Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần SeAbank

Mục lục

LỜI CAM ĐOAN 2

Mục lục 3

Danh mục các bảng 6

Lời mở đầu 7

Chương I: Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Đông Nam Á 8

1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng 8

1.1 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 8

1.2 Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban 10

2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng trong những năm gần đây 12

2.1 Hoạt động huy động vốn 12

2.2 Hoạt động tín dụng 14

2.3 Hoạt động đầu tư và kinh doanh khác 17

Thanh toán Quốc tế: 17

Thanh toán thẻ ATM 19

Chương II: Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank 21

1. Khái quát về hoạt động thẩm định tại ngân hàng TMCP SeAbank 21

1.1 Số lượng dự án đầu tư đã được thẩm định 21

1.2 Đặc điểm dự án đầu tư đã được thẩm định 22

1.3 Nguyên tắc và các quy định với hoạt động thẩm định dự án tại ngân hàng 22

2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng 23

2.1 Tiếp nhận_luân chuyển hồ sơ 23

2.2 Tổ chức thẩm định dự án 24

2.3 Quyết định cho vay 24

2.4 Quy định thời gian thẩm định tại ngân hàng 25

3. Phương pháp thẩm định dự án 27

4. Nội dung thẩm định 29

4.1 Thẩm định tính hợp lệ tính đầy đủ của hồ sơ dự án, hồ sơ xin vay vốn 29

4.1.1 Các tài liệu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, trách nhiệm dân sự của khách hàng: 29

4.1.2 Tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính của khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có) 30

4.2 Thẩm định chủ đầu tư dự án 31

4.2.1 Năng lực tài chính và pháp lý của chủ đầu tư 31

4.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng 31

4.2.3 Uy tín của chủ đầu tư trong qua hệ tín dụng với ngân hàng 32

4.3 Thẩm định dự án đầu tư 32

4.3.1 Đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án. 33

4.3.2 Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm: 33

4.3.3 Thẩm định về phương diện kỹ thuật của dự án: 33

4.3.4 Phân tích rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro: 33

4.3.5 Phân tích về phương diện tài chính và tính hiệu quả của dự án: 33

4.3.6 Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay: 39

5. Nghiên cứu tình huống thẩm định dự án đầu tư cụ thể “Dự án bổ sung vốn nhập khẩu máy móc và xây dựng nhà xưởng thực hiện dự án đầu tư Nhà máy dây và cáp diện của Công ty CP Dây và cáp điện Trường Quyên” 40

5.1. Quy trình thẩm định : 40

5.2. Phương pháp thẩm định 40

5.3 Nội dung thẩm định : 40

5.3.1 Thẩm định khách hàng vay vốn 41

5.3.1.1 Hồ sơ chủ đầu tư 41

5.3.1.2 Năng lực pháp lí và uy tín của chủ đầu tư 42

5.3.1.3 Năng lực tài chính và báo cáo kết quả hoạt động SXKD của chủ đầu tư 43

5.3.2 Thẩm định dự án đầu tư 46

5.3.2.1 Hồ sơ pháp lí dự án 46

5.3.2.2 Xác định lại sự cần thiết phải đầu tư của dự án 47

5.3.2.3 Thẩm định thị trường của dự án 48

5.3.2.4 Thẩm định nội dung kĩ thuật của dự án 51

5.3.2.5 Thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý dự án 52

5.3.2.6 Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án 53

5.3.2.7 Đánh giá rủi ro của dự án 62

5.3.2.8 Kết luận với dự án 62

5.3.2.9 Đánh giá về kết quả thẩm định dự án “bổ sung vốn nhập khẩu máy móc và xây dựng nhà xưởng thực hiện dự án đầu tư Nhà máy dây và cáp diện của Công ty CP Dây và cáp điện Trường Quyên" 66

5.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác thẩm định dự án 68

5.4.1 Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn 68

5.4.2 Thời gian thẩm định/dự án 69

5.5 Đánh giá chung về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP SeAbank 70

5.5.1 Kết quả đạt được 70

5.5.2 Nguyên nhân và hạn chế 71

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tại ngân hàng TMCP SeAbank 74

3.1 Mục tiêu và phương hướng đối với hoạt động cho vay của Ngân hàng trong thời gian tới 74

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tại Ngân hàng TMCP SeAbank 75

3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định 75

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định 77

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện nội dung thẩm định 78

3.2.4 Giải pháp hoàn thiện phương pháp thẩm định 81

3.2.5 Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ thẩm định 82

3.2.6 Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát kết quả công tác thẩm định dự án 84

3.2.7 Giải pháp khác 85

3.3 Những kiến nghị 86

3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ 86

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước 87

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP SeAbank 90

Kết Luận 91

Tài liệu tham khảo 92

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần SeAbank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00,000,000 30,000,000,000 A NỢ PHẢI TRẢ 40,100,000,000 0 I Nợ ngắn hạn 100,000,000 0 II Nợ trung và dài hạn 40,000,000,000 B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 30,000,000,000 30,000,000,000 I Vốn chủ sở hữu 30,000,000,000 30,000,000,000 Đến ngày 23/07/2009, tổng tài sản của công ty là 70.100.000.000đ, tập trung ở phần tài sản ngắn hạn. Trong đó, khoản trả trước cho người bán là 69.991.500.000 đ, chiếm 99.8% tổng tài sản, còn lại là tiền và các khoản tương đương tiền. Theo diễn giải của công ty, khoản trả trước cho người bán này bao gồm 2 khoản: chi phí thuê đất (32,419,518,600 đ) và tiền nhập khẩu máy móc thiết bị thanh toán trước cho nhà thầu (37.571.981.400đ tương đương 2.360.400USD). Hiện nay do việc xây dựng chưa hoàn thành nên công ty tạm thời chưa kết chuyển giá trị này sang mục tài sản cố định. Tổng nguồn vốn của công ty đến thời điểm 23/07/2009 là 70.100.000.000đ, trong đó vốn chủ sở hữu của công ty là 30 tỷ đồng, chiếm 42.79% tổng nguồn vốn. phần còn lại 40.100.000.000 đ là Nợ phải trả của doanh nghiệp, bao gồm nợ ngắn hạn 100 trđ, nợ dài hạn 40 tỷ đ. Theo thông tin công ty cung cấp đây là 2 khoản công ty nhận nợ của các cổ đông để bổ sung vốn thực hiện dự án. Công ty có kế hoạch sau khi dự án hoàn thành việc đầu tư cơ bản, có thể đi vào sản xuất ổn định sẽ làm thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty. Nhận xét: Nhìn chung do công ty đang trong giai đoạn hoàn thành các công trình xây dựng, việc nhập khẩu máy móc cũng còn chưa hoàn thiện nên hoạt động sản xuất kinh doanh chưa có nên tình hình tài chính không có nhiều phát sinh. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi cơ sở vật chất đã đi vào ổn định, hoạt động sản xuất của công ty sẽ có sự phát triển, đảm bảo khả năng tài chính của công ty. 5.3.2 Thẩm định dự án đầu tư 5.3.2.1 Hồ sơ pháp lí dự án Giấy chứng nhận đầu tư số 23 do Ban Quản lý các KCN UBND tỉnh Nam Định chứng nhận lần đầu ngày 17/03/2008, chứng nhận thay đổi lần đầu ngày 21/04/2009 - Căn cứ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: 103 do UBND tỉnh Nam Định cấp ngày 13/04/2008 Hợp đồng thuê lại đất ngày giữa Công ty CP Dây và cáp điện Trường Quyên và Công ty bất động sản Tuấn Lợi Hợp đồng chuyển nhượng dự án nhà máy dây và cáp điện ngày giữa Công ty CP Dây và cáp điện Trường Quyên và Công ty CP tư vấn dự án đầu tư Hoàng Lan Biên bản làm việc 3 bên giữa Hợp đồng tổng thầu EPC số21 ngày 15/04/2009 giữa Công ty CP Dây và cáp điện Trường Quyên và Công ty xây dựng Sông Đà và các phụ lục hợp đồng kèm theo Hợp đồng ủy thác nhập khẩu số 20/HĐUTNK ngày giữa Công ty Dây và cáp điện Trường Quyên và Công ty xuát nhập khẩu Duy Thuỷ. Phê duyệt chi tiết về xây dựng, hồ sơ thiết kế và dự toán công trình. Dự án vay vốn đầu tư nhà máy sản xuất máy xây dựng tại KCN Nam Định và toàn bộ các hồ sơ liên quan khác của dự án kèm theo của công ty CP Dây và cáp điện Trường Quyên. 5.3.2.2 Xác định lại sự cần thiết phải đầu tư của dự án Nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua đã đạt được những phát triển đặc biệt nổi bật, GDP hàng năm luôn ở mức tăng trưởng cao đặc biệt là năm 2007 là năm đầu tiên sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO với mức tăng trưởng GDP đạt 8.5% mức cao nhất trong các năm. Hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, nền công nghiệp nước nhà trong thời gian vừa qua đã được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy nền công nghiệp cũng đã đạt được tốc độ phát triển mạnh mẽ, điều đó đã khiến cho thị trường dây và cáp điện nội địa trở thành một trong những thị trường có nhu cầu tăng rất cao. Dây và cáp điện cũng đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam do sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp thế giới. Như vậy có thể nhận thấy rằng dây và cáp điện đang là một trong những mặt hàng có nhu cầu lớn không chỉ với mặt hàng trong nước mà còn cả với thị trường khu vực và thế giới. Tuy nhiên ngành sản xuất dây và cáp điện của Việt Nam hiện nay cũng đang gặp rất nhiều các khó khăn có thể kể đến như: Thách thức đầu tiên là nguồn vốn đầu tư cho dây chuyền công nghệ của ngành còn hạn chế. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp phải đầu tư, đổi mới nhỏ giọt, từng phần. Kết quả của sự thiếu đồng bộ này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm, khiến tính ổn định trong sản xuất không cao. Mặc dù Việt Nam có nhu cầu sử dụng dây và cáp điện chỉ bằng 1/5 – 1/30 so với các nước trong khu vực và trên thế giới nhưng chỉ tính riêng trong thị trường nội địa thì các doanh nghiệp sản xuất nước ta mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu này. Bên cạnh đó, vật tư đầu vào cũng đang là một vấn đề rất đáng quan tâm. Nhiều nguyên liệu dùng để sản xuất dây và cáp điện nước ta chưa sản xuất được nên phải trông chờ vào nhập khẩu. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới giá thành và tính chủ động trong sản xuất của các Doanh nghiệp. Mặt khác một số nguyên liệu nội địa như: dây đồng, nhựa… có thể đưa vào sản xuất thì chất lượng còn yếu kém, trở thành nỗi lo lớn về chất lượng hàng khi sản xuất ra. Hiện tại nước ta có khoảng 100 Doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện lớn nhỏ trong đó có nhiều Công ty lớn 100% vốn của Việt Nam như Công ty dây và cáp điện Việt Nam, Công ty TNHH nhà nước một thành viên Trần Phú, Công ty Tân Cường Thành nhưng kim ngạch xuất khẩu dây và cáp điện lại do đóng góp của hầu hết các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những Công ty có vốn đầu tư của Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật bản… Đứng trước các vấn đề đó các nhà chuyên môn cho rằng ngành dây và cáp điện trước những rào cản trên nên quan tâm đến đầu tư công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó là việc đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm cũng luôn là vấn đề cần được các Doanh nghiệp nước nhà đặt lên hàng đầu. Thị trường dây và cáp điện ở Việt Nam là một thị trường tiềm năng với nhu cầu ngày càng cao trong khi khả năng đáp ứng của các Doanh nghiệp hiện tại lại là chưa đủ. Trong khi nhu cầu nhập khẩu dây và cáp điện của các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn ngày càng tăng nhanh. Sau khi đánh giá phần nghiên cứu thị trường và khả năng tiếp nhận công nghệ sản xuất mặt hàng này, cán bộ tín dụng đã thấy đây thực sự là một lĩnh vực đầu tư có hiệu quả, có khả năng thực hiện và đem lại hiệu quả cao trong tương lai. 5.3.2.3 Thẩm định thị trường của dự án Thị trường tiêu thụ chính các sản phẩm của dự án được xác định là toàn lãnh thổ Việt Nam và xuất khẩu ra nước ngoài theo tỉ lệ 60/40, cụ thể như sau: STT Nội dung Tỷ lệ 1 Phục vụ trong đóng mới tàu biển, sửa chữa tàu, Nhà máy nhiệt điện, các Dự án Công nghiệp do Công ty CP CNTT cam kết bao tiêu sản phẩm. Trong đó Trung tâm năng lượng điện đã tiêu thụ khoảng 100 triệu USD trong thời gian xây dựng. 30% 2 Xuất khẩu thông qua đại lý của nhà thầu tại hàn Quốc 40% 3 Hộ gia đình, công trình, nhà máy thiết bị điện công nghiệp, mạng lưới phân phối của các công ty điện lực... 30% Về tình hình thị trường trong nước Thị trường dây và cáp điện: Thị trường này đang có quy mô lớn và sự tăng trưởng liên tục. Trong năm năm từ 1999 đến 2004 sản lượng điện sản xuất tăng gấp 2 lần từ 23,7 tỷ KWh lên đến 46 tỷ KWh. Trong giai đoạn 2005 đến 2010 ngành điện có kế hoạch đầu tư đạt sản lượng 92 tỷ KWh. Như vậy trong thời gian tới thị trường sẽ cần một lượng dây và cáp điện nhằm truyền dẫn hết 46 tỷ KWh điện tăng thêm. Như vậy nhu cầu dây và cáp điện hàng năm sẽ tăng gần gấp đôi đến năm 2020 sản lượng điện sẽ đạt mức 200 đến 250 tỷ KWh. Như vậy chu kỳ phát triển của sản phẩm dây và cáp điện đang trong thời kỳ đầu của giai đoạn phát triển và càng về sau sản lượng càng tăng nhanh. Ngoài ra, nước ta đang có chương trình ngầm hóa cho các tuyến cáp điện trung và cao thế từ 22kV đến 220kV cho các thành phố lớn. Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển của ngành công nghiệp khác như đóng tàu thì nhu cầu dây và cáp điện, cáp điều khiển phục vụ ngành này là vô cùng lớn, bởi hiện nay theo báo cáo của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam các đơn hàng đóng tàu tại các nhà máy đóng tàu trong nước đều đã kín đơn hàng đến hết năm 2012 với các chủng loại tàu đóng mới khác nhau cỡ từ vài trăm DWT đến 100000DWT. Theo tính toán trung bình một cách tương đối cứ 1000DWT tàu đóng mới cần tới xấp xỉ 2400m dây và cáp điện các loại. Như vậy có thể thấy nhu cầu về dây và cáp điện trong nước là khá lớn, và là một thị trường rất tiềm năng. Tuy nhiên, trên địa bàn cả nước trong lĩnh vực sản xuất cáp điện lực hạ thế hiện nay chỉ có một số rất ít các nhà sản xuất có uy tín về chất lượng như: Cadivi, LS Vina Cable, Công ty TNHHNN 1 thành viên Cơ điện Trần Phú, Taya thì còn lại là những nhà sản xuất nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Về lĩnh vực sản xuất cáp trung thế chỉ có Cadivi và LS Vina Cable. Lĩnh vực sản xuất cáp cao thế thì chưa có đơn vị nào trong nước sản xuất,… Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, cần thiết phải đầu tư một nhà máy với quy mô lớn, kỹ thuật cao để sản xuất các sản phẩm dây và cáp điện từ hạ thế đến cách điện cao thế 500 KV, cáp quang,… để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Do đó đây thực sự là thời cơ lớn cho các doanh nghiệp trong cả nước tham gia vào lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện các loại và Công ty đã nắm bắt được thời cơ đó. Thị trường xuất khẩu Hiện nay, Hàn Quốc là nước đứng đầu thế giới về công nghệ sản xuất dây và cáp điện, thị trường xuất khẩu đạt 51% thị phần cáp điện trên toàn thế giới. Nắm bắt được điều này, Công ty CP Dây và cáp điện đã thỏa thuận và nhận được cam kết của nhà thầu Hàn Quốc – là nhà cung cấp máy móc thiết bị cho dự án - bao tiêu 40% sản phẩm cho Dự án khi Dự án đi vào sản xuất ra sản phẩm. Công ty cũng là đại diện của nhà máy LSVina (Hải Phòng) về vấn đề tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. Nhà thầu Hàn Quốc đã có hơn 20 năm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dây và cáp điện trên thế giới. Đây là một lợi thế rất lớn khi Dự án mới đi vào hoạt động. Khi đã có thương hiệu, kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu thì công ty có thể xuất khẩu trực tiếp đến khách hàng. Bên cạnh đó, công ty còn hướng tới xuất khẩu ra thị trường các nước lân cận như Nhật Bản – hiện nay đang là thị trường xuất khẩu dây và cáp điện lớn nhất của Việt Nam, và các nước khác như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Lào và Thái Lan,…Qua nghiên cứu thị trường có thể thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu dây và cáp điện của Việt Nam qua các năm liên tục tăng lên xong vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Đây chính là một thuận lợi lớn để Công ty thực hiện dự án của mình. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Công ty xác định tạo ra khả năng cạnh tranh của sản phẩm công ty dựa trên 3 tiêu chí: Giá cả của sản phẩm, chất lượng sản phẩm và thương hiệu của sản phẩm. Về chất lượng, sản phẩm của dự án hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các đối thủ trong ngành so với hàng nhập khẩu. Dự án được đầu tư một dây truyền công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại nhất hiện nay do nhà thầu Hàn Quốc cung cấp thiết bị, đồng bộ với quy trình công nghệ khép kín cho nên có thể khẳng định các sản phẩm của dự án là các sản phẩm có chất lượng tốt và hoàn toàn đáp ứng và thoả mãn được toàn bộ các tiêu chuẩn của IEC đưa ra và các nước Công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước liên minh Châu Âu EU cũng như những yêu cầu cao nhất của khách hàng về các sản phẩm dây và cáp điện. Về giá cả, công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại bậc nhất hiện nay cùng với các biện pháp quản lý hiện đại khoa học được áp dụng cho dự án là yếu tố đóng góp rất nhiều vào việc cắt giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, hạ giá bán sản phẩm. Như vậy giá cả sản phẩm của dự án cùng phù hợp với người tiêu dùng và đủ sức để có thể thăm gia cạnh tranh về giá cùng với các đối thủ trong ngành và với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu Về thương hiệu sản phẩm, với chất lượng và giá cả có nhiều ưu thế hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh khác và so với hàng nhập khẩu thì có thể nói việc xây dựng hình ảnh, nhãn hiệu và thương hiệu sản phẩm của dự án là rất thuận lợi và có thể thực hiện được. Công ty dự kiến sẽ dăng ký nhãn hiệu sản phẩm tại Cục sở hữu trí tuệ để được bảo vệ về pháp luật đối với thương hiệu của mình. 5.3.2.4 Thẩm định nội dung kĩ thuật của dự án Sản phẩm của dự án: từ việc phân tích và đánh giá thị trường dây và cáp điện ở Việt Nam hiện nay, cũng như việc lựa chọn thị trường mục tiêu của dự án thì sản phẩm của dự án được lựa chọn bao gồm các sản phẩm chính sau đây: + Dây cáp trần + Cáp điện hạ thế + Cáp điện trung thế + Cáp điều khiển + Cáp tàu thủy ( Giai đoạn II của dự án) Quy mô của sản phẩm: Công suất dự kiến của nhà máy là 16.000 tấn/năm, cụ thể: + cáp trung thế : 1.500 km + Cáp hạ thế : 2.000 km + Cáp điều khiển : 1.500 km + Cáp trần : 800 tấn + Cáp tàu thủy : 2.000 km ( Giai đoạn II) Công nghệ sản xuất Công nghệ sản xuất: Công nghệ của nhà máy được đầu tư ở cấp tiên tiến so với công nghệ cùng loại trên thế giới, bao gồm hệ thống dây chuyền máy móc sản xuất mới 100% được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan, bao gồm một số máy móc chính như sau: Máy rút đồng 13 khuôn – xuất xứ Hàn Quốc Máy rút đồng 17 khuôn – xuất xứ Hàn Quốc Máy rút nhôm 11 khuôn Máy bọc cách điện và máy cuốn tự động Máy bọc cách điện 3 lõi và máy cuốn băng màn chắn Máy bện kép ………. So với một số công nghệ hiện có tại một số nhà máy trong nước sản xuất cũng lĩnh vực như: Cadivina, Lsvina, Taya, Trần Phú cable, Nexan Lioa,… thì công nghệ sản xuất cáp điện của nhà máy là công nghệ hiện đại nhất (có thể tham khảo thêm ở tài liệu về máy móc dây chuyền do bên định giá cung cấp) 5.3.2.5 Thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý dự án Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp: Dự kiến khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ thu hút khoảng 110 lao động. Lực lượng lao động trong nhà máy được tính toán và dự kiến trên các căn cứ về công nghệ, sản lượng, mức tiêu hao lao động định mức, trình độ quản lý, mức độ ứng dụng tự động hóa của nhà máy Số lượng, trình độ ban lãnh đạo, nhân viên: Ban giám đốc bao gồm 03 người gồm 1 giám đốc là ông Dương Văn Dũng và 2 phó Giám đốc. Các phòng ban khác gồm 28 người, phân bổ cho các phòng: Phòng tài chính kế toán, Phòng tổ chức hành chính, Phòng kinh doanh – đối ngoại, Phòng Nghiên cứu thị trường, Phòng kỹ thuật sản xuất, Phòng kế hoạch vật tư . Còn lại 79 lao động là bộ phận trực tiếp sản xuất, bao gồm: Quản đốc, Trưởng ca, Thủ kho và lái xe va công nhân sản xuất Kinh nghiệm của ban lãnh đạo, nhân viên: Tất cả các nhân viên trong công ty đều là những người có trình độ chuyên môn, và có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện công việc cũng như trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty. Ban lãnh đạo của Công ty gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, là những người có trình độ, có năng lực trong kinh doanh. Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty là ông Dương Văn Thắng, giám đốc công ty là ông Dương Văn Dững Cơ cấu các phòng ban: Tất cả các phòng ban trong Công ty đều nằm dưới sự điều hành trực tiếp của Ban Giám đốc, do vậy hoạt động của Công ty luôn thống nhất và có hiệu quả. 5.3.2.6 Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án Tổng mức vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư của dự án trong giai đoạn 2009-2010 này là: 266,914,221,834 đ, công ty dự kiến đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng nhà xưởng, mua thiết bị máy móc, trang bị nội thất, thiết bị văn phòng làm việc.,... Hiện nay, công ty đã đầu tư cụ thể như sau: Tổng giá trị dự kiến đầu tư Tổng giá trị đã đầu tư Tên hạng mục Giá trị Giá trị Vốn tự có Vốn chưa phải trả nhà thầu Vốn vay 1 Xây dựng cơ bản 71,494,703,234 29,925,660,000 6,733,273,500 7,481,415,000 15,710,971,500 2 Máy móc thiết bị 163,000,000,000 154,628,600,000 37,966,151,000 27,567,750,000 89,094,699,000 3 Chi phí thuê đất 32,419,518,600 32,419,518,600 32,419,518,600 0 0 Tổng 266,914,221,834 216,973,778,600 77,118,943,100 35,049,165,000 104,805,670,500 Chi phí đầu tư của công ty + Căn cứ vào hợp đồng nhập khẩu thiết bị giữa công ty … và Công ty Hoàng Anh + Căn cứ vào dự toán xây dựng và Bản nghiệm thu khối lượng công việc giai đoạn I Tuy nhiên đây chỉ là giá trị căn cứ theo các hợp đồng do công ty cung cấp. Vì vậy, để đảm bảo tính khách quan, và an toàn cho Ngân hàng, đề nghị khách hàng kết hợp cùng ngân hàng thuê 1 công ty định giá độc lập để việc xác định giá trị đầu tư được rõ ràng, chính xác. Về xây dựng cơ bản, công ty chia thành 2 giai đoạn: + Giai đoạn I: xây dựng khu nhà xưởng chính. Trị giá: 29,925,660,000 đ + Giai đoạn II: xây dựng các công trình phụ trợ khác: 41,569,043,234 đ Hiện nay, công ty đã hoàn thiện xong phần xây dựng giai đoạn I, và đang tiến hành các thủ tục nghiệm thu, quyết toán công trình. Khối lượng công việc hoàn thành giai đoạn 1 trị giá: 29.925.660.000 đ bao gồm việc xây dựng nhà xưởng 2k24mx240m. Theo thỏa thuận trong hợp đồng tổng thầu giữa chủ thầu là Công ty CPCNTT … và Công ty CP dây và cáp điện…, Công ty CP Dây và cáp điện chỉ phải thanh toán tối đa 75% giá trị hợp đồng, số tiền còn lại sẽ được thanh toán 20% sau khi hoàn thiện toàn bộ công trình, 5% còn lại thanh toán sau thời gian bảo hành. Về máy móc thiết bị, công ty có dự kiến nhập khẩu 1 dây chuyền máy móc từ Hàn quốc thông qua nhà cung cấp … Hàn Quốc và một số các máy móc phương tiện khác được mua trong nước ( chi tiết như trong danh mục đính kèm). Hiện nay, về phần máy móc thiết bị nhập khẩu, công ty đã thông qua nhà thầu ký hợp đồng nhập khẩu máy móc với trị giá 8.687.000 USD ( bao gồm 100.000USD tiền chuyển giao công nghệ) và đã thực thanh toán theo đúng tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng số tiền là 2.360.400USD. Phần còn lại, 6.326.600USD, được thanh toán như sau + 4.777.850 USD (tương đương 89,094,699,000đ) sẽ được thanh toán bằng 1LC trả ngay sau khi bên bán xuất trình đủ bộ chứng từ. + 1.548.750 USD (tương đương 27,567,750,000 đ) nhà cung cấp sẽ cho nợ lại và sau này khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ thanh toán bằng sản phẩm. Như vậy, tổng số tiền công ty cần vay trong thời gian tới là: + 15,710,971,500 đ – thanh toán một phần xây dựng giai đoạn I + 21,823,747,698 đ – thanh toán một phần xây dựng giai đoạn II + 4.777.850 USD (tương đương 89,094,699,000đ) – mở L/C thanh toán tiền nhập khẩu máy móc thiết bị Thời hạn vay: 6 năm, trong đó có 1 năm ân hạn gốc,lãi suất vay: 10.5%/năm Hiệu quả về mặt tài chính của dự án Phân tích hiệu quả dự án Năm Năm 2009 năm 2010 năm 2011 năm 2012 năm 2013 năm 2014 Doanh thu - 53,407,000,000 213,628,000,000 347,145,500,000 480,663,000,000 480,663,000,000 Chi phí hoạt động 2,922,500,000 62,841,797,356 201,009,980,812 279,251,680,812 377,002,685,812 395,255,675,812 Lợi nhuận hàng năm của dự án (2,922,500,000) (9,434,797,356) 12,618,019,188 67,893,819,188 103,660,314,188 85,407,324,188 Thuế suất 0% 0% 0.0% 12.5% 12.5% 25% Thuế TNDN - - - 8,486,727,398 12,957,539,273 21,351,831,047 Lợi nhuận sau thuế (2,922,500,000) (9,434,797,356) 12,618,019,188 59,407,091,789 90,702,774,914 64,055,493,141 Khấu hao - - 21,495,711,092 21,495,711,092 21,495,711,092 21,495,711,092 LN + KH (2,922,500,000) (9,434,797,356) 34,113,730,280 80,902,802,881 112,198,486,006 85,551,204,233 Dòng tiển ra 270,827,313,023 3,612,000,000 14,448,000,000 14,448,000,000 14,448,000,000 14,448,000,000 Chi đầu tư 270,827,313,023 Chi trả gốc - 3,612,000,000 14,448,000,000 14,448,000,000 14,448,000,000 14,448,000,000 Dòng tiền vào 127,077,500,000 (9,434,797,356) 34,113,730,280 80,902,802,881 112,198,486,006 85,551,204,233 LN+KH (2,922,500,000) (9,434,797,356) 34,113,730,280 80,902,802,881 112,198,486,006 85,551,204,233 Vay NH 130,000,000,000 Dòng tiền thuần (143,749,813,023) (13,046,797,356) 19,665,730,280 66,454,802,881 97,750,486,006 71,103,204,233 Tỷ số chiết khấu 14% NPV 234,733,424,988 IRR 31.54% NPV : 234,733,424,988 IRR: 31.54% Với thời gian hoàn vốn T là 6 năm Đánh giá về doanh thu : Doanh thu của dự án được công ty xây dựng trên cơ sở phân tích các yếu tố như công suất máy, chi phí đầu vào, nhu cầu trên thị trường, có tham khảo giá của các nhà sản xuất khác trên thị trường. Về thị trường đầu ra, hiện nay, nhà cung cấp thiết bị máy móc cho công ty là công ty Sheng ha, Hàn Quốc đã cam kết tiêu thụ 40% sản phẩm của công ty và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, Công ty CP CNTT cam kết bao tiêu 30% sản lượng sản phẩm, phục vụ cho ngành công nghiệp đóng tàu Ngoài ra, hiện nay Công ty Cổ phần CNTT đang tham gia vào xây dựng trung tâm năng lượng tại tỉnh Nam Định với công suất 2400 MW cùng chủ đầu tư là Tập đoàn tài chính Teawang của Hàn Quốc và cam kết sẽ tiêu thụ sản phẩm cáp điện ước tính khoảng 100 triệu USD điều này sẽ đảm bảo cho công suất nhà máy hoạt động liên tục trong 3 năm. 30% sản phẩm còn lại,công ty dự kiến sẽ bán lẻ cho các nhà phân phối phục vụ thị trường trong nước. Về nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất, công ty CP Hoà Hảo đã cam kết sẽ cung cấp cho công ty đầy đủ và đảm bảo chất lượng trong suốt thời gian hoạt động. Nhận xét: Với những điều kiện thuận lợi về đầu vào, đầu ra như vậy cùng với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ cao thì việc sản xuất của công ty sẽ rất thuận lợi, doanh thu đặt ra như vậy là hoàn toàn có thể đạt được. Đánh giá về chi phí: chi phí hàng năm của công ty bao gồm các chi phí như: chi phí nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, chi phí khấu hao máy móc, chi phí thuê đất, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bảo hiểm tài sản, chi phí lương CBNV,…. Các chi phí này đều là các chi phí hợp lý, được công ty xây dựng dựa trên cơ sở thực tế phát sinh và có tham khảo tại các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực. Trong quá trình hoạt động, công ty sẽ cố gắng tối thiểu hóa các chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng lợi nhuận. Từ bảng phân tích hiệu quả dự án cho thấy dự án có NPV dương, IRR cao hơn lãi suất cho vay trung dài hạn của ngân hàng. Thời gian hoàn vốn của dự án là 6 năm, trong đó có 1 năm ân hạn trả gốc. Về độ nhạy: Trong trường hợp doanh thu giảm 5% và chi phí tăng 5% dự án khả thi Nhận xét: Dự án khả thi và đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. Nguồn trả nợ và kế hoạch trả nợ Nguồn trả nợ của công ty được trích từ khấu hao tài sản cố định và lợi nhuận thu được hàng năm từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Như đã phân tích ở trên doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp là hoàn toàn khả thi, do đó nguồn trả nợ cũng được đảm bảo. Trong thời gian công ty chưa đi vào sản xuất, chưa có doanh thu, các cổ đông của công ty cam kết dùng mọi nguồn thu nhập hợp pháp khác của mình để trả nợ lãi cho ngân hàng. Kế hoạch trả nợ: Do thời gian đầu tư của công ty kéo dài từ quý I/2009 đến hết quý III năm 2010, sau đó công ty mới có thể bắt đầu đi vào sản xuất tạo doanh thu, vì vậy đề xuất được ân hạn 1 năm của khách hàng là hoàn toàn hợp lý và có thể chấp nhận được. Khách hàng đề nghị vay trong thời gian 10 năm, tuy nhiên qua phân tích, chi nhánh nhận thấy trong khoảng thời gian 6 năm là công ty có thể có khả năng hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng. Vì vậy chi nhánh đề xuất cho công ty vay vốn trong vòng 6 năm, trong đó ân hạn 1 năm trả gốc. Công ty sẽ thực hiện trả lãi hàng tháng, gốc trả 3 tháng/lần. Theo đó, công ty sẽ phải thực hiện trả gốc, lãi hàng năm theo bảng dưới đây: Năm 2009 2010 2011 2012 2013 LN + KH 0 (2,922,500,000) (9,434,797,356) 34,113,730,280 80,902,802,881 khoản phải trả 2,781,134,003 16,066,449,306 26,301,604,266 24,872,134,266 23,442,664,266 Nợ gốc phải trả 3,612,000,000 14,448,000,000 14,448,000,000 14,448,000,000 Trả nợ lãi vay 2,781,134,003 12,454,449,306 11,853,604,266 10,424,134,266 8,994,664,266 Nguồn còn lại (2,781,134,003) (18,988,949,306) (35,736,401,622) 9,241,596,014 57,460,138,615 TÀI SẢN ĐẢM BẢO Tài sản thứ nhất Tên tài sản: Quyền sử dụng đất (đất thuê thời hạn 48 năm trả tiền 1 lần) và tài sản gắn liền với đất bao gồm toàn bộ hệ thống nhà xưởng, nhà văn phòng và các công trình phụ trợ thuộc dự án Chủ sở hữu: Công ty CP Dây và cáp điện … Hồ sơ tài sản: + Giấy chứng nhận QSDĐ + Phê duyệt chi tiết về xây dựng nhà máy + Hợp đồng thuê lại đất ngày … Căn cứ định giá + Căn cứ QĐ số 820/2008/QĐ-HĐQT ngày 1/12/2008 của HĐQT về việc bảo đảm tiền vay của Ngân hàng. + Quyết định 206/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/99 của Bộ tài chính về chế độ quản lý và trích khấu hao TSCĐ. + Căn cứ hợp đồng mua bán hàng hoá liên quan: Hợp đồng thuê lại đất, Dự toán xây dựng, Các biên bản nghiệm thu xây dựng + Biên bản định giá tài sản đảm bảo sẽ được lập sau khi tài sản hình thành. Giá trị tài sản: Tài sản bảo đảm Mô tả tài sản bảo đảm Tình trạng của tài sản bảo đảm Giá trị Quyền sử dụng đất - Đất thuê theo diện dự án, trả tiền 1 lần Tài sản hình thành từ vốn vay 32,419,518,600 Tài sản gắn liền với đất Nhà xưởng, nhà văn phòng và các công trình khác có liên quan Tài sản hình thành từ vốn vay 71,494,703,234 TỔNG CỘNG 103,914,221,834 + Trị giá tài sản thứ nhất là: 103,914,221,834đ ( Một trăm linh ba tỷ chín trăm mười bốn nghìn hai trăm hai mươi mốt nghìn tám trăm ba mươi tư đồng) Phương thức quản lý tài sản + Phương thức quản lý TSĐB: Ngân hàng giữ bản gốc GCN quyền sử dụng đất, Khách hàng được quyền quản lý và sử dụng tài sản. + Yêu cầu kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25811.doc
Tài liệu liên quan