Đề án Nâng cao hiệu quả công tác quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch trên địa bàn quận Thanh Xuân-Hà Nội

Có nhiều cơ sở công nghiệp Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn, đặc biệt là khu công nghiệp Thượng Đình đóng vai trò quan trọng trong kinh tế quận nhưng cũng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý xây dựng đô thị vì độ ô nhiễm từ khu công nghiệp nay như nhà máy thuốc lá, da giày, may mặc, xà phòng. Trong chiến lược phát triển kinh tế của thủ đô, các khu công nghiệp Thượng Đình, Nhân Chính, Giáp Bát sẽ được ưu tiên và phát triển thành những khu công nghiệp quan trọng ở phía Tây, Tây nam thành phố, cho nên cần phải nâng cao công tác quản lý QHXD các khu công nghiệp này để đạt hiệu quả cao hơn trong tương lai.

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nâng cao hiệu quả công tác quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch trên địa bàn quận Thanh Xuân-Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đã có quy hoạch chi tiết được phê duyệt. Nó nhằm định hướng cho khâu thiết kế, thi công, sử dụng công trình và sự kiểm soát sự phát triển ngay từ những bước đầu tiên. Quy trình cấp chứng chỉ quy hoạch: Việc cấp chứng chỉ quy hoạch thực hiện sau khi đã có dự kiến về đại điẻm (khi chủ đầu tư xin giới thiệu đại điểm hoặc chủ đầu tư trình dự án khả thi đã có đất). Cơ quan quy hoạch sẽ xem xét các nội dung quản lý quy hoạch phát triển như mục đích sử dụng đất, các vấn đề liên quan đến hạ tầng, môi trường cảnh quan và ra quyết định hoặc sửa đổi, bổ xung hoặc không chấp thuận về việc không phát triển tại địa điểm đó. Căn cứ vào chứng chỉ quy hoạch, chủ đầu tư tiếp tục thiết kế chi tiết và hoàn thành các thủ tục khác (xin cấp đất, cấp phép xây dựng, phê duyệt dự án đầu tư trung ường, xin cấp vốn) để hoàn thành chuẩn bị dự án. Cấp phép xây dựng: Giấy phép xây dựng là một văn bản pháp lý của Nhà nước chấp thuận một công trình (dự án) xây dựng đã đáp ứng đủ điều kiện về mặt kiến trúc xây dựng kết cấu hạ tầng, an toàn, … theo luật định và được phép khởi công xây dựng. Là biện pháp kiểm soát về mặt kiến trúc, cảnh quan, sử dụng kết cấu hạ tầng, không gian liền kề, không gian công cộng một cách cụ thể của một công trình (dự án) xây dựng theo luật định, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì được phép khởi công xây dựng *Các biện pháp hậu kiểm: Thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm nhằm đảm bảo việc thực hiện và thực hiện đúng các quyết định pháp luật xây dựng trong quá trình xây dựng các công trình xây dựng và cũng thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và tính cưỡng chế của bộ máy hành chính Nhà nước. 5.2. Các biện pháp kinh tế: Lệ phí cấp quyền phát triển: Nhằm mục đích hoàn lại chi phí quy kết của phát triển mới đối với hạ tầng hiện tại, tương lai của cộng đồng Đổi đất lấy hạ tầng: Thông qua biện pháp này Nhà nước sẽ quản lý được quá trình phát triển mà không phải đầu tư tài chính công để xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu vực sẽ phát triển có ràng buộc cụ thể phù hợp với quy hoạch đô thị. Ưu đãi thuế và bảo đảm vay: Giúp cung cấp một nhánh tài chính cho các dự án hạ tầng mà không gây áp lực cho kho bạc Nhà nước Tái phân lô đất: Khuyến khích phát triển hợp lý đất trồng và cung cấp các lô đất có dịch vụ cho phát triển nhà ở, từ đó cải thiện hạ tầng đô thị, thu hút doanh nghiệp thương mại và làm cho giá trị đất gia tăng Đấu giá quyền sử dung đất: Là hình thức kết hợp giữa tái phân lô đất và đổi đất lấy hạ tầng nhằm huy động nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng trong đô thị. Chương II: Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn quận Thanh Xuân – Hà Nội I. Khái quát về quận Thanh Xuân 1. Đặc điểm tự nhiên: 1.1. Vị trí địa lý: Là quận mới được thành lập theo nghị định 74/CP của Chính phủ và đi vào hoạt động ngày 1-1-1997 với 11 đơn vị cấp phường: Khương Đình, Khương Trung, Phương Liệt, Thượng Đình, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Bắc, Nhân Chính, Khương Mai, Kim Giang và Hạ Đình. Là quận nằm ở khu vực cửa ngõ phía Tây Nam thành phố, phía Bắc giáp quận Đống Đa & Cầu Giấy, phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng & Hoàng Mai, phía Nam giáp huyện Thanh Trì, phía Tây giáp huyện Từ Liêm và thị xã Hà Đông- Hà Tây Có các đường giao thông huyết mạch đi qua là quốc lộ số 1 (từ phía nam ra) ; số 6 (từ Hà Đông) và trên địa bàn có đường vành đai 2,3 chạy qua. 1.2. Địa hình: Theo từng khu vực khác nhau nhưng nói chung tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và khu dân cư đô thị 1.3. Khí hậu: Nhiệt đới ẩm, gió mùa, đặc điểm khoa học rõ nét nhất giữa hai mùa nóng lạnh 1.4. Thuỷ văn: Có sông Tô Lịch và sông Lừ chảy qua, đây là hai tuyến sông thoát nước không chỉ chủ yếu trên địa bàn quận nà cả thành phố, cần phải được cải tạo xây dựng theo đúng quy hoạch 1.5. Hiện trạng sử dụng đất: Loại đất Diện Tích (ha) Tỉ lệ % so với tổng diện tích 2002 2003 2002 2003 Tổng diện tích 913,2 913,2 100 100 I. Đất nông nghiệp 97.24 75,59 10,65 8,28 1. Đất trồng cây hàng năm + Đất ruộng lúa, lúa màu + Đất trồng cây hàng năm 50,8 48,54 1,26 34,29 33,02 1,26 5,56 5,42 0,14 3,76 3,62 0,14 2. Đất vườn tạp 3. Đất trồng cây lâu năm 4. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 0,96 1,95 43,53 0,86 1,95 38,48 0,11 0,21 4,77 0,1 0,21 4,21 II. Đất chuyên dùng 454,36 474,65 49,76 51,98 1. Đất xây dựng Đất giao thông Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng Đất di tích lịch sử văn hoá Đất quốc phòng an ninh Đất nghĩa trang Đất chuyên dùng khác 200,49 106,54 32,64 7,09 101,62 5,02 0,93 229,43 12,34 20,03 7,09 101,62 3,21 0,93 21,95 11,67 3,58 0,78 11,13 0,55 0,1 25,13 12,3 2,19 0,78 11,13 0,35 0,1 III.Đất ở đô thị 349,87 351,23 38,31 38,46 IV.Đất chưa sử dụng 11,73 11,73 1,28 1,28 1.Đất bằng chưa sử dụng 2.Đất có mặt nước chưa sử dụng 3.Đất chưa sử dụng khác 11,73 - - 11,73 - - 1,28 - - 1,28 - - Do trong nhiều năm trước đây công tác quản lý đất đai còn nhiều buông lỏng, việc quản lý trên địa bàn lại chưa thống nhất thành một mối.Tại các phường Khương Trung, Kim Giang, Thanh xuân Nam, Thanh xuân Bắc đất vẫn do các ngành Trung ương trực tiếp quản lý (Bộ quốc phòng, Bộ xây dựng) mà chưa được giao cho thành phố. Nhìn chung tình hình sử dụng ở Thanh xuân còn nhiều vấn đề phức tạp rắc rối cần có đơn được giải quyết. 2. Tình hình dân số – lao động xã hội: Là quận ven nội thành nên cơ cấu dân cư tương đối phức tạp, tuy đã có hai khu công nghiệp lớn là khu công nghiệp Thượng Đình và Giáp Bát nhưng vẫn còn tồn tại sản xuất nông nghiệp (Nhân Chính, Khương Đình, Hạ Đình) nên dân cư gồm hai bộ phận: +Dân cư sống ở các khu đô thị mới: Là khu dân cư của những cán bộ, công nhân các nhà máy, các đơn vị bộ đội, các giáo viên, cán bộ ở trường Đại học như (Khương Mai, Thanh xuân Bắc, Thanh xuân Nam, Thanh xuân Trung, Kim Giang). Đối tượng này chiếm tỷ lệ cao trong dân cư quận, có trình độ dân trí tương đối cao so với mức trung bình của thành phố. + Dân cư sống ở các khu vực làng xã: (Nhân Chính, Khương Đình, Hạ Đình): Có sự đan xen giữa các thành phố dân cư nên tương đối phức tạp, lại chủ yếu lao động làm thuê có trình đọ tay nghề, kinh tế thấp Cùng hoà mình vào dòng ĐTH của thành phố nên mức độ tăng dân số cơ học của quận tăng khá nhanh trong những năm gần đây, số nhân khẩu không có số hộ khẩu thường trú trên địa bàn khá lớn, chủ yếu là sinh viên, dân lao động tự do ngoại tỉnh.......điều này gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý đô thị của chính quyền địa phương. Theo thống kê năm 2003 số người trong độ tuổi lao động chiếm 67,7% dân số toàn quận, trong đó số lao động trong các ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất (0,94%) và có xu hướng giảm dần.Và trong đó lao động làm việc trong khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất (gần 2/3 lực lượng lao động của quận) Tỷ lệ số gia đình có văn hoá tương đối cao (88%) nhưng tình hình trật tự an toàn xã hội (mại dâm, ma tuý, cờ bạc, rượu chè,...) diễn biến khá phức tạp, ngày càng tinh vi hơn, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý của quận. 3. Tình hình kinh tế: Có nhiều cơ sở công nghiệp Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn, đặc biệt là khu công nghiệp Thượng Đình đóng vai trò quan trọng trong kinh tế quận nhưng cũng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý xây dựng đô thị vì độ ô nhiễm từ khu công nghiệp nay như nhà máy thuốc lá, da giày, may mặc, xà phòng.... Trong chiến lược phát triển kinh tế của thủ đô, các khu công nghiệp Thượng Đình, Nhân Chính, Giáp Bát sẽ được ưu tiên và phát triển thành những khu công nghiệp quan trọng ở phía Tây, Tây nam thành phố, cho nên cần phải nâng cao công tác quản lý QHXD các khu công nghiệp này để đạt hiệu quả cao hơn trong tương lai. 4. Tình hình cơ sở hạ tầng đô thị Mạng lưới giao thông: + Là đầu mối giao thông nối với các tỉnh phía tây nam, phía nam, lưu chuyển lượng hàng hoá và hành khách khá lớn nhưng chưa hoàn chỉnh + Phần lớn đường nội bộ trong các khu nhà cao tầng, nhà ở đã được xây dựng theo quy hoạch trước đây đang bị xuống cấp và ngày càng bị thu hẹp, manh mún... Cấp nước: Chưa có xí nghiệp quản lý kinh doanh nước sạch, nguồn nước chủ yếu do thành phố cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nước sạch của dân cư, nhất là những tháng hè tình trạng mất nước xẩy ra thường xuyên do mạng lưới nước cung cấp thực chất chưa đầy đủ và còn thấp thoát lớn. Thoát nước: Hệ thống thoát nước ngầm phần lớn chưa được đầu tư, chỉ có một số tuyến cống ngầm cũ đã xuống cấp ở hai khu công nghiệp đổ ra sông Tô Lịch. Chủ yếu là hệ thống cống nổi cho nên không đủ khả năng thoát nước mặt gây ra tình trạng úng ngập khi có mưa to xảy ra ví dụ như dọc tuyến đường 6, khu vưc Phương Liệt, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam - Cấp điện: Tuy có mật độ trạm điện lớn nhưng mức cấp điện bình quân theo đầu người còn thấp so với bình quân chung của thành phố - Hệ thống chiếu sáng độ thị: Toàn bộ các tuyến đường đều được lắp đặt các cột đèn cao áp, tuyến mới đã theo quy hoạch,đi độc lập nhưng hàu hết các tuyến cũ lại đi chung không theo quy hoạch, lại tận dụng cột điện có gắn thêm đèn làm mất cảnh quan đô thị. - Mạng lưới thông tin liên lạc: Tuy đã có các tổng đài tương đối lớn nhưng tuyến dây thông tin bưu điện phục vụ thuê bao chủ yếu đi nổi treo cùng các loại dây khác cũng như mạng lưới chiếu sáng không đảm bảo an toàn và cũng làm mất mỹ quan đô thị. Từ tình trạng trên ta thấy cơ sở hạ tầng kỹ thuật của quận cần phải nhanh chóng cải tạo, nâng cấp hoặc đầu tư xây dựng mới phù hợp với quy hoạch. Nhưng do quận mới hình thành, chưa có quy hoạch tổng thể về kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển không gian, sử dụng đất... do vậy việc xây dựng kế hoạch đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như công tác QHXD đô thị trên địa bàn thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn và phức tạp II. Tình trạng công tác quản lý xây dựng theo Quy hoạch 1. Những kết quả đạt được: 1.1. Quản lý trật tự xây dựng đô thị: + Triển khai tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý xây dựng, thành lập thanh tra xây dựng quận theo các quyết định của UBND thành phố Hà Nội và bước đầu hoạt động có hiệu quả tạo nên chuyển biến tích cực trong công tác phát hiện, thanh tra, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm..,.. đóng góp hỗ trợ tích cực tới lĩnh vực quản lý cấp giấy phép xây dựng,GPMB và các lĩnh vực khác + Thanh tra xây dựng chủ động kiẻm tra các công trình xây dựng trên địa bàn, xử lý nghiêm minh các công trình xây dựng trái phép,sai phép, không phép..,... Từ năm 2000 đến nay quận đẫ đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác lập biên bản và xử lý các vi phạm trật tự xây dựng như sau: Năm 2000 2001 2002 2003 Tổng CTXD 690 647 653 683 1. Có phép 95 62 74 139 2. CTXD vi phạm 592 585 579 547 + Không phép + Sai phép + Trái phép + Vi phạm khác 335 246 8 3 352 209 14 10 317 251 3 8 386 140 12 9 Việc phát hiện, kiểm tra, xử lý kịp thời các công trình xây dựng đã tác động mạnh trực tiếp đến công tác quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn.Năm 2003 số công trình đi xin phép, được cấp phép xây dựng tăng mạnh, tình trạng xây dựng không phép trên đất công, đất chưa hợp thức quyền sử dụng bước đầu đã được hạn chế, nhất là ở các khu vực có quy hoạch để phục vụ cho lợi ích công cộng như khu Đầm Hồng (Khương Đình, Khưong Trung), khu ao xóm Mới. Đặc biệt là trong những tháng đầu năm 2004 này, để triển khai tốt dự án xây dựng có hiệu quả tuyến dường Nguyễn Trãi thì quận đã có những biện pháp xử lý nghiêm minh các vi phạm trật tự đô thị lập lại kỷ cương trật tự đo thị: lực lượng công an quận và ban chỉ đạo 197 các phường đã tổ chức trên 30 đợt giải toả các điẻm vi phạm, sắp xếp 529 lượt hộ kinh doanh, 3193 phương tiện để đúng quy định, kiểm tra nhắc nhở 780 lượt người vi phạm, lập biên bản 2090 trường hợp vi phạm, xử phạt hành chính 135.035.000đ, tạm giữ 13 xe ô tô, 187 xe mô tô, 3 xe xích lô, 24 xe đạp thồ, 24 xe cải tiến,1 xe công nông, thu giữ 672 bàn ghế các loại, tủ kính, 62 biển quảng cáo.Vận động 584 hộ dân, hộ kinh doanh, 58 doanh nghiệp trên dọc tuyênd đường cam kết không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán, không để xe máy, xe đạp sai quy định. Quận cũng phối hợp với sở giao thông công chính tổ chức xoá bỏ triệt để 2 tụ điểm kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng, giải toả tụ điểm chợ Xanh đầu phố Chính Kinh, đầu Cầu Mới, trước cửa công ty giày vải Thượng Đình, phá dỡ 153 mái che mái vẩy,135 bục bệ, cầu dầm, phối hợp với công ty Môi trường đô thị số 4 xúc dọn 27m3 vật liệu, chất thảI... Và sau đợt triển khai này hầu hết ở các tuyến đường mẫu tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường đô thị giảm đáng kể, tình trạng lộn xộn ở các trưòng học, ỏ các chợ gây bức xúc lâu nay cho người tham gia giao thông đã được dẹp bỏ. Tuy nhiên, qua thống kê và báo cáo kết quả công tác lập biên bản và xử lý các vi phạm trật tự xây dựng ta thấy thực tế thì số công trình có phép có tăng lên so với các năm trước nhưng tổng công trình xây dựng tăng lên thì số công trình xây dựng không phép, trái phép và một vài vi phạm khác chưa giảm mà còn có xu hướng tăng lên.Ơ một số phường việc quản lý đất đai do Bộ quốc phòng quản lý chưa được bàn giao cho thành phố và quận như Khương Mai, Khương Trung hoặc ở những phường do Bộ xây dựng quản lý như Thanh Xuân Bắc,Thanh Xuân Nam; một số phường mới chuyểntừ xã còn đất nông nghiệp như Nhân Chính, Khương Đình, Hạ Đình. 1.2. Về công tác quy hoạch: Đã tích cực chủ động phối hợp với các sở, ban ngành chức năng của thành phố tham gia xây dựng các quy hoạch và đai được các kết quả như sau: + Hoàn chỉnh đồ án QHCT phường Khương Đình và khu vực phụ cận Đầm Hồng tỷ lệ 1/500 + Tiếp tục triển khai đồ án QHCT tại các phường Hạ Đình và Nhân Chính tỷ lệ 1/500 + Tiếp nhận các QHCT để thực hiện quản lý theo quy hoạch trên địa bàn: QHCT quận Thanh Xuân tỷ lệ 1/2000 gồm phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông ; QHCT khu vực Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở tỷ lệ 1/500; QHCT đường Láng Hạ - Thanh Xuân tỷ lệ 1/500; QHCT dự án đô thị mới Nam đường Trần Duy Hưng tỷ lệ 1/500; chỉ giới tuyến đường quốc lộ1, quốc lộ 6 ; chỉ giới sông Lừ, sông Tô Lịch, đường Vành đai 3. 1.3. Công tác quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch: + Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn được chỉ đạo, triển khai thực hiện đúng quy trình thủ tục, tuân theo QHCT của quận được duyệt như: - Đầu tư xây dựng mạng lưới chợ theo quy hoạch để phát triển các loại hình dịch vụ thương mại, cơ bản bê tông hoá các tuýên đường khu dân cư, từng bước cải thiện nước sinh hoạt và hệ thống thoát nước ở các cụm dân cư, đầu tư xây dựng mới 8 trường học, cải tạo nhiều phòng họp. - Đã xây dựng thí điểm đường Nguyễn Trãi và nhân rộng mô hình tuyến phố an toàn giao thông, trật tự đô thị và văn minh thương mại trên các tuyến phố chính tại 11 phường giảm tình hình vi phạm an toàn trật tự giao thôngvà vệ sinh môi trường đô thị đáng kể, đường thông hè thoáng, được nhân dân đồng tình ủng hộ. + Trong năm 2003 quận thu ngân sách đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao từ đó tập trung các nhiệm vụ đầu tư có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực: thực hiện cải tạo 20 km đường ngõvà 18km thoát nước thuộc quận quản lý, đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp cho 27 trường THCS, tiểu học và mẫu giáo, 3 trạm y tế phường, 8 trụ sở phường, 8 chợ, 25 sân chơi,.. Cải tạo nâng cấp hệ thống truyền thanh cho cả 11 phường, cải tạo cảnh quan môi trường, xây kè và nạo vét 5 hồ, xây dựng các chợ Kim Giang, Thanh Xuân Bắc, Khương Đình, Thượng Đình đã được đưa vào sử dụng +Tiến hành lập 9 dự án về nhà ở để bán cho cán bộ công nhân viên, phục vụ di dân GPMB và phục vụ đối tượng khác theo hướng dẫn của thành phố. Tạo điều kiện pháp lý cho các cơ quan đơn vị và hỗ trợ GPMB để xây dựng nhà ở trên địa bàn nên đã xây mới được hơn 20.000m2 nhà ở và tiếp tục triển khai 2 dự án khu đô thị mới thuộc Trung Hoà - Nhân Chính. + Đặc biệt là trong năm 2004 triển khai dự án thí điểm xây dựng nhà ở cao tầng cho thuê tại ô đất 3.7 NO và 3.10 NO (phường Nhân Chính) dọc tuyến đường Láng Hạ.Dự án góp phần thực hiện mục tiêu chính trị của thành phố vè triển khai dự án thí điểm mô hình nhà ỏ cho thuê, đây là kế hoạch của thành phố và chủ đầu tư nhằm từng bước ‘an cư’ cho những người chưa có đủ kha năng tài chính để làm chủ một căn hộ chung cư.Quy mô,phạm vi quy hoạch của dự án trên cơ sở đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại phục vụ các công trình trong khu nhà ở cao tầng cho thuê và phù hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuạt chung của tuyến đường Láng Hạ. Mục tiêu của dự án nhằm xác lập quy hoạch ổn định lâu dài cho tuyến đuờng Láng Hạ -Thanh Xuân đồng thời vẫn tạo được sự phù hợp với QHTT của thành phố, phục vụ các đối tưọng là các cán bộ, công nhân viên của các đơn vị sự nghiệp, những người có nhu cầu thuê nhà lâu dài cũng sẽ được đáp ứng. 1.4. Công tác giải phóng mặt bằng: + Đã hoàn thành GPMB một số dự án trọng điểm như dự án đấu giá quyền sử dụng đất đường Nguyễn Tuân, đườngVành đai 3, đường Láng Hạ - Thanh Xuân góp phàn giảm tải ách tắc giao thôngcho nút giao thông Ngã Tư Sở. Đặc biệt dự án cải tạo nút giao thông Ngã Tư Vọng đánh dấu bước chuyển biểntong công tác GPMB của quận, tổng diện tích đất 2,74 ha đã được bàn giao cho chủ đầu tư mà không phải tổ chức cưỡng chế một hộ dân nào. Ngoài ra cũng đã tuyến đường trên địa bàn 2 quận Thanh Xuân, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ lợi ích của nhân dân khu vực và thành phố, trong đó có các đơn vị bộ đội đóng quân + Công tác đền bù đều tuân thủ theo nguyên tắc đảm bảo thực hiện đúng các cơ chế, chính sách của thành phố phù hợp với mặt bằng chung trên địa bàn thành phố, không làm ảnh hưởng đến việc thu hồi đất các dự án khác. Trong năm 2004, bố trí 80 hộ thuộc diện taí định cư của phường Khương dự án cải tạo nút giao thông Ngã Tư Sở vào nhà N14A khu đô thị mới Định Công.Quỹ nhà dành cho dự án VĐ3 đoạn qua Thanh Xuân (gồm có 96 căn hộ nhà N5B, N5C ; 224 căn hộ thuộc N5A,N5D khu đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính) đã được bàn giao trong quý III. Toàn bộ quỹ nhà còn lại của khu đô thị (1154 căn) sẽ được bàn giao trong năm 2005. Ngày 12/8/2004 vừa qua đã di dời hơn 40 hộ dân để bàn giao mặt bằng thi công nút giao thông Láng Hạ, VĐ3. Đề nghị của quận được giao sử dụng 32 căn hộ chung cư trên đường Trường Chinh(6 quỹ nhà tái định cư của thành phố) do tổng công ty Sông Đà làm chủ đầu tư để triển khai GPMB đường vào 3 cụm trường Thanh Xuân Nam đã được thành phố chấp nhận Cũng nằm trong dự án Ngã Tư Vọng, hội đồng GPMB đã cùng làm việc với ngành thuế giải quyết đè nghị được truy thu thuế môn bài từ năm 2003 của các hộ kinh doanh thuộc diện di dời, để được hưởng chính sách hỗ trợ kinh doanh. 1.5. Cấp phép xây dựng: + Triển khai thực hiện đồng bộ mô hình “một cửa” ở tất cả các phường trong công tác cấp giấy phép. Trong năm 2002 đã thụ lý cấp phép xây dựng cho 74 trường hợp trong đó có 35 trường hợp nhà ở của dân và 39 đối tượng khác. Năm 2003 quận giải quyết cấp phép xây dựngvới tổng 139 hồ sơ trong đó có 97 trưòng hợp nhà ở tư nhân + Tiếp nhận và quản lý do thành phố cấp phép xây dựng, giải quyết 4 trường hợp đào đường thi công các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, 3 trường hợp trông giữ xe đạp, xe máy 2. Những tồn tại: 2.1. Công tác quy hoạch: + Quy hoạch chưa đồng bộ và chi tiết, chưa có quy hoạch chi tiết toàn quận tỷ lệ 1/500, mới chỉ có quy hoạch chi tiét toàn quận 1/ 2000 về phần giao thông và sử dụng đất nên gây khó khăn cho công tác triển khai thực hiện quy hoạch và các công tác quản lý + Công tác quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 triển khai quá chậm trong khi tốc độ ĐTH, tình trạng phát triển tự phát trên địa bàn quận diễn ra khá mạnh.Chính vì vậy mà công tác quy hoạch chưa theo kịp tốc độ ĐTH và đòi hỏi của công tác quản lý dẫn đến việc quản lý xây dựng theo quy hoạch gặp rất nhiều khó khăn + Đối với những quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được duyệt phần lớn không được tổ chức cắm mốc giới theo quy hoạch nên cũng gây khó khăn cho việc quản lý. 2.2. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch: + Đầu tư xây dựng chủ yếu vẫn tập chung ở nguồn vốn ngân sách, công tác huy động vốn đầu tư còn hạn chế, chưa khai thác phát huy được các nguồn vốn trong dân cư để đầu tư phát triển hạ tầng cung cấp các dịch vụ, tiện ích xã hội. + Việc thực hiện thủ tục đầu tư có lúc chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng, còn những dự án chưa đảm bảo tiến độ xây dựng, một vài công trình chất lượng hoặc hiệu quả đầu tư chưa cao + Chưa có quy hoạch tổng thể về hạ tầng (điện, nước, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục, chợ… 2.3. Công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng: + Trong lĩnh vực xây dựng nhà ở của dân: Tỷ lệ xin phép xây dựng nhà còn rất thấp, tình trạng xây dựng trái phép diễn ra còn rất phổ biến, tỷ lệ xây dựng không phép trên 60%,xây dựng trái phép rất nhiều trên các diện tích đất nông nghiệp, đất lưu không ở các khu tập thể cao tầng và đất đã có quy hoạch. Có nhiều trường hợ còn xây dựng, cải tạo không phép ngay trên khu vực nhà đất có thể cấp phép xây dựng được. + Việc lấn chiếm các khu vực đất đai dành cho mở đường để xây dựng các khu ở, khu vực sản xuất, khu vui chơi, nghỉ ngơi giải trí của nhân dân, của các cơ quan, xí nghiệp trở nên phổ biến… Nhưng chính quyền địa phương vân chưa có thái độ dứt khoát và kiên quyết trong việc xử phạt các vi phạm.Ơ nhiều nơi vẫn thường xảy ra hiện tượng lấn chiếm vỉa hè, để vật liệu xây dựng, rác thải bừa bãi… khi vắng bóng các lực lượng giám sát. + Hiệu quả xử lý các vi phạm chưa cao, thiếu kịp thời, chủ yếu là phạt cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ nhưng sau đó công trình vẫn tiếp tục hoàn thiện gây thắc mắc, khiếu kiện trong dân. + Hiện nay lực lượng để duy trì trật tự đô thị còn quá ít, chế độ đãi ngộ còn thấp nên không thu hút được nhiều lực lượng tham gia công tác này, hiện mỗi phường chỉ có 4-5 người giữ chốt nên không kiểm soát hết được mọi tình hình + Chưa có các biện pháp nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân nên ý thức của người dân về trật tự vệ sinh môi trường đô thị cồn nhiều hạn chế, đối tượng vi phạm gồm mọi tầng lớp, từ dân thường tới cả cán bộ, Đảng viên, công nhân viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang. 3. Nguyên nhân: 3.1. Nguyên nhân khách quan: * Về công tác quy hoạch: + Khó khăn về kinh phí cho công tác quy hoạch: công tác lập quy hoạch chiết toàn quận tỷ lệ 1/500 và lập chi tiết các phường tỷ lệ 1/500 phải đỏi hỏi nguồng kinh phí rất lớn. Để tổ chức cắm mốc giới theo quy hoạch đối với các quy hoạch chi tiết 1/500 đã được duyệt cũng đòi hỏi nguồn kinh phí không nhỏ. + Do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn (cơ quan lập quy hoạch với các chuyen vien của quận, với UBND quận) + Do quận chưa có quy hoạch chi tiết, cụ thể toàn quận nên gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện + Công tác lập quy hoạch chi tiết các phường tỷ lệ 1/500 triển khai chậm chủ yếu là do phải chờ thẩm định xét duyệt trên cơ sở quy hoạch kiến trúc và phê duyệt của UBND thanh phó, do thiếu sự trợ giúp của địa chính. *Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: + Cơ chế chính sách huy động vốn chưa được nghiên cứu đầy đủ và ưu tiên thoả đáng, nên chưa khuyến khích được các nhà đầu tư tham gia + Công tác giải phóng ở một số công trình, dự án còn kéo dài ảnh hưởng đến quá trình đầu tư và thực hiện theo quy hoạch (như dự án cải tạo nút giao thông Ngã Tư vọng, Ngã Tư Sở, dự án đường vành đai 3, dự án đường Láng Hạ - Thanh Xuân, dự án đường Thanh Xuân kéo dài, dự án đường quốc lộ 1-6, dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1….) + Thủ tục đầu tư cơ bản còn chưa thông thoáng, nên gặp nhiều khó khăn vướng mắc, thời gian kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình và khả năng đầu tư, ảnh hưởng đến việc xây dựng các công trình theo quy hoạch đề ra. *Về cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng: + Do thực trạng về tốc độ gia tăng dân số cơ học kéo theo nhu cấu nhà ở tăng cao, sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng và ý thức chấp hành quy định văn minh đô thị của một bộ phận người dân đô thị còn thấp khiến cho công tác quản lý và phát triển đô thị theo quy hoạch đã gặp nhiều khó khăn nay càng khó khăn hơn. + Việc quản ly đât đai, xây dựng nhà ở tập thể tai nhiều khu vực còn do nhiều ngành, nhiều đơn vị quản lý, chưa được bàn giao cho chính quyền thành phố, quận và phường để quản lý thống nhất trên địa bàn lãnh thổ + Thực hiện chủ trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở cho nhân dân còn chậm. Cơ chế quản lý đất đai, quản lý đầu tư xây dựng thay đổi nhiều và có những vường mắc chưa được tháo gỡ kịp thời dẫn tới thiếu các cơ sở pháp lý cần thiết để nhân dân có thể làm thủ tục xin cấp phép xây dựng. 3.2. Nguyên nhân chủ quan: + Bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên trách công tác quản lý đô thị, trật tự xây dựng ở quận và các phường còn nhiều bất cập, hạn chế cả về số lượng và chất lượng (năng lực, trình độ, nghiệp vụ) và chưa được phân định rõ ràng trách nhiệm xử lý, phối hợp đối với cụ thể các tình huống xây dựng không phép. Do đó công tác quản lý trật tự xây dựng còn biểu hiện buông lỏng ở một số nơi, đặc biệt trong khu vực xây dựng nhà ở của nhân dân. Sự phối hợp giữa các phòng ban c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35646.doc
Tài liệu liên quan