Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 11 (chương trình chuẩn) - Trường THPT Kỳ Sơn

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu phương án trả lời đúng.

 

1. Lớp từ ngữ nào sau đây được sử dụng nhiều nhất trong văn bản chính luận?

A. Lớp từ ngữ sinh hoạt B. Lớp từ ngữ khoa học

C. Lớp từ ngữ chính trị D. Lớp từ ngữ địa phương

2. Câu nào sau đây nêu không đúng về đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

A. Đơn vị cơ sở ngữ pháp là tiếng.

B. Từ biến đổi hình thái.

C. Từ không biến đổi hình thái.

D. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.

3. Nhà thơ nào được coi là cầu nối giữa thơ cũ và thơ mới?

A. Xuân Diệu B. Huy Cận

C. Phan Bội Châu D. Tản Đà

4. Biểu hiện của nghĩa tình thái trong câu “Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi” là gì?

A. Phỏng đoán chưa chắc chắn về sự việc

B. Đánh giá về mức độ hay số lượng sự việc

C. Khẳng định sự việc ở mức độ cao

D. Khẳng định tính chân thực của sự việc

5. Bao trùm lên toàn bộ bài thơ Từ ấy (Tố Hữu) là tình cảm gì của tác giả?

A. Niềm tự hào khi được gặp ánh sáng của cách mạng

B. Niềm vui lớn của tác giả khi giác ngộ lí tưởng cộng sản

C. Niềm sung sướng của nhà thơ khi tham gia hoạt động cách mạng

D. Niềm hân hoan của tác giả khi cách mạng tháng Tám thành công

6. Quan niệm tình yêu nào phù hợp nhất được thể hiện trong bài thơ Tôi yêu em (Pu-skin)?

A. Tình yêu phải đắm say, mãnh liệt

B. Tình yêu phải khéo léo, tế nhị

C. Tình yêu phải vị tha, rộng lượng

D. Tình yêu phải chân thành, cao thượng

7. Vì sao Vội vàng được coi là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám?

A. Vì bài thơ thể hiện triết lí sống vội vàng của Xuân Diệu

B. Vì bài thơ phô bày mọi vẻ đẹp của thiên đường trần thế

C. Vì bài thơ bộc lộ niềm khát khao giao cảm với đời, quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu và những sáng tạo mới lạ trong hình thức thể hiện

 

doc6 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 10132 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 11 (chương trình chuẩn) - Trường THPT Kỳ Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT HOÀ BÌNH TRƯỜNG THPT KỲ SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II (năm học 2010- 2011) MÔN : NGỮ VĂN, LỚP 11 (chương trình chuẩn) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Đề được biên soạn nhằm kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 11. 1. Kiến thức: - Nắm được các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt, đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ chính luận, hiểu được hai thành phần nghĩa của câu. - Nắm được giá trị của các bài thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn học kì II. 2. Kỹ năng: - Nhận biết được đặc điểm loại hình của Tiếng Việt, đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ chính luận, hiểu được hai thành phần nghĩa của câu. - Hiểu và biết sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. - Biết vận dụng kiến thức kỹ năng đã học để hoàn thành một bài văn nghị luận văn học đã học. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu văn học và quê hương, đất nước. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Tự luận + Trắc nghiệm III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mứcđộ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng 1.Tiếng Việt - Nghĩa của câu - Phong cách ngôn ngữ - Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt Nhận biết được: - Đặc điểm về từ ngữ của phong cách ngôn ngữ chính luận - Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt Hiểu được nghĩa tình thái của câu 2 = 0,5 1 = 0,25 7,5%= 0,75 điểm 2. Văn học: - Tác phẩm văn học - Tác giả văn học Nhận biết vị trí của nhà thơ Tản Đà Hiểu được nội dung tư tưởng của các bài thơ Từ ấy- Tố Hữu, Vội vàng- Xuân Diệu, Tôi yêu em- Pu-skin 1 = 0,25 3 = 1,5 10%= 1,75 điểm 3. Làm văn - Thao tác lập luận - Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản nghị luận Phân biệt được thao tác lập luận bác bỏ với các thao tác lập luận khác Viết một đoạn văn (sử dụng thao tác lập luận bác bỏ) Viết bài văn nghị luận văn học 1 = 0,5 1= 2 1 = 5 75% = 7,5 điểm 3 0,75/10 = 7,5% 5 2,25/10 = 22,5% 1 2/10 = 20% 1 5/10 = 50% 100% = 10 điểm SỞ GD & ĐT HOÀ BÌNH TRƯỜNG THPT KỲ SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II (năm học 2010- 2011) MÔN : NGỮ VĂN, LỚP 11 (chương trình chuẩn) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu phương án trả lời đúng. 1. Lớp từ ngữ nào sau đây được sử dụng nhiều nhất trong văn bản chính luận? A. Lớp từ ngữ sinh hoạt B. Lớp từ ngữ khoa học C. Lớp từ ngữ chính trị D. Lớp từ ngữ địa phương 2. Câu nào sau đây nêu không đúng về đặc điểm loại hình của Tiếng Việt A. Đơn vị cơ sở ngữ pháp là tiếng. B. Từ biến đổi hình thái. C. Từ không biến đổi hình thái. D. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ. 3. Nhà thơ nào được coi là cầu nối giữa thơ cũ và thơ mới? A. Xuân Diệu B. Huy Cận C. Phan Bội Châu D. Tản Đà 4. Biểu hiện của nghĩa tình thái trong câu “Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi” là gì? A. Phỏng đoán chưa chắc chắn về sự việc B. Đánh giá về mức độ hay số lượng sự việc C. Khẳng định sự việc ở mức độ cao D. Khẳng định tính chân thực của sự việc 5. Bao trùm lên toàn bộ bài thơ Từ ấy (Tố Hữu) là tình cảm gì của tác giả? A. Niềm tự hào khi được gặp ánh sáng của cách mạng B. Niềm vui lớn của tác giả khi giác ngộ lí tưởng cộng sản C. Niềm sung sướng của nhà thơ khi tham gia hoạt động cách mạng D. Niềm hân hoan của tác giả khi cách mạng tháng Tám thành công 6. Quan niệm tình yêu nào phù hợp nhất được thể hiện trong bài thơ Tôi yêu em (Pu-skin)? A. Tình yêu phải đắm say, mãnh liệt B. Tình yêu phải khéo léo, tế nhị C. Tình yêu phải vị tha, rộng lượng D. Tình yêu phải chân thành, cao thượng 7. Vì sao Vội vàng được coi là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám? A. Vì bài thơ thể hiện triết lí sống vội vàng của Xuân Diệu B. Vì bài thơ phô bày mọi vẻ đẹp của thiên đường trần thế C. Vì bài thơ bộc lộ niềm khát khao giao cảm với đời, quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu và những sáng tạo mới lạ trong hình thức thể hiện D. Vì bài thơ thể hiện cái nhìn nhạy cảm của Xuân Diệu với thời gian 8. Đoạn văn “Vì sao người An nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự? Phải quy lối cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?”(Nguyễn An Ninh- Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức) sử dụng thao tác lập luận nào? A. Giải thích B. Bình luận C. Bác bỏ D. Phân tích II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: Thanh niên phải biết hút thuốc lá mới sành điệu. Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận nét đặc sắc của đoạn thơ sau: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Trích Tràng giang- Huy Cận) SỞ GD& ĐT HOÀ BÌNH TRƯỜNG THPT KỲ SƠN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (năm học 2010- 2011) MÔN : NGỮ VĂN, LỚP 11 (chương trình chuẩn) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I.TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B D A B D C C Biểu điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 II. TỰ LUẬN (7 điểm) Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau: Câu 1 (2 điểm) Ý Nội dung Biểu điểm Yêu cầu về hình thức - Biết sử dụng kết hợp các thao tác lập luận trong đó thao tác chính là bác bỏ để viết đoạn văn. - Biết viết và trình bày đoạn văn. - Trình bày sạch, đẹp. - Diễn đạt mạch lạc. Không mắc lỗi hành văn. 0,5 Yêu cầu về nội dung - Giải thích ý kiến. - Phê phán, bác bỏ ý kiến sai lầm: Thanh niên phải biết hút thuốc lá mới sành điệu. (Lí lẽ và dẫn chứng thực tế) - Đưa ra quan niệm đúng có liên quan đến vấn đề. 0,25 1 0,25 Câu 2 (5 điểm) Ý Nội dung Biểu điểm Yêu cầu về hình thức - Biết viết bài văn nghị luận văn học. Biết kết hợp các thao tác lập luận chủ yếu là phân tích và bình luận để cảm nhận được nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ. - Trình bày sạch, đẹp - Diễn đạt mạch lạc. Không mắc lỗi hành văn 0,5 Yêu cầu về nội dung - Giới thiệu chung về tác giả Huy Cận, bài thơ Tràng giang và khổ thơ cần cảm nhận. - Đặc sắc nội dung: Đoạn thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên bao la, hùng vĩ, tráng lệ và buồn. Ẩn sau đó là tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, là nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát được hoà nhập với cuộc đời, là tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước thầm kín mà tha thiết của tác giả. - Đặc sắc về nghệ thuật: Sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại; hình ảnh thơ giản dị mà tinh tế; ngôn ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm nhờ các biện pháp tu từ ẩn dụ, đối, sử dụng từ láy, … - Đánh giá chung: đoạn thơ đặc sắc mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật độc đáo của Huy Cận. 0,5 2 1,5 0,5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVăn- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II (năm học 2010- 2011) TRƯỜNG THPT KỲ SƠN.doc
Tài liệu liên quan