Đề tài Biện pháp bảo đảm bằng thế chấp, bảo lãnh bằng bất động sản trong ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gia Lộc

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM BẰNG THẾ CHẤP, BẢO LÃNH BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN. 3

I. Tài sản đảm bảo và vai trò của thế chấp bất động sản trong Ngân hàng. 3

1. Khái niệm bảo đảm bằng thế chấp, bảo lãnh bằng bất động sản 3

1.1. Khái niệm 3

1.2. Phân loại bất động sản thế chấp 5

2. Điều kiện đối với bất động sản thế chấp 6

3. Vai trò thế chấp bất động sản trong phát triển kinh tế xã hội 6

II Thẩm định giá và vận dụng vào định giá bất động sản thế chấp 7

1. Thẩm định giá và vai trò của thẩm định giá 7

2. Định giá bất động sản, các phương pháp định giá bất động sản và vận dụng vào bất động sản thế chấp 8.

2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải định giá 8

2.2 Những căn cứ, yếu tố ảnh hưởng, nguyên tắc định giá bất động sản 10

2.3. Các phương pháp định giá bất động sản và vận dụng vào định giá bất động sản thế chấp 15

III. Quản lý bất động sản thế chấp. 22

1. Yêu cầu chung 22

2. Xử lý tài sản đảm bảo. 23

2.1. Nguyên tắc chung 23

2.2. Xử lý tài sản bảo đảm là quyền sủ dụng đất, tài sản gắn liền với đất 23

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THẾ CHẤP, BẢO LÃNH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NHNO & PTNT HUYỆN GIA LỘC 25

I. Khái quát về NHNo & PTNT huyện Gia Lộc 25

1. Quá trình hình thành và phát triển. 25

1.1. Thông tin chung 25

1.2. Quá trình hình thành và phát triển

 

2. Cơ cấu tổ chức 26

2.1 Về tổ chức bộ máy 26

2.2 Về cơ sở vật chất phục vụ cho kinh doanh 26

3. Đặc điểm địa bàn hoạt động của Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Gia Lộc 28

II. Thực trạng về công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT huyện Gia Lộc 30

1. Những kết quả đã đạt được. 30

1.1. Những kết quả đã đạt được về các loại nguồn vốn 30

1.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn của NHNo & PTNT Gia Lộc 40

2. Những tồn tại 43

III. Tình hình thế chấp, bảo lãnh bất động sản tại NHNo & PTNT huyện Gia Lộc. 44

1. Quy trình định giá bất động sản tại NHNo & PTNT huyện Gia Lộc. 44

1.1. Trình tự thực hiện 44

1.2. Cách thức tiến hành định giá bất động sản 45

1.3. Định giá Bất Động Sản 45

1.4. Định giá bất động sản trong ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gia Lộc 47

2. Đặc điểm tình hình thế chấp, bảo lãnh bất động sản tại NHNo & PTNT huyện Gia Lộc 48

3. Kết quả đạt được 49

3.1. Kết quả chung 49

3.2. Kết quả hoạt động công tác thẩm định năm 2004 và 03 tháng đầu năm 2005 tại NHNo & PTNT huyện Gia Lộc 50

4. Một số khó khăn trong thế chấp, bảo lãnh bất động sản tại NHNo & PTNT huyện Gia Lộc 56

 4.1. Bất cập về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong quan hệ tín

doc69 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp bảo đảm bằng thế chấp, bảo lãnh bằng bất động sản trong ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gia Lộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm 2004. Trong năm đã sắp xếp công việc cho 1.624 lượt cán bộ tham gia các hình thức đào tạo với tổng cộng 14.804 ngày học, trung bình mỗi cán bộ tham gia học tập 29 ngày/năm (kế hoạch đề ra là 25 ngày/năm), trong đó: Số ngày đào tạo nghiệp vụ: 16 ngày Số ngày đào tạo dài hạn: 13 ngày Tỷ lệ khá giỏi đạt 25% Có trên 90% cán bộ đạt trình độ tin học cơ bản 2.2 Về cơ sở vật chất phục vụ cho kinh doanh + Về phương tiện đi lại vận chuyển: Toàn chi nhánh có 02 ô tô. Trong đó, có 01 ô tô chuyên dùng. Mỗi ngân hàng huyện cấp dưới có một ô tô chủ yếu là để chuyển tiền và đưa cán bộ về các xã để cho vay, đảm bảo việc giải ngân được nhanh chóng và an toàn. + Về trụ sở giao dịch: Tại chi nhánh NHNo & PTNT hyện trước đây còn nhờ NHNN, ngày 19/2/2000 đã có trụ sở khang trang tại số Thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương từ đó hoạt động tăng thêm uy tín, tín nhiệm và thu hút thêm khách hàng. Trụ sở của các xã mới tách ra được xây dựng mới, một số trụ sở của ngân hàng xã cũng được sửa sang lại đẹp hơn và chất lượng hơn. + Về hệ thống máy móc và đổi mới hoạt động ở các phần hành nghiệp vụ: Toàn huyện hiện có 35 máy tính, mỗi xã có từ 7 – 8 máy, các hoạt động từ văn thư, thống kê, báo cáo, điện báo hàng ngày cho vay thu nợ, sao kê nợ. đều được làm bằng máy, giảm được một khối lượng cán bộ đáng kể để bổ sung cho đội ngũ cán bộ tín dụng và giảm bớt sự quá tải của ngân hàng. + Với những máy tính hiện đại và chính xác giúp cho lãnh đạo nhanh chóng thu thập được nhiều thông tin để phân tích đánh giá tình hình và có những quyết định xử lý kịp thời, phù hợp hiệu quả. + Nghiệp vụ tín dụng cũng được thực hiện bằng máy để đảm bảo việc tập hợp theo dõi các thông tin về khách hàng được chi tiết chính xác, nhằm phát hiện sai sót để ngăn ngừa các sai phạm và rủi ro. + Về thực hiện nghiệp vụ thanh toán: Hiện nay, từ ngân hàng tỉnh đến các ngân hàng huyện đều tiến hành thanh toán chuyển tiền điện tử, nhanh chóng và an toàn gấp nhiều lần phương thức thanh toán lạc hậu trước đây, phục vụ nhu cầu của khách hàng. Nên đã thu hút được nhiều khách hàng đến NHNo để quan hệ thanh toán. Tỷ lệ thu nhập của dịch vụ này trong tổng thu nhập của chi nhánh ngày càng tăng. + Hoạt động dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo luôn được quan tâm cải tiến cách làm để giải ngân nhanh chóng, chất lượng tín dụng tốt, tranh thủ được nhiều vốn của ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam. Sự hoạt động năng nổ nhiệt tình của tất cả các phong ban đã cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho ban Giám đốc đưa ra những quyết định sáng suốt, duy trì và phát triển theo đúng chính sách của Đảng và nhà nước. 3. Đặc điểm địa bàn hoạt động của Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Gia Lộc. Gia lộc là một huyện thuộc trung tâm của tỉnh. Có diện tích đất tự nhiên là 130 km2 và 28 xã với tổng số dân khoảng 150.000 người trong đó 87% sống bằng nông nghiệp. Tình hình kinh tế, chính trị trên địa bàn huyện Gia Lộc những năm gần đây rất ổn định, phát triển kinh tế trên địa bàn luôn cao hơn trung bình cả nước: Năm 2002 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,1%. Năm 2003 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,8% Năm 2004 tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 9,0%. Cơ cấu kinh tế đang được chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng của ngành dịch vụ và công nghiệp được nâng lên. Nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Các làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Thị trường hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng, hoạt động thương mại diễn ra rất sôi động. Chất lượng hàng hoá ngày càng được nâng cao. Đó là những tiềm năng mới cho sự phát triển kinh tế địa phương nói chung và hoạt động Ngân hàng nói riêng. Với những đặc điểm về kinh tế xã hội nêu trên thì hoạt động của NHNo & PTNT huyện Gia Lộc có những thuận lợi và khó khăn nhất định. * Thuận lợi. - Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trên địa bàn ổn định giúp các thành phần kinh tế có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, mở rộng thị phần, mạnh dạn đầu tư. Đây là điều kiện thuận lợi để các NHTM trên địa bàn mở rộng hoạt động cho vay, dịch vụ đối với các thành phần kinh tế này qua đó thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi với chi phí thấp. - Do nhận thức được tầm quan trọng và vị trí chiến lược của tỉnh, các ban ngành, lãnh đạo địa phương đã ban hành nhiều chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư mới, đồng thời cải tiến công tác xét duyệt các dự án, giảm thời gian cấp phép đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt với các dự án, các khu công nghiệp nằm dọc quốc lộ 5. Đây chính là một cơ hội cho các NHTM nói chung và NHNo & PTNT huyện Gia Lộc nói riêng. - Trên địa bàn huyện Gia Lộc có 85% diện tích và 80% dân số thuộc về nông nghiệp. Đây chính là đối tượng phục vụ chủ yếu của NHNo & PTNT Hải Dương. NHNo & PTNT Gia Lộc có một hệ thống mạng lưới Chi nhánh phòng giao dịch, bàn tiết kiệm rộng khắp thuận tiện cho công tác huy động vốn và cho vay. - Trong lĩnh vực Ngân hàng: Chính phủ, NHNN có nhiều chính sách mới nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức tín dụng và khách hàng, nâng cao tính tự chủ, tính tự chịu trách nhiệm của các TCTD như: sửa đổi bổ sung nghị định bảo đảm tiền vay, ban hành quy chế cho vay, quy chế đồng tài trợ, áp dụng quy chế lãi suất thoả thuận. Những chính sách đó đã tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là việc ban hành quy chế cho vay mới, sửa đổi nghị định đảm bảo tiền vay đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng, đơn giản hoá thủ tục cho vay, mở rộng đối tượng vay vốn phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. * Khó khăn: - Khách hàng của NHNo & PTNT Gia Lộc chiếm trên 90% là hộ sản xuất, chủ yếu là hộ nông dân với những món vay nhỏ lẻ. Hoạt động của họ phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Sản phẩm nông sản còn khó tiêu thụ, giá bán thấp do đó dễ gây rủi ro cho Ngân hàng. Mặt khác, khách hàng của NHNo & PTNT Gia Lộc phân tán trên địa bàn rộng đòi hỏi Ngân hàng phải bố trí mạng lưới rộng làm cho chi phí hoạt động cao, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của Ngân hàng. - Thời tiết diễn biến phức tạp, đầu năm rét đậm, rét hại kéo dài đến giữa năm mưa lớn gây úng lụt trên diện rộng, cùng với nạn dịch cúm gia cầm bùng phát và lan rộng ở hầu hết các địa phương trong tỉnh nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp - Chỉ số giá tiêu dùng trong năm tăng 9,5% so với đầu năm, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân nhất là những người có thu nhập thấp, cán bộ, công chức nhà nước. Giá vàng, ngoại tệ biến động thất thường luôn giữ ở mức cao phần nào tác động đến hoạt động tiền tệ – tín dụng trên địa bàn. - Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng dự trữ bắt buộc đối với các NHTM, NHNo & PTNT Việt Nam quy định điều chỉnh lãi suất tiền vay, tăng tiền gửi duy trì tại NHCSXH ảnh hưởng trực tiếp đến công tác điều hành kế hoạch kinh doanh. - Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ vượt 71% kế hoạch với lãi suất cao nên công tác huy động vốn của các TCTD trên địa bàn nói chung và NHNo nói riêng cũng gặp không ít khó khăn - Toàn Chi nhánh thực hiện thí điểm bàn giao dư nợ sang NHCSXH tháng 5/2004 và việc khai trương chi nhánh NHPT Nhà đồng bằng sông Cửu Long tháng 12/2004 càng làm tăng tính cạnh tranh gay gắt. - Cơ sở vật chất của một số chi nhánh thuộc NHNo & PTNT chưa tương xứng với mô hình hoạt động, đặc biệt là các chi nhánh trên địa bàn thành phố trong môi trường cạnh tranh hết sức quyết liệt nhưng trụ sở giao dịch chật hẹp (chi nhánh thành phố), còn phải đi thuê (chi nhánh số 2,3) - Tiến trình hiện đại hoá của Ngân hàng còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của các nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại do nền kinh tế đòi hỏi, trong khi các NHTM trên địa bàn đã có được những nghiệp vụ vượt trội như thanh toán Quốc tế, thực hiện giao dịch mở cửa… Do đó đã làm giảm khả năng cạnh tranh của Ngân hàng. II. Thực trạng về công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT huyện Gia Lộc 1. Những kết quả đã đạt được. 1.1. Những kết quả đã đạt được về các loại nguồn vốn. Đối với các NHTM, nguồn vốn huy động tại địa phương là nguồn vốn quan trọng nhất và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Việc các NHTM đảm bảo huy động đủ vốn cho công tác sử dụng vốn vừa đảm bảo thu hút được mọi nguồn vốn nhà rỗi trong xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước vừa đảm bảo cho hoạt động của NHTM được ổn định và đạt hiệu quả cao. Không giống các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, hoạt động của các NHTM dựa chủ yếu vào nguồn vốn huy động, Nguồn vốn tự có chiếm một tỷ trọng rất nhỏ và chủ yếu được đầu tư vào cơ sở vật chất, tạo uy tín đối với khách hàng. Ngoài ra các NHTM còn sử dụng một số nguồn vốn khác như đi vay, vồn tài trợ, uỷ thác đầu tư. Nhưng những nguồn vốn này chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Nhận thức được điều đó NHNo & PTNT Gia Lộc đã tập trung mọi nỗ lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Chi nhánh nên vốn huy động đã tăng cả về số lượng và chất lượng. Các hình thức huy động chủ yếu được áp dụng tại NHNo & PTNT Gia Lộc trong thời gian qua bao gồm: - Nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư. - Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Xác định được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động NHNo & PTNT Hải Dương đã trú trọng các biện pháp nhằm tăng trưởng nguồn vốn như: mở rộng mạng lưới, tạo mọi điều kiện cho khách hàng, linh hoạt điều hành lãi suất trong phạm vi cho phép… Nhờ đó mà công tác huy động vốn trong những năm qua của Chi nhánh đã đạt được thành tích rất đáng khích lệ. Ta có thể thấy thông qua bảng sau: Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1- Nguồn vốn huy động 69 65,45 90 67,39 153 80,18 2- Nguồn vốn UTĐT 36 34,55 40 30,52 25 14,24 3- Nguồn vốn đi vay 28 2,09 101 5,58 4- Nguồn vốn tự có Tổng nguồn vốn 105 100 158 100 279 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT huyện Gia Lộc ) Nhìn vào bảng trên ta thấy Tổng nguồn vốn đến 31/12/2003 đạt 158 tỷ, tăng 33 tỷ (+26%) so với cuối năm 2002. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2004 đạt 279 tỷ, tăng 73 tỷ (+35%) so với cuối năm 2003 (do bàn giao nguồn vốn sang NHCSXH nên thực chất nguồn vốn NHNo tăng 97 tỷ, tỷ lệ tăng 46,7%), cao hơn tỷ lệ tăng trưởng chung của toàn hệ thống NHNo 2,3% (toàn hệ thống là 2,35%), bình quân 1 cán bộ viên chức đạt 3,5 tỷ nguồn vốn, cao hơn năm 2003 là 1 tỷ/người. Tuy nhiên, so với bình quân 1 cán bộ viên chức toàn hệ thống NHNo mới bằng 70% và thấp hơn 2,2 tỷ (bình quân/người toàn hệ thống là 5,7 tỷ) Tổng nguồn vốn huy động đều tăng qua các năm và khá ổn định. Năm 2002 huy động được 69 tỷ. Năm 2003, tổng nguồn vốn huy động đạt 90 tỷ, tăng 21 tỷ so với năm 2002, tương đương tăng 29,56%. Năm 2004, tổng nguồn vốn huy động đạt 153 tỷ, tăng 43 tỷ so với năm 2003, tương đương tăng 60,91%. Sự tăng lên của nguồn vốn huy động phù hợp với sự tăng lên của tổng nguồn. Năm 2002 nguồn vốn huy động chiếm 65,45% so với tổng nguồn. Năm 2003 nguồn vốn huy động chiếm 67,39% so với tổng nguồn. Năm 2004 nguồn vốn huy động chiếm 80,18% so với tổng nguồn vốn. Nhờ duy trì được tỷ trọng cao của nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn nên Chi nhánh NHNo & PTNT Hải Dương luôn chủ động trong công tác sử dụng vốn, đáp ứng được tốt nhất nhu cầu nguồn vốn của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để đánh giá một cách chính xác về kết quả của quá trình huy động vốn của NH, chúng ta sẽ xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động. Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % I- Nhận tiền gửi 63 91,54 87 96,79 143 98,76 1- Tiền gửi thanh toán 18 29,47 25 29,18 39 27,17 2- Tiền gửi các TCTD 2 0,31 1 0,11 25 17,7 3- Tiền gửi của dân cư 44 70,22 61 70,71 79 55,13 II- PH giấy tờ có giá 5 8,46 3 3,21 2 1,24 1- Kỳ phiếu 3 50,85 2,2 75,86 16 8,88 2- Chứng chỉ tiền gửi 2,9 49,15 1 20,69 1 3,56 3- Trái phiếu 0 1 2,45 1 2,56 Tổng cộng VHĐ 137,9 100 634,2 100 306 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT huyện Gia Lộc ) Qua biểu trên cho thấy. Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Gia Lộc bao gồm: Nhận tiền gửi và Phát hành giấy tờ có giá. Nguồn vốn từ Nhận tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn (91,54%). Trong đó tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong quá trình sử dụng tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động. Vì đây là nguồn vốn huy động có chi phí thấp nhất, tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tăng được tỷ trọng nguồn này nghĩa là Ngân hàng đã thắng trong kinh doanh không chỉ trong hoạt động tín dụng mà còn trong công tác dịch vụ Ngân hàng. Nguồn vốn do phát hành kỳ phiếu của Ngân hàng NHNo & PTNT Hải Dương chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (8,46%), mặc dù đây là nguồn vốn có chi phí huy động cao hơn các nguồn vốn khác nhưng nó cũng chính là nguồn vốn mà Ngân hàng có thể chủ động huy động cả về số lượng, lãi suất và thời điểm huy động. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn này cho đầu tư trung và dài hạn một lĩnh vực đang mở ra rất nhiều tiềm năng cho Ngân hàng. Chính vì vậy mà NHNo & PTNT Gia Lộc nên tăng tỷ trọng nguồn vốn này để có thể chủ động trong công tác đầu tư trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn tại địa phương. Để hiểu hơn về cơ cấu các nguồn vốn trong Ngân hàng chúng ta sẽ xem xét kỹ từng thành phần trong nguồn vốn huy động. * Tiền gửi thanh toán. Đây là các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp dùng để thực hiện các khoản đảm bảo thanh toán để chi trả tiền nguyên vật liệu, hàng hoá, trả dịch vụ. Nhưng tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng trong một thời gian nhất định. Đối với các NHTM do thời gian và số lượng các khoản tiền thanh toán là không giống nhau do luôn có những khoản thanh toán đi ra và vào Ngân hàng nên tại Ngân hàng luôn tồn tại một khoản tiền ổn định và Ngân hàng có thể sử dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn vay trong ngắn hạn. Như vậy, các NHTM có thể bù đắp được các chi phí bỏ ra khi thực hiện quản lý tài khoản của khách hàng. Trong những năm gần đây, nguồn tiền gửi thanh toán không ngừng tăng lên. Điều đó chứng tỏ số lượng các tổ chức kinh tế trên địa bàn có xu hướng ngày càng tăng, mở ra cho Ngân hàng một nguồn huy động vốn dồi dào trong tương lai. Tiền gửi thanh toán năm 2002 là 18 tỷ (chiếm 29,47%), năm 2003 là 25 tỷ, tăng 9 tỷ (+35%) so với năm 2002; năm 2004 là 39 tỷ, tăng 14 tỷ (+21%) so với năm 2003. Trong tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn chiếm 80%. Đây là nguồn vốn có chi phí đầu vào rất thấp, nó tạo điều kiện cho Ngân hàng trong việc giảm chi phí đầu vào. Tuy nhiên, tiền gửi không kỳ hạn là loại để biến động, sự biến động của nó phụ thuộc vào mùa vụ và chu kỳ kinh tế. Tại Chi nhánh NHNo & PTNT Gia Lộc, do làm tốt công tác khách hàng nên đã thu hút được một lượng lớn các tổ chức kinh tế xã hội trên địa bàn tham gia mở tài khoản như: Bảo hiểm xã hội, công ty xăng dầu, công ty điện lực, tiết kiệm bưu điện, đặc biệt là tiền gửi kho bạc. Trong tổng tiền gửi thanh toán của tổ chức, doanh nghiệp thì tiền gửi kho bạc Nhà nước chiếm tỷ trọng rất lớn: năm 2002 chiếm 71,6%, năm 2003 chiếm 63,8%, năm 2004 chiếm 80%. Nếu số dư loại tiền gửi này năm 2002 đạt 14 tỷ (chiếm 21% tổng nguồn vốn huy động) thì đến năm 2004 đạt 20 tỷ (chiếm 14% tổng nguồn vốn huy động). Đây là nguồn vốn huy động có lãi suất thấp (từ 01/5/2000 trở lại đây lãi suất 0,2%/tháng) do đó đã góp phần rất quan trọng trong việc hạ thấp lãi suất đầu vào. Đạt được kết quả trên có nguyên nhân chủ quan do NHNo & PTNT Gia Lộc đã áp dụng chính sách khách hàng đúng đắn, luôn tạo điều kiện cho khách hàng trong quá trình thanh toán, ứng dụng tin học vào quá trình thanh toán. Mặc dù công tác thanh toán không phải mục đích sinh lời chính nhưng nó lại tạo uy tín để mở rộng nguồn vốn làm cơ sở tăng trưởng tín dụng, tiết kiệm chi phí. Mặc dù trong năm qua số vốn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế có tăng lên nhưng vẫn chưa cao so với sự phát triển về số lượng cũng như về chất lượng các doanh nghiệp. Ngân hàng cần phải chú ý hơn nữa đến chiến lược khách hàng, tạo thói quen cho khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng vừa ổn định tiền tệ quốc gia, vừa an toàn thuận lợi cho khách hàng, vừa tăng nguồn thu cho Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần phải có những biện pháp hữu hiệu để thu hút lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế ngày càng có hiệu quả. Tiền gửi các TCTD. Đây là khoản tiền mà ngân hàng gửi tại các TCTD khác thông qua các quan hệ trong thanh toán với nhau. Nhìn vào bảng 2 ta thấy, khoản tiền này chiếm một tỷ trọng nhỏ (0,31% năm 2002, 0,11% năm 2003, 17,7% năm 2004) trong Nhận tiền gửi. Nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn truyền thống của Ngân hàng được nhân dân quen dùng và trở thành tập quán của dân cư khi có nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tương lai. Nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân là nguồn vốn rất quan trọng của mỗi Ngân hàng, nó là một trong ba bộ phận lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn chủ yếu cho các Ngân hàng thực hiện đầu tư. Để thu hút tối đa nguồn vốn này NHNo & PTNT Gia Lộc luôn điều chỉnh lãi suất tiền gửi, đưa ra mức lãi suất nhạy cảm, phù hợp với thị trường, thực hiện đổi mới trong phong cách phục vụ, mở rộng mạng lưới huy động, trang bị thêm cơ sở vật chất và các trang thiết bị khác, không ngừng đổi mới phong cách giao dịch. Nhờ thực hiện tốt những biện pháp trên mà công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh đã đạt kết quả tốt. Trong những năm gần đây, tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2002 số dư tài khoản là 48 tỷ, chiếm 70,22% khoản mục nhận tiền gửi Năm 2003, số dư tiền gửi tiết kiệm đạt 61 tỷ, chiếm 70,71% khoản mục nhận tiền gửi, bằng 126,6% so với năm 2002. Năm 2004, số dư tiền gửi tiết kiệm đạt 79 tỷ, chiếm 55,13% khoản mục nhận tiền gửi, bằng 127,9% so với năm 2003. Một điều đáng ghi nhận là từ năm 2003 trở lại đây, chi nhánh NHNo & PTNT Gia Lộc đã đưa vào áp dụng hình thức tiết kiệm bậc thang (từ 18/02/2003), nhờ vậy số dư tiền gửi kì hạn trên 12 tháng tăng đáng kể (chiếm 38,8% so với tổng nguồn vốn), góp phần duy trì tốc độ tăng của tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm. Trong tổng tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh, tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ quy đổi chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Đây là một nghiệp vụ mới được triển khai tại Chi nhánh từ 05/9/2000. Tuy kết quả đạt được chưa lớn nhưng đây cũng là một sự cố gắng, nỗ lực của toàn Chi nhánh, nó mở ra triển vọng cho Chi nhánh để có thể tăng cường huy động nguồn vốn bằng ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngoại tệ của Chi nhánh. * Phát hành giấy tờ có giá. Nền kinh tế phát triển ổn định với tốc độ cao, nhu cầu vốn trung và dài hạn cho đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ hiện đại hoá sản xuất ngày càng tăng. Do đó các Ngân hàng thường huy động vốn bằng cách phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Đây là hình thức huy động vốn linh hoạt nhằm giải quyết nhu cầu vốn tức thời, Ngân hàng căn cứ vào từng thời điểm để quyết định đưa ra hình thức huy động này một cách chủ động. Nguồn vốn này có tính ổn định cao do đó Ngân hàng có thể tăng được hệ số sử dụng vốn, tăng tỷ lệ đầu tư trung và dài hạn. Kỳ phiếu có thể trả lãi trước hoặc trả lãi sau nên Ngân hàng có thể sử dụng hình thức này để chủ động thanh toán, hoạch định tài chính, kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, cũng như tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu có nhược điểm là chi phí huy động cao. Chính vì vậy mà cách thức huy động này chỉ được sử dụng trong trường hợp thiếu vốn hoặc tại những khu vực có tính cạnh tranh cao. Trong những năm vừa qua, Chi nhánh NHNo &PTNT Gia Lộc đã thực hiện huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu Ngân hàng nhưng với quy mô nhỏ và không thường xuyên: Năm 2002 NHNo & PTNT Gia Lộc phát hành được 3 tỷ, năm 2003 đạt 7 tỷ, năm 2004 phát hành được 9 tỷ. Đây là một kết quả khá khiêm tốn của Chi nhánh. Và trong thời gian tới Ngân hàng sẽ phải chú trọng hơn tới nguồn vốn này bởi lẽ hiện nay Ngân hàng đang gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, hơn nữa nhu cầu sử dụng vốn đang tăng rất mạnh. Huy động vốn qua phát hành kỳ phiếu sẽ là hướng đi mới bảo đảm cho sự ổn định về nguồn vốn của Ngân hàng. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng theo dõi bảng cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2002 2003 So sánh 2002 2004 So sánh 2003 Số tiền Số tiền +/- % Số tiền +/- % 1- TG không kỳ hạn 22 25 3 14,41 52 27 104,33 - Tiền gửi Kho bạc 14 14,8 0,8 0,6 15 0 0 - Bảo hiểm xã hội 2 2 0 0 2 0 0 2- TG kỳ hạn < 12T 19 15,6 -3,4 -19,17 30 14,4 95,51 3- TG từ 12 trở lên 28 49 21 74,47 63 14 27,64 Tổng 85 106.4 20,6 29,56 162 55,8 60,91 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT huyện Gia Lộc ) Năm 2003, nguồn vốn huy động tăng 20 tỷ (+29,56%) so với năm 2002. Trong đó, tiền gửi không kì hạn đạt 25 tỷ, chiếm 28,13% tổng nguồn vốn huy động, tăng 3 tỷ (+14,41%). Riêng tiền gửi kho Bạc đạt 14,8 tỷ chiếm 58% tổng tiền gửi không kỳ hạn và chiếm 16,4% tổng nguồn vốn huy động. Và Bảo hiểm xã hội đạt 2 tỷ chiếm 1,9% tiền gửi không kỳ hạn và chiếm 0,6% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2003, tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng đạt 15,6 tỷ chiếm 17,28% tổng nguồn vốn huy động, giảm 37 tỷ (-19,17%) so với 2002. Tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng trở lên đạt 49 tỷ chiếm 54,5% tổng nguồn vốn huy động, tăng 21 tỷ (+74,47%) so với năm 2002. Năm 2004, nguồn vốn huy động tăng 55 tỷ (+60,91%) so với năm 2003. Trong đó, tiền gửi không kì hạn đạt 52 tỷ, chiếm 35,72% tổng nguồn vốn huy động, tăng 26,5 tỷ (+104,33%). Riêng tiền gửi kho Bạc đạt 148 tỷ chiếm 28,52% tổng tiền gửi không kỳ hạn và chiếm 10,18% tổng nguồn vốn huy động. Và Bảo hiểm xã hội đạt 2 tỷ chiếm 0,96% tiền gửi không kỳ hạn và chiếm 0,34% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2004, tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng đạt 30 tỷ chiếm 20,29% tổng nguồn vốn huy động, tăng 14 tỷ (+95,51%) so với 2003. Tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng trở lên đạt 63 tỷ chiếm 43,22% tổng nguồn vốn huy động, tăng 137 tỷ (+27,64%) so với năm 2003. Năm 2004, loại tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên đạt 30 tỷ, chiếm 21%, tăng 7,5 tỷ (+32,9%) so với cuối năm 2003, trong đó Tiết kiệm bậc thang đạt 28,3 tỷ; chiếm 95% tổng nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên. Tiếp theo, chúng ta cùng đi phân tích, xem xét cơ cấu tổng nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ: Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1- VHĐ nội tệ 67 96,7 87 96,79 133 91,81 2- VHĐ ngoại tệ 3 3,3 3.3 3,21 12 8,19 Tổng 70 100 90,3 100 145 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT huyện Gia Lộc ) Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được trong tổng nguồn vốn huy động thì vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2003 nguồn vốn huy động nội tệ đạt 87 tỷ, chiếm 96,79% tổng vốn huy động, tăng 90.3 tỷ (+29,67%) so với cuối năm 2002 Năm 2004, nguồn vốn huy động nội tệ đạt 133 tỷ, tăng 46 tỷ (+52,63%) so với cuối năm 2003, chiếm 91,81% tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Năm 2002 nguồn vốn huy động ngoại tệ quy đổi đạt 23 tỷ chiếm 3,3% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2003, nguồn vốn huy động ngoại tệ quy đổi đạt 3,3 tỷ chiếm 3,21% so với tổng nguồn vốn huy động, tăng 0,3 tỷ (+26,08%) so vơi cuối năm 2002 Năm 2004, nguồn vốn huy động ngoại tệ quy đổi đạt 12 tỷ (tương đương 734 ngàn USD và 15 ngàn EUR), chiếm 8,19% so với tổng nguồn vốn huy động, tăng 8,97 tỷ (+307,1%) so với cuối năm 2003. So với các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn tỉnh Gia Lộc, NHNo & PTNT Gia Lộc có khối lượng ngoại tệ huy động khiêm tốn nhất. Do đó Chi nhánh nên chú trọng hơn nữa, đưa ra những biện pháp nhằm thu hút nguồn vốn ngoại tệ từ dân cư, tăng nguồn vốn ngoại tệ, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng ngoại tệ của Chi nhánh. 1.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn của NHNo & PTNT Gia Lộc. * Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Để thực hiện nhiệm vụ trung gian tài chính trong nền kinh tế thị trường. Các NHTM tổ chức thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn của mình. Với hai phần cơ bản là huy động vốn và sử dụng vốn. Huy động vốn và sử dụng vốn là hai vấn đề có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ngân hàng không những chỉ huy động thật nhiều vốn mà còn phải tìm nơi cho vay và đầu tư có hiệu quả. Nếu Ngân hàng chỉ chú trọng tới huy động vốn mà không cho vay hết thì sẽ bị ứ đọng vốn làm giảm lợi nhuận. Còn không huy động đủ vốn để cho vay Ngân hàng sẽ mất cơ hội mở rộng khách hàng, làm giảm uy tín trên thị trường. Việc tăng trưởng nguồn vốn là điều kiện trước nhất để mở rộng đầu tư tín dụng, để chủ động đáp ứng vốn cho nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0161.doc
Tài liệu liên quan