Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải

MỤC LỤC

KẾT LUẬNLời mở đầu 1

Lời mở đầu 1

Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN BẢO ĐẢM TIỀN VAY BĂNG THẾ CHẤP. 3

I.Lý luận chung về bảo đảm tiền vay bằng thế chấp.3

1.Khái niệm,vai trò và Nội dung của quy chế bảo đảm tiền vay.3

1.1.Khái niệm và vai trò bảo đảm tiền vay.3

1.1.1.Khái niệm bảo đảm tiền vay 3

1.1.2.Vai trò của bảo đảm tiền vay 4

1.1.3.Phân loại bảo đảm tiền vay 5

1.2.Nội dung của bảo đảm tiền vay.6

1.2.1.Những quy định chung 6

1.2.2.Tài sản bảo đảm tiền vay 8

1.2.3.Thẩm định tài sản bảo đảm 9

1.2.4.Hoàn thiện thủ tục bảo đảm tiền vay 9

1.2.5.Quản lý hồ sơ và tài sản bảo đảm 9

2. Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp.11

2.1. Bản chất của thế chấp tài sản.11

2.2. Chủ thể trong quan hệ bảo đảm tiền vay bằng thế chấp.12

2.3. Đối tượng của quan hệ thế chấp.13

II. Giao kết và thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng thế chấp.27

1. Giao kết hợp đồng thế chấp.27

1.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng thế chấp .27

1.2. Trình tự giao kết.27

1.2.2. Hồ sơ giao kết 28

1.2.3. Thẩm định hồ sơ giao kết 29

2. Thực hiện hợp đồng thế chấp.30

2.1. Nguyên tắc thực hiện.30

2.2. Quy trình thực hiện .31

3. Giải quyết tranh chấp.32

3.1. Hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng.32

3.2. Hình thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải .32

3.3. Hình thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài hoặc toà án 33

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI. 34

I.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Hằng hải. 34

1.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển.34

1.1.2.Năm 1996 35

1.1.3.Năm 2001 35

1.1.4.Năm 2005 36

1.1.5.Năm 2006 36

2.Cơ cấu tổ chức của MSB. 37

2.1.Tổ chức bộ máy và cơ cấu quản lý.37

2.2.Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh.39

2.2.1.Thực hiện huy động vốn. 39

2.2.2.Thực hiện hoạt động tín dụng. 40

2.2.3.Thực hiện các hình thức cho vay. 40

2.2.4.Xét duyệt cho vay,kiểm tra và xử lý. 40

2.2.5.Bảo lãnh 41

2.2.6.Chiết khấu,tái chiết khấu,cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác 41

2.2.7.Cho thuê tài chính 41

2.2.8.Tài khoản tiền gửi 42

2.2.9.Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 42

2.2.10.Các hoạt động khác 42

3.Kết quả hoạt động 43

(Theo nguồn số liệu Phòng Kế toán-Tài chính Ngân hàng Hàng Hải)46

3.1.Những kết quả đạt được.46

3.1.1. Đảm bảo sự phát triển bền vững 46

3.1.2.Cải thiện chất lượng các hoạt động nghiệp vụ 47

3.1.3.Cơ bản xử lý nợ tồn đọng 48

3.1.4.Tăng cường hoạt động nguồn vốn với khách hàng Doanh nghiệp và giao dịch liên Ngân hàng. 49

3.1.5.Tiếp tục củng cố và Đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin 49

3.1.6.Mở rộng và sắp xếp lại mạng lưới giao dịch 49

3.2.Bảng cân đối kế toán của 3 năm gần đây .50

3.3.Những hạn chế và nguyên nhân.52

II. Thực trạng thực hiện bảo đảm tiền vay bằng thế chấp ở ngân hàng TMCP Hàng hải. .55

1.Tình hình thực hiện 1 năm trước khi có Quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp 2006 .55

Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân năm2006.55

1.1.Những thuận lợi,khó khăn trong thực hiện.56

1.1.1. Thuận lợi. 56

1.1.2. Khó khăn 57

1.2 Những nguyên nhân .57

2. Tình hình thực hiện và kí kết hợp đồng thế chấp kể từ khi có quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp 2006.58

2.1. Những tiến bộ trong áp dụng thực hiện .58

2.2. Những vướng mắc tồn đọng.60

Phần III: GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 63

I: Về phía Nhà nước.63

2. Về phía ngân hàng TMCP Hàng Hải.64

2.1. Phương hướng mục tiêu và giải pháp của Ngân hàng TMCP Hàng Hải trong những năm tới.64

2.2. Một số kiến nghị về công tác thực hiện quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản tại ngân hàng CPTM Hàng Hải.67

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hàng phải có tài sản thế chấp để bảo đảm cho số tiền vay. Sau khi đã thẩm định giá trị tài sản cũng như những điều kiện đối với tài sản thế chấp (tài sản không có tranh chấp, tài sản thuộc danh mục những tài sản được thế chấp theo quy định của pháp luật và ngân hàng …) và các giấy tờ có liên quan đến tài sản dùng để thế chấp như giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng (đối với đất đai)…thì ngân hàng sẽ đưa cho khách hàng xem xét một hợp đồng thế chấp đã thảo sẵn và đề nghị khách hàng ký. Khi khách hàng và ngân hàng chấp nhận ký là lúc lời đề nghị giao nhận đã được chấp nhận. 1.2.2. Hồ sơ giao kết Hồ sơ giao kết là tất cả giấy tờ có liên quan đến tài sản, đến nhân thân khách hàng, đến quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản và bao gồm cả hợp đồng thế chấp. + Nếu tài sản là đất đai thì trong hồ sơ giao kết sẽ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận này phải có nội dung phù hợp với điểm h khoản 3 Điều 3 (Nội dung viết trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ban hành kèm theo Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường. Và phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc đất đai không thuộc diện quy hoạch giải toả và không có tranh chấp . + Nếu tài sản là phương tiện giao thông vận tải thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu (giấy đăng ký phương tiện) và giấy chứng nhận thời hạn lưu hành của phương tiện do cơ quan quản lý về giao thông cấp (sở công an tỉnh và sở giao thông tỉnh) + Nếu tài sản thế chấp gắn liền với đất ở thì phải có chứng nhận của địa phương về việc không có tranh chấp. + Nếu tài sản thế chấp có được nhờ thừa kế thì phải có bản sao công chứng của di chúc thừa kế. + Nếu tài sản là của người thứ ba thì phải có giấy uỷ quyền cho phép thế chấp của người thứ ba + Nếu tài sản thế chấp là tài sản đang cho thuê, cho mượn thì phải làm theo giấy tờ chứng nhận hoặc hợp đồng cho thuê, cho mượn. Ngoài ra nếu khách hàng là pháp nhân, tổ chức thì trong hồ sơ giao kết phải có thêm giấy uỷ quyền giao kết của pháp nhân, tổ chức uỷ quyền cho người đại diện ký kết. 1.2.3. Thẩm định hồ sơ giao kết Thẩm định hồ sơ là việc cán bộ tín dụng hoặc cán bộ thẩm định của ngân hàng xem xét kiểm tra tính xác thực của các loại giấy tờ có trong hồ sơ đi giao kết thế chấp. Đây cũng là một trong những bước có tính chất quan trọng của quá trình giao kết hợp đồng thế chấp. Nó chứng minh tính trung thực của khách hàng cũng như tính hợp pháp của bộ hồ sơ thế chấp. Nếu trong giai đoạn này mà không được thực hiện một cách nghiêm túc mà có sự sai trái trong giấy tờ hồ sơ thì khi có xảy ra tranh chấp bộ hồ sơ sẽ không có giá trị pháp lý. Do đó nó đòi hỏi ngân hàng phải thẩm định một cách chính xác, có khoa học. Vì trách nhiệm thuộc về ngân hàng nên chi phí do ngân hàng chi trả, do đó để tránh lãng phí trong công cuộc đòi hỏi ngân hàng phải có một đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ năng lực và có đạo đức nghề nghiệp cao. 2. Thực hiện hợp đồng thế chấp Đây là giai đoạn sau khi hợp đồng thế chấp đã được ký kết, là giai đoạn mà cả phía ngân hàng và cả phía khách hàng thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao kết trong hợp đồng. Đây cũng là giai đoạn dễ xảy ra tranh chấp giữa các bên. Lý do của việc dễ xảy ra tranh chấp thì rất nhiều song lý do chính nhất là vì sự hiểu lầm trong điều khoản giao kết hoặc do mục đích vụ lợi, lợi dụng, chiếm dụng nguồn vốn và tài sản của nhau. Do đó mặc dầu hợp đồng đã ký kết thì quan hệ thế chấp tài sản được xác lập song nó chưa thực sự kết thúc khi hai bên chưa hết thời hạn. Vì vậy trong quá trình thực hiện cũng cần phải có những nguyên tắc cũng như quy trình thực hiện cụ thể. 2.1. Nguyên tắc thực hiện Là một hợp đồng dân sự nên nguyên tắc thực hiện của hợp đồng thế chấp tài sản trước hết là nguyên tắc tự nguyện, thiện chí và hợp tác. Đây là nguyên tắc đầu tiên của thực hiện hợp đồng nó tạo điều kienẹ cho việc thực hiện nghĩa vụ cũng như tôn trọng quyền lợi của các bên được diễn ra trôi chảy. Trên tinh thần tự nguyện, thiện chí, hợp tác các bên sẽ thực hiện một cách đầy đủ mà không bị sức ép từ phía nào cả. Tuy nhiên chỉ với nguyên tắc này thì chưa đủ để hợp đồng trở thành một ràng buộc đối với các bên mà bên cạnh đó còn cần phải có những nguyên tắc có tính bắt buộc. Đó là nguyên tắc tuân thủ hợp đồng một cách tuyệt đối. Các điều khoản của hợp đồng là những điều kiện bắt buộc thực hiện đối với từng bên. Những điều khoản quy định quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia. Do đó nếu không có nguyên tắc này thì hợp đồng khó có thể thực hiện một cách đầy đủ và đúng đắn. Bởi khi thực hiện nghĩa vụ của mình thì nghĩa là bên đó phải mất đi chi phí và cơ hội. Mà điều đó thì không bên nào muốn mặc dù là phải thực hiện. Nguyên tắc không ảnh hưởng lợi ích của các bên còn lại. Đó là việc thực hiện hợp đồng làm phát sinh thêm các quyền và nghĩa vụ của các bên mà không đoợc quy định trong hợp dôồng Ngoài ra còn có một nguyên tắc nữa là nguyên tắc thực hiện mở. Nghĩa là hợp đồng có thể thực hiện khác nếu có sự đôồngý của các bên. Nguyên tắc này tạo điều kiện cho các bên có thể thay đổi cách thức có lợi cho mình trong quá trình thực hiện nếu thấy cách thay đổi này không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của các bên kia. Nguyên tắc về sử dụng tài sản thế chấp, khai thác, sử dụng tài sản cũng như khai thác về hoa lợi của nó. Nguyên tắc này thông thường do các bên thảo luận trong hợp dôồng 2.2. Quy trình thực hiện Quy trình thực hiện hợp đồng là các bước thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên. Quy trình này được quy định rõ trong hợp đồng thế chấp nó bao gồm các bước sau: + Bên thế chấp giao các giấy tờ theo quy định trong hợp đồng + Nếu bên thế chấp giữ tài sản thì tiếp tục sử dụng và khai thác công dụng, lợi ích của tài sản. + Nếu bên thứ ba giữ tài sản thì thực hiện đầy đủ các quy định đã được thoả thuận. Trong tời hạn tín dụng thì các bên cầm giữ tài sản phải có nghĩa vụ bảo quản tài sản và báo cáo với bên kia về tình trạng của tài sản + Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Cả hạn lẫn gốc thì bên ngân hàng phải trả lại toàn bộ giấy tờ có liên quan đến tài sản cho khách hàng. Nếu tài sản do ngân hàng hoặc bên thứ ba giữ tài sản thì lúc này trả luôn cả tài sản và phải thẩm định lại tài sản nếu bên chủ sở hữu tài sản yêu cầu và kể từ đó hợp đồng thế chấp được chấm dứt hết hiệu lực. + Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có quyền giữ lại giấy tờ và sử lý tài sản. 3. Giải quyết tranh chấp Tranh chấp là hiện tượng xảy ra thường xuyên trong đời sống xã hội và trong hợp đồng và hợp đồng thế chấp tài sản cũng không phải là ngoại lệ. Vấn đề đặt ra là khi xảy ra tranh chấp thì phải xử lý theo phương án nào để vừa hợp tính, hợp lý lại vừa đảm bảo lợi ích cho các bên. Theo quy định của pháp luật thì có 4 phương thức giải quyết sau. 3.1. Hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng Thương lượng là việc các bên đưa sự việc tranh chấp ra đàm phán với nhau, cùng bàn bạc để đi đến thống nhất giải quyết tranh chấp. Nguyên tắc của hình thức này là thoả thuận. Đây là hình thức mà hầu hết các cuộc tranh chấp, trong dân sự và kinh tế thường hay sử dụng bởi vì nếu sự việc được giải quyết theo hình thức này thì sẽ đỡ tốn kém cho cả đôi bên và các bên vẫn giữ được mối quan hệ lâu dài, do sự việc chỉ do nội bộ các bên giải quyết với nhau trên cơ sở thoả thuận đồng ý. 3.2. Hình thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải Khi các bên thương lượng với nhau mà không giải quyết được sự việc thì thông thường các bên thống nhất mời thêm người trung gian hoà giải. Người này phải là người có trình độ năng lực về chuyên môn nghiệp vụ về thế chấp tài sản và phải có uy tín đối với các bên. Khi đó trung gian hoà giải sẽ đứng ra tổ chức một buổi họp để giải quyết vấn đề nếu hoà giải thành công thì các bên lập một biên bản hoà giải thành và các bên có nghĩa vụ thực hiện. Nếu các bên vẫn không đi đến thoả thuận thống nhất thì các bên lập biên bản hoà giải không thành. 3.3. Hình thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài hoặc toà án Khi hoà giải không thành thì các bên có thể đưa vụ việc ra toà án hoặc trọng tài Thương mại để giải quyết. Nếu các bên muốn vụ việc giải quyết tại trọng tài thì cần phải có văn bản thoả thuận về việc đưa ra trọng tìa để giải quyết. Khi vụ việc đã đưa ra giải quyết tại trọng tài Thương mại thì quyết định của trọng tài sẽ có tác dụng bắt buộc đối với các bên. Buộc các bên phải thực hiện và nó có giá trị chung thẩm. Các bên chỉ được kiện ra toà sau khi đã qua trọng tài về thủ tục giải quyết chứ không được kiện về nội dung quyết định. Bên cạnh thủ tục trọng tài thì các bên vẫn có quyền lựa chọn hình thức toà án. Hình thức này không cần thoả thuận hay quy định trong hợp dồng. Các bên có thể đơn phương đưa ra toà yêu cầu toà án giải quyết. Quyết định của toà án cũng có giá trị bắt buộc đối với các bên. Tuy nhiên nó không phải là quyết định mang tính chung thẩm mà các bên có quyền kháng án lên cấp cao hơn. Đối với hai hình thức này thì vụ việc chắc chắn được giải quyết. Tuy vậy khi đưa ra giải quyết tại đây sẽ làm cho các bên phải tốn kém rất nhiều thời gian và tiền của. Không dừng lại ở chi phí và thời gian, nó còn làm quan hệ giữa các bên xấu đi sau vụ việc. Trong thực tế việc giải quyết tranh chấp được các bên lựa chọn theo từng hình thức khác nhau, nhưng thông thường hai hình thức đầu được ưu tiên lựa chọn. Sau khi không giải quyết được các bên mới sử dụng hai hình thức sau CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI. I.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Hằng hải. 1.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển. Ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam ( viết tắt : Ngân hàng TMCP hàng hải ).Tên giao dịch quốc tế là Vietnam maritime commercial joint stock bank ( Viết tắt : Maritime bank hoặc MSB ) Trụ sở giao dịch : 44 - Nguyễn Du – Hà Nội Ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt nam sau khi pháp lệnh về Ngân hàng,HTX Tín dụng và Công ty tài chính có hiệu lực. Được thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt nam,MSB chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 12/07/1991.Ban đầu,vốn điều lệ của MSB là 40 tỷ đồng và từ 28/04/2006 đã nâng lên 320 tỷ đồng.Thời hạn hoạt động của Ngân hàng là 99 năm Có mạng lưới trải rộng trên khắp 3 miền Bắc,Trung,Nam với hệ thống các chi nhánh,phòng giao dịch tại những đầu mối kinh tế quan trọng của cả nước như Hà nội,Hải phòng,Quảng ninh, Đà nẵng,Vũng tàu,TP HCM,Cần thơ … Thiết lập quan hệ đại lý với hơn 200 Ngân hàng và chi nhánh ngân hàng ở nhiều nước trên thế giới,nhằm thúc đẩy tốc độ của hoạt động thanh toán quốc tế.Chính vì vậy,MSB hoàn toàn tự tin trong vai trò là người bạn đồng hành tin cậy của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Trở thành thành viên của nhiều Tổ chức liên Ngân hàng trong nước và thế giới như Hiệp hội Ngân hàng Việt nam,Hiệp hội Ngân hàng Châu Á,Tổ chức Thanh toán toàn cầu SWIFT, Đại lý chuyển tiền toàn cầu Money Gram… với mục đích nâng cao vị thế của MSB trong thị trường tài chính Việt nam và hội nhập kinh tế thế giới. Triển khai thành công dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toán MSB do Ngân hàng thế giới tài trợ.MSB đang không ngừng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm,dịch vụ trên cơ sở sử dụng Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại,nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Thực hiện chính sách giao dịch một cửa ( uni-teller ), đảm bảo sự nhanh chóng,thuận lợi tối đa cho khách hàng.MSB có đội ngũ cán bộ công nhân viên có phong cách phục vụ chuyên nghiệp,tận tình . 1.1.Những dấu ấn quan trọng trên con đường phát triển của MSB 1.1.1.Năm 1991 Sự ra đời của MSB là một bước đột phá quan trọng,một minh chứng sống động của sự đổi mới thành công từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung,quan liêu,bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường của thành phố cảng Hải phòng nói riêng và của nền kinh tế cả nước nói chung. 1.1.2.Năm 1996 MSB thành lập Hội sở giao dịch đặt tại thành phố cảng Hải phòng - dẫn đầu trong hàng ngũ các Ngân hàng TMCP về việc áp dụng mô hình Tổ chức Ngân hàng hai cấp. 1.1.3.Năm 2001 MSB là một trong 6 Ngân hàng thương mại Việt nam được Ngân hàng thế giới lựa chọn và tài trợ để tham gia Dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toán.MSB đã hoàn thiện và khai thác thành công giai đoạn 1 của Dự án.MSB đã triển khai thành công dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ, đồng thời vinh danh là Ngân hàng thương mại cổ phần duy nhất được tiếp tục tham gia giai đoạn 2 của dự án này. Đây là một dự án công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng,chất lượng cao cho khách hàng và nâng cao khả năng quản trị, điều hành Ngân hàng. 1.1.4.Năm 2005 Việc chuyển trụ sở chính từ hải phòng lên thủ đô Hà Nội ( một trung tâm kinh tê,chính trị và văn hóa lớn của cả nước ),vào tháng 8 năm 2005 đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của MSB.Sự kiện này có thể ví như một cuộc “cách mạng” về chiến lược,thể hiện quyết tâm lớn của MSB trong việc mở rộng ảnh hưởng và chinh phục thị trường thủ đô. Để chứng minh cho quyết định chiến lược và đúng dắn này,MSB đã gặt hái được những kết quả hết sức khả quan trong năm 2005 đó là : Tổng số khách hàng tăng lên 35,7%,tổng tài sản tăng 62,1%,tổng nguồn vốn huy động tăng 65,4% so với năm 2004 và bước lên vị trí Ngân hàng hạng A theo tiêu chuẩn của Ngân hàng nhà nước,khép lại chặng đường đầy gian khó của MSB. 1.1.5.Năm 2006 Kỷ niệm 15 năm thành lập - sự kiến đáng tự hào của MSB là một mốc son đánh dầu sự trưởng thành và phát triển của một thương hiệu.Với quá trình hoạt động 15 năm,số vốn điều lệ của MSB đã tăng lên 320 tỷ đồng ( tính đến ngày 28/04/2006 ) và dự kiến sẽ tăng lên 700 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm. Cùng với sự thăng trầm của nền Kinh tế đất nước và cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực MSB cũng đã gặp không ít khó khăn,thử thách.Nhưng với sự nỗ lực không ngừng của Hội đồng Quản trị,Ban điều hành,cũng như toàn thể cán bộ nhân viên,MSB đã và đang chuyển mình vươn lên mạnh mẽ.Khách hàng của MSB không chỉ thuộc nghành hàng hải như ngày đầu thành lập,mà đã được đa dạng hoá sang mọi lĩnh vực nghành nghề.Bên cạnh việc giữ vững mối quan hệ toàn diện với các Doanh nghiệp lớn là đối tác truyền thống thuộc các ngành Hàng hải,Hàng không,Bưu chính-Viễn thông,Bảo hiểm…MSB cũng đã chú trọng phát triển các khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như khách hàng dân cư để mở rộng thị trường,sẵn sàng cho qua trình hội nhập vào nền Kinh tế quốc tế.Song hành với chính sách luôn đi đầu trong công cuộc hiện đại hoá công nghệ,MSB còn không ngừng chú trọng đến sự phát triển và nâng cao chất lượng lao động. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của MSB là đội quân tinh nhuệ,có trình độ cao,kinh nghiệm dày dạn và năng động,sáng tạo.Bên cạnh mục tiêu phát triển hiệu quả,sự ổn định vững chắc cũng luôn được coi là một yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với Ngân hàng.Do vậy MSB đã xác định tầm nhìn là : trở thành Ngân hàng thương mại phát triển bền vững với chất lượng dịch vụ hàng đầu. Với một lịch sử phát triển và hình thành như trên,chắc chắn MSB sẽ đạt thành công trước mục tiêu tạo lập giá trị bền vững cho Ngân hàng và khách hàng. 2.Cơ cấu tổ chức của MSB. 2.1.Tổ chức bộ máy và cơ cấu quản lý Chi nhánh Vũng tàu Chi nhánh Cần thơ Chi nhánh Quảng Ninh Chi nhánh Đà nẵng Chi nhánh TP.HCM Chi nhánh Hải phòng Chi nhánh Hà nội Ban thư ký Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kiểm soát nội bộ Phòng công nghệ tin học Phòng xử lý rủi ro Ban quản lý dự án Phòng pháp chế Phòng tài trợ thương mại Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Sở giao dịch 2.2.Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh của MSB là hoạt động kinh doanh tiền tệ,tín dụng và các dịch vụ tài chính,tiền tệ,Ngân hàng,với nội dung thường xuyên là thực hiện nghiệp vụ Nợ,nghiệp vụ Có và các dịch vụ Ngân hàng được quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động của MSB và tuân thủ các quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng nhằm phục vụ cho sản xuất,kinh doanh,dịch vụ và phát triển của khách hàng thuộc các nghành Kinh tế.Mục tiêu của MSB là xây dựng MSB trở thành một Ngân hàng thương mại cổ phần lớn,có uy tín,có công nghệ hiện đại,phát triển ổn định,bền vững,an toàn và có lợi nhuận cao.Với mục tiêu như trên,MSB có những chức năng,nhiệm vụ sau : 2.2.1.Thực hiện huy động vốn. Nhận tiền gửi của các Tổ chức,cá nhân và các Tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn,tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền khác Phát hành chứng chỉ tiền gửi,trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các Tổ chức,cá nhân trong và ngoài nước khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận. Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt nam và của Tổ chức tín dụng nước ngoài Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn Lựa chọn các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước . 2.2.2.Thực hiện hoạt động tín dụng. MSB cấp tín dụng cho các tổ chức ,cá nhân vay vốn dưới các hình thứ cho vay ,chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác,bảo lãnh,cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước. 2.2.3.Thực hiện các hình thức cho vay. MSB cho các Tổ chức,cá nhân vay vốn dưới các hình thức cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất,kinh doanh,dịch vụ đời sống. MSB cho các Tổ chức,cá nhân vay dưới các hình thức trung hạn,dài hạn nhằm thực hiện các dự án Đầu tư phát triển sản xuất,kinh doanh,dịch vụ đời sống. 2.2.4.Xét duyệt cho vay,kiểm tra và xử lý. MSB được quyền yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án kinh doanh khả thi,khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay;có quyền chấm dứt việc cho vay,thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật,vi phạm hợp đồng tín dụng. MSB có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng vay,tài sản của người bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh để thu hồi nợ theo quy định tại nghị định của chính phủ về bảo đảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng;khởi kiện khách hàng vi phạm hơp đồng tín dụng và người bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật. MSB được miễn,giảm lãi suất cho vay,phí Ngân hàng,gia hạn nợ,mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng nhà nước 2.2.5.Bảo lãnh MSB bảo lãnh vay,bảo lãnh thanh toán,bảo lãnh thực hiện hợp đông,bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh Ngân hàng khác cho Tổ chức tín dụng,cá nhân theo quy định của Ngân hàng nhà nước. MSB được bảo lãnh vay,bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh Ngân hàng khác mà người nhận bảo lãnh là Tổ chức,cá nhân nước ngoài theo quy định của Ngân hàng nhà nước khi thực hiện thanh toán quốc tế. 2.2.6.Chiết khấu,tái chiết khấu,cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác MSB được cấp tín dụng dưới các hình thức chiết khấu thương phiếu và các giầy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của pháp luật.người chủ sở hữu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác phải chuyển giao ngay mọi quyền,lợi ích hợp pháp phát sinh từ các giấy tờ đó cho MSB. MSB được cấp tín dụng dưới các hình thức cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của pháp luật.MSB được thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh trong trường hợp chủ sở hữu các giấy tờ đó không thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đông tín dụng. MSB được tái chiết khấu,cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các Tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật hiện hành. MSB có thể được Ngân hàng nhà nước tái chiết khấu và cho vay trên cơ sở cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã được chiết khấu theo quy định của pháp luật hiện hành. 2.2.7.Cho thuê tài chính MSB được hoạt động cho thuê tài chính thông qua Công ty cho thuê tài chính của MSB. 2.2.8.Tài khoản tiền gửi MSB mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước ( Sở giao dịch hoặc chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh,thành phố ) nơi MSB đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Các chi nhánh MSB mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh,thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. MSB mở tài khoản cho khách hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. MSB được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng khác trong nước theo quy định của Ngân hàng nhà nước. 2.2.9.Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ MSB thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ sau đây : Cung ứng các phương tiện thanh toán; Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ; Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước; Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế theo sự cho phép của Ngân hàng nhà nước; Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. MSB Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên Ngân hàng trong nước;Tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng nhà nước cho phép. 2.2.10.Các hoạt động khác Dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn,mua cổ phần của Doanh nghiệp và của các Tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật. Góp vốn với Tổ chức tín dụng nước ngoài để thành lập Tổ chức tín dụng liên doanh tại Việt nam theo quy định của chính phủ về Tổ chức và hoạt động của Tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt nam. Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trương quốc tế khi được Ngân hàng nhà nước cho phép. Được quyền uỷ thác,nhận uỷ thác,làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của MSB,kể cả việc quản lý tài sản,vốn Đầu tư của Tổ chức,cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác và đại lý. Cung ứng dịch vụ bảo hiêm;được thành lập Công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Cung ứng dịch vụ : - Tư vấn tài chính và tiền tệ trực tiếp cho khách hàng hoặc các Công ty trực thuộc được thành lập theo quy định của pháp luật. - Bảo quản hiện vật quý và các giấy tờ có giá,cho thuê tủ két,nhận cầm cố và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. Thành lập Công ty trực thuộc để thực hiện các hoạt động kinh doanh có liên quan tới hoạt động Ngân hàng theo quy định của pháp luật. MSB không trực tiếp kinh doanh bất đống sản. 3.Kết quả hoạt động Những năm qua hoạt động của hệ thống Ngân hàng diễn ra trong bối cả Ngân hàng nền Kinh tế Việt nam phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao,tổng sản phẩm quốc nội ( GDP ) đạt hơn 8%.Tuy nhiên,chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh;cùng với diễn biến tăng giá hàng hoá,vật tư, ảnh hưởng của bão lụt,khô hạn kéo dài,dịch cúm gia cầm đã tạo sức ép đối với nền Kinh tế và áp lực trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Các Ngân hàng thương mại Việt nam hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao, đặc biệt một số Ngân hàng thương mại cổ phần liên tục mở rộng mạng lưới kinh doanh,tăng vốn điều lệ, đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ Ngân hàng mới để thu hút khách hàng,tăng cường công tác tuyên truyền để quảng bá và khẳng định thương hiệu của mình. Trong điều kiện như trên,các hoạt động của MSB những năm vừa qua tiếp tục được ổn định,phát triển đạt mức tăng trưởng cao,quy mô và mạng lưới hoạt động được mở rộng;Kết quả kinh doanh đạt khá cùng với việc thu hồi một số khoản nợ tồn đọng cũ đã góp phần làm cho tình hình tài chính lành mạnh,cổ đông được chia cổ tức,thu nhập của cán bộ công nhân viên được cải thiện. Duy trì,tiếp tục phát triển các khách hàng là Doanh nghiệp thuộc nghành hàng hải,hàng không,bưu chính viễn thông,bảo hiểm,… Đồng thời đã mở rộng đến các đối tượng khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ,cá nhân,và xử lý cơ bản các khoản nợ tồn đọng từ những năm trước. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính : VND Chỉ tiêu 2004 2005 2006 I.thu từ lãi 93.993.507.578 117.590.872.751 225.950.302.201 1.Thu lãi cho vay 85.693.298.296 103.597.164.051 185.322.573.864 2.Thu lãi tiền gửi 7.528.114.075 12.387.979.813 36.179.612.329 3.Thu lãi góp vồn mua cổ phần 735.610.000 764.978.323 645.000.000 4.Thu khác về hoạt động tín dụng 36.485.207 840.750.564 3.803.116.008 II.Chi trả lãi 45.942.283.323 56.799.037.643 111.748.377.726 1.Chi trả lãi tiền gửi 39.379.819.660 56.797.038.748 109.673.909.972 2.Chi trả lãi tiền đi vay 6.562.463.663 1.998.895 2.074.467.754 III.Thu nhập lãi ròng 48.051.224.255 60.791.835.108 114.201.924.475 IV.Thu ngoài lãi 20.114.518.110 23.091.683.095 52.025.584.691 1.Thu phí dịch vụ thanh toán 11.587.542.848 13.727.115.776 15.203.786.850 2.Thu phí dịch vụ ngân quỹ 992.0700 538.092 7.304.580 3.Lãi từ kinh doanh ngoại hối và chuyển đổi ngoại tệ 4.356.405.015 4.221.412.092 2.136.618.256

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32215.doc
Tài liệu liên quan