Chuyên đề Thẩm định dự án tại sở giao dịch 3 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam .Thực trạng và giải pháp

 MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

LỜI NÓI ĐẦU

Chương I : Tổng quan về Sở giao dịch 3

I. Qúa trình hình thành và bộ máy tổ chức của Sở giao dịch 3

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch 3

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của sở giao dịch 3

2. Bộ máy tổ chức

2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức

2.2. Nhân sự

3. Chức năng nhiệm vụ của sở giao dịch 3

II. Thực trạng hoạt động của Sở giao dịch 3 trong thời gian qua

1. Công tác huy động vốn

2. Hoạt động tín dụng

3. Các hoạt động khác

3.1. Các hoạt động đầu tư

3.1.1.Hoạt động đầu tư

3.1.2.Hoạt động đầu tư chứng khoán

3.2. Hoạt động dịch vụ

3.2.1.Các dịch vụ dành cho khối định chế tài chính

3.2.2. Dịch vụ mở tài khoản và thanh toán

3.2.3.Dịch vụ bảo lãnh

3.2.4. Dịch vụ ngân hàng quốc tế

Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Sở giao dịch 3 – ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam

I. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch 3

 1. Công tác thẩm định tại Sở giao dịch 3

1.1. Mục đích và căn cứ thẩm định

1.1.1.Mục đích

1.1.2.Căn cứ thẩm định

1.2.Quy trình thẩm định dự án tại Sở giao dịch 3

1.3.Nội dung thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp

1.3.1 Đánh giá sơ bộ nội dung của dự án

1.3.2.Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án

1.3.3.Thẩm định khả năng cung ứng nguyên vật liệu và yếu tố đầu vào

1.3.4.Thẩm định kĩ thuật

1.3.4.1. Địa điểm xây dựng

1.3.4.2. Quy mô sản xuất của dự án và sản phẩm của dự án

1.3.4.3.Quy mô và giải pháp xây dựng của dự án

1.3.4.4: Công nghệ và thiết bị

1.3.4.5: Yếu tố môi trường và phòng cháy chữa cháy

1.3.5 Thẩm định khía cạnh quản lí và tổ chức thực hiện

1.3.6.Thẩm định tổng nguồn vốn đầu tư và đánh giá tính khả thi của phương án

1.3.6.1 Tổng vốn đầu tư của dự án

1.3.6.2. Dựa vào tiến độ thực hiện dự án xác định nhu cầu vốn đầu tư

1.3.6.3.Nguồn vốn đầu tư

1.3.7.Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án

1.3.7.1 Cơ sở để tính toán

1.3.7.2.Phương pháp tính toán

1.3.8 Thẩm định khía cạnh rủi ro của dự án

1.4.Các phương pháp thẩm định vay vốn của Sở giao dịch 3

1.4.1.Phương pháp thẩm định theo trình tự

1.4.2.Phương pháp so sánh đối chiếu

1.4.3.Phương pháp phân tích độ nhạy

1.4.4.Phương pháp dự báo

1.4.5.Phương pháp triệt tiêu rủi ro

2 .Ví dụ minh họa

2.1. Giới thiệu khách hàng

2.2 Nôi dung thẩm dịnh dự án

2.2.1 Thẩm định hồ sơ pháp lí của doanh nghiệp

2.2.2.Thẩm định hồ sơ xin vay vốn

2.2.2.1Thẩm định khía cạnh kĩ thuật của dự án đầu tư

2.2.2.2.Thẩm định về mặt thị trường

2.2.2.3Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh

2.2.2.4.Về thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn

2.2.2.5.Thẩm định tài chính của dự án

 2.2.2.6. Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay

II. Kết quả và hiệu quả của thẩm định

1. Kết quả

1.1.Kết quả

1.2. Những kết quả hoạt động của khối định chế tài chính

 của hoạt động tín dụng

1.3.Những kết quả của hoạt động đầu tư

1.4. Các dịch vụ dành cho khối khách hàng doanh nghiệp

1.4.1. Hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại :

1.4.2. Hoạt động bảo lãnh:

1.4.3.Phương pháp phân tích độ nhạy

2.Hiệu quả

Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm đinh dự án tại Sở giao dịch 3

I. Đánh giá tình hình thẩm định dự án vay vốn của SGD 3

1. Những thành tựu đạt được

2 .Những hạn chế và nguyên nhân

 2.1 Những hạn chế

2.2. Nguyên nhân

2.2.1 Đối với nguyên nhân từ phía khách hàng

2.2.2. Đối với nguyên nhân từ phía ngân hàng

2.2.3.Nguyên nhân từ môi trường pháp lí

II.Định hướng phát triển của sở 3

1. Định hướng phát triển cho toàn chi nhánh

2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định

2.1 Nâng cao vị trí của công tác thẩm định

2.2 Hoàn thiện phương pháp thẩm định

2.3. Hòan thiện nội dung thẩm định

2.3.1. Đối với nội dung kĩ thuật của dự án

2.3.2.Về khía cạnh thị trường

2.2.3.Về khía cạnh hiệu quả tài chính

2.4. Nâng cao năng lực cán bộ thẩm định

2.5 Nâng cao chất lựơng thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định

2.6 .Từng bước cải thiện và nâng cao cơ chế tổ chức trong công tác thẩm định dự án đầu tư

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thẩm định dự án tại sở giao dịch 3 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam .Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cung cầu về sản phẩm của dự án, để cán bộ thẩm định có thể đưa ra các nhận xét về thị trường tiêu thụ sản phẩm như: Sự cần thiết phải đầu tư dự án trong giai đoạn hiện nay, sự hợp lí của cơ cấu đầu tư, quy mô sản phẩm và sự hợp lí trong việc triển khai thực hiện đầu tư b: Cung sản phẩm của dự án Cán bộ thẩm định cần xác định rõ về thị trường trong nước của sản phẩm .Xác định được năng lực sản xuất và khả năng đáp ứng nhu cầu của sản phẩm đối với thị trường trong nước. Cần xác định rõ sản phẩm đó đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nhu cầu trong nước và cần nhập khẩu bao nhiêu. Xem xét sản phẩm nhập khẩu là do chất lượng hơn hay do nhu cầu sản xuất trong nước không đáp ứng được yêu cầu Cần dự đoán được những biến động của thị trường trong tương lai khi trên thị trường xuất hiện những sản phẩm mới cùng tham gia vào thị trường đầu ra sản phẩm, dịch vụ của dự án Xác định sản lượng sản phẩm đã được nhập khẩu trong những năm qua và dự kiến khối lượng đựoc nhập trong thời gian tới. Xem xét sự ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu sẽ tác động vào thị trường sản phẩm như thế nào khi nước ta tham gia vào các tổ chức quốc tế. Đưa ra con số dự kiến về sản lượng nhập khẩu thời gian tới, tổng cung và tốc độ tăng trưởng về cung của sản phẩm trong thời gian tới c:Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án Cán bộ thẩm định khi thẩm định dự án cần phải đưa ra các phương hướng để xác định thị trường mục tiêu của dự án. Xác định xem đó là thị trường trong nước hay thị trừong nước ngoài Nếu mục tiêu của dự án là thị trường trong nứơc.Thì khi đó cán bộ thẩm định cần phải xem xét các vấn đề như Xem xét về mẫu mã và chất lựơng của sản phẩm so với các sản phẩm khác đang có trên thị trường. Xem sản phẩm có những ưu điểm và nhược điểm nào Xem sản phẩm đưa ra thị trường có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hay không, có phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong tương lai hay không So sánh giá cả của sản phẩm với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường. Giá cả như thế là đã hợp lí chưa, có phù hợp với khả năng tiêu thụ và thu nhập của người dân trong nước hay không Nếu mục tiêu của thị trừơng sản phẩm là ngoài nước.Thì khi đó cán bộ thẩm định cần phải xem xét các khía cạnh sau Xem xét các tiêu chuẩn của sản phẩm như chất lượng, mẫu mã, giá cả …có đạt đựoc các yêu cầu để xuất khẩu hay không So sánh về mẫu mã, giá cả chất lượng của sản phẩm so với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường dự kiến sẽ xuất khẩu Xem thị trừơng mà sản phẩm dự kiến sẽ xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn nghạch hay không Xem xét xem trên thị trường dự kiến xuất khẩu đã có sản phẩm nào của Việt Nam hay chưa và kết quả đạt đựơc của sản phẩm đó ra sao d:Cách thức tiêu thụ và mạng lưới để phân phối đầu ra sản phẩm của dự án Cán bộ thẩm định cần phải xác định rõ sản phẩm sẽ được tiêu thụ theo cách thức nào, có cần đến hệ thống phân phối hay không và nếu có thì cách thức phân phối đó có phù hợp với thị trường mục tiêu hay không Cần lưu ý nếu sản phẩm là hàng tiêu dùng thì lúc này mạng lưới phân phối sản phẩm khá quan trọng nên cán bộ thẩm định cần xem xét kĩ.Cần phải ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án e: Dự kiến mức tiêu thụ sản phẩm dự kiến đầu ra của sản phẩm Các yếu tố như thị trường mục tiêu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, công suất thiết kế là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.Mặt khác các yếu tố khác như mức sản xuất, tiêu thụ của sản phẩm hàng năm, giá bán sản phẩm trên thị trường cũng ảnh hưởng đến sự tiêu thụ sản phẩm. Xem xét sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm, xem liệu người tiêu dùng có thích nghi với sự thay đổi đó hay không 1.3.3.Thẩm định khả năng cung ứng nguyên vật liệu và yếu tố đầu vào Trên các cơ sở về hồ sơ dự án cán bộ thẩm định sẽ xem dự án sẽ gặp những khó khăn và thuận lợi như thế nào khi chủ động đựơc nguyên liệu đầu vào.Thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu cơ bản của dự án Xem xét về nhu cầu nguyên vật liệu hàng năm của dự án phục vụ cho hoạt động sản xuất Xem có một hay nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu cho dự án .Xem xét mối quan hệ của nhà cung cấp với dự án là từ trước hay mới thiết lập và mức độ tín nhiệm như thế nào Nếu nguyên vật liệu phải nhập khẩu thì xem xét chính sách nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào, các biến động về giá, tỉ giá nhập khẩu Trong một số trường hợp đặc biệt dự án cần phải xây dựng vùng nguyên liệu thì khả năng này được cán bộ thẩm định đánh giá như thế nào 1.3.4.Thẩm định kĩ thuật Khi xem xét khía cạnh kĩ thuật thì cán bộ thẩm định cần phải nghiên cứu các dữ liệu các thông số kĩ thuật từ đó rút ra các kết luận về sự hợp lí về kĩ thuật của dự án 1.3.4.1. Địa điểm xây dựng Trong một dự án thì địa điểm xây dựng đóng một vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Do vậy cán bộ thẩm định phải xem xét rất kĩ, thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu sau Đánh giá về vị trí của địa điểm, xem địa điểm như thế có thuận lợi về mặt giao thông hay không? Thuận tiện trong việc vận chuyển nguyên vật liệu hay đưa sản phẩm đi tiêu thụ hay không? Xem địa điểm đó có nằm trong quy hoạch hay không Xem xét cơ sở vật chất hạ tầng của địa điểm đầu tư như thế nào. 1.3.4.2. Quy mô sản xuất của dự án và sản phẩm của dự án Khi cán bộ thẩm định đánh giá về sản phẩm của dự án thì cần phải xem xét các khía cạnh như Xem xét về công xuất thiết kế của dự án, xem công suất đó có phù hợp với nguồn vốn, trình độ quản lí và thị trường tiêu thụ sản phẩm hay không? Xem xét sự cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Xem sản phẩm đó là sản phẩm mới trên thị trường hay là đã có sẵn trên thị trường Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào và yêu cầu tay nghề công nhân sản xuất sản phẩm có cao không 1.3.4.3.Quy mô và giải pháp xây dựng của dự án Cán bộ thẩm định xem xét xem quy mô dự án, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không.Xem hạ tầng cơ sở vật chất như điện, nước, giao thông… có phù hợp và có tận dụng được các ưu thế của dự án hay không.Xem xét các hạng mục đầu tư của dự án, xem có hạng mục nào của dự án cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không 1.3.4.4: Công nghệ và thiết bị Khi thẩm định về khâu công nghệ và thiết bị thì cán bộ thẩm định cần phải thẩm định các yếu tố như Xem công nghệ mà dự án sử dụng có phù hợp với trình độ hiện nay của Việt Nam hay không. Liệu chủ dự án có nắm bắt được quy trình sử dụng công nghệ hay không Quy trình công nghệ có hiện đại hay không và nằm ở mức độ nào của thế giới Cán bộ thẩm định tiến hành xem xét công suất, chủng loại, quy cách, số lượng, cũng như giá cả của thiết bị cùng phương thức thanh toán Xem xét thời gian giao hàng có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án hay không .Uy tín của nhà cung cấp thiết bị như thế nào Như vậy khi đánh giá về mặt công nghệ của dự án thì cán bộ thẩm định ngoài dựa vào kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của mình cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đánh giá các yếu tố công nghệ tiết bị một cách kĩ lưỡng nhất 1.3.4.5: Yếu tố môi trường và phòng cháy chữa cháy Cán bộ thẩm định cần xem xét xem dự án có các giải pháp về môi trường và phòng cháy chữa cháy hay không. Các giải pháp này có hợp lệ và an toàn hay không.Đã đựoc cơ quan có thẩm quyền xem xét haychưa. Trong quá trình thẩm định thì cán bộ thẩm định phải đối chiếu với các quy định hiện hành để quyết dịnh dự án có cần phải trình báo cáo đánh gía các tác động môi trường hay không 1.3.5 Thẩm định khía cạnh quản lí và tổ chức thực hiện Khi xem xét khía cạnh quản lí và tổ chức thực hiện dự án thì cán bộ thâm định cần phải xem xét đánh giá về trình độ kinh nghiệm quản lí dự án của chủ đầu tư .Cán bộ thẩm định đánh giá về các nhà thầu tham gia dự án, xem xét quy cách pháp lí của nhà thầu về uy tín và công nghệ thiết bị .Xem xét về nguồn nhân lực tham gia lao động của dự án về trình độ tay nghề, số lượng, kế hoạch đào tạo nguồn lao động cho dự án 1.3.6.Thẩm định tổng nguồn vốn đầu tư và đánh giá tính khả thi của phương án 1.3.6.1 Tổng vốn đầu tư của dự án Khi tiến hành thẩm định dự án thì cán bộ thẩm định phải đánh giá để có thể đưa ra được tổng mức vốn đầu tư hợp lí.Tránh việc khi dự án đi vào hoạt động có thể dẫn đến việc vốn của dự án tăng lên hoặcgiảm đi quá mạnh so với dự kiến ban đầu, ảnh hưởng không chỉ đến hiệu quả của dự án mà còn đến khả năng trả nợ của dự án . Cán bộ thẩm định phải đánh giá xem tổng vốn đầu tư của dự án đã hợp lí chưa. Đã tính đến các yếu tố ảnh hưởng khác chưa như những yếu tố làm tăng chi phí của dự án, các yếu tố trượt giá, lạm phát, tỉ giá ngoại tệ thay đổi …Cán bộ thẩm định sẽ dựa trên những dự án tương tự đã thực hiện trước đó so sánh để làm rõ tính hợp lí của các giải pháp, nếu thấy có sự bất hợp lí ở nội dung nào thì phải tập trung phân tích làm rõ, từ đó đưa ra được cơ cấu vốn đầu tư hợp lí, xác định được mức cung vốn tối đa của ngân hàng Trong trường hợp dự án đang ở giai đoạn duyệt chủ trương hay tổng mức đầu tư mới ở dạng khái toán .Khi đó cán bộ thẩm định phải đựa vào các số liệu đã thống kê đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán. Để thẩm định các giải pháp về nguồn vốn và xác định được hiệu quả tài chính của dự án. Để có cơ sở thẩm định các giải pháp về nguồn vốn và xác định đuợc sự hiệu quả tài chính của dự án thì cán bộ thẩm định cũng cần phải xem xét đến nguồn vốn lưu động nhằm đảm bảo tốt cho hoạt động của dự án 1.3.6.2. Dựa vào tiến độ thực hiện dự án xác định nhu cầu vốn đầu tư Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định cần phải xem xét về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn của dự án. Xem trong mỗi giai đoạn của dự án cần bao nhiêu vốn đầu tư là hợp lí nhất để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án , mặt khác có thể dựa vào đó để làm cơ sở tính lãi vay và tiến độ giải ngân vốn vay. Ngoài ra cán bộ thẩm định phải xem xét tỉ lệ từng loại nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lí hay không. Thông thường thì nguồn vốn tự có thường được tham gia đầu tư trước 1.3.6.3.Nguồn vốn đầu tư Có rất nhiều loại nguồn vốn cùng tham gia một dự án như nguồn vốn tự có, vốn vay, vốn được trợ cấp … Cán bộ thẩm định cần phải phân tích về cơ cấu vốn, điều kiện đi kèm và chi phí sử dụng từng loại nguồn vốn để từ đó có thể đánh gía hiệu quả tài chính của dự án. Phải cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư với với khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để có thể đánh giá tính khả thi của dự án 1.3.7.Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án 1.3.7.1 Cơ sở để tính toán Khi thẩm định dự án đầu tư thì cán bộ thẩm định thừơng sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích độ nhạy để kiểm tra đựơc tính vững chắc của dự án đầu tư khi có một số các yếu tố trong dự án thay đổi Những chỉ tiêu như chi phí vốn, chi phí bỏ ra đầu tư ban đầu, chi phí sữa chữa tài sản cố định, nợ phải trả, khấu hao tài sản cố định sẽ đựoc tính dựa vào những đánh giá về độ khả thi của cơ cấu nguồn vốn và nguồn vốn nói chung Còn đối với các chỉ tiêu như doanh thu dự kiến hằng năm, mức huy động công suất so với công suất thiết kế sẽ đựoc các cán bộ thẩm dịnh đánh giá dựa vào khía cạnh thị trường, phưong án và khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của dự án Với các chỉ tiêu như tổng chi phí trực tiếp của dự án, giá thành của sản phẩm sẽ đựơc cán bộ thẩm định tính toán dựa vào những đánh giá phân tích về những đặc điểm của dây chuyền công nghệ, khả năng cung ứng nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm dự án Với chỉ tiêu như nhu cầu và chi phí vốn lưu động trong từng năm sẽ đựoc xác định dựa vào mức vốn tự có của chủ đầu tư và tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án 1.3.7.2.Phương pháp tính toán Để xác định đựoc hiệu quả của dự án cũng như khả năng trả nợ của dự án thì việc đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án là rất cần thiết, việc đánh giá này đựoc chia làm 2 nhóm gồm các chỉ tiêu cần tính toán Nhóm 1 gồm các chỉ tiêu về tỉ suất sinh lời của dự án, trong những chỉ tiêu cần xác định cụ thể gồm có NPV, ROE, IRR Nhóm thứ hai gồm có các chỉ tiêu về khả năng trả nợ của dự án, các chỉ tiêu cần xác định cụ thể gồm có : chỉ tiêu về đánh gí khả năng trả nợ của dự án DSCR, nguồn dùng để trả nợ hàng năm và thời gian cần thiết để trả nợ vốn vay Tuy nhiên cán bộ thẩm định cần xem xét từng từng dự án cụ thể trong mỗi hoàn cảnh riêng biệt để tiến hành tính toán cụ thể một số các chỉ tiêu khác như :khả năng đổi mới công nghệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đào tạo nguồn nhân lực, và khả năng tái tạo đồng ngoại tệ… 1.3.8 Thẩm định khía cạnh rủi ro của dự án Do nhiều nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan mà một dự án đầu tư từ khi bắt đầu thực hiện đến khi vận hành luôn chứa nhiều các yếu tố rủi ro như Rủi ro xảy ra do sự thay đổi cơ chế chính sách luật pháp Rủi ro do sự sai lệch trong thanh toán, thu thập số liệu Rủi ro xảy ra trong khâu vận hành, sản xuất Rủi ro trong quá trình cung cấp Rủi ro trong giai đoạn xây dựng, và đưa dự án vào hoạt động Các vấn đề rủi ro thuộc về phạm trù vĩ mô Rủi ro do các yếu tố xã hội, môi trường tác động đến dự án Do vậy khi thẩm dịnh các yếu tố rủi ro cán bộ thẩm định thường sử dụng các biện pháp triệt tiêu rủi ro để giúp dự án đạt hiệu quả cao nhất . Các hiệu quả tài chính dự kiến đựoc đều không chịu ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro do vậy cần phải có biện pháp cắt giảm rủi ro tốt nhất Rủi ro xảy ra do cơ chế chính sách: những bất ổn tài chính như những hạn chế trong luật, các nghị quyết, nghị định, những sắc thuế mới do vậy cần có biện pháp giảm thiểu như chấp hành nghiêm chỉnh luật và các quy định hiện hành dựa trên mức tuân thủ của dự án, bảo lãnh cụ thể về việc cung cấp ngoại hối, hỗ trợ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu… 1.4.Các phương pháp thẩm định vay vốn của Sở giao dịch 3 1.4.1.Phương pháp thẩm định theo trình tự Phương pháp thẩm định theo trình tự được sử dụng trong công tác thẩm định tại SGD 3 đây là phuơng pháp đánh giá từ tổng quát đến chi tiết .Đưa ra các kết luận mà kết luận sau phải dựa trên kết luận trước Đối với thẩm định tổng quát thì đánh giá dự án một cách chung nhất, khái quát nhất để thấy đựợc cái nhìn tổng quát của dự án .Thấy đựoc sự cần thiết phải thực hiện dự án.Tuy nhiên khi thẩm định tổng quát còn vấp phải nhược điểm là khó có thể tìm ra được các sai sót do nhìn nhận dự án ở tổng quát do vậy bước tiếp theo là xem xét dự án ở góc độ chi tiết .Thẩm dịnh dự án chi tiết là đánh giá dự án trên từng phương diện, từng nội dung cụ thể về vốn, kĩ thuật, tài chính, pháp lí, môi trường…Cán bộ thẩm định khi thẩm định ở bước này cũng cần phải xem xét một cách tỉ mỉ cẩn thận từng chi tiết nhỏ trong dự án , nếu như bác bỏ một số nội dung cơ bản của dự án thì có thể ngay sau đó bác bỏ và dừng thẩm định cả dự án . Tại SGD 3 – ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam thì các bước thẩm định tổng quát và chi tiết đều thực hiện tại phòng quan hệ khách hàng .Tại đây các cán bộ thẩm định sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng bao gồm hồ sơ về tư cách khách hàng vay vốn và hồ sơ của dự án vay vốn sẽ tiến hành thẩm định theo sự phân công của trưởng phòng khách hàng , các cán bộ thẩm định sẽ thẩm định độc lập và theo đúng quy trình thẩm định là đi từ tổng quát đến chi tiết của hồ sơ dự án 1.4.2.Phương pháp so sánh đối chiếu Phương pháp so sánh đối chiếu được hiểu là là việc so sánh đối chiếu giữa các tiêu chuẩn, định mức, các thông lệ cũng như các kinh nghiệm thực tế với các chỉ tiêu của dự án để từ đó tiến hành phân tích lựa chọn phương án tốt nhất .Đây cũng là một trong những phương pháp thường xuyên được sử dụng thẩm định tại SGD 3. Một số những chỉ tiêu, mà cán bộ thẩm định tại sở thường áp dụng là Phân tích đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư, từ đó lựa chọn các phương án đầu tư hợp lí về tất cả các phương diện sau khi đã xem xét kĩ lưỡng Đánh giá các tiêu chuẩn về trang thiết bị công nghệ, về sản phẩm của dự án Đánh giá các tiêu chuẩn về thiết kế xây dựng … do nhà nước quy định, về các chuẩn mực tài chính dự án có thể thông qua Đánh giá các chỉ tiêu về mức vốn đầu tư, suất đầu tư sao cho hợp lí nhất, hay các tiêu chuẩn định mức về nguyên vật liệu, năng lượng, các khoản chi phí như tiền lương, chi phí khác .. Tùy theo từng phương án cụ thể mà trong quá trình thẩm định cán bộ sẽ tiến hành so sánh và sẽ linh hoạt trong việc vận dụng các kinh nghiệm của mình từ các dự án trước để so sánh tính hợp lí các phưong án đã lựa chọn Phương pháp này luôn được dùng để thẩm định các dự án vay vốn tại SGD 3 .Do là một trong 3 sở của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nên khối lượng hồ sơ đến xin vay vốn tại SGD 3 là rất lớn do vậy khi thẩm định bằng phương pháp này cán bộ thẩm định ngoài việc nghiên cứu thực tế các số liệu thì còn phải dựa vào các số liệu điện tử có sẵn tại sở để làm căn cứ đối chiếu 1.4.3.Phương pháp phân tích độ nhạy Khi thẩm định khía cạnh tài chính của dự án tại SGD3 thì cán bộ thẩm định thường sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để có thể đánh giá được tính hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Các chỉ tiêu như NPV, IRR, T,…thường được sử dụng để tính toán sự hiệu quả về mặt tài chính của dự án, xem xét các yếu tố này thay đổi như thế nào khi các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chúng thay đổi Qua việc phân tích các chỉ tiêu trên thì cán bộ thẩm định sẽ biết được những dự án nào có độ rủi ro cao, dự án nào có độ an toàn là cao nhất, ít gặp rủi ro nhất tạo thuận lợi cho việc ra quyết định đầu tư.Cán bộ thẩm định khi sử dụng phương pháp này phải đưa ra tất cả các khả năng của các yếu tố và sự biến động của chúng, sau đó thực hiện việc thay đổi lần lượt giá trị của các yếu tố để đánh giá sự biến động tầm ảnh hưởng của các biến cố đó đối với chỉ tiêu hiệu quả tài chính Tại SGD 3 ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam thì phương pháp phân tích độ nhạy luôn được sử dụng trong các bước thẩm định hồ sơ dự án, cán bộ thẩm định sẽ nghiên cứu các dữ liệu liên quan đến dự án, sau đó sẽ tiến hành đánh giá, lựa chọn phương án nào mang lại hiệu quả nhất, tiếp đó cán bộ thẩm định sẽ dự báo mức ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hiệu quả của dựa án 1.4.4.Phương pháp dự báo Tại SGD 3 phương pháp dự báo thường được sử dụng để thẩm định các dự án đầu tư.Tại đây các cán bộ thẩm định sẽ dựa vào những số liệu vừa thống kê để có thể đưa ra đựơc những dự báo đối với sản phẩm của dự án .Các dự báo về cung cầu của sản phẩm hiện nay trên thị trường như thế nào, tình hình giá cả nguyên vật liệu, các loại chi phí …từ đó có thể nhận thấy đựoc độ khả thi của dự án dựa vào những ảnh hưởng trực tiếp của các dự báo đó Tại SGD 3 thì phương pháp dự báo đựơc tiến hành song song với phương pháp phân tích độ nhạy khi thẩm định dự án đầu tư.Thông qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự án để tìm ra các yếu thuận lợi cũng như khó khăn.Cán bộ thẩm định sẽ thực hiện dự báo về hiệu quả của dự án trong tương lai dưới sự tác động của các yếu tố này Các phương pháp dự báo thường đựơc cán bộ thẩm định tại SGD 3 sử dụng như phưong pháp định mức, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp sử dụng hệ số co giãn cầu sao, phương pháp ngoại suy thống kê, mô hình tương quan… 1.4.5.Phương pháp triệt tiêu rủi ro Đối với dự án đầu tư thì yếu tố rủi ro là khó tránh khỏi do thời gian thực hiện dự án thường kéo dài từ lúc bắt đầu thực hiện dự án đến lúc đi vào vận hành khai thác. Cần phải có những biện pháp kinh tế hợp lí nhất để có thể giảm thiểu hay phân tán rủi ro ở mức thấp nhất Các loại rủi ro thường gặp khi thực hiện dự án đầu tư là Rủi ro do công tác giải ngân chậm Rủi ro chậm tiến độ thi công hay dịch vụ cung cấp công nghệ không đảm bảo Rủi ro do thiếu vốn đầu tư Rủi ro về quản lí điều hành Rủi ro do thiếu các yếu tố đầu vào cần thiết cho dự án đi vào họat động Các loại rủi ro bất khả kháng khác… Sau khi đã xác định rủi ro các cán bộ thẩm định sẽ tiến hành đề xuất các giải pháp để giảm thiểu rủi ro .Đây là phuơng pháp thực hiện cuối cùng khi thẩm định rủi ro tín dụng của dự án 2 .Ví dụ minh họa 2.1. Giới thiệu khách hàng Khách hàng vay vốn là công ty vận tải hàng hải thuộc tổng công ty vận tải hàng hải Việt Nam thuộc bộ giao thông vận tải.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây đựoc thể hiện trong bảng kinh doanh sau Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp STT ChØ tiªu 2005 2006 2007 I Tình hình vốn và tài sản 1 Nguồn vốn kinh doanh 7.936.900.515 8.147.895.382 8.147.995.382 Vốn tự có 7.493.364.795 - 7.669.013.682 Vốn lưu động 443.625.720 - 478.881.700 2 Tài sản cố định - - - Nguyên gía tài sản cố định 12.094.518.996 12.491.331.796 12.924.606.729 Ngân sách cấp - - - Vốn tự có - - - Hao mòn lũy kế TSCĐ 6.406.521.633 6.998.681.643 7.449.681.643 Giá trị còn lại 5.687.997.363 5.492.653.153 5.475.925.086 Thực trích khấu hao - - - Mức đạt - - - II Lợi nhuận và nghĩa vụ với nhà nước -Thuế doanh thu 260.000.000 1.960056.465 2.835.152.168 Thuế lợi tức 300.000.000 Thu trên vốn 203.000.000 68.061.903 125.000.000 Tiền thuê đất 80.000.000 100.000.000 90.000.000 Số thuế doanh nghiệp còn nợ 255.299.031 323.307.732 46.811.865 III Kết quả sản xuất kinh doanh 1 Giá trị tổng sản lượng 37.971.000 2 Doanh thu 34.914.382.977 28.241.786.465 30.987.201.578 Giá vốn hàng bán 27.384.792.939 22.881.247.711 23.957.591.203 Lợi nhuận trước thuế 1.053.785.000 174.848.200 619.530.000 Lợi nhuận sau thuế 790.338.750 131.136.150 464.647.500 3 Các quỹ của doanh nghiêp Quỹ khen thưởng 99.267.730 115.912.530 44.022.530 Quỹ phúc lợi 159.887.533 23.381.855 2.231.918 Quỹ phát triển kinh doanh 447.655.560 535.189.196 672.512.890 IV Tình hình công nợ Dư nợ ngắn hạn Dư nợ dài hạn Các khoản phải thu 9.353.412.662.14.763.043.380 217.411.648.1413.876.552.295 20.288.911.451 Các khoản phải trả 35.452.179.099 ( theo nguồn sở giao dịch 3) Qua bảng số liệu trên nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị trong những năm qua là tương đồi ổn định, mức doanh thu ổn định trong từng năm, doanh nghiệp đã biết điều tiết các khoản chi phí trong tững năm, tiết kiệm các khoản chi phí về nguyên vật liệu, chi phí quản lí. Đời sống của cán bộ nhân viên trong công ty đựoc nâng cao, không những tăng về tiền lương thưởng mà công tác xã hội trong công ty cũng đuợc quan tâm Công ty vận tải đường biển là một trong những công ty lớn, có bề dày kinh nghiệm trong vận chuyển hàng hóa đường biển, có quy mô kinh doanh và doanh thu lớn nhất của tổng công ty hàng hải Việt Nam.Kể từ khi thành lập đến nay công ty đã không ngừng phát triển.Trong những năm gần đây trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, công ty liên tục đầu tư tàu mới để tăng sức cạnh tranh, giảm giá thành và từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như trên toàn thế giới.Trong các ngành công nghiệp thì ngành vận chuyển bằng đừơng biển là ngành rất có tiềm năng. Sau khi nghiên cứu về doanh nghiệp ngân hàng đã đưa ra kết luận doanh nghiệp sẽ là một khách hàng rất tiềm năng của ngân hàng 2.2 Nôi dung thẩm dịnh dự án 2.2.1 Thẩm định hồ sơ pháp lí của doanh nghiệp Công ty đã hoàn tất tất cả các các thủ tục hồ sơ pháp lí về dự án để trình lên xin vay vốn ngân hàng như Giấy phép mua tàu biển đựoc bộ giao thông vận tải xem xét Quyết định phê duyệt dự án mua tàu biển của hội đồng quản trị tổng công ty hàng hải Việt Nam Hợp đồng mua tàu sẽ đựơc công ty hoàn thiện trong thời gian sớm nhất và nó sẽ đựoc chuyển đến cho ngân hàng trước khi nhận nợ Như vậy nhận thấy về cơ bản báo cáo đã xem xét đầy đủ các thủ tục pháp lí của dự án 2.2.2.Thẩm định hồ sơ xin vay vốn 2.2.2.1Thẩm định khía cạnh kĩ thuật của dự án đầu tư Mô tả dự án Sự cần thiết của dự án đầu tư khi mua con tàu này: trong tình hình kinh tế hiện nay có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường vận tải đừờng biển trong nước và quốc tế Nhận thấy các quốc gia trong khu vực đều có những đội tàu mạnhvà trong thòi gian qua chúng ta đang đánh mất vị trí ngay trên thị trừong của mình.Chúng ta chỉ cón thể tăng sức cạnh tranh bằng việc giảm giá thành, từng bứoc chúng ta hội nhập vào thị trường tàu quốc tế.Chúng ta chỉ có thể thực hiện điều này khi đội tàu đựơc cải thiện .Nhận thức được tình hình cấp bách đó, ban lãnh đạo công ty đã quyết định bỏ vốn đầu tư mua tàu Crean Pacivic có trọng tải 21.976DWT để khai thác các tuyến đừơng xa đáp ứng đựoc nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Tàu có các thông số kĩ thuật như sau Tên tàu : Crean Pacific Loại tàu : Bulk Carrier anh Time Năm đóng : 995 Nơi đóng: Nhật Bản Trọng tải tàu : 21.976 DWT GRT: 13.856T NRT: 7.738 Dung tích hầm hàng : 28.298CBM/ 29.254CBM Tốc độ khai thác : 13,5 hải lí/ giờ Máy chính: Kobe Diesel/ 6UEC45LA Công suất chính : 7.2000PS x 158 rpm Máy đèn : 2 máy Yanmar, M200L – UN, 620ps Do đây là tàu đã qua sử dụng nên việc kiểm tra chất lượng tàu đã đựoc công ty thuê đăng kiểm Det Norke Veritas giám định tàu này tại cảng Chiba ở Nhật Bản.Theo như hồ sơ đăng kiểm và báo cáo giám định thì trạng thái tàu phù hợp với cấp tàu và giấy đăng kiểm Nippon Kaiji Kyokai đã cấp cho tàu .Tàu có thể khai thác tốt phù

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21613.doc
Tài liệu liên quan