Đề kiểm tra Ngữ văn 7 HKII tiết 106 tuần 26

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN BẢN TIẾT 106 NĂM 2017- 2018

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7

 

I. ĐỌC - HIỂU ( 6,0 điểm)

Câu 1.Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 “ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta . Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng , Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, .Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. ”

 ( Ngữ văn 7 tập 2,NXB Giáo dục, trang 24)

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của đoạn văn trên là ai? (1điểm)

b. Tìm một biện pháp tu từ mà em cho là hay nhất trong đoạn văn? Theo em dấu ba chấm trong đoạn văn trên dùng để làm gì?( 0,5 điểm)

c. Câu văn nào trong đoạn thể hiện rõ luận điểm? ( 0,5 điểm).

d. Nêu nội dung chính của văn bản ? ( 1 điểm).

 

docx6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Ngữ văn 7 HKII tiết 106 tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DẦU TIẾNG TRƯỜNG THCS MINH THẠNH ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 7 HKII TIẾT 106 TUẦN 26 I/ XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ Đánh giá năng lực tổng hợp của học sinh sau khi học xong chương trình Ngữ văn 7 từ tuần 19 đến tuần 26 học kì II Nắm vững kiến thức ở các nội dung Đọc – hiểu, Tiếng Việt, Tập làm văn. Khả năng vận dụng kiến thức Đọc – hiểu, Tiếng Việt, Làm văn vào việc tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản. Hình thức đánh giá: Tự luận II/ XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT KIẾN THỨC Nhận biết được tác giả, tác phẩm. Nhận ra được phương thức biểu đạt. Chỉ ra được một biện pháp tu từ tiêu biểu và giá trị của biện pháp tu từ đó. Xác định được nội dung của đoạn văn. Vận dụng được những hiểu biết của bản thân về nội dung bài thơ viết một đoạn văn. Nhận ra được các loại câu . Biết sử dụng câu hợp lý Nắm được cách viết một bài nghị luận chứng minh. 2. KĨ NĂNG Học sinh có kĩ năng Đọc – hiểu : Văn bản nghệ thuật, văn bản nhật dụng, văn bản nghị luận, biết nhận diện tác giả, tác phẩm, các biện pháp tu từ , phương thức biểu đạt và hiểu được nội dung của đoạn văn. Biết viết đoạn văn nghị luận xã hội có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. Biết cách sử dụng câu trong nói và viết. Học sinh có kĩ năng làm một bài văn nghị luận chứng minh . Bố cục rõ ràng. Văn viết trong sáng, lưu loát, giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi hành văn. THÁI ĐỘ - Giáo dục học sinh lòng yêu nước , yêu tiếng Việt. - Giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh III/ LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC. MA TRẬN TỔNG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT PHẦN VĂN BẢN NĂM 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc hiểu Câu 1 - Ngữ liệu: văn bản nghệ thuật / Văn bản nhật dụng/ Văn bản nghị luận. + Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất + Tục ngữ về con người và xã hội + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. + Đức tính giản dị của Bác Hồ. +Ý nghĩa văn chương. - Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: + 01 đoạn trích. + Độ dài 4- 5 câu . + Tương đương với văn bản HS đã được học chính thức trong chương trình HKII ( lớp 7 ) + Câu 2: - Ngữ liệu: Các bài tục ngữ + Độ dài 2- câu . +Tương đương với văn bản HS đã được học chính thức trong chương trình Ngữ văn lớp 7 - Tiêu chí lựa chọn: Liên quan đến các kiến thức: TN về TN lao động sản xuất, con người, xã hội - Nhận diện: Tác giả, tác phẩm - Chỉ ra chi tiết/ hình ảnh/ biện pháp tu từ,... nổi bật trong đoạn văn . - Nêu chủ đề/ nội dung chính/ vấn đề chính mà văn bản đề cập. - Hiểu được quan điểm/ tư tưởng của tác giả. - Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng của việc sử dụng thể loại/ phương thức biểu đạt/ từ ngữ/ chi tiết/ hình ảnh/ biện pháp tu từ,... trong văn bản. - Lí giải được một số kiến thức tiếng Việt cơ bản. Tổng Số câu 2 2 4 Số điểm 1 2 3 Tỉ lệ 10% 20% 30% II. Làm văn Suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong các văn bản đã học Viết một đoạn văn nghị luận ngắn Tổng cộng Số câu 2 2 1 4 Số điểm 1 2 4 10 Tỉ lệ 10% 20% 40% 100% IV. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN BẢN TIẾT 106 NĂM 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc hiểu Câu 1 - Ngữ liệu: Đoạn văn - Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: + 01 đoạn trích đã học trong chương trình NV 7 HKII Bài Tinh thần yêu nước của nhân ta ( Hồ Chí Minh) + Độ dài 3 câu Câu 2 - Ngữ liệu: tục ngữ - Tiêu chí lựa chọn: Có liên quan đến các bài tục ngữ Độ dài : 2 câu - Nhận diện tên tác phẩm, tác giả - Chỉ ra biện pháp tu từ,... nổi bật trong đoạn văn Hiểu được nội dung của đoạn văn . Tác dụng của biện pháp tu từ Hiểu được và lí giải được một số kiến thức về Tiếng Việt . Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 3 3 6 Tỉ lệ 30% 30% 60% II. làm văn Câu Trình bày suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong văn bản đã học Viết một đoạn văn Tổng cộng Số câu 1 1 1 3 Số điểm 3 3 4 10 Tỉ lệ 30% 30% 40% 100% V. ĐỀ KIỂM TRA THEO NĂNG LỰC ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN BẢN TIẾT 106 NĂM 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 I. ĐỌC - HIỂU ( 6,0 điểm) Câu 1.Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta . Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng , Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,.Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. ” ( Ngữ văn 7 tập 2,NXB Giáo dục, trang 24) a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của đoạn văn trên là ai? (1điểm) b. Tìm một biện pháp tu từ mà em cho là hay nhất trong đoạn văn? Theo em dấu ba chấm trong đoạn văn trên dùng để làm gì?( 0,5 điểm) c. Câu văn nào trong đoạn thể hiện rõ luận điểm? ( 0,5 điểm). d. Nêu nội dung chính của văn bản ? ( 1 điểm). Câu 2 : Nêu khái niệm tục ngữ? Chép lại 2 câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất? Phân tích rõ nội dung? (3 điểm) II. LÀM VĂN ( 4 ĐIỂM) Qua văn bản Đức Tính giản dị của Bác Hồ, em hãy viết đoạn văn ngắn chứng minh sự giản dị của Bác. VI. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Đáp án Điểm I/Đọc hiểu Câu 1: a. Tác phẩm : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Tác giả: Hồ Chí Minh (0.5đ) (0.5đ) b.Biện pháp : Liệt kê, Điệp ngữ Dấu ba chấm : Còn nhiều anh hùng chưa liệt kê hết (0.25đ) (0.25đ) c. Câu văn nào trong đoạn thể hiện rõ luận điểm? “ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.” d. Nêu nội dung của văn bản trên? - Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. (0.5đ) (1,0 đ) Câu 2: Nêu khái niệm tục ngữ - Tục ngữ: + Về hình thức: là câu nói diễn đạt 1 ý trọn vẹn; ngắn gọn, hàm súc, có kết cấu ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh. + Về nội dung: thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội. (1đ) Nêu được 2 Câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (1đ) Nêu được nội dung 2 câu tục ngữ mà em đã chọn (1đ) II. LÀM VĂN - Học sinh có thể trình bày theo cách hiểu của mình nhưng đảm bảo bố cục 3 phần Mở đoạn, phát triển, kết đoạn - Đảm bảo các ý sau: 1 đ Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác Hồ sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mặt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý. 3điểm Lưu ý: tên đây là phần gợi ý, giám có thể linh hoạt căn cứ vào bài làm cụ thể để đánh giá và chấm điểm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxkiem tra 1 tiet van 7_12308730.docx
Tài liệu liên quan