Chuyên đề Thực trạng công tác chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1

SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC CHUẨN BI QUỸ NHÀ Ở, ĐẤT Ở TÁI ĐỊNH CƯ PHỤC VỤ GPMB

I. SƠ LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ GPMB

1. GPMB là vấn đề tất yếu của quá trình phát triển

2. Công tác đền bù Giải phóng mặt bằng

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ TRONG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG.

1. Khái niệm tái định cư:

2. Công tác tái định cư:

3. Những quy định chung về tái định cư:

I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HÀ NỘI.

1. Đặc điểm kinh tế – xã hội.

2. Quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội:

3. Thực trạng giải phóng mặt bằng, nhu cầu tái định cư ở thành phố Hà Nội:

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ QUỸ NHÀ Ở, ĐẤT Ở TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

1. Cơ chế, chính sách:

2. Nhu cầu về quỹ nhà ở tái định cư:

3. Thực trạng công tác chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở phục vụ tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XÂY DỰNG QUỸ NHÀ Ở, ĐẤT Ở TÁI ĐỊNH CƯ PHỤC VỤ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.

1. Nhận thức của Thành phố về vai trò của công tác tái định cư.

2. Những kết quả đạt được:

3. Những yếu kém và nguyên nhân:

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC XÂY DỰNG NHÀ Ở

TÁI ĐỊNH CƯ PHỤC VỤ GPMB .

I. KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ QUỸ NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ ĐẾN NĂM 2010 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của thành phố Hà Nội thời kỳ 2001-2010.

2. Nhu cầu tái định cư năm 2005 và dự báo nhu cầu tái định cư trong những năm tới:

3. Mục tiêu và kế hoạch chuẩn bị quỹ nhà, quỹ đất tái định cư:

4. Quan điểm thực hiện:

II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ PHỤC VỤ DI DÂN GPMB TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

1. Giải pháp về quy hoạch:

2. Giải pháp đẩy mạnh triển khai xây dựng quỹ nhà, đất tái định cư bằng nhiều hình thức:

3. Giải pháp về quy mô, cơ cấu, chất lượng căn hộ tái định cư:

4. Giải pháp về tài chính:

5. Giải pháp về tạo việc làm và ổn định đời sống người dân:

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy vai trò tham mưu, phối hợp liên ngành trong việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc cụ thể ở các dự án. Bộ máy làm công tác GPMB ở các quận, huyện, phường, xã được hình thành theo Quyết định số 147/2003/QĐ-UB ngày 4/11/2003 của UBND thành phố, đã từng bước hoạt động theo hướng tập trung, chuyên trách, giảm bớt các thủ tục thành lập Hội đồng và có sự phân công trách nhiệm rõ ràng hơn. Từ năm 2001, việc thực hiện chủ trương tăng cường phân cấp cho UBND các quận, huyện trong việc thẩm định và phê duyệt toàn bộ các phương án đền bù, hỗ trợ, tái định cư đã tạo điều kiện cho các quận, huyện chủ động hơn trong công tác GPMB và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính. Việc chỉ đạo hoàn thiện quy trình, thủ tục tổ chức thực hiện công tác bồi thường thiệt hại, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đã góp phần xác định rõ các bước triển khai công việc, phân định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, người bị thu hồi đất và các cơ quan quản lý nhà nước; tạo điều kiện thực hiện phân cấp triệt để, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý kiên quyết đối với các hành vi cố tình không chấp hành. Đồng thời cũng xác định rõ trách nhiệm của các Sở, Ngành trong việc chủ trì, tham gia phối hợp và kiểm tra, đôn đốc. Công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã được các cấp chính quyền, các ngành quan tâm tiếp nhận, cố gắng giải quyết kịp thời theo đúng trình tự và thẩm quyền, góp phần hạn chế những tâm lý căng thẳng tại những điểm nóng và củng cố thêm long tin vào sự công tâm của chính quyền và sự phù hợp của các chính sách chung. Qua 5 năm, Ban chỉ đạo GPMB của thành phố đã kiểm tra trên 3 vạn phương án đền bù và nhiều trường hợp sai sót đã được UBND quận, huyện kịp thời xử lý. Đã có 570 trường hợp khiếu nại được Thanh tra Thành phố xem xét, kết luận và được giải quyết theo thẩm quyền. Tình trạng nhân dân đi tập trung khiếu kiện đông người đã giảm. 3.1.6. Công tác lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự phối hợp của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội ngày càng được tăng cường theo hướng tích cực, chủ động, kiên quyết và có hiệu quả. Đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở các cấp. Quán triệt tư tưởng “Lãnh đạo, chỉ đạo tập trung ráo riết bằng các giải pháp đồng bộ kiên quyết” các cấp uỷ Đảng, Chính quyền và tổ chức Đoàn thể nhân dân ở các quận, huyện và nhiều phường, xã đã tích cực lãnh đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức phối hợp trong công tác GPMB. Đảng bộ các quận, huyện đã tăng cường các hình thức kiểm tra, đôn đốc và phân công các Đ/c trong Thường vụ phụ trách lãnh đạo chỉ đạo cụ thể ở từng địa bàn. Mặt trân tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã đã có nhiều biện pháp tích cực trong việc tổ chức tuyên truyền, vận động về các chủ trương, chính sách GPMB, trực tiếp tham gia tổ chức công tác ở cơ sở, giúp Hội đồng GPMB ở nhiều quận, huyện kịp thời nắm được tình hình, xem xét bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo đúng các chế độ chính sách của nhà nước và thành phố. Bên cạnh đó, công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức đã kịp thời biểu dương những cá nhân, tổ chức làm tốt, phê phán những hành vi vi phạm, cố tình không chấp hành, góp phần ổn định tư tưởng trong nhân dân khi thực hiện các chủ trương chính sách của thành phố. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương và sự tham gia tích cực của tổ chức chính trị xã hội, Đoàn thể, nhiều dự án, điểm nóng trên địa bàn thành phố đã được tháo gỡ những khó khăn, nhân dân đồng tình, chấp thuận, không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính. Hàng năm, Thành phố và các cấp Chính quyền đều quan tâm chỉ đạo kiểm điểm đánh giá kết quả triển khai công tác GPMB theo tinh thần Nghị quyết 20 của Thành uỷ và Nghị quyết 09 của Hội đồng nhân dân thành phố. Qua đó, đã rút ra kinh nghiệm và chấn chỉnh các biện pháp tổ chức thực hiện ở các khâu điều tra, lập phương án, công khai phương án, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc của các cấp uỷ. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ QUỸ NHÀ Ở, ĐẤT Ở TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. Thành phố Hà Nội thời gian qua đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ. Hàng loạt các công trình, dự án xây dựng được triển khai, các tuyến đường đựơc cải tạo nâng cấp, các nút giao thông quan trọng trong thành phố được xây dựng…Các dự án, công trình được triển khai tăng cả về quy mô, số lượng và chất lượng, đã làm tăng sức ép cho công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất để thực hiện dự án. Công tác giải phóng mặt bằng của thành phố Hà Nội trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định, có nhiều tiến bộ và chuyển biến tích cực, trước mắt đã tập trung giải quyết đảm bảo yêu cầu cơ bản cho các dự án trọng điểm của thành phố. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng của nhiều dự án vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, một trong những nguyên nhân là chưa chuẩn bị đủ quỹ nhà ở, đất ở tái định cư. Là khâu quan trọng nhất trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư có tính chất quyết định đến tiến độ và hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội của các dự án. Tâm lý người dân luôn mong muốn có một chỗ ở ổn định, mức sống và thu nhập không bị giảm đi sau khi bị thu hồi đất, phải di chuyển chỗ ở. Vì vậy, công tác chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái định cư cùng với việc xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại nơi tái định cư đảm bảo cho người dân ổn định chỗ ở, tái tạo thu nhập và phân bố lại dân cư trên địa bàn là công việc phải làm trước tiên và cấp bách đối với bất kỳ dự án xây dựng nào cần giải phóng mặt bằng. Nhận thức rõ vấn đề trên, UBND thành phố và các Sở, Ban, Ngành và chính quyền địa phương đã có sự chỉ đạo sát sao, tích cực nhằm đẩy nhanh công tác chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái định cư cùng với các phương án bồi thường hỗ trợ khác phục vụ giải phóng mặt bằng. 1. Cơ chế, chính sách: Căn cứ vào các văn bản pháp luật của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế - xã hội, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về chính sách và biện pháp bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợp với tình hình của thành phố. Trong đó các quy định về công tác chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng cũng được thể hiện khá cụ thể: - Nghị quyết số 20/NQ-TU ngày 13/7/2000 của UBND thành phố Hà Nội và Nghị quyết số 09/NQ-HĐ ngày 21/7/2000 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về công tác giải phóng mặt bằng, xác định đây là nội dung quan trọng nhằm thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô, thực hiện quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội đến năm 2020, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng 5 năm của thành phố. - Quyết định số 123/QĐ-UB ngày 06/12/2001 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định những nguyên tắc về quản lý đầu tư và xây dựng khu đô thị mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở trên địa bàn thành phố. Các khu đô thị mới phải được xây dựng trên cơ sở quy hoạch chi tiết được phê duyệt, đồng bộ cơ sở hạ tầng đô thị, cũng như các cơ sở bảo đảm hoạt động hành chính, an toàn dân cư…đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để tạo lập cuộc sống ổn định, sinh hoạt, làm việc và giao tiếp thuận tiện. Đồng thời quy định về những nguyên tắc sử dụng quỹ nhà ở, đất ở sau khi xây dựng hạ tầng kỹ thuật: đối với dự án kinh doanh hạ tầng, xây dựng nhà ở để bán, chủ đầu tư phải giành 20% quỹ đất ở (hoặc 30% quỹ nhà) để bổ sung vào quỹ nhà ở, đất ở của thành phố phục vụ di dân giải phóng mặt bằng. - Quyết định số 01/QĐ-UB ngày 06/07/2002 của UBND thành phố ban hành quy chế mua nhà đã xây dựng hoặc theo đơn đặt hàng để phục vụ di dân giải phóng mặt bằng theo phương thức huy động các nguồn vốn ứng trước đầu tư xây dựng nhà ở của các thành phần kinh tế. - Quyết định số 15/QĐ-UB ngày 17/01/2003 về ban hành giá bán căn hộ chung cư cao tầng cho các đối tượng tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Quyết định số 63/2002/QĐ-UB và Quyết định số 91/2003/QĐ-UB về đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố, trong đó có nguồn bổ sung kinh phí để xây dựng nhà ở tái định cư. - Quyết định số 76/QĐ-UB ngày 19/5/2004 của UBND thành phố quy định về quản lý thực hiện đầu tư các dự án cải tạo, xây dựng khu nhà ở và khu đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quy đinh chủ đầu tư thực hiện dự án cải tạo, xây dựng khu nhà ở, khu đô thị và các chủ dự án thành phần trong các dự án có nghĩa vụ bàn giao 20% diện tích đất xây dựng nhà ở cao tầng có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, 50% diện tích sàn nhà cao tầng, 25% nhà vườn biệt thự để bổ sung vào quỹ nhà ở của thành phố. - Quyết định số 26/QĐ-UB ngày 18/02/2005 của UBND thành phố quy định cụ thể về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó quy định cụ thể các nguyên tắc bố trí tái định cư như sau: 1-Chỉ xét giao đất, bán hoặc cho thuê nhà tái định cư đối với các hộ gia đình, cá nhân có nhà ở, đất ở hợp pháp bị thu hồi có một trong các điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-Chính phủ ngày 03/12/2004 của Chính phủ và có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. 2-Căn cứ quỹ đất, nhà tái định cư hiện có (số lượng, diện tích, cơ cấu căn hộ), UBND quận, huyện có trách nhiệm ban hành quy chế bố trí, xắp xếp tái định cư cho dự án. Quy chế này phải đảm bảo công khai, công bằng, phù hợp với quy định của pháp luật. Ưu tiên tái định cư tại chỗ cho người bị thu hồi nhà ở, đất ở tại nơi có dự án tái định cư . 3-Người sử dụng nhà ở, đất ở tại khu vực nội thành, thị trấn khi bị thu hồi thì chủ yếu được bồi thường bằng tiền và bố trí tái định cư bằng nhà ở, căn hộ. Việc giải quyết nhà ở được quy định như sau: a-Chủ sử dụng thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (nhà đang thuê nhà nước hoặc tổ chức tự quản) khi bị thu hồi được mua hoặc thuê nhà ở mới có diện tích không thấp hơn diện tích nhà ở, đất ở bị thu hồi. b-Chủ sử dụng nhà ở thuộc sở hữu riêng (sở hữu tư nhân), có diện tích đất sử dụng riêng khi bị thu hồi giải phóng mặt bằng được bố trí căn hộ theo những nguyên tắc sau: -Chủ sử dụng nhà ở, đất ở có 01 sổ hộ khẩu có từ 10 nhân khẩu trở lên hoặc có từ 02 sổ hộ khẩu trở lên, đang ăn ở thường xuyên và đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa điểm giải phóng mặt bằng được xét mua hai căn hộ tái định cư; nhưng tổng diện tích các căn hộ được tái định cư không quá 03 lần diện tích đất bị thu hồi. -Chủ sử dụng nhà ở, đất ở không đăng ký hộ khẩu thường trú Hà Nội nhưng không đăng ký thường trú tại địa điểm giải phóng mặt bằng (hộ khẩu KT2) chỉ được xét mua 01 căn hộ tái định cư. 4-Trường hợp các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi nhà ở, đất ở trong khu vực đường vành đai I (khu vực nội thành) khi di chuyển ra bên ngoài thì ngoài mức diện tích nhà tái định cư hoặc bố trí theo quy định tại mục 3 ở trên còn được tính hệ số chuyển vùng như sau: -Nhà ở nằm trong đường vành đai 1: hệ số là 1,0. -Nhà ở nằm từ đường vành đai 1 đến đường vành đai 2: hệ số là 1,1. -Nhà ở nằm từ đường vành đai 2 đến đường vành đai 3: hệ số là 1,2. -Nhà ở nằm ngoài đường vành đai 3: hệ số là 1,3. 5-Phần diện tích nhà ở được bố trí lớn hơn tiêu chuẩn quy định tại mục 3, 4 ở trên được bán theo giá quy định của UBND thành phố nhân với hệ số bằng 1,2. 6-Trường hợp ở các huyện ngoại thành, các quận mới thành lập sau năm 1997 mà người dân vẫn sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp thì tùy theo quỹ đất thực tế tại địa phương có thể bố trí được tái định cư, người có đất ở hợp pháp bị thu hồi có thể được giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định. Nếu được xét giao đất ở thì theo hạn mức như sau: a-Nếu diện tích đất ở bị thu hồi toàn bộ hoặc nhỏ hơn các mức diện tích quy định dưới đây thì được giao bằng 100% diện tích đất bị thu hồi: -60 m2 đối với khu vực nội thành; -80 m2 đối với khu vực nội thị xã, thị trấn, các phường mới được thành lập sau năm 1997; -120 m2 đối với khu vực nông thôn đồng bằng; -160 m2 đối với khu vực nông thôn trung du. Việc phân loại xã nông thôn đồng bằng, trung du áp dụng theo quyết định số 199/2004/QĐ-UB ngày 29/12/2004 của UBND thành phố Hà Nội. b-Nếu diện tích bị thu hồi toàn bộ lớn hơn các mức quy định tại mục a trên thì được giao đủ theo mục a và giao bổ sung bằng 50% diện tích chênh lệch, nhưng tổng diện tích được giao không lớn hơn 1, 5 lần (đối với đất ở đô thị) và không lớn hơn 2 lần (đối với đất ở nông thôn) mức quy định tại mục a nêu trên. c-Trường hợp Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất ở của người đang sử dụng mà diện tích bị thu hồi nhỏ hơn 40 m2 (đối với đất ở tại đô thị) và 100 m2 (đối với đất ở nông thôn) thì người có đất bị thu hồi có thể được xét giao đất bổ sung cho đủ mức giao đất tối thiểu 40 m2 (đối với đất ở tại đô thị) và 100 m2 (đối với đất ở nông thôn), nhưng phần diện tích giao bổ sung phải nộp tiền sử dụng đất theo giá đất ở do được UBND thành phố quy định nhân với hệ số điều chỉnh K = 1,2. 7-Các trường hợp bị thu hồi một phần nhà ở, đất ở: a-Không xét bán căn hộ, giao đất tái định cư cho các chủ sử dụng nhà ở, đất ở sau đây: -Có diện tích nhà ở, đất ở bị thu hồi nhỏ hơn hoặc bằng 20 m2 mà diện tích còn lại ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng lớn hơn hoặc bằng 40 m2 (đối với đất ở tại đô thị) và 100 m2 (đối với đất ở nông thôn) cho một chủ sử dụng đất; -Diện tích nhà ở, đất ở bị thu hồi nhỏ hơn hoặc bằng 10 m2 mà diện tích còn lại ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng lớn hơn hoặc bằng 20 m2. -Diện tích đất ở còn lại ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng trên 120 m2 tính cho 01 chủ sử dụng đất. b-Các trường hợp nêu tại mục a trên đây mà diện tích còn lại ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng (có diện tích nhỏ hơn 20 m2 hoặc lớn hơn 20 m2 nhưng kích thước thửa đất không hợp lý) không xây dựng nhà ở được theo quy hoạch, nếu UBND quận, huyện đã có quyết định thu hồi toàn bộ hoặc chủ sử dụng đất đã chuyển nhượng cho hộ liền kề để hợp khối xây dựng theo quy hoạch thì được xem xét bán nhà, giao đất tái định cư như trường hợp bị thu hồi toàn bộ nhà ở, đất ở theo mục 1, 2, 3, 4 nêu trên. 8-Các trường hợp tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ về nhà, đất và tài sản trong phương án bồi thường, hỗ trợ không đủ để nộp tiền mua căn hộ tái định cư thì phần chênh lệch còn thiếu được phép trả dần trong 10 năm theo quy định (trừ trường hợp các hộ tự nguyện trả tiền một lần khi mua nhà). Việc cho phép bán trả dần được lập ngay trên phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 2. Nhu cầu về quỹ nhà ở tái định cư: Trước năm 1994, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư bị ảnh hưởng bởi các chính sách và cơ chế quản lý cũ mang tính bao cấp và tập trung. Quá trình đổi mới bắt đầu được khởi xướng, kinh tế còn chậm phát triển, số dự án đầu tư trong nước và nước ngoài còn hạn chế về cả số lượng và quy mô. Trong suốt thời gian này, các chính sách về đất đai chưa được sửa đổi kịp với tiến trình đổi mới. Vấn đề di dân, tái định cư đã được đề cập đến trong chính sách giải phóng mặt bằng, nhưng còn chưa cụ thể, chưa được quan tâm đúng mức, vẫn đơn giản mang tính di chuyển cơ học về không gian. Người dân phải đặt lợi ích xã hội, lợi ích công cộng lên trên hết, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, nên việc đền bù là tùy thuộc vào hòan cảnh cụ thể, chưa có tiêu chuẩn định mức rõ ràng và người bị ảnh hưởng sẵn sàng chịu đựng, còn nhà quản lý cũng xem là chuyện đương nhiên và đơn giản. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, có yêu cầu rất cụ thể về công bằng xã hội, lợi ích chính đáng của cá nhân được tôn trọng và khuyến khích phát huy đồng thời với lợi ích xã hội và lợi ích cộng đồng, con người cụ thể vừa là động lực vừa là mục tiêu của phát triển…cho nên thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách đền bù, tái định cư quan tâm đến lợi ích của người bị thu hồi đất hơn. Trong các phương án đền bù cho người bị thu hồi đất thì phương án đền bù bằng nhà ở được xem là phương án khả thi và hữu hiệu nhất. Đối với phương án bồi thường bằng đất là khó thực hiện, đặc biệt là trong các quận nội thành, vì quỹ đất công ích của địa phương không còn nhiều. Còn phương án bồi thường bằng tiền đối với những người bị thu hồi đất cũng phát sinh nhiều vấn đề. Mặc dù bắt đầu từ ngày 01/01/2005 UBND thành phố đã ban hành khung giá đất mới với giá trị cao hơn nhiều so với các giao dịch về đất đai trên thực tế. Vì thế, người dân rất khó có thể dùng số tiền được bồi thường đó để có thể mua được một mảnh đất hay một ngôi nhà nhằm ổn định chỗ ở cuả mình sau khi di chuyển. Cho nên phương án bồi thường bằng nhà ở tái định cư, bố trí xắp xếp tái định cư đối với các hộ gia đình bị di dời là phương án được áp dụng và mang tính khả thi. Hiện nay, phần lớn các dự án bồi thường giải phóng mặt bằng bằng căn hộ chung cư cao tầng đối với các hộ trong khu vực nội thành, chỉ giao đất tái định cư theo định mức quy định các trường hợp là hộ sản xuất nông nghiệp ở khu vực ngoại thành. Trong những năm gầm đây, nhiều dự án, công trình xây dựng đã và đang được triển khai, như cầu về đất đai cho các dự án là rất lớn, điều này dẫn đến như cầu công tác giải phóng mặt bằng tăng cao làm cho di dân tái định cư, nhà ở tái định cư tăng lên. Trong khi đó giá đất và giá nhà ở tại đô thị đã được đẩy lên rất cao do quá trình đô thị hóa, do tình trạng đầu cơ đất và nhà, đã làm cho người dân với một số tiền bồi thường rất khó mua được đất, nhà. Do vậy, người dân có xu hướng nhận nhà hoặc đất tại nơi đã quy hoạch dành cho tái định cư, dẫn đến như cầu về nhà ở tái định cư tăng lên đột biến trong thời gian qua. Theo số liệu tổng hợp từ các dự án liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng từ năm 2000 – 2004 cụ thể như sau: - Năm 2000 tổng số hộ di dân giải phóng mặt bằng là 12.371 hộ, trong đó 11.450 hộ nhận tiền bồi thường, bố trí tái định cư 921 hộ (chiếm 7,44%). - Năm 2001 tổng số hộ di dân giải phóng mặt bằng là 24.264 hộ, trong đó 22.662hộ nhận tiền bồi thường, bố trí tái định cư 1.602 hộ (chiếm 6,6%). - Năm 2002 tổng số hộ di dân giải phóng mặt bằng là 24.423 hộ, trong đó 23.454 hộ nhận tiền bồi thường, bố trí tái định cư 969 hộ (chiếm 3,97%). - Năm 2003 tổng số hộ di dân giải phóng mặt bằng là 31.982 hộ, trong đó 30.037 hộ nhận tiền bồi thường, bố trí tái định cư 1945 hộ (chiếm 6,08%). - Năm 2004 tổng số hộ di dân giải phóng mặt bằng là 22.101 hộ, trong đó 20.889 hộ nhận tiền bồi thường, bố trí tái định cư 1212 hộ (chiếm 5,48%). Tổng hợp 5 năm 2000 – 2004 thì: Số hộ di dân giải phóng mặt bằng là 115.141 hộ gia đình trong đó thì chỉ có 6.649 hộ được bố trí tái định cư (chiếm khoảng 5,77%). Cho thấy tỷ lệ hộ gia đình được bố trí tái định cư trong tổng số hộ di dân giải phóng mặt bằng là rất nhỏ. Trong khi đó về di dân tái định cư ngày càng lớn. Biểu 2: Tổng hợp như cầu và kế hoạch tái định cư đến năm 2005 trên địa bàn thành phố. Năm Chỉ tiêu Nhu cầu quỹ nhà đất tái định cư (căn hộ) Ước thực hiện theo tiến độ của các dự án đang triển khai xây dựng (căn hộ) Thiếu so với như cầu Kế hoạch xây dựng quỹ nhà đất để đáp ứng đủ như cầu di dân tái định cư (nội thành và ngoại thành). Số căn hộ (đối với nội thành) Số lo đất (ngoại thành) Diện tích đất xây dựng khu tái định cư (ha) Kinh phí đầu tư (tỷ đồng) 2003 8.000 4.900 3.100 9.000 2.000 80 2.340 2004 9.500 6.000 3.500 10.000 2.500 78 2.750 2005 10.000 8.000 2.000 12.000 4.500 88 3.270 Cộng 27.500 18.900 8.600 31.000 9.000 246 8.360 (Nguồn: đề án xây dựng quỹ nhà ở, đất ở tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng năm 2003 – 2005 trên địa bàn thành phố Hà Nội). Như vậy, về cơ bản, quỹ nhà đất tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố hiện nay đang thiếu, chưa đủ để cân đối. Một số quận, huyện có như cầu nhà ở tái định cư rất lớn, nhưng chưa chuẩn bị được quỹ nhà tái định cư như quận Đống Đa cần khoảng 1.500 căn hộ cho đến hiện nay không có căn hộ nào, quận Hoàn Kiếm cần khoảng 60 căn hộ, nhưng cũng chưa chuẩn bị dự án tái định cư nào, kể cả dự án tái định cư dãn dân phố cổ mà thành phố đã giao từ năm 2000 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được, hoặc một số quận như cầu tái định cư rất lớn như Thanh Xuân, Tây Hồ nhưng triển khai các dự án xây dựng nhà tái định cư rất chậm. Một số quận, huyện triển khai các khu nhà ở, đất ở tái định cư phục vụ di dân giải phóng mặt bằng tương đối chủ động như quận Hai Bà Trưng, Ba Đình, Cầu Giấy, … Các dự án thực hiện ở các quận, huyện khác nhau, nên như cầu về căn hộ tái định cư ở các quận, huyện cũng khác nhau. Thành phố cũng đã chủ động, linh hoạt trong việc bố trí căn hộ tái định cư từ quỹ nhà của thành phố. Như cầu nhận nhà tái định cư ngày càng tăng lên trong khi đó quỹ nhà ở, đất ở của thành phố chưa đủ để đáp ứng như cầu di dân giải phóng mặt bằng. Nhận thức rõ khó khăn trên, UBND thành phố đã quan tâm chỉ đạo, tập trung chỉ đạo việc xây dựng các khu tái định cư đi trước một bước, nhằm nâng cao hiệu quả đáp ứng như cầu tái định cư bằng nhà của người dân, góp phần triển khai có kết quả các dự án phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố. 3. Thực trạng công tác chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở phục vụ tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.1. Về quy hoạch xây dựng các khu tái định cư. Từ năm 1994 đến nay, chính sách giải phóng mặt bằng đã có những thay đổi cơ bản, đặc biệt là những quy định về lập khu tái định cư và chính sách hỗ trợ người dân sau khi nhà nước thu hồi đất. Trước đây, điều kiện sống của người dân tại nới tái định cư ít được cải thiện, thậm trí nhiều nơi còn khó khăn hơn trước, khả năng phục hồi thu nhập của người dân ở mức thấp, thậm trí tham gia vào các tệ nạn xã hội. Nhưng hiện nay chính quyền các cấp, chủ đầu tư và nhân dân đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác tái định cư, tao việc làm và ổn định cuộc sống cho người dân sau khi di dời. Tổ chức bộ máy chuyên trách thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố) được hình thành và trở thành đầu mối giúp UBND thành phố trong chỉ đạo, điều hành công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Xác định việc chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái định cư là yếu tố quyết định thành công trong công tác giải phóng mặt bằng, thành phố đang chỉ đạo triển khai 34 dự án xây dựng nhà tái định cư, ước có khoảng 14.321 căn hộ, 15 dự án xây dựng khu tái định cư chia lô có hạ tầng ở các huyện ngoại thành ước có khoảng 1.790 lô đất, trong đó có các khu tái định cư tập trung lớn như khu di dân 5, 03 ha Dịch Vọng, có khoảng 1.381 căn hộ, khu Đền Cừ 2 có khoảng 639 căn hộ, khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính (14 ha) có khoảng 2.091 căn hộ, khu đô thị Nam Trung Yên (56 ha) có khoảng3.846 căn hộ,v.v… Trên địa bàn thành phố từ năm 1996 đến nay đã và đang triển khai đầu tư 158 khu đô thị mới, khu nhà ở di dân tái định cư thuộc địa bàn các quận, huyện với tổng diện tích đất là 1.543 ha. Biểu 3: Tổng hợp các dự án xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội. Địa điểm Số lượng dự án Quy mô dự án (ha) Diện tích sàn nhà ở (m2) Số căn hộ (căn hộ) Quận Hai Bà Trưng 10 87,23 549.890 7.857 Quận Thanh Xuân 9 62,58 468.046 6.579 Quận Ba Đình 5 17,85 224.158 3.567 Quận Cầu Giấy 11 154 889.480 11.148 Quận Đống Đa 6 39,6 390.460 5.840 Quận Hoàng Mai 15 128,9 574.200 6.778 Quận Long Biên 8 54 091.260 1.141 Quận Tây Hồ 8 45,7 268.450 3.784 Huyện Từ Liêm 16 136,84 112.246 1.304 Huyện Đông Anh 3 41,2 165.200 2.015 Huyện Sóc Sơn 6 42,8 126.240 1.680 Tổng 97 419 3859.630 51.693 (Nguồn: báo cáo tình hình xây dựng quỹ nhà ở, đất ở tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn 2000 – 2004 của sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội). Các dự án xây dựng nhà ở tái định cư được tập trung chủ yếu ở các quận: Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Hoàng Mai và Huyện Từ Liêm với các dự án xây dựng có quy mô lớn như: Khu di dân Dịch Vọng, khu đô thị mới Trung Hòa, Nhân Chính, khu đô thị Nam Trung Yên thuộc quận Cầu Giấy, khu đô thị mới Định Công, khu đô thị Bắc Linh Đàm, khu nam thị trấn Văn Điển thuộc quận Hoàng Mai và các quận khác với số lượng dự án xây dựng nhà ở tái định cư ít hơn cũng đã được xây dựng nhằm đáp ứng như cầu di dân tái định cư của quận mình. Theo quy định củ UBND thành phố, các dự án phải chuẩn bị trước các khu tái định cư có đủ cơ sở hạ tầng để tổ chức di chuyển các hộ gia đình hoặc đề nghị được giải quyết tái định cư tại các khu tái định cư của thành phố. Trong phương án tái định cư cần xác định rõ như cầu, phương án bố trí các hộ dân: thời gian di chuyển và các chính sách hỗ trợ, tái định cư. Các khu tái định cư phải được xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước, hệ thống điện, Bưu chính – Viên thông, v.v…. đồng bộ. UBND thành phố đã chỉ đạo các ngành các cấp, các chủ đầu tư đẩy mạnh hơn về vấn đề tái định cư như đầu tư vồn ngân sách, đẩy nhanh hơn tiến độ xây dựng các khu tái định cư, cho phép mua nhà theo phương thức đặt hàng, chìa khóa trao tay, có biện pháp kiên quyết trong khâu duyệt thiết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng công tác chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội (83 trang).doc
Tài liệu liên quan