Đề án Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Lời mở đầu

Chương I : Những lý luận cơ sở

1. Doanh nghiệp nhà nước 1

2. Thực trạng về tình hình hoạt động của DNNN ở Việt Nam và sự cần thiết phải tổ chức sắp xếp lại các DNNN 1

3. Khái niệm, quan điểm của Đảng, nhà nước về cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam 3

4. Mục tiêu của cổ phần hoá và quy trình chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần 5

Chương II : Thực trạng và giải pháp hoàn thiện nền tảng pháp lý cho cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam

A. Thực trạng cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam

I. Thực trạng của cổ phần hóa DNNN thời gian 7

II. Những hạn chế của cổ phần hóa DNNN và nguyên nhân 11

B. Những quan điểm cổ phần hóa DNNN trong thời gian tới

1. Phải đảm bảo tính chính xác trong việc xác định giá trị còn lại của các DNNN 14

2. Đảm bảo không làm thất thoát tài sản, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh và làm giảm thu nhập của người lao động 15

3. Xác lập cơ chế pháp lý hấp dẫn đối với người lao động 15

4. Đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện cổ phần hóa 15

5. Xác định đối tượng cổ phần hóa và hình thức cổ phần hóa 15

6. Lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhà nước trước khi tiến hành cổ phần hóa 16

Chương III : Các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DNNN

1. Hoàn thiện bộ máy và tổ chức chỉ đạo 16

2. Áp dụng đồng bộ các giải pháp về tài chính, tín dụng, tích cực giải quyết các khoản nợ của DNNN trước khi thực hiện cổ phần hóa 17

3. Hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa 18

4. Điều chỉnh các chính sách ưu đãi để khuyến khích DNNN thực hiện cổ phần hóa, tạo sân chơi bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt giữa loại hình DNNN và công ty cổ phần 18

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1958 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông muốn cho DNNN vay nếu DNNN không cải tổ và có phương pháp làm ăn tốt có sức thuyết phục. Còn nước ngoài chỉ có thể làm ăn với DNNN thông qua các hình thức mua, thuê, liên doanh, mua cổ phần … Chính vì vậy muốn có vốn để đầu tư cho phát triển, DNNN chỉ có thể huy động được thông qua hình thức bán cổ phần. Mục tiêu thứ ba của cổ phần hóa các DNNN là tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp : khi có vốn để mua cổ phiếu, tham gia chọn các thành viên trong hội đồng quản trị thì lúc đó người lao động mới có quyền thực sự. Hơn nữa, với quyền mua cổ phiếu, nhân viên của công ty sẽ trở thành cổ đông và hưởng lãi trên vốn, thay vì thu nhập thông thường. Điều này làm cho nhân viên của công ty làm việc có hiệu quả hơn và coi sự thành bại của công ty thực sự là thành bại của mình. 4.2. Quy trình chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần DNNN chuyển đổi thành công ty cổ phần được thực hiện theo các bước sau: Bước 1 : Chuẩn bị cổ phần hóa Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ (gọi tắt là các bộ), các ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổng công ty 91 lập danh sách DNNN cổ phần hóa từng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi cho các doanh nghiệp để thực hiện. Các DNNN trong danh sách cổ phần hóa báo cáo dự kiến danh sách các thành viên trong Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp lên bộ, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty 91 để quyết định. Các bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty 91 quyết định thành lập Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và quyết định từng doanh nghiệp cổ phần hóa trong từng năm. Thành phần Ban quản lý tại doanh nghiệp gồm : Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc) làm trưởng ban, kế toán trưởng là ủy viên thường trực và các thành viên khác. Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp có trách nhiệm tuyên truyền, giải thích cho người lao động trong doanh nghiệp mình những chủ trương chính sách của chính phủ để tổ chức thực hiện. Bước 2 : Xây dựng phương án cổ phần hóa Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp tổ chức và kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ của doanh nghiệp và dự kiến giá trị thực tế của doanh nghiệp, làm văn bản thỏa thuận với Bộ tài chính. Bộ tài chính quyết định giá trị doanh nghiệp có mức vốn nhà nước ghi trên sổ sách, kế toán đến thời điểm cổ phần hóa trên 10 tỷ đồng, nếu từ 10 tỷ đồng trở xuống thì sẽ do Bộ, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, Tổng Công ty 91 quyết định. Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp lập phương án dự kiến cổ phần hóa doanh nghiệp và dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần. Bước 3 : Phê duyệt và triển khai phương án cổ phần hóa Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án quyết định chuyển DNNN thành Công ty cổ phần đối với DNNN có giá trị thuộc vốn nhà nước do cơ quan có thẩm quyền đã quyết định là trên 10 tỷ đồng. Các Bộ, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển DNNN thành Công ty cổ phần đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước đã được quyết định từ 10 tỷ đồng trở xuống. Tổng Công ty 91 báo cáo Bộ quản lý chuyên ngành kinh tế kỹ thuật phê duyệt phương án cổ phần hóa và quyết định chuyển DNNN thành Công ty cổ phần đối với các doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty 91 có vốn nhà nước đã được quyết định từ 10 tỷ đồng trở xuống. Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp có trách nhiệm bán cổ phần của doanh nghiệp cho các cổ đông, triệu tập đại hội cổ đông để thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. Bước 4 : Ra mắt công ty cổ phần và đăng ký kinh doanh Giám đốc, Kế toán trưởng DNNN bàn giao cho Hội đồng quản trị công ty cổ phần : lao động, tiền vốn, tài sản, danh sách hồ sơ cổ đông và toàn bộ các hồ sơ tài liệu, sổ sách của doanh nghiệp (trước sự chứng kiến của Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp và đại diện cơ quan quản lý vốn, tài sản nhà nước). Hội đồng quản trị công ty cổ phần hoàn tất các công việc còn lại, đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỀN TẢNG PHÁP LÝ CHO CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM A. THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA DNNN Ở VIỆT NAM I. Thực trạng của cổ phần hóa DNNN thời gian qua 1. Việc thực hiện chủ trương này qua các giai đoạn Trong thời gian qua, số DNNN được cổ phần hóa qua từng năm có biến động và tăng không nhiều, trung bình đạt khoảng 60% so với kế hoạch đặt ra. Tổng số DNNN đã được cổ phần hóa chiếm gần 5% tổng số DNNN hiện có. Để phân tích những thành công cũng như hạn chế của quá trình thực hiện cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam, chúng ta sẽ xem xét việc thực hiện chủ trương này qua các giai đoạn như sau : v Từ năm 1992 đến 6/1998 (trước khi có nghị định 44/1998/NĐ-CP). Trong giai đoạn này cả nước đã cổ phần hóa được 30 DNNN, trong đó, 5 doanh nghiệp được cổ phần hóa theo cơ chế, chính sách thí điểm quy định tại quyết định số 202/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, 25 doanh nghiệp được thực hiện theo cơ chế chính sách quy định tại nghị định 28/CP của Chính phủ. Các DNNN cổ phần hóa trong giai đoạn này nhìn chung đều có những tiến bộ với mức độ khác nhau về năng suất, chất lượng, hiệu quả. Việc thực hiện cổ phần hóa giúp doanh nghiệp thu hút được một nguồn vốn nhất định trong cán bộ công nhân viên tại doanh nghiệp và ngoài xã hội, tạo được động lực trong quản lý và phát huy tốt tính tích cực, sáng tạo của người lao động. Doanh thu, lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách, tích lũy vốn của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động đều tăng. Việc làm của người lao động được bảo đảm tốt hơn, đồng thời các biểu hiện tiêu cực trong doanh nghiệp cũng giảm bớt. Giai đoạn từ khi Chính phủ ban hành nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 2/6/1998 đến ngày 31/12/1999. Trong giai đoạn này đã có thêm 340 DNNN và bộ phận DNNN được chuyển thành công ty cổ phần. Riêng năm 1999 đã có 249 doanh nghiệp, gấp 8 lần so với 7 năm trước cộng lại. Như vậy về mặt số lượng, tốc độ cổ phần hóa sau khi có nghị định số 44/1998/NĐ-CP được đẩy mạnh, nhiều bộ, ngành, địa phương, tổng công ty nhà nước đã tích cực thực hiện và có những kết quả rất đáng khích lệ. Điển hình là tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh: Nam Định, Thanh Hóa, Bình Định, Lâm Đồng, Phú Thọ, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, các Bộ xây dựng, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, các tổng công ty hàng hải … Một số bộ, địa phương và Tổng công ty 91 đã có những chỉ đạo nhưng kết quả đạt được trong công tác cổ phần hóa còn rất hạn chế. Bộ công nghiệp, Bộ thủy sản, các tỉnh Cần Thơ, Khánh Hòa, Quảng Bình, Vĩnh Phúc, Tổng công ty hóa chất, Tổng công ty thép là những ngành, địa phương có tốc độ cổ phần hóa chậm. Đến hết năm 1999 vẫn còn 6/13 bộ, 7/17 Tổng công ty 91 và 21/61 tỉnh chưa có DNNN nào được chuyển đổi sang công ty cổ phần. Đó là các bộ : y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ và môi trường, văn hóa - thông tin, ngân hàng nhà nước Việt Nam, trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Bắc Cạn, Hưng Yên, Thái Bình … Nhìn chung, sau khi có nghị định số 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ, cổ phần hóa DNNN đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Nhận thức và hành động của các Bộ, ngành, địa phương có chuyển biến hơn. Nghị định số 44/1998/NĐ-CP đã quy định các chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa một cách rõ ràng, cụ thể hơn, có sự quan tâm hơn đến quyền lợi của người lao động, đặc biệt chú ý tới người lao động nghèo theo tinh thần thông báo số 63/TB-TW ngày 4/9/1999 của Bộ chính trị. Điều đó khiến chủ trương cổ phần hóa trở nên hấp dẫn hơn đối với doanh nghiệp cũng như đối với người lao động trong doanh nghiệp và các đối tượng trong xã hội. v Giai đoạn từ tháng 01/2000 đến cuối tháng 11/2002. Trong hai năm 2000 – 2002, cả nước đã cổ phần hóa được 523 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp được cổ phần hóa lên 907 đơn vị, chỉ riêng năm 2002 có 427 DNNN được sắp xếp lại, trong đó có 164 DNNN được cổ phần hóa, giao 34 doanh nghiệp, bán 17 doanh nghiệp, khoán kinh doanh và cho thuê 8 doanh nghiệp, sát nhập 83 doanh nghiệp, hợp nhất 44 doanh nghiệp, giải thể 27 và phá sản 2 doanh nghiệp. Có 48 DNNN được sắp xếp theo các hình thức khác. Năm 2003 có 766 doanh nghiệp được sắp xếp lại (bằng 48% so với kế hoạch). Trong đó có 425 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp được cổ phần hóa, giao 48 doanh nghiệp, bán 20 doanh nghiệp, khoán kinh doanh 7 doanh nghiệp, sát nhập 116 doanh nghiệp, hợp nhất 46 doanh nghiệp, giải thể 44 doanh nghiệp, phá sản 5 doanh nghiệp và sắp xếp theo các hình thức khác là 55 doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy càng về sau, tốc độ cổ phần hóa các DNNN càng được đẩy mạnh. Hơn nữa, càng về sau quy mô của các DNNN được cổ phần hóa hoặc chuyển đổi dưới hình thức khác càng lớn hơn. Trước năm 2003, số DNNN cổ phần hóa có vốn trên 10 tỷ chỉ chiếm 7,9% thì năm 2003 là 15%. Điều này càng chứng tỏ sự kiên quyết cũng như tính nhất quán trong việc thực hiện chủ trương sắp xếp lại các DNNN của Đảng và Nhà nước. 2. Tác động của cổ phần hóa đối với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa Bên cạnh những kết quả về mặt số lượng như đã đề cập ở trên, việc thực hiện chủ trương cổ phần hóa DNNN còn đem lại hiệu quả quan trọng về mặt kinh tế, xã hội. Những kết quả này được thể hiện trong một số đánh giá tổng quát sau: báo cáo của 500 doanh nghiệp cổ phần hóa, hiệu quả sản xuất kinh doanh chuyển biến tích cực. Xét trên tổng thể, các chỉ tiêu chủ yếu tăng, cụ thể, vốn điều lệ tăng 5-100%, doanh thu tăng 60%, lợi nhuận trước thuế tăng 13%, cổ tức trung bình đạt 15,5%. - Về hiệu quả sản xuất : Phần lớn các DNNN sau khi chuyển sang công ty cổ phần đều hoạt động có hiệu quả hơn trước. Xét tổng thể trên các mặt doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, tích lũy vốn. Qua báo cáo hoạt động của các doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 1 năm, kể cả những doanh nghiệp trước đó bị thua lỗ, thì doanh thu bình quân của doanh nghiệp tăng gấp hai lần so với trước khi thực hiện cổ phần hóa, điển hình là Công ty cổ phần cơ điện lạnh. Năm 1999, công ty này đạt 178 tỷ đồng, tăng gần gấp 4 lần so với doanh thu trước khi thực hiện cổ phần hóa là 46 tỷ đồng. Công ty cổ phần bông Bạch Tuyết năm 1999 đạt 86 tỷ đồng gấp 1,5 lần so với doanh thu trước khi thực hiện cổ phần hóa là 55 tỷ đồng năm 1998. Lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng bình quân hơn 2 lần, cổ tức bình quân đạt từ 1 - 2%/ tháng. Vốn của các doanh nghiệp tăng gần 2,5 lần so với trước khi cổ phần hóa (bao gồm cả tích lũy từ lợi nhuận và thu hút thêm vốn đầu tư từ bên ngoài). Nổi bật nhất là Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An có số vốn tăng 5 lần, Công ty Cổ phần Việt Phong (VIFOCO) có số vốn tăng 2,4 lần. Các doanh nghiệp nộp ngân sách bình quân, tăng 2 lần so với trước khi cổ phần hóa, điển hình là Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Thành phố Hồ Chí Minh tăng gần 3 lần, Công ty Cổ phần bông Bạch Tuyết Thành phố Hồ Chí Minh tăng 2,7 lần. Nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa là những Công ty cổ phần đầu tiên được niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Điều này không ngừng nâng cao uy tín và vị thế của các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa trên thương trường, mà còn chứng minh tính đúng đắn của chủ trương cổ phần hóa DNNN như một biện pháp quan trọng để thực hiện sắp xếp lại các DNNN ở nước ta. - Việc làm và thu nhập cho người lao động : Hầu hết trong các DNNN được cổ phần hóa, việc làm và thu nhập của người lao động đều được đảm bảo ổn định và có chiều hướng tăng lên. Số lao động của doanh nghiệp trở thành cổ đông khá đông. Trong đó DNNN cổ phần hóa trong năm 2003, 58% cổ phần do những người lao động trong DNNN trước cổ phần hóa nắm giữ. Chế độ của người lao động được quan tâm giải quyết thỏa đáng. Tính đến 30/10/2003 quỹ hỗ trợ lao động dôi dư đã cấp 409,63 tỷ đồng, hỗ trợ cho 387 doanh nghiệp, giải quyết 14.597 lao động dôi dư. Do mở rộng sản xuất, số lao động ở các doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa tăng bình quân 12%. Riêng công ty cổ phần cơ điện lạnh Thành phố Hồ Chí Minh tăng từ 334 người lên 731 người, Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An tăng từ 900 người lên 1.280 người. Thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong các công ty cổ phần bình quân hàng năm gần 20% (chưa kể thu nhập có được từ cổ tức), điển hình là công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển. Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp này đã đạt 4 triệu đồng/người/tháng trong năm 1999, bằng gần 3 lần so với 1,4 triệu đồng trước khi cổ phần hóa. Với cơ chế quản lý mới, người lao động được coi là chủ nhân thực sự trong công ty cổ phần. Nhờ đó, họ đã nâng cao tính chủ động, ý thức kỷ luật, tinh thần tự giác, tiết kiệm trong lao động sản xuất, góp phần làm cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngày một nâng cao, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân, cho công ty, cho nhà nước và xã hội. - Về huy động vốn : Việc thực hiện cổ phần hóa DNNN đã cho phép các doanh nghiệp thu hút được một lượng lớn nguồn vốn trong xã hội vào đầu tư phát triển sản xuất. Chỉ tính riêng 370 DNNN được cổ phần hóa tính đến hết ngày 31/12/1999, tại thời điểm cổ phần hóa, giá trị phần vốn nhà nước của các doanh nghiệp này là 1.349 tỷ đồng, qua thực hiện cổ phần hóa đã thu hút thêm 1.432 tỷ đồng của các cá nhân, pháp nhân thuộc mọi thành phần kinh tế khác đầu tư vào các công ty cổ phần. Đồng thời nhà nước cũng thu lại được 714 tỷ đồng để đầu tư vào các DNNN khác và giải quyết một số chính sách đối với DNNN thực hiện cổ phần hóa. Phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa khi xác định lại nhìn chung đều tăng lên từ 10 - 15% so với vấn đề ghi trên sổ sách. Chỉ tính riêng 30 doanh nghiệp đã cổ phần hóa của Hà Nội cuối năm 1998, giá trị phần vốn Nhà nước là 80,8 tỷ đồng, tăng thêm 1,5 tỷ đồng so với giá trị ghi trên sổ sách kế toán, thành phố Hồ Chí Minh sau khi đánh giá lại 10 doanh nghiệp cổ phần hóa, giá trị lên tới 80 tỷ đồng, tăng thêm 34 tỷ đồng. Tỉnh Nam Định sau khi đánh giá lại giá trị của 22 doanh nghiệp để cổ phần hóa cũng đã tăng thêm 1,7 tỷ đồng. Như vậy khi thực hiện cổ phần hóa, vốn nhà nước không những không mất đi mà ngược lại được bảo toàn và tăng thêm, vốn nhàn rỗi ngoài xã hội được huy động thêm vào doanh nghiệp, góp phần đổi mới công nghệ của từng doanh nghiệp cổ phần hóa. Các DNNN ở Bình Định cũng đã làm ăn có hiệu quả hơn sau khi cổ phần hóa, trong số 65 DNNN ở Bình Định được cơ cấu lại và chuyển đổi có 15 công ty cổ phần, doanh thu bình quân của các doanh nghiệp cổ phần hóa này tăng 65%, nộp ngân sách tăng 2,41 lần, thu nhập bình quân của người lao động tăng 6,76 lần, vốn của các doanh nghiệp cổ phần hóa và sắp xếp lại tăng so với trước cổ phần hóa. Công ty Sacom trong năm 2003 bất chấp khó khăn do thuế nhập khẩu giảm và doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt nhưng doanh thu vẫn đạt 325 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 60 tỷ vượt 14% so với kế hoạch. Tóm lại, cổ phần hóa đã đem lại lợi ích cho nhà nước, cho doanh nghiệp, người lao động trong doanh nghiệp và cả trong các cổ đông khác của doanh nghiệp. Thực tế đó đã chứng minh rằng, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về cổ phần hóa DNNN hoàn toàn đúng đắn. Tiến trình cổ phần hóa đã tạo ra một số lượng khá lớn công ty cổ phần. Đến thời điểm hiện nay đã có gần 1000 công ty cổ phần được hình thành trên nền của các DNNN cổ phần hóa. Những công ty cổ phần này có tiềm lực lớn hơn các công ty cổ phần được các thành phần kinh tế lập ra. Phần lớn các công ty cổ phần này là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự xuất hiện của các công ty cổ phần có tiềm lực kinh tế lớn sẽ làm thay đổi ảnh hưởng của thị trường chứng khoán đối với sự phát triển của nền kinh tế. Sự tăng trưởng nhanh của các chứng khoán niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM trong gần hai năm qua cho thấy tác động của cổ phần hóa DNNN đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Việc cổ phần hóa có hiệu ứng khá rõ nét đối với việc thành lập mới DNNN, tình trạng thành lập DNNN tràn lan đã được chấm dứt. Trong ba năm từ 2001 - 2003, cả nước chỉ thành lập mới 59 DNNN, hầu hết tập trung vào lĩnh vực dầu khí, năng lượng nguyên tử, sản xuất cơ khí hoặc hoạt động công ích. Trong số DNNN đã cổ phần hóa trong giai đoạn này thì bình quân nhà nước sở hữu 38% vốn điều lệ, cán bộ công nhân viên chức của các doanh nghiệp này mua 51%, còn 8% là cổ đông bên ngoài. Số DNNN có cổ phần chi phối của nhà nước chỉ chiếm 26% tổng số DNNN đã cổ phần hóa. Nhiều DNNN cổ phần hóa đã đổi mới được công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tính cạnh tranh. II. Những hạn chế của cổ phần hóa DNNN và nguyên nhân Bên cạnh những thành công như đã nêu trên, việc thực hiện chủ trương cổ phần hóa DNNN ở nước ta cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế. - Hạn chế rõ nhất trong việc thực hiện chủ trương cổ phần hóa là tiến bộ cổ phần hóa còn chậm. Những số liệu đã được đề cập cho thấy việc thực hiện cổ phần hóa luôn thấp hơn chỉ tiêu đề ra. Theo dự kiến, trong 3 năm từ 2000 - 2002 sẽ tiến hành cổ phần hóa 1.056 DNNN, tuy nhiên đến tháng 12/2002, chúng ta mới chỉ thực hiện cổ phần hóa được 523 doanh nghiệp, tức là chỉ bằng gần 50% so với dự kiến. Trong năm 2002 chỉ thực hiện cổ phần hóa được 120 doanh nghiệp, trong khi con số đề ra là 374 doanh nghiệp. Trong ngành thương mại, năm 1998 Bộ thương mại đặt kế hoạch cổ phần hóa 7 doanh nghiệp, kết quả chỉ cổ phần hóa được 1 doanh nghiệp. Kế hoạch năm 1999 là cổ phần hóa 12 doanh nghiệp, song thực tế chỉ đạt được 5 doanh nghiệp, năm 2000 cổ phần hóa 8 doanh nghiệp trong khi kế hoạch cổ phần hóa là 19 doanh nghiệp. Năm 2001 cổ phần hóa được 5 doanh nghiệp so với kế hoạch đề ra là 19. Trong năm 2002 thậm chí chỉ có 4 doanh nghiệp cổ phần hóa thành công. - Xét về cơ cấu các doanh nghiệp được cổ phần hóa, việc cổ phần hóa chưa được thực hiện đều khắp trong tất cả các lĩnh vực. Cụ thể là các doanh nghiệp được cổ phần hóa chủ yếu là thuộc ngành công nghiệp, thương mại và xây dựng, số lượng doanh nghiệp cổ phần trong các lĩnh vực khác rất ít. Do số lượng doanh nghiệp được cổ phần hóa không cao, hơn nữa các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trên 90% Công ty cổ phần có vốn Nhà nước dưới 10 tỷ đồng, trong đó khoảng trên 75% có vốn dưới 5 tỷ đồng. Mặt khác Nhà nước vẫn còn giữ lại một tỷ lệ đáng kể cổ phần của mình trong các Công ty cổ phần, nên việc cổ phần hóa nhìn chung chưa có tác dụng đáng kể đến việc cơ cấu lại vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp. Về cơ bản, chỉ có những DNNN vừa và nhỏ được cổ phần hóa. Các DNNN quy mô lớn và các tổng Công ty hầu như chưa được đề cập. Chính vì vậy, các Công ty cổ phần hình thành trên nên DNNN cổ phần hóa chủ yếu là Công ty cổ phần quy mô nhỏ. Năm 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số doanh nghiệp đã cổ phần hóa 370 250 288 242 213 Quy mô dưới 10 tỷ 327 224 244 181 172 89% 90% 86% 78% 81% Quy mô trên 10 tỷ 43 26 44 55 41 11% 10% 14% 22% 19% Các phương án cải cách chỉ mới tập trung vào việc thu gọn đầu mối, khi cổ phần hóa những DNNN mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, nhiều doanh nghiệp 100% vốn của Nhà nước vẫn hoạt động trong những địa bàn không thật sự cần thiết, trong lúc đó, nhiều Tổng công ty quy mô còn nhỏ, mức nộp ngân sách thấp, vai trò mờ nhạt. Một số doanh nghiệp cổ phần hóa mới chỉ tập trung vào tiết kiệm chi phí, giảm giá thành để tăng lợi nhuận, chia cổ tức trong khi chưa chú trọng đến những vấn đề có ảnh hưởng đến hoạt động lâu dài của doanh nghiệp là thực hiện đổi mới công nghệ đầu tư vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh. Việc thực hiện chính sách đối với người lao động có những bất cập thực tế là nhiều doanh nghiệp không đủ kinh phí để giải quyết chính sách cho người lao động, không lo việc làm cho họ. Ngược lại, ở một số đơn vị làm ăn có hiệu quả, có phúc lợi để giải quyết chính sách trợ cấp mất việc do sắp xếp lại thì người lao động không muốn nghỉ theo chế độ. Chính vì vậy, tỷ lệ người lao động được giải quyết nghỉ theo chế độ sau khi DNNN chuyển sang Công ty cổ phần vẫn còn rất thấp so với số lượng cần phải giải quyết. Trong số doanh nghiệp đã cổ phần hóa, đặc biệt là những doanh nghiệp có những lợi thế về vị trí địa lý đã xuất hiện hiện tượng một số kẻ đầu cơ đã tìm cách mua lại những cổ phần mà những người lao động trong các doanh nghiệp đã được mua với giá ưu đãi. Người lao động do chưa có ý thức được ý nghĩa của việc sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp, đồng thời cũng không nắm được giá trị thực của cổ phần mà mình sở hữu, nên đã bán cổ phần lại cho những người đầu cơ để hưởng chênh lệch. Điều này không những gây thiệt hại cho Nhà nước, cho bản thân những người lao động, mà còn ảnh hưởng đến một trong những mục đích quan trọng của cổ phần hóa là tạo động lực quản lý cho doanh nghiệp khi người lao động trong doanh nghiệp thực sự là người chủ. Công tác tuyên truyền, vận động vẫn còn bị xem nhẹ nên chưa tạo ra được sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của xã hội đối với chủ trương cổ phần hóa. Tỷ lệ bán cổ phần ra xã hội còn rất thấp và chưa thành quy định bắt buộc. Ngược lại, pháp luật còn khống chế tỷ lệ tối đa được mua cổ phần. Các đối tượng là cán bộ quản lý chỉ được mua cổ phiếu ưu đãi ở mức bình quân cổ phần ưu đãi trong doanh nghiệp cổ phần hóa. Thủ tục xác định giá trị của doanh nghiệp nói chung còn rườm rà, thường là phải kéo dài, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thuộc các Bộ và Tổng Công ty 91. Với tư cách là hình thức chuyển đổi sở hữu DNNN chủ yếu, việc cổ phần hóa chậm đã ảnh hưởng đáng kể đến quá trình sắp xếp lại DNNN ở nước ta. Tiến độ cổ phần hóa chậm so với kế hoạch đặt ra. B. NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG THỜI GIAN TỚI: 1. Phải đảm bảo tính chính xác trong việc xác định giá trị còn lại của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề án KTCT - Nội dung.doc
  • docĐề án KTCT - Bìa.doc
Tài liệu liên quan