Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Từ Liêm trong xu thế đô thị hoá

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TỪ LIÊM THEO XU THẾ ĐÔ THỊ HOÁ 5

1.1. Những vấn đề cơ bản về nông nghiệp sinh thái và phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái trong xu thế đô thị hoá 5

1.1.2. Đô thị hóa 5

1.1.3. Nông nghiệp bền vững, nông nghiệp đô thị và nông nghiệp sinh thái. 6

1.1.3.1. Nông nghiệp bền vững. 6

1.1.3.2. Nông nghiệp đô thị. 8

1.1.3.4. Nông nghiệp sinh thái. 10

1.1.2. Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái trong tiến trình đô thị hóa. 11

1.1. 2.1. Tính kế thừa. 11

1.1.2.2. Phát triển đồng bộ và toàn diện. 12

1.1.2.3. Sử dụng hiệu quả nguồn lực. 13

1.1.3. Vai trò của nông nghiệp trong tiến trình đô thị hóa. 13

1.1.3.1. Cung cấp lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu tại chỗ và khu đô thị. 13

1.1.3.2. Khai thác, sử dụng hiệu quả đầu tư tự nhiên - xã hội của khu vực. 14

1.1.3.3. Là chỗ dựa chủ yếu để lao động nông nghiệp có điều kiện học nghề mới, chuyển nghề khác. 14

1.1.3.4. Cung cấp đầu vào, phối kết hợp giữa các ngành trong quá trình phát triển chung. 14

1.1.3.5. Bảo vệ môi trường và lưu giữ truyền thống, giá trị văn hóa. 15

1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái trong xu thế đô thị hóa. 15

1.1.4.1. Nhóm nhân tố về tự nhiên của vùng. 15

1.1.4.2. Sự đô thị hóa và quy hoạch phát triển. 16

1.1.4.3. Khoa học - công nghệ. 16

1.1.4.4. Thị trường và khả năng hợp tác của khu vực. 17

1.1.5. Xu hướng phát triển của nông nghiệp trong sự đô thị hóa. 18

1.1.5.1. Nông nghiệp trong giai đoạn đầu của sự đô thị hóa. 18

1.1.5.2. Giai đoạn hai của sự đô thị hóa. 18

1.1.5.3. Giai đoạn ba của sự đô thị hóa. 19

1.1.5.4. Giai đoạn đô thị mới. 19

Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Từ Liêm theo hướng nông nghiệp sinh thái trong xu thế đô thị hoá 21

2.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Từ Liêm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. 21

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 21

2.1.1.1. Vị trí địa lý. 21

2.1.1.2. Thời tiết và khí hậu. 22

2.1.1.3. Thủy văn và nguồn nước. 24

2.1.1.4. Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử và tiềm năng du lịch. 26

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của huyện Từ Liêm. 27

2.1.2.1. Quĩ đất đai. 27

2.1.2.2. Nguồn nhân lực. 30

2.1.2.3.Hệ thống cơ sở hạ tầng. 33

2.1.3.Đánh giá chung về sự ảnh hưởng của các đặc điểm tự nhiên,kinh tế-xã hội huyện Từ Liêm tới sự phát triển nông nghiệp trong xu thế đô thị hoá. 37

2.1.3.1.Về tiềm năng phát triển 37

2.1.3.2. Những hạn chế và thách thức 38

2.2.Thực trạng phát triển nông nghiệp Từ Liêm trong xu thế đô thị hoá 40

2.2.1.Thực trạng phân vùng sản xuất nông nghiệp. 40

2.2.2.Thực trạng phân bổ và sử dụng đất nông nghiệp ở Từ Liêm. 44

2.2.3.Các mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp ở Từ Liêm. 46

2.2.4.Một số kết quả và hiệu quả sản suất nông nghiệp Từ Liêm trong nhung năm qua. 48

2.2.4.1.Kết quả chung. 48

2.2.4.2.Kết quả phát triển ngành nông nghiệp. 50

2.2.5. Các vấn đề đặt ra và những tồn tại cần giải quyết trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái trong xu thế đô thị hoá ở Từ Liêm. 55

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỪ LIÊM 59

TRONG XU THẾ ĐÔ THỊ HOÁ 59

3.1.Phương hướng phát triển nông nghiệp Từ Liêm trong xu thế đô thị hoá. 59

3.1.1.Quan điểm phát triển. 59

3.1.2 Xu hướng phát triển và một số chỉ tiêu. 59

3.1.2.1. Xu hướng phát triển chung 59

3.1.2.2. Xu hướng phát triển nông nghiệp huyện Từ Liêm theo sự phân vùng sản xuất. 60

3.2.Những giải pháp chủ yếu nhằm phảt triển kinh tế nông nghiệp ở từ liêm theo hướng nông nghiệp sinh thái trong xu thế đô thị hoá . 64

3.2.1.Giải pháp về quy hoạch sản xuất 64

3.2.2. Giải pháp về thị trường 66

3.2.3. Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng 70

3.2.4. Giải pháp về khoa học- công nghệ và khuyến nông 72

3.2.5. Giải pháp về vốn đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu 75

3.2.6. Giải pháp đổi mới và hoàn thiện các chính sách 77

3.2.7. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực. 81

KẾT LUẬN 84

Tài liệu tham khảo 86

Phụ lục 88

 

 

doc101 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Từ Liêm trong xu thế đô thị hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thái ở Từ Liêm để rút ra những bài học thiết yếu cho các quận, huyện phát triển sau này. 2.2.1.Thực trạng phân vùng sản xuất nông nghiệp. Xét tính chất địa lý_sinh thái kinh tế-xã hội, huyện Từ Liêm đã hình thành 3 vùng khá rõ nét: Vùng 1:Diện tích :2.015,97 ha, chiếm 26,76% diện tích toàn huyện. Bao gồm : Thị trấn Cầu Diễn 03 xã phía Đông bắc ( Đông Ngạc , Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế) 01 xã phía Đông nam ( Trung Văn) Các xã này đều giáp ranh nội thành.Cơ cấu kinh tế của vùng 1 theo mô hình: công nghiệp-thương mại-dịch vụ-nông nghiệp. Số hộ nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ, hộ thuần nông chỉ còn 10%.Trong cơ cấu thu nhập của hộ, tỉ trọng của ngành nông nghiệp chỉ còn chiếm 10-20%. Đây là vùng tập trung nhiều cơ quan, xí nghiệp của TW và thành phố, đặc biệt có 02 khu công nghiệp tập trung của Hà Nội là khu Cầu Diễn-Mai Dịch và khu Chèm.Cũng ở đây, tập trung nhiều làng nghề cổ truyền ,đã và đang hoạt động mạnh mẽ.Đó là nghững làng nghề thêu,den,dệt thảm,đan mây song,tre,lá cọ,lá buông và trồng hoa của Đông Ngạc, làng nghề may mặc xuất khẩu Cổ Nhuế, làng nghề bện dây thừng của Trung Văn, làng nghề bánh mứt kẹo và trồng hồng xiêm thuộc Xuân Đỉnh.Một số sản phẩm truyền thống có số lượng lớn và chất lượng khá cao và đặc sắc như bánh mứt kẹo, bánh bộtđã có thị phần khá lớn ở nội thành thủ đô cũng như nhiều tỉnh trong nam ngoài bắc, thậm chí có mặt cả ở nước ngoài. Vùng 1 có diện tích đất nông nghiêp hạn chế,đất canh tác chủ yếu là trồng lúa(phần lớn là thuê lao đọng làm), số diện tích còn lại trồng hoa rau và hoa quả .Mật độ dân số trong vùng cao nhất huyện, tỷ lệ tăng dân số còn cao,đặc biệt là tăng đân số cơ học là rất lớn, tình hình dân số trong vùng có sự biến động mạnh Vùng 2:Diện tích:2.710,36ha chiếm 35,98% diện tích đất của huyện. Bao gồm 06 xã phía Tây bắc : Thượng Cát, Liên Mạc , Thuỵ Phương,Tây Tựu, Minh Khai và Phú Diễn. Vùng 2 là vùng có cốt đất cao và bằng phẳng.Diện tích đất nông nghiệp có 1.850ha, chủ yếu là đất có thành phần cơ giới nhẹ(thịt nhẹ, cát pha), có độ màu mỡ cao.Hệ thống thuỷ nông tương đối hoàn chỉnh , thuận lợi cho sản xuất thâm canh nhiều loại cây trồng .Đâu là vùng tập trung chủ yếu của huyện về cây ăn quả, rau và hoa(cây ăn quả :352ha;cây rau thực phẩm:305ha;cây hoa :4.050ha) Vùng này có những nông sản đặc sắc , nổi tiếng như cam Canh, bưởi Diễn, những loại rau gia vị, rau cao cấp và nhiều loại hoa nhập nội mới lạ. Mô hình cơ cấu kinh tế của vùng 2 là nông nghiệp-công nghiệp-thương mại, dịch vụ.Nông nghiệp chiếm trên 70% tổng giá trị sản xuất .Tuy hộ nông nghiệp trong vùng chiếm tới 69%, nhưng sản xuất nông nghiệp đã chú trọng đi vào sản xuất hàng hoá. Vùng 3 :Diện tích 2.804,76ha chiếm 37,24% diện tích toàn huyện. Bao gồm 05 xã :Xuân Phương, Mỹ Đình , Tây Mỗ, Mễ Trì , Đại Mỗ. Vùng 3 có mật độ dân số và tốc độ tăng dân số cơ học khá cao, đứng sau vùng 1.Mô hình cơ cấu kinh tế trong vùng 3 là : nông nghiệp-công nghiệp- thương mại –dịch vụ.Tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm gần 60% tổng giá trị sản xuất, số hộ nông nghiệp vẫn chiếm tới 70% số hộ trong vùng. Vùng 3 là vùng đất thấp, còn có nhiều ô trũng rải rác tạo nên các hồ đầm .Đất vùng này chủ yếu thuộc loại đất thịt nặng hoặc pha sét có độ phì thấp.Vung3 là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo và chăn nuôi lợn của huyện , sản phẳm đặc trưng của vùng là lúa đặc sản, thịt lợn , thịt gia cầm và một số thuỷ đặc sản. Ngoài sản xuất nông nghiệp , vùng 3 còn phát triển một số nghành nghề thủ công như : làm bún ,tráng bánh phở , bánh đa , làm cốmMột số nghề cơ khí cũng đạt trình độ cao như sản xuất dụng cụ kim loại và phụ tùng máy móc . Biểu 2.5.Đặc điểm 3 vùng kinh tế-sinh thái huyện Từ Liêm Chỉ tiêu Vùng 1 Đông sông Nhuệ Vùng 2 Vùng Tây Bắc Vùng 3 Vùng Tây Nam 1.Số xã và thị trấn 1 thị trấn và 4 xã 6 xã 5 xã 2.Mật độ dân (người/km2 ) 3.737 2.043 2.107 3.Tỷ lệ đất tự nhiên 26,50 36,05 37,45 4.Tỷ lệ đất nông nghiệp/tổng đất nông nghiệp của huyện(%) 23,41 33,62 42,97 5.Bình quân đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp(m2/người) 575 452 385 6.ngành nghề và sản phẩm chủ yếu -Sản xuất bánh mứt kẹo,dệt vải,thảm,thêu,den,đan,may xuất khẩu. -Buôn bán dịch vụ. -Sản xuất lúa,hoa,quả(hồng xiêm). -Vùng sản xuất tập trung cây ăn quả(cam Canh,bưởi Diễn),rau cao cấp,gia vị và các loại khác -Vung trọng điểm sản xuất lúa gạo,thịt(lợn, gia cầm,cá..) -chế biến thưc phẩm(bún bánh phở,cốm) -Rèn,cơ khí . 7.Mô hình kinh tế Công nghiệp-thương mại,dịch vụ-nông nghiệp Nông nghiệp-công nghiệp-thương mại, dịch vụ Nông nghiệp-công nghiệp-thương mại, dịch vụ 8.Những đặc điểm khác -Giáp ranh nội thành -Nhiều làng nghề -Có truyền thống học tập -Có nhiều người thành đạt,định cư ở nhiều địa phương trong và ngoài nước -Có mức thu nhập cao -Nhạy bén tiếp thu công nghệ sản xuất nông nghiệp -Sớm chuyển đổi cơ cấu cây trồng -Mưc thu nhập khá -Có truyền thống thâm canh sản xuất lúa và chăn nuôi lợn -Có nghề cổ truyền sản xuất bún,bánh phở,cốm -Mức thu nhập thấp -Có một số hộ có trình độ sản xuất đồ cở khí cao cấp 9.Yêú tố hạn chế -Đất chật người đông -Đô thị hoá nhanh, thiếu trật tự quy hoạch -Trật tự an toàn XH phức tạp -Chưa phát triển các ngành nghề công nghiệp , dịch vụ -Chưa chuyển đổi cơ cấu cay trồng mạnh -Chưa phat triển ngành nghề Nguồn: Phòng Thống kê huyện Từ Liêm Vùng 1 là vùng chịu ảnh hưởng lớn của sự đô thị hóa, buộc phải canh tác trên những mảnh đất kẹt nông nghiệp. Tuy nhiên, mô hình cây cảnh và các cây trồng giá trị, hiệu quả kinh tế cao đã được phát triển ở đây vì vậy nông nghiệp vùng 1 đóng góp không nhỏ cho ngành nông nghiệp của vùng. Vùng 2 và vùng 3 có hơi chậm phát triển hơn, nhưng có khả năng tập trung sản xuất nông nghiệp cao hơn. Đặc biệt, vùng 3 rơi vào quy hoạch quốc gia vì vậy một số xã được quy hoạch diện tích không gian xanh cho Thủ đô. Nhìn chung, mỗi vựng đều có thế mạnh phát triển nông nghiệp riêng, có những đặc sản riêng và hệ sinh thái cũng có nhiều điểm không giống nhau. Vì vậy có thể phát triển theo đặc trưng của các vùng. Nhưng, cũng cần nhìn nhận rõ lại rằng, những xã có tốc đô đô thị hóa nhanh rõ ràng đã vấp phải những mâu thuẫn trong đô thị hóa và phát triển nông nghiệp, sinh thái tự nhiên đã bị tàn phá và biến đổi thảm hại. Cùng trong địa giới một huyện, với điểm xuất phát như nhau nhưng giờ đây dưới sự đô thị hóa bức tranh toàn cảnh của huyện đã có những chấm phá. Chỉ còn vùng 2 và một số xã của vùng 3 là còn giữ được nét sinh thái hài hòa của mình. Chính vì thế, trong thời gian tới cần phải tạo dựng lại khung cảnh sinh thái cho các khu vực đô thị hóa đồng thời dự báo khả năng đô thị hóa và xây dựng ngay khu sinh thái của khu vực chưa phải chịu ảnh hưởng lớn của sự đô thị hóa. 2.2.2.Thực trạng phân bổ và sử dụng đất nông nghiệp ở Từ Liêm. Huyện Từ Liêm nằm trong hệ thống cấu trúc địa chất của Hà Nội với địa hình đồng bằng rất bằng phẳng, được bồi tích đất phù sa dày, bề dày của phù sa đệ tứ trung bình là 90-120m. Nơi đây dân cư sống đông đúc, với nền văn minh lúa nước, trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc, đã được khai thác và sử dụng từ lâu đời. Địa hình của Hà Nội thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và cũng là theo hướng dòng chảy của sông Hồng. Do đó, huyện Từ Liêm thuộc trong vùng đất cao của Hà Nội, tích chứa nhiều phù sa, rất thích hợp cho các loại cây trồng khác nhau. Tính đến năm 2006, đất nông nghiệp toàn huyện chỉ còn có 3.448,59ha chiếm 45,8% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất trồng lúa 2.385ha, đất trồng rau màu 975ha, đất trồng hoa, cây cảnh 1282 ha, diện tích cây ăn quả 517 ha và mặt nước cho nuôi trồng thủy sản 132ha. Diện tích sản xuất tập trung 320ha. Đi sâu phân tích sự biến động diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chủ lực sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Từ Liêm. Đối với cây lúa, nếu như năm 2001 trên địa bàn huyện có 4973ha thì đến năm 2006 chỉ còn 2385ha, giảm tới 2588ha (giảm hơn một nửa). Trong đó, có những xã như Mỹ Đình, Thụy Phương, Đông Ngạc hầu như không còn đất trồng lúa. Ngược lại, đối với rau các loại, mặc dù phải chịu áp lực rất mạnh của quá trình đô thị hóa, nhưng diện tích đất trồng rau từ năm 2001 đến nay trên địa bàn toàn huyện hầu như không giảm mà thường xuyên bình ổn ở con số từ 90-1000ha. Đặc biệt ở một số xã có vùng đất giàu dinh dưỡng như Minh Khai, Tây Tựu, Liên Mạc xó thể dành từ 200-300 ha cho trồng rau. Điều này cũng thể hiện một xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang tính tự nhiên từ các loại cây trồng có giá trị thấp sang các loại cây trồng có giá trị cao, phục vụ trực tiếp cho đời sống hàng ngày của nhân dân nội thành, đồng thời tạo cơ sở để có thể hình thành các vùng chuyên canh. Đối với diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản cũng bị giảm mạnh, từ 240ha năm 2001 xuống còn 132ha vào năm 2006. Điều đó cho chúng ta thấy rõ, diện tích ao, hồ bị san lấp dành đất cho các dự án đầu tư KCN, khu đô thị và các công trình công cộng trên địa bàn huyện là khá lớn. Quá trình này sẽ vẫn còn tiếp tục và chắc chắn sẽ còn tác động mạnh đến tình trạng sản xuất nuôi trồng thủy sản của huyện trong những năm tiếp theo, từ nay đến năm 2010 và 2015. Biểu2.6:Cơ cấu gieo trồng giai đoạn 2001 - 2006 TT Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Lúa - Diện tích ha 4973 4594 3889,5 3294 2882 2385 - Năng suất Tạ/ha 38,9 40,31 43 45 41 40 2 Ngô - Diện tích ha 22 22 26 24 24 16 - Năng suất Tạ/ha 8,3 8,3 36 36 27 5,5 3 Khoai - Diện tích ha 3 4 - - - - - Năng suất Tạ/ha 69 68 - - - - 4 Đậu tương - Diện tích ha 66 58 14 - 26 - - Năng suất Tạ/ha 11,1 10 9,3 - 11 - 5 Đậu các loại - Diện tích Ha 6 2 2 2 2 - - Năng suất Tạ/ha 8 8 8 8 8 - 6 Rau các loại - Diện tích ha 874 981,5 1030 944 874 975 7 Hoa, cây cảnh - Diện tích ha 809 978 1049 1052 1107 1282 8 Mặt nước nuôi TS ha 240 224 235 178 149 132 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Từ Liêm 2.2.3.Các mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp ở Từ Liêm. Về kinh tế HTX, đến nay toàn huyện có 32HTX tăng 5HTX so với năm 2001 .Doanh thu từ các HTX đạt 26 tỷ đồng.Tổng lợi nhuận sau thuế là 5,9 tỷ đồng .Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX có nhiều khởi sắc,gần 100% các HTX kinh doanh có lãi, bình quân lãi đạt 184 triệu đồng/HTX, chủ yếu thu từ các hoạt động dịch vụ.Một số HTX có vốn lớn,có đội ngũ cán bộ khá am hiểu kinh tế thị trường đã mạnh đầu tư sang các lĩnh vưc khác như dịch vụ chợ ,hoạt động hỗ trợ vận tải Tuy vậy kinh tế HTX còn bộc lộ nhiều bất cập: -Việc chuyển đổi thành lập mợi HTX theo luật chưa tương xứng với yêu cầu phát triển sản xuất .Hoạt động dịch vụ chủ yếu do các hộ gia đình tự lo,tự đảm nhiệm. -Chưa có sự chuyển biến rõ nét về nội dung hoạt động,cơ cấu ngành nghề dịch vụ còn chưa hợp lý ,phạm vi hẹp.Chủ yếu tập trung vào dịch vụ thuỷ lợi,bảo vệ thực vật.,các dịch vụ đầu vào ,đầu ra cho tiêu thụ sản phẩm rất ít. -Quy mô HTX còn quá nhỏ ,máy móc phương tiện sản xuất không có,năng lực tài chính thiếu,vốn đóng góp chỉ mang tính tượng trưng Về kinh tế hộ,có nhiều khác biệt giữa các hộ trong tùng vùng khác nhau.Vùng 1 có tốc độ đô thị nhanh và nằm trong quy hoạch phat triển cơ sơ ha tầng đô thị,đất nông nghiệp không nhiều buộc phải canh tác trên những mảnh đất kẹt nông nghiệp.Tuy nhiên,mâu thuẫn lại không sâu sắc bởi đa phần người dân không coi nông nghiệp là nguồn thu nhập chính.Sản xuất nông nghiệp đuợc đầu tư khá cao do vậy dù phải sản xuất trong điều kiện khó khăn nhưng hiệu quả sản xuất vẫn khá cao.Nguyên nhân chủ yếu là do người dân có trình độ sản xuất cao, tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn,tín dụng,mặt khác chịu khó tiếp thu công nghệ mới và mô hình sản xuất hiệu quả cao.Chủ yếu vùng 1 trông cây cảnh , cây ăn quả cho giá tri kinh tế cao,chăn nuôi gia súc gia cầm tập chung với quy mô hộ. Vùng 2 và vùng 3 có nhiều hộ thuần nông,tuy nhiên chưa có được mô hinh sản xuất hợp lý,sản xuất mang tính kỹ thuật cổ truyền,chậm áp dụng tiến bộ khoa học.Ngoài khu vực nằm trong quy hoạch vùng sản xuất tập trung với những cây trồng chủ lực mang tính đặc trưng vùng thì các hộ sãn xuất nông nghiệp không mấy hiệu quả .Vì vậy đời sống người nông dân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn trong quá trình đô thị hoá đang bắt đầu diễn ra ở đây. Về kinh tế trang trại,hiện trên địa bàn huyện chỉ còn 25 trang trại đạt tiêu chí,chủ yếu là trang trại trồng cây lâu năm.Tổng vốn đầu tư đạt 11,7 tỷ đồng,vốn bình quân một trang trại là 469 triệu đồng.Tính bình quân cho một trang trại,GTSX đạt 232 triệu đồng ,thu nhập 65 triệu đồng và 5,6 lao động. Tuy nhiên,kinh tế trang trại cũng gặp khó khăn về giống,nhất là cácloại giống mới.Quy mô đất trang trại quá nhỏ,bình quân 5524m2 /trang trại,trình độ văn hoá của nhiều chủ trại thấp,hạn chế khả năng phát triển 2.2.4.Một số kết quả và hiệu quả sản suất nông nghiệp Từ Liêm trong nhung năm qua. 2.2.4.1.Kết quả chung. Trong cơ cấu GTSX chung trên địa bàn huyện, GTSX nông nghiệp - thủy sản chiếm tỷ trọng rất thấp, nhất là từ sau năm 2000. Nếu năm 2001, GTSX nông nghiệp - thủy sản là 247298 triệu đồng, chiếm 12,8% tổng GTSX trên địa bàn toàn huyện và chiếm 27,5% tổng GTSX do huyện quản lý, thì năm 2006 GTSX nông nghiệp - thủy sản là 280.340 triệu đồng, tăng thêm 33.042 triệu đồng, nhưng cũng chỉ chiếm có 4,7% tổng GTSX trên địa bàn toàn huyện và chiếm 9,7% tổng GTSX do huyện quản lý. Biểu 2. 7: cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế đơn vị:% Năm Ngành 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Công nghiêp-xây dựng 42,1 46,9 46,9 54,6 54,3 62,2 67,8 69,0 Thương mại,dịch vụ-vận tải 25,0 25,6 27,7 24,6 26,1 23,9 22,5 22,6 Nông lâm thuý sản 32,9 27,5 25,4 20,8 19,6 13,9 9,7 8,4 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn :phòng thống kê huyện Từ Liêm Xét về cơ cấu GTSX nội bộ các ngành trong sản xuất nông nghiệp thì tỷ trọng của ngành trồng trọt lớn và trong những năm gần đây vẫn có xu hướng tăng lên. Xét về năng suất đất nông nghiệp, thì hiện nay đang đạt mức 90 triệu đồng/ha đất nông nghiệp. Biểu.2.8.Giá trị sản xuất/ha đất nông nghiệp huyện Từ Liêm đơn vị:triệu đồng/ha Chỉ tiêu 2000 2001 2003 2004 2005 2006 2007 Gtsx/1ha đất nông nghiệp 57 58,8 64,1 67,7 72,2 88 90 Nguồn :phòng thống kê huyện Từ Liêm * Đối với ngành trồng trọt: Mặc dù diện tích trồng lúa tính đến nay bị giảm tới hơn 50% so với năm 2001, nhưng do năng suất thu hoạch bình huyện toàn huyện lại tăng từ 35 tạ/ha lên 44-45 tạ/ha nên sản lượng lúa thu hoạch trên thực tế chỉ giảm khoảng 25% so với năm 2001. Hiện nay, xã có đóng góp nhiều nhất trong sản xuất lúa của huyện là các xã Tây Mỗ, Đại Mỗ, Xuân Phương, bình quân mỗi xã khoảng 2.000 - 2.200 tấn/năm. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thức một thực tế là hoạt động sản xuất lúa đang ngày càng bị thu hẹp dần cả về diện tích và sản lượng. Với năng suất sản xuất rau xanh các loại bình quân trên địa bàn huyện khoảng 260 tạ/ha, từ năm 1996 đến nay hàng năm huyện Từ Liêm cũng đã cung cấp cho nhu cầu của thành phố Hà Nội khoảng từ 12 ngìn tấn đến 14 nghìn tấn rau xanh các loại. Trong đó, các xã có khả năng sản xuất và cung cấp nhiều rau xanh là Liên Mạc, Minh Khai, Thượng Cát, Tây Tựu. Trong năm 2006, trên địa bàn toàn huyện đã chuyển diện tích trồng lúa sang trồng hoa 80 ha, sang trồng rau 45 ha (tính theo diện tích canh tác). Hoa và cây ăn quả chiếm tỷ trọng trên 70%; cây thực phẩm 17%; cây lúa, diện tích sản xuất chiếm trên 50% nhưng tỷ trọng GTSX chỉ chiếm 13% tổng GTSX ngành trồng trọt. * Đối với ngành chăn nuôi. Năm 2006, tổng đàn gia cầm 39.000 con, giảm 27,6% so với năm 2005; tổng đàn trâu bò 1.128 con tăng 8% so với năm 2005. Ngành chăn nuôi, thủy sản có xu hướng giảm dần do đô thị hóa, nhiều hộ đã chuyển sang phát triển dịch vụ, xây nhà cho thuê. Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu là lợn hướng nạc và gia cầm các loại. Tuy nhiên tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi cũng đã giảm chỉ còn 13% trong cơ cấu sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Năm 2004 trồng trọt chiếm 76,5%; năm 2004 tăng lên 78,6% và năm 2006 tăng lên mức 83,3% trong GTSX nông nghiệp. Xu hướng tăng này chủ yếu do ngành trồng trọt tăng ổn định GTSX. Mặc dù, nếu tính theo mức độ giá cố định năm 2003 thì mức tăng này không nhiều, GTSX trồng trọt năm 2004 là 222.204 triệu đồng, năm 2005 tăng lên 224630 triệu đồng và năm 2006 đạt 235560 triệu đồng. Trong khi đó, cả ba ngành chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp dịch vụ đều giảm GTSX qua các năm, do vậy kèm theo là sự sụt giảm tỷ trọng trong cơ cấu ngành. 2.2.4.2.Kết quả phát triển ngành nông nghiệp. Do những năm gần đây địa giới hành chính huyện Từ Liêm có sự thay đổi liên tục, tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh. Theo quy hoạch những năm tiếp theo, diện tích đất nông nghiệp chuyển sang để xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị trải khắp trên địa bàn của huyện. Các vùng kinh tế đã quy hoạch sẽ có sự thay đổi đáng kể, không còn phù hợp. Cho nên, với quan điểm đã nêu ở trên, tôi chỉ tiến hành phân tích cơ cấu kinh tế theo cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế. Ngành nông nghiệp (năm 2006) chiếm cơ cấu 9,7% trong nền kinh tế địa phương. Quan điểm phát triển nông nghiệp của huyện Từ Liêm giai đoạn 2001-2006 là lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu, chuyển dịch cơ cấu cây trồng với hướng giảm diện tích gieo trồng cây lúa sang các loại cây có giá trị kinh tế cao, được thị trường chấp nhận, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp/ha đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân. Biểu 2.9.Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Từ Liêm đơn vị:triệu đồng gtsx 2002 2003 2004 2005 2006 2007 - Theo giá cố định năm 1994 224.671 182.923 183.794 193.914 238.814 241.200 Trong đó: +Trồng trọt 171.365 134.942 149.535 161.130 219.482 224.270 +Chăn nuôi 44.015 38.013 26.623 26.155 13.664 11.600 +Thuỷ sản 9.081 9.743 7.456 6.041 5.318 5.000 +Lâm nghiệp 210 225 180 68 30 30 +DV nông nghiệp 520 320 300 -Theo giá hiện hành 246.020 257.959 286.338 285.822 278.566 286.550 Trong đó: +Trồng trọt 173.127 182.117 217.576 224.630 241.350 258.200 +Chăn nuôi 61.191 61.771 56.402 49.648 26.889 18.800 +Thuỷ sản 11.332 13.674 12.010 9.100 8.004 7.700 +Lâm nghiệp 370 397 350 139 58 50 +DVnông nghiệp 2.305 2.265 1.800 Nguồn :phòng thống kê huyện Từ Liêm * Ngành trồng trọt: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2006 có cơ cấu bằng 86,64% giá trị sản xuất toàn ngành.trong đó: Biểu 2.10.Diện tích và năng suất một số cây trông chủ yếu huyện Từ Liêm TT Chỉ tiêu đơn vị Năm2005 Năm2006 Năm2007 1 Dtích một số cây trồng chủ yếu ha *Tổng dtích gieo trồng cả năm ha 4.906 4.403 4.063 a Dtích gieo trồng cây lương thực ha 2.906 2.401 2.157 Trong đó: Diện tích lúa ha 2.882 2.385 2.142 b Diện tích gieo trồng cây thực phẩm ha 874 874 801 c Diện tích CNo ngắn ngày ha 26 28 5 d Diện tích gieo trồng hoa ha 1.100 1.100 1.100 2 Diện tích cây ăn quả ha 515 517 515 Trong đó:+Cây trồng tập trung ha 320 320 320 + Cây trồng phân tán ha 195 197 195 3 N/suất một số cây trồng chủ yếu - Năng suất lúa 2 vụ Tạ/ha 82 80 82 - Năng suất rau Tạ/ha 199 208 200 4 Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu - Sản lượng lương thực quy thóc Tấn 11.933 9.438 8.800 Trong đó: - Thóc Tấn 11.855 9.429 8.780 - Rau Tấn 17.395 20.306 16.020 - Quả Tấn 8.460 8.460 10.500 Nguồn :phòng thống kê huyện Từ Liêm + Sản xuất lúa: Diện tích trồng lúa đã giảm mạnh từng năm đến nay còn 1.192,5 ha (năm 2006). Tuy nhiên, trong sản xuất lúa huyện đã chú trọng đầu tư cho việc trồng lúa có giá trị kinh tế cao (chiếm trên 80% diện tích lúa), năng suất đạt 88 tạ/ha/năm (năm 2006), tăng 3,5% so với năm 2000. Trong tương lai, diện tích lúa của huyện sẽ tiếp tục thu hẹp dần và được thay thế bằng những cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. + Sản xuất rau: Diện tích canh tác rau năm 2006 đạt 312ha (tương đương với 874ha gieo trồng rau), trong đó có trên 200 ha trồng rau an toàn. Chủng loại rau chủ yếu là rau gia vị có giá trị kinh tế, phù hợp với thị trường. Trong thời gian tới, diện tích rau không được mở rộng mà có xu hướng cũng bị thu hẹp dần và hướng vào chỉ sản xuất rau an toàn. + Sản xuất hoa: Trước năm 1977, trên địa bàn huyện Từ Liêm hiện nay hầu như không trồng hoa (vùng trồng hoa cũ của huyện đã chuyển về quận Tây Hồ). Trong những năm qua, diện tích trồng hoa đã được phát triển mạnh, các loại hoa mới thường xuyên được đưa vào sản xuất. Việc khai thác thị trường hoa đã được chú trọng không những ở trong khu vực mà còn là thị trường cả nước và đã vươn ra thị trường nước ngoài. Đến hết năm 2006, vùng hoa của huyện đã hình thành với quy mô 500ha. Sản xuất hoa là phương hướng phát triển nông nghiệp lâu dài của huyện Từ Liêm. Vùng sản xuất hoa tập trung tại xã Tây Tựu đã được huyện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như: điện, nước, hệ thống giao thông thủy lợi + Sản xuất cây ăn quả: Cây ăn quả cũng là một trong những cây trồng chính được chú trọng phát triển của huyện Từ Liêm trong những năm vừa qua. Định hướng phát triển đối với các loại cây trồng này được xác định là những loại cây đặc sản quý của địa phương như: Cam Canh, Bưởi Diễn, Hồng xiêm Xuân Đỉnh; không trồng các loại cây du nhập, không phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu, thời tiết của huyện. Năm 2006, diện tích cây ăn quả đã tăng 61 ha so với năm 2000, chiếm 14,1% diện tích đất nông nghiệp (bao gồm cả diện tích cải tạo vườn tạp). Trong thời gian tới, cây ăn quả vẫn là cây trồng được duy trì trên địa bàn huyện. * Ngành chăn nuôi - thủy sản: Năm 2006, ngành chăn nuôi có tỷ trọng bằng 9,65% cơ cấu nông nghiệp. Các loại sản phẩm chủ yếu của ngành chăn nuôi là lợn thịt, gia cầm và thủy sản. Trong những năm qua cơ cấu ngành chăn nuôi có nhiều biến động lớn và có xu hướng giảm dần do tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn ra rất phức tạp. Để phù hợp với sự phát triển đô thị, huyện chủ trương chỉ chú trọng phát triển những ngành chăn nuôi không hoặc ít ảnh hưởng đến môi trường dưới hình thức hộ gia đình, đồng thời, thực hiện gắn chăn nuôi với công nghiệp chế biến. Biểu 2.11.một số chỉ tiêu sản xuất ngành chăn nuôi-thuỷ sản huyện Từ Liêm TT Chỉ tiêu đơn vị 2005 2006 2007 1 Chăn nuôi - Tổng đàn trâu (trình bình năm) Con 159 118 115 - Tổng đàn bò (trình bình năm) Con 884 740 720 - Tổng đàn lợn (trình bình năm) Con 15.656 10.057 10.000 - Tổng đàn gia cầm (t bình năm) Con 53.297 53.235 50.600 - Thịt hơi các loại Tấn 1.659 1.017 1.004 2 Nuôi trồng thủy hải sản - Diện tích nuôi trồng thủy sản ha 240 203 203 - Sản lượng nuôi trồng thủy sản Tấn - Sản lượng khai thác thủy sản Tấn 975 970,0 970 Nguồn :phòng thống kê huyện Từ Liêm Đánh giá chung ngành nông nghiệp Từ Liêm đang từng bước chuyển dần sang nền sản xuất nông nghiệp thâm canh, chuyên sâu vào một số cây mũi nhọn có thu nhập cao. Việc đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp đã bắt đầu hình thành nhưng còn gặp nhiều khó khăn về công nghệ, đầu tư và thị trường. 2.2.5. Các vấn đề đặt ra và những tồn tại cần giải quyết trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái trong xu thế đô thị hoá ở Từ Liêm. Trong giai đoạn từ nay tới năm 2015, nông nghiệp của Từ Liêm chịu ảnh hưởng của kiểu tổ chức không gian phát triển kinh tế xã hội đối với vùng ngoại vi thành phố. Các xã có sản xuất nông nghiệp của Từ Liêm sẽ là một trong những địa chỉ có thể cung cấp nguồn thực phẩm đầy đủ, an toàn và ngày càng có chất lượng cho khu vực nội thị; đồng thời cũng là không gian để điều tiết quy mô phát triển dân số cho nội thị và dòng di dân nông thôn - đô thị, góp phần cải thiện môi trường sinh thái cho toàn thành phố Hà Nội, tạo bầu không khí trong lành, tổ chức các không gian xanh, các khu nghỉ dưỡng - du lịch. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng sẽ đặt ra một số vấn đề khó khăn, cần sớm có những giải pháp cấp bách để khắc phục: + Đô thị hóa tất yếu dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp. Nếu không có kế hoạch điều chỉnh đồng bộ thích ứng kịp thời để dẫn đến tình trạng đình trệ hoặc phá vỡ cơ cấu sản xuất nông nghiệp. + Thu hồi đất nông nghiệp phải đồng thời với việc tổ chức tái định cư cho dân nông nghiệp theo hướng phát triển các đô thị mới thích hợp. Đồng thời, phải có phương hướng cụ thể trong đào tạo nghề, giải quyết công ăn việc làm cho đối tượng nông dân bị mất đất. + Đô thị hóa cũng đòi hỏi phải nâng cao sản lượng cũng như chất lượng nguồn thực phẩm cung cấp cho nội thị, mà vấn đề an toàn thực phẩm của các sản phẩm nông nghiệp đối với dân cư trở thành một yêu cầu cấp bách. Mặt khác ,bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái trong xu thế đô thị hoá ở Từ Liêm thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục,những vấn đề đặt ra cần giải quyết như : - Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chuyển dịch còn chậm và chưa rõ nét so với yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp theo hướng sinh thái, đô thị trong giai đoạn hiện tại ở Từ Liêm, cụ thể là:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7714.doc
Tài liệu liên quan