Chuyên đề Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP HOÁ CHẤT (GỌI TẮT LÀ CÔNG TY XÂY LẮP HOÁ CHẤT) TRONG THỜI GIAN QUA. 2

1.1.Tổng quan về công ty Xây lắp Hoá chất. 2

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: 2

1.1.2.Cơ cấu tổ chức. 4

1.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 4

1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. 6

1.1.3. Ngành nghề kinh doanh: 8

1.1.3.1. Xây dựng: 8

1.1.3.2. Tư vấn và thiết kế: 9

1.1.3.3. Sản xuất công nghiệp: 9

1.1.3.4. Dịch vụ: 9

1.1.4. Năng lực công ty: 9

1.1.4.1. Năng lực tài chính: 9

1.1.4.2. Nhân lực: 9

1.1.4.3. Năng lực về máy móc thiết bị thi công: 10

1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. 12

1.3. Vai trò của đầu tư phát triển trong nền kinh tế và tính tất yếu khách quan phải mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại công ty. 13

1.3.1. Vai trò của đầu tư phát triển: 13

1.3.1.1. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ: 14

1.3.1.2. Đối với nền kinh tế: 14

1.3.2. Tính tất yếu khách quan phải đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại công ty: 16

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển tại công ty. 17

1.3.3.1. Lợi nhuận kì vọng tương lai: 17

1.3.3.2. Lãi suất thực tế: 18

1.3.3.3. Sản lượng quốc gia: 18

1.3.3.4. Khoa học công nghệ: 19

1.3.3.5. Vốn đầu tư: 19

1.3.3.6. Con người và quản lý: 20

1.4. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển ở công ty Xây lắp Hoá chất trong thời gian vừa qua. 20

1.4.1. Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển. 20

1.4.1.1. Vốn đầu tư: 20

1.4.1.2. Nguồn vốn đầu tư: 22

1.4.2. Lĩnh vực đầu tư theo đối tượng đầu tư: 27

1.4.2.1.Đầu tư vào máy móc thiết bị: 27

1.4.2.2.Đầu tư vào nhà xưởng (Đầu tư xây lắp): 34

1.4.2.3.Đầu tư vào nguồn nhân lực: 36

1.4.2.4. Đầu tư vào các lĩnh vực khác: 39

1.4.3. Đầu tư phát triển phân theo lĩnh vực kinh tế: 40

1.4.3.1. Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng: 40

1.4.3.2. Đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp: 41

1.5. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong thời gian qua: 42

1.5.1. Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty. 42

1.5.1.1. Đánh giá kết quả đầu tư: 42

1.5.1.2. Đánh giá hiệu quả đầu tư: 45

1.5.2. Thành tựu: 50

1.5.3. Hạn chế: 57

1.5.3.1. Công tác đầu tư và quản lý sau đầu tư: 57

1.5.3.2. Công tác tổ chức, đào tạo và lao động tiền lương: 57

1.5.3.3. Hạn chế về vốn đầu tư: 58

1.5.3.4. Hạn chế trong công tác kế hoạch hoá đầu tư và lập dự án đầu tư: 58

1.5.3.5. Công tác thị trường và nhận việc làm: 59

1.5.3.6. Công tác tài chính kế toán và quản lý chi phí sản xuất: 59

1.5.3.7. Công tác tổ chức điều hành sản xuất: 60

1.5.3.8. Một số hạn chế khác: 61

CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 63

2.1. Định hướng cho hoạt động đầu tư phát triển của công ty. 63

2.1.1. Mục tiêu chung của toàn công ty: 63

2.1.2. Mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty. 65

2.2. Đánh giá công ty theo mô hình SWOT: 65

2.2.1. Điểm mạnh (S): 65

2.2.2. Điểm yếu (W). 66

2.2.3. Cơ hội (O). 66

2.2.4. Thách thức (T). 67

2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển: 67

2.4. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển của công ty: 68

2.4.1. Các giải pháp về vốn: 68

2.4.1.1. Đối với nguồn vốn tự có: 69

2.4.1.2. Về nguồn vốn ngân sách: 70

2.4.1.3. Đối với vốn vay: 70

2.4.1.4.Nhóm giải pháp về quản lý và sử dụng vốn: 71

2.4.1.5. Một số giải pháp về vốn khác: 73

2.4.2. Giải pháp về con người: 73

2.4.2.1. Đối với công tác tuyển dụng lao động: 74

2.4.2.2. Đối với công tác đào tạo: 75

2.4.3. Giải pháp về cơ cấu tổ chức: 76

2.4.4. Giải pháp về công nghệ và máy móc thiết bị phục vụ thi công: 77

2.4.5. Giải pháp về thị trường: 78

2.4.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các thành quả đầu tư tạo điều kiện tiền đề đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển: 79

2.4.7. Một số giải pháp khác: 79

2.5. Kiến nghị: 80

2.5.1. Về phía Nhà nước: 80

2.5.2. Kiến nghị với Tổng Công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam: 81

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

 

docx89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động dôi dư theo chế độ chính sách của nhà nước quy định, động viên và giải quyết kịp thời theo Nghị định 41/CP được 180 người với kinh phí 4,7 tỷ đồng, trong đó kinh phí công ty cấp 512 triệu đồng. * Trong năm 2006, với điều kiện thị trường xây dựng cơ bản ngày càng phát triển, sự cạnh tranh về nguồn lực đặc biệt là nhân lực trong các đơn vị cùng ngành nghề ngày càng diễn biến phức tạp công tác tổ chức, đào tạo, tuyển dụng đã được chú trọng và có những điều chỉnh kịp thời, việc quan tâm và bổ sung lực lượng cho các đơn vị, các ban điều hành dự án, lực lượng kĩ thuật và công nhân kĩ thuật lành nghề đã được tăng cường. Trong năm công ty đã tuyển dụng 45 cán bộ quản lý, 16 công nhân kĩ thuật, bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại 18 đồng chí là Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh và nhiều trưởng phó phòng ban trong toàn Công ty. Tuy nhiên lực lượng xin đi cũng đáng kể - 36 gián tiếp, lực lượng trực tiếp xin chấm dứt và nghỉ hưu là 64 người. Lực lượng trẻ mới tuyển dụng đã hoà nhập và thực sự an tâm, sẵn sàng nhận nhiệm vụ theo yêu cầu của công việc. Việc cùng triển khai thi công nhiều dự án lớn, trọng điểm: Lắp luyện đồng Sin quyền, gói thầu CV2 lọc dầu Dung Quất, Xi măng Thái Nguyên…đã gây nên những khó khăn trong việc tổ chức quản lý và điều hành thi công, lực lượng cho ban điều hành dự án còn thiếu hụt, chưa đồng bộ, chất lượng chuyên môn chưa cao đặc biệt là lực lượng thanh toán và xác định giá đầu vào, lực lượng quản lý kĩ thuật tại hiện trường có trình độ về ngoại ngữ chuyên môn cũng như ngoại ngữ giao tiếp còn hạn chế. 1.4.2.4. Đầu tư vào các lĩnh vực khác: Ngoài các lĩnh vực đầu tư trên công ty còn tham gia đầu tư vào các lĩnh vực khác như: Đầu tư vào nhà đất: Lĩnh vực đầu tư này còn khá mới mẻ ở công ty Xây lắp Hoá chất, lần đầu tiên công ty tham gia, còn thiếu kinh nghiệm vì vậy không tránh khỏi những bất cập trong quá trình triển khai làm thủ tục và thực hiện dự án đã ảnh hưởng đến việc quyết toán đầu tư khu Xuân La I và triển khai Xuân La II. Dự án Xuân La II đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý, được UBND thành phố có quyết định giao đất từ tháng 12/2004 và đã tổ chức khởi công vào tháng 3/2005, song công tác giải phóng mặt bằng chậm đã ảnh hưởng đến việc thực thi dự án. Đầu tư vào thương hiệu: Trong cơ chế thị truờng hiện nay, doanh nghiệp muốn tạo được chỗ đứng trên thị trường thì đòi hỏi doanh nghiệp phải chú ý đầu tư cho thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm. Vấn đề thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó phần nào phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Nhận biết được vai trò quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm từ lâu công ty đã có chiến lược đầu tư cho nội dung này và kết quả đạt được là hiện nay, công ty Xây lắp Hoá chất được biết đến qua các công trình lớn như Nhiệt điện Cao Ngạn, Khu tuyển- Tổ hợp đồng Sin quyền, Xi măng Hải Phòng mới, Xi măng Lam Thạch, Thuỷ lợi thuỷ điện Quảng Trị, Đuôi hơi 2.1 phần mở rộng v.v… được chủ đầu tư, tổng công ty và các công ty bạn bước đầu ghi nhận, được các chuyên gia nước ngoài đánh giá cao như Dự án lắp đặt điện đo lường tự động hoá- Hầm đường bộ đèo Hải Vân. Công ty chưa làm tốt công tác tự xây dựng thương hiệu riêng của chính mình. Công ty vẫn chưa có phòng Marketing và cũng không có chuyên gia thực sự am hiểu về lĩnh vực này. Các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại… mang tính chất đơn lẻ nằm chủ yếu ở các phòng như phòng cơ điện, phòng dự án, ban đầu tư nhà đất chứ chưa tập trung thống nhất vào một phòng chức năng chuyên biệt. Điều này hạn chế rất lớn đến hiệu quả của công tác marketing của công ty. Nguyên nhân là do lãnh đạo công ty chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động marketing, còn trông chờ vào sự giúp đỡ của Tổng công ty, trên thực tế các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn khá tốt nên có thể đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự chủ quan xem nhẹ hoạt động này. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp nhà nước trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay. Các hoạt động quảng cáo, quảng bá chưa tốt. Công ty hầu như không có hoạt động quảng cáo, quảng bá nào đáng kể, thông tin về công ty không được phổ biến rộng rãi. Trong thời đại ngày nay thì hoạt động quảng cáo cho bất kì một công ty nào cũng được diễn ra trên mạng Internet tuy nhiên ở Công ty Xây lắp Hoá chất lại là một ngoại lệ. Các hoạt động quảng cáo cho công ty rất ít mà chỉ tập trung vào báo chí và truyền hình chứ Công ty không hề có trang web riêng để quảng cáo về mình. Đây là một hạn chế rất lớn so với các doanh nghiệp khác, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài, họ luôn dành một phần ngân sách lớn cho các hoạt động quảng cáo, quảng bá cho doanh nghiệp của họ. Trong việc đầu tư cho nhãn hiệu một phần cũng do tập quán kinh doanh của người Việt Nam chưa thực sự quen với việc chú trọng đầu tư cho nhãn hiệu. Các máy tính của Công ty không kết nối mạng internet nên thông tin thu thập được không cập nhật. Đây cũng là một điểm yếu của Công ty khi mà thời đại ngày nay công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều 1.4.3. Đầu tư phát triển phân theo lĩnh vực kinh tế: 1.4.3.1. Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng: Công trình dân dụng thực chất là các công trình phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh doanh dịch vụ và cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân. Hoạt động đầu tư vào xây dựng các công trình dân dụng, có thể được hiểu một cách chung nhất là hoạt động công ty tự bỏ vốn, góp vốn, hoặc vay vốn để tiến hành xây dựng các công trình dân dụng này và sau đó sẽ tiến hành kinh doanh các công trình đã xây dựng. Nhìn chung nội dung chủ yếu của các công trình xây dựng dân dụng bao gồm: Các khu đô thị và nhà ở, khách sạn, hệ thống cảng biển, đường giao thông, cơ sở hạ tầng để thực hiện kinh doanh các dịch vụ khác. Các công trình dân dụng đã được công ty thực hiện gồm: Trụ sở Sở văn hoá tỉnh - Tỉnh Phú Thọ (thời gian hoàn thành năm 2002, giá trị hợp đồng là 3127 triệu đồng); Ngân hàng công thương quận Hai Bà Trưng (thời gian hoàn thành năm 2001, giá trị hợp đồng 6752 triệu đồng); Nhà làm việc quân khu thủ đô (thời gian hoàn thành năm 2005, giá trị hợp đồng 6015 triệu đồng); Nhà ở chuyên gia Hàn Quốc (thời gian hoàn thành năm 1995, giá trị hợp đồng 3500 triệu đồng); Trụ sở nhà máy xi măng Lạng Sơn (thời gian hoàn thành năm 2002, giá trị hợp đồng 4472 triệu đồng)… 1.4.3.2. Đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp: Các công trình xây dựng công nghiệp bao gồm các công trình xây dựng để tạo cơ sở hạ tầng cho việc sản xuất và khai thác các sản phẩm công nghiệp. Như vậy có thể đưa ra một số ví dụ về công trình xây dựng công nghiệp như: nhà máy sản xuất gạch, nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, nhà máy sản xuất tấm lợp… Hoạt động đầu tư vào xây dựng các công trình xây dựng công nghiệp được hiểu một cách chung nhất là việc công ty tự bỏ vốn, góp vốn, hoặc vay vốn để tiến hành đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp và sau đó sẽ tiến hành sản xuất kinh doanh các công trình đó. Các công trình công nghiệp đã được công ty thực hiện gồm: Nhà máy dệt kim Đông Xuân (thời gian hoàn thành năm 2004, giá trị hợp đồng 6374 triệu đồng); Nhà máy cà phê Biên Hoà Đồng Nai (thời gian hoàn thành 1999, giá trị hợp đồng 8015 triệu đồng); Nhà máy sản xuất bột ngọt VEDAN (thời gian hoàn thành 1999, giá trị hợp đồng 7300 triệu đồng); Nhà máy xi măng Thăng Long Bình Phước (thời gian hoàn thành năm 2007, giá trị hợp đồng 27000 triệu đồng); Nhà máy điện Phú Mỹ (thời gian hoàn thành năm 2004, giá trị hợp đồng 26000 triệu đồng); Nhà máy đóng tàu Ba Son thành phố Hồ Chí Minh (thời gian hoàn thành năm 1999, giá trị hợp đồng 15000 triệu đồng)…. 1.5. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong thời gian qua: 1.5.1. Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty. 1.5.1.1. Đánh giá kết quả đầu tư: Trong giai đoạn vừa qua kết quả hoạt động đầu tư phát triển ở công ty Xây lắp Hoá chất đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, trước hết thể hiện ở tổng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2003-2006 là 142.990,663 triệu đồng trong đó xây lắp là 102.936,901 triệu đồng, máy móc thiết bị là 38.855,673 triệu đồng. Các hoạt động đầu tư khác phải nói là không đáng kể. Do đặc điểm của ngành xây lắp nên vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào máy móc thiết bị. Trong những năm qua, nhờ các hoạt động đầu tư phát triển, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển và trưởng thành của công ty. Cùng với mức tăng trưởng ổn định vững chắc, cơ sở sản xuất không ngừng được bổ sung phát triển, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, công ty cũng đã đạt được một số chỉ tiêu như sau: Bảng 1.14: Kết quả đạt được của công ty. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh thu Trđ 188.977 339.795 354.742 261.199 286.570 Lợi nhuận sau thuế Trđ 640,56 1027 1044 1481 1568 Thu nhập/người Nghìn đồng 1309,4 1395,7 1466,9 1525 1650 Đóng góp cho ngân sách Trđ 5196,87 9276,4 10322,9 7182,97 8281,873 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán). Cụ thể như sau: * Tốc độ tăng doanh thu các năm: Bảng 1.15: Tốc độ tăng doanh thu các năm: Đơn vị: Triệu đồng. Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 (Kế hoạch) Doanh thu 188.977 339.795 354.742 261.199 286.570 260.000 So sánh liên hoàn (%) __ 79,8 4,4 -26,37 9,71 -9,27 ( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán). Doanh thu của các năm liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên doanh thu của 2 năm 2005 và 2006 lại giảm so với các năm còn lại. Sở dĩ 2 năm 2005 và 2006 doanh thu của công ty có giảm đi vì cạnh tranh trong đấu thầu còn phức tạp và quyết liệt, giá vật tư đầu vào liên tục biến động tăng: giá điện, xi măng, sắt thép, xăng dầu…cơ chế của ngân hàng tiếp tục thắt chặt đối với các doanh nghiệp xây lắp, lãi suất tín dụng tăng cao, công nợ tồn đọng do chia tách chưa có chuyển biến nhiều, số dư nợ vẫn còn lớn, đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc triển khai thực hiện các hợp đồng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong năm 2007, công ty chỉ đặt kế hoạch doanh thu là 260 tỷ đồng, còn thấp hơn so với năm 2006. Đây có thể là một chỉ tiêu khiêm tốn bởi vì trong năm 2007 công ty tiếp tục thi công nhiều công trình trọng điểm quốc gia có giá trị rất lớn nên thực tế doanh thu của công ty sẽ khá cao. * Giá trị tài sản cố định trong kì: Tài sản cố định là những công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập và hiện giờ đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu và có thể đưa vào sử dụng được ngay. Tài sản cố định bao hàm cả những thiết bị đã mua sắm và đã đủ điều kiện để đưa vào sử dụng. Bảng 1.16: Giá trị tài sản cố định huy động hàng năm Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 Tổng vốn đầu tư thực hiện Trđ 11226,36 55350,85 35112,813 41300,64 Giá trị TSCĐ huy động Trđ 4338,998 21818,267 14515,64 18870,26 Tỷ lệ Giá trị TSCĐ/ Tổng vốn đầu tư thực hiện % 38,65 39,42 41,34 45,69 (Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu của các phòng ban). Qua bảng số liệu trên ta thấy tuy giá trị tài sản cố định huy động qua các năm là khác nhau nhưng tỷ lệ giá trị tài sản cố định trên tổng vốn đầu tư thực hiện lại tăng dần qua các năm điều đó chứng tỏ ít có sự thất thoát lãng phí trong hoạt động đầu tư của công ty, tình trạng ứ đọng vốn ít. * Thị phần: Để xác định thị phần của Công ty ta có thể sử dụng chỉ tiêu doanh thu của Công ty so với doanh thu ngành Xây dựng. Bảng1.17: Thị phần của Công ty Xây lắp Hoá chất. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh thu ngành xây dựng Tỷ đồng 84426 111424 109621 110760 116850 Tốc độ phát triển liên hoàn % __ 31,97 -1,62 1,04 5,49 Doanh thu của công ty Tỷ đồng 188,977 339,795 354,742 261,199 286,6 Tốc độ phát triển liên hoàn % __ 79,8 4,4 -26,37 9,7 Doanh thu công ty / Doanh thu ngành xây dựng 0,00223 0,00305 0,00324 0,00236 0,00245 (Nguồn: Tổng cục thống kê). Thị phần của công ty được thể hiện qua tỷ số doanh thu công ty/ doanh thu ngành xây dựng, tỷ số này càng cao chứng tỏ thị phần công ty càng tăng lên. Qua bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2002 đến năm 2004 tỷ số này không ngừng tăng lên điều đó chứng tỏ trong 3 năm này thị phần của công ty không ngừng tăng lên. Năm 2002, doanh thu công ty/ doanh thu ngành xây dựng là 0,00223 nhưng sang năm 2003 thì là 0,00305 tương ứng với tốc độ tăng doanh thu ngành xây dựng là 31,97% tốc độ tăng doanh thu của công ty là 79,8%. Trong năm này hoạt động đầu tư của công ty có hiệu quả nên đã làm cho thị phần của công ty tăng lên. Nhưng sang năm 2005 thì tỷ số doanh thu công ty/ doanh thu ngành xây dựng lại giảm xuống còn 0,00236, tỷ số này giảm vì trong năm này doanh thu của công ty giảm 26,37% so với năm 2004 chính vì vậy mà thị phần của công ty cũng giảm theo. Đến năm 2006, công ty chuyển sang mô hình mới là Công ty TNHH nhà nước một thành viên, với mô hình mới này đã làm cho doanh thu của công ty tăng 9,7% so với năm 2005 và làm cho doanh thu công ty / doanh thu ngành xây dựng tăng lên là 0,00245, điều này cũng đồng nghĩa với việc thị phần của công ty tăng lên. Với những khó khăn bước đầu công ty đã vượt qua và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường lắp máy. 1.5.1.2. Đánh giá hiệu quả đầu tư: Để có thể đánh giá được một cách toàn diện về hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp thì hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển phải được xem xét trên cả hai khía cạnh: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội. * Hiệu quả tài chính: Bảng 1.18: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tổng hợp: Đơn vị: Triệu đồng. STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Vốn đầu tư thực hiện 11226,36 55350,85 35112,813 41300,64 2 Tài sản cố định huy động 4338,988 21818,267 14515,64 18870,26 3 Doanh thu 339795 354742 261199 286570 4 Doanh thu tăng thêm 14947 -93543 25371 5 Lợi nhuận 1027 1044 1481 1568 6 Lợi nhuận tăng thêm 17 437 87 7 Doanh thu/Vốn đầu tư 30,27 6,41 7,44 6,94 8 Doanh thu tăng thêm/Vốn đầu tư 2,7 -2,66 0,614 9 Lợi nhuận/ Vốn đầu tư 0,0915 0,0187 0,0422 0,038 10 Lợi nhuận tăng thêm/Vốn đầu tư 0,000307 0,0124 0,00211 11 Tài sản cố định huy động/Vốn đầu tư 0,3865 0,3942 0,4134 0,4569 (Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu các phòng ban). - Doanh thu và doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện: Doanh thu trên vốn đầu tư thực hiện phản ánh khi bỏ ra một đồng vốn thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả của vốn đầu tư thực hiện để đem lại doanh thu cho công ty còn nhiều hạn chế bởi vì từ năm 2004 trở đi hệ số này có xu hướng chung là giảm dần. Vào năm 2003, một đồng vốn đầu tư bỏ ra tạo ra được 30,27 đồng doanh thu thì năm 2004 một đồng vốn đầu tư bỏ ra tạo ra được 6,41 đồng doanh thu, năm 2005 một đồng vốn đầu tư bỏ ra tạo ra được 7,44 đồng doanh thu, năm 2006 một đồng vốn đầu tư bỏ ra tạo ra được 6,94 đồng doanh thu. Tuy nhiên sự sụt giảm giữa các năm chênh lệch nhau không đáng kể, năm 2003 có doanh thu trên vốn đầu tư cao nhất chứng tỏ rằng trong năm đó công ty làm ăn rất có hiệu quả tuy nhiên các năm sau thì lại giảm dần đi. Chính vì vậy mà đây cũng là một hạn chế mà công ty cần khắc phục, nó cho ta thấy rõ những bất hợp lý còn tồn tại trong đầu tư. Tương ứng với sự biến động của doanh thu trên vốn đầu tư thực hiện doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện cũng có xu hướng giảm qua các năm trong thời kì nghiên cứu. Trong năm 2005, doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện lại là một số âm điều đó chứng tỏ trong năm này hoạt động đầu tư của công ty không mang lại hiệu quả cho công ty. Khắc phục hiện tượng này trong năm 2006, kết quả đã có chuyển biến, doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện đã tăng lên và bằng 0,614. Bên cạnh chỉ tiêu doanh thu và doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện, chúng ta có thể đề cập đến tiêu chí lợi nhuận và lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện. - Lợi nhuận và lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện: Đây là chỉ tiêu cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra thì chủ đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận và lợi nhuận tăng thêm. Năm 2003, lợi nhuận trên vốn đầu tư thực hiện của công ty đạt 0,0915, sang tới năm 2004 con số này đạt 0,0187, năm 2005 là 0,0422 và đạt 0,038 vào năm 2006. Sự biến động theo xu hướng giảm của lợi nhuận trên vốn đầu tư cho thấy hiệu quả của hoạt động đầu tư chưa cao. Mặt khác cũng do vốn đầu tư biến động không đều nên các chỉ tiêu hiệu quả của đầu tư cũng biến động không đều. Song song với sự biến đổi chỉ tiêu tài chính lợi nhuận trên vốn đầu tư thực hiện là chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện. Tuy năm 2005 doanh thu tăng thêm có giảm so với năm 2004 là 93454 triệu đồng nhưng đến lợi nhuận tăng thêm thì năm 2005 lại tăng so với năm 2004 là 437 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ hoạt động đầu tư có những biến đổi bất thường mà ta không thể dự đoán trước được.Mặt khác cũng do Xây lắp Hoá chất là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng mà đặc điểm của những dự án đầu tư xây dựng là luôn cần một thời gian xây dựng dài, tổng vốn đầu tư lớn chính vì vậy mà các công trình chưa thể phát huy tác dụng ngay để thu được lợi nhuận một cách nhanh chóng. - Tài sản cố định huy động trên vốn đầu tư thực hiện: Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng vốn đầu tư bỏ ra, sẽ tạo ra thêm bao nhiêu giá trị tài sản cố định huy động. Hệ số tài sản cố định huy động trên vốn đầu tư thực hiện phản ánh việc đồng vốn đầu tư có đạt hiệu quả hay không. Khác với hai chỉ tiêu đã trình bày ở trên, chỉ tiêu tài sản cố định tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện cho biết hiệu quả tài chính của việc thực hiện vốn đầu tư trên phương diện tạo ra những tài sản cho dự án, chứ không thể hiện khả năng sinh lợi của những đồng vốn đó như hai chỉ tiêu đầu. Qua bảng số liệu trên ta thấy biến động của tài sản cố định trên vốn đầu tư thực hiện có xu hướng tăng dần. Năm 2003, chỉ tiêu này đạt 0,3865, năm 2004 là 0,3942, năm 2005 là 0,4134, năm 2006 là 0,4569. Biến thiên của chỉ tiêu tài sản cố định huy động tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện cho thấy hiệu quả vốn đầu tư trên phương diện tạo tài sản cố định đạt hiệu quả tương đối cao và có xu hướng ổn định. * Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư: Về mặt lý thuyết, có thể hiểu lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội phải bỏ ra thực hiện đầu tư. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của công ty như: Mức đóng góp cho ngân sách, số lao động và thu nhậop bình quân và các hiệu quả kinh tế xã hội khác. - Mức đóng góp cho ngân sách: Bảng 1.19: Mức đóng góp cho ngân sách của công ty Xây lắp Hoá chất: Đơn vị: Triệu đồng. STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Doanh thu 188977 339795 354742 261199 286570 2 Đóng góp cho ngân sách 5196,87 9276,4 10322,9 7182,97 8281,873 (Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo sản xuất kinh doanh hàng năm). Qua bảng số liệu trên ta thấy mức đóng góp cho ngân sách của công ty là không đều qua các năm điều đó chứng tỏ công ty chưa có kế hoạch nộp ngân sách ổn định cho cả thời kì, tuy nhiên nó vẫn chiếm từ 2,7% đến 2,9% doanh thu. - Lao động và thu nhập: Qua một cuộc khảo sát của Tổng công ty xây dựng Việt Nam kể từ khi Tổng công ty tiến hành chuyển đổi mô hình doanh nghiệp của các công ty con, thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp, tính trung bình trong số 22 đơn vị được khảo sát đạt 1.734.000 đồng/người/tháng. Trong số những đơn vị đạt thu nhập thấp hơn 2.000.000 đồng/người/tháng có: Cơ quan tổng công ty ( bao gồm cả trung tâm xuất nhập khẩu và trung tâm xuất khẩu lao động), trung tâm tư vấn thiết kế và xây dựng, công ty cổ phần bê tông Ly tâm Thủ Đức, công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4. Các đơn vị có mức thu nhập khá còn có: công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp, công ty cổ phần kết cấu thpé xây dựng , công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 2, công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất, công ty cổ phần cơ khí Xây lắp Hoá chất, công ty cơ khí hoá chất Hà Bắc, công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 5, công ty cổ phần cơ khí Hồng Nam. Đơn vị có thu nhập thấp là công ty cổ phần Phú Diễn. Qua cuộc khảo sát trên ta thấy, Xây lắp Hoá chất là một trong những công ty có mức thu nhập khá trong tổng công ty. Điều đó chứng tỏ hoạt động đầu tư phát triển cũng góp phần nào đóng góp tích cực vào vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, làm cho đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện. .Bảng 1.20: Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên: Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Tiền lương bình quân người/ tháng Nghìn đồng 1309,4 1395,7 1466,9 1525 1650 Tốc độ tăng liên hoàn tiền lương bình quân % -- 6,59 5,1 3,96 8,2 ( Nguồn: Phòng Kinh tế lao động). So với các ngành khác thì tiền lương của người lao động trong công ty Xây lắp Hoá chất như vậy cũng là tương đối cao tuy nhiên so với các doanh nghiệp cùng ngành thì như vậy là vẫn thấp. Qua bảng số liệu trên ta thấy tiền lương tăng đều đặn qua các năm, tốc độ tăng ổn định từ 3,96-8,2%. Tiền lương năm 2003 tăng so với năm 2002 là 6,59%, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 5,1%, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 3,96%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 8,2%. Nhờ hoạt động đầu tư phát triển của công ty có hiệu quả mà nó góp phần làm cho thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng tăng theo. Dưới đây là đồ thị biểu thị tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên qua các năm. - Các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác: Bên cạnh những chỉ tiêu kinh tế xã hôi đã được trình bày ở trên, hoạt động đầu tư phát triển của công ty Xây lắp Hoá chất còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội khác như: Đối với các dự án xây dựng công nghiệp thì sản lượng cung cấp của các dự án này đã góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm công nghiệp của các công trình xây dựng trong nước. Đối với các dự án lắp dựng kết cấu và thiết bị thì nhờ có hệ thống thiết bị hiện đại mà công ty có thể thi công được những công trình mang tầm cỡ quốc gia như ống khói cao 115m - Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn – Thái Nguyên, thi công đổ bê tông trượt kết hợp nâng sàn silô bột liệu – Nhà máy xi măng Bỉm Sơn Thanh Hoá… 1.5.2. Thành tựu: - Mặc dù nền kinh tế nước ta không ngừng thay đổi nhưng công ty Xây lắp Hoá chất vẫn tồn tại và phát triển trong thời gian gần 40 năm qua. Điều đó chứng tỏ công ty phải thật vững mạnh mới có thể tồn tại được trong một thời gian lâu như vậy. - Công ty đã tiếp cận được với các nguồn vốn vay, chủ động trong việc tìm kiếm và huy động các nguồn vốn, đặc biệt công ty đã có nhiều cố gắng tài trợ cho hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản để lại của công ty. - Công ty có một đội ngũ công nhân viên khá hùng hậu với 220 kỹ sư và cán bộ trình độ đại học và sau đại học, 109 trung cấp kĩ thuật và quản lý, 718 công nhân kĩ thuật, 380 lao động phổ thông. Với lực lượng hùng hậu đó có thể đủ sức thi công các công trình lớn, các công trình trọng điểm quốc gia. Bảng 1.21: Các công trình thực hiện trong những năm gần đây nhất: TT Tên công trình Chủ đầu tư Địa điểm Thời gian h.thành Giá trị HĐ (Tr. Đ) Nội dung công việc I. CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT, PHÂN BÓN, DẦU NHỜN 1 Công ty Phân đạm & Hoá chất Hà Bắc C.ty Đạm & HC Hà Bắc Hà Bắc GĐ1: 1994 GĐ2: 2002 12000 170000 - Thi công phần mở rộng nhà máy -Xây lắp toàn bộ nhà máy 2 Công ty phân bón Cần Thơ C.ty Phân bón Cần Thơ Cần Thơ 1999 4000 Xây dựng, lắp đặt nhà xưởng Zamil 3 Nhà máy sản xuất chất hoạt động bề mặt LAS C.ty TNHH Hoá chất PTN Hải Phòng 1999 16000 Tổng thầu Xây lắp 4 Nhà máy LG- MECA Hải Dương Hàn Quốc Sao Vàng Hải Dương 2000 17000 Cải tạo và nâng cấp các xưởng sản xuất 5 Công ty đất đèn & Hoá chất Tràng kênh C.ty ĐĐ&HC Tràng Kênh Hải Phòng 2001 4848 Tổng thầu xây lắp 6 Gói thầu 2D- Công ty Cao su Sao Vàng C.ty Cao su Sao Vàng Hà Nội 2002 8398 Xây dựng mở rộng Xưởng săm lốp 300000 bộ/ năm 7 Nhà máy phân vi sinh C.ty Hoá chất Vinh Nghệ An 2002 3205 Xây dựng và lắp đặt toàn bộ hệ thống công nghệ 8 C.ty Supe Lâm Thao C.ty Supe Lâm Thao Vĩnh Phúc 2002 5795 Công tác Xây dựng 9 Nhà máy đạm Phú Mỹ TĐ Samsung Phú Mỹ 2003 8700 Công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị công nghệ 10 Nhà máy sản xuất phân bón DA Nhà máy phân bón DAP Đồng Nai 2004 9711 Công tác xây lắp 11 Nhà máy đồng Sin Quyền TCT Hoá chất Việt Nam Lao Cai 2006 22000 Công tác xây lắp II. CÔNGTRÌNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC MỎ VÀ LUYỆN KIM 1 Nhà máy cán thép nóng Bình Định LD Việt Hàn Bình Định 2001 7065 Xây dựng nhà xưởng & lắp đặt thiết bị 2 Nhà máy cán thép Việt Ý Nhà máy thép Việt Ý 2002 4165 Công tác xây dựng 3 Nhà máy thép cán nguội Phú Mỹ NM thép cán nguội Phú Mỹ Phú Mỹ 2004 23868 Công tác xây dựng III. CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ CHẾ TẠO VÀ LẮP RÁP 1 Nhà máy lắp ráp Xe máy VMEP Tập đoàn CHINFONG Hà Tây 1995 25000 Tổng thầu: thiết kế, xây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDT68.docx
Tài liệu liên quan