Đề án Những định hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 6

1.1. Khái niệm về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 6

1.2. Phân loại : 6

1.2.1. Hàng rào thuế quan: 6

1.2.2. Các hàng rào phi thuế quan 7

1.3. Vai trò của rào cản 10

1.3.1. Các biện pháp bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của con người: 10

1.3.2. Các biện pháp bảo vệ sự sống, sức khỏe của động vật và thực vật: 10

1.3.3. Các biện pháp bảo vệ môi trường: 10

1.3.4. Các biện pháp khác: 11

1.4. Sự cần thiết của việc nghiên cứu rào cản thương mại 11

CHƯƠNG 2: Thực trạng áp dụng rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào EU 12

2.1. Tổng quan tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường EU 12

2.1 Tình hình việc áp dụng các rào cản kỹ thuật đối với mặt hang thuỷ sản nhập khẩu vào EU 16

2.1.1 Yêu cầu cao về vệ sinh an toàn 17

2.1.2 Bảo vệ môi trường, nguồn lợi tự nhiên 18

2.1.3 Tập quán ứng xử 19

2.1.4 Quản lý thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi 22

2.1.5 Quy định dán nhãn 23

2.1.6 Ðộc tố và chất gây ô nhiễm trong các sản phẩm thuỷ sản 23

2.2 Đánh giá tình hình đối phó của các doanh nghiệp 24

2.2.1 Nâng cao chất lượng, tăng độ an toàn 26

2.2.2 An toàn từ nông trại đến bàn ăn 27

 

CHƯƠNG 3: Những định hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của Eu đối với thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam 29

3.1. Cơ hội dành cho ngành thuỷ sản Việt Nam 29

3.2. Định hướng từ phía doanh nghiệp 33

3.3. Những giải pháp cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 34

3.3.1. Giải pháp từ phía chính phủ 34

3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 35

3.4. Định hướng từ phía nhà nước 38

3.1.1. Về quan hệ đa phương 38

3.1.2. Quan hệ hợp tác - hỗ trợ trong lĩnh vực thuỷ sản 40

KẾT LUẬN 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2365 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Những định hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khu vực xuất khẩu này và cả các nước đang phát triển khác có tiềm năng bán cá và thủy sản chế biến của EU. Một loạt các biện pháp đang được EC xúc tiến để đưa con cá, con tôm của nước nghèo vào những nước giàu trong EU. Hỗ trợ kỹ thuật là một trong những biện pháp tiêu tốn khá nhiều tiền của EC trong hơn 5 năm qua. EC cho biết có 624 dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các nước xuất khẩu với trị giá khoảng 4,3 tỷ Euro đã và đang triển khai ở ASEAN và các nước đang phát triển khác chủ yếu nhắm vào mục tiêu đẩy mạnh thương mại như hỗ trợ về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, đơn giản hóa thủ tục hải quan. Các quỹ tài chính do EC đề xướng cũng góp phần vào công tác hỗ trợ kỹ thuật cho các nước xuất khẩu. Bên cạnh hỗ trợ kỹ thuật, EC cũng có chương trình đào tạo lao động và cán bộ kỹ thuật cho các nước đang phát triển xuất khẩu thủy sản vào EU.Trong các dự án đó thì Việt Nam cũng có một vị trí quan trọng. Bảng 2.1.3 Nguồn: Bộ thuỷ sản Biểu đồ 2.1.4: Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU Nguồn:Bộ thuỷ sản 2.1 Thực trạng việc áp dụng các rào cản kỹ thuật đối với mặt hang thuỷ sản nhập khẩu vào EU EU là một khối liên kết kinh tế chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện nay và cũng là một khu vực phát triển kinh tế ổn định và có đồng tiền riêng khá vững chắc. Mặt khác, thị trường EU có nhu cầu lớn, đa dạng và phong phú về sản phẩm. Đây là thị trường liên kết chặt chẽ thành một khối mậu dịch thống nhất mạnh hạng nhất thế giới, có sức mua lớn, ổn định và cũng là một thị trường khó tính nhất về tiêu dùng thủy sản. Thị trường này, với sở thích tiêu dùng sản phẩm tôm, cá, nghêu,… kích thước nhỏ, chất lượng vừa phải có thể bổ sung cho thị trường Nhật và Mỹ về cơ cấu hàng hoá, tạo thế cân bằng cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Do vậy, tăng cường xuất khẩu sang EU chính là một trong những giải pháp giúp các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đảm bảo ổn định sản xuất. Song việc mở rộng thị phần thủy sản Việt Nam ở đây cũng không dễ dàng. 2.1.1 Yêu cầu cao về vệ sinh an toàn Qua số liệu thống kê, tuy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU tăng trưởng cao trong những năm vừa qua, nhưng hàng thủy sản của ta chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường này, còn cách xa tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản hàng năm của EU rất lớn, nhưng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng này lại rất cao. Một vài lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU vẫn  chưa an toàn (nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn, bị phát hiện có dư lượng hoá chất, kháng sinh,...) và chất lượng chưa được ổn định. Đã xảy ra một số trường hợp doanh nghiệp Việt Nam làm giả chất lượng hàng thủy sản. Do vậy, EU chỉ nhập khẩu những sản phẩm từ những doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam đã được cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh. Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản khác của Việt Nam chưa tiếp cận được thị trường này Đặc biệt tại châu Âu đã đã đưa vào vận hành hệ thống cảnh báo nhanh. Hệ thống này do EFA (Cơ quan quản lý thực phẩm châu Âu) chịu trách nhiệm quản lý. Mục đích là cảnh báo nhanh bao quát toàn bộ dây chuyền cung cấp thức ăn, kể cả thức ăn cho động vật, đồng thời hỗ trợ tư vấn khoa học và kỹ thuật cho Ủy ban châu Âu. Bất kỳ thông tin về mối nguy nghiêm trọng nào trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe con người phát sinh từ thực phẩm hoặc thức ăn cho động vật sẽ được thông báo đến cho các cơ quan quản lý thực phẩm của các nước thành viên thông qua hệ thống này. Biện pháp tương tự sẽ được áp dụng để hạn chế đưa ra thị trường các sản phẩm sản xuất tại EU hay nhập khẩu nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn thực phẩm. 2.1.2 Bảo vệ môi trường, nguồn lợi tự nhiên Chính sách môi trường của EU dựa trên các Hiệp định quốc, đặc biệt dựa trên Chương trình nghị sự 21 của Hiệp định Rio de Janeiro (Hiệp định Rio), Hội nghị Liên hiệp Quốc về môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992. EU và các nước thành viên đã cam kết thực hiện các hành động trong khuôn khổ Hiệp định Rio. Chương trình môi trường của EU hiện nay nhấn mạnh việc xử lý nguyên nhân gốc rễ của vấn đề về môi trường chứ không phải đối phó với rắc rối khi chúng xảy ra. Các quy định về môi trường của EU đối với sản phẩm thủy sản chính là các quy định về hàng hoá môi trường nằm trong hệ thống “Luật sản phẩm môi trường của Liên minh châu Âu”. EU ban hành Hệ thống Luật sản phẩm môi trường nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái. Quy định về môi trường của EU rất nghiêm ngặt, bao gổm các quy định liên quan trực tiếp đến môi trường và các quy định liên quan gián tiếp đến môi trường và liên quan trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi xuất khẩu hàng thủy sản sang EU, ngoài việc xuất trình các chứng chỉ về vệ sinh dịch tễ, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật là yêu cầu bắt buộc, doanh nghiệp Việt Nam còn phải tuân thủ các quy định về môi trường của EU. Có thể nói rằng, Hệ thống quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với hàng hoá là hoàn chỉnh hơn cả, rất chặt chẽ, và không dễ thoả mãn. Người tiêu dùng EU có nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường. 2.1.3 Tập quán ứng xử Thực tế, EU không phải là một thực thể văn hoá, không đồng nhất về tập quán sinh hoạt, ẩm thực, thị hiếu tiêu dùng cách ứng xử. Thị trường EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật còn trên thực tế bao gồm nhiều thị trường quốc gia và khu vực có những đặc điểm rất khác nhau. Mỗi nước có bản sắc văn hoá riêng nên yêu cầu của họ cũng khác nhau. EU là thành viên của WTO nên có chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên nguyên tắc của tổ chức này. Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều nhưng biện pháp thuế quan lại được sử dụng khá nhiều. Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xu hướng giảm nhưng EU vẫn là một thị trường được bảo trợ chặt chẽ với hàng rào phi thuế quan (rào cản kỹ thuật) nghiêm ngặt. Rào cản kỹ thuật chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phâm, đó là: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Khách hàng EU rất khó tính về mẫu mã và thị hiếu. Chỉ khi các yếu tố chất lượng, các trình bày sản phẩm và giá cả hấp dẫn thì sản phẩm mới có cơ hội bán được ở châu Âu. Việc tự do hoá về thương mại và đầu tư trên thế giới cũng như cải cách về chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của EU ngày càng được nới lỏng nên cạnh tranh trên thị trường này sẽ ngày càng gay gắt do lượng hàng nhập khẩu rất nhiều. Chu kỳ sống của một sản phẩm sẽ phải ngắn hơn và phương thức dịch vụ tốt hơn. Kênh nhập khẩu và phân phối hàng trong khối EU khá phức tạp và có nhiều đầu mối có phương thức ứng xử khác nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ những đặc điểm của kênh phân phối đó và các đầu mối nhập khẩu để có những biện pháp xâm nhập cụ thể. Với sản lượng xuất nhập khẩu hàng năm lớn, là một bản hàng ổn định, các doanh nghiệp thủy sản đang dần chuyển mình để tạo được những dấu ấn trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định thành công khi thâm nhập thị trường châu Âu. Thị trường châu Âu yêu cầu sản phẩm có chất lượng cao nên hầu hết các nước xuất khẩu, đặc biệt là châu á đều nhận định đây là thị trường khó tính và nghiêm ngặt. Họ đưa ra hàng loạt các quy định pháp lý về chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh để bảo vệ cho sức khoẻ người tiêu dùng. Việc tuân theo các quy định về an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc để tiếp cận thành công thị trường này. Xuất khẩu thuỷ sản vào EU bắt buộc phải có chứng nhận chính thức dựa trên việc EU công nhận cơ quan thẩm quyền của các nước xuất khẩu. Các nước xuất khẩu phải có một cơ quan thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc quản lý chính thức thông suốt cả hệ thống sản xuất. Tháng 4/2004, EU đã thông qua các quy định về kiểm soát thực phẩm mới và toàn bộ các quy định về vệ sinh. Những nguyên tắc vệ sinh mới hợp nhất và đơn giản hoá các yêu cầu phức tạp và chi tiết trước đây đã nêu trong 17 chỉ thị khác nhau. Các yêu cầu chung về vệ sinh được đặt ra cho việc sản xuất các loại thực phẩm, trong đó cũng đề ra các nguyên tắc cụ thể cho sản xuất thịt và các sản phẩm thịt, các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ, thuỷ sản, sữa và các sản phẩm sữa, trứng và các sản phẩm của trứng, đùi ếch và các loại ốc, mỡ động vật, giêlatin và chất tạo keo. Từ 1/1/2006, EU đưa ra luật quản lý thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi mới gọi là đóng gói vệ sinh, trong đó quy định về tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm, quy định về kiểm soát thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi cũng như quy định vệ sinh thức ăn cho vật nuôi tạo thành một bộ các quy định chặt chẽ và hài hoà khung hiệp định an toàn thực phẩm của EU. Quy định đóng gói vệ sinh không chỉ đơn giản hoá các quy định vốn được coi là phức tạp trước đây, mà còn đưa ra khái niệm có trách nhiệm thông qua chuỗi thức ăn từ trang trại đến bàn ăn. Quy định đóng gói vệ sinh rõ ràng hơn và nghiêm ngặt hơn về vệ sinh thực phẩm, các quy định vệ sinh cụ thể đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, các quy định cụ thể về kiểm soát các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật phục vụ cho tiêu dùng của con người. Các quy định chung được đặt ra cho tất cả các loại thực phẩm như các nguyên tắc cụ thể được quy định cho các sản phẩm thuỷ sản và nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Theo quy định mới này, các sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung như hàng hoá của EU (Tài liệu: How to export seafood to EU). Các sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh mới, có hiệu lực từ 1/1/2006 như sau: 2.1.3.1 Quy định mới về vệ sinh thực phẩm Các quy định mới về vệ sinh thực phẩm tập trung vào yêu cầu bảo vệ sức khoẻ cộng đồng một cách tốt nhất dựa trên việc đánh giá mối nguy. Luật mới quy định tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi, từ người nuôi, nhà chế biến đến người bán lẻ và dịch vụ nhà hàng đều phải chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo thực phẩm bán trên thị trường EU đáp ứng mọi tiêu chuẩn bắt buộc về an toàn thực phẩm. Mọi khâu trong chuỗi thực phẩm kể cả khâu sản xuất nguyên liệu cũng phải tuân thủ phương pháp tiếp cận từ trại nuôi đến bàn ăn của EU về an toàn thực phẩm. Quy định đóng gói vệ sinh được chia làm 5 quy định và các chỉ thị thay thế cho 17 chỉ thị trước đây. Theo đó, tất cả các sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung như các sản phẩm của EU. Quy định 852/2004 của Quốc hội châu Âu và Hội đồng châu Âu về vệ sinh thực phẩm. Quy định này bao gồm cả những yêu cầu chung và yêu cầu kỹ thuật đối với sản xuất. Quy định 853/2004 của Quốc hội châu Âu và Hội đồng châu Âu đề ra các nguyên tắc vệ sinh cụ thể đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Quy định 854/2004 của Quốc hội châu Âu và Hội đồng châu Âu đề ra các nguyên tắc cụ thể đối với việc tổ chức quản lý có thẩm quyền đối với sản phẩm có xuất xứ từ động vật phục vụ cho tiêu dùng của con người. Chỉ thị 2002/99/EC đề ra các nguyên tắc vệ sinh chi phối việc sản xuất, chế biến, phân phối và nhập khẩu các sản phẩm có xuất xứ động vật. Chỉ thị 2004/41/EC thay thế cho 17 chỉ thị trước đây. 2.1.3.2 Các biện pháp thực hiện theo các qui tắc vệ sinh mới Quy định 2073/2005 của Uỷ ban châu Âu về các tiêu chí vi khuẩn, độc tố và các chất chuyển hoá (thuộc vi trùng học) đối với nguyên liệu là thực phẩm (1/1/2006). Quy định 2074/2005 của Uỷ ban châu Âu về các biện pháp thực hiện đối với một số sản phẩm nhất định theo Quy định 853/2004, 854/2004 và 882/2004 và các văn bản hướng dẫn thực hiện theo Quy định 852/2004, phần bổ sung cho Quy định 853/2004 và Quy định 854/2004. Ðến 31/12/2009, EU sẽ cho phép sắp xếp chuyển đổi để tạo thuận lợi cho giai đoạn chuyển tiếp giữa quy định vệ sinh thực phẩm mới và cũ. Các biện pháp chuyển đổi được đề ra trong Quy định 2076/2005. 2.1.4 Quản lý thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi Quy định 882/2004 của Hội đồng châu Âu thiết lập các hệ thống kiểm soát hài hoà của EU bao gồm cả an toàn thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi, các nguyên tắc về phúc lợi và sức khoẻ động vật. Liên quan đến việc kiểm soát nhập khẩu, các nước thứ ba sẽ phải đảm bảo rằng các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EU phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cần thiết. 2.1.5 Quy định dán nhãn Ba quy định chính liên quan đến việc dán nhãn là Quy định 2000/104/EC, Chỉ thị 2000/13/EC và Quy định 2065/2001/EC. Tất cả các luật mới của EU đều (và sẽ) dựa trên quyền lợi của người tiêu dùng và sự an toàn theo phương thức người tiêu dùng sẽ không bị bất kỳ sản phẩm nào hay bao bì nào đánh lừa. Ðối với yêu cầu vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thuỷ sản, quy định của EU yêu cầu tất cả các sản phẩm đóng gói phải ghi nước xuất xứ. Nhãn mác phải được in lên gói hàng hoặc thùng các tông để tránh bị tẩy xoá hoặc rách khi sử dụng. Ngôn ngữ sử dụng phải chính thống và dễ hiểu. Ví dụ, đối với các sản phẩm đông lạnh nhãn mác phải có các thành phần sau : -Tên loài theo sau từ đông lạnh frozen -Nước xuất xứ -Giới thiệu : có thể bao gồm tên loài -Trọng lượng (kg) -Danh mục thành phần -Hạn sử dụng (tháng/năm) -Ðiều kiện bảo quản -Hướng dẫn sử dụng -Tên và địa chỉ của nhà sản xuất -Lot do nhà chế biến xác định để có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong trường hợp cần kiểm tra. EU đang có kế hoạch xem xét lại toàn bộ hệ thống dán nhãn thực phẩm từ năm 2006 đến 2008 với một bộ kế hoạch đầu tiên dự kiến thực hiện vào năm 2007. 2.1.6 Ðộc tố và chất gây ô nhiễm trong các sản phẩm thuỷ sản EU đã chi tiết hoá việc kiểm soát pháp lý đối với việc sử dụng và theo dõi các loại thuốc thú y và các loại thuốc khác có trong cá và thuỷ sản, việc kiểm soát pháp lý những chất bị cấm chỉ định trong động vật và kiểm soát các sản phẩm dự tính xuất khẩu phải có hiệu lực ở nước thứ ba. Quy định 466/2001 đưa ra mức độ tối đa cho phép đối với một số chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm. Ðối với thuỷ sản và thuỷ sản nuôi, mức độ tối đa được áp dụng với thuỷ ngân, cát mi và chì (kim loại nặng). Chỉ thị 96/22/EEC cấm sử dụng một số hoá chất nhất định có chứa hoóc môn và hoạt chất thyreostatic, trong đó có kháng thể β trong các sản phẩm nuôi. Quy định 2377/90 đặt ra mức độ cặn tối đa cho phép đối với các sản phẩm thuốc thú y. Quyết định 95/249/EC ấn định giới hạn tổng lượng Nitơ cơ bản dễ bay hơi (TVB-N) đối với các danh mục thuỷ sản nhất định và cụ thể hoá những phương pháp phân tích được sử dụng. Thuỷ sản của Việt Nam đang dần đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường EU.Qua đó cũng dần biến một thị trường tử thần của các nhà xuất khẩu trở thành một thị trường đầy tiềm năng. 2.2 Đánh giá tình hình đối phó của các doanh nghiệp Theo số liệu thống kê, xuất khẩu thủy sản từ đầu năm đến nay tăng khá do các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, số doanh nghiệp được miễn kiểm nghiệm chất lượng ngày càng nhiều, nhất là tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc... Riêng xuất khẩu vào thị trường EU đạt 585 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. EU là thị trường lớn nhất của ngành thủy sản, chiếm 25% tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành. Hiện nay có 245 cơ sở chế biến đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn của EU và được phép xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu vào EU đã bị trả về với lý do còn chất dư lượng kháng sinh. Đáng lo nữa có những lô hàng đã được Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (Nafiqaved) kiểm tra, kết luận đủ điều kiện xuất khẩu nhưng vẫn bị trả về vì vẫn còn dư lượng thuốc kháng sinh như Sulfamerazine, Chloramphenicol, Enrofloxacin, kim loại nặng... Áp dụng hệ thống truy nguyên nguồn gốc Từ tháng 10-2005, EU quy định tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm phải có hệ thống truy nguyên nguồn gốc, phải chứng minh được khả năng truy nguyên nguồn gốc. Truy nguyên nguồn gốc cũng là tiêu chí hàng đầu trong 14 tiêu chí cần tuân thủ của EUREGAP (tiêu chuẩn châu Âu về thực hành nông nghiệp tốt). Đây là quá trình giám sát và truy tìm nguồn gốc thực phẩm khi cần, từ cung cấp thức ăn, nuôi trồng, chế biến, phân phối, vận chuyển và bán lẻ đến tay người tiêu dùng. Theo chuyên gia cho biết, ở Việt Nam có khoảng 90% giá trị thủy sản xuất khẩu từ nguồn nuôi trồng, vì thế vấn đề truy nguyên thực phẩm là rất cần thiết. Hiện nay, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản như CTCP Hùng Vương, Thủy sản Gò Đàng, Thủy sản An Giang... đã bắt đầu triển khai các chương trình đầu tư quy hoạch vùng nguyên liệu để kiểm soát chất lượng, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để đảm bảo các điều kiện cho quá trình truy nguyên nguồn gốc khi cần. Theo các báo cáo cho biết các doanh nghiệp đã đầu tư cho vùng nguyên liệu hang trăm héc ta cho nông dân nuôi cá, vừa đảm bảo yêu cầu kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa xác định rõ nguồn gốc nguyên liệu theo yêu cầu hội nhập. Do vậy, đây là một tiền đề rất tốt để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cá phi lê đông lạnh sang thị trường EU, Hoa Kỳ, Australia... Một số doanh nghiệp còn dự định đầu tư sản xuất thức ăn thủy sản để khép kín quy trình chăn nuôi và chế biến. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp làm được điều này còn ít. 2.2.1 Nâng cao chất lượng, tăng độ an toàn Các cuộc gặp giữa các nhà sản xuất thuỷ sản Việt Nam và các giới quan chức và chuyên gia của EU - thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam đều hướng đến cùng một mục tiêu là nâng cao chất lượng thủy sản và tăng độ an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm bảo vệ người tiêu dùng. An toàn vệ sinh thực phẩm chính là yêu cầu và cũng là mục tiêu của chính sách và qui định mới đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào EU được áp dụng từ đầu năm nay. Các nhà xuất khẩu thủy sản trong nước từ cuối năm ngoái và đầu năm nay đã kháo nhau về chính sách nhập khẩu thủy sản vào EU. Nhiều người nói rằng chính sách nhập khẩu của EU phức tạp và các qui định nghiêm ngặt hơn. Từ đó những người khác cũng tin rằng sản lượng xuất khẩu vào thị trường này sẽ giảm từ năm nay nếu như không có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy. Các quan chức của EC cho biết luật mới về nhập khẩu hàng nông sản và thủy sản vào EU chỉ là sự hợp nhất các qui định và chính sách đã được hài hòa theo qui chuẩn của liên minh. Các qui chuẩn áp dụng cho liên minh cũng áp dụng cho từng nước trong 25 thành viên của EU. “Luật mới không nhằm gây khó khăn hay giúp đỡ bất kỳ nước xuất khẩu nào cũng không phải để hạn chế mặt hàng thủy sản vào liên minh mà nhằm vào mục đích bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả hơn”, ông Patrick Deboyser, Tham tán Công sứ về an toàn thực phẩm và sức khỏe của phái đoàn EC tại Thái Lan, phát biểu. Bộ luật mới về nhập khẩu hàng thực phẩm mới nói chung và thủy sản hay nông sản nói riêng được thể hiện trong bốn hệ thống luật của EU với luật 178/2002 là chủ đạo và bốn luật khác bổ sung bao gồm 852/2004, 853/2004, 882/2004 và 854/2004. 2.2.2 An toàn từ nông trại đến bàn ăn Một phương châm thứ hai đang được áp dụng tại EU, đó là phương châm an toàn từ nông trại đến bàn ăn. Điều này có nghĩa an toàn vệ sinh phải được bảo đảm từ khi bắt đầu của qui trình tạo ra sản phẩm đến bàn ăn của người tiêu dụng. Để thực hiện phương châm này EU đưa ra qui định về truy xuất xuất xứ, tức là mọi đầu vào tạo nên thành phẩm phải có xuất xứ rõ ràng và phải được thể hiện trên những chứng từ thuộc qui trình. Truy xuất xuất xứ nguồn gốc được yêu cầu đối với các doanh nghiệp có mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào EU từ đầu năm nay. Tuy nhiên, do Việt Nam có tính chất đặc thù về qui trình sản xuất nên qui định này được bắt đầu trễ hơn, sau năm 2008. Đánh giá và quản lý rủi ro hay nguy cơ ngộ độc thực phẩm là những phương pháp tiếp cận của EC. Chúng được thực hiện dựa trên nguyên tắc ứng dụng công nghệ và khoa học hiện đại tốt nhất và cảnh báo sớm để hạn chế các rủi ro tiềm ẩn trong qui trình sản xuất thực phẩm. EC tăng cường tham vấn các bên liên quan như nhà nhập khẩu, nhà sản xuất và giới chức chính quyền để tiếp cận thông tin cần thiết; đồng thời xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc đưa mặt hàng thực phẩm thủy sản vào EU, nhất là vai trò của cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở những nước xuất khẩu. Đây là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát mức độ an toàn và vệ sinh thực phẩm trước khi được đưa vào EU. Thông qua đó thấy được là các doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu nghiêm túc tìm ra biện pháp để tiếp cận thị trường EU. Tuy nhiên sản lượng thuỷ sản xuất khẩu vào EU khó có thể tăng trưởng đột biến vì Ủy ban châu Âu (EC) kiểm tra chất lượng thuỷ sản nhập khẩu rất nghiêm ngặt. Đến thời điểm này, EU chỉ mới công nhận 209 doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường các nước trong EU. Nhiều năm qua, EC đã cử thanh tra thú y vào Việt Nam kiểm tra chất lượng các cơ sở nuôi và chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam. Vấn đề dư lượng hoá chất và nguy cơ nhiễm khuẩn thuỷ sản nếu không được giải quyết một cách triệt để sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc xuất khẩu mặt hàng này. Vì vậy, thời gian qua, Bộ Thương mại và Bộ Thuỷ sản cũng như Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã liên tục cảnh báo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm bởi bên cạnh yếu tố giá cả cạnh tranh thì chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quan trọng để sản phẩm thuỷ sản nước ta thâm nhập sâu, rộng vào thị trường thế giới. Trong số các nước thuộc EU, thị trường Tây Ban Nha có nhiều khó khăn trong nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản hơn cả. Tây Ban Nha thường theo dõi thuỷ sản nhập khẩu rất chặt chẽ và hay ban hành các lệnh cảnh báo thú y, thậm chí trong cả các trường hợp EC chỉ ra thông báo. CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆP PHÁP VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA EU ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM 3.1. Cơ hội dành cho ngành thuỷ sản Việt Nam VN đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Cộng đồng châu Âu từ năm 1990. Hiệp định hợp tác với EU vào ngày 17-7-1995, tạo cơ hội thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ mối quan hệ hợp tác giữa VN với các quốc gia thành viên và cả Cộng đồng trên mọi lĩnh vực hỗ trợ phát triển, khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, văn hoá xã hội, đầu tư kinh tế và thương mại và đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Theo Markus Cornaro, Ðại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện EC tại VN, năm ngoái EU đã nhập khẩu 500 triệu ơrô thuỷ sản từ các nước ASEAN, trong đó có 260 triệu từ VN, tăng 70% so với năm 2004. Việc ngành thuỷ sản VN đáp ứng những yêu cầu cao của EU về ATVSTP đã giúp sản phẩm thuỷ sản của VN xuất khẩu sang EU không những ngày càng tăng mà còn có chỗ đứng vững chắc ở các thị trường đòi hỏi khắt khe khác như Mỹ, Nhật Bản và Canađa. Do sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên ngày càng giảm vì những quy định liên quan đến bảo vệ nguồn lợi và môi trường, nên EU ngày càng phụ thuộc vào thuỷ sản nhập khẩu. Chính vì vậy, thương mại cũng sẽ được ưu tiên trong chính sách hỗ trợ của EU, giúp các nước phát triển hiểu rõ hơn về WTO, các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) hoặc kiểm dịch động vật (SPS). Ngành thuỷ sản VN có thể được lợi rất lớn do EU ưu tiên hỗ trợ trong lĩnh vực SPS. Ngoài ra, EU còn dành hỗ trợ thông qua Quỹ Tín thác châu á (Asian Trust Fund), Quỹ đầu tư châu á (Asia Invest). Việt Nam là một trong 178 nước hiện đang được hưởng chế độ ưu đãi Thuế quan phổ cập (GSP) với mức thuế thấp hơn 3.5% so với mức thuế thông thường. Ðược hưởng ưu đãi GSP, thuế xuất khẩu thuỷ sản sang EU không những sẽ giảm, mà việc xem xét lại mức thuế sẽ được thực hiện sau 3-5 năm chứ không phải là hằng năm như trước đây và số lượng mặt hàng nhiều hơn. Hiện nay, tỷ lệ mặt hàng thuỷ sản được hưởng GSP lên tới 80%. Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU ngày càng dùng nhiều thuỷ sản hơn, vì họ cho rằng thuỷ sản là loại thực phẩm sạch và bổ dưỡng. Ðây là tín hiệu tốt cho xuất khẩu thuỷ sản VN vào EU, hằng năm VN xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn hàng thuỷ sản gồm tôm, cá ngừ, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và nhiều mặt hàng cá đông lạnh các loại. Nếu trước đây rất khó thực thi các qui định về ATVSTP vì giữa các nước khác nhau có những quy định khác nhau, thì bây giờ EU chỉ có một cơ quan quản lý duy nhất là Cục Quản lý ATTPEU (EFSA), một khuôn khổ luật pháp duy nhất và một cơ chế duy nhất là Luật chung về thực phẩm (Regulation 178/2002 General Food law Prosedures) để có thể đảm bảo nếu xảy ra rủi ro liên quan đến ATTP thì chỉ trong vòng 1 giờ nó đã được đệ trình lên EFSA. Nếu biện pháp đề xuất được đa số thành viên EFSA ủng hộ, thì sản phẩm có mối nguy đó sẽ bị triệu hồi khỏi các kênh phân phối trên thị trường - Tiến sỹ Patrick Deboyser, Tham tán Công sứ về y tế cộng đồng và ATTP của EU tại Thái Lan. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản (NAFIQAVED) Nguyễn Tử Cương cho biết, những quy định mới này là có lợi, thứ nhất là dễ áp dụng không phải nghiên cứu quá nhiều văn bản; thứ hai là mọi vấn đề rõ ràng hơn, các quy định về ATVSTP đã được hệ thống hoá và đảm bảo tính logic; thứ ba là không một nước thành viên nào được quyền đặt ra quy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững định hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan