Đề án Thực chất quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước

Mục lục

Lời mở đầu

Chương I

Lý luận của chủ nghĩa Mác – LÊNIN về con người

1.1. Các quan điểm triết học trước Mác – Lênin về con người

1.1.1. Quan niệm về con người trong triết học phương Đông.

1.1.2. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác – Lênin

1.2. Con người là một thực thể sinh học-xã hội

1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người

1.4. Con người – chủ thể sáng tạo của lịch sử :

1.5. Vai trò lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về con người trong đời sống xã hội hiện thực

1.6. Quan điểm về giải phóng con người.

Chương II

Vấn đề xây dựng con người trong quá trình

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

2.1. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá- hiện đại hoá

2.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và yêu cầu của nó đối với việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay.

2.2.1. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng con người Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.2.2. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.2.3. Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.3. Phát huy nguồn lực con người – vấn đề chiến lược trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa.

2.3.1.Những yêu cầu của việc xây dựng con người Việt Nam đáp ứng sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa.

2.4. Thực trạng xây dựng con người Việt Nam thời gian qua và những vấn

đề đặt ra.

2.4.1. Xây dựng con người Việt Nam trước và sau đổi mới.

2.4.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng con người Việt Nam theo yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chương III

phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3.1.Phương hướng xây dựng và phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Phải coi “con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

3.2. Xây dựng con người, đầu tư cho con người phải chiếm vị trí ưu tiên.

3.2.1. Gắn liền chiến lược phát triển con người với chiến lược phát triển kinh tế xã hội

3.3. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.4. Xây dựng và từng bước hoàn chỉnh một hệ thống chính sách xã hội phù hợp

3.5. Từng bước xây dựng và không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý của chế độ xã hội chủ nghĩa

3.6. Những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3.6.1.Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa

3.6.2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật

3.6.3.Xây dựng con người Việt Nam kết hợp với quá trình đổi mới kinh tế-xã hội.

3.6.4. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước đối với việc phát huy nhân tố con người.

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4861 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực chất quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của lịch sử sẽ quy định tương ứng với sự vận động và biến đổi của bản chất con người. Nhờ hiện tượng đơn giản là mỗi thế hệ sau có được những lực lượng sản xuất do thế hệ trước tạo ra, và những lực lượng sản xuất ấy là nguyên liệu cho thế hệ sau ấy để thực hiện một hoạt động sản xuất mới – nhờ hiện tượng ấy mà hình thành nên mối liên hệ trong lịch sử loài người, hình thành lịch sử loài người. Vậy con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, là yếu tố hàng đầu, yếu tố đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất xã hội mà nó còn đóng vai trò là chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử. 1.5. Vai trò lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về con người trong đời sống xã hội hiện thực Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề con người, đặc biệt là vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Trong thực tế, không ít người rẽ ngang di tìm khả năng phát triển đó trong chủ nghĩa tư bản. Nhiều người trở về phục sinh và tìm sự hoàn thiện con người trong các tôn giáo và các hệ tư tưởng truyền thống. Có người lại “sáng tạo” ra những tư tưởgn, tôn giáo mới cho “ phù hợp “ hơn với con người Việt Nam hiện nay. Song nhìn nhận lại một cách thật sự khách quan và khoa học sự tồn tại của Chủ nghĩa Mác- Lê nin trong xã hội ta, có lẽ không ai phủ nhận được vai trò ưu trội và triển vọngcủa nó trong sự nghiệp phát triển con người tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì một nước đang còn ở tình trạng kém phát triển như nước ta không thể không xây dựng một chính sách phát triển lâu dài, có tầm nhìn xa trông rộng phát triển con người, nâng cao dần chất lượng của người lao động. Hơn bất cứ một lĩnh vực nghiên cứu nào khác, lĩnh vực phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn nhân loại đưa loài người đến một kỷ nguyên mới, mở ra bao khả năng để họ tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương lai, con đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiên đại hoá đất nước. Trong đời sống xã hội hiện thực trên cơ sở vận dụng khoa học và sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người, tại hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành TW khoá VII, Đảng ta đã đề ra và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là: “động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội”. Đó là con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Bởi lẽ người lao động nước ta ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong sự phát triển nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa thì chất lượng của người lao động là nhân tố quyết định. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng trong xã hội ta hiện nay tình trạng mất hài hoà về mặt bản thể của môĩ cá nhân là chủ yếu, là tất cả. Bản thể cá nhân phát triển toàn diệnvà hài hoà về đức-trí-thể-mĩ là mục tiêu xây dựng con người trong CNXH. Nhưng mục tiêu cơ bản và quan trọng hơn là vấn đề con người phải trở thành nhân tố quyết định lịch sử xã hội và lịch sử của chính mình. Các nhà tư tưởng tư sản xuyên tạc Chủ nghĩa Mác cho rằng đó là “ Chủ nghĩa không có con người”. Thực tế, chủ nghĩa Mác là một chỉnh thể thống nhất ba bộ phận: Triết học nghiên cứu các quy luật của thế giới giúp ta hiểu được bản chất mối quan hệ tự nhiên- xã hội- con người, chính trị kinh tế học giải phẫu xã hội tư bản và vạch ra quy luật đi lên của CNXH, chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ ra con đường và biện pháp giải phóng phát triển con người. Có thể nói cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ nghĩa nhân đạo, học thuyết vì con người. Học thuyết đó không chỉ chứng minh bản chất con người (tổng hoà các quan hệ xã hội) và bản tính con người (luôn vươn tới sự hoàn thiện) mà còn vạch hướng đưa con người đi đúng bản chất và bản tính của mình: giải phóng, xoá bỏ sự tha hoá, tạo điều kiện phát huy sức mạnh bản chất người, phát triển toàn diện- hài hoà cho từng cá nhân. Sự phù hợp giữa tư tưởng Mácxít với bản chất và bản tính người đã thu phục và làm say mê những con người hằng mong vươn lên xây dựng xã hội mới, mở ra mọi khả năng cho sự phát triển con người. Cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam đã làm nên thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc (1945) và thống nhất đất nước (1975), thực hiện ý chí độc lập tự do cho con người Việt Nam điều mà hàng thế kỷ bao nhiêu học thuyết khác không làm được. Trở thành hệ tư tưởng chính thống toàn xã hội, chủ nghĩa Mác- Lênin thay đổi nhanh chóng đời sống tinh thần đại đa số nhân dân Việt Nam. Thực tiễn hoạt động cách mạng XHCN vừa nhanh chóng nâng cao trình độ nhận thức toàn diện, vừa phát triển thế giới tinh thần và năng lực con người. Bằng hệ thống giáo dục với các hình thức đào tạo đa dạng, với các chương trình khoa học thấm nhuần tinh thần cơ bản chủ nghĩa Mác- Lênin đã hình thành kế tiếp nhau những lớp người lao động mới ngày càng có tư tưởng, trình độ chung và chuyên môn cao. Ngày nay chúng ta có một đội ngũ cán bộ văn hoá khoa học công nghệ, với trình độ lý luận và quản lý đều trong cả nước. Tuy từng vùng lãnh thổ, từng đối tượng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau mà có ảnh hưởg khác nhau nhưng con người Việt nam với tư cách là một cộng đồng đều giác ngộ lý tưởng XHCN. Chỉ trong thời gian ngắn, hệ tư tưởng Mácxít đã thể hiện ưu tế của mình đối với nền văn hoá dân dã, rũ bỏ dần sự thống trị của các loại tư tưởng tự phát, lạc hậu, thấp kém trong con người cũ, mê tín dị đoan, các niềm tin mù quáng.... Với sức mạnh của tinh thần khoa học, học thuyết Mác- Lênin vạch rõ những yếu tố phi khoa học, phi nhân đạo, các loại thế giới quan và nhân sinh quan sai lệch đã từng làm méo mó đời sống chân chính, làm thui chột trí tuệ và tính tích cực trong con người của các hệ tư tưởng truyền thống. Nó cũng tỏ rõ tính ưu việt trong con người đối với các luồng tư tưởng ngoại nhập phương Tây với các trào lưu tư tưởng tư sản hiện đại đang làm lệch hướng những con người chân chính trong điều kiện đời sống vật chất khó khăn như chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa thực dụng,... Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, xiềng xích của tâm lý cổ truyền, của nền sản xuất tiểu nông với tư duy ngây thơ, kinh nghiệm phi khoa học trong con người thiếu văn hoá do xã hội cũ để lại đã được tri thức khoa học Mácxít phá tan. Một ý thức hệ tiến ra đời, các tín ngưỡng dần nhường chố cho niềm tin khoa học. Các yếu tố tư duy duy vật biện chững hình thành trong đời sống thường ngày, trong lao động, trong chiến đấu cũng như trong mọi hoạt động xã hội. Thế giới quan khoa học ngày càng ăn sâu ở những con người luôn phấn đấu cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, nó nhìn thé giới, xã hội, con người trong sự vận động và phát triển, trong tính hiện thực và tiềm ẩn những khả năng, nó thấy tồn tại khách quan là điều kiận cho sự sống và sự phát triển của con người. Thế giới quan đó hàm chứa nhân sinh quan tiến bộ, khắc phục dần những quan niệm sai lầm, phiến diện về con người của các hệ tư tưởng khác, mẫu người quân tử trong xã hội phong kiến, người điểu kỷ trong xãa hội nông nghiệp, người bạo lực thực dụng của xã hội Tư bản,.. Sự chuyển đổi hệ tư tưởng dẫn đến chuyển đổi hệ giá trị xã hội và giá trị con người. Con người từ phục tùng chuyển sang tự chủ, sáng tạo, từ dựa trên tình nghĩa chuyển sang dựa trên lý trí và dân chủ, từ chỉ tìm cách hoà đồng chuyển sang tôn trọng cả cá tính và bản lĩnh riêng... Các chuẩn mực con người mới đòi hỏi không chỉ phát triển từng mặt riêng lẻ mà phải là cá nhân phát triển hài hoà thể chất, tinh thần, trí tuệ, thẩm mỹ,... Tính khoa học, tính cách mạng cuả học thuyết Mácxít khắc phục dần lối sống thụ động, hẹp hòi, làm cơ sở hình thành lối sống tích cực, phát triển ý thức luôn vươn lên làm chủ và xây dựng cuộc sống mới, xuất hiện ngững nhân cách mới. Tất nhiên con người phát triển ngày nay không chỉ là sản phẩm cảu hệ tư tưởng Mácxít, vì ngay khi chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành hệ tư tưởng chính thống ở Việt Nam thì các tôn giáo, các hệ tư tưởng và văn hoá bản địa đã có sức sống riêng của nó. Chủ nghĩa Mác-Lênin thâm nhập nó như một hệ tư tưởng khoa học vượt hẳn lên trên cái nền bản địa nhưng nó cũng chịu sự chi phối, tác độngu, đan xen của các yếu tố sai-đúng, yếu-mạnh, cũ-mới. Các yếu tố tích cực đã thúc đẩy còn các yếu tố tiêu cực thì kìm hãm sự phát triển con người. Sự văn minh hoá, phát triển hoá con người Việt Nam của chủ nghĩa Mác-Lênin vừa có lợi thế song cũng có những bất lợi. Bất lợi là ặ chống trả cảu tư tưởng, văn háo bản địa đã thành truyền thống. Lợi thế là văn hoá bản địa chưa có một hệ tư tưởng khoa học định hình chính xác, nó đang cần một lý thuyết khoa học. Nhiều người cho rằng giá như không có chủ nghĩa Mác-Lênin, xã hội Việt Nam được phát triển hơn, văn hoá tư tưởng Việt Nam sẽ phong phú hơn, đặc sắc hơn. Thực tế, từ khi có chủ nghĩa Mác-Lênin, xã họi Việt Nam được phát triển có tính quy luật hơn, con người Việt nam được phát triển khoa học hơn. ở một khía cạnh nào đó trình độ dân trí, trình độ lao động, các năng lực hoạt đông, văn hoá, khoa học, nghệ thuật,... của con người Việt Nam không thua kém con người của các nước văn minh khác. Cuộc sống của con người Việt Nam gắn với các phương tịn, các mặt hoạt động đang vận động, biến đổi khá nhanh chóng đất nước ta những năm gần đây. Đó là sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo, sự phân tầng xã hộiu, việc mở rộng dân chủ đối thoại trong sinh hoạt chính trị của đất nước, việc mở cửa và phát triển giao lưu quốc tế về các mặt kinh tế, văn hoá và chính trị, trên thế giới lại có sự biến đổi nhanh chóng của tình hình chính trị quốc tế, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.... Điều đó đòi hỏi chúng ta phải biết vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin một cách khoa học hợp lý và sáng tạo để đáp ứng được những đòi hỏi thực tiến của xã hội nếu muốn tồn tại và vươn lên. 1.6.. Quan điểm về giải phóng con người : Thực chất của tiến trình phát triển lịch sử xã hội loài người là vì con người, vì sự phát triển của con người, giải phóng con người, đưa con người “từ vương quốc tất yếu sang vương quốc tự do”, làm cho con người cuối cùng làm chủ tồn tại xã hội của chính mình thì cũng do đó làm chủ tự nhiên, là chủ cả bản thân mình và trở thành người tự do. Vậy giải phóng con người là gì? Giải phóng con người là đưa con người ra khỏi sự khép kín về địa vị, về vị trí của con người trong xã hội, là sự thừa nhận bản chất phổ biến của con người, thừa nhận bản tính loài của con người xuyên suốt sự tồn tại hiện thực của con người, làm cho lao động và hòa bình, nhân bản, nhân đạo và bình đẳng… những thuộc tính tồn tại của con người được thực hiện vững chắc ở từng con người và cả cộng đồng xã hội. Sự giải phóng con người là con đường, là phương thức thực hiện đúng đắn bản chất của con người. Nhờ giải phóng ấy, con người sẽ nhận thức được và tổ chức hoạt động của mình với tư cách là hoạt động xã hội. Chương II Vấn đề xây dựng con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 2.1. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá- hiện đại hoá Nền kinh tế nước ta hiện nay còn mang tính chất nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp còn chiếm tỉ trọng nhỏ, tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người thua quá xa nhiều nước trong khu vực. Vì vậy, muốn không bị tụt hậu xã hơn nữa, muốn ổn định mọi mặt để di lên và phát triển thì tất yếu phải thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Cái tất yếu âý mọi người dễ dàng nhận biết song dựa vào đâu để đảm bảo thực hiện nó cho thật hiêụ quả mà không phải trả gia quá đắt thì lại là một điều không dễ dàng, bởi vì từ chỗ thấy được tính tất yếu nếu không cẩn thận lại dễ xa vào duy ý chí như đã từng xảy ra trước đây, hoặc trái lại nếu chỉ thấy khó khăn bất lợi, thiếu điều kiện rồi cam chịu tụt hậu thì lại là một tai hoạ. Cũng rất có thể nếu chỉ nhìn thấy những khó khăn thiếu thốn rồi bằng mọi cách, mọi giá, bất kể lợi hay hại để chấp nhận mọi sự đầu tư nước ngoài hay vay nợ tràn lan thì cũng sẽ là sai lầm lớn. Chính vì vậy, cần nắm vững các quan điểm cơ bản về công nghiệp hoá- hiện đại hoá mà hội nghị TW lần thứ VII Ban chấp hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá VII đã nêu ra. Công nghiệp hoá là quá trình trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho tất cả các nghành của nền kinh tế quốc dân và cùng với quá trình đó hình thành cơ cấu kinh tế mới cho phép khai thác tốt nhất các nguồn lực của đất nước, nhờ đó tạo nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế cao, lâu bền cho toàn bộ nền kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội. Phạm trù “ Hiện đại hoá” xét theo nghĩa “từ” có nghĩa là một cái gì đó mang tính chất của thời đại ngày nay. Vậy hiện đại hoá là làm cho kỹ thuật và công nghệ sản xuất đạt đến trình đọ tiên tiến của thời đại. Đối với nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn, hiện đại là một nhiệm vụ to lớn và một yêu cầu khách quan bởi vì cơ sở vật chất kỹ thuật của một nền ssản xuất lớn, hiện đại đòi hỏi phải dựa trên trình độ kỹ thuật công nghệ ngày càng cao hơn, hiện đại hơn. Điều đó không chỉ dừng lại ở chỗ những yếu tố của cơ sở sản xuất được cơ khí hoá mà trình độ công nghệ và phải tiên tiến thường xuyên được đổi mới. Công nghiệp hoá và hiện đại hoá chính là con đường và bước đi tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn phải hiện đại Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại là một quy luật chung phổ biến đối với tất cả các nước. Tuy nhiên, tuỳ từng nước khác nhau, do điểm xuất phát tiến lên không giống nhau nên cách thức tiến hành xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại sẽ không giống nhau. Việc thực hiện và hoàn thành tốt công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá có ý nghĩa đặc biệt to lớn và có tác dụngtoàn diện trên nhiều mặt. Công nghiệp hoá- hiện đại hoá làm thay đổi căn bản kỹ thuật công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao động. Công nghiệp hoá- hiện đại hoá chính là thực hiện xã hội hoá về mặt kinh tế kỹ thuật, tăng trưởng và phát triển kinh tế với tốc độ cao, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của mọi thành viện trong cộng đồng xã hội. Công nghiệp hoá- hiện đại hoá phát triển mối quan hệ kinh tế giữa các nghành, các vùng trong phạm vi một nước và giữa các nước với nhau, nó nâng cao trình độ quản lý kinh tế của nhà nước, nâng cao khả năng tích luỹ mở rộng sản xuất và làm xuất hiện thêm nhiều nghành mới để từng bước giải quyết những nhu cầu việc làm cho người lao động. Công nghiệp hoá- hiện đại hoá không ngừng nâng cao vai trò của nhân tố con người trong nền sản xuất, đặc biệt trong nền sản xuất lớn hiện đại kỹ thuật cao. Chỉ trên cơ sở thực hiện tốt công nghiệp hoá- hiện đại hoá mới có khả năng thực hiện và quan tâm đầy đủ đén sự phát triển tự do và toàn diện nhân tố con người, làm cho con người trở nên hiện đại hơn, có trình độ khoa học kỹ thuật hơn và nắm bắt được những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật. Công nghiệp hoá- hiện đại hoá tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng, khả năng đảm bảo an ninh và các yếu tố vạt chất kỹ thuật khác. Đáp ứng yêu cầu đó cong nghiệp hoá- hiện đại hoá có tác dụng trực tiếp và chủ yếu cho việc thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế về kinh tế, khoa học công nghệ, .... 2.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và yêu cầu của nó đối với việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng con người Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, lịch sử nhân loại xét đến mục tiêu cuối cùng là phát triển toàn diện cá nhân trong một xã hội văn minh. Không một dân tộc nào tồn tại và phát triển lại ko chú ý tới vấn đề con người. Ngày nay, ở nước ta cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước và bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc xây dựng con người Việt Nam hiện đại là đòi hỏi cấp bách. 2.2.2. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nước ta đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ những đặc trưng cơ bản của “Xã hội xã hội chủ nghĩa” mà nhân dân ta đang xây dựng là một xã hội do nhân dân lao động làm chủ trong đó con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện để phát triển toàn diện cá nhân. Những đặc trưng trên đã chỉ rõ sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế xã hội hướng tới đối tượng chính là con người. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là để tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của con người hay nói cách khác: con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nói con người là động lực ở đây có thể hiểu là quá trình hình thành con người Việt Nam mới cũng chính là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình xây dựng xã hội mới. Quá trình xây dựng con người Việt Nam hiện đại cũng là quá trình tạo ra động lực cho xã hội phát triển. Chính việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhằm xây dựng con người mới, con người Việt Nam hiện đại, lấy con người làm mục đích của mình. Điều đó được khẳng định dựa trên những căn cứ sau: - Chủ động tích cực xây dựng con người Việt Nam hiện đại từ con người cũ về mọi phương diện: kinh tế, đạo đức, trí tuệ. Nói chủ động tích cực là nói tới việc tổ chức và lãnh đạo quá trình hình thành và phát triển con người Việt Nam hiện đại một cách tự giác, gắn liền với quá trình xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Con người hiện đại không thể hình thành bên ngoài công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tách rời khỏi thực tiễn đấu tranh cách mạng. ở đây, sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội cũng là một động lực thường xuyên, quan trọng và không thể thiếu được của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá trình đó, tính chủ động, sáng tạo và tự giác từng bước được phát huy mạnh mẽ. - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là quá trình xây dựng một lực lượng sản xuất hiện đại, trong đó con người là lực lượng sản xuất hàng đầu. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay khác thời kỳ trước là ngoài việc phát triển có kế hoạch theo định hướng xã hội chủ nghĩa, còn lấy nhân tố thị trường để điều tiết kinh tế. Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, yếu tố quyết định là con người. Con người là chủ thể tạo ra động lực phát triển của lực lượng sản xuất. Như vậy, chính con người cùng với công cụ do nó chế tạo ra sẽ quyết định thay đổi bộ mặt xã hội, quyết định thành công của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.2.3. Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, là yếu tố hàng đàu, yếu tố đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất xã hội, mà hơn nữa nó còn đóng vai trò là chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử của mình. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cá nhân vừa là sản phẩm, vừa là kẻ sáng tạo nội dung các quan hệ xã hội. Do vậy, đổi mới ngày nay không phải là chỉ làm ra và đem lại cho con người những điều con người mong muốn, mà chủ yếu là khơi dậy trong con người lòng tự hào, niềm tin, ý chí và nhiệt tình cách mạng để con người tự mình làm ra tất cả. ở đây, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta phải tạo mọi điều kiện, thu hút tối đa quần chúng tham gia vào hoạt động cách mạng, đấu tranh cải tạo xã hội, xây dựng xã hội mới. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân mỗi thành viên phát triển tài năng sáng tạo, phục vụ lợi ích của xã hội, của bản thân mình. Thông qua đó, những lớp người mới, hiện đại, với những phẩm chất mới được hình thành và phát triển. Vì thế, việc xây dựng con người Việt Nam hiện đại có phẩm chất năng lực nhất thiết phải được coi là yêu cầu cấp bách trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.3. Phát huy nguồn lực con người – vấn đề chiến lược trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường duy nhất để phát triển nền kinh tế-xã hội đối với bất cứ quốc gia nào, nhất là các nước chậm và đang phát triển. Chỉ có công nghiệp hóa hiện đại hóa mới có thể rút ngắn được thời gian phát triển kinh tế xã hội so với các nước đi trước. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người-nguồn nhân lực, với tư cách là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội, chính là yếu tố quyết định quan trọng nhất, là động lực cơ bản nhất. Thực tế đã chứng minh, nguyên nhân dẫn đến sự thành công của các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền công nghiệp phát triển ở Châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-Ga-Po, Hồng Kông, Đài Loan… không chỉ bắt nguồn từ khoa học công nghệ mà chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có hàm lượng chất xám cao. Vì thế có thể khẳng định, nguồn nhân lực đã trở thành yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với sự phồn thịnh của quốc gia, dân tộc. Đảng ta đã xác định, nhân tố con người – chính xác hơn là vốn con người, vốn nhân lực, bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống của dân tộc – là vốn quý nhất, quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nhân tố này, nếu được giải phóng sẽ trở thành nguồn lực vô tận để phát triển đất nước. Vì thế giải phóng tiềm năng con người để phát huy tối đa nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những quan điểm đổi mới có tính đột phá trong đường lối phát triển kinh tế-xã hội của Đảng ta trong thời kỳ mới. Con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới đã được Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa VIII xác định xây dựng với những đức tính “… lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội; thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực…”. Việc phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiện nay đang là đòi hỏi cấp bách, đồng thời là vấn đề chiến lược của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì : - Đổi mới là tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân mỗi thành viên trong xã hội phát triển tài năng sáng tạo vì lợi ích của mình, của tập thể và của đát nước. Tất cả vì con người, vì hạnh phúc của con người, đây là mục tiêu phấn đấu của nhân loại từ xưa đến nay, nó chi phối tâm tư, khát vọng của mỗi người. Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng: hạnh phúc của con người phải do chính con người đảm nhân, chính con người giành lấy. Vì thế, mục tiêu đổi mới không chỉ làm ra và đem lại cho con người những điều con người mong muốn, mà điều quan trọng hơn, chủ yếu hơn là khơi dậy, phát huy tiềm năng của con người để con người tự mình làm ra tất cả. Do đó, phát huy nguồn lực con người cần phải được coi là vấn đề có tính chiến lược trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. - Thời đại ngày nay là thời đại của cách mạng khoa học và công nghệ, trình độ dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ đã trở thành nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia trên thế giới. Lịch sử đã chứng minh rằng sự thành đạt, thịnh suy của một dân tộc, một quốc gia phụ thuộc vào giáo dục-đào tạo, bồi dưỡng và phát huy, sử dụng đúng mức đội ngũ trí thức. Có thể nói ngày nay, sự lạc hậu về giáo dục-đào tạo sẽ phải trả giá đắt trong công cuộc chạy đua thế kỷ XXI, mà thực chất là chạy đua về trí tuệ và phát triển giáo dục trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện lực lượng sản xuất đã mang tính quốc tế hóa cao, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão và đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, chúng ta ngày càng nhận rõ hơn trí tuệ con người là nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia. Vì vậy, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược, là yếu tố quyết định tương lai của đất nước. Nhân tố then chốt của sự phát triển tri thức là trình độ cao của trí tuệ con người. Có thể nói, phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - động lực của sự phát triển. Do đó, phát huy nguồn lực con người vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là vấn đề chiến lược của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước phát triển kinh tế tri thức. 2.3.1.Những yêu cầu của việc xây dựng con người Việt Nam đáp ứng sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. Thực tế đã chứng tỏ một điều rằng trong công cuộc công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22679.doc
Tài liệu liên quan