Đề án Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành xi măng Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Chương I: Lý luận chung về cạnh tranh 2

I. Tính tất yếu và vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 2

1. Các hình thái của cạnh tranh trên nền thị trường 2

1.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 2

1.2. Thị trường độc quyền 3

1.3. Cạnh tranh độc quyền 3

1.4. Độc quyền tập đoàn 4

2. Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 4

3. Vai trò của cạnh tranhđối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 6

II. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và sự cần thiết khách quan phải tăng khả năng cạnh tranh 7

1. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 7

1.1. Khả năng cạnh tranh ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay 7

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh 9

2. Một số giải pháp làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 11

2.1. Lựa chọn sản phẩm và cơ cấu sản phẩm 11

2.2. Chính sách giá cả 12

2.3. Đảm bảo chất lượng sản phẩm 13

2.4. Tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm 14

Chương II: Thực trạng về sự đối đầu với cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành xi măng 16

1. Thực trạng về cơ cấu ngành và cơ chế quản lý 16

2. Thực trạng thị trường 19

3. Sự cạnh tranh giữa tổng công ty xi măng và các liên doanh 22

4. Những hạn chế của tổng công ty và ưu thế của liên doanh 23

 

Kết luận 25

Tài liệu tham khảo 26

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành xi măng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên đối thủ cạnh tranh các doanh nghiệp phải đưa tiến bộ khoa học kỹ thuậtvào sản xuất bởi vì tiến boọ khoa học đóng vai trò là một lực lượng sản xuấtquan trọng, tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài ra, cạnh tranh sẽ loại bỏ những doanh nghiệp có chi phí cao trong sản xuất kinh doanh hàng hoá và khuyến khích các doanh nghiệp có chi phí thấp, cạnh tranh là sự thay thế những doanh nghiệp làm ăn thua lổ dụng lãng phí nguồn lực của xã hội bằng những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội, thúc đẩy nền kinh tế của các nước phát trển. Đồng thời cạnh tranh là điều kiện giáo dục tính tháo vát năng động và sáng tạo cho các nhà sản xuất kinh doanh, có thể nói cạnh tranh lành mạnh là động lực phát trển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như từng doanh nghiệp. II. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và sự cần thiết khách quan phải tăng khả năng cạnh tranh 1. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1. Khả năng cạnh tranh ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nàomuốn có vị trí vững chắc trên thị trường cần phải có tiềm lực đủ mạnh đê cạnh tranh. Khả năng của doanh nghiệp là năng lực mà doanh nghiệp có thể tự duy trỳ vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một mức lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc thực hiện các mục tiêu cuả doanh nghiệp. Tăng sức cạnh tranh là tạo ra ngày một nhiều hơn các ưu thế về mặt giá cả, giá trị sử dụng, chất lượng, uy tín của sản phẩm và doanh thu nhằm dành được những ưu thế tương đối trong cạnh tranh đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ. Cạnh tranh một mặt sẽ thúc đẩy sản xuất phát trển, mặt khách hàngác nó sẽ đào thải những doanh nghiệp yếu thế không đủ sức cạnh tranh. do vậy để tồn tại và phát trển, các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu tìm ra các giải pháp để giảm chi phí sản xuất, giá bán sản phẩm, tổ chức hệ thống tiêu thụ một cách tốt nhất, đúng lúc nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Đi đôi với sự phát trển như vũ bão của khoa học kỹ thuật nhưng đòi hỏi, yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng ở mức cao hơn, đẻ đáp ứng nhu cầu thị trường đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp buộc phải tiết hành các hoạt đoọng marketing dịch vụ sau bán tốt, tìm hiểu thị trường thật tốt để không thua trong các cuộc cạnh tranh, doanh nghiệp buộc phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh thông qua các yếu tố trực tiếp như giá thành, giá bán, chất lượng sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp hay gián tiếp như các hoạt động quảng cáo, tham gia các hội chơ triển lãm … Để duy trì và tăng khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp phải luôn luôn đưa ra các phương án, các giải pháp tối ưu để giảm chi phí sản xuất để từ đó giảm giá thành sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,nâng cao hiệu quả quản lýđể nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức tốt mạng lưới bán hàng và biết chọn đúng thời điểm bán hàng nhằm thu hút được khách hàng mở rộng thị trường. Chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá sức mạnh cạnh tranh của một doanh nghiệp là thị phần mà doanh nghiệp chiếm được, thị phần càng lớn càng thể hiện rõ sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Để tồn tại và có sức cạnh tranh doanh nghiệp phải chiếm giữ một phần thị trường bất kể nhiều hay ít, chính điều này đã phản ánh được quy mô của doanh nghiệp. Qua đó ta cũng có thể đánh giá được sức mạnh cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp ưu thế cũng như các điểm mạnh, điểm yếutương đối của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong ngành. Tăng sức cạnh tranh là một điều tất yếu của mỗi doanh nghiệp hoạt động trongcơ chế thị trường, trong điều kiện cạnh tranh khách hàngốc liệt, một doanh nghiệp nếu không tìm cách để vượt lên đối tthủ thì nghĩa là doanh nghiệp đó đang thụt lùi. Bởi lẽ tất cả đều có ý thức vượt lên chính mình và vượt lên đối thủ,không nổ lực liên tục, không tìm cách để tăng sức cạnh tranh thì đồng nghĩa với diệt vong. Việt Nam đang từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước chắc chắn có phần nào bở ngỡ, từ chỗ chỉ hoạt động sản xuất một cách thụ động theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước đến nay tất cả các doanh nghiệp phải tự quyết định lấy nhỡng vấn đề quan trọng mang tính sống còn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước buộc phải làm quen với điều này cũng như phải thích nghi với môi trường kinh doanh mới của thị trường, chấp nhận cạnh tranh. Đặc biệt là trong giai đoạn này, khi đất nước ta đang xây dựng một nền kinh tế mở kêu giọi đầu tư từ bên ngoài vào,họ có ưu thế hơn mình về tài chính cũng như trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý. Môi trường cạnh tranh ngày càng rộng hơn và mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Muốn phát trển kinh tế, theo kịp cácông nhânước trong khu vực và trên thế giới không còn cách nào khác ngoài các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận cạnh tranh và tìm mọi cách để ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh Bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động kinh doanh cũng gắn liền với môi trường kinh doanh vì vậy nó phải chịu tác động ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Vậy khi nói tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì ta phải nghiên cứu môi trường và các nhân tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.2.1. Nhân tố khách quan nhóm nhân tố kinh tế là những nhân tốquan trọng nhất của môi trườnghoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao kéo theo sự tăng thu nhập cũng như khả năng thanh toán của người dân cũng tăng lên do vậy nhu cầu hay sức mua của người dân cũng sẽ tăng lên, mặt khác nền kinh tế phát trển cũng có nghĩa là khả năng tích tụ và tập trung tư bản lớn, như vậy tốc độ đầu tư phát trển sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên. Đây chính là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp phát trển, doanh nghiệp nào có khả năng nắm bắt được những cơ hội này thì chắc chắn sẽ thành công và sức cạnh tranh sẽ tăng lên. Tuy vậy, do sư tăng trưởng của nền kinh tế sẽ kéo theo sự tăng lên một cách nhanh chóng số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường và như vậy mức độ cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt, ai đi trước trong cuộc cạnh tranh này người đó sẽ thắng và ngược lại nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, tỷ lệ lạm phát tăng làm cho giá cả tăng lên, sức mua của người dân bị giảm sút các doanh nghiệp phải tìm cách để giữ khách hàng, do đó cạnh tranh trên thị trường sẽ trở nên khốc liệt hơn. Lãi suất cho vay của ngân hàng cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp, với mức lãi suất đi vay cao chi phi sản xuất của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên do phải trả lãi tiền vay lớn do vậy sức cạnh tranh của doanh nghiệp cũng sẽ giảm dần đặc biệt là với đối thủ mạnh về tiềm lực tài chính. Chính trị và pháp luật là nền tảng cho phát trển kinh tế cũng là cơsở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Luật pháp rõ ràng chính trị ổn định là môi trường thuận lợi đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả. mặt khách hàngác chúng cũng có thể đem lại trở ngại, khó khách hàngăn thậm chí là rủi ro cho các doanh nghiệp. Khoa học công nghệ tác động một cách mạnh mẽ đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm và giá bán. Bất kỳ một sản phẩm nào được sản xuất đều phải gắn một công nghệ kỹ thuật nhất định. Khoa học công nghệ mới sẽ giúp cho doanh nghiệp xử lý thông tin một cách chính xác, đồng thời khoa học công nghệ mới sẽ tạo ra hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của nền kinh tế quôc dân nói chung cũng như từng doanh nghiệp nói riêng,đây là tiền đề để các doanh nghiệp ổn định nâng cao sức cạnh tranh của mình. Điều kiện tự nhiên của từng vùng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Vị trí địa lý, nguồn tài nguyên sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát trển . Tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ quyết định mức độ cạnh tranh của ngành đó. Số lượng các doanh nghiệp cạnh tranh và các đối thủ tiềm ẩn cũng là một yếu tố tác động đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm thay thế cũng là nhân tố đe doạ tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.2.2. Nhân tố chủ quan Đây chính là nội lực của doanh nghiệp tác động mạnh mẽ đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực, là người tạo ra sản phẩm một cách trực tiếp và gián tiếp, đội ngũ cán bộ quản lý là những người quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ chính là những người quyết định cạnh tranh như thế nào, sức cạnh tranh của công ty sẽtới mức bao nhiêu, bằng cách nào, cùng với máy móc thiết bị, công nhân là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Một hệ thống cơ sở vật chất kỷ thật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiến phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng sức cạnh tranh của công ty lên rất nhiều. Ngược lại, không một doanh nghiệp nào mà lại có sức cạnh tranh cao khi mà công nghệ sản xuất lậc hậu máy móc thiết bị cũ kỹ vì chính nó sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm tăng chi phí sản xuất. Khả năng tài chính là yếu tố quan trọng quyết định sản xuất kinh doanh cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô của từng doanh nghiệp, bbất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị nguyên vật liệu hay phân phối quảng cáo … đều phải được tính toán dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có khả năng trang bị những dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại đảm bảo hạ giá thành. 2. Một số giải pháp làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 2.1. Lựa chọn sản phẩm và cơ cấu sản phẩm Ba vấn đề kinh tế cơ bản là: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Bất cứ một đơn vị nào bước vào kinh doanh đều phải trả lời ba câu hỏi này, doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích thị trường để tìm ra sản phẩm cho doanh nghiệp và thiết lập chiến lược cho sản phẩm đó. Không một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường mà lại không có sản phẩm kinh doanh cho dù hữu hình hay vô hình, vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải làm sao cho sản phẩm của mình thích ứng với thị trường, mở rộng thị trường tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Để có thể cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường doanh nghiệp phải thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Sản phẩm của doanh nghiệp phải luôn được thoả mãn khách hàngông ngừng để theo kịp nhu cầu của thị trường bằng cách cải tiến các thông số chất lượng, mẫu mã, bao bì, đồng thời tiếp tục duy trì các loại sản phẩm hiện đanglà thế mạnh của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường để có thể quyết định chiến lược về sản phẩm của mình có thể đa dạng hoá hoặc trọng tâm hoá sản phẩm, sản phẩm của công ty sẽ nhằm vào những khách hàngách hàng nào, thị trường nào có thể phân loại thị trường để sản xuất các loại sản phẩm phù hợp với các thị trường đó, doanh nghiệp lựa chọn một cơ cấu sản phẩm hợp lý để có thể giảm chi phí. Doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bbằng cách thực hiện sự khách hàngác biệt hoá sản phẩm, tạo ra các nét độcđoá riêng cho mình để thu hút, tạo sự hấp dẫn cho khách hàng và các sản phẩm của mình nâng cao uy tín của doanh nghiệp, ngoài việc cải tiến sản phẩm của doanh nghiệp tì có thể nghiên cứu để cho ra đời sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hàng. Như vậy sản phẩm và xác định cơ cấu sản phẩm tối ưu là một trong những yếu tố quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 2.2. Chính sách giá cả Giá của mỗi sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua quan hệ cung cầu. Người bán và người mua thoả thuận mặc cả với nhau để đi tới mức giá cuối cùng đảm bảo hai bên cùng có lợi, giá cả đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hay không mua của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp “ Khách hàng là thượng đế” họ có quyền lựa chọn những gì mà họ cho là tốt nhất và cùng một loại sản phẩm với chất lượng tương đương nhau chắc chắn họ sữ lựa chọn sản phẩm có mức giá thấp hơn, khách hàng đó sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Xác định giá vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, giá là chiến lược đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu mục đích của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận thì việc định giá có thể coi là một trong những vấn đề mà các giải pháp tối ưu phải được đưa ra để đạt được tập hợp mục đích đó. Như vậy mục đích của việc định giá là tối đa hoá lợi nhuận, do đó việc xem xét những mục đích riêng rẽ đọc lập của quá trình định giá sẽ đem lại rất ít lợi ích. Phương pháp định giá phổ biến nhất được sử dụng trong thực tế là tính chi phí trung bình trực tiếp củ việc sản xuất ra sản phẩm rồi cộng thêm các chi phí gián tiếp và cộng thêm một phần để có lãi, và các phương pháp định giá, tuỳ theo từng loại sản phẩm và đối tượng mua sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược như là: lúc đầu doanh nghiệp định giá cao để nhằm thu hồi chi phí mau và có vốn để đầu t ưnghiên cứu sản phẩm mới và sau đó hạ giá dần để chiếm lĩnh thị trường hoặc có thể doanh nghiệp lúc đầu đặt giá thấp để chiếm lĩnh thị trường và tạo lòng tin trong khách hàng và tạo thói quen tiêu dùng sản phẩm rồi sau đó sẽ tăng giá lên để thu lợi nhuận. Để chiếm lĩnh được ưu thế trong cạnh tranh doanh nghiệp cần phải có sự lựa chọn các chính sách giá thích hợp cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng đoạn thị trường. 2.3. Đảm bảo chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn để đánh giá của khách hàng, là tiêu thức đầu tiên được khách hàng xét đến trước khi quyết định mua sản phẩm. Chất lượng ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh theo hai hướng cơ bản đó là, chất lượng ssp cao sẽ tạo danh tiếng, uy tín cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đặt giá cao cho sản phẩm của mình và chất lượng sản phẩm cao sẽ giảm chi phí sản xuất sản phẩm hỏng và giảm chi phí sữa chữa các sản phẩm hỏng làm cho năng suất cao hơn và dẫn tới doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp. Vai trò của chất lượng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh đang tăng lên một cách đáng kể, thực tế đối với nhiều công ty, nhiều ngành thì chất lượng không chỉ được xem là tạo nên lợi thế cạnh tranh mà nó là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự sống còn và phát trển của doanh nghiệp. Nếu như trước kia giá cả được coi là yếu tố quan trọng nhất thì ngày nay nó phải nhường chỗ cho chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, trong thời đại ngày nay khi mà khoa học kỹ thuật đang giai đoạn phát trển mạnh, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao nhiều thì họ sẽ quyết định mua sản phẩm thoả mãn nhu cầu họ nhiều hơn và chất lượng là điều quan trọng chứ không phải là số lượng như trước nữa. Tại sao người Việt Nam bây giờ lại thích hàng ngoại? đó cũng là một phần do vấn đề về chất lượng vậy thì các doanh nghiệp Việt Nam phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chất lượng để có thể cạnh tranh với hàng ngoại. Chất lượng sản phẩm là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đo được hoặc có thể so sánh được, thoả mãn những điều kiện kỹ thuật và những yêu cầu nhất định của người tiêu dùng và xã hội, chất lượng của sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả khâu tiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố công nghệ, dây chuyền sản xuất,nguyên vật liệu, trình độ tay nghề lao động, trình độ quản lý. Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát trển, một quan điểm mới về chất lượng đã xuất hiện, chất lượng sản phẩm không chỉ là tốt, bền đẹp mà nó còn do khách hàng quyết định. Quản lý chất lượng sản phẩm là yếu tố chủ quan còn sự đánh giá của khách hàng mang tính khách quan, ở đây nhân tố khách quan đã tác động, chi phối yếu tố chủ quan.Đây là một quan điểm mới xuất phát từ thực tế là mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt hơn. 2.4. Tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, đây cũng là giai đoạn thực hiện bù đắp chi phí và thu lợi nhuận. Việc đầu tư của quá trình tổ chứctiêu thụ sản phẩm là phải lựa chọn các kênh phân phối sản phẩm một cách hợp lý có hiệu quả nhằm mục đích đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của khách hàng, nhanh chóng giải phóng nguồn hàng để bù đắp chi phí sản xuất thu hồi vốn. Xây dựng một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tốt cũng có nghĩa là xây dựng một nền vững chắc để phát trển thị trường bảo vệ thị phần của doanh nghiệp. Bên cạnh việc tổ chức mạng lưới bán hàng, doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ bán hàng như quảng cáo,khuyến mãi, dịch vụ sau bán hàng. Đây cũng chính là hình thức cạnh tranh phi giá gây sự chú ý thu hút khách hàng. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm được tổ chức tốt sẽ tăng sản lượng bán hàng từ đó sẽ tăng doanh thu, tăng lợi nhuận dẫn tới tốc độ thu hồi vốn nhanh kích thich sản xuất phát triển. Công tác tổ chức tiêu thụ tốt cũng là một trong những yếu tố làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường các hoạt động như quảng cáo, tham gia hội chợ, tổ chức hội nghị khách hàng là những hình thức tốt để giới thiệu về sản phẩm và doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp tìm ra được nhiều bạn hàng mới, mở rộng thị trường nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng về sự đối đầu với cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành xi măng 1. Thực trạng về cơ cấu ngành và cơ chế quản lý Trong công cuộc đổi mới của đất nước, cùng với sự công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước nhu cầu xây dựng ngày càng tăng, tất cả những công trình xây dựng trên khắp mọi miền đất nước như nhà cửa, đường xá, công trình thuỷ lợi, cầu cảng, thuỷ điện, trường học, khách hàngách sạn, nhà máy, công trường đều cần đến xi măng. Xi măng trở thành một ngành công nghệp then chốtcủa đất nước. Trong những năm 1991-1997 nền kinh tế tăng trưởng nhanh đã làm cho nhu cầu xi măng Việt Nam tăng lên 3 lần từ 3 triệu tấn đến 9 triệu tấn. Theo tổng công ty xi măng Việt Nam năm 2000 nhu cầu tiêu thụ xi măng đã tăng khá mạnh đạt tới 13,7 triệu tấn cao hơn 1.2 triệu tấn so với dự đoán. Vào thời kỳ:1991-1996 sản xuất xi măng luôn thấp hơn nhu cầu, do điều hành nhập khẩu khách hàngông kịp thời nên thị trường xi măng luôn trong tình trạng“sốt nóng”. Nhà nước đã phải dùng nhiều biện pháp để làm dịu “cơn sốt”này đồng thời có kế hoạch tổng thể quy hoạch ngành xi măng trong tương lai. Hiện nay,Nha nước thực hiện quản lý thị trường xi măng dưới hình thức giao cho tổng công ty xi măng độc quyền quyết định giá bán buôn còn ban vật giá chính phủ lại khống chế giá bán lẻ ở những thành phố lớn. Đồng thời Nhà nước quản lý về nhập khách hàngẩu về xi măng và nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất xi măng là clinker. Điều kiện tự nhiên nước ta được đánh giá là rất thuận lợi cho phát trển xi măng. Hơn thế nữa, Việt Nam đang trong thời kỳ tăng trưởng nên thị trường tiêu thụ xi măng ngày càng phát trển,xuất phát từ tình hình thị trường xi măng những năm 1991-1996 và những dự báo về thị trường xi măng những năm đó, Nhà nước đã phê duyệt về việc dầu tư xây dựng hàng loạt các nhà máy xi măng trong cả nước, trong ba năm sau đó một làn sóng ào ạt đầu tư vào ngành sản xuất xi măng. Năm1996,dây chuyền hai của nhà máy xi măng Hoàng Thạch đi vào sản xuất làm cho công suất của nhà máy tăng lên thêm 1,7 triệu tấn. Năm 1997,công ty xi măng chinfon Hải Phòng bắt đầu hoạt động với công suất 1,4 triệu tấn/năm và có thể đạt 1,7 triệu tấn/năm. Năm 1998, Nhà máy xi măng bút sơn (Hà Nam) công suất 1,4 triệu tấn đã hoàn thành và cho ra lò bao xi măng đầu tiên sau hai tháng. Nhà máy Sao Mai(kiên giang) ra lò mẻ clinker đầu. Ngoài ra còn có ba dự án xi măng đã được cấp giấy phép: Nhà máy xi măng Hải Long (Quảng Ninh), Phúc Sơn(Hải Dương) và nhà máy xi măng Hoàn Cầu(Quảng Ninh) với công suất 4,5 triệu tấn. Dây chuyền thứ hai của chinfon công suất 1,8 triệu tấn cũng chuẩn bị đưa vào sản xuất cùng vơí Lang Bang B 2 triệu tấn, Tràng kênh 1,2 triệu tấn. Tham gia phân chia thị trường xi măng giồm: Thứ nhất: đầu mối sản xuất và tiêu thụ xi măng lớn nhất trong cả nước là tổng công ty xi măng Việt Nam(chủ quản bộ xây dựng) được chính phủ giao cho nhiệm vụ nặng nề là phải “dự trữ, bình ổn và điều hoà cung-cầu xi măng” những con chim đầu đàn của ngành xi măng ở ngoài Bắc phải kể đến Hoàng Thạch, Bỉm Sơn; ở miền Nam phải kể đến Sao Mai,Hà Tiên. Thứ hai: các nhà máy liên doanh với nước ngoài đây là bộ phận tham gia phân chia thị trường và cạnh tranh với những nhà máy thuộc tổng công ty. Đến năm 1999 đã có 7 liên doanh xi măng với tổng số vốn đầu tư 52 tỷ USD,tổng công suất dự kiến 9 triệu tấn / năm. Đến năm 2001 con số này được dự báo là sẽ tăng lên gấp rưỡi và thị phần của tổng công ty sẽ bị co hẹp đáng kể. Điều này chứng tỏ giai đoạn tới sẽ là giai đoạn cạnh tranh quyết liệt giữa tổng công ty xi măng và các liên doanh để phân chia thị trường. Thứ ba: là các nhà máy xi măng ở địa phương, các nhà máy này chiếm thị phần nhỏ (10-15%) chủ yếu để đáp ứng nhu cầu giao thông, thuỷ lợi ở địa phương. Đây cũng là một giải pháp tốt để cân đối xi măng của nền kinh tế. Xi măng ở các nhà máy địa phương là xi măng lò đứng, giá thành hạ, công suất đầu tư thấp, phụ tùng thiết bị không phức tạp và ít nhập ngoại, tiêu thụ nội vùng nên chi phí vận chuyển thấp. Do xi măng lò đứng có ưu thế hơn xi măng lò quay về giá cả. Tuy nhiên hiệu quả đầu tư thấp, nếu xét trên bình diện hiệu quả kinh tế vi mô của cả nền kinh tế và hiệu quả khai thác sử dụng các nguồn lực toàn xã hội. Hiện nay xi măng lò đứng ở địa phương đang gặp nhiều khó khăn do phải đối đầu với cạnh tranh nên thị trường càng thu hẹp. Ngoài ra, là nguồn nhập khẩu. Cách đây khoảng 6 năm một cơn sốt xi măng có một không hai ở Việt Nam bùng lên. Nguyên nhân là do cung trong nước thấp rất xa so với cầu. Để làm dịu cơn sốt này nhà nước phải nhập khẩu xi măng. Năm 1995 tổng sản lượng sản xuất là 5,854 triệu tấn, nhập khẩu là 1,32 rtiệu tấn. Năm 1996 tổng sản lượng sản xuất là 6,835 triệu tấn, nhập khẩu là 1,350 triệu tấn. Năm 1997 tổng sản lượng sản xuất là 9,120 triệu tấn, nhập khẩu là 0,88 triệu tấn. Năm 1998 tổng sản lượng sản xuất là 11 triệu tấn, nhập khẩu là 0,35 triệu tấn. Lượng nhập khẩu xi măng ngày càng giảm, trong khi cung về xi măng ngày càng tăng đuổi kịp và vượt cầu, trong thời gian gần đây thì vẫn có lượng xi măng nhập khẩu đáng kể. Nguyên nhân là do giá xi măng nhập rẻ hơn giá xi măng sản xuất trong nước mà chất lượng lại ngang bằng hoặc tốt hơn, đây cũng là một yếu tố làm cho thị trường xi măng cạnh tranh ngày càng gay gắt. Từ 01/06/1999 cả 6 doanh nghiệp là thành viên của tổng công ty xi măng đều sản xuất xi măng theo tiêu chuẩn mới để hoà đòng với quốc tế và khu vực. Đó là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng xi măng Pooclăng hỗn hợp, việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng này sẽ giúp cho xi măng Việt Nam có ưu thế hơn trên thị trường quốc tế và khu vực. Tháng 09/2000 toàn ngành xi măng hầu như tiêu thụ hết số xi măng tồn kho, cùng với tồn kho đầu năm 2000 lớn nguồn cung xi măng đáp ứng nhu cầu làm cho giá cả ổn định, theo tổng công ty xi măng Việt Nam, năm 2001 nhu cầu xi măng tiêu thụ sẽ tăng 12- 14% so với năm 2000 tăng lên 15,3-15,7 triệu tấn trong đó sản lượng xi măng các xí nghiệp liên doanh dự đoán sẽ là 5,2 triệu tấn tăng hơn 44% so với năm 2000, như vậy sản lượng xi măng sẽ thấp hơn nhu cầu 0,7-1,1 triệu tấn, chính phủ cho nhập khẩu Clinker để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu ổn định thị trường xi măng. 2. Thực trạng thị trường Đầu những năm 1990 mức tăng trưởng cao của nền kinh tế nói chung và của ngành xây dựng nói riêng đã làm cho cầu về xi măng tăng mạnh, vượt xa cung. Mức tiêu thụ xi măng năm 1990 là 2,755 triệu tấn, đến năm 1995 đã tăng lên 7,113 triệu tấn. Mức tăng bình quân hàng năm là 21%. Sự thiếu hụt và áp lực tăng giá bắt đầu lan rộng từ năm 1993- 1994 để lên tới đỉnh điểm là cơn sốt xi măng đầu năm 1995 với giá có lúc lên tới 173 USD/ tấn, trong khi giá cả quy định chỉ là 80-90 USD/ tấn, nhu cầu xi măng vẫn tiếp tục tăng lên đến 9,5 triệu tấn vào năm 1997, từ năm 1995- 1997 nhu cầu vẫn có giảm nhưng vẫn tăng 12% năm. nhập khẩu xi măng chủ yếu từ Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc và Singapore bù vào chỗ thiếu hụt. Thêm vào đó đầu tư của tổng công ty xi măng và các liên doanh đã tăng mạnh trên cơ sở dự đoán nhu cầu thị trường sẽ còn tăng lâu dài. Việc định giá chuẩn xi măng rất cao của nhà nước ta trong những năm vừa qua là một yếu tố rất quan trọng tạo ra động lực to lớn thúc đẩy việc tăng ra mạnh mẽ tốc độ đầu tư vào ngành công xi măng nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng mất cân đối cung cầu. Năm 1997 sản lượng xi măng trong nước đạt hơn 9 triệu tấn (kể cả các liên doanh) nhập khẩu 880000 tấn, tồn kho cuối năm 1997 là 600000 tấn. Tổng nguồn xi măng cung ứng năm 1997 là 10,5 triẹu tấn, tổng nhu cầu tiêu thụ là 9,5 triệu tấn. Như vậy cuối năm lượng xi măng thừa lên tới 1 triệu tấn. Năm 1998 sản lượng sản xuất trong nước đạt 11 triệu tấn, tồn kho năm 1997 chuyển sang 1 triệu tấn, nhập khẩu xi măng trắng, xi măng chuyên dùng khoảng 0.4 triệu tấn và như vậy nguồn cung cấp là 12.5 triệu tấn. Nhu cầu xi măng năm 1998 chỉ đạt được gần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35190.doc
Tài liệu liên quan