Đề tài Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD ở công ty điện máy và xe đạp - Xe máy

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH 3

I. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM - MỘT PHẠM TRÙ KINH TẾ KỸ THUẬT PHỨC TẠP. 3

1. Khái niệm. 3

2. Phân loại CLSP và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá CLSP. 4

2.1. Phân loại theo mục đích - công dụng của sản phẩm. 4

2.2. Theo hệ thống chất lượng ISO 9000: người ta phân ra các loại

chất lượng sau: 4

2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm. 5

3. Các nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm. 7

3.1. Nhóm nhân tố khách quan: bao gồm các nhân tố khách quan

ảnh hưởng tới việc xác định các chỉ tiêu CLSP và khả năng nâng cao CLSP. 7

3.2. Nhóm nhân tố chủ quan. 9

4. Các quan điểm đánh giá CLSP. 11

4.1. Quan điểm tổng hợp. 11

4.2. Quan điểm biện chứng. 12

4.3. Quan điểm dân tộc - hiện đại. 12

4.4. Quan điểm hợp lý. 12

II. QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG - MỘT NỘI DUNG QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ KỸ THUẬT TRONG DOANH NGHIỆP. 12

1. Giới thiệu các quan điểm quản trị chất lượng. 12

2. Nội dung của công tác quản trị chất lượng. 14

3. Các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng. 20

3.1. Lưu đồ: 20

3.2. Sơ đồ nhân quả - sơ đồ xương cá. 21

3.3. Phiếu kiểm tra. 21

3.4. Kiểm đồ - biểu đồ kiểm tra. 21

3.5. Biểu đồ mật độ (Hislograms) 22

3.6. Biểu đồ phần tán. 22

3.7. Biểu đồ Pareto. 23

4. Một số hệ thống quản trị chất lượng đang được áp dụng rộng rãi hiện nay: ISO, TQM, HACCP, GMP, ISO 14000,. 23

4.1. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000. 23

4.2. Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM): 25

4.3. Ngoài ra còn có 1 số hệ thống quản lý chất lượng khác: 25

4.4. Chứng nhận hệ thống chất lượng. 26

III. TÍNH TẤT YẾU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA VIỆC NÂNG CAO CLSP

TRONG DOANH NGHIỆP. 27

1. Tính tất yếu của việc nâng cao chất lượng sản phẩm. 27

2. Phương hướng của việc nâng cao CLSP trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 28

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA DÂY CHUYỀN LẮP RÁP XE MÁY DẠNG IKD Ở CÔNG TY ĐIỆN MÁY - XE ĐẠP - XE MÁY (TODIMAX) 29

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TODIMAX. 29

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TODIMAX. 29

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TODIMAX. 31

3. Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng. 32

4. Tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của công ty TODIMAX qua một số năm. 34

II. TÌNH TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA DÂY CHUYỀN LẮP RÁP XE MÁY DẠNG IKD Ở CÔNG TY TODIMAX. 38

1. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh. 38

1.1. Đặc điểm về sản xuất của dây chuyền và sản phẩm xe máy. 38

1.2. Đặc điểm về thị trường xe gắn máy Việt Nam và thị trường xe của công ty. 39

1.3. Đặc điểm về công nghệ lắp ráp xe máy dạng IKD ở công ty TODIMAX. 41

1.4. Cơ cấu tổ chức - bộ phận lắp ráp xe máy. 44

2. Thực trạng chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng của dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD ở công ty TODIMAX. 44

2.1. Tình hình chất lượng và quản lý chất lượng của dây chuyền

lắp ráp xe máy dạng IKD. 44

2.2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới CLSP. 48

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CLSP VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA

CÔNG TY TODIMAX. 58

1. Ưu điểm: 58

2. Nhược điểm. 59

3. Nguyên nhân. 60

3.1. Nguyên nhân khách quan. 60

3.2. Nguyên nhân chủ quan. 60

CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA DÂY CHUYỀN LẮP RÁP XE MÁY DẠNG IKD Ở CÔNG TY TODIMAX 61

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY TODIMAX. 61

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CLSP CỦA DÂY CHUYỀN LẮP RÁP XE MÁY Ở CÔNG TY TODIMAX. 64

1. BIỆN PHÁP THỨ NHẤT: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân có ý thức,

trách nhiệm trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao CLSP. 64

2. BIỆN PHÁP THỨ HAI: Xây dựng và hoàn thiện “NHÓM CHẤT LƯỢNG”. 67

3. BIỆN PHÁP THỨ BA: Đảm bảo cung ứng đủ số lượng và chất lượng linh kiện để phục vụ cho quá trình lắp ráp. 70

4. BIỆN PHÁP THỨ 4: Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng ở mọi khâu, mọi công đoạn của quá trình lắp ráp nhằm hạn chế sai hỏng. 73

5. BIỆN PHÁP THỨ 5: Hoàn thiện cơ cấu - tổ chức quản lý chất lượng. 75

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD ở công ty điện máy và xe đạp - Xe máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc và các phòng ban chức năng theo sơ đồ sau. Đây là mô hình cơ cấu tổ chức liên hợp của bộ máy quản lý công ty (cơ cấu trực tuyến chức năng). Giám đốc công ty được sự giúp sức của những cán bộ phòng chức năng, cán bộ các xí nghiệp trực thuộc để ra các quyết định và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quyết định đó. Giám đốc chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động và toàn quyền quyết định công ty, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, ký kết các hợp đồng kinh tế, quyết định tổ chức bộ máy quản lý và chiến lược kinh doanh cho công ty. Sơ đồ 7: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TODIMAX Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài chính Ban thanh tra bảo vệ Phòng kinh doanh xe đạp - xe máy Phòng kinh doanh điện tử - điện lạnh Phòng kinh doanh nguyên vật liệu Trung tâm xe đạp - xe máy Trung tâm Kho Vọng Xí nghiệp sản xuất hàng điện máy Chi nhánh Nam Định Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh Cửa hàng 92 Cửa hàng sơn Cửa hàng 163 Cửa hàng số 1 Cửa hàng số 5 Ban giám đốc 3. Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng. * Ban giám đốc công ty có trách nhiệm kết hợp chặt chẽ với Ban chấp hành Đảng uỷ và tổ chức công đoàn triển khai Nghị quyết của Đảng uỷ trong việc định hướng kinh doanh, tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và giải quyết tháo gỡ khó khăn đưa đơn vị dần vào thế ổn định. Giám đốc công ty trực tiếp điều hành công tác tổ chức cán bộ, công tác tổ chức kinh doanh và quản lý tài chính của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả mọi mặt của công ty. * Phòng tổ chức hành chính. - Giúp giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, quản lý cơ sở vật chất, phương tiện tổ chức phục vụ các cán bộ và cơ sở làm việc của cán bộ công nhân viên. - Đề xuất các phương án tổ chức bộ máy công tác cán bộ sắp xếp, quản lý và sử dụng lao động, các phương án về phân cấp quản lý thuộc thẩm quyền đối với các đơn vị trực thuộc phù hợp với mô hình tổ chức của công ty. - Phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn, phụ nữ giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, thực hiện kỷ luật lao động trong đơn vị, đề xuất các biện pháp và hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với người lao động nhằm động viên những cá nhân tập thể có thành tích tốt và ngăn ngừa mọi hoạt động tiêu cực trong công ty. - Trưởng phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm điều hành hoạt động của phòng và chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả hoạt động, thực hiện nhiệm vụ của phòng. * Các phòng kinh doanh, phòng quản lý kho và cơ sở vật chất. - Giúp giám đốc trong việc tìm nguồn hàng, tìm đối tác kinh doanh, tìm thị trường tiêu thụ, mở rộng mặt hàng theo nhiệm vụ đã phân công. Xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh tháng, quí, năm lập phương án kinh doanh, phương án khai thác cơ sở vật chất, kho tàng và đảm bảo hiệu quả. - Mọi hoạt động kinh doanh, dịch vụ của các phòng đều phải đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, không vi phạm pháp luật, không để tồn đọng dây dưa kéo dài gây hậu quả xấu cho công tác quản lý. - Riêng về hàng hoá xuất nhập khẩu phòng nào, đơn vị nào có phương án được ký duyệt, phòng đó đơn vị đó có trách nhiệm hoàn tất thủ tục hải quan, tờ khai hải quan được vào sổ quản lý tại bộ phận quản lý trước khi trình giám đốc và gửi phòng kế toán 01 bản để kết hợp việc đôn đốc, theo dõi việc tiếp nhận xuất nhập hàng hoá, thực hiện các nghiệp vụ quản lý trong và sau bán hàng. - Trưởng phòng của các phòng kinh doanh, quản lý cơ sở vật chất chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của phòng mình và trực tiếp báo cáo giám đốc về các phương án kinh doanh, kết quả hợp đồng kinh tế hiệu quả kinh doanh từng lô hàng và các biện pháp xử lý tồn đọng (nếu có). Định kỳ tháng, quí, báo cáo giám đốc tiến độ và thực hiện kế hoạch được giao cho các phòng. * Phòng tài chính - kế toán. - Giúp giám đốc trong khâu quản lý toàn công ty, tổ chức hạch toán đầy đủ và đúng pháp lệnh thống kê - kế toán của Nhà nước. Định kỳ báo cáo kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của đơn vị cho giám đốc và cơ quan quản lý cấp trên theo yêu cầu quản lý của Nhà nước. - Kết hợp với các phòng, ban chức năng và các đơn vị trực thuộc trong việc xây dựng kế hoạch tài chính của đơn vị đề xuất các biện pháp và giám sát việc thực hiện kế hoạch đó. Theo dõi tiến độ thực hiện các hợp đồng kinh tế, xuất nhập hoá đơn bằng chứng từ, đôn đốc việc thu nộp tiền hàng, tiền thuế theo luật định và hoàn tất các thủ tục hành chính khi kết thúc thương vụ. - Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các phương án kinh doanh của các phòng kinh doanh từ khi ứng tiền cho đến khi kết thúc thương vụ, đề xuất các phương án, góp ý kiến với giám đốc để giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong kinh doanh. - Trưởng phòng tài chính - kế toán có trách nhiệm bố trí cán bộ nhân viên trong phòng phù hợp với năng lực chuyên môn của mỗi người đảm bảo nâng cao chất lượng của công tác hạch toán - kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý của hoạt động kinh doanh. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan quản lý cấp trên về toàn bộ hoạt động tài chính của đơn vị. * Ban thanh tra bảo vệ. - Giúp giám đốc trong việc thanh tra kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị, đảm bảo an toàn về tài sản, hàng hoá và trật tự trong cơ quan. - Phát hiện các vụ tiêu cực, đề xuất các biện pháp xử lý ngăn ngừa đề phòng đảm bảo sự nghiêm minh trong việc chấp hành các chính sách chế độ của Nhà nước của công ty về quản lý tài chính, quản lý kinh doanh và kỷ luật lao động. - Trưởng ban thanh tra, bảo vệ có trách nhiệm báo cáo giám đốc về kết quả thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, đề xuất các biện pháp đối với những sự việc đã làm rõ. * Các cửa hàng trực thuộc công ty. - Có trách nhiệm tổ chức mạng lưới bán lẻ tại đơn vị, tổ chức khai thác kinh doanh các mặt hàng thuộc danh mục được phép kinh doanh của đơn vị theo hình thức kết hợp bán lẻ với bán buôn vừa và nhỏ. - Trưởng các cửa hàng có trách nhiệm tổ chức bộ máy hoạt động cửa hàng, bố trí sắp xếp lao động hợp lý, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả. * Giám đốc các xí nghiệp trực thuộc: - Giám đốc các xí nghiệp, trung tâm, chi nhánh trực thuộc công ty trực tiếp điều hành hoạt động của đơn vị mình theo đúng điều lệ về tổ chức bộ máy và hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đúng quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ đã được phân cấp và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mọi hoạt động của đơn vị do mình quản lý và điều hành. - Ngoại sự phân cấp về quản lý và điều hành đơn vị giám đốc các xí nghiệp, trung tâm, chi nhánh có thể đề nghị giám đốc công ty uỷ quyền trong một số lĩnh vực phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về sự uỷ quyền đó. - Định kỳ báo cáo kết quả kinh doanh và các mặt hoạt động khác của đơn vị, kiến nghị các biện pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn nhằm phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị. 4. Tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của công ty TODIMAX qua một số năm. Bảng 01 : Kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh (1995-1999) Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 1. Doanh thu bán ra tr.đồng 522.600 371.900 226.800 227.800 285.800 - Bán xuất khẩu 6.500 10.200 1.200 10.300 - Bán nội địa 516.100 361.700 224.600 227.800 275.500 2. Mặt hàng bán ra chủ yếu - Ti vi chiếc 30.000 7.950 4.500 4.200 2.000 - Tủ lạnh chiếc 9.122 6.590 7.850 6.195 5.000 - Bóng điện 1.000c 345 319 265 255 170 - Xe máy chiếc 6.750 7.500 7.650 9.390 10.000 - Ô tô chiếc 202 120 88 104 57 3. Kim ngạch xuất khẩu 1.000$ 428 931 740 4. Kim ngạch nhập khẩu 1.000$ 13.720 8.350 4.218 4.520 5.000 - Tủ lạnh chiếc 4.500 4.200 3.200 2.720 400 - Xe máy bộ 2.870 3.120 900 1.200 5.800 - Ô tô chiếc 65 70 18 23 44 - Nhôm thỏi tấn 1.750 1.450 120 140 101 - Hoá chất tấn 700 1.300 300 - Phụ tùng ô tô USD 42.000 45.000 57.000 69.000 150.000 5. Các khoản nộp ngân sách tr.đồng 13.590 9.450 8.916 12.611 30.802 - Thuế N.khẩu (cả VAT) tr.đồng 12.900 8.730 8.100 11.716 29.889 - Thuế tiêu thụ đặc biệt tr.đồng 48 53 52 - Thuế môn bài tr.đồng 3 3 3 4 4 - Thuế khác tr.đồng 67 65 129 145 - Thuế thu nhập tr.đồng 52 265 208 224 - BHXH tr.đồng 620 620 600 551 488 6. Lao động và tiền lương 6.1. Quĩ lương tính theo ĐG tr.đồng 3.130 3.130 3.120 3.115 3.027 - T.số LĐ định biên người 680 680 600 - Hệ số lương cấp bậc 2,7 2,9 3 - Mức lương tối thiểu 144 144 6.2. Tổng quĩ lương tr.đồng 3.130 3.130 3.120 3.115 3.027 7. Thu nhập bình quân 1người/tháng đồng 301.600 340.000 361.500 8. Lãi ròng (lãi sau thuế) tr.đồng -1.000 150 514 650 700 Từ bảng số liệu cho thấy: - Doanh thu bán hàng của công ty những năm 97,98 và 99 giảm nhiều so với năm 95 và năm 96. Năm 96 giảm so với năm 95 là 150.700 triệu đồng hay 28%, năm 97 giảm so với năm 95 là 295.000 triệu đồng hay 56,7%, năm 98 giảm so với năm 95 là 294.800 triệu đồng hay là 56,4% và năm 99 giảm so với năm 95 là 236.800 triệu đồng hay là 45%. Sở dĩ doanh thu năm 97 giảm nhiều là do công ty sắp xếp lại cơ cấu tổ chức vì một số đơn vị thành viên làm ăn không có hiệu quả, không có khả năng cạnh tranh nên công ty phải giải thể một số đơn vị thành viên này. Ngoài ra doanh thu năm 97 giảm do mặt hàng bán ra của công ty giảm, mặt hàng ti vi, tủ lạnh, ô tô, bóng điện giảm đáng kể so với năm 95. Như mặt hàng ti vi năm 97 giảm 25.500 chiếc hay là 85%. Những mặt hàng bán ra chủ yếu của năm 1997 giảm so với năm 95 và năm 96 là do công ty cũng chịu một phần của khủng hoảng tài chính, hàng hoá không có khả năng cạnh tranh. Doanh thu năm 99 tăng so với năm 97 là 59.000 triệu đồng hay 26%. Doanh thu tăng là do mặt hàng bán ra tăng, đặc biệt mặt hàng xe máy năm 1998 tăng so với năm 1997 là 1.720 chiếc hay là 23%, năm 1999 tăng so với năm 1997 là 2.350 chiếc hay là tăng 31%. Mặc dù Nhà nước đã hạn chế nhập khẩu xe máy dạng CKD, nhưng do công ty đã chuyển đổi từ nhập khẩu xe máy dạng CKD sang nhập khẩu xe máy dạng IKD. - Các khoản nộp ngân sách đều tăng, đặc biệt là thuế nhập khẩu (cả VAT) tăng mạnh. Năm 1998 tăng so với năm 1997 là 3.695 triệu đồng hay là tăng 41%, năm 1999 tăng so với năm 1997 là 21.886 triệu đồng hay là tăng 245%. - Lãi sau thuế tăng đáng kể, năm 1995 công ty làm ăn kém hiệu quả, nhưng từ năm 1996 trở đi công ty đã có lãi. Năm 1997 tăng so với năm 1996 là 364 triệu đồng, cho đến năm 1999 lợi nhuận tăng so với năm 1996 là 550 triệu đồng. Để hiểu rõ tình hình hoạt động và cơ cấu nguồn vốn của công ty, chúng ta xem xét bảng sau: Bảng 02: Bảng cân đối kế toán của công ty TODIMAX Đơn vị tính: triệu đồng. Tài sản 1997 1998 1999 Nguồn vốn 1997 1998 1999 I. TSLĐ và ĐTNH 51.000 56.300 58.900 I. Nợ phải trả 52.200 60.100 66.100 1. Tiền 1.900 9.500 14.000 1. Nợ ngắn hạn 41.600 50.600 64.900 2. Đầu tư ngắn hạn 1.100 1.050 900 2. Nợ dài hạn 10.600 9.500 1.200 3. Các khoản phải thu 21.500 25.300 28.200 4. Tồn kho và TS khác 26.500 20.450 15.800 II. TSCĐ và ĐTDH 8.900 9.100 9.300 II. Vốn chủ sở hữu 7.700 5.300 2.100 1. TSCĐ 6.800 7.000 7.110 1. Vốn, quĩ 7.700 5.300 2.100 2. Đầu tư DH 2.100 2.100 2.190 2. Kinh phí sự nghiệp Cộng: Tài sản 59.900 65.400 68.200 Cộng: Nguồn vốn 59.900 65.400 68.200 Bảng 03: Bảng chỉ tiêu tài chính chủ yếu ở công ty TODIMAX Chỉ tiêu 1997 1998 1999 1. Hệ số T.toán ngắn hạn (TSLĐ/Nợ ngắn hạn) 1,23 1,11 0,91 2. Hệ số nợ tổng tài sản (Tổng nợ phải trả/Tổng TS) 0,87 0,92 0,97 3. Hệ số cơ cấu tài sản (TSLĐ/Tổng tài sản) 0,85 0,86 0,86 4. Vòng quay vốn lưu động (Doanh thu/TSLĐ) 4,45 4,05 4,85 5. Hiệu suất sử dụng tổng TS (Doanh thu/Tổng TS) 3,79 3,48 4,19 6. Hệ số sinh lợi doanh thu (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu) 0,0023 0,0029 0,0025 7. Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu) 0,067 0,123 0,333 Đánh giá tình hình tài chính của công ty TODIMAX. Một: khả năng thanh toán của công ty có thể được, doanh nghiệp có khả năng đáp ứng những khoản nợ trong mỗi năm, mặc dù vậy, khả năng ứng phó của doanh nghiệp với những khoản nợ tới hạn năm 1999 sẽ gặp khó khăn. Hai: tình hình cho thấy hệ số nợ cao ở năm 1998 và năm 1999, đây là điều khó khăn cho doanh nghiệp. Ba: các khoản phải thu tăng rất nhanh so với các khoản phải trả khách hàng. Bốn: hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp tương đối cao, nhưng hệ số sinh lời quá thấp. Từ một vài chỉ tiêu tài chính trên công ty nên có những biện pháp để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. II. Tình trạng chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD ở công ty TODIMAX. 1. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ khi thành lập đến nay, theo định hướng của Bộ thương mại, công ty TODIMAX chủ yếu là tập trung nhập hàng hoá để gia công và bán lẻ, bán buôn là hình thức chủ yếu. Tuy nhiên để thích ứng với nền kinh tế thị trường, sự lựa chọn các sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng và phù hợp với điều kiện công ty là vấn đề khá nan giải. Trải qua không ít lần đầu tư máy móc trang thiết bị để tổ chức sản xuất ra các sản phẩm như: đinh đóng gỗ, rọ và nan hoa xe đạp, lồng bảo hiểm quạt, sản xuất nấm rơm, phân hoá học NPK,... song hiệu quả kinh tế mang lại còn thấp. Từ năm 1997 trở lại đây, với sự quyết tâm của Ban lãnh đạo công ty và sự giúp đỡ của Bộ thương mại công ty TODIMAX đã đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực sản xuất là xưởng sản xuất lắp ráp - xe máy. 1.1. Đặc điểm về sản xuất của dây chuyền và sản phẩm xe máy. Đặc điểm về sản xuất: đối với hoạt động của công ty đây là việc thực hiện tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông. Xưởng lắp ráp xe máy của công ty được xây dựng trên 2 địa bàn: * Xưởng lắp ráp xe máy 1 tại số 5 - ái Mộ - Gia Lâm: có tổng diện tích khoảng 600m2, được lắp đặt máy móc, thiết bị và dây chuyền và sản xuất trong nước. Chức năng chủ yếu là lắp ráp các loại xe máy CKD trong hạn ngạch và theo các hợp đồng ký kết giữa công ty với các đơn vị khác. - Thực hiện việc đăng kiểm chất lượng xe theo qui định của Nhà nước trước khi đưa sản phẩm vào lưu thông. - Cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm cho khách hàng. * Xưởng lắp ráp xe máy 2 tại khu vực Đức Giang - Gia Lâm: với tổng diện tích mặt bằng trên 2.000m2. Các máy móc thiết bị đều nhập ngoại được sản xuất theo công nghệ của Trung Quốc. Chức năng chính là: lắp ráp xe máy dạng IKD với nguồn hàng nhập từ nước ngoài và một số linh kiện được sản xuất trong nước. - Kiểm tra chất lượng xe khi xuất xưởng và bảo hành sản phẩm do lỗi của nhà sản xuất. - Cấp giấy chứng nhận CLSP cho khách hàng. Đối với lắp ráp xe máy dạng CKD, các năm đầu hoạt động hiệu quả cao. Song do chính sách của Nhà nước hạn chế nguồn hàng nhập CKD, số hàng nhập chủ yếu theo phương thức buôn bán đối lưu (hàng đổi hàng). Mặt khác do có quá nhiều doanh nghiệp đăng ký thành lập xưởng lắp ráp dạng CKD nên nguồn hàng của công ty giảm dần. Để thích nghi với môi trường sản xuất kinh doanh mới theo định hướng của Nhà nước, công ty đã chú trọng và đầu tư vào lĩnh vực lắp ráp xe máy dạng IKD. Sản phẩm xe máy của công ty mang nhãn hiệu HUAWEI SANYE đã được đăng ký bản quyền về nhãn hiệu sản phẩm tại Cục Sở hữu công nghiệp Việt Nam. Sản phẩm xe máy SANYE ra đời do quan hệ hợp tác thương mại giữa công ty điện máy và xe đạp - xe máy với tập đoàn thương mại Hoa Vĩ - Trùng Khánh - Trung Quốc. Công ty đã cử cán bộ trực tiếp thăm quan và nghiên cứu sản phẩm của đối tác tại các nhà máy sản xuất linh kiện xe máy Trùng Khánh, đặc biệt công ty quan tâm đến chất lượng của động cơ và khung xe của nhà máy. Trong giai đoạn hiện nay công ty đã xác định lắp ráp và kinh doanh sản phẩm xe máy là mục tiêu trọng tâm, lâu dài và có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 1.2. Đặc điểm về thị trường xe gắn máy Việt Nam và thị trường xe của công ty. 1.2.1. Đặc điểm về thị trường. Xe máy là loại sản phẩm có tốc độ tiêu thụ khá mạnh trên thị trường Việt Nam, đem lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp nếu biết tổ chức và kinh doanh hợp lý. Sản phẩm xe máy rất phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, tính năng tác dụng, nó rất phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước, trong điều kiện cơ sở hạ tầng nước ta chưa phát triển, hệ thống đường bộ và giao thông công cộng còn yếu kém. Ngoài tác dụng làm phương tiện đi lại nó còn là công cụ kiếm sống của một bộ phận dân lao động. Chính vì vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm xe máy rộng khắp cả nước. 1.2.2. Đặc điểm về khách hàng. Do sản phẩm rất đa dạng và phong phú và giá cả chênh lệch nhau nhiều theo chủng loại sản phẩm. Chẳng hạn như xe SPACY của Nhật Bản có thời lên tới 6.500 USD, gần gấp 3 lần xe DREAM II của Thái Lan, hoặc xe MINXCO của Nga chỉ khoảng 450 USD,... Do đó đã hình thành lên khá nhiều khách hàng với khả năng và nhu cầu tương ứng với mỗi chủng loại sản phẩm. Nhưng chung qui lại tạo thành nhóm khách hàng sau: - Nhóm người có thu nhập cao: sản phẩm tương ứng là các loại xe đẹp, đắt tiền của các hãng xe máy nổi tiếng như: SPACY, SUZUKY 125 của Nhật Bản, HONDA PHANTON, DREAM II của Thái Lan,... - Nhóm người có thu nhập trung bình: nhu cầu tương ứng thường là các loại xe của hàng liên doanh như: VMEP, HUZKY, xe Trung Quốc, xe Nhật đã qua sử dụng,... - Nhóm người có thu nhập thấp: do hạn chế về tài chính nên họ chỉ mua các loại xe rẻ tiền như xe MINXCO, BABETTA, SIMSON,... ứng với mỗi loại nhu cầu của khách hàng đều có các sản phẩm tương ứng phù hợp với nhu cầu và tạo lên thị trường trọng điểm cho sản phẩm của doanh nghiệp. Chẳng hạn do các vùng trung du và miền núi do điều kiện đường xá nhiều đèo dốc nên có nhu cầu cao về các loại xe có phân khối lớn, mặt khác mức thu nhập bình quân của họ thấp nên cần xe rẻ tiền như các loại xe MINXCO, xe BONOUS có thể đáp ứng cả hai yêu cầu đó nên rất dễ tiêu thụ. Hoặc đa số thanh niên có điều kiện về tài chính, ưa thích xe có tốc độ cao, dáng khoẻ nên hay mua các loại xe nam, sử dụng côn tay và phân khối lớn. 1.2.3. Đối thủ cạnh tranh. Với chính sách nền kinh tế mở Nhà nước đã tạo ra nhu cầu cạnh tranh giữa các ngành công nghiệp sản xuất thay thế hàng nhập khẩu cho thị trường trong nước. Cạnh tranh với hàng nhập, bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải giảm chi phí, tăng năng suất và nâng cao CLSP để đảm bảo có thể tồn tại được trên thị trường. Đối với sản phẩm xe gắn máy, sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, ác liệt, không những cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất - kinh doanh xe máy mà cạnh tranh với cả hãng liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài. Cạnh tranh với hàng nhập hiện đang được nhập theo phương thức buôn bán đối lưu. Các hãng liên doanh lớn như: VMEP, HONDA SUPER DREAM, SUZUKI đã chi rất nhiều hoạt động Marketing và giảm giá bán sản phẩm, tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán để tạo được khả năng cạnh tranh mạnh. Chẳng hạn như hàng VMEP đã bán sản phẩm trả góp với lãi suất thấp, đăng ký xe cho khách hàng, thành lập “Hội các khách hàng đi xe VMEP” và tài trợ cho hội các buổi thăm quan, pinic với mục đích là tăng khả năng cạnh tranh. Với định hướng của Nhà nước nhằm tạo ra và phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy phải có giải pháp cụ thể để tăng khối lượng sản xuất, nâng cao CLSP, giá cả phù hợp với nhu cầu nhân dân lao động trong nước, góp phần đẩy nhanh ngành xe máy Việt Nam và đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Đối với sản phẩm xe máy của công ty do còn mới chưa được lưu hành rộng rãi trên thị trường còn nhỏ hẹp. Mặt khác đối với tâm lý chung của người Việt Nam đều có quan niệm thiếu tin tưởng vào các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất so với các sản phẩm tương tự của các nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới, mặc dù ngày nay nền công nghiệp của Trung Quốc đã có những bước nhảy vọt đáng kể. Hiện nay công ty đang tập trung đầu tư cho việc xâm nhập thị trường và phát triển các thị trường tiêu thụ mới. 1.3. Đặc điểm về công nghệ lắp ráp xe máy dạng IKD ở công ty TODIMAX. Quy định của Nhà nước, doanh nghiệp được cấp giấy phép lắp ráp xe máy dạng IKD thì phải đăng ký tỷ lệ nội địa hoá. Hiện nay lắp ráp xe máy dạng IKD thì tỷ lệ nội địa hoá là 15-20%. Để hiểu rõ thêm về xe máy lắp ráp dạng IKD, so sánh xe máy nhập nguyên chiếc và xe máy lắp ráp dạng IKD: - Xe máy lắp ráp dạng CKD là 100% là linh kiện ngoại nhập, được quyền nhập khẩu linh kiện của nhiều hàng xe khác nhau như Honda, Suzuki,... và chịu mức thuế suất theo qui định của Nhà nước là 60%. - Xe máy lắp ráp dạng IKD: nhập khoảng 75-80% linh kiện của Trung Quốc, còn lại là của các đơn vị sản xuất trong nước. Qui trình công nghệ lắp ráp rất phức tạp phải trải qua nhiều công đoạn mới ra được sản phẩm để phục vụ tiêu dùng. Để thấy được qui trình công nghệ lắp ráp sản phẩm có ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng sản phẩm. Xem xét sơ đồ qui trình công nghiệp lắp ráp xe máy trang bên. Sơ đồ 8: sơ đồ công nghệ lắp ráp Cọc lái, các chi tiết liên kết cọc lái với khung Bộ thùng xăng Bộ giảm xóc trước Càng xe Bộ giảm xóc sau Bộ chắn bùn trước Chắn bùn sau Đèo hàng trước Cổ hút Bánh răng chủ động L.kiện điện với khung Bộ ốp yên dưới Khung xe Động cơ, hộp số Bộ phát điện Chế hoà khí Bầu lọc khí (2) (1) Chân chống Để chân người ngồi sau Cần đạp phanh sau Càng để chân người lái ống giảm âm Cần số Bộ tay ga, dây ga, dây phanh trước Công tắc đèn trước Công tắc trái Bộ đồng hồ tốc độ ốp nhựa đầu tiên và dưới Tay lái Tay nắm cao su Bộ đèn pha tín hiệu trước Vành Bắt phanh trước Bánh Nan hoa ổ bánh Vành Bánh răng Nan hoa ổ bánh Xích, chắn xích Cụm khung xe Bánh xe sau Bánh xe trước Tai lái các bộ điều khiển Cụm khung xe (3) (4) (5) Các vỏ ốp trang bị phụ tùng còn lại Nắp che vô lăng điện Kiểm tra Bao gói Xe hoàn chỉnh Từ sơ đồ 6 công nghệ lắp ráp xe máy phải trải qua 5 công đoạn chính và trong 5 công đoạn đó có tới 41 công đoạn nhỏ. Do đó, qui trình công nghệ lắp ráp có ảnh hưởng rất lớn đến CLSP. Để đảm bảo nâng cao được CLSP thì một sản phẩm nào được sản xuất ra cũng phải được làm đúng ngay từ đầu. 1.4. Cơ cấu tổ chức - bộ phận lắp ráp xe máy. Sơ đồ 9: Cơ cấu tổ chức bộ máy lắp ráp xe máy Xưởng lắp ráp xe máy 1 Xưởng lắp ráp xe máy 2 Xí nghiệp lắp ráp xe máy Công ty TODIMAX Xưởng lắp ráp xe máy 1 trước kia chủ yếu là lắp ráp xe máy CKD. Do sự hạn chế của linh kiện nhập đã chuyển sang lắp ráp xe máy dạng IKD. Các sản phẩm của công ty được lắp ráp hoàn chỉnh thì phải trải qua các công đoạn kiểm tra CLSP chính. Các sản phẩm không đạt theo tiêu chuẩn Nhà nước qui định sẽ được làm lại. Các khâu kiểm tra CLSP gồm 7 phần. 1. Kiểm tra nồng độ C0, HP. 2. Kiểm tra độ rọi đèn pha. 3. Kiểm tra còi. 4. Kiểm tra trọng lượng xe. 5. Kiểm tra phanh trước + phanh sau. 6. Kiểm tra tốc độ xe. 7. Kiểm tra độ trùng bánh xe. 2. Thực trạng chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng của dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD ở công ty TODIMAX. 2.1. Tình hình chất lượng và quản lý chất lượng của dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD. Đối với sản phẩm xe máy và cũng như các sản phẩm khác không có sản phẩm loại I, loại II, loại III, mà chỉ có sản phẩm đạt yêu cầu hay không đạt. Đây là một đặc điểm quan trọng trong quá trình lắp ráp xe máy dạng IKD. Do đó tất cả các sản phẩm đều được kiểm tra sau khi hoàn chỉnh, những sản phẩm không đạt yêu cầu được sửa chữa luôn sau đó mới nhập kho và giao đến tận tay người tiêu dùng. Công ty lắp ráp xe máy dạng IKD bắt đầu tư quí II năm 1999, Ban lãnh đạo nhận thức được rằng đây là mặt hàng chủ yếu của công ty, chiếm gần 70% doanh thu (trong khoảng 70% doanh thu có một phần xe máy lắp ráp dưới dạng CKD còn chủ yếu là dạng IKD). Bảng 4: Tình hình lắp ráp xe máy dạng IKD năm 1999-2000 Đơn vị Số lượng xe máy lắp ráp dạng IKD năm 1999 Số lượng Quí I, II năm 2000 Quí II Quí III Quí IV Quí I Quí II T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5 Chiếc xe 200 300 200 300 400 700 960 1.600 1.000 800 800 1.600 1.800 Tổng 500 900 3.260 2.600 3.400 Từ số liệu trong bảng ta thấy số lượng sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh tăng giảm thất thường là do lắp ráp xe máy thì phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước và do nhu cầu của thị trường. Công ty nhập linh kiện từ nước ngoài chịu ảnh hưởng của Bộ thương mại về hạn ngạch nhập khẩu linh kiện. Ngoài ra công ty phải chịu cạnh tranh khốc liệt hiện nay với khoảng gần 40 doanh nghiệp được cấp giấy phép lắp ráp xe máy dạng IKD. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng của xe máy lắp ráp: Bảng 5: Số lượng xe máy lắp ráp đạt các chỉ tiêu chất lượng STT Các chỉ tiêu chất lượng Số lượng xe đạt tiêu chuẩn Năm 1999 Quí I - 2000 Quí II Quí III Quí IV 1 Sai số của đồng hồ tốc độ: ±4% ở tốc độ 40km/h 500 895 3.250 2.598 2 Lực phanh 500 898 3.260 2.600 - Bánh trước ³ 300N - Bánh sau ³ 350N - Quãng đường phanh ở vận tốc 30km/h: Ê 7m 3 Độ trùng bánh xe Ê 7mm 500 897 3.256 2.600 4 Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu 500 900 3.257 2.600 - Đèn chiếu xa ³10.000cđ - Còi 65á115 dB (A) 5 Tiêu chuẩn môi trường 495 890 3.255 2.595 - Thành phần khí xả: CO Ê 3,5%; HC Ê 700PPm - Độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0016.doc
Tài liệu liên quan