Chuyên đề Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 3

VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI. 3

1.1. Tồng quan về BHXH. 3

1.1.1. Nguồn gốc ra đời và Sự cần thiết khách quan của BHXH. 3

1.1.2. Đối tượng của BHXH: 6

1.1.3. Bản chất của BHXH. 7

1.1.4. Chức năng của BHXH. 8

1.1.5. Hệ thống các chế độ Bảo hiểm xã hội. 10

1.1.6. Quỹ Bảo hiểm xã hội. 12

1.1.6.1. Khái niệm và đặc điểm quỹ BHXH 12

1.1.6.2. Nguồn hình thành quỹ BHXH . 15

1.1.6.3. Sử dụng quỹ BHXH. 16

1. 2.Những quan điểm cơ bản về Bảo hiểm xã hội 18

1.2.1. Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và quan trọng nhất trong chính sách BHXH. 18

1.2.2. Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động. 18

1.2.3. Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BHXH. 19

1.2.4. Mức trợ cấp BHXH. 19

1.2.5. Nhà nước quản lý thống nhất chính sách Bảo hiểm xã hội, tổ chức bộ máy thực hiện chính sách BHXH. 20

1.3. Công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội. 20

1.3.1. Đặc điểm công tác thu và quản lý thu BHXH. 20

1.2.2. Vai trò thu và quản lý thu BHXH. 21

1.2.3. Nguyên tắc. 22

1.2.4. Quy trình tổ chức thu và phương thức thu BHXH. 23

CHƯƠNG II: 25

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI 25

CƠ QUAN BHXH HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2007 – 2009. 25

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN BẢO HIỂM HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 25

2.1.1. Quá trình hình thành hệ thống cơ quan BHXH Việt Nam. 25

2.1.2. Sự ra đời và sự phát triển của cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên. 27

2.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH huyện Phú Xuyên. 30

2.1.4. Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội. 31

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU TẠI BHXH PHÚ XUYÊN GIAI ĐOẠN 2007 - 2009. 36

2.2.1. Căn cứ thực hiện thu Bảo hiểm xã hội. 36

2.2.2. Thực tế công tác quản lý thu BHXH trong giai đoạn 2007 - 2009. 40

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG . 54

2.4.1. Những điểm đạt được trong công tác quản lý thu BHXH. 54

2.4.2: Tồn tại và khó khăn cần được giải quyết 55

2.4.3: Bài học kinh nghiệm 56

2.4. TÌNH HÌNH NỢ BHXH TẠI BHXH HUYỆN PHÚ XUYÊN . 57

CHƯƠNG III 63

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI CƠ QUAN 63

BHXH HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI . 63

3.1. MỘT SỐ Ý KIẾN KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU TẠI BHXH PHÚ XUYÊN. 63

3.1.1. Về quản lý đối tượng phải thu BHXH. 63

3.1.2. Về tổ chức thu BHXH. 67

3.2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ. 74

3.2.1. Đối với Nhà nước. 74

3.2.2. Đối với cơ quan BHXH. 76

3. 2.3. Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương. 79

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4109 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giao quản lý một số khối đơn vị nhất định để dễ dàng trong việc đối chiếu như: duyệt tờ khai, cấp sổ BHXH hoặc thanh toán các chế độ ốm đau, thai sản. Bộ phận chi: Phụ trách bộ phận chi trả BHXH là giám đốc, thủ trưởng cơ quan. Nhiệm vụ chính của bộ phận chi là chi trả các chế độ BHXH. Chi trả là khâu cuối cùng của công tác giải quyết các chính sách cho người lao động bị suy giảm sức lao động, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, thai sản , cho đối tượng hưởng lương hưu và các loại trợ cấp BHXH khi đã hoàn thành nghĩa vụ… Nhiệm vụ của bộ phận chi cụ thể như sau: - Tổ chức chi trả các chế độ BHXH theo phân cấp quản lý. - Đối chiếu chứng từ nghỉ ốm, nghỉ thai sản để thực hiện chi trả trợ cấp ốm đau thai sản cho các đối tượng đang đóng BHXH. - Tổ chức kiểm tra, xét duyệt quyết toán chi trả BHXH quý , năm trên địa bàn quận. - Phối hợp với chính quyền địa phương, các ban đại diện chi trả, quản lý đối tượng biến động trong địa bàn, lập danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH theo quy định của pháp luật. - Tiếp nhận, báo cáo kịp thời với BHXH thành phố các trường hợp hưởng lại trợ cấp BHXH hoặc điều chỉnh lương hưu. - Kiểm tra , giám sát việc chi trả lương hưu và trợ cấp cho các loại đối tượng, đảm bảo chi trả tận tay, đúng kỳ, đủ số và ngăn chặn những thiếu sót trong công việc. - Cuối tháng phải khóa sổ và làm báo cáo kết quả thu, chi trong từng tháng. - Hàng tháng, quý, năm phải báo cáo tổng hợp quyết toán để gửi lên cơ quan cấp trên theo đúng quy định của Nhà nước. Chi trả BHXH là một nhiệm vụ quan trọng, có liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người lao động đang được hưởng các chế độ BHXH. Do đó đòi hỏi cán bộ chi phải thành thạo chuyên môn nghiệp vụ kế toán, tính toán nhanh,chính xác, phục vụ các đối tượng hàng thàng đến lĩnh lương một cách nhiệt tình, chu đáo, để công tác chi trả thực hiện đúng người, đúng đối tượng, đúng chính sách, góp phần đảm bảo công bằng xã hội trong công việc thực hiện các chế độ BHXH của Đảng và Nhà nước ta. Bộ phận giám định chi: Nhiệm vụ của bộ phận giám định chi là thường trực tại bệnh viện để giám định việc khám chữa bệnh nội ngoại trú của đối tượng hưởng BHYT. - Giúp lãnh đạo cơ quan và cùng đi kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc KCB tại các cơ sở KCB trong huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh. - Lập báo cáo, biểu mẫu gửi BHXH tỉnh theo quy định về KCB. - Nhận chứng từ, thủ tục tổng hợp về khám chữa bệnh trái tuyến để thanh toán với BHXH tỉnh. - Kiểm tra chứng từ giám định chi khám chữa bệnh, thanh toán với bệnh viện hàng tháng, quý, năm. Cả bốn bộ phận thu, chi, chính sách và giám định chi đều đặt dưới sự lãnh đạo của giám đốc và phó giám đốc. Nhà quản lý này có vai trò trực tiếp chỉ đạo, phân công công tác cho cán bộ nhân viên trong cơ quan. Tất cả các giấy tờ muốn có dấu xác nhận của BHXH huyện đều phải thông qua giám đốc hoặc phó giám đốc cơ quan xét duyệt, ký tên sau đó mới đóng dấu. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU TẠI BHXH PHÚ XUYÊN GIAI ĐOẠN 2007 - 2009. 2.2.1. Căn cứ thực hiện thu Bảo hiểm xã hội. Thực hiện Nghị định số 12 / CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành điều lệ BHXH; Nghị định số 19/ CP ngày 16/02/1995 của Thủ tướng Chính phủ thành lập BHXH Việt Nam; Quyết định số 606/ TTg ngày 26/09/1995 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam ; Thông tư số 58 TC/ HCSN ngày 24/07/1995 hướng dẫn tạm thời phương thức thu nộp BHXH thì BHXH đã ra quy định về việc thu BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam ban hành kèm quyết định số 177/ BHXH ngày 30/12/1996 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam như sau: Thứ nhất, về mức thu BHXH bằng 20% tổng quỹ lương hàng tháng, trong đó: - Cơ quan đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH. - Người lao động đóng góp bằng 5% tiền lương hằng tháng. Riêng đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thực hiện theo thông tư số 05/TTLB ngày 16/01/1996 của Liên bộ tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn chế độ tài chính đưa lao động làm việc ở nước ngoài, quy định chủ sử dụng lao động đóng BHXH hàng tháng bằng 15% của hai lần lương tối thiểu cho người lao động. Thứ hai, tiền lương hàng tháng của người lao động để tính tiền nộp BHXH gồm có: Tiền lương chính theo ngạch, bậc, chức vụ, hoặc lương theo hợp đồng. Các khoản phụ cấp : chức vụ, khu vực, thời gian công tác, hệ số chênh lệch bảo lưu ( nếu có ) Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể, hội quần chúng, thì tiền lương hàng tháng của người lao động và quỹ tiền lương của các đơn vị sử dụng lao động được xác định theo các quy định tại Nghị quyết số 35/ NQ / UBTVQH ngày 17/05/1993 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội khóa IX; Quyết định số 69/ QĐ – TW ngày 17/03/1993 của Ban Bí thư; Nghị định số 25/CP ngày 17/05/1993 của Chính phủ; Quyết định số 574/TTg ngày 25/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 05/CP ngày 26/01/1994 của Chính phủ. Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh , tiền lương tháng của người lao động và quỹ lương của đơn vị sử dụng lao động được xác định theo các quy định tại Nghị định số 26/ Cp ngày 23/05/1993 và Nghị định số 05/CP ngày 26/01/1994 của Chính phủ. Thứ ba, mức tiền lương tối thiểu của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, Đảng , Đoàn thể, lực lượng vũ trang theo Nghị định số 06/CP ngày 21/01/1997 của Chính phủ và người lao động trong các doanh nghiệp được quy định theo Nghị định số 26/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ. Còn mức tiền lương tối thiểu của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , khu chế xuất, các văn phòng đại diện kinh tế, thương mại nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế hoặc tổ chức phi chính phủ, cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam có thuê lao động người Việt tính bằng dolla Mỹ được quy định trong quyết định số 385/LĐ – TBXH – QĐ ngày 01/04/1996 của Bộ lao động thương binh và xã hội. Các mức lương tối thiểu nói trên nếu thay đổi theo quy định của Nhà nước thi BHXH tỉnh, huyện phải kịp thời điều chỉnh mức thu BHXH cho phù hợp với tiền lương trích nộp BHXH. Cũng theo quy định tại điều 8 – Nghị định 26/ CP ngày 25/03/1993 của Chính phủ , việc chi trả lương phải theo kết quả sản xuất kinh doanh , doanh nghiệp phải đảm bảo các nghĩa vụ đối với Nhà nước và trả lương cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Vì vậy, các trường hợp thực tế người lao động hưởng lương thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì đơn vị sử dụng lao động và người lao động đều phải đóng BHXH trên nền lương thấp nhất là lương tối thiểu theo quy định cho từng loại hình doanh nghiệp. Ngày 24/01/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 20/2002/QĐ – TTg chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam.Như vậy quỹ BHXH có thêm quỹ BHYT bắt buộc của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, mức đóng BHXH cũng có sự thay đổi theo, cụ thể: Mức thu BHXH, BHYT đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc theo Nghị định số 58/1998/NĐ – CP ngày 09/01/2003 và BHYT bắt buộc theo Nghị định số 58/ 1998 / NĐ – Cp ngày 13/08/1998 của Chính phủ quy định như sau: - Các doanh nghiệp cơ quan tổ chức đóng BHXH, BHYT bằng 23% tiền lương tháng ( BHXH : 20%, BHYT : 3% ) trong đó người lao động đóng bằng 6% tiền lương hàng tháng, người sử dụng lao động đóng bằng 17% so với tổng quỹ lương những người tham gia BHXH, BHYT. - Đối với cán bộ xã , phường thị trấn thì thực hiện chế độ BHXH theo quy đinh tại Nghị định số 06/1998 NĐ – CP ngày23/01/1988 của Chính phủ. Mức đóng BHXH, BHYT bằng 18% mức phí sinh hoạt hàng tháng ( BHXH : 15%, BHYT : 3%) trong đó người lao động đóng 6% , cơ quan cấp sinh hoạt phí đóng 12%. Riêng đối với cán bộ xã , phường , thị trấn không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc thì mức đóng BHYT bằng 3% mức sinh hoạt phí, trong đó người lao động đóng 1%, cơ quan cấp sinh hoạt phí đóng 2%. - Tổ chức kinh tế Việt Nam đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 152/ 1999 / NĐ – Cp ngày 20/09/1999 của Chính phủ thì tổ chức Việt Nam phải đóng bằng 15% của hai lần mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với người lao động phổ thông hoặc đóng bằng 15% tiền lương trước khi đi đối với người đã tham gia BHXH bắt buộc trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Đối với lao động hợp đồng trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nộp BHXH theo địa phương nơi đóng trụ sở doanh nghiệp, mức đóng BHYT bằng 3% tiền lương hàng tháng, trong đó người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 2%. Quốc hội khóa XI,kì họp thứ 09 đã thông qua Luật BHXH và đã được Chủ tịch nước công bố ban hành , theo đó Luật BHXH có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007 đối với BHXH bắt buộc. Tại chương VI đề cập đến quỹ BHXH gồm 18 điều có quy định cụ thể về nguồn hình thành quỹ, mức đóng góp. Luật cũng quy định quỹ BHXH được hạch toán theo các quỹ thành phần: quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí và tử tuất, quỹ BHXH tự nguyện và quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Và để đảm bảo quỹ BHXH được an toàn và cân đối lâu dài, Luật BHXH có quy định mức đóng góp cho quỹ ốm đau, thai sản và tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp từ người sử dụng lao động là 4% tổng quỹ lương đóng BHXH, trong đó quỹ ốm đau và thai sản là 3%, quỹ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp la 1%. Quỹ hưu trí và tử tuất là 16% tổng quỹ lương đóng BHXH và từ năm 2010 trở đi tăng dần mức đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất để đến năm 2014 là 22%, trong đó người lao động đóng 8%, người sử dụng lao động đóng 14%. Đối với hạ sỹ quan , binh sỹ quân đội nhân dân và hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân phục vụ có thời hạn thì người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu chung bằng 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức 22%. Để chi trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động, Luật BHXH quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động hàng tháng đóng 3% quỹ tiền lương, tiền công vào quỹ ốm đau và thai sản, trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức BHXH. Luật BHXH cũng quy định mức tiền lương , tiền công hàng tháng đóng BHXH thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung. Kể từ 01/01/2008 Chính phủ quy định mức tiền lương tối thiểu là 540.000 đồng một tháng. Như vậy , hiện nay tiền trích ra để nộp vào quỹ BHXH dựa vào mức lương tối thiểu này. 2.2.2. Thực tế công tác quản lý thu BHXH trong giai đoạn 2007 - 2009. * Số đối tượng thực tế tham gia BHXH: Ngay từ khi thành lập, BHXH huyện Phú xuyên luôn xác định BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước và nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành là vấn đề thu BHXH. Do đó , hàng năm , khi nhận được kế hoạch giao thu BHXH thành phố Hà Nội, BHXH huyện Phú Xuyên đã sớm triển khai thực hiện thu BHXH, kịp tiến độ hoàn thành kế hoạch cấp trên giao phó. Việc thực hiện thu BHXH dựa trên cơ sở số lao động và quỹ tiền lương của các đơn vị cơ quan sử dụng lao động trên địa bàn huyện đã được phân cấp quản lý. Bên cạnh đó, hàng tháng các cán bộ thu BHXH đã chủ động hướng dẫn các chế độ thu nộp BHXH và cùng các đơn vị đối chiếu tăng giảm, đồng thời gắn việc thu nộp BHXH với việc thanh toán các chế độ BHXH. Đối với địa bàn huyện Phú xuyên, tính đến năm 2009, toàn huyện có khoảng 6.635 người tham gia BHXH, của 231 đơn vị, chiếm 53.34% tổng số đơn vị. Cụ thể như sau: Hàng năm các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách số lao động tham gia BHXH, BHYT, quỹ tiền lương và số tiền đóng BHXH cho cơ quan BHXH trực tiếp quản lý thu. Cơ quan BHXH các cấp có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu xác nhận số lao động có đóng BHXH, tổng số tiền đóng BHXH của đơn vị sử dụng lao động và của từng người lao động đồng thời ghi vào sổ BHXH để làm căn cứ giải quyết các chế độ cho người lao động. Số lượng đối tượng tham gia BHXH là nhân tố cơ bản quyết định số tiền thu BHXH thực tế. Trong thời gian thực hiện chính sách BHXH thời gian qua, tình hình tham gia BHXH tại huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội như sau: Bảng 2.2.2.1: Số lượng lao động tham gia BHXH 2007 - 2009. ( so sánh với năm 2005, 2006) Năm Số đối tượng thực tế tham gia BHXH (người) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (người) Tốc độ tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (%) 2005 5.477 - - 2006 5.766 +248 1.05 2007 5.944 +178 1.03 2008 5.973 +29 1.01 2009 6.635 +662 1.11 ( Nguồn : BHXH huyện Phú Xuyên) Từ bảng số liệu trên, nhìn chung đối tượng tham gia BHXH đều tăng qua các năm, ở những mức độ khác nhau. Điều này thể hiện ở tốc độ tăng tuyệt đối liên hoàn đều dương (+). Song đặc biệt, tốc độ tăng số lao động tham gia BHXH năm 2009 so với năm 2008 là cao nhất so với các năm ( tăng 662 lao động ). Năm 2005, số đối tượng tham gia BHXH là 5.477 người đến năm 2009 tăng lên 6.635 người, tăng thêm 1.158 người về số tuyệt đối tương đương với 121,14% so năm 2005. Nếu xét theo từng khối thì số đối tượng tham gia BHXH thể hiện đến năm 2009 như sau: Bảng 2.2.2.2: Số lượng lao động tham gia BHXH tính đến năm 2009. ( xét theo cơ cấu tham gia ) Chỉ tiêu Số lao động tham gia BHXH theo quy định ( người) Số lao động tham gia thực tế đến 2009 (người) 1. DN Nhà nước 650 613 2. DN ngoài quốc doanh 1200 1.127 3. HCSN, Đảng , Đoàn thể 3.068 3.068 4. Ngoài công lập 900 853 5. Xã , phường 653 502 6. Hợp tác xã 815 365 7. Đối tượng khác 2.373 107 Tổng số lao động 9.659 6.635 ( Nguồn : BHXH huyện Phú Xuyên) Qua bảng số liệu ta thấy: Số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa tham gia BHXH khoảng 3.024 người, chủ yếu tập trung ở khu vực ngoài Nhà nước nhất là khu vực kinh tế tư nhân. Nguyên nhân là do các cơ sở kinh tế khu vực tư nhân hoạt động chủ yếu với quy mô nhỏ, khả năng tài chính có hạn, sử dụng ít lao động và số lượng lao động thường xuyên biến động liên tục, đặc biệt là nhận thức của người lao động về BHXH còn rất hạn chế dẫn đến tình trạng trốn đóng BHXH của chủ sử dụng lao động. Mặt khác một số doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng lao động tượng trưng với một số ít lao động có trình độ để làm công tác quản lý, còn phần lớn lao động phổ thông không có trình độ họ ký hợp đồng lao động ngắn hạn, mùa vụ để lách luật, thậm chí không cần ký kết văn bản hợp đồng lao động , khi tiến hành khai báo với cơ quan BHXH thì chủ sử dụng lao động khai giảm số lao động để trốn đóng BHXH. Tuy nhiên, trong những năm qua BHXH huyện Phú Xuyên đã thu hút được nhiều đối tượng tham gia BHXH. Để đạt được điều đó phải kể đến nỗ lực hết mình của cán bộ, công chức viên chức BHXH huyện Phú Xuyên trong công tác quản lý cũng như giải quyết chế độ cho các đối tượng tham gia BHXH. Việc giải quyết chế độ BHXH cho người lao động nhanh kịp thời , chính xác và đơn giản thủ tục hành chính đã làm cho người lao động cảm thấy được an ủi, yên tâm hơn trong hoạt động sản xuất Song song với việc giải quyết đúng chế độ chính sách BHXH cho người lao động nhanh chóng , kịp thời thuận tiện, chính xác, Bảo hiểm xã hội huyện Phú Xuyên đã tăng cường nhiều hình thức tuyên truyền vận động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như Báo , đài phát thanh truyền hình ở trung ương, tỉnh và địa phương để tăng thêm đối tượng tham gia đóng BHXH đối với đơn vị sử dụng lao động và người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH nhưng chưa tham gia. Bằng hình thức này chủ sử dụng lao động và người lao động đã ý thức được trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH. Bên cạnh đó, cán bộ của BHXH Phú Xuyên còn trực tiếp xuống các đơn vị sử dụng lao động tuyên truyền vận động chủ sử dụng lao động và người lao động để họ hiểu biết và nhận thức đúng đắn về quyền lợi và trách nhiệm của họ trong việc tham gia BHXH. Đồng thời phối hợp với các ngành liên quan trong việc thực hiện công tác BHXH nên đã xây dựng nên một uy tín nhất định khiến người lao động tin tưởng hơn vào chính sách BHXH để từ đó tham gia vào BHXH. * Thực tế thu BHXH tại BHXH Phú xuyên giai đoạn 2007 -2009. Thực tế hiện nay, khi tiến hành khai thác thu BHXH đối với đơn vị chưa tham gia BHXH vẫn còn gặp không ít những khó khăn. Phương pháp mà BHXH huyện vận dụng hiện nay chủ yếu theo các bước sau: - Hàng năm , tùy thuộc vào số lượng đơn vị mới thành lập, hoặc đã thành lập nhưng chưa tham gia BHXH, để mở hội nghị tại BHXH huyện hoặc cử cán bộ chuyên nghành trực tiếp lam việc với đơn vị. Nội dung tổ chức hội nghị hoặc tiếp xúc trực tiếp với đơn vị sản xuất chủ yếu là phổ biến chính sách BHXH, cũng như cung cấp một số văn bản liên quan , hướng dẫn thủ tục đăng ký tham gia BHXH. - Cử cán bộ đôn đốc hoặc ra thông báo yêu cầu đơn vị đăng ký danh sách đóng BHXH. Với cách làm này, tỷ lệ đơn vị tham gia BHXH sau khi triển khai là rất thấp, hoặc để đối phó với cơ quan BHXH, đơn vị sử dụng lao động cũng lập danh sách đăng ký tham gia BHXH nhưng không nộp tiền, hoặc đăng ký với số lượng lao động không đúng với thực tế, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cũng thấp hơn so với quy định…Tình trạng này diễn ra phổ biến ở các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài công lập điển hình là các loại hình hợp tác xã, thậm chí các doanh nghiệp Nhà nước. Theo quy định hiện hành, khó có thể xác định thời điểm phát sinh quan hệ bảo hiểm xã hội đối với lao động mới tham gia BHXH. Hiện nay cơ quan BHXH thường chấp thuận thời điểm phát sinh quan hệ BHXH căn cứ vào danh sách lao động tiền lương điều chỉnh đóng BHXH do đơn vị sử dụng lao động báo cáo kèm theo hợp đồng lao động đã ký kết và có hiệu lực trước đó. Thực tế, từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực đến khi đơn vị sử dụng lao động báo cáo cho cơ quan BHXH còn có một khoảng thời gian dài. Khoảng thời gian này có thể là khe hở để khai man hưởng BHXH khi xảy ra rủi ro đối với người lao động. Mặt khác đơn vị sử dụng lao động không căn cứ đúng thời điểm để lập mẫu dẫn đến tình trạng sai lệch số liệu khi tiến hành lập mẫu đối chiếu quyết toán quý. Mặt khác, khi đăng ký tham gia BHXH phải xét đến các yếu tố khác, đặc biệt là các chỉ tiêu định dạng, nhận dạng. Vì theo phương pháp xác định hiện nay, việc xác định đối tượng tham gia BHXH chủ yếu vẫn căn cứ vào đăng ký , danh sách lao động do đơn vị sử dụng lao động lập. Các chỉ tiêu nhận dạng đối với lao động còn chưa đầy đủ ( địa chỉ, chứng minh thư…) đây là các chỉ tiêu quan trọng cho việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý sau này. Việc cập nhật các biến động của đối tượng tham gia BHXH cơ bản chặt chẽ, theo dõi được các chỉ tiêu về lao động, tiền lương, tiền BHXH nhưng vẫn chưa phản ánh hết các chỉ tiêu cần thống kê, mặt khác các mẫu biểu cũng gặp khá nhiều các tiêu thức khó khăn cho việc lập mẫu đối với đơn vị sử dụng lao động, dễ sai sót trong các chỉ tiêu, quá trình tính toán đi đến số liệu tương đối phức tạp, khó khăn cho công tác ký duyệt , kiểm tra, thanh tra sau này. Do số lượng tham gia BHXH là rất lớn nếu chỉ áp dụng phương pháp thủ công đối chiếu thì sẽ không xác định được đầy đủ toàn bộ số lao động tham gia BHXH theo đúng quy định đặt ra. Thực tế cho thấy việc đối chiếu định kỳ thực hiện được khoảng 75% - 80% và chủ yếu dựa vào bảng đối chiếu do đơn vị sử dụng lao động lập. Vì vậy chưa xác định được một cách chính xác số liệu thu BHXH và quá trình tham gia đóng, hưởng BHXH của các đối tượng tham gia BHXH để ghi và xác nhận trên sổ BHXH. Công tác lưu trữ, thống kê,khai thác số liệu, đối chiếu của cơ quan BHXH về lao động, tiền lương, thu nộp BHXH, quá trình đóng BHXH của người lao động gặp nhiều khó khăn do biểu mẫu báo cáo thu ngày càng nhiều và việc lưu trữ thống kê khai thác lại chủ yếu bằng thủ công. Việc lập gửi báo cáo thu BHXH gặp khó khăn. Bởi vì để lập được một mẫu biểu báo cáo, cơ quan BHXH phải có đầy đủ các báo cáo của đơn vị sử dụng lao động, nhưng thực tế quá trình quản lý ở BHXH huyện không thể có đủ các báo cáo của các đơn vị sử dụng lao động để lập. Thực trạng này buộc BHXH huyện vận dụng bằng cách những đơn vị chưa có báo cáo thì xem như trong quý báo cáo không có biến động về đối tượng tham gia BHXH chỉ cập nhật số tiền BHXH đơn vị nộp để lập mẫu. Những quý sau yêu cầu đơn vị phản ánh những biến động của quý trước chưa kịp báo cáo kịp thời vào các mẫu báo cáo. Công việc này hết sức phức tạp, đòi hỏi cán bộ chuyên quản lý thu BHXH phải cùng làm với đơn vị sử dụng lao động để thống nhất số liệu báo cáo. Tuy vậy , qua hơn mười năm nỗ lực triển thực hiện, với phương châm thu đúng thu đủ và kịp thời, công tác thu BHXH tại BHXH Phú xuyên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Số lao động tham gia BHXH ngày càng tăng, phạm vi ngày càng được mở rộng. Kết quả tình hình thực hiện thu như sau: Bảng 2.2.2.3: Tình hình thu BHXH giai đoạn 2007 – 2009. (so sánh với năm 2005, 2006) Năm Số lao động tham gia (người) Số phải thu theo kế hoạch (triệu đồng ) Số thu được thực tế (triệu đồng ) Hoàn thành kế hoạch (%) 2005 5.477 15.946 12.299 77.13 2006 5.766 20.577 15.391 74.80 2007 5.944 20.347 20.210 99.33 2008 5.973 24.813 24.748 99.74 2009 6.635 33.841 33.533 99.09 Bảng 2.2.2.4: Đánh giá các chỉ tiêu biến động số thu BHXH Phú Xuyên Năm Số thu được thực tế (triệu đồng ) Lượng tăng tuyệt đối thu (triệu đồng ) Tốc độ tăng số thu (%) 2005 12.299 - - 2006 15.391 + 3.091 25.14 2007 20.210 + 4.819 31.31 2008 24.748 + 4.537 22.45 2009 33.533 + 8.785 35.50 Cũng qua bảng số liệu , rút ra được một vài vấn đề về tình hình thu BHXH tại BHXH huyện Phú Xuyên như sau: + Công tác thu đã đạt được kết quả đáng khích lệ, nhìn chung số thu năm sau luôn cao hơn năm trước, biểu hiện ở lượng tăng thu về mặt tuyệt đối luôn dương (+). + Năm 2005 số thu đạt 12.299 triệu đồng, đến năm 2009 số thu đã đạt tới 33.533 triệu đồng , tăng 21.233 triệu đồng trong vòng 5 năm, tương đương với tăng 172.64% so với năm 2005. + Trong năm 2007 , 2008 số thu thực tế năm sau có tăng, tuy nhiên lượng tăng giảm so với năm trước. Cụ thể : năm 2006 tăng 25.14% so với năm 2005; năm 2007 tăng 31.31% so với năm 2006; năm 2008 chỉ tăng 22.45% so với 2007 và đến năm 2009, số thu tăng nhanh , tăng 35.50% so với năm 2008. Nhìn chung, công tác thu BHXH của BHXH huyện Phú xuyên đạt được kết quả khá khả quan. Số thu BHXH luôn tăng qua các năm, nguyên nhân chủ yếu do Nhà nước điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu áp dụng cho người lao động . Cụ thể như sau: + Năm 2005 Chính phủ tăng mức tiền lương tối thiểu từ 290.000 lên 350.000 đồng. Sự thay đổi về chính sách đối với người tham gia và thay đổi về tiền lương tối thiểu dẫn đến thay đổi số tiền nộp BHXH (tăng lên ). + Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2006/NĐ – CP quy định tăng tiền lương tối thiểu lên 450.000 đồng , làm ảnh hưởng đến việc thu BHXH cũng như tăng quỹ BHXH. Mặt khác, năm 2006, 100% doanh nghiệp Nhà nước tham gia BHXH, khiến số lao động và đơn vị tham gia BHXH tăng. + Năm 2007, Chính phủ lại tiếp tục nâng mức lương tối thiểu lên 540.000, làm đối tượng tham gia tăng , số thu BHXH tăng, đạt mức hoàn thành kế hoạch 99.09 %. Như vậy cơ bản số thu hàng năm đã tăng lên khắc phục dần thất thu nợ đọng BHXH ở các đơn vị. Đây là điều kiện cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và tăng trưởng quỹ, để thực hiện trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH và góp phần quan trọng trong việc thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho người lao động. Tuy nhiên xét về cơ cấu thu BHXH, BHYT theo từng nghành, khối cơ quan, có những đặc thù sau: Thực hiện thu đối với khối DNNN: Bảng 2.2.2.5: Tình hình thực hiện thu thực tế BHXH khối DNNN. Năm Số lao động tham gia (người) Số thu theo kế hoạch (triệu đồng) Số thu thực tế (triệu đồng) 2005 352 258 189 2006 453 340 211 2007 469 757 452 2008 486 1.932 2.210 2009 613 2.653 2.635 ( Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH Phú xuyên) Bảng 2.2.2.6: Đánh giá tình hình thu khối DNNN. Năm Tốc độ tăng SLĐ tham gia (%) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu % Tốc độ tăng thu tuyệt đối BHXH (triệu đồng) 2005 - 34.58 - 2006 + 31.53 32.83 22 2007 + 3.52 59.75 240 2008 + 3.62 114.43 1.758 2009 26.13 99.31 424 Nhận xét : Trong quá trình triển khai thực hiện thu BHXH đối với khối doanh nghiệp Nhà nước có nhiều biến động, nhìn chung luôn tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng không đồng đều. Đặc biệt trong năm 2008, số thu biến động tăng nhanh một cách đáng kể. Về mặt tuyệt đối, số thu tăng 1.758 triệu đồng so với năm 2008, vượt mức hoàn thành kế hoạch là 14.43%. Đến năm 2009, số lượng thu cũng tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng giảm so với năm 2008. Có thể đưa ra một số nguyên nhân như sau : - Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp tư nhân thành các doanh nghiệp Nhà nước, làm cho số lao động tham gia BHXH tăng, đồng thời số thu BHXH cũng tăng theo. - Việc tổ chức hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tư nhân ngày càng chuyên nghiệp, theo kịp với cơ chế thị trường nên đạt được kết quả sản xuất kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26825.doc
Tài liệu liên quan