Đề án Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

I. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 3

1. Lợi ích của ngân hàng điện tử .3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Lợi ích 3

2. Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Phone Banking) . 5

2.1 Khái niệm 5

2.2 Chức năng 5

3.3 Tác dụng của Phone Banking 7

3. Dịch vụ ngân hàng qua Internet ( Internet Banking) . .7

3.1 Khái niệm 7

3.2 Chức năng 7

3.3 Tác dụng của Internet Banking 8

4. Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile Banking) .8

4.1 Khái niệm 8

4.2 Chức năng 9

4.3 Tác dụng của Mobile Banking 9

5. Dịch vụ ngân hàng tại chỗ (Home Banking). .9

5.1 Khái niệm 9

5.2 Chức năng 10

5.3 Tác dụng của Home Banking 10

II. PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 11

1. Sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam 11

1.1 Nhà cung cấp dịch vụ 11

1.2 Khách hàng 15

1.2.1 Doanh nghiệp 15

1.2.2 Cá nhân 20

2. Những hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử 21

2.1 Về dịch vụ Mobile banking 21

2.2 Cơ sở hạ tầng mạng viễn thông 22

2.3 Thói quen tiêu dùng 23

2.4 Thanh toán qua SMS tiện lợi nhưng thiếu an toàn 24

2.5 Các dịch vụ ngân hàng điện tử còn nhiều hạn chế 24

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 25

1. Một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng . . 25

1.1 Đối với ngân hàng 25

1.2 Đối với khách hàng 29

2. Một số kiến nghị. 30

2.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 30

2.2 Đối với Cơ quan quản lý nhà nước 30

2.3 Đối với các Bộ, ngành khác 31

2.4 Đối với doanh nghiệp 31

2.5 Đối với người tiêu dùng 32

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Banking, Phone Banking, Mobile Banking, Internet Banking, ... Đối với dịch vụ Phone Banking có các nhà cung cấp như ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ngân hàng kỹ thương Techcombank, ngân hàng nước ngoài ANZ, Citibank,… Đối với dịch vụ Internet Banking có các nhà cung cấp như ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng công thương Việt Nam (Incombank), ngân hàng ACB, Techcombank, ANZ, Citibank, Sacombank,… Đối với dịch vụ Mobile Banking có các ngân hàng cung cấp như: ngân hàng ACB, Incombank, Techcombank,… Đối với dịch vụ Home Banking có các ngân hàng Techcom bank, ACB, ngân hàng đầu tư và phát triển( BIDV) cung cấp. Cụ thể, ngân hàng Techcombank cung cấp nhiều sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử. Techcombank là ngân hàng đầu tiên cung cấp sản phẩm giao dịch ngân hàng qua Internet- F@st I-Bank, góp phần thay thế các giao dịch trực tiếp tại quầy bằng giao dịch trực tuyến qua Internet. Đồng thời cũng là ngân hàng cổ phần đầu tiên cung cấp sản phẩm quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán mang tên F@st S-Bank và Cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại điện tử F@stVietPay ... F@st MobiPay là dịch vụ thanh toán qua tin nhắn điện thoại di động do Techcombank cung cấp từ ngày 27/12/2006. Đây là một hình thức uỷ nhiệm chi. Theo đó, khách hàng có thể thực hiện thanh toán cho các hoá đơn, cước phí hàng tháng, các khoản mua sắm của mình mọi lúc, mọi nơi một cách đơn giản chỉ bằng cách nhắn tin lên số dịch vụ 19001590 của Techcombank để yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản trả cho nhà cung ứng dịch vụ là đối tác của Techcombank. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ để thực hiện các thanh toán sau: - Thanh toán cước phí ADSL của nhà cung cấp FPT - Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe cơ giới tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh - Mua hàng ngàn loại mặt hàng đa dạng: đồ điện tử, đồ gia dụng, mỹ phẩm, sách báo… trên trang web www.chotroi.com.vn - Mua hàng ngàn loại mặt hàng đa dạng: đồ điện tử, đồ gia dụng, mỹ phẩm, sách báo… trên trang web www.chodientu.vn - Mua hàng ngàn loại mặt hàng đa dạng: đồ điện tử, đồ gia dụng, mỹ phẩm, sách báo… trên trang web www.golmart.com.vn - Mua Vcoin cho tài khoản Game tại VTC Techcombank cung cấp dịch vụ này miễn phí cho các khách hàng thanh toán qua SMS hoặc khách hàng chỉ phải trả phí tin nhắn theo biểu phí của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cũng đã triển khai và cung cấp các dịch vụ ngân hàng mới nhưng chủ yếu tập trung vào hai dịch vụ chính là Homebanking và vấn tin tài khoản bằng điện thoại di động –BSMS. Dịch vụ Home Banking của BIDV được đánh giá là dịch vụ ngân hàng điện tử có chất lượng tốt. Đối tượng sử dụng là các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động tại các khu công nghiệp lớn, các doanh nghiệp có mạng lưới hoạt động rộng. Các giao dịch dược thực hiện ở dịch vụ Home Banking là: - Vấn tin số dư tài khoản tiền gửi, tình trạng khoản vay - Xem liệt kê giao dịch trên tài khoản tiền gửi - Thực hiện các giao dịch chuyển tiền là VND từ tài khoản tiền gửi - Và xem các thông tin ngân hàng khác Tiện ích của hệ thống BIDV Home Banking là vấn tin thanh toán, trao đổi thông tin giữa ngân hàng và khách hàng, báo cáo thống kê, nhóm thông tin về ngân hàng. Trong thời gian tới dịch vụ BIDV- Home Banking được triển khai đến các chi nhánh trên khắp cả nước và đa dạng hóa các tiện ích như mở thư tín dụng( LC), các sản phẩm bảo lãnh, tiện ích về thanh toán hóa đơn, tiện ích về trả lương tự động,… Với BSMS của BIDV, khách hàng có thể biết thông tin về tài khoản của mình tại BIDV và các thông tin ngân hàng khác (như tỉ giá hối đoái, lãi suất tiền gửi của BIDV) qua hệ thống nhắn tin trên điện thoại di động. Ngân hàng thương mại cổ phần ACB cũng là một ngân hàng tiên phong trong việc triển khai các ứng dụng thương mại điện tử vào thanh toán qua ngân hàng. Có khá nhiều dịch vụ đã được giới thiệu như: Phone Banking, Mobile Banking, Internet Banking và Home Banking. Ngân hàng đã phối hợp với công ty Phần mềm và truyền thông VASC giới thiệu với khách hàng một công cụ mới để thanh toán trực tuyến trên mạng - "chữ ký điện tử". Theo đó dịch vụ Home Banking sẽ giúp cho khách hàng thực hiện tất cả các giao dịch với ngân hàng thông qua mạng kết nối tại văn phòng hoặc nhà riêng. Dịch vụ Internet Banking của Ngân Hàng Á Châu (ACB) là một kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Ở bất kỳ nơi nào, khi nào khách hàng cũng có thể biết được thông tin về sản phẩm, dịch vụ của ACB. Chỉ cần 1 máy tính có kết nối với Internet, khách hàng có thể truy cập vào trang www.acb.com.vn để: - Kiểm tra số dư tài khoản, số dư thẻ. - Xem và in những giao dịch từng tháng. - Tham khảo những thông tin về sản phẩm mới của ACB. - Tham khảo lãi suất tiết kiệm, tỉ giá ngoại tệ. Ngân hàng ACB cũng đã liên kết với công ty Quốc tế Minh Việt và eMobile - một nhà cung cấp giải pháp di động của Singapore, cho ra đời dịch vụ mATM vào tháng 4/2006. Với dịch vụ này, khách hàng của ACB có dùng Vinạphone (cả thuê bao trả trước và trả sau) đều có thể kiểm tra tài khoản bằng điện thoại di động, ghi nợ tài khoản để thanh toán tiền mua hàng hoặc rút tiền mặt từ tài khoản ở các điểm bán lẻ, mua một số dịch vụ trực tuyến hay không trực tuyến chấp nhận thanh toán bằng mATM, các điểm bán lẻ cũng có thể thực hiện dịch vụ chuyển và nhận tiền điện tử mà không nhất thiết người gửi và người nhận tiền nhất thiết phải có tài khoản ở ngân hàng. Ngoài các ngân hàng trên thì còn rất nhiều ngân hàng khác, không kể là ngân hàng quốc doanh hay ngoài quốc doanh cũng đã và đang cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử. Và các ngân hàng này đều có website riêng, các sản phẩm dịch vụ được giới thiệu quang bá trên website của ngân hàng với rất nhiều tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng được nhanh chóng, tiện lợi. Bên cạnh các ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử còn có một số công ty làm dịch vụ kết nối trung gian cũng ra đời, cung ứng các dịch vụ kết nối điện tử như Paynet, VinaPay, VASCPayment, VietPay…Các công ty này hướng tới vai trò làm trung gian kết nối và xử lý thông tin giữa các tổ chức cung ứng các dịch vụ đang cần phát triển mạng luới thanh toán điện tử đến khách hàng (đặc biệt là các ngân hàng có phát triển ngân hàng điện tử). Tiêu biểu trong số đó là Paynet với mạng lưới phân phối điện tử, có thể xử lý các hoá đơn thanh toán điện tử cho một số ngân hàng. Thông qua các trung gian này, các dịch vụ ngân hàng điện tử được thực hiện một cách thuận tiện hơn. 1.2 Khách hàng 1.2.1 Doanh nghiệp Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử thường là những nhà cung cấp sản phẩm. Ví dụ như người bán đồ điện tử, đồ gia dụng, mỹ phẩm trên website www.chodientu.vn, www.chotroi.com.vn,... Khi họ cung cấp sản phẩm cho khách hàng thì họ cần phải thu tiền bán hàng hoá từ đó doanh nghiệp mới có lợi nhuận. Doanh nghiệp có thể tự tạo website rồi đưa sản phẩm của mình lên đó hoặc là đưa sản phẩm lên website chợ điện tử mà ở đó doanh nghiệp cũng có thể bán được sản phẩm của mình. Người mua và người bán chỉ gặp nhau qua không gian ảo. Do đó doanh nghiệp phải xây dựng cổng thanh toán cho khách hàng để họ có thể thuận tiện trong việc chi trả tiền. Một trong những giải pháp hữu hiệu là trả tiền qua Internet, qua điện thoại di động hay điện thoại cố định. Hiện nay đã có một số ngân hàng cung cấp dịch vụ này như đã nói trên. Nhung thực tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa mấy mặn mà với các loại dịch vụ này. Một phần là do các ngân hàng chưa chú ý đến công tác marketing cho các doanh nghiệp. Vì vậy các khái niệm như Home Banking, Phone Banking, Internet Banking, Mobile Banking còn khá mới lạ đối với nhiều doanh nghiệp. Hiện nay, một số doanh nghiệp cũng đã nhận thức được lợi ích của dịch vụ ngân hàng điện tử và ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả trong giao dịch, đặc biệt là vấn đề thanh toán. Có thể nhận thấy sự phát triển của thương mại điện tử làm thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp. Ứng dụng thương mại điện tử làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhanh chóng hơn, tiết kiệm chi phí và thời gian, đem lại hiệu quả cao hơn. Theo Báo cáo Thương mại điện tử năm 2006, tỉ lệ đầu tư cho Thương mại điện tử tăng lên rõ rệt. Nếu năm 2005 chỉ có khoảng 17,5% doanh nghiệp dành trên 5% tổng chi phí thường niên để đầu tư cho thương mại điện tử thì năm 2006 số doanh nghiệp này đã chiếm trên 51,7%. Cụ thể có 48,3% doanh nghiệp cho biết tỉ lệ đầu tư cho thương mại điện tử dưới 5%, 38,1% doanh nghiệp có tỉ lệ đầu tư từ 5 – 15%. Đáng chú ý là trong năm 2006 đã có tới 13,6% doanh nghiệp có mức đầu tư trên 15%. Cũng theo báo cáo thương mại điện tử 2006, hiệu quả của việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp là khả quan. Trong khi 48,3% doanh nghiệp đầu tư cho thương mại điện tử dưới 5% tổng chi phí đầu tư thì chỉ 33,3% doanh nghiệp có tỉ lệ doanh thu từ thương mại điện tử so với tổng doanh thu ở mức dưới 5%; 38,1% doanh nghiệp đầu tư cho thương mại điện tử từ 5% đến 15% thì một con số xấp xỉ (34,6% doanh nghiệp) có doanh thu thương mại điện tử từ 5% đến 15%; 13,6% doanh nghiệp dành cho thương mại điện tử trên 15% tổng chi phí đầu tư nhưng có tới 33,3% doanh nghiệp có doanh thu trên 15% từ các hoạt động thương mại điện tử. Như vậy, trong khi chỉ 13,6% doanh nghiệp có tỷ lệ đầu tư cho thương mại điện tử chiếm trên 15% tổng chi phí, thì có tới 33,3% doanh nghiệp báo cáo có tỷ lệ doanh thu từ hoạt động bán hàng sử dụng các phương tiện điện tử chiếm trên 15% tổng doanh thu. Ngược lại, gần một nửa doanh nghiệp đầu tư ít cho thương mại điện tử (dưới 5%) thì các doanh nghiệp này vẫn có thể có doanh thu ở nhóm cao hơn 5%. Tương quan này cho thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp thu được hiệu quả cao hơn so với chi phí bỏ ra cho hoạt động thương mại điện tử. Về doanh thu từ thương mại điện tử của năm 2006 so với các năm trước, có tới 95,7% doanh nghiệp cho biết doanh thu từ TMĐT của họ tăng lên. Trong số 4,3% doanh nghiệp bị giảm doanh thu từ TMĐT, nhiều doanh nghiệp cho rằng sự giảm sút này là do các nguyên nhân về quản trị doanh nghiệp, các rủi ro từ an ninh, an toàn mạng, v.v... Kết quả điều tra trên phù hợp với tình hình phát triển thương mại điện tử chung của thế giới: thương mại điện tử đem lại hiệu quả cao. Vì vậy để hoạt động thương mại điện tử thực sự phát triển, doanh nghiệp cần có một cơ sở hạ tầng tốt như hệ thống mạng nội bộ, bảo mật thông tin, đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn. Mặt khác phát triển thương mại điện tử cũng là xu hướng phát triển của thương mại toàn cầu. Thương mại điện tử không giới hạn không gian, thời gian, làm cho thế giới trở thành một thị trường thống nhất. Hoạt động kinh doanh nhanh chóng phát triển kéo theo đó là sự phát triển của thanh toán điện tử. Trong đó ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thanh toán của doanh nghiệp. Các dịch vụ thanh toán như Mobile banking, Phone banking, Internet banking và Home banking dần đi vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như là một giải pháp thanh toán mới và hiện đại, góp phần đẩy nhanh quá trình kinh doanh và tiết kiệm chi phí. Các ngân hàng điện tử ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều khách hàng là doanh nghiệp. Ngân hàng cung cấp dịch vụ và hỗ trợ về mặt kỹ thuật cũng như một số tiện ích để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả của hoạt động thanh toán điện tử. Ngân hàng điện tử của ACB hiện nay có khoảng 140 doanh nghiệp tham gia giao dịch qua Home Banking, trong đó 50 doanh nghiệp là khách hàng thường xuyên. Nhưng dịch vụ Home Banking của ACB hiện nay mới chỉ cung cấp một số dịch vụ như chuyển khoản, chuyển tiền cho người không có tài khoảng ở ngân hàng, thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước và tiền điện thoại. Doanh số giao dịch hàng tuần qua Home Banking khoảng từ hai đến ba tỉ đồng. Số khách hàng cũng như doanh số giao dịch qua Home Banking hiện chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với số khách hàng của ACB có hơn 10.000 doanh nghiệp và 200.000 cá nhân. Cụ thể công ty TNHH Medicare - TP HCM hoạt động trong lĩch vực thương mại hiện đang sử dụng dịch vụ Home Banking của ACB. Giao dịch chuyển khoản của công ty lên tới 30 - 40 lần một tuần. Trước đây mỗi lần chuyển khoản như vậy Medicare phải cử nhân viên đến tận các điểm giao dịch của ACB để thực hiện. Nhưng kể từ khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Home Banking của ngân hàng thì công việc thanh toán trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Kế toán của công ty chỉ cần khởi động chiếc máy tính để bàn và thực hiện một số lệnh như chuyển tiền từ tài khoản của Medicare sang tài khoản của đối tác. Sau khi giám đốc công ty truy cập vào mạng Intranet của ngân hàng ACB ký bằng chữ ký điện tử là lệnh chuyển tiền có hiệu lực pháp lý… Việc sử dụng Home Banking còn giúp các nhà quản lý của Medicare theo dõi hoạt động tài chính, nắm bắt tình hình thu chi của công ty thông qua dịch vụ ngân hàng tại công ty. Hệ thống máy tính của công ty được kết nối với ngân hàng điện tử ACB thông qua một modem nhờ đó các hoạt động liên quan đến chuyển khoản, thanh toán cho nhà cung cấp, trả tiền lương cho nhân viên được quản lý chặt chẽ. Hơn nữa dịch vụ Home Banking của ACB khá an toàn nhờ hệ thống bảo mật, đảm bảo thông tin về tài khoản công ty không bị tiết lộ. Ngoài ACB, nhiều ngân hàng khác cũng đang triển khai hệ thống ngân hàng điện tử, trong đó phải kể đến Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), đơn vị triển khai giao dịch điện tử liên ngân hàng từ năm 1998 đến nay đã có 64 ngân hàng tham gia. Gần đây, Vietcombank chi nhánh ở TPHCM cũng đã triển khai dịch vụ giao dịch điện tử với tên gọi VCB money cho bốn doanh nghiệp ở TPHCM. VCBmoney mỗi ngày có khoảng 50 cuộc giao dịch cho dịch vụ chuyển khoản và chuyển lương cho nhân viên công ty. Các dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV cũng được khá nhiều doanh nghiệp sử dụng. Hệ thống BIDV Home Banking có khoảng 100 khách hàng (chủ yếu là doanh nghiệp) sử dụng như Citibank Hà Nội, Bank of Tokyo Mitsubishi, Deutsche Bank, Lao Viet Bank Hà Nội, Trung tâm giao dịch Chứng khoán TPHCM, Công ty Sữa Vinamilk, Công ty Xi-măng Hoàng Thạch, Công ty Xi măng Bút Sơn,… Ngân hàng ANZ cũng cung cấp một số dịch vụ ngân hàng điện tử phục vụ doanh nghiệp như: xem số dư tài khoản và các giao dịch, tải về lịch sử các giao dịch cho các sản phẩm tài chính, chuyển khoản giữa các tài khoản được liên kết với nhau tại ANZ; chuyển tiền cho các chủ tài khoản ở hầu hết các ngân hàng sử dụng tính năng Pay anyone; yêu cầu bảng kê các giao dịch của các tài khoản ANZ được liên kết với nhau; sử dụng máy tính tỷ giá tiền tệ chéo; sử dụng máy tính tỷ giá chéo; thay đổi mật khẩu ngân hàng điện tử của bạn; phê duyệt theo nhóm. eBiz giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian do doanh nghiệp có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần từ văn phòng của mình hay bất cứ nơi nào trên thế giới. Ngân hàng ANZ là ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đây có thể là một đối thủ cạnh tranh của các ngân hàng trong nước nhưng với những tiện ích mà ngân hàng này mang lại thì nó được khá nhiều doanh nghiệp trong nước chấp nhận. Lý do là hạ tầng cơ sở của ngân hàng ANZ khá tốt và chất lượng dịch vụ cao hơn các ngân hàng trong nước. Doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ do ngân hàng nước ngoài hay ngân hàng trong nước cung cấp tuỳ theo chất lượng của các loại dịch vụ đó. Có thể nói ''cầu'' đối với các dịch vụ ngân hàng điện tử thấp hơn rất nhiều so với ''cung'' như hiện nay. Vấn đề là ở nhận thức của xã hội về các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Mà nguyên nhân được xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như: yếu kém trong khâu quảng cáo tiếp thị của các ngân hàng, chưa giới thiệu kỹ về các sản phẩm dịch vụ mới và chưa đưa ra được tầm nhìn cho khách hàng, đặc biệt là tầm nhìn, quan điểm của lãnh đạo ở tất cả các bộ ngành ... 1.2.2 Cá nhân Cá nhân là một nhóm khách hàng đông đảo của các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử. Nhóm khách hàng này là những người có sử dụng internet, điện thoại di động, máy tính cá nhân, điện thoại cố định. Thông qua các phương tiện này khách hàng có thể tiến hành kiểm tra số dư tài khoản, xem lãi suất, tỷ giá hối đoái,…. Hiện tại, hầu hết ngân hàng đều có website và một số cung cấp dịch vụ online để khách hàng gửi thắc mắc, góp ý cũng như xem tỷ giá, lãi suất tiền gửi tiết kiệm, số dư tài khoản, liệt kê giao dịch phát sinh và hướng tới thực hiện chuyển khoản, thanh toán hoá đơn... chỉ với động tác click chuột hoặc nhấn phím Enter. Truy cập Internet để xem thông tin đầy đủ về tài khoản, chi tiết tiền gửi vào, rút ra, lãi phát sinh cũng như thời gian, địa điểm... giúp chủ thẻ không phải lưu hoá đơn đối chiếu với số dư tài khoản hoặc nhờ đến nghiệp vụ ngân hàng. Đặc biệt là những cư dân mạng được phục vụ 24/24 giờ và tiết kiệm khá nhiều thời gian. Nhóm khách hàng cá nhân sử dụng chủ yếu dịch vụ Mobile Banking. Với chiếc điện thoại di động và thẻ thông minh Sim Card, khách hàng có thể theo dõi các thông tin về tài khoản, các giao dịch được thực hiện trên tài khoản, thanh toán cước phí hàng tháng. Đặc biệt các khách hàng của VTC game còn có thể nhắn tin qua SMS để mua thẻ Vcoin, mua đồ,… rất tiện ích. Khách hàng cũng có thể truy cập Internet trả tiền cho những món hàng mà mình mua qua mạng thông qua mật khẩu và mã Pin được ngân hàng cung cấp. Việt Nam hiện có khoảng hơn 20 triệu thuê bao di động bao gồm cả trả trước và trả sau. Ước tính đến năm 2010 con số này có thể lên đến gần 40 triệu người. Đa phần thuê bao di động là những người có thu nhập tương đối cao trong xã hội hoặc tầng lớp thanh niên, nhanh nhạy với công nghệ và cái mới. Số người dùng Internet vào khoảng 17,4 triệu người chiếm 21,24% dân số. Những con số này nói lên rằng khách hàng tiềm năng của ngân hàng điện tử là rất lớn. Nếu những khách hàng này mua sắm hàng hoá qua mạng thì giải pháp thanh toán của họ là nhắn tin qua điện thoại di động hoặc nhắn tin qua mạng lệnh chuyển tiền tới ngân hàng, ngân hàng sẽ nhận lệnh chuyển tiền và nhanh chóng gửi vào tài khoản của người bán. Như vậy có thể thấy là thanh toán qua điện thoại di động hay qua mạng giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí vì họ không phải mang theo tiền mặt và không phải chờ đợi trong khi thanh toán như ở một số siêu thị lớn ở Việt Nam hiện nay. Ví dụ như hơn 800.000 chủ thẻ đa năng của Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) có thể chuyển tiền qua điện thoại di động từ ngày 1/8/2006. Ngoài ra khách hàng còn có thể thực hiện một số giao dịch khác như chuyển khoản, truy vấn thông tin, tạo tài khoản,… qua SMS Banking. Khách hàng cũng có thể thanh toán uỷ nhiệm chi thông qua F@stMobipay của ngân hàng Techcombank từ ngày 27/12/2006. Theo đó người mua có thể dùng điện thoại di động nhắn tin, thiết lập lệnh thanh toán để yêu cầu Ngân hàng trích tiền từ tài khoản trả cho nhà cung ứng dịch vụ là đối tác của Techcombank. 2. Những hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử 2.1 Về dịch vụ Mobile banking Các ngân hàng hiện nay mới chỉ cung cấp dịch vụ thanh toán qua tin nhắn cho các thuê bao trả sau, thuê bao trả trước chưa được chấp nhận rộng rãi. Nguyên nhân chủ yếu là do các thuê bao di động trả trước chưa có cơ chế quản lý cụ thể, chặt chẽ. Trong thời gian tới, việc quản lý thuê bao trả trước của các mạng di động được thực hiện thông qua việc đăng ký tại các điểm giao dịch, qua tin nhắn hoặc qua website. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ ngân hàng điện tử Mobile Banking phát triển. Khách hàng sử dụng dịch vụ chỉ có thể thực hiện thanh toán mua qua SMS tại các điểm mà các doanh nghiệp đã kí hợp đồng thỏa thuận với phía ngân hàng. Nếu phía doanh nghiệp, đại lý, cơ quan… chưa tiến hành các thủ tục cần thiết với ngân hàng thì người sử dụng không thể tiến hành thanh toán mua bán hàng hóa. 2.2 Cơ sở hạ tầng mạng viễn thông Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương tính đến thời điểm này đang có khoảng 38% số doanh nghiệp Việt Nam có website riêng, 100% doanh nghiệp có điện thoại, 100% doanh nghệip có máy fax và hơn 93% doanh nghiệp kết nối Internet (trong đó, kết nối bằng băng thông rộng ADSL chiếm trên 81%) để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp cũng như ứng dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến Tuy nhiên, hạ tầng mạng viễn thông Việt Nam chưa thực sự tốt để đảm bảo tin nhắn gửi đi dược nhanh và thông suốt. Những ngày tập trung nhiều khách hàng mua sắm thì lượng thanh toán là rất lớn. Chỉ riêng các thuê bao sử dụng dịch vụ vào ngày lễ, tết thì lập tức bị nghẽn mạng. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ. Đường truyền internet của một số website cũng chưa đảm bảo cho việc thanh toán qua mạng được nhanh chóng, thuận tiện như khách hàng mong muốn. Ví dụ như khách hàng của Vietcombank khi truy cập website của ngân hàng thì chỉ nhận được thông báo rằng website đang nâng cấp sever, không truy cập được. Nếu các ngân hàng không có hạ tầng cơ sở tốt thì việc áp dụng mô hình e-Banking sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và khó cạnh tranh được với các ngân hàng có hạ tầng cơ sở tốt. 2.3 Thói quen tiêu dùng Thói quen tiêu dùng tiền mặt của người tiêu dùng Việt Nam không thể thay đổi trong ngày một ngày hai. Người mua hàng vẫn chủ yếu thanh toán trực tiếp cho người bán bằng tiền mặt vì họ cho rằng như vậy sẽ an toàn hơn. Mặt khác không phải khách hàng nào cũng có tài khoản ở ngân hàng. Theo báo cáo thương mại điện tử 2006, tỉ lệ sử dụng các phương thức thanh toán của các doanh nghiệp như sau: Phương tiện thanh toán Tỉ lệ doanh nghiệp (%) Tiền mặt khi giao hàng 75,0 Chuyển khoản qua ngân hàng 77,3 Chuyển khoản qua bưu điện 31,9 Thanh toán bằng thẻ tín dụng 14,3 Thanh toán trực tuyến 3,2 Ghi chú: Có những doanh nghiệp sử dụng nhiều phương tiện thanh toán Tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt (chiếm 75%) và chuyển khoản qua ngân hàng (chiếm 77,3%) còn cao, cho thấy hệ thống ngân hàng của nước ta chưa theo kịp đà phát triển chung của thương mại điện tử. Vì vậy việc thanh toán qua mạng hay qua di động còn hạn hẹp ở một vài khách hàng, chưa thực sự phát huy hết hiệu quả của ngân hàng điện tử. Giao dịch điện tử đang dần được ứng dụng ở Việt Nam. Khách hàng thường tham khảo hàng hoá trên website rồi tìm địa chỉ thực của cửa hàng để mua hàng chứ chưa thực hiện giao dịch ngay trên mạng. Vì vậy thanh toán điện tử chưa phổ biến ở Việt Nam. Hiện nay mới chỉ có một vài doanh nghiệp áp dụng dịch vụ Home Banking, Internet Banking để thực hiện giao dịch với khách hàng nước ngoài. 2.4 Thanh toán qua SMS tiện lợi nhưng thiếu an toàn Sự phát triển quá nhanh của các hình thức giao dịch bằng tin nhắn khiến bảo mật không theo kịp, tạo kẽ hở cho những trò lừa đảo. Chẳng hạn như mẫu tin nhắn : “để được thưởng 20.000VND trong tài khoản bạn hãy soạn tin theo cú pháp: NAPTIEN TK 20000 và gửi đến 8778”. Sau khi gửi đi, người gửi sẽ mất 15000VND và chuyển thành 10000DEC cho người chơi trò chơi thế giới hoàn mỹ có sở hữu tài khoản e-bank, tên truy cập là TK20000. Mục đích của các tin nhắn kiểu như vậy nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền của người sử dụng dịch vụ thanh toán qua SMS. Trong khi đó Luật thương mại điện tử của Việt Nam sửa đổi năm 2006 chưa có biện pháp để quản lý và xử lý nghiêm các hành vi lừa đảo như vậy. Khách hàng sử dụng dịch vụ vẫn còn hiểu biết sơ khai về thanh toán điện tử vì vậy họ chưa ý thức được việc phải cảnh giác trước những tin nhắn như trên. 2.5 Các dịch vụ ngân hàng điện tử còn nhiều hạn chế Mặc dù ngân hàng điện tử có thể cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng nhưng khách hàng mở tài khoản trong Internet Banking chỉ xem được số tiền hiện có, gửi thắc mắc, góp ý cũng như xem tỷ giá, lãi suất tiền gửi tiết kiệm, số dư tài khoản, liệt kê giao dịch phát sinh. việc thanh toán chi phí điện, nước, điện thoại đa phần vẫn chưa thực hiện được. Một số ngân hàng điện tử chỉ cung cấp dịch vụ trên trang web chứ chưa thực sự hoạt động. Chẳng hạn như ngân hàng trực tuyến Sài Gòn Thương tín, ngân hàng TMCP Phương Nam, … khi truy cập vào các dịch vụ ngân hàng điện tử thì không kích hoạt được. Như vậy ngân hàng điện tử vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thanh toán của khách hàng và chưa thực sự mang lại nhiều tiện ích cho họ ngoại trừ dịch vụ thanh toán qua SMS trả tiền cước điện thoại được sử dụng phổ biến hơn các dịch vụ khác. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM Dịch vụ ngân hàng điện tử là dịch vụ ngân hàng được giao dịch bằng phương tiện điện tử. Sự phát triển của nó tùy thuộc vào sự phát triển của các phương tiện điện tử, tức tùy thuộc vào thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông. Do đó, những thành tựu mới của khoa học công nghệ có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và đặt ra những vấn đề mới đối với môi trường pháp lý. Để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới cần vấn đề cần quan tâm nhất là công nghệ và môi trường pháp lý. 1. Một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng 1.1 Đối với ngân hàng Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để phát triển ngân hàng điện tử ở nước ta, các ngân hàng nên thực h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở VN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC
Tài liệu liên quan