Chuyên đề Xây dựng và phát triển thương hiệu VINATEXIMEX của công ty sản xuất - xuất nhập khẩu dệt may

MỤC LỤC

 

Phần mở đầu 1

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 3

1.1. Tổng quan chung về thương hiệu của doanh nghiệp 3

1.1.1. Khái niệm về thương hiệu 3

1.1.2. Đặc tính thương hiệu 8

1.1.2.1. Khái niệm đặc tính thương hiệu 8

1.1.2.2. Các đặc tính của thương hiệu 9

1.1.3. Chức năng của thương hiệu 14

1.1.4. Vai trò của thương hiệu 16

1.2. Xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp 18

1.2.1. Nguyên tắc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp 18

1.2.2. Quy trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp 21

1.2.3. Chiến lược phát triển thương hiệu của doanh nghiệp 23

1.2.3.1. Chiến lược phát triển thành phần chức năng sản phẩm 24

1.2.3.2. Chiến lược phát triển thành phần cảm xúc 25

1.2.3.3. Xây dựng chiến lược giá tương ứng 29

1.2.4. Bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp 29

1.2.5 Sự cần thiết phải xây dựng, bảo vệ và sự phát triển thương hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam. 32

Chương II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU Ở CÔNG TY SẢN XUẤT - XUẤT NHẬP KHẢU DỆT MAY 35

2.1. Khái quát về công ty sản xuất – xuất nhập khẩu dệt may 35

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 35

2.1.2 Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản trị. 39

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty theo không gian hoạt động. 39

2.1.2.2. Cơ cấu bộ máy quản trị của công ty. 41

2.1.3. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của công ty 42

2.1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của công ty 42

2.1.3.2. Đặc điểm về lao động. 43

2.1.3.3. Đặc điểm về trang thiết bị 44

2.1.3.4. Đặc điểm về vốn và nguồn vốn 45

2.2. Thực trạng xây dựng - phát triển thương hiệu của công ty. 45

2.2.1. Khái quát về thương hiệu VINHTEXIMEX. 45

2.2.2. Tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu. 46

2.2.2.1. Hoạt động xây dựng và phát triển thành phần chức năng của sản phẩm 48

2.2.2.2. Hoạt động xây dựng và phát triển thành phần cảm xúc 49

2.2.2.3. Xây dựng giá tương ứng cho sản phẩm, dịch vụ 51

2.2.3. Đánh giá công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty sản xuất - xuất nhập khẩu dệt may. 52

2.2.3.1. Ưu điểm trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty 52

2.2.3.2. Mặt tồn tại trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty 52

2.2.3.3. Nguyên nhân của những mặt tồn tại trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty 53

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY

56

3.1. Phương hướng phát triển chung của công ty. 56

3.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển thương hiệu VINATEXIMEX. 59

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty. 59

KẾT LUẬN. 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng và phát triển thương hiệu VINATEXIMEX của công ty sản xuất - xuất nhập khẩu dệt may, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất lượng thì chưa đủ. Một mô hình quản lý chất lượng khác cũng được coi là khá toàn diện. Mô hình của Michael Porter (Đại học Havard). Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm các doanh nghiệp cần thực hiện tốt các bước sau: - Thiết kế sản phẩm: Thiết kế sản phẩm theo mong muốn của khách hàng. - Tiến hành sản xuất: Phải sản xuất theo đúng quy trình chất lượng đã thiết kế hoặc đăng ký. - Tiếp thị sản phẩm: là tiến hành các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền nhằm giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. - Phân phối sản phẩm: Lựa chọn kênh phân phối phù hợp, đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng. - Dịch vụ hỗ trợ: thực hiện đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ nhằm làm tăng giá trị cho sản phẩm. Như vậy, nếu doanh nghiệp làm tốt từ khâu thiết kế đến khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng sẽ đảm bảo sản phẩm đó được khách hàng cảm nhận, đánh giá cao về chất lượng, giá trị của nó. Theo đó nếu doanh nghiệp có được nguồn nguyên liệu tốt, công đoạn sản xuất được đảm bảo, vận chuyển an toán, nhanh chóng, cộng với thái độ phục vụ niềm nở của nhân viên… thì chắc chắn sẽ có được sự thiện cảm của khách hàng và qua đó làm tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. 1.2.3.2. Chiến lược phát triển thành phần cảm xúc Ngoài những yếu tố cơ bản tạo nên cảm nhận mang tính trực tiếp như: tên thương hiệu, logo và biểu tượng, khẩu hiệu, âm thanh phụ trợ, bao bì sản phẩm, doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển các yếu tố khác của thành phần cảm xúc. Phát triển các hoạt động xúc tiến Mục tiêu của hoạt động xúc tiến là đẩy nhanh mức tiêu thụ hàng hóa thông qua việc giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu. Quảng bá thương hiệu phải trên cơ sở chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp. Thị trường mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp là những nhóm khách hàng nào, là ai thì các chương trình xúc tiến cũng phải hướng tới những người đó. Một chương trình xúc tiến bao giờ cũng phải được thiết kế với nội dung cụ thể, tạo được ấn tượng, sự độc đáo riêng. Đó là yêu cầu của một chương trình xúc tiến. Bên cạnh đó thì vấn đề ngân sách để thực hiện một chương trình quảng bá là không nhỏ. Theo kinh nghiệm của các doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể tự mình làm tất cả các công việc, có nhiều việc quan trọng mà họ phải đi thuê bên ngoài như thiết kế logo, khẩu hiệu, tên thương hiệu, hay chương trình quảng cáo, truyền thông… với mức phí không hề nhỏ. Và bước cuối cùng là doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá hiệu quả của các chương trình xúc tiến, xem xét điều chỉnh, bổ sung trong các chương trình tiếp theo. Phát triển yếu tố con người trong doanh nghiệp Phong cách, cách sống của một nhà lãnh đạo có mối liên hệ rất gần gũi với triết lý kinh doanh của một doanh nghiệp hay nhìn rộng hơn thì hình ảnh của doanh nghiệp cũng được phản ánh một phần qua tính cách và đặc điểm của nhân viên trong doanh nghiệp đó. Các nhân viên trong doanh nghiệp không chỉ có trình độ và kỹ năng làm việc mà họ cần phải có cả phong cách phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp, có ý thức xây dựng và phát triển thương hiệu quả doanh nghiệp. Hàng năm, hãng Prudential thường có các khóa đào tạo về phong cách, tác phong cho các nhân viên của mình thông qua các chuyến du lịch và tham quan. Các nhân viên được tham gia các hoạt động tập thể, họ được học từ cách mỉm cười như thế nào, đến ánh mắt, hướng nhìn… do vậy khi tiếp xúc với nhân viên của Prudential, khách hàng sẽ cảm thấy thân thiện và tin tưởng ở nhân viên đó. Và một ví dụ thường thấy hơn là yêu cầu "ngoại hình khá" đã trở nên phổ biến trong các tiêu chí tuyển dụng của các doanh nghiệp. Để phát triển yếu tố con người, doanh nghiệp cần thực hiện tốt các công tác nhân lực ngay từ khâu tuyển dụng: - Lựa chọn hình thức tuyển dụng phù hợp, tuyển chọn được nhân lực tốt nhằm tạo cho doanh nghiệp có một nguồn nhân lực mạnh mẽ. - Tiến hành đào tạo lại, đào tạo thường xuyên để họ biết "lắng nghe" khách hàng, biết đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng và quan trọng là họ có ý thức, kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. - Sắp xếp hợp lý các vị trí, trả lương thỏa đáng để người lao động yên tâm làm việc, tạo môi trường thuận lợi để họ có cơ hội phát huy hết khả năng. Về hoạt động phân phối, kênh phân phối. Phân phối sản phẩm là việc chuyển sản phẩm của doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Có hai kênh phân phối mà doanh nghiệp sử dụng là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. Kênh trực tiếp: là việc sử dụng các nhân viên của mình để trực tiếp cung cấp sản phẩm cho khách hàng, trực tiếp quản lý các hoạt động giao dịch, cung ứng này. Kênh gián tiếp: doanh nghiệp bán sản phẩm thông qua một hoặc nhiều đại lý trung gian. Việc sử dụng kênh phân phối nào còn tùy thuộc vào quy mô sản xuất của doanh nghiệp, đặc điểm của sản phẩm. Thông thường các doanh nghiệp sử dụng đồng thời cả hai kênh này. Nếu là trực tiếp phân phối, doanh nghiệp có thể quan sát thái độ, hành vi của khách hàng, trực tiếp đặt ra các câu hỏi cho khách hàng cũng như có được thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm nhưng doanh nghiệp không thể trực tiếp quản lý quá nhiều các cửa hàng, trung tâm bán và giới thiệu sản phẩm. Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh siêu thị có tên tuổi, họ có thế mạnh trong nghiệp vụ bán hàng và uy tín trên thị trường. Việc sử dụng các siêu thị, cửa hàng bán lẻ ngoài doanh nghiệp sẽ giúp sản phẩm của doanh nghiệp nhanh chóng bao phủ thị trường. Nhìn chung một kênh phân phối có thể hỗ trợ cho việc tạo dựng và phát triển thương hiệu phải đảm bảo được các yêu cầu sau: - Phải có đội ngũ nhân viên được đào tạo về nghiệp vụ bán hàng; thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng. - Một kênh phân phối, ngoài chức năng chính của nó là bán hàng nó còn phải thực hiện chức năng truyền thông ở trong đó. Các nhân viên phải có sự hiểu biết nhất định về sản phẩm, thương hiệu sản phẩm doanh nghiệp để giới thiệu và trả lời các câu hỏi của khách hàng. - Các nhân viên bán hàng còn phải thực hiện cả chức năng tư vấn vì nhiều khi khách hàng không biết lựa chọn loại sản phẩm nào trong rất nhiều loại sản phẩm. Khi đó người bán phải biết tư vấn cho họ nên chọn sản phẩm nào là phù hợp nhất. - Và bạn hãy là người bán hàng thân thiện, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng cũng rất quan trọng. Nếu khách hàng cảm thấy hài lòng về phong cách phục vụ của nhân viên họ sẽ tiếp tục tới để mua hàng. - Một điều rất quan trọng nữa là, người bán hàng cần biết hỏi đúng lúc và phải biết "lắng nghe" khách hàng muốn gì, cần thay đổi gì về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là những thông tin quý giá để doanh nghiệp có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, thị trường. Nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ Các doanh nghiệp lớn hay các thương hiệu mạnh bao giờ cũng đặt vấn đề uy tín doanh nghiệp lên trên hết. Họ thực hiện đúng những gì đã cam kết với khách hàng về chất lượng các dịch vụ về độ bền vững cũng như tính an toàn của sản phẩm. Chỉ trong mấy tháng của năm 2007, hai hãng máy tính lớn là COMPAQ và hãng NEO đã xuất hiện trên truyền hình và các phương tiện thông tin để xin lỗi khách hàng đã mua máy tính xách tay của hãng và xin thu hồi lại toàn bộ số máy của hãng trên thị trường để sửa lại khi phát hiện, pin của loại máy này có vấn đề. Thiệthại cho các hãng này ước tính lên tới cả trăm triệu đô, quả là một con số không hề nhỏ. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của các dịch vụ hỗ trợ như dịch vụ tư vấn chăm sóc khách hàng, dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa, dịch vụ bảo hành… Đó là những yếu tố cạnh tranh đôi khi không mang tính bảo hộ pháp lý của doanh nghiệp những nó là yếu tố tạo nên uy tín của doanh nghiệp, nâng cao giá trị thương hiệu và trong một trường hợp nào đó nó còn quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. 1.2.3.3. Xây dựng chiến lược giá tương ứng Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, xác định mức giá tối ưu là công đoạn cuối cùng để thực hiện mục tiêu đó. Như đã đề cập, để có một mức giá phù hợp với chiến lược phát triển thương hiệu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp không chỉ sử dụng các phương pháp định giá truyền thống: định giá dựa theo giá của đối thủ cạnh tranh, giá thâm nhập, chiến lược đặt giá cao… mà mức giá đưa ra phải phù hợp với các yếu tố của thị trường, phù hợp với định hướng phát triển thương hiệu trong chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp. 1.2.4. Bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp Như đã khẳng định, chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu được các doanh nghiệp lớn coi là vấn đề hàng đầu. Bảo vệ thương hiệu là công tác không thể tách rời vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu, bởi vì để xây dựng thương hiệu đòi hỏi một khoản chi phí khá lớn cùng với sự cố gắng của toàn bộ các công nhân viên trong công ty trong nhiều năm. Nhưng để "ăn cắp" một thương hiệu thì dễ hơn nhiều. Do đó, các doanh nghiệp phải biết tự bảo vệ thương hiệu của mình cũng là lẽ tất nhiên. Sau đây là các công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện để bảo vệ thương hiệu của mình. - Làm mới cho thương hiệu cũng là một cách bảo vệ thương hiệu của mình. Đầu tư cho phát triển sản phẩm và tăng cường thành phần cảm xúc cho thương hiệu là phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, đồng thời điều đó cũng là cách để các đối thủ cạnh tranh không dễ bắt chước, nhái lại thương hiệu của doanh nghiệp. Trên thực tế, doanh nghiệp nào không ngừng cải tiến kỹ thuật, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã ưa nhìn, bao bì hấp dẫn, tiến hành quảng cáo bài bản và tăng cường nhân cách cho thương hiệu…. thì chắc chắn thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được khẳng định trên thị trường, doanh nghiệp cũng sẽ giữ được khách hàng truyền thống và lôi kéo thêm cả những khách hàng tiềm năng đến với thương hiệu . - Theo dõi, kiểm soát thông tin thị trường để kịp thời phát hiện hàng giả, hàng nhái. Để thực hiện tốt công tác này, các doanh nghiệp phải thành lập bộ phận chuyên trách để kiểm tra một cách thường xuyên. Khi phát hiện ra các hiện tượng vi phạm thì phải tiếp tục theo dõi, đánh giá sơ bộ về mức độ, tính chất vi phạm và phải báo ngay cho các cơ quan có trách nhiệm, đồng thời thông báo cho khách hàng biết để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho khách hàng. - Thiết lập kênh thông tin và khuyến khích quần chúng tố giác các hành vi làm hàng giả, hàng nhái cũng như các vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ khác. - Trang bị cho cán bộ công nhân viên những kiến thức về thương hiệu để mỗi sản phẩm làm ra đều là chứa đựng cả những tâm huyết của mọi thành viên trong doanh nghiệp và truyền được cả tình cảm đó tới khách hàng, tức là tất cả mọi thành viên đều phải có ý thức xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp phải lưu giữ đầy đủ các bằng chứng sử dụng thương hiệu để luôn chủ động khi có tranh chấp. Các quốc gia thường có những qui định khác nhau về sở hữu trí tuệ, bảo hộ, đăng ký thương hiệu… do đó các doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh, đầu tư ra nước ngoài phải hết sức chú ý. - Xây dựng thương hiệu trên mạng Internet. Việc thu thập, trao đổi thông tin cũng như giao dịch mạng đã trở thành nhu cầu thiết yếu đối với các doanh nghiệp. Ngày nay, Internet đã trở nên phổ biến ở các gia đình, cá nhân ở nhiều quốc gia, nó là kênh thông tin chính của họ. Do vậy việc xây dựng thương hiệu trên mạng Internet là cách làm hiệu quả. Doanh nghiệp phải có Website riêng, phong phú về nội dung, thuận tiện trong giao dịch, trao đổi thông tin. Có như vậy, khách hàng mới dễ tìm hiểu về thương hiệu doanh nghiệp, trao đổi thông tin cũng như thông báo cho doanh nghiệp khi họ phát hiện các hiện tượng xâm phạm tới thương hiệu của doanh nghiệp. - Phối hợp với các cơ quan có liên quan để bảo vệ thương hiệu. Việc nâng cao nhận thức của người dân và của các doanh nghiệp cần có sự giúp đỡ của Chính phủ hay các cơ quan chức năng cho một chương trình phát triển thương hiệu quốc gia. Chương trình thương hiệu việt trên kênh VTC1, đài truyền hình kỹ thuật số Việt Nam cũng là nhằm thực hiện chủ trương đó. Hay là khi doanh nghiệp phát hiện các hành vi vi phạm tới quyền bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần báo cáo tới các cơ quan có thẩm quyền: cục sở hữu trí tuệ, ban quản lý thị trường, hội bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan công an và tham vấn ý kiến của các cơ quan này để bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp, lợi ích cho khách hàng. - Tăng cường trao đổi thông tin với các doanh nghiệp trong ngành, liên ngành và các cơ quan pháp luật nhằm có được thông tin kịp thời chính xác về sự vi phạm các đặc quyền của doanh nghiệp đã đương đăng ký bảo hộ. 1.2.5 Sự cần thiết phải xây dựng, bảo vệ và sự phát triển thương hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu đối với sự phát triển của một nền kinh tế. Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO và tham gia các liên kết kinh tế khu vực đồng nghĩa với việc Việt Nam phải xóa bỏ dần những rào cản thương mại, đầu tư, xóa bỏ các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nướ tạo một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sức ép cạnh tranh là rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá là không có nhiều ưu điểm so với các doanh nghiệp nước ngoài. Nếu không muốn nói rằng các doanh nghiệp Việt Nam yếu kém hơn các đối thủ cạnh tranh về nhiều mặt. Thực tế phát triển ở các nền kinh tế đã cho thấy, để dành thắng lợi trong cạnh tranh cũng như để doanh nghiệp ngày lớn mạnh thì nhất thiết doanh nghiệp phải xây dựng và phát triển thì nhất thiết doanh nghiệp phải xây dựng và phát triển thương hiệu của mình, đưa các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu thành chiến lược trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Một thực tế là phần lớn hàng hóa của Việt Nam đo ra thị trường thế giới là thông qua trung gian dưới dạng thô hoặc gia công cho các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài. Chưa có nhiều người tiêu dùng nước ngoài biết đến sản phẩm. Xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam hau các thương hiệu Việt gần như chưa tạo được vị thế trên thị trường thế giới. Trong năm 2004, bảng công bố 10 thương hiệu đứng đầu trong công tác quảng bá thương hiệu của mình thường xuyên nhất trên các phương tiện truyền thông không hề có trên thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam. Qua sự việc này, có thấy được mức độ đầu tư cho công tác quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, trong khi điều thiết yếu tạo dựng được một thương hiệu mạnh là phải giới thiệu thương hiệu tới đông đảo người tiêu dùng. Sự kiện cà phê Trung Nguyên khi sang thị trường Châu Âu đã bị cướp mất thương hiệu hay hãng thuốc lá Vinataba bị doanh nghiệp Inđônêsia đăng kỳ thương hiệu trước tại 12 nước. Điều này cho thấy thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển thương hiệu. Theo số liệu điều tra là nhận thức của các doanh nghiệp về xây dựng và phát triển thương hiệu do Báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức năm 2003. Đối với 500 doanh nghiệp còn nhận thức chưa đầy đủ về thương hiệu, cho thấy được tầm quan trọng của thương hiệu đối với sự phát triển của doanh nghiệp. - Có tới 30,1% cho rằng thương hiệu là chất lượng sản phẩm. - 33% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là uy tín của doanh nghiệp. - Có đến hơn 95% doanh nghiệp không nhận thức được rằng thương hiệu là vũ khí cạnh tranh - Có trên 75% doanh nghiệp chưa có bộ phân chuyên trách về xây dựng và phát triển thương hiệu. - 80% doanh nghiệp đầu tư chưa đến 5% doanh thu cho xây dựng và phát triển thương hiệu. - Và phần đa các doanh nghiệp cho rằng thương hiệu giúp bán hàng dễ hơn không biết được rằng thương hiệu giúp doanh nghiệp tăng giá bán, là nguồn lợi nhuận cộng thêm của doanh nghiệp. Do nhận thức nghèo nàn của các doanh nghiệp trong nước về xây dựng và phát triển thương hiệu. Vừa qua chính phủ và các cơ quan chức năng đã có các chương trình truyền thông về xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, Internet, Báo, tạp chí. Một khó khăn nữa đối với việc phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam là các hoạt động làm hàng giả, hàng nhái, các hoạt động vi phạm bản quyền khác đang là vấn đề bức bối của toàn xã hội. Do đó các doanh nghiệp cần phải kết hợp xây dựng – bảo vệ - phát triển thương hiệu trong chiến lược phát triển của mình. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU Ở CÔNG TY SẢN XUẤT - XUẤT NHẬP KHẢU DỆT MAY 2.1. Khái quát về công ty sản xuất – xuất nhập khẩu dệt may 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty * Quá trình hình thành của công ty Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu dệt may được thành lập trên cơ sở hợp thống nhất công ty thuơng mại số 1 và công ty xuất nhập khẩu dệt may theo quyết định số 87/QD-HDQT của hội đồng quản trị tổng công ty dệt may VIÊT NAM ngày 21 –12 –2006 Tên giao dich quốc tế: THE GARMENT –TEXTILES IM PORT –EXPORRT AND PRODUCTION CORPORRATION . Tên viết tắt: VINATEXIMEX Trụ sở công ty đặt tại: Số 20 đường Lĩnh Nam – quận Hoàng Mai – Tp. Hà Nội. Công ty được thành lập với chức năng là đơn vị sản xuất kinh doanh phụ thuộc của Tổng công ty Dệt may Việt Nam (hiện nay đổi thành Tập đoàn dệt may Việt Nam, gọi tắt là tập đoàn dệt may). Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu sự giám sát, chỉ đạo của tập đoàn theo chiến lược phát triển chung vào theo như các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm mà công ty được giao. Trong điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty do hội đồng quản trị tập đoàn quy định, công ty có nhiệm vụ kinh doanh trong các ngành nghề lĩnh vực sau: - Công nghiệp dệt may: kinh doanh nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm và các sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may; sản xuất kinh doanh hàng dệt may gồm các chủng loại xơ sợi vải, hàng may mặc dệt kim chỉ khâu, khăn bông len, thảm đay tơ, tơ tằm. Kinh doanh nguyên liệu bông xơ; kiểm nghiệm chất lượng bông xơ phục vụ cho sản xuất kinh doanh và nghiên cứu khoa học. - Xuất nhập khẩu: Hàng dệt may (gồm các chủng loại bông xơ, sợi, vải, hàng may mặc, dệt kim, chỉ khâu, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm, nguyên liệu), thiết bị phụ tùng ngành dệt may, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm; Hàng công nghệ thực phẩm; Nông, lâm, hải sản; Thủ công mỹ nghệ; Ô tô, xe máy, các mặt hàng tiêu dùng khác; Trang thiết bị văn phòng; Thiết bị tạo mẫu thời trang; Phương tiện vận tải, vật liệu điện, điện tử, cao su. - Dịch vụ: Thi công, lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp phục vụ ngành dệt may; Thi công lắp đặt hệ thống điện lạnh; Tư vấn, thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc thiết bị cho ngành dệt may, da giầy; lắp đặt hệ thống điện công nghiệp, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, thang máy; sản xuất kinh doanh sửa chữa lắp đặt cc sản phẩm cơ khí và máy móc thiết bị công nghiệp. Thực hiện các dịch vụ thương mại và công việc có tính chất công nghiệp dịch vụ đào tạo nghề may công nghiệp; Uỷ thác mua bán xăng dầu; kinh doanh kho vận, kho ngoại quan; Dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, văn phòng, vận tải, du lịch lữ hành trong nước. - Kinh doanh thương mại: Kinh doanh hàng công nghệ phẩm; Nông, lâm, hải sản; Thủ công mỹ nghệ; Ô tô, xe máy; Các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng khác; Thiết bị phụ tùng ngành dệt may; Trang thiết bị văn phòng; Văn phòng phẩm; Thiết bị tạo mẫu thừi trang; Phương tiện vận tải: Vật liệu điện, điện tử, đồ nhựa, cao su; Nước uống dinh dưỡng và mỹ phẩm các loại; Phụ tùng, máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp; Dụng cụ quang học, hệ thống kiểm tra đo lường phục vụ các công tác thí nghiệm; Phế liệu và thành phẩm sắt, thép và kim loại mầu. Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh (kiốt, trung tâm thương mại); Cho thuê kho, bãi đậu xe, dịch vụ giữ xe; Mua bán hàng dệt may thời trang, thực phẩm công nghệ, hoá mỹ phẩm, nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, vật liệu điện, điện tử, đồ nhựa, hàng công nghiệp tiêu dùng khác; Cho thuê nhà xưởng; Dịch vụ cho thuê nhà ở. - Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Công ty được thành lậpvới qui mô lúc đầu : -Vốn đầu tư chủ sở hữu : 35,878,504,864 vnđ -Trụ sở số 20 đường lĩnh nam với diện tích 1000 hai văn phòng cho thuê tại 57 phan chu trinh và 32 tràng tiền, hai văn phòng đại diện tại thành phố HCM và Hải Phòng -Số lao động lúc mới hợp nhất lên đến 193 người Chúng ta có thể thấy được sự vận động và phát triển của công ty từ những nguồn lực ban đầu này * Quá trình phát triển của công ty Sự phát triển của công ty được đặt nền móng trên cơ sở sự phát triển của các công ty trước khi hợp nhất. Về sự phát triển của công ty dịch vụ thương maị số 1 Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 301282 tháng 12 năm 1995 và chính thức hoạt động từ năm 1996.Quá trình phát riển của công ty có thể được chia thành hai giai đoạn . Giai đoạn đầu từ năm 1996 đến năm 2000, giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Trong giai đoạn đầu, công ty hoạt động với chức năng cung cấp các yếu tố sản xuất, phân phối sản phẩm và tư vấn xây lắp ngành dệt may. Giai đoạn 2001-2005 được coi là giai đoạn có sự chuyển biến quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Theo chỉ đạo của tổng công ty, nhằm tranh thủ được những lợi ích đem lại trong việc Việt Nam tích cực tham gia ngày càng sâu các liên kết kinh tế khu vực,công ty đã được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Về sự phát triển của công ty xuất nhập khẩu dệt may Cũng trong chiến lược tận dụng nhũng lợi thế của quốc gia nói chung và nghành dệt may nói riêng, ngày 14 tháng 7 năm 2000 công ty xuất nhập khẩu dệt may đã được thành lập, tiền thân của nó là ban xuất nhập khẩu của tổng công ty. Như vậy công ty xuất nhập khẩu chỉ mơí chính thức thành lập được 5 năm (từ năm 2001-2005) nhưng sự phát triển của nó đã băt đầu từ nhũng năm trước đó khi còn là một phòng ban của tổng công ty . Tuy công ty được thành lập với cái tên xuất nhập khẩu dệt may nhưng nó cũng tiến hành các hoạt động kinh doanh nội địa, theo số liệu năm 2005 thì doanh thu từ các hoạt động kinh doanh nội địa chiếm tới 23.24% tổng doanh thu, đạt 104.28 tỷ. Có thể nói việc Tổng Công ty Dệt may quyết định thành lập công ty XNK dệt may hay quyết định cho phép công ty thương mại số 1 tham gia lĩnh vực dệt may xuất nhập khẩu là những quốc sách mang tính chiến lược, phù hợp với xu thế hợp tác kinh tế quốc tế, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới như hiện nay. Doanh thu và kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty dịch vụ và thương mại số 1 tăng liên tục trong các năm 2001-2005. Riêng với công ty xuất nhập khẩu doanh thu và kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng liên tục tăng trong các năm 2001-2004, nhưng đến năm 2005 cả doanh thu và kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty đều giảm so với năm 2004. Sự sụt giảm đó đánh giá là khó khăn chung tác động đến ngành dệt may như: - Việc WTO xoá bỏ hạn ngạch dệt may cho nước thành viên, đã tạo thuận lợi cho các cường quốc dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ tăng nhanh lượng hàng xuất khẩu và khả năng cạnh tranh. - Chi phí đầu vào như xơ, sợi tổng hợp tăng và lên xuống thất thường do biến động của giá dầu thế giới, giá cả điện nước, chi phí vận chuyển tăng tăng làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam. - Hạn hán kéo dài tại khu vực miền Trung, phía Bắc thuỷ điện Hoà Bình thiếu nước phát điện làm cho nhiều doanh nghiệp dệt may bị cắt điện. - Giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng ảnh hưởng đến phần lớn bộ phận dân cư gây khó khăn trong tiêu thụ. - Năm 2005 các ngân hàng tiếp tục giảm hạn mức cho vay và đồng thời tăng lãi suất đối với doanh nghiệp dệt. Nhận định được những khó khăn trước mắt của ngành nói chung và của 2 công ty nói riêng, tổng công ty đã ra quyết định hợp nhất hai công ty thành công ty sản xuất - xuất nhập khẩu dệt may. Quyết định hợp nhất hai công ty cũng là để hai công ty có thể tận dụng được thế mạnh của nhau, khắc phục những tồn tại, cùng chung sức để thực hiện mục tiêu phát triển. Các kết quả kinh doanh của công ty năm 2006 đã minh chứng cho tầm nhìn chiến lược của quyết định đó. 2.1.2 Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản trị. 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty theo không gian hoạt động. Các đơn vị trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh của công ty gồm có: - Phòng xuất nhập khẩu vật tư - TTSX và kinh doanh chỉ - Phòng kinh doanh nội địa - Trung tâm thương mại dệt may - Phòng xuất nhập khẩu dệt may - Phòng phát triển dự án - Phòng xuất nhập khẩu tổng hợp - Trung tâm thiết kế mẫu - Văn phòng đại diện tại Tp. HCM - Văn phòng đại diện tại Tp. Hải Phòng. Những nét đáng chú ý về hoạt động các đơn vị kinh doanh của công ty có thể điểm qua như sau: * Phòng xuất nhập khẩu dệt may: Là phòng xuất khẩu chủ lực của công ty, chiếm 81.1% tổng kim ngạch xuất khẩu và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch về cả doanh thu và xuất khẩu. Khăn bông là mặt hàng xuất khẩu chính của phòng nhưng luôn phải cạnh tranh quyết liệt với các công ty tư nhân. Mặt hàng dệt kim cũng được duy trì, mặc dù việc kinh doanh mặt hàng này cũng gặp không ít khó khăn về nguồn cung trong nước không ổn định , các yếu tố kỹ thuật, mẫu sản phẩm nhưng đến nay kim ngạch cũng đạt mức khá. Về xuất khảu sản phẩm may mặc vẫn còn nhiều khó khăn do tình hình cạnh tranh trên thị trường và k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc04.doc
Tài liệu liên quan