Đề tài Thực trạng và các giải pháp giảm thấp tình trạng bất cân xứng thông tin

MỤC LỤC

Phần dẩn luận .

1. Lý do chọn đề tài. .

2. Đối tượng nghiên cứu. .

3. Phạm vi nghiên cứu. .

4. Phương pháp nghiên cứu. .

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN

1.1 Khái niêm . . 1

1.1.1 Bất cân thông tin là gì . . 1

1.1.2 Bất cân xứng thông tin và thị trường hiệu quả. . . 1

1.1.2.1 Thị trường hiệu quả là gì . . 2

1.1.2.2 Các giả thiết của thị trường hiệu quả . 2

1.1.2.3 Các dạng của thi trường hiệu quả . . 3

1.1.3 Ý nghĩa của việc đánh giá tình trạng bất cân xứng thông tin. . 4

1.1.3.1 Sự tác động của bất cân xứng thông tin đến thị trường chứng

khoán . 4

1.1.3.2 Ý nghĩa đánh giá bất cân xứng thông tin. . 5

1.2 Nội dung phân tích . 5

1.2.1 Nguyên nhân của tình trạng bất cân xứng thông tin . 5

1.2.2 Bất cân xứng thông tin và định giá tài sản . 6

1.2.3 Bất cân xứng thông tin và chính sách cổ tức . 7

1.2.4 Bất cân xứng thông tin và cầu trúc vốn . 8

Chương 2

THỰC TRẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1 Thực trạng bất cân xứng thông tin và tác động đến TTCKVN .10

2.1.1 Thực trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt

Nam .10

2.1.2 Kiểm định mức độ hiệu quả thông tin của thị trường chứng khoán Viêt

Nam .13

2.1.2.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam so với thế giới .13

2.1.2.2 Đặc điểm của thị trường mới nổi .13

2.1.2.3 Kiểm định tính hiệu quả thông tin của thị trường chứng khoán

Việt Nam .14

 Tỷ suất sinh lợi phân phối không chuẩn.14

 Hệ số tương quan tỷ suất sinh lợi giữa các chứng khoán có xu

hướng dương và giá trị cao .22

 Dãy tỷ suất sinh lợi của chứng khoán có tính tự tượng quan

cao .26

 Kiểm định quy tắc giao dịch .31

2.1.2 Các nhân tố tác động đến bất cân xứng thông tin .36

2.1.2.1 Lý thuy ết dòng tiền tự do của cổ tức. .37

2.1.2.2 Lý thuy ết kiểm soát công ty .37

2.1.2.3 Lý thuy ết phát tín hiệu thông tin. .38

2.2 Hành lang pháp lý về minh bạch thông tin .39

2.2.1 Về yêu cầu thực hiện công bố thông tin. .40

2.2.2 Về phương tiện và hình thức công bố thông tin . .40

2.2.3 Về bảo quản và lưu giữ thông tin .41

2.2.4 Về đối tượng công bố thông tin . .41

Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THẤP TÌNH TRẠNG BẤT CÂN

XỨNG THÔNG TIN

3.1 Lợi ích của việc minh bạch hóa thông tin. .43

3.2 Nội dung công bố thông tin . .44

3.3 Góc độ quản lý vĩ mô của Nhà nước . .45

3.4 Thành lập ngay tổ chức định mức tín nhiệm . .46

3.4.1 Sự cần thiết phải thành lập tổ chức định mức tín nhiệm.46

3.4.2 Những lợi ích mà tổ chức định mức tín nhiệm đem lại .47

3.5 Phối hợp các cơ quan truyền thông .48

3.6 Xây dựng cơ chế giám sát thông tin . .48

3.7 Học hỏi kinh nghiệm quốc tế .49

Kết luận: . .50

Tài liệu tham khảo: .51

Phụ lục .79

1. KIỂM ĐỊNH TÍNH TỰ TƯƠNG QUAN CỦA TỶ SUẤT SINH LỢI CÁC CỔ

PHIẾU . . . . 54

2. KIỂM ĐỊNH TÍNH TỰ TƯƠNG QUAN CỦA TỶ SUẤT SINH LỢI THỊ

TRƯỜNG VNINDEX . 65

3. KIỂM ĐỊNH QUY TẮC GIAO DỊCH . . . 68

4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG TỔ CHỨC ĐỊNH

MỨC TÍN NHIỆM HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM. . . 75

5. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI . 78

6. THÔNG TƯ SỐ 38 CỦA BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH NGÀY 18/4/2007, QUY

ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC TỔ CHỨC TRÊN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN. . 80

pdf135 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2896 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và các giải pháp giảm thấp tình trạng bất cân xứng thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậy thì việc công ty quyết định trả cổ tức hay không trả cổ tức có ảnh hưởng gì đến bất cân xứng thông tin không? Kenneth Khang, Tao-Hsien Dolly King bằng kết quả kiểm nghiệm kết luận rằng việc công ty quyết định trả cổ tức thấp không làm giảm đi mức độ bất cân xứng thông tin, nhận định này phù với lý thuyết dòng tiền tự do và lý thuyết kiểm soát công ty như trình bày ở trên. b. Việc công ty thay đổi chính sách cổ tức như là một dạng phát tín hiệu làm giảm bất cân xứng thông tin? Kết quả kiểm định cho thấy, không có bằng chứng chắc chắn nào nói lên rằng bất cân xứng thông tin là thấp hơn sau khi thay đổi cổ tức. Lợi ích của thành viên nội bộ công ty là thấp hơn sau khi cổ tức thay đổi và điều này liên quan đến bất cân xứng thông tin thấp hơn. Nhưng kết quả này không có ý nghĩa thống kê. Như vậy không có bằng chứng nào cung cấp ủng hộ cho lý thuyết phát tín hiệu thông tin (Information Signaling Theory) Kết luận: chính sách cổ tức có liên quan gì đến bất cân xứng thông tin?  Các công ty trả cổ tức cao thì lợi ích nội bộ và bất cân xứng thông tin là thấp hơn so với công ty trả cổ tức thấp.  Việc công ty quyết định trả cổ tức hay không trả cổ tức không phải là yếu tố quan trọng đến lợi ích nội bộ và bất cân xứng thông tin. Có sự khác biệt giữa việc trả cổ tức cao hay thấp hơn là việc trả cổ tức hay không trả cổ tức.  Một vài bằng chứng ủng hộ việc sử dụng cổ tức như là một dạng phát tín hiệu thông tin về triển vọng của công ty là động cơ quan trong đằng sau thay đổi chính sách cổ tức. Thay đổi chính sách cổ tức là một tín hiệu làm giảm bất cân xứng thông tin. 2.2 HÀNH LANG PHÁP LÝ VỀ VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY. Ngày 18/4/2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 38/2007/TT – BTC hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán (ban hành vào tháng 6/2006) về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Thông tư này thay thế cho Thông tư số 57/2004/TT – BTC (ban hành vào ngày 17/4/2004) hướng dẫn thi hành Nghị định số 144/2003/NĐ – CP (ban hành vào ngày 28/11/2003). Với việc ban hành về Thông tư số 38, cơ quan quản lý hy vọng có những bước tiến cơ bản về tăng cường tính công khai và minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và các nhà đầu tư. Những điểm mới cơ bản của Thông tư số 38 so với các quy định pháp luật trước đây về công bố thông tin: 2.2.1 Về yêu cầu thực hiện công bố thông tin. Ngoài những yếu cầu cơ bản về công bố thông tin đã được quy định trong các văn bản trước đây, như việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời đúng pháp luật và việc công bố thông tin do Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc thực hiện hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Thì tại Thông tư 38 còn quy định thêm tại Mục I, khoản 2, điểm 2.2 là: “Trường hợp có bất kỳ người nào công bố thông tin làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán thì người được uỷ quyền công bố thông tin phải xác nhận hoặc đính chính thông tin đó trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ, kể từ khi thông tin trên được công bố”. Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của đối tượng công bố thông tin, không kể thông tin đó có do người có thẩm quyền công bố thông tin đưa ra hay không. Hiện nay ta thấy một số trường hợp có nhiều thông tin không phải do người có thẩm quyền công bố, gây ảnh hưởng đến giá chứng khoán và quyền lợi nhà đầu tư. 2.2.2 Về phương tiện và hình thức công bố thông tin Trước đây trong Thông tư số 57 chỉ quy định chung về việc công bố thông tin được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm, các phương tiện thông tin của TTGDCK hoặc SGDCK thì Thông tư số 38 đã quy định cụ thể hơn về phương tiên công bố thông tin phù hợp với từng đối tượng công bố thông tin. Ví dụ: các phương tiện công bố thông tin của công ty đại chúng như: báo cáo thường niên, trang thông tin điện tử và các ẩn phẩm khác của công ty đại chúng, các phượng tiện công bố thông tin của UBCKNN, phương tiện thông tin đại chúng; phương tiện công bố thông tin của SGDCK, TTGDCK gồm: bản tin chứng khoán, bảng điện tử, các trạm đầu cuối tại SGDCK, TTGDCK, các phương tiện công bố thông tin của UBCKNN và các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt tại Mục I, khoản 4, điểm 4.6 Thông tư 38 quy định: “Các đối tượng công bố thông tin phải lập trang thông tin điện tử của mình và phải thường xuyên cập nhật việc công bố thông tin theo quy định tại Thông tư này trên trang thông tin điện tử đó. Các đối tượng công bố thông tin phải thông báo với UBCKNN, SGDCK, TTGDCK và công khai về địa chỉ trang thông tin điện tử và mọi thay đổi liên quan đến địa chỉ này” Việc yêu cầu cập nhật thông tin trên trang thông tin điện tử được coi là giải pháp hiệu quả để đưa thông tin đến với đa số nhà đầu tư, rút ngắn độ trể công bố thông tin. 2.2.3 Về bảo quản và lưu giữ thông tin. Theo Thông tư 38, báo cáo tài chính năm, báo cáo thường niên của công ty đại chúng, tổ chức niêm yết phải công bố trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của tổ chức và lưu giữ ít nhất 10 năm tại trụ sở chính để nhà đầu tư tham khảo (theo Thông tư 57 chỉ lưu giữ 2 năm). 2.2.4 Về đối tượng công bố thông tin Điểm mới trong Thông tư 38 so với các văn bản trước là đưa thêm các công ty đại chúng vào đối tượng công bố thông tin với nghĩa vụ như các công ty niêm yết. Với quy định này, thì việc công bố thông tin trên thị trường OTC hiệu quả hơn, tạo một môi trường bình đẳng đối với công ty niêm yết và không niêm yết, giúp nhà đầu tư có thêm thông tin về các tổ chức không niêm yết mà hiện nay vẩn nằm ngoài sự kiểm soát về pháp luật chứng khoán. Một điểm mà Thông tư 38 quy định là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng của tổ chức niêm yết và người có liên quan có ý định giao dịch cổ phiếu của tổ chức niêm yết và cả chuyển nhượng không thông qua hệ thống giao dịch của SGDCK, TTDGCK, phải báo cáo cho UBCKNN, SGDCK, TTGDCK trước ngày thực hiện giao dịch tối thị trường chứng khoán thiểu một (01) ngày làm việc (trước đây tại Điều 34 Nghị Định 144 quy định là 10 ngày). Điều này sẽ làm giảm khả năng biến động lớn về giá chứng khoán do ảnh hưởng của giao dịch nội bộ. Đồng thời trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất giao dịch người thực hiện giao dịch phải thông báo cho UBCKNN, SGDCK, TTGDCK và tổ chức niêm yết về kết quả giao dịch, tỷ lệ nắm giử cổ phiếu sau khi thực hiện giao dịch và mức độ thay đổi, và trong trường hợp không thực hiện được giao dịch thì cũng báo cáo lý do cho UBCKNN, SGDCK, TTGDCK trong vong ba (03) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch. Đây là một quy định mới nhằm phòng tránh trường hợp có tổ chức niêm yết đưa ra thông tin về giao dịch nhưng không thực hiện giao dịch nhằm mục đích thao túng giá, kiếm lời bất chính. Với Thông tư trên, đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất là nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân lâu nay vẫn còn mơ hồ về hoạt động của công ty mình đang nắm ít nhiều cổ phiếu. Tuy nhiên đây chỉ mới là bước đầu của việc minh bạch thông tin. Các bước tiếp theo là công chúng đầu tư thể hiện quyền được thông tin của mình, yêu cầu các công ty đại chúng thực hiện thông tư trên đây như một hành vi ngay thẳng trong làm ăn. Công chúng đầu tư sẽ thông qua thái độ công bố thông tin mà đánh giá tính lương thiện của doanh nghiệp để gửi gắm kỳ vọng của mình. Chương 3. GIẢI PHÁP GIẢM THẤP TÌNH TRẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Bất cân xứng thông tin là tình trạng mà một bên có nhiều thông tin hơn bên kia. Trong tất cả các giao dịch tài chính, hiện tượng này luôn xẩy ra và khi thị trường tài chính càng phát triển thì hiện tượng này càng được giảm thiểu. Khi một thông tin nào đó được công bố thì giá chứng khoán liên quan sẽ biến động. Tùy vào sự biến động của giá cả đối với thông tin mà chúng ta có thể xác định mức độ hiệu quả của nó. Mức độ hiệu quả thông tin được chia thành ba dạng: hiệu quả dạng yếu, hiệu quả dạng trung bình, hiệu quả dạng mạnh. Một thị trường đạt hiệu quả dạng mạnh thì dường như không thể có kinh doanh nội gián, không thể có đầu cơ, khi đó mọi người đều có cơ hội như nhau. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, khó có một thị trường nào đạt hiệu quả dạng mạnh. Vì vậy, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý và giám sát hoạt động thị trường chứng khoán, vai trò của Luật lệ và quy định, đảm bảo cho tất cả các nhà đầu tư đều có quyền tiếp cận thông tin, giảm thiểu tối đa tình trạng bất cân xứng thông tin. Hay nói cách khác là hướng tới một thị trường hiệu quả dạng mạnh về mặt thông tin. Đối chiếu với những quy định trong Luật chứng khoán 2006 và Thông tư số 38 thì có thể thấy rằng đây là một quy định khá đầy đủ về việc công bố thông tin liên quan đến các tổ chức hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhất là các tổ chức niêm yết, phát hành ra công chúng, các quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán. Những hướng dẩn cụ thể và các phụ lục kèm theo cho thấy rằng việc công bố thông tin của các tổ chức liên quan là rất rõ ràng, đơn giản và khó gian lận. Nếu tất cả mọi thứ đều tuân thủ một cách nghiêm ngặt, thì các tổ chức, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đều công bố thông tin, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, kiệp thời. Khi đó, ít nhất thị trường cũng có thể đạt được hiệu quả dạng vừa về mặt thông tin. Tuy nhiên, một văn bản đầy đủ, rõ ràng mà không được thực thi tốt và cơ quan quản lý không có các công cụ chế tài thì nó vẫn chỉ là một quy định trên giấy. Muốn thị trường chứng khoán trở thành một kênh phân phối vốn hiệu quả, cần phải biến nó thành một thị trường hiệu quả về mặt thông tin. Muốn đạt được điều này, cả cơ quan quản lý và công chúng đầu tư cẩn phải có những sự điều chỉnh, nhìn nhận vấn đề thấu đáo hơn. 3.1 Lợi ích của việc minh bạch hóa thông tin. Hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán là những chỉ tiêu, tư liệu phản ánh bức tranh của thị trường chứng khoán về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội liên quan đến những thời điểm, thời kỳ khác nhau. Thông tin thị trường được ví như là mạch máu, ngưồn năng lượng nuôi sống thị trường. Trong hoạt động kinh doanh, công ty không chỉ giao dịch với thị trường, khách hàng các nhân, tổ chức khác mà còn chịu sự giám sát và chi phối của các bên liên quan. Hoạt động của công ty không chỉ phục vụ lợi ích của chủ sở hữu, mà còn phải lưu ý đến lợi ích chính đáng của các bên liên quan. Trong hệ thống thể chế điều tiết quan hệ giữa cổ đông với nhà quản lý, giữa cổ đông với nhau và giữa các nhà quản lý với nhau là quản trị nội bộ, vận hành dựa vào những thông tin nội bộ. Còn việc công khai và minh bạch hóa là cơ sở, điều kiện để thị trường và các bên ngoài công ty thực hiện giám sát công ty, qua đó điều chỉnh hành vi của công ty và cả của những người quản lý công ty. Công ty với quy mô hoạt động và tính chất đại chúng cao, thì việc công khai và minh bạch hóa càng lớn. Lợi ích của việc công khai và minh bạch thông tin thể hiện một số điểm sau: 1.Đó là yếu tố sống còn để thị trường hoạt động có hiệu quả và phát huy được hiệu lực giám sát theo cơ chế thị trường đối với công ty. 2.Tạo khả năng và điều kiện cho các cổ đông trong việc thực hiện được các quyền sỡ hữu, bảo vệ được lợi ích hợp pháp của họ ở công ty, nhất là cổ đông thiểu số. 3.Công khai minh bạch hóa thông tin là yếu tố cũng cố niềm tin của giới đầu tư và các bên có liên quan vào thị trường vốn; là yếu tố không thể thiếu đối với sự ổn định và hiệu quả hoạt động của thị trường. Nó ngăn ngừa và làm giảm được những ứng xử và hành vi lạm dụng, phi đạo đức, phi pháp, làm hại đến không chỉ lợi ích của công ty, các nhà đầu tư mà cả nền kinh tế nói chung. 4.Giúp công chúng hiểu được cơ cấu và hoạt động của công ty; đánh giá được thực trạng, tiềm năng, rủi ro của công ty, để từ đó yên tâm rót vốn vào doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng cường năng lực về vốn để mở rộng quy mô hoạt động, phát triển. 5. Đối với Nhà nước, thông tin doanh nghiệp là cơ sở để thực hiện giám sát của nhà nước đối với việc chấp hành hệ thống văn bản quy phạm pháp Luật trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung công bố thông tin Loại thông tin yêu cầu công khai hóa và mức độ công khai có thể khác nhau cho mổi quốc gia. Nhưng nhìn chung những thông tin sau nên được công khai hóa. 1. Thứ nhất: Nhóm thông tin về sứ mệnh và mục tiêu của công ty. Ngoài mục tiêu thương mại, công ty nên công bố thông tin về các mục tiêu khác, nếu có, như mục tiêu liên quan đến đạo đức kinh doanh, bảo vệ môi trường và các vấn đề xã hội khác. Những thông tin đó giúp các nhà đầu tư và các bên liên quan hiểu và đánh giá được những mối liên hệ của công ty với cộng đồng, nơi doanh nghiệp hoạt động. 2. Thứ hai: Nhóm thông tin về sở hữu và quyền biểu quyết. Một trong số các quyền cơ bản của người đầu tư là được cung cấp thông tin về cơ cấu sỡ hữu của công ty, qua đó họ nhận biết được cả quyền sở hữu của họ so với những người chủ sở hữu khác. Thông tin về cơ cấu sở hữu phải bao gồm cả các thông tin về cơ cấu nhóm công ty và các mối quan hệ sở hữu trong nội bộ nhóm công ty. Trong một số trường hợp, thông tin về cổ đông lớn, cổ đông có đặc quyền về bầu cử… phải được công bố, những thông tin này tạo cơ sở cho việc xác định, ngằn ngừa và kiểm soát các giao dịch với các bên có liên quan, giao dịch nội gián và xung đột lợi ích khác. 3. Thứ ba: Nhóm thông tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (như bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính) luôn là thông tin phải được công khai hóa. Đó là những thông tin cứng, thông tin chuẩn cho phép các nhà đầu tư đánh giá giá trị công ty theo thực trạng của nó. 4. Thứ tư: Thông tin về hội đồng quản trị và các cán bộ quản lý chủ chốt: Các thông tin thuộc nhóm này bao gồm thông tin về:  Chính sánh tiền lương và thu nhập đối với các thành viên của Hội đồng quản trị.  Thông tin về cán bộ điều hành chủ chốt, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, quy trình lựa chọn cán bộ.  Thông tin về tỷ lệ sử hữu của các thành viên Hội đồng quản trị trong công ty và công ty khác. Các thông tin này sẽ giúp cho nhà đầu tư đánh giá được về khả năng chuyên môn, nghề nghiệp; đánh giá về những nguy cơ xung đột quyền lợi, về mực độ độc lập, khách quan và cả thời gian vật chất có thể có của họ trong quản lý và điều hành doanh nghiệp…Qua những đánh giá đó, các cổ đông và các bên liên quan có thể giám sát được thành viên hội đồng quản trị và sự điều hành của Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp. Thông tin về thu nhập của các thanh viên Hội đồng quản trị và các bộ quản lý chủ chốt sẽ giúp xem xét và đánh giá thu nhập của họ có tương xứng với hiệu quả và kết quả hoạt động kinh doanh công ty không?, qua đó, có thể ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ lạm dụng quyền lực trong việc trả lương và các khoản thu nhập khác cho các thanh viên Hội đồng quản trị và các cán bộ quản lý. Ngoài ra những đánh giá, phân tích của Hội đồng quản trị về những biến đổi giá có thể xẩy ra trên mổi loại thị trường mà công ty đang tham gia hoạt động (thị trường sản phẩm, thị trường nguyên vật liệu, thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, thị trường bất động sản…) và những ước tính về thay đổi cung cầu đối với sản phẩm, những đánh giá về rủi ro, triển vọng, tiềm năng trong tương lai của công ty, đây là một thông tin cần được phải cống bố. Những thông tin giúp cho công ty ước tính được dòng thu nhập có thể có được xẩy ra trong tương lai của công ty, và từ đó đánh giá được giá trị của công ty. Một loại thông tin nữa phải được công khai là thông tin liên quan đến những giao dịch của công ty với các bên liên quan, ví như như: các cá nhân tổ chức có quyền kiểm soát hoặc có thể cùng phối hợp tham gia kiểm soát hoạt động công ty, các cổ đông lớn, những người quản lý chủ chốt của công ty và người nhà của họ trong công ty. Thông tin công khai bao gồm bản chất hay tính chất của giao dịch, nội dung giao dịch và quy mô, mức độ giao dịch với các bên liên quan 3.3 Góc độ quản lý nhà nước 1. Trao quyền nhiều hơn nữa cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước, đặc biệt là chức năng điều tra, xét xử hơn là chức năng giám sát chưa thật hiệu quả hiện nay. 2. Xây dựng một danh mục hay “sổ đen” để lưu trữ có hệ thống các trường hợp vi phạm để tất cả mọi người đều có thể tiếp cận và tra cứu dễ dàng. 3. Đảm bảo việc chống lại các hành vi buôn bán nội gián, các hoạt động buôn bán chứng khoán bị cấm, khắc phục tình trạng phân biệt đối xử, chống lại sự lạm dung các mối quan hệ các công ty chứng khoán nhằm thao túng thị trường gây tổn thất cho nhà đầu tư trong khi vừa thực hiện các dịch vụ chứng khoán và vừa tự doanh chứng khoán. 4. Phát triển mạng các kênh, các công cụ và chế tài giám sát, xử lý kịp thời và hiệu quả các biến cố và rủi ro kinh doanh chứng khoán liên quan đến hoạt động đầu cơ có tổ chức, độc quyền, tâm lý đám đông… 5. Nhà nước cần phải quy định việc công bố thông định kỳ trở thành điều kiện bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp (các tổ chức hoạt động trên OTC, các doanh nghiêp chưa phát hành cổ phần ra công chúng, các tập đoàn, các tổng công ty.... ). 6. Hiện nay, rất là khó để tìm được một bản báo cáo tài chính của tổ chức hoạt động trên thị trường không chính thức (OTC). Ví dụ các nhà đầu tư muốn so sánh các chỉ số ngành trên thi trường hiện nay, thì có thể lấy được các thông tin từ các tổ chức niêm yết, mà chúng ta biết rằng rất nhiều doanh nghiệp lớn vẫn chưa được niêm yết, các doanh nghiêp niêm yết thì chưa đủ lớn để đại diện cho thi trường. Đây là một bất lợi cho các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư chuyên nghiệp…Chỉ có các doanh nghiệp niêm yết mới công bố thông tin, còn các doanh nghiệp không niêm yết thì sao? Đây là một thiếu sót trong các văn bản quy phạm của nhà nước. Vì vậy các doanh nghiệp OTC cũng phãi bắt buộc công bố thông tin. 7. Thông tin của doanh nghiệp được chú ý đến nhiều từ các báo cáo kiểm toán. Vì vậy cần phải chuẩn hóa các công ty kiểm toán theo nguyên tắc quốc tế nhằm năng cao mặt bằng chất lượng chung của các công ty kiểm toán Việt Nam. Cũng cố và phát triển các tổ chức kiểm toán độc lập, lọai bỏ những tổ chức kiểm toán không đạt chuẩn. 8. Xây dụng một khung xử phạt nặng, nghiêm khắc, có tính chất răn đe đối với các trường hợp vi phạm, xác định và chuẩn hóa nội dung vi phạm, mức độ vi phạm, phạm vi ảnh hưởng… 9. Cuối cùng học hỏi kinh nghiệm quản lý nhà nước có thị trường chứng khoán phát triển trong khu vực và thế giới (như Singapore, Hong Kong, Nhật, Mỹ…) Thành lập tổ chức định mức tín nhiệm ( Credit Rating Agency) Sự cần thiết phải thành lập tổ chức định mức tín nhiệm. Một định chế trung gian có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường vốn, thị trường chứng khoán của mổi quốc gia đó là loại hình tổ chức định mức tín nhiệm (Credit Rating Agency - CRA) Ban đầu dịch vụ tổ chức định mức tín nhiệm là để đánh giá hiệu quả về mức độ sẳn sàng và khả năng thanh toán gốc và lãi đúng hạn cho một khoản nợ. Tuy nhiên với sự phát triển về quy mô, hoàn thiện về khả năng thu thập thông tin, tổng hợp đánh giá, do đó hiện nay các dịch vụ của tổ chức định mức tín nhiệm không chỉ dừng lại đánh giá khả năng trả nợ mà còn đánh giá về tình hình hoạt động, triển vọng của tổ chức phát hành, mở rộng hơn để xếp hạng rủi ro của các tổ chức, cung cấp đánh giá tổng quát về chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. Tổ chức định mức tín nhiệm là một tổ chức độc lập, nhằm xem xét phân tích về định hạng mức tín nhiệm của đơn vị phát hành trong việc thức hiện các nghĩa vụ tài chính. CRA không chỉ xếp hạng các doanh nghiệp mà còn xếp hạng cả rủi ro quốc gia. Hệ số tín nhiệm không phải hoàn toàn là lời khuyên nên mua, bán hay nắm giử chứng khoán, tài sản tài chính nào đó, nó cung cấp thông tin cần thiết về mức độ rủi ro để các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. CRA xếp hạng sẽ làm nền tảng vững chắc cho việc lựa chọn danh mục đầu tư thích hợp. CRA có vai trò quan trọng làm giảm bất cân xứng thông tin giữa các nhà phát hành và cộng đồng đầu tư, duy trì niềm tin và phát triển hệ thống tài chính. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu về thị trường tài chính khu vực và thế giới, tổ chức hoạt động và điều hành Nhà nước cần phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Vì vậy vai trò của loại hình tổ chức định mức tín nhiệm đối với sự phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, sớm hình thành loại hình tổ chức này ở nước ta hiện nay là rất cần thiết. Những lợi ích mà tổ chức định mức tín nhiệm đem lại.  Đối với Nhà nước Thông qua biện pháp hành chính sẽ ngăn không cho các nhà phát hành yếu kém tham gia thị trường dựa vào những xếp hạng tín nhiệm đã được xác định. Nhà nước sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi những rủi ro của thị trường, nhà đầu tư nào thích mạo hiểm hoặc an toàn đều được cung cấp qua xếp hạng tín nhiệm. Nâng cao tính công khai, lành mạnh, vững chắc của thị trường vì các thông số đã được công khai để các thành phần tham gia thị trường hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn mục tiêu của mình.  Đối với nhà phát hành: Nhà phát hành tín nhiệm để mở rộng thị trường, để có thể tham gia nhiều thị trường vốn khác nhau, mở rộng các nhà đầu tư tiềm năng vì khi có xếp hạng tín nhiệm, các nhà đầu tư sẽ dựa vào đó để cân nhắc có nên đầu tư hay không. Hệ số tín nhiệm sẽ chứng minh về uy tín và tiềm lực tài chính khi tiếp cận các nguồn vốn. Xếp hạng tín nhiệm giúp duy trì sự ổn định của thị trường, nhà phát hành có thể duy trì được thị trường vốn trong mọi hoàn cảnh, ngay cả khi thị trường vốn có những biến động bất lợi thì những nhà phát hành đã được tín nhiệm vẫn luôn yên tâm về sự tham gia của các nhà đầu tư vào những đợt phát hành của mình. Giảm chi phí vay, xếp hạng tín nhiệm càng cao thì chi phí vay (lãi suất) càng giảm. Các nhà đầu tư sẵn sàng nhận một mức lãi suất thấp hơn cho một chứng khoán an toàn hơn. Xếp hạng tín nhiệm giúp cho quá trình tài trợ linh hoạt hơn, cơ cấu thời hạn và tổng giá trị chứng khoán phát hành một cách thích hợp, chủ động ấn định thời hạn thanh toán dài hay ngắn. Các CRA đóng vai trò là cầu nối giữa nhà đầu tư và nhà phát hành.  Đối với nhà đầu tư Là một chỉ tiêu rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu để xem xét, quyết định đầu tư. Nhà đầu tư dựa vào kết quả xếp hạng tín nhiệm sẽ giúp cho họ có thêm nguồn cung cấp thông tin làm cơ sở để so sánh, đối chiếu trước khi thực hiện quyết định đầu tư. Là nhân tố quan trọng trong việc đánh giá mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận thu được. Nhờ vào hệ thống xếp hạng tín nhiệm, người đầu tư có thể biết được mức độ rủi ro của mỗi khoản đầu tư, từ đó so sánh, đánh giá mối quan hệ lợi nhuận - rủi ro giữa các công cụ để tìm ra công cụ có lợi nhất; đảm bảo hiệu quả đầu tư và sự an toàn của đồng vốn. Là công cụ quản lý danh mục đầu tư bởi vì mỗi sự thay đổi xếp hạng tín nhiệm của một loại công cụ nhất định đều ảnh hưởng đến giá của nó, các nhà đầu tư căn cứ vào sự thay đổi này để thay đổi danh mục đầu tư thu lợi nhuận và đảm bảo an toàn của đồng vốn. Như đã trình bày ở trên, xếp hạng tín nhiệm là rất cần thiết cho tất cả các thành phần tham gia thị trường vốn nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng, nhưng để đảm bảo cho việc xếp hạng tín nhiệm đó đáng tin cậy và có trách nhiệm pháp lý trước những thông tin đã cung cấp, để cho các nhà đầu tư cung cấp, để cho các nhà đầu tư thực sự tin tưởng vào các xếp hạng tín nhiệm đã được đánh giá thì nhất thiết phải có một tổ chức nào đó đủ tin cậy để cung cấp những xếp hạng tín nhiệm cho thị trường. 3.4 Tăng cường phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền thông tin về thị trường chứng khoán. Việc công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng là rất cần thiết nhất là những người quan tâm đến thị trường chứng khoán. Có thể thấy rằng, đây là một kênh truyền tải thông tin hết sức hiệu quả, đảm bảo tính công khai, minh bạch và dễ dàng tiếp cận của thông tin. Do vậy, Chính phủ cần chỉ đạo và giao trách nhiệm cho các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài tiếng nói, báo chí... phối hợp cùng Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong việc đưa tin về các hoạt động liên quan đến thị trường chứng khoán; tuyên truyền, giáo dục kiến thức về chứng khoán, về thị trường chứng khoán cho công chúng nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng và nâng cao sự hiểu biết của họ về lĩnh vực mới mẻ này. Đây là công việc cần được thực hiện một cách thường xuyên và lâu dài, chứ không phải chỉ tập trung trong một thời điểm nhất định nào đó. 3.5 Xây dựng cơ chế giám sát thông tin. Hiện nay ở Việt Nam, hầu như không có một cơ quan n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMuc luc.pdf
  • rarPhu luc.rar
  • pdfTom tat.pdf
Tài liệu liên quan