Chuyên đề Thực trạng và biện pháp phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM 3

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tocontap Hà Nội 3

1.1.1. Quá trình hình thành và phân tách của Công ty. 3

1.1.2 Bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty hiện nay và chức năng của từng đơn vị 5

1.1.2.1.Cơ cấu tổ chức của Công ty 5

1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị 6

1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cố phần xuất nhập khẩu tạp phẩm 9

1.2.1. Lĩnh vực và phương thức kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm 9

1.2.1. Lĩnh vực hoạt động của Công ty 9

1.2.1.2. Các phương thức kinh doanh của Công ty 11

1.2.2. Môi trường kinh doanh của Công ty 14

1.2.2.1. Môi trường kinh doanh bên trong của Công ty 14

1.2.2.2. Môi trường bên ngoài 15

1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 17

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM 20

2.1. Thực tiễn hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm thời kỳ 2006 - 2009 20

2.1.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm 20

2.1.2. Các thị trường xuất khẩu chính của Công ty 24

2.1.3. Các hình thức kinh doanh xuất khẩu của Công ty 28

2.2. Các biện pháp hỗ trợ ổn định và thúc đẩy xuất khẩu của công ty .29

2.3. Đánh giá khái quát về hoạt động xuất khẩu của Công ty 31

2.3.1. Kết quả hoạt động xuất khẩu của Công ty trong những năm gần đây 31

2.3.2. Những thành công trong thực hiện biện pháp quản lý và tổ chức xuất khẩu của Tocontap Hà Nội 35

2.3.3. Những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của Tocontap Hà Nội và nguyên nhân 36

2.3.3.1. Những điểm yếu kém trong hoạt động xuất khẩu của Công ty 36

2.3.3.2. Nguyên nhân gây ra những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của Công ty 39

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM 44

3.1. Phương hướng phát triển của Công ty đến 2015 44

3.1.1. Các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2010 - 2015 44

3.1.2. Biện pháp thực hiện 45

3.2. Một số biện pháp kiến nghị nhằm đẩy mạnh và phát triển hoạt động xuất khẩu của Tocontap Hà Nội 47

3.2.1. Những biện pháp đối với Công ty 47

3.2.1.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing, xúc tiến thương mại, phát triển và củng cố thương hiệu của Công ty 47

3.2.1.2. Giải pháp về phát triển sản phẩm, đa dạng hóa danh mục hàng xuất khẩu 48

3.2.1.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ 49

3.2.1.4. Sử dụng linh hoạt và hiệu quả các hình thức kinh doanh xuất khẩu 50

3.2.1.5. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện hợp đồng xuất khẩu 51

3.2.1.6 Hoàn thiện công tác quản lý tài chính và sử dụng nguồn vốn của Công ty chặt chẽ, hiệu quả 52

3.2.1.7. Tổ chức khai thác tốt nguồn hàng, nguồn cung ứng đầu vào cho Công ty 53

3.2.1.8. Xây dựng mạng lưới thông tin hoạt động hiệu quả 54

3.2.2. Một số kiến nghị đối với Chính phủ 55

3.2.2.1. Minh bạch hóa và hoàn thiện các chính sách, cơ chế quản lý xuất khẩu của Nhà nước 55

3.2.2.2. Tích cực thực hiện các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu 56

3.2.2.3. Phát triển hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 56

3.2.2.4. Điều chỉnh chính sách tiền tệ, tài khóa và tỷ giá theo hướng phù hợp với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu 57

3.2.2.5. Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp về vấn đề thông tin thị trường và xúc tiến thương mại 58

KẾT LUẬN 60

Danh mục tài liệu tham khảo 62

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và biện pháp phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong tổng số 27 thị trường trong EU, Công ty mới chỉ xuất khẩu vào Hungari và Séc. Xuất khẩu vào Hungari cũng chỉ đứng thứ 5 và chiếm 2% tổng giá trị hàng xuất khẩu của Công ty thời kỳ 2006 – 2009, xuất khẩu vào Séc còn manh mún hơn chỉ đứng thứ 12/16. Yếu tố về chất lượng và chủng loại hàng xuất khẩu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Chất lượng hàng xuất khẩu của Công ty đặc biệt là nông sản và đồ thủ công mỹ nghệ chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của EU nhằm bảo vệ người tiêu dùng và người lao động, số lượng mặt hàng xuất khẩu của Công ty còn ít ỏi chưa gặp gỡ được nhu cầu to lớn của khu vực thị trường này. 2.1.3. Các hình thức kinh doanh xuất khẩu của Công ty Như trong chương 1 đã trình bày, các phương thức kinh doanh mà Công ty đã từng áp dụng rất phong phú và đa dạng từ hình thức tự doanh, gia công, liên doanh liên kết, ủy thác đến các hình thức viện trợ và hàng đổi hàng. Tuy vậy đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty những năm 2006 - 2009 chỉ có 3 hình thức chính được sử dụng đó là: tự doanh, ủy thác và gia công xuất khẩu. Mặt hàng duy nhất mà Tocontap Hà Nội áp dụng hình thức gia công để xuất khẩu là mặt hàng chổi quét sơn, do đó trong kể từ năm 2007 đến nay hình thức này tạm thời bị ngừng sử dụng do đối tác Canada ngừng hợp tác với Công ty. Tương tự như hình thức gia công xuất khẩu, hình thức ủy thác xuất khẩu của Tocontap Hà Nội cũng chỉ được ghi nhận doanh thu cho đến năm 2006 và doanh thu chỉ đạt 295,823 USD chiếm 7,13% doanh thu từ xuất khẩu của Công ty ( theo báo cáo mặt hàng và thị trường năm 2006 của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm). Kể từ năm 2007 đến nay hình thức ủy thác xuất khẩu cũng không được áp dụng nữa. Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nguyên nhân thứ nhất là hàng hóa của 1 bộ phận các đối tác nội của Công ty ( chủ yếu là mặt hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ) không có đủ khả năng để cạnh tranh về cả yếu tố giá và chất lượng với hàng hóa cùng chủng loại của các nhà sản xuất khác; nguyên nhân thứ hai là do công tác tìm kiếm thị trường và quảng bá sản phẩm của Công ty cho hàng hóa nhận ủy thác chưa được đầu tư và chú trọng do vậy thị trường ngày càng bị thu hẹp. Hình thức ủy thác xuất khẩu không được phát triển là sự lãng phí nguồn lực đối với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm do Công ty vốn có những lợi thế nền tảng thuận lợi để phát triển hình thức này: mạng lưới bạn hàng rộng khắp trên thế giới, quan hệ lâu năm tốt đẹp với các cơ quan chức năng quản lý xuất khẩu trong nước, kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu, đội ngũ nhân lực có đầy đủ khả năng và điều kiện để đảm nhiệm công việc nhận ủy thác xuất khẩu. 2.2.Các biện pháp hỗ trợ ổn định và thúc đẩy xuất khẩu của công ty Để giữ được thế chủ động và mức tăng trưởng xuất khẩu ổn định, Công ty áp dụng quy chế khoán cho từng phòng về việc thực hiện kim ngạch trong từng quý, từng năm cụ thể. Các chỉ tiêu kế hoạch mà Công ty đề ra được theo dõi và thực hiện một cách nghiêm túc, Công ty áp dụng mức thưởng phạt hành chính hợp lý để tạo động lực cố gắng cho từng phòng. Trong trường hợp một phòng nhiều lần không thực hiện được chỉ tiêu được giao mà không có lý do hợp lý sẽ bị khiển trách, nộp phạt hoặc giải thể tùy mức độ. Thực tế, Phòng xuất nhập khẩu 4 của Công ty đã bị giải thể do nhiều năm liền hoạt động không hiệu quả. Bộ máy quản lý điều hành của Công ty luôn nỗ lực xây dựng chiến lược kinh doanh, phương hướng hoạt động phù hợp nhất cho Công ty trong từng thời kỳ từng điều kiện cụ thể của nền kinh tế vĩ mô, thị trường và phù hợp với thực lực của Công ty.Trên thực tế Công ty đã luôn xác định được chiến lược phát triển lâu dài gắn với hoạt động xuất khẩu, chú trọng mở rộng sang lĩnh vực sản xuất để tạo sự cân bằng và ổn định cho hoạt động xuất khẩu của công ty, ý thức được sự cần thiết phải cải thiện cơ cấu thị trường và mặt hàng theo hướng chuyên sâu. Nhận thấy công tác thị trường còn yếu kém dấn đến tình trạng mất dần bạn hàng, giảm sút thị phần của Công ty cho nên gần đây Tocontap Hà Nội bước đầu đã tích cực hơn trong việc lấy lại, củng cố, mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các biện pháp: đại diện chào hàng, hàng mẫu ký gửi, tăng thêm chi phí tiếp khách cho hàng xuất khẩu…Công ty chủ trương luôn giữ chữ “Tín” trong quan hệ kinh doanh với khách hàng, đối với mỗi nhu cầu nhập khẩu mà khách hàng đưa ra Công ty đều thực hiện việc nghiên cứu kỹ việc liệu có tìm được nguồn hàng đáp ứng được chất lượng mà khách hàng yêu cầu hay không, thời gian thực hiện hợp đồng như thế nào, nhu cầu vốn thực hiện hợp đồng là bao nhiêu, cần nhà nhập khẩu ứng trước bao nhiêu… để từ đó đưa ra đàm phán với khách hàng và có quyết định chính thức. Về công tác thông tin phục vụ cho công tác xuất khẩu Công ty đã tổ chức việc cập nhật thông tin về tỷ giá ngoại tệ, giá cả hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước, những biến động của nền kinh tế trong nước và quốc tế có khả năng ảnh hưởng đến họat động xuất khẩu của Công ty. Công ty kết hợp các Tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài tìm hiểu về tập quán thương mại của nước nhập khẩu, nghiên cứu về nhu cầu và thị hiếu của thị trường nước sở tại để cung cấp thông tin cho hoạt động xuất khẩu của Công ty. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu luôn chịu sự chi phối của các chính sách, luật pháp mà Nhà nước ban hành, do đó Tocontap Hà Nội luôn chú trọng việc hoạt động theo pháp luật, theo nội dung các quyết định, nghị quyết, thông tư… của Chính Phủ và các Bộ ngành đề ra. Công ty cũng thường xuyên tổ chức các cuộc họp quy mô lớn nhỏ khác nhau để tiến hành phổ biến những điều chỉnh hay đổi mới trong chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời Công ty cũng mạnh dạn nêu ra những thắc mắc, kiến nghị, đề xuất với cơ quan chức năng có thẩm quyền để được giải đáp và giúp đỡ kịp thời. Công ty luôn cố gắng tạo dựng cho mình thế chủ động trong việc đàm phán các điều khoản và ký kết hợp đồng xuất khẩu nhờ vào chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu đáp ứng được phần lớn nhu cầu của khách hàng. Công ty chủ yếu áp dụng hình thức tìm nguồn hàng xuất khẩu dựa trên những tiêu chí sẵn có về các đặc tính hình thức, chất lượng mà nhà nhập khẩu đưa ra. Để tạo điều kiện phát triển hoạt động xuất khẩu Công ty đã thử áp dụng nhiều hình thức kinh doanh xuất khẩu khác nhau như: gia công, ủy thác, tự doanh, hàng đổi hàng. Tuy rằng không phải hình thức nào cũng được vận dụng một cách thành công nhưng sự đa dạng hóa này phát huy tối đa sự năng động và linh hoạt của Công ty. Công ty đã tích cực thăm dò, xâm nhập các thị trường mới thông qua việc tìm kiếm và thực hiện những hợp đồng xuất khẩu sang các thị trường mới như: Ai Cập, Các tiểu Vương Quốc Arập thống nhất, Mỹ, Séc, Singapor… tuy rằng giá trị những hợp đồng này nhỏ lẻ nhưng đây chính là những bước đi đầu tiên cần thiết để Công ty dần dần tìm hiểu, tiếp cận với các thị trường mới. 2.3. Đánh giá khái quát về hoạt động xuất khẩu của Công ty 2.3.1. Kết quả hoạt động xuất khẩu của Công ty trong những năm gần đây Kể từ sau khi thực hiện cổ phần hóa từ giữa năm 2006 hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm đã đạt được những kết quả đáng mừng. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007 của công ty nêu rõ trong vòng 7 tháng đầu tiên hoạt động với tư cách pháp nhân mới (từ 1/6/2006 đến 31/12/2006), mặc dù còn bỡ ngỡ trong cung cách quản lý cũng như sự biến động bất thường của giá cả hàng hóa nhưng kết quả hoạt động xuất khẩu thực hiện được tương đối tốt đạt 2,46 triệu USD bằng 59,25% so với tổng kim ngạch xuất khẩu thực hiện được cả năm. Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm Đơn vị:USD Năm Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2006 4.151.953 32.319.563 36.471.516 2007 7.721.418 51.289.948 59.011.366 2008 13.799.284 48.967.332 62.766.616 2009 14.002.295 58.857.517 72.859.812 Tổng cộng 39.674.950 191.434.360 231.109.310 Nguồn: Phòng Tổng hợp – Công ty cổ phần XNK tạp phẩm Dựa trên số liệu của bảng 2.3, chúng ta có thể tính toán được từ năm 2006 đến năm 2009 tăng trưởng bình quân của kim ngạch xuất khẩu Công ty đạt được là 55,39% mức tăng này không hề thấp, nó còn là tín hiệu rất đáng mừng cho hoạt động xuất khẩu của Công ty. Nhưng ở một khía cạnh khác khi mức tăng trưởng bình quân của kim ngạch nhập khẩu và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thời gian này tương ứng là 24,8% và 28,1%. Như vậy chúng ta có thể mặc dù xuất khẩu phát triển nhanh nhưng không tạo được tác động lớn đến mức tăng trưởng chung của kim ngạch xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng là do ảnh hưởng của hoạt động nhập khẩu là chính. Tổng cộng trong vòng 4 năm từ 2006 đến 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu của Tocontap Hà Nội đạt 39,674 triệu USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lũy kế thực hiện được thời kỳ này là 231,109 triệu USD, như vậy xuất khẩu thực hiện được chỉ bằng 17,17% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện được. Bảng 2.4 dưới đây là tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội. Dựa vào bảng chúng ta có thể nắm đươc tổng quát nhất về hoạt động xuất khẩu của Công ty trong từng thị trường và đối với từng mặt hàng cụ thể. Thị trường mang lại doanh thu xuất khẩu lớn nhất cho Công ty là Trung Quốc, mặt hàng có doanh thu lớn nhất là mủ cao su cũng được xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc tới 99,7%. Dù chỉ bằng 24,5% doanh thu từ mủ cao su nhưng chổi quét sơn là mặt hàng lớn thứ 2 của Công ty, 83,4% doanh thu của mặt hàng này thu được từ thị trường Canada – thị trường lớn thứ hai của Tocontap Hà Nội. Đứng thứ 3 về doanh thu là gạo, trong vòng 4 năm xuất khẩu được tương đương với 5.798 tấn. Nhân hạt điều là mặt hàng mang lại tổng doanh thu lớn thứ 4 trong thời kỳ này, tuy nhiên nếu lấy con số tổng cộng mà nhân hạt điều mang lại chia đều cho 4 năm thì doanh thu thực hiện được mỗi năm chỉ ở mức 300 nghìn USD. Các mặt hàng còn lại bao gồm: hàng may mặc; thảm cói; giấy làm bao bì; tiêu; van, săm, yếm ôtô; nghệ kim ngạch xuất khẩu đạt được còn nhỏ hơn nữa. Mức doanh thu thực hiện được giữa các thị trường cũng có chênh lệch lớn. Bảng 2.4. Tổng kết kết quả kinh doanh theo thị trường và mặt hàng của Tocontap Hà Nội Đơn vị: nghìn USD Thị trường Mủ cao su Chổi quét sơn Gạo Nhân hạt điều Hàng may mặc Thảm cói Giấy làm bao bì Tiêu Van, săm, yếm ôtô Nghệ Trung Quốc 28.007,5 - - - - - - - - - Canada - 5.748,7 - - 10,9 - - - - - Úc - 903,7 - 678,1 - - - - - - Philippin - - 1.377,3 - - - - - - - Hungari - - - - 771,4 21,1 - - - - Indonesia - - 665,4 - - - - - - - Mỹ - - - 392 - - - - - - Anh - 239,5 - 146,9 - - - - - - Malaysia 64 - - - - 143,2 - - - Nhật - - - - 136,1 - - - - Các tiểu vương quốc Arập thống nhất - - - - - - - - - 56,7 Séc - - - - 87,4 - - - - - Ấn Độ - - - - - - - 112,4 17 - Thổ Nhĩ Kỳ - - - - 19,2 30,1 - - - - Singapor - - - - - - - - 45,7 - Ai Cập - 0,508 - - - - - - - - Tổng 28.071,5 6.892.408 2.042,7 1.217 888,9 187,3 143,2 112,4 62,7 56,7 Nguồn: Phòng Tổng Hợp – Công ty CP XNK tạp phẩm Giai đoạn này cơ cấu mặt hàng của Công ty vẫn chủ yếu bao gồm các sản phẩm nông sản thô hoặc mới qua sơ chế, hàm lượng công nghệ trong sản phẩm thấp, các sản phẩm này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị hàng xuất khẩu của Công ty trong khi đó xuất khẩu các sản phẩm hàng may mặc và thảm cói của công ty ngày càng bị thu hẹp. Về cơ bản Công ty chủ yếu xuất khẩu và mở rộng vào các thị trường thuộc khu vực châu Á và đây cũng là khu vực mang lại doanh thu xuất khẩu cao nhất cho Công ty. Ngoài ra Công ty cũng mở rộng hoạt động xuất khẩu của mình sang các nước thuộc khu vực châu Âu, châu Mỹ nhưng các hợp đồng xuất khẩu có được mới chỉ ở mức nhỏ lẻ, không đáng kể. 2.3.2 Những thành công trong thực hiện biện pháp quản lý và tổ chức xuất khẩu của Tocontap Hà Nội Về quy trình quản lý thực hiện hợp đồng xuất khẩu Công ty thực hiện việc phân cấp quản lý hoạt động xuất khẩu rất cụ thể. Việc thực hiện xuất khẩu hay nhập khẩu bất kỳ loại hàng hóa nào, giá trị dù lớn hay nhỏ đều phải được xây dựng thành một phương án kinh doanh, trong đó trình bày cụ thể các đặc điểm về hàng hóa, giá cả , chi phí, các loại thuế, khách hàng nội, khách hàng ngoại. Mỗi một phương án kinh doanh xuất khẩu đều được một nhân viên phụ trách thực hiện từ đầu đến cuối. Phương án kinh doanh này đầu tiên phải được sự thông qua của trưởng phòng, tiếp đến là phó Tổng giám đốc (hoặc người được Tổng giám đốc ủy quyền) và cuối cùng là sự phê duyệt, sửa đổi của Tổng giám đốc. Về công tác quản lý cán bộ Ban lãnh đạo của Công ty quan tâm đúng mực đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên. Công ty xây dựng và sử dụng hiệu quả các quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, trợ cấp mất việc, dự phòng tài chính kết hợp với Công Đoàn của Công ty để tổ chức các sự kiện vui chơi, tham quan, thăm hỏi … khích lệ sự cố gắng của cán bộ công nhân viên trong công việc. Đặc biệt khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, Công ty chủ chương khuyến khích nhân viên trong Công ty mua lại cổ phần, khi đó kết quả hoạt động của Công ty tác động trực tiếp đến lợi ích vật chất của đội ngũ cán bộ thì tất nhiên họ sẽ cố gắng làm việc hết mình, trách nhiệm và hiệu quả hơn. Công ty khuyến khích tối đa sự năng động của cán bộ công nhân viên trong việc tìm kiếm nguồn hàng và đối tác phục vụ xuất khẩu. Nếu phương án xuất khẩu ban đầu của cán bộ khả thi, Công ty chủ động tài trợ chi phí và thuê chuyên gia cho công tác nghiên cứu thị trường và đánh giá sản phẩm. Về các biện pháp nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu mà Công ty đã thực hiện Nhận thức được vai trò quan trọng của xuất khẩu đối với sự phát triển lâu dài của Công ty cũng như tình hình manh mún, yếu kém trong hoạt động xuất khẩu của mình, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm đang cố gắng từng bước khôi phục và phát triển hoạt động xuất khẩu thông qua nhiều biện pháp khác nhau. Đội ngũ lãnh đạo của Công ty xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển xuất khẩu cụ thể, đồng thời theo dõi sát sao quá trình thực hiện các kế hoạch đó. Công ty tập trung lấy lại các thị trường đã mất, xây dựng môi trường thông tin thuận lợi nhất cho sự phát triển của hoạt động xuất khẩu, tích cực áp dụng linh hoạt các biện pháp xuất khẩu… 2.3.3. Những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của Tocontap Hà Nội và nguyên nhân Thực tiễn hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm còn bộc lộ nhiều yếu điểm và hạn chế. Dưới đây là những hạn chế tiêu biểu và nguyên nhân của nó trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tocontap Hà Nội. 2.3.3.1. Những điểm yếu kém trong hoạt động xuất khẩu của Công ty Hạn chế về cơ cấu chủng loại và chất lượng hàng hóa xuất khẩu: Hàng hóa xuất khẩu của Công ty hiện nay bao gồm 10 mặt hàng khác nhau, nhìn chung cơ cấu hàng hóa xuất khẩu này cũng khá đa dạng mặc dù vậy lại thiếu tính ổn định và cân đối. Trong cơ cấu xuất khẩu của Tocontap hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mủ cao su và chổi quét sơn đã chiếm tương ứng 70,7% và 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu thực hiện trong vòng 4 năm của Công ty, 8 mặt hàng còn lại chỉ chiếm vỏn vẹn 12% tổng kim ngạch xuất khẩu còn lại. Giá mủ cao su trên thị trường lên xuống liên tục Công ty phải thực hiện việc thực hiện hợp đồng gom hàng và chờ đợi thời cơ giá lên, mặt hàng chổi quét sơn thì không xuất khẩu được kể từ năm 2008 như vậy tính ổn định trong cơ cấu xuất khẩu của Công ty rất thấp. Mặt khác cơ cấu xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm còn lạc hậu, nhóm hàng nông sản xuất khẩu của Công ty chủ yếu là chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế; đối với các sản phẩm công nghiệp nhẹ thì hàm lượng công nghệ tích lũy trong sản phẩm không cao, nhiều chi tiết kỹ thuật chưa đạt tiêu chuẩn do đó không cạnh tranh được với hàng hóa đến từ các nước khác trên thị trường nước nhập khẩu. Các mặt hàng như hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ (thảm cói) là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Công ty nhưng kim ngạch ngày càng giảm sút do mẫu mã ít, chất lượng sản phẩm không cao vì thế không đủ sức giữ vững thị phần ở thị trường xuất khẩu. Hạn chế trong khâu xác định và khai thác thị trường xuất khẩu Các bạn hàng xuất khẩu của Tocontap Hà Nội chủ yếu nằm ở khu vực châu Á nhưng ngoại trừ Trung Quốc thì kim ngạch xuất khẩu của Tocontap Hà Nội vào các thị trường còn lại đều nhỏ lẻ, thậm chí xuất khẩu vào Ai Cập của Công ty chỉ có vài trăm đô la. Mặc dù thị trường tiềm năng dành cho các sản phẩm của Tocontap vào những nước này là khá rộng lớn, nhưng Công ty lại không chủ động tìm kiếm nhu cầu nhập khẩu mà lại đợi chờ khách hàng tự tìm đến với mình. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm cũng thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các nước thuộc liên minh châu Âu EU, nhưng trong khi khu vực thị trường này có 27 Quốc gia thành viên thì Công ty mới chỉ khai thác xuất khẩu vào 2 thị trường là: Hungari, Séc. Bên cạnh đó xuất khẩu mới chỉ giới hạn trong 2 loại hàng hóa là thảm cói và hàng may mặc doanh thu mang lại thấp; còn các sản phẩm mà EU có nhu cầu nhập khẩu lớn như nông sản, thủy hải sản thì Tocontap Hà Nội lại không hề khai thác đến. Yếu kém trong khâu tìm kiếm, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu Hiện tại các hợp đồng xuất khẩu mà Công ty có được phần lớn là do khách hàng tự mang đến, còn lại một phần nhỏ là do cán bộ Công ty tìm kiếm được. Công ty hầu như không sử dụng kênh môi giới, trung gian mặc dù hệ thống này là nơi tập trung nhiều nhà nhập khẩu tìm đến để đưa ra nhu cầu của mình. Mặt khác cơ cấu tổ chức của Tocontap Hà Nội cũng không có một phòng ban nào chuyên trách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm thị trường, tìm kiếm hợp đồng, đây là một thiếu sót rất lớn trong bộ máy tổ chức của Tocontap Hà Nội. Ngoài ra trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu Công ty cũng thường không đạt được kết quả tốt nhất về các điều khoản giá cả, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán trong hợp đồng. Nội dung các điều khoản trong hợp đồng hoàn toàn dựa theo khuôn mẫu có sẵn của các hợp đồng trước, thiếu tính đổi mới sao cho có lợi và phù hợp nhất với điều kiện hiện tại. Đội ngũ chuyên gia trong đàm phán những hợp đồng xuất khẩu quan trọng hầu như chỉ là các cán bộ Công ty có bề dày kinh nghiệm, không được đào tạo bài bản về nghệ thuật đàm phán. Hoạt động xuất khẩu của Công ty chưa được chú trọng phát triển Hiện nay Công ty chú trọng nhiều hơn vào phát triển hoạt động nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu cao hơn nhiều lần kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng đều qua các năm. Trong khi đó hoạt động xuất khẩu lại manh mún, thiếu tổ chức và không được đầu tư đúng mực. Công ty không đầu tư vào nghiên cứu và phát triển mặt hàng xuất khẩu mới, đổi mới cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, giành giữ và tìm kiếm thị trường. Phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của Công ty được xây dựng chung chung, không có mục tiêu về ngành hàng hay thị trường cụ thể; các kế hoạch chỉ được đặt ra từng năm một mà không có các kế hoạch dài hạn giúp các cán bộ trực tiếp thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu của Công ty có hình dung rõ nhất về nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ không cao Đội ngũ cán bộ của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm đến hơn 90% đều tốt nghiệp tại các trường đại học thuộc khối kinh tế và ngoại thương, có nền tảng kiến thức vững chắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Tuy vậy đối với các cán bộ trẻ khi tiếp xúc với công việc thực tế lại gặp nhiều bỡ ngỡ, giải quyết không linh hoạt các công việc dù luôn năng động và nhiệt huyết. Đối với các cán bộ lâu năm dày dặn kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề nghiệp vụ thì lại thiếu các kỹ năng làm việc nhóm, không năng nổ, hoạt bát. Do khối lượng công việc không nhiều cùng với tâm lý chủ quan trong công việc vì thế xuất hiện hiện tượng “vừa làm vừa chơi” trong đông đảo đội ngũ nhân lực của Công ty, thời gian làm việc không được tiết kiệm và sử dụng hiệu quả. Mặt khác do lượng công việc ít hơn, đơn giản hơn so với tính chất và khối lượng công việc mà thực lực của cán bộ nhân viên Công ty có thể đảm đương được do đó dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn nhân lực, lãng phí chất xám của Công ty. Tình trạng mặt hàng, bạn hàng và nguồn hàng không ổn định Trong thời gian qua Công ty vẫn kinh doanh trong điều kiện mặt hàng và bạn hàng trong và ngoài nước chưa ổn định. Vì vậy Công ty phải chịu áp lực rất lớn từ các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu khác đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Bên cạnh đó Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm chủ yếu là kinh doanh dịch vụ do đó yêu cầu mối quan hệ ngày càng rộng thì mới có thể tồn tại và phát triển. Ngoài bạn hàng, nguồn hàng là yếu tố quyết định trong kinh doanh, nhưng Công ty chưa có cơ sở sản xuất hay chưa gắn chặt được với cơ sở chuyên sản xuất hàng xuất khẩu nào. 2.3.3.2. Nguyên nhân gây ra những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của Công ty Những nguyên nhân chủ quan Thứ nhất: Tác phong làm việc của doanh nghiệp Nhà nước chưa được xóa bỏ hoàn toàn: kể từ khi thành lập đến nay Công ty đã có 54 năm hoạt động, trong đó 50 năm hoạt động dưới sự “bao bọc” của Nhà nước, Công ty mới hoạt động dưới hình thức cổ phần hóa mới bước sang năm thứ 4, vì thế mà phong cách làm việc của cả ban lãnh đạo và độ ngũ cán bộ trong Công ty vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng quan liêu, bao cấp. Ban lãnh đạo chịu trách nhiệm điều hành và định hướng mọi hoạt động của Công ty lại mang “bệnh” thành tích khi xem xét đánh giá kết quả hoạt động của Công ty đặt phần lớn sự quan tâm vào mặt lượng của các con số về kim ngạch và doanh thu và lợi nhuận mà không chú ý đến mặt chất của vấn đề. Thứ hai: Xuất khẩu của Công ty không phát triển được một phần cũng là do tâm lý ngại khó, ngại khổ, lười tìm tòi nghiên cứu và ngại quan hệ của cán bộ trong Công ty. Hoạt động xuất khẩu đòi hỏi các cán bộ phải nắm rõ được các đặc tính của sản phẩm do đó cần phải tìm hiểu kỹ về sản phẩm có như vậy thì mới xây dựng được sự tin tưởng với những khách hàng quan tâm về sản phẩm của Công ty. Cán bộ thực hiện xuất khẩu cũng cần đi sâu sát thị trường, nghiên cứu cụ thể nhu cầu khách hàng, chịu khó chủ động thiết lập quan hệ với khách hàng. Thứ ba: Hoạt động marketing của Công ty chưa được chú trọng: dường như trong chuỗi các hoạt động của Công ty hoạt đông marketing không hề có mặt. Công ty ít khi tham gia các hội trợ xúc tiến thương mại tổ chức cả ở trong và ngoài nước để quảng bá cho dịch vụ và mặt hàng của mình, cũng như tìm kiếm khách hàng tiềm năng và nguồn hàng xuất khẩu. Công ty không có bộ phận chuyên trách thực hiện nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị trường, tiếp cận các khách hàng tiềm năng, nhiều thị trường vẫn bị bỏ ngỏ chưa khai thác được. Mặt khác các biện pháp dành giữ thị trường của Công ty cũng rất ít. Trong khi các đối thủ cạnh tranh của Công ty ngoài việc cung cấp cho khách hàng sản phẩm đạt yêu cầu còn sử dụng chiết khấu thương mại cũng như các lợi ích phi kinh tế để giữ và lôi kéo các khách hàng mới thì Công ty không thường xuyên đưa ra ưu đãi đối với các đối tác để giữ quan hệ tốt đẹp, làm ăn lâu dài. Do vậy tình trạng Công ty bị mất thị trường cũng đã xảy ra không ít. Thứ tư: Trong khi nhu cầu thị trường thì ngày càng trở lên đa dạng và không ngừng biến đổi với xu hướng là nhu cầu đặt ra ngày càng cao hơn cho mỗi sản phẩm thì danh mục hàng hóa xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm phần lớn vẫn ở dạng hàng thô hoặc mới qua sơ chế, chất lượng không đồng đều giữa các lô hàng do vậy mà các hợp đồng mang lại giá trị không cao. Mặc dù vậy Công ty vẫn chưa chủ động phát triển sản phẩm sao cho đáp ứng được cao nhất nhu cầu thị trường hay đưa ra các yêu cầu về sản phẩm đối với nhà cung cấp để giúp họ có cơ sở để nghiên cứu và cải tiến sản phẩm của mình. Thứ năm: Năng lực nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu của cán bộ không đồng đều, trong Công ty người có cả kinh nghiệm làm việc và hiểu biết về bản chất hoạt động xuất khẩu rất hiếm, bên cạnh đó hầu hết các cán bộ không chủ động trong việc học hỏi, tìm hiểu thêm kiến thức để phục vụ công việc. Đặc biệt Công ty còn thiếu đội ngũ cán bộ chuyên xây dựng, đàm phán các hợp đồng xuất khẩu. Mặt khác khâu tổ chức nhân sự của Tocontap Hà Nôi chưa hiệu quả. Mỗi một cán bộ có một thế mạnh, một điểm yếu khác nhau nhưng Công ty không có sự sắp xếp hợp lý để phối kết hợp các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu đó sao cho công việc luôn được giải quyết một cách tối ưu và sử dụng triệt để nguồn nhân lực. Mặt khác nguồn nhân lực của Công ty còn hay ở trong tình trạng nhàn rỗi, không có việc để làm do lượng công việc cần xử lý quá ít, Công ty không chủ động tạo công ăn việc làm cho đội ngũ nhân viên của mình. Thứ sáu: Công ty chưa xây dựng được lòng tin đối với các nhà cung cấp do vậy không có một mạng lưới các nhà cung cấp đủ lớn và luôn sẵn sàng cung cấp hàng cho Công ty. Ngược lại, nếu Công ty luôn giữ hàng hóa có sẵn trong kho để chờ xuất khẩu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và biện pháp phát triển hoạt động XK của Cty Cổ phần XNK tạp phẩm.doc
Tài liệu liên quan