Đề án Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu.3

Nội dung.5

Chương I: Cơ sở lí luận của việc thúc đẩy cà phê sang thị trường Mỹ.5

I. Xuất khẩu và sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu cà phê sang

thị trường Mỹ.5

1. Xuất khẩu - Con đường phát triển có hiệu quả nền kinh tế quốc gia để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.5

2. Sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu cà phê Việt Nam sang

thị trường Mỹ .6

II. Tăng cường xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ-một định hướng chiến lược quan trọng.7

1. Đặc điểm thị trường Mỹ.7

2. Xuất khẩu cà phê-một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.9

Chương II. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ.13

I. Sơ qua vài nét về xuất khẩu cà phê của Việt Nam.13

1. Vài nét về ngành cà phê Việt Nam.13

2. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam.1 4

II. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Mỹ.17

1. Khó khăn và thuận lợi khi xuất khẩu cà phê Việt Nam

sang thị trường Mỹ .17

2. Cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu vào Mỹ .24

3. Tình hình xuất khẩu cà phê sang Mỹ của Việt Nam 24

4. Những kết luận rút ra từ tình hình xuất khẩu cà phê sang

thị trường Mỹ 26

 

Chương III. Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ

I. Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ. .31

1. Các giải pháp từ phía nhà nước.31

2. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp.31

II. Các giải pháp về phía doanh nghiệp .34

1. Tích cực tìm hiểu về thị trường Mỹ, tăng cường các hoạt động

xúc tiến thương mại . .34

2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam .35

3. Liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê để đáp ứng các đơn hàng lớn .36

Kết luận.37

Tài liệu tham khảo 38

 

 

 

 

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2337 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới được trồng là 7457 ha nhưng năng suất cà phê không lớn năm 1993-1994 sản lượng cà phê là 140.000 tấn đứng thứ 3 châu á sau Indonesia và ấn độ, năm 1996 đứng thứ 4 thế giới và đứng thứ hai châu á về cà phê. Hiện nay diện tích cà phê đã đạt trên 19.000ha. Ngành cà phê nước ta trong những năm qua có chiều hướng phát triển đáng kể tuy rằng ngành cà phê còn gặp khó khăn về chế biến, các công nghệ để chế biến và sản xuất đã được nhập nhưng còn thiếu đồng bộ. Năm 1998 Việt Nam xuất khẩu cà phê đứng thứ 3 trên thế giới sau Brazin và Colombia. Hiện nay cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam. Ngành cà phê cũng như các ngành sản xuất các cây công nghiệp khác nó cũng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội rất lớn. Ngành cà phê tạo ra công ăn việc làm cho người dân, biến môi trường đang suy thái thành môi trường được phục hồi,... Thực tế cho thấy trong vài năm gần đây việc trồng mới và phát triển cây cà phê, ngành cà phê đã góp phần: Xây dựng các vùng kinh tế mới trên Tây Nguyên nói riêng và Miền Nam nói chung. Tham gia tích cực vào công cuộc định canh định cư của đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo công ăn việc làm và thu nhập chính đáng cho hàng triệu lao động. Tích cực tham gia vào cải tạo môi sinh, phủ xanh đất trống đồi trọc và góp phần quan trọng vào an ninh quốc phòng khu vực tây nguyên và khu vực miền núi phía Bắc . Khai thác tiềm năng mặt hàng cà phê nông nghiệp cũng như trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam . Tình hình xuất khẩu của cà phê Việt Nam . Trong những năm vừa qua sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh và cà phê trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đối cao. Cà phê đứng thứ 2 chỉ sau gạo về kim ngạch xuất nông sản . Để hiểu rõ hơn tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam thời gian qua ta có bảng biểu sau: Bảng 2: Số lượng giá cả và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Đơn vị: 1000 tấn Năm Số lượng xuất khẩu (1000 tấn) Giá xuất khẩu bình quân (USD/tấn) Kim ngạch xuất khẩu (1000USD) 1990 89,6 850 76160 1991 95,5 830 77650 1992 118,2 720 83664 1993 122,7 900 110430 1994 170 1746 299800 1995 218 2569 560000 1996 230 1643 420000 1997 389 1260 493526 1998 328 1550 594000 1999 428 1379 537730 2000 686 718 489000 2001 855 436 372780 Nguồn: theo báo cáo của VICOFA Có thể nói rằng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng lên rất nhanh điều này làm tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê qua các năm theo tổng cục thống kê năm 2001 sản lượng cà phê Việt Nam tăng mạnh, gần 35% so với năm 2000, ước đạt gần 900.000 tấn. Lượng cà phê xuất khẩu ước tính cũng tăng kỷ lục tăng 33,65% so với năm 2000 lên 855.000 tấn. Tuy nhiên khối lượng xuất khẩu không phải là yếu tố duy nhất tác động kim ngạch xuất khẩu. Một yếu tố khác rất quan trọng đó là giá xuất khẩu. Giá này một phần phụ thuộc thị trường thế giới, một phần phụ thuộc vào chất lượng cà phê xuất khẩu của ta. Ta chưa thể kiểm soát được giá cà phê thế giới mức giá này phụ thuộc tình hình được mùa hay mất mùa của Brazin. Nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, giá cà phê Việt Nam dựa trên nền tảng chính là giá cà phê ở thị trường Luân đôn và Mỹ. Tuỳ từng thời gian nhưng thông thường giá quốc tế đó bù trừ 200-350USD/tấn là giá xuất khẩu FOB Thành phố HCM của cà phê Việt Nam. Mười tháng đầu năm năm 1999 giá cà phê trên các thị trường giảm mạnh. Tại Mỹ và Arabica giảm 16% từ 2461USD/tấn (quí I/1999) xuống 1978USD/tấn (tháng 10/1999). Tại Luân Đôn giá cà phê giao ngày giảm 29,5% từ 1758USD/tấn –1234USD/tấn. Vì giá cà phê thế giới có ảnh hưởng rất mạnh lên giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam nên thời điểm giá FOB cà phê Robusta của Việt Nam loại R2 rất mạnh 590USD/tấn từ 1565USD/tấn – 976USD/tấn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giá cà phê giảm mạnh. Trước hết là do nguồn cung tăng mạnh theo FAO tổ chức lương thực của liên hiệp quốc sản lượng cà phê thế giới vụ năm 1998-1999 so với vụ 1997-1998 ước tính tăng 9,2% tương đương với 8,96 triệu bao ( một bằng 60 kg) đạt 106,63 triệu bao trong đó sản lượng của Brazin tăng kỷ lục 11,2 triệu bao đạt 34,7 triệu bao. Sản lượng tăng kỷ lục và đồng REAL mười tháng đầu năm 1999 đã đưa cà phê xuất khẩu của nước này tăng mạnh. Năm 20001 là năm đầy khó khăn và thử thách đối với với các nhà sản xuất cũng như xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Trong khi sản lượng cà phê tăng lên nhiều lần so với vụ cà phê trước thì giá cà phê lại giảm kỷ lục cùng với sự giảm giá cà phê thế giới đã làm cho kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2001 ước tính chỉ đạt 372 triệu USD, giảm 76,23% so với năm 2000 giá xuất khẩu cà phê Robuta loại 2 (5% đen và vỡ ) năm 20001 chỉ còn ở mức 350-400USD/tấn FOB giảm 52% so với năm 2001. theo Vicofa đây là mức giá cà phê xuất khẩu thấp nhất 10 năm qua. Đây cũng là nguyên nhân làm giá cà phê cũng liên tục giảm với tốc độ nhanh với mức kỷ lục chưa từng có. Tại Đắc lắc giá cà phê nhân loại một đã giảm từ 11500đ-4000đ/kg xuống 3600đ/kg giảm hơn 50% so với tháng 1/2000. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thị trường cà phê thế giới dư thừa cung lớn cộng với lượng cà phê qúa cao. Niên vụ 2000-2001 tổng sản lượng cà phê trên thế giới đã đạt trên 114 triệu bao (Việt Nam sản xuất 14 triệu bao chiếm 12,3%) trong khi nhu cầu tiêu dùng chỉ là 104 triệu bao, lượng dư thừa quá lớn khiến giá cà phê giảm liên tục. Có thể nói cà phê thị trường thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi, tình hình biến động này của thị trường cà phê có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế đất nước cũng như đến thu nhập và cuộc sống của những người dân trồng cà phê, ở nhiều nơi đã diễn ra tình trạng chặt phá cà phê để trồng những cây khác có giá trị kinh tế cao hơn do đó nhà nước phải tìm ra biện pháp hữu hiệu để bảo hộ sản xuất cà phê trong nước tránh gây ra đổ vỡ lớn ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ trương kinh tế xã hội của nhà nước ở miền núi nước ta. Giá cà phê nước ta luôn thấp hơn giá cà phê thế giới 100-200USD/ tấn là do chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam không đồng đều có bao tốt bao xấu nguyên nhân là do việc áp dụng khoa học còn hạn chế chưa triệt để và đang bị buông cả hai khâu sản xuất và kinh doanh. Hiện tại các hộ nông dân đang sở hữu 80% diện tích trồng cà phê trong cả nước nhưng lại bị “tách rời” với khoa học kỹ thuật diễn ra một tình trạng “mạnh ai nấy làm” bên cạnh đó ngành công nghệ chế biến không theo kịp với tốc độ tăng của sản lượng do công nghệ chế biến đã quá lạc hậu hiện nay cứ đến mùa thu hoạch người sản xuất lo lắng trong khâu tiêu thụ sản phẩm làm ra, ngành chế biến còn long đong hơn do xưởng chế biến không đáp ứng nổi nhu cầu. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng chất lượng cà phê Việt Nam không được tốt. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế cà phê Việt Nam thơm ngon hơn cà phê Indonesia nhưng do giá thấp hơn nên với số lượng xuất khẩu 300.000tấn thì mỗi năm Việt Nam bị thiệt hại khoảng 50 triệu USD. Hiện nay có trên 95% sản lượng cà phê Việt Nam sản xuất để xuất khẩu vì vậy tìm được thị trường xuất khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tại thời điểm này cà phê Việt Nam đã có một chỗ đứng trên thị trường thế giới, sản phẩm cà phê Việt Nam đã có mặt trên 57 nước trên thị trường thế giới đặc biệt là khi mở cửa nền kinh tế Việt Nam có quan hệ với nhiều khách hàng bao gồm cả những khách hàng kinh doanh cà phê hàng đầu thế giới như: Đức, Anh,... II. Thực trng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ 1. Khó khăn và thuận lợi khi xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ. 1.1. Khó khăn khi xuất khẩu cà phê sang mỹ. Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất toàn cầu chi phối rất mạnh nền kinh tế thế giới. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ chẳng những gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mà còn giúp chúng ta hội nhập nhanh trong tiến trình toàn cầu hoá về kinh tế. Thị trường Mỹ rất rộng nhu cầu đa dạng nhưng tính cạnh tranh vẫn rất quyết liệt. Tuy cà phê của Việt Nam được ưa chuộng ở Mỹ nên khối lượng cà phê Việt Nam ở Mỹ thời gian qua đã tăng nhanh nhưng việc xuất khẩu cà phê sang mỹ gặp không ít những khó khăn. Khi kinh doanh trên thị trường Mỹ các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức. Trước hết các doanh nghiệp Việt Nam là những người đến sau so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Tuy cà phê của Việt Nam vào thị trường Mỹ được hưởng mức thuế 0% nhưng vẫn phải cạnh tranh quyết liệt với cà phê của các quốc gia khác như: Inđônêxia, Brazin, côlômbia,... các doanh nghiệp của các quốc gia này đã từ lâu dành được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Mỹ. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất dẫn đầu trong các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ năm 2001 với giá trị 60,065 triệu USD nhưng cà phê xuất khẩu lại có chất lượng không ổn định, đáng chú ý là các dạng hạt nâu, đen, xanh, quả khô, quả sâu,... vẫn còn nhiều là do người sản xuất tranh thủ hái cà phê xanh khi đầu vụ thu hoạch, thêm vào đó quá trình thu hái cà phê của khu vực tự nhiên không đảm bảo, tạp chất lẫn nhiều không tương ứng với phẩm chất, hương vị thơm ngon của giống tốt vì vậy đã thua thiệt về giá cả so với các nước khác, trong bảo quản thường để quá. Trước đây, người sản xuất thường xay xát chế biến thành cà phê xô có độ ẩm từ 17%-20%. Do đó để xuất khẩu người xuất khẩu phải tái chế cho cà phê có độ ẩm phù hợp bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu dưới 20% nên vừa gây thiệt hại cho người sản xuất vừa ảnh hưởng đến lượng cà phê xuất khẩu. Bên cạnh đó tập quán quen xuất khẩu cà phê xô, có quy định độ ẩm, tỷ lệ hạt đen vỡ và có lẫn tạp chất nên đã không khuyến khích được người sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm. Những bất ổn của chất lượng sản phẩm như đã nói trên là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều nhà nhập khẩu e ngại đặc biệt là thị trường Mỹ - một thị trường khó tính và có các bước kiểm định ngặt nghèo. Một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay là sức cạnh tranh còn rất yếu. Theo phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam thì trong hai ngành Việt Nam có khả năng thâm nhập vào thị trường Mỹ là dệt may và cà phê thì tỷ lệ doanh nghiệp có đủ khả năng trên thị trường Mỹ là rất thấp. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, khả năng về vốn, công nghệ quản lý và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế còn thấp. Hơn nữa các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cũng chưa năng động sáng tạo và chủ động trong việc thích ứng với thị trường, chưa xây dựng được chiến lược dài hạn. Việc thiếu hiểu biết về môi trường kinh doanh các thông tin về nhu cầu, giá cả, đối tác trên thị trường cà phê khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thâm nhập các kênh phân phối trên thị trường Mỹ do đó dễ rơi vào tình trạng bị ép giá. Thêm vào đó là việc các doanh nghiệp tự do tham gia trực tiếp vào việc xuất khẩu cà phê. Hiện nay, cả nước có rất nhiều mối thu gom chế biến xuất khẩu cà phê. Do đó, tình hình thu mua nhiều sản phẩm rất phức tạp, không tập trung gây nên tình trạng tranh mua tranh bán, nên việc quản lý số lượng cũng như chất lượng không đảm bảo, do vậy làm mất uy tín với khách hàng mà đặc biệt là người Mỹlà người giữ tín và đúng hẹn, đồng thời giá cà phê xuất khẩu bị thua thiệt so với các nước khác, khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế cũng bị giảm sút nhiều. Công nghệ và các cơ sở chế biến cà phê Việt Nam trong một thời gian dài ít được quan tâm đầy đủ, nên trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới. Tổn thất sau thu hoạch còn trên 10%. Hiện nay ngành cà phê mới chỉ có hơn 20 cơ sở chế biến công nghiệp hoàn chỉnh chủ yếu là sơ chế, đảm bảo chế biến khoảng 30% sản lượng cà phê/năm (100 nghìn tấn/năm), 70% còn lại được sơ chế tại các hộ gia đình với công nghệ chế biến đơn giản, thô sơ lạc hậu, nặng dấu ấn kinh nghiệm thậm chí những điều kiện tối thiểu như: sân phơi, máy sấy, kho bảo quản cũng không đủ. Tuy vậy chưa doanh nghiệp Việt Nam nào bán trực tiếp cho các nhà rang xay Mỹ làm hạn chế khả năng tìm kiếm đối tác, mở rộng khả năng tiêu thụ và phân phối cà phê qua các đại lý, mở rộng thị trường cà phê Việt Nam trên đất Mỹ. Bên cạnh những khó khăn trên, hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ còn gặp những khó khăn thách thức khác khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ chưa được hoạt động. * Khó khăn thách thức về cạnh tranh: Mặc dù Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đem lại thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong việc mở rộng thị trường, nhưng Hiệp định thương mại Viêt - Mỹ sẽ buộc các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bước vào cuộc chơi chung với nền kinh tế toàn cầu, có nghĩa là các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng cà phê từ các quốc gia khác, trong đó có một số quốc gia có mặt hàng cà phê rất phát triển từ lâu đã đứng vững trên thị trường này như : Brazil, Colombia, indonexia,... Đây là một khó khăn không nhỏ buộc các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải suy nghĩ thật kỹ khi thâm nhập vào thị trường rộng lớn và cạnh tranh gay gắt này, nếu không các doanh nghiệp này sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, một cuộc chơi không dành cho những người làm ăn kém hiệu qủa. Khó khăn thách thức về sự khác biệt trình độ giữa hai quốc gia : Trình độ phát triển kinh tế giữa hai nước rất chênh lệch, lại có những điểm khác nhau về thể chế chính trị xã hội, về quan niệm về tập quán, sở thích và thị hiếu,... nếu không tính đến những nhân tố này thì rất có thể dẫn đến những nôn nóng sốt ruột hoặc chủ quan hay cả bi quan trong khi giải quyết các mối quan hệ phát sinh khi quan hệ với Mỹ. * Khó khăn thách thức về yêu cầu cải cách hành chính và hoàn thiện pháp luật : Hệ thống pháp luật và chính sách của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh và chưa đồng bộ, còn có nhiều điểm còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này cản trở quá trình thực thi hiệp định thương mại Việt-Mỹ và sẽ gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ. 1.2. Thuận lợi khi xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ . Bên cạnh những khó khăn trên thì việc xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ cũng có nhiều thuận lợi, kể từ khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam, quan hệ thương mại Việt-Mỹ đã có những bước phát triển nhanh chóng. Đặc biệt Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ được ký kết chính thức và có hiệu lực ngày 12-12-2001, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội rất lớn trong việc xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ, đặc biệt là mặt hàng cà phê - một trong những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế và thị trường Mỹ có nhu cầu rất lớn. Việt Nam có những thuận lợi khi xuất khẩu cà phê sang Mỹ : Thứ nhất - về khí hậu: Nước ta trải dài qua 15 vĩ độ từ 8o30 đến 23o22 có khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa lượng mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, bức xạ lớn, gió trung bình,... thuộc vùng đất thích hợp với việc trồng cây cà phê. Do đó Việt Nam có hai loại cà phê được trồng là cà phê vối và cà phê chè. Cà phê chè ưa thời tiết mát, cường độ ánh sáng thấp và chịu nhiệt độ thấp hơn cà phê vối khoảng 5o-7o C do vậy nó được trồng chủ yếu ở Miền Bắc. Cà phê vối ưa thời tiết nóng, ẩm, ánh sáng dồi dào nên được trồng nhiều ở các tỉnh Miền Nam. Môi trường sinh thái của Việt Nam phát triển khá phù hợp với việc phát triển cây cà phê. Điều kiện tự nhiên ưu đãi cho khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cho phép phát triển cây cà phê theo hướng tập trung chuyên môn hoá, tạo ra một vùng cây cà phê phát triển đảm bảo số lượng chất lượng sản phẩm phục vụ cả sản xuất và tiêu dùng đồng thời sự phân bố đất đai dọc chiều dài đất nước cho phép phát triển cây cà phê trên phạm vi rộng nên mặc dù mức đầu tư thâm canh chưa cao nhưng năng xuất đã đạt rất đáng kể. Thứ hai - về đất đai : Đất nông nghiệp nước ta tuy rất hạn chế về diện tích (khoảng 7,3 triệu ha) nhưng lại tương đối tốt về chất lượng phong phú về chủng loại (có 14 nhóm bao gồm 64 loại đất) nói chung đất có tầng canh tác dày, kết cấu tơi xốp, chất dinh dưỡng trong đất khá cao,.... Cho phép phát triển một tập hợp các loại cây trồng phong phú. Việt Nam có nhiều loại đất thích hợp cho cây công nghiệp cây nông nghiệp dài ngày nói chung và cây cà phê nói riêng. Trước tiên cần phải kể đến loại đất đỏ Bazan với trữ lượng khoảng 2,3 triêu ha phân bố rộng khắp nước đặc biệt tập trung ở vùng tây nguyên Đông Nam Bộ. Đất đỏ Bazan là loại đất lý tưởng cho nhiều loại cây công nghiệp dài ngày trong đó có cây cà phê bởi vì nó có tính chất như: có chất lượng tốt tơi xốp, dễ thoát nước, tầng nước canh tác dày, hàm lượng các chất canh tác, chất mùn, khoáng vật,... Sau đất badan là loại đất đỏ vàng, đất xám đất đen,... được phân bố khắp nước. Như vậy môi trường sinh thái khí hậu và đất đai nước ta khá phù hợp với sự phát triển của cây cà phê điều kiện tự nhiên ưu đãi các vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cho phép phát triển sản xuất cây cà phê theo hướng tập trung chuyên môn hoá và thâm canh hoá, tạo ra các vùng cà phê có sản lượng lớn chất lượng cao và chủ yếu cho xuất khẩu. Ngoài ra các loại cà phê có giá trị xuất khẩu cao phù hợp với các tỉnh trung du, Miền núi phía Bắc là loại tiềm năng phát triển sản xuất thay đổi cơ cấu mặt hàng cà phê tăng giá trị xuất khẩu. Thứ ba - về chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước : Đảng và nhà nước rất quan tâm đến ngành cà phê, coi đó là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của đất nước trong thời kỳ đầu của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy đã có những chính sách đầu tư đáng kể hỗ trợ mạnh mẽ cho sản xuất và xuất khẩu cà phê của đất nước ta. Thứ tư - về điều kiện xuất khẩu : Trước đây cà phê xuất khẩu của ta chủ yếu là sang các nước XHCN dưới hình thức hàng đổi hàng . Hiện nay nhờ chính sách mở cửa của nền kinh tế nên quan hệ buôn bán của Việt Nam đã được mở rộng ra khắp các châu lục. Riêng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt hầu hết trên thị trường thế giới. Hiện nay ở Châu á Việt Nam đã vượt qua Indonexia đứng số một về xuất khẩu cà phê và chiếm vị trí thứ 2 trên thế giới sau Brazil. Việt Nam và Indonexia, là hai nước chính sản xuất cà phê ở Châu á nhưng do vụ cà phê ở hai nước ngược nhau: ở Việt Nam từ tháng tư đến tháng mười còn ở indonexia từ tháng mười đến tháng tư, cho nên ở Châu á hiện nay Việt Nam không có đối thủ cạnh tranh. Thứ năm- lợi thế về chi phí thấp : Do khu vực sản xuất cà phê của Việt Nam gần cảng biển nên chi phí vận chuyển thấp làm giảm chi phí sản xuất xuống thấp hơn chi phí sản xuất của các nước khác. Với những lợi thế ở trên nếu Việt Nam biết cách khắc phục những tồn tại trong sản xuất và xuất khẩu cà phê, đồng thời tận dụng và phát huy triệt để những lợi thế sẵn có sẽ góp phần làm chi phí sản xuất cà phê thấp hơn các nước khác. Đây chính là những thuận lợi cho cà phê Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường cà phê của Mỹ ngay cả khi thị trường này đang khủng hoảng thừa. Do chú trọng đầu tư thâm canh nên cà phê Việt Nam có năng suất lớn và đứng hàng đầu thế giới liên tục nhiều năm nay năng xuất tăng rõ rệt từ 600-700kg nhân / 1ha nay đạt bình quân 1-4 tấn nhân /1ha. Đâylà điều kiện thuận lợi cho cà phê Việt Nam trong việc xuất khẩu cà phê sang Mỹ vì Mỹ là một khách hàng làm việc rất giữ chữ tín và đúng giờ. Vì vậy với năng xuất cao và sản lượng lớn ta có thể đáp ứng được yêu cầu giao hàng của khách và giữ được mối quan hệ lâu dài với họ tạo thuận lợi trong việc buôn bán sau này. Một thuận lợi không kể đến là việc Mỹ áp dụng mức thuế xuất 0% cho Việt Nam và không áp dụng bất cứ hạng ngạch nào cho việc nhập khẩu cà phê từ mọi nguồn xuất xứ dù có được hưởng quy chế tối huệ quốc hay không. Cà phê xuất khẩu sang Mỹ năm 2001 đạt 60,065 triệu USD. Do cà phê của Việt Nam được ưa chuộng ở Mỹ nên khối lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ thời gian qua đã tăng nhanh vì vậy Mỹ được xem là thị trường tự do không có bất cứ sự ngăn cản và bảo hộ nào từ phía chính phủ chỉ có sự cạnh tranh nhau về giá cả và chất lượng cà phê mà thôi. Thứ sáu - thuận lợi sau khi Hiệp định thương mại Viêt-Mỹ được thực thi: Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ đã được ký kết và có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 đã đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế giữa hai nước kết thúc một quá trình đàm phán lâu dài và kiên trì của cả hai bên qua bốn năm thương lượng và chín vòng đàm phán. Hiệp định thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ cả về phạm vi địa lý cả về khối lượng sức mua cũng như số lượng khách hàng tiềm năng tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác trên thị trường Mỹ. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ thực thi sẽ có tác động tích cực trong việc khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài khu vực kể cả các nhà đầu tư Mỹ yên tâm gia tăng đầu tư vào Việt Nam nói chung và vào ngành công nghiệp cà phê nói riêng để nâng cao năng suất chất lượng, từ khâu sản xuất thu hái đến đóng gói,... Để cà phê Việt Nam có chỗ đứng ngày càng vững chắc và sau đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ, cùng với hiệp định thương mại Viêt - Mỹ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ tăng cường đầu tư vào Việt Nam hơn nữa. Điều này góp phần tăng cường tiếp thu khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý tiên tiến trên thế giới để khai thác có hiệu quả hơn những lợi thế của Việt Nam nói chung và của ngành cà phê nói riêng, nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê trên thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng. 2.Cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu vào Mỹ . Việt Nam chủ yếu trồng cà phê Robuta khoảng 95% diện tích trong khi thị hiếu của thị trường Mỹ lại chuộng giống cà phê arabica hơn mặc dù giá bán loại cà phê này trên thị trường thế giới thường cao hơn 1,5 lần cà phê robuta Riêng với cà phê robutta Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là loại 2 chiếm 80% theo báo cáo của Vicofa giá cà phê loại 2 robuta loại 2 (5% đen và vỡ) năm 2001 chỉ còn ở 350-400USD/tấn. Do chất lượng không cao có đến 5%hạt đen và hạt vỡ nên kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam thu được thấp hơn so với các nước khác Bên cạnh đó Mỹ là thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao nếu Việt Nam không cố gắng nâng cao chất lượng cà phê thực hiện xuất khẩu loại 1 chiếm tỷ trọng cao hơn thì khó đứng vững trên thị trường này và cũng như khó duy trì được mức kim ngạch hiện nay. Hiện Mỹ đang là thị trường nhập khẩu cà phê hạt lớn nhất của Việt Nam chiếm trên 25% tổng số cà phê xuất khẩu của Việt Nam 3. Tình hình xuất khẩu cà phê sang Mỹ của Việt Nam Từ lâu nay hương vị cà phê Việt Nam đã thực sự chinh phục được hàng triệu người sành điệu về loại ẩm thực này trong nước và quốc tế. Cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường các nước trên thế giới như Đức, Hà lan,...Đặc biệt là năm 1999, Việt Nam đã bắt đầu khai thác thị trường mới đầy tiềm năng về cà phê là Mỹ. Cho đến nay Mỹ đã vượt lên thành thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam. Có thể chia tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam thành các giai đoạn với những đặc điểm sau trước năm 1990 Việt Nam vẫn chưa thực hiện được xuất khẩu cà phê vào Mỹ mà phải xuất khẩu qua trung gian trong đó Singapo nhập khẩu khoảng 50% tổng sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu hàng năm Từ khi Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam đến nay Việt Nam đã xuất khẩu được sang 52 nước trên thế giới trong đó chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp chỉ có 18 % là xuất khẩu qua các thị trường trung chuyển, ngày càng có nhiều cạnh tranh tập đoàn thương mại chuyên buôn bán cà phê của Mỹ và đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam để theo dõi tình hình thu mua cà phê tiêu biểu đó là: Miran Corporation, Cargill Corporation,... các công ty này thay mặt tập đoàn trực tiếp ký kết và thực hiện hợp đồng với các đối tác Việt Nam. Giá mua bán cà phê được áp dụng trong các trường hợp này thường là: FOB, FCA . Theo đó các công ty Mỹ tự lo vận chuyển cà phê. Năm 2001 xuất khẩu cà phê sang Mỹ đạt 100.000 tấn chiếm hơn 20% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong năm Bảng 3: Xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Mỹ (đơn vị:1000USD) Năm 94 95 96 97 98 99 2000 2001 GT 30.125 103.600 109.48 90.045 125.13 59.211 69.962 60.065 Tỷ trọng (%) 8.5 51.8 53.6 24.2 24.1 9.8 9.5 5.6 Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam 2001 Qua bảng số liệu trên, có thể thể mặt hàng cà phê có giá trị xuất khẩu vào Mỹ tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng đáng kể và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường Mỹ. Trong nhiều năm tới cà phê vẫn sẽ là một trong những mặt hàng chủ lực thâm nhập thị trường nước ngoài nói chung của Việt Nam . Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 đã mở ra cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu cao nhất của ngành nông nghiệp trong số các ngành hàng của Việt Nam vào thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ. Mặt hàng cà phê của Việt Nam dù thuế không giảm do thuế nhập khẩu ở Mỹ hiện đã gần bằng mức thuế ở quy chế quan hệ bình thường (NTR), nếu xúc tiến thương mại tốt, thì giá trị cà phê xuất khẩu hoàn toàn có thể vượt mức 60,065 triệu USD mà Việt Nam đã đạt được khi xuất khẩu sang Mỹ năm 2001. 4. Những kết luận rút ra từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc61608.DOC
Tài liệu liên quan