hộ, dây an toàn, mặt nạ hàn điện… Đối với một số vị trí làm việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại như các hóa chất, Công ty cũng có trang bị khẩu trang, găng tay, áo blue phù hợp. Tất cả những chi phí mua các phương tiện bảo hộ hàng năm được tính vào kinh phí bảo hiểm lao động hàng năm. Chi phí bảo hiểm lao động một số năm gần đây được thống kê trong bảng sau: Chi phí an toàn và bảo hộ lao động qua các năm đều có xu hướng tăng năm 2006 kinh phí an toàn và bảo hộ lao động bình quân là 170.462 đồng/người/năm tăng 9,74% so với năm 2005. Năm 2007 chi phí này là 252.186 đồng/người/năm tương ứng tăng 47,94% do có sự biến động của giá cả và mức yêu cầu về số lượng và chất lượng. Đến năm 2008 con số này lên tới 278.245 đồng/người/năm tăng 26.059 đồng tuy nhiên chỉ tăng 10% so với năm 2007. Chi phí an toàn và bảo hộ lao động tăng đồng nghĩa với sự tăng lên của chi phí kinh doanh của Công ty, tuy nhiên đó lại là một yếu tố đảm bảo cho người lao động an tâm làm việc từ đó làm tăng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng xuất lao động đồng nghĩa với tăng hiệu quả kinh doanh. Do vậy, khoản chi phí này là cần thiết. Bảng18: Chi phí bảo hộ và an toàn lao động bình quân các năm từ 2005-2008 Năm Chi phí an toàn và bảo hộ lao động bình quân (đồng) Tỷ lệ (%) so với năm trước 2005 155.320 2006 170.462 109,74 2007 252.186 147,94 2008 278.245 110,33 ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính.) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức lao động Hiện nay, công tác định mức lao động ở Công ty Cấp nước Hà Đông còn chưa được quan tâm đúng mức. Công việc xây dựng định mức lao động được giao cho cán bộ làm công tác định mức là người có kinh nghiệm lâu năm, giàu kinh nghiệm nhưng lại yếu về chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó công tác xây dựng mức cho lao động còn chưa thực sự khoa học chủ yếu dựa trên kinh nghiệm công tác. Chưa đi vào chi tiết các điều kiện kỹ thuật cũng như hợp lý hóa thời gian các bước công việc. Định mức chỉ là xác định thời gian thực hiện của những công nhân lao động trong điều kiện bình thường chưa tính tới những biến động của điều kiện sản xuất, chưa cụ thể tới mức sản lượng hoặc gắn với kết quả lao động cụ thể nào, ít có sự điều chỉnh định mức thời gian qua các giai đoạn, các năm căn cứ xây dựng chủ yếu dựa vào kế hoạch sản xuất và bảng chấm công từ các tổ đội phân xưởng. Ví dụ như việc thổi rửa giếng các giếng giao cho phân xưởng nước được định mức hoàn thành với 03 công thợ bậc 4 và 01 công thợ bậc 3. Hay khắc phục sự cố vỡ đường trên mạng tiêu thụ với đường kính trục Φ200 có định mức hoàn thành là 02 công thợ bậc 4. Các định mức này được xây dựng trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm làm việc của công nhân và cán bộ kỹ thuật không hề qua phân tích nội dung các bước tiến hành, yêu cầu kỹ thuật công việc, bấm giờ công nhân làm mẫu. Do vậy, tuy định mức đặt ra khá sát với tình hình thực hiện song lại không gắn với tiêu chuẩn kết quả hoàn thành cụ thể nào. Bên cạnh đó, việc áp dụng và theo dõi định mức lao động cũng còn nhiều hạn chế: Tại phòng Tổ chức hành chính – bộ phận phụ trách định mức lao động của Công ty hiện nay cũng không lưu trữ bất kỳ tài liệu nào về đánh giá tình hình xây dựng, thực hiện và điều chỉnh định mức. Cán bộ định mức theo dõi ít khi trực tiếp theo dõi, khảo sát việc thực hiện định mức tại các phân xưởng cụ thể mà thường thông qua báo cáo từ các đội trưởng, quản đốc phân xưởng. Do vậy mà các định mức còn chưa được điều chỉnh phù hợp với những thay đổi tại nơi làm việc. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Xem xét những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lao động tại Công ty giúp có được cái nhìn khái quát về tình hình sử dụng lao động từ đó thấy được xu hướng biến động của năng suất lao động, là cơ sở tìm ra nguyên nhân của những tồn tại khi đi sâu vào từng khía cạnh của vấn đề sử dụng lao động tại Công ty. Sức sinh lời bình quân của lao động Chỉ tiêu sức sinh lời bình quân của một lao động cho biết mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một năm. Chỉ tiêu sức sinh lời bình quân của lao động được xác định như sau: ΠBQLĐ = ΠR/LBQ Với ΠBQLĐ là lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra trong kỳ ΠR là lợi nhuận trước thuế LBQ là số lao động bình quân trong kỳ (tính theo phương pháp bình quân gia quyền) Bảng19 : Sức sinh lời bình quâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26459.doc
Tài liệu liên quan